Skip to main content

6 cách để phát triển nghề nghiệp của bạn nếu doanh nghiệp không quan tâm đến điều đó

4 Tháng Chín, 2021

Để thành công một cách chuyên nghiệp, nhân viên ở tất cả các cấp độ phải học cách xác định điểm yếu của họ, phát hiện ra các điểm mù, củng cố từng phần chuyên môn và kỹ năng của họ.

6 cách để phát triển nghề nghiệp của bạn nếu doanh nghiệp không quan tâm đến điều đó
Cre: Lattice

Chúng ta hiện đang sống trong một thời đại phát triển sự nghiệp “do-it-yourself”. Nơi mà các doanh nghiệp ít khi cung cấp các khóa đào tạo chính thức cho nhân viên của họ.

Điều này một phần có thể là do nhân viên đang thay đổi công việc thường xuyên hơn khiến các doanh nghiệp không còn thấy được giá trị của việc đầu tư vào yếu tố con người.

Tại PepsiCo, chủ yếu là trong những năm 1990, “phát triển cá nhân” từng được coi như là một sáng kiến ​​quan trọng hàng đầu của công ty.

Tuy nhiên, các tổ chức ngày nay, vì đang ngày càng xem nhẹ hơn vấn đề này mà họ đã để lại cho nhân viên những lỗ hổng kỹ năng và những điểm mù có thể làm ảnh hưởng xấu đến cả cá nhân lẫn tổ chức của họ.

Korn Ferry, một đơn vị chuyên về tư vấn quản trị phát hiện ra rằng các nhà quản lý hiện chỉ tự đánh giá họ dựa trên các kỹ năng quản lý, còn kỹ năng phát triển những người khác, cụ thể là nhân viên của họ thì hầu như không còn được coi trọng.

Trong bối cảnh này, những người lao động ở tất cả các cấp độ cần phải tự học cách xác định điểm yếu của họ, phát hiện ra các điểm mù, tự cũng cố chuyên môn và kỹ năng để luôn sẵn sàng phát triển sự nghiệp của mình.

Dưới đây là những cách mà bạn có thể làm.

Hiểu những gì bạn được đánh giá.

Thành công ở vị trí của bạn sẽ được trông như thế nào? Mục tiêu công việc và thước đo thành công của bạn là gì? Tốt nhất là bạn nên xác định những điều này với người quản lý của mình, nhưng nếu điều đó không xảy ra, thì hãy tự viết ra những gì bạn hiểu về các mục tiêu và chỉ số hiệu suất chính.

Sau đó, chủ động đưa chúng cho sếp của bạn để nhận được sự đồng ý hay ý kiến của họ.

Mọi thứ sau đó bạn cần chỉ là đối thoại liên tục để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.

Giải quyết các điểm mù của riêng bạn.

Những nhân viên xuất sắc nhất luôn tự học hỏi và điều chỉnh, đồng thời họ thường xuyên tìm kiếm những phản hồi từ sếp, đồng nghiệp và cấp dưới của họ. Nếu sếp của bạn không chủ động đưa ra các phản hồi cho bạn, hãy tự mình bắt đầu các cuộc trò chuyện đó.

Cuối cùng, bạn chỉ cần lắng nghe và cảm ơn sếp của bạn vì những phản hồi.

Mã hóa những kiến ​​thức của bạn.

Bạn có thể ghi nhận các phản hồi và học hỏi bằng cách ghi chép lại chúng. Hãy liệt kê 5 đến 10 kỹ năng hoặc năng lực chuyên môn bạn cần để phát triển ở vị trí của mình và tự đánh giá cho từng kỹ năng hoặc năng lực đó.

Ví dụ: nếu bạn là một content marketer, bạn có thể ưu tiên những kỹ năng hàng đầu như: nghiên cứu thị trường (khách hàng, đối thủ, sản phẩm…), copywriting, hay SEO.

Tăng cường sự hiện diện của bạn với C-suite.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể được các nhà lãnh đạo cấp cao chú ý thông qua công việc trực tiếp của mình, tuy nhiên, bằng cách chủ động đóng góp các sáng kiến, hoặc tham gia vào các sự kiện của công ty bạn cũng có thể gây ấn tượng với họ.

Với những nhà quản lý cấp cao, những gì họ cần thấy từ bạn là bạn đang chủ động hành động bất chấp sự yêu cầu từ họ. Dần dần, họ bắt đầu quan tâm đến các ý kiến của bạn.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn rất quan tâm.

Doanh nghiệp của bạn có thể đang phải vật lộn với những sự gián đoạn từ các công nghệ mới như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây hay cả việc ứng dụng chuyển đổi số. Nếu bạn là một chuyên gia thực sự trong các phạm vi đó, rất có thể bạn sẽ trở thành một điểm sáng của doanh nghiệp.

Việc phát triển chuyên môn trong một lĩnh vực mới có thể giúp bạn đến gần hơn với những sự thăng tiến và các cơ hội nghề nghiệp khác.

Không ngừng tìm kiếm những lời khuyên.

Bạn nên cố gắng tiếp cận và gặp gỡ các chuyên gia hay nhà cố vấn trong ngành một cách thân thiện nhất: trong quán cà phê, trong các buổi dã ngoại hoặc cùng tham gia một trò chơi nào đó chẳng hạn.

Khi mọi thứ trở nên gần gũi hơn, bạn có thể chủ động hỏi những thứ liên quan và hy vọng nhận được câu trả lời từ họ.

Ở hầu hết các vị trí, cho dù đó là bán hàng doanh nghiệp, tiếp thị thương hiệu hay tài chính doanh nghiệp, người có năng lực thực sự thường có các kiến ​​thức chuyên môn sâu trong bốn hoặc năm phạm vi công việc khác nhau.

Nếu bạn không sẵn sàng nhận thêm nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ khó, một bộ kỹ năng toàn diện sẽ rất khó để có được. Nó cần sự kiên nhẫn và nỗ lực từ bạn.

Bộ kỹ năng này của bạn cuối cùng là vốn nghề nghiệp của bạn, vì vậy hãy dành thời gian để phát triển nó.

Ngoài ra, việc chuyển từ công việc này sang công việc khác quá nhanh (chẳng hạn như trong vòng 1-2 năm) thường sẽ không cho phép bạn phát triển chuyên môn mà bạn cần để thăng tiến sự nghiệp của mình. Do đó bạn cũng nên lưu ý là nên làm việc ít nhất 2 năm nếu một doanh nghiệp nào đó bạn cảm thấy là phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …