6 thói quen xấu ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P2)
Có một số thói quen có thể giúp bạn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, nhưng nếu không được kiểm soát, cuối cùng nó sẽ khiến sự nghiệp của bạn đi chệch hướng. Chúng bao gồm tránh xung đột, bốc đồng, dễ đổ lỗi, đòi kiểm soát, chủ nghĩa hoàn hảo và khao khát quyền lực.
Đòi kiểm soát.
Bạn có thể đang cố gắng tránh thất bại, nhưng chắc chắn những người khác sẽ nhìn nhận bạn là người cứng nhắc, quản lý vi mô và buông thả.
Đây chính xác là những gì đã xảy ra với một người quản lý chuyên về nghiên cứu mà tôi biết: anh ấy và nhóm của mình đang làm việc chăm chỉ cho một dự án có lợi nhuận cao.
Anh ấy đã bắt đầu dự án với sự kiểm soát và dần đảm nhận luôn những trách nhiệm vốn thuộc về các thành viên trong đội nhóm của mình. Bởi vì họ cảm thấy họ vô cùng thừa thãi với dự án đó nên cuối cùng họ đã ngừng làm việc, dự án thất bại.
Trong các tình huống nghiêm trọng, những nhân viên làm việc cho một nhà lãnh đạo luôn đòi quyền kiểm soát sẽ ngừng chủ động, không còn đưa ra ý tưởng, tránh đưa ra các phản hồi có giá trị, do đó họ không thể phát triển kỹ năng của họ và kết cục là họ sẽ bỏ việc.
Nếu bạn là nhà quản lý và có xu hướng quản lý vi mô, hãy xem xét cách để chia sẻ mục tiêu và chỉ số với đội nhóm của mình, đồng thời đưa ra lời khuyên trong khi vẫn trao quyền cho các thành viên trên vai trò của chính họ.
Bạn cần giao tiếp nhiều hơn và nói lõng quyền quyền kiểm soát nhiều hơn, và kết quả luôn là thành công của cả nhóm chứ không phải riêng bạn.
Chủ nghĩa hoàn hảo.
Tất cả chúng ta đều nên cố gắng làm hết sức mình, nhưng những người luôn hướng đến sự hoàn hảo thường bỏ lỡ những thời cơ vô cùng lớn.
Tôi đã từng chứng kiến một giám đốc điều hành sa sút vì họ có thói quen này đến nỗi họ không thể hoàn thành công việc bởi vì họ không bao giờ thấy nó đủ tốt.
Giải pháp cho bạn là tập trung vào việc xác nhận các tiêu chuẩn với những người khác. Tìm kiếm phản hồi của họ về kết quả dự kiến, chi phí và tiến trình thay vì áp dụng những thứ quá cao mà chủ nghĩa hoàn hảo của bạn có xu hướng tạo ra.
Bạn có thể xây dựng các mức hoàn thành mục tiêu ở 50% hoặc 80%, tại mỗi thời điểm đó, sếp của bạn nói gì với bạn, họ xem kết quả đó là đủ tốt hay chưa?
Nếu những kết quả đó thực sự vẫn chưa làm hài lòng sếp của bạn hay những người liên quan, hãy thử tiếp các thử nghiệm nhỏ trong đó bạn sẽ nới lỏng các tiêu chuẩn và mục tiêu của mình ra một chút.
Thông thường, với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, bởi vì họ chưa bao giờ hoàn toàn thoả mãn với bản thân, do đó, cảm giác bất an là thứ mà họ không thể tránh khỏi. Chính cảm giác bất an đó là rào cản để họ có thể tự tin với những điều mới.
Ngoài ra, hãy tự hỏi bản thân rằng chủ nghĩa hoàn hảo đang tác động như thế nào đến các mối quan hệ của bạn. Tích cực và tiêu cực như thế nào? Bạn có thể thay đổi không…?
Khao khát quyền lực.
Điều này bao gồm việc đòi quyền kiểm soát các nguồn lực trong một mối quan hệ, do thiếu sự đồng cảm, tập trung tối đa vào các mục tiêu cá nhân riêng, những người này thường không sẵn sàng thỏa hiệp hoặc coi người khác chỉ là phương tiện để hoàn thành mục tiêu.
Những nhà lãnh đạo ham mê quyền lực thường có xu hướng đưa ra những quyết định chớp nhoáng và xa lánh những người xung quanh.
Tôi đã từng làm việc với một giám đốc công nghệ, người thường nói “có” với tất cả các yêu cầu của hội đồng quản trị và sau đó quay lại đội nhóm của mình và giao cho họ những nhiệm vụ bất khả thi.
Vào thời điểm tôi đến, anh ta đã được các sếp của mình tôn thờ trong khi những thành viên trong đội nhóm của anh ta thì cảm thấy hết sức bất mãn. Đề xuất của tôi là đưa ra các biện pháp giải trình có trách nhiệm trong tổ chức.
Thiếu trách nhiệm giải trình đã tạo nên cơn đói quyền lực thực sự của anh ta.
Đối với mọi lời hứa của anh ta với hội đồng quản trị, bây giờ mọi người trong nhóm của anh ta phải ký tên. Đối với mọi quyết định, anh ta phải cung cấp đủ bằng chứng thực tế và một bản kế hoạch rõ ràng.
Kết quả cuối cùng là anh ta phải ngồi xuống hợp tác, hạn chế quyền lực với tất cả các thành viên trong nhóm mới có thể hoàn thành công việc.
Bạn cũng có thể chia sẻ quyền lực bằng cách thu hút các cá nhân xung quanh thế mạnh và chuyên môn của họ.
Những cấp dưới của bạn có thể đã từng có thói quen phục vụ bạn, nhưng khi nói đến khả năng lãnh đạo và các mối quan hệ, bạn có thể đá họ thì họ cũng có thể đá bạn.
Bằng cách hạn chế quyền lực và tập trung vào mục tiêu chung, theo thời gian, bạn sẽ trở nên tốt hơn trong việc nhận ra điều gì đang làm bạn chệch hướng và bạn cũng biết cách thay đổi hành vi của mình sao cho phù hợp hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh