Skip to main content

Gen Z không đến nỗi tệ như người ta vẫn nói

13 Tháng Mười Hai, 2022

Hay nhảy việc, cái tôi cao, không chịu được khổ, hay đòi hỏi… là rất nhiều cụm từ đánh giá Gen Z – những người mới bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên sự thật đằng sau những lời nhận xét này là gì.

Gen Z không đến nỗi tệ như người ta vẫn nói
Gen Z không đến nỗi tệ như người ta vẫn nói

Kén chọn, thường xuyên nhảy việc cùng hàng loạt vấn đề khác của những lao động trẻ thuộc thế hệ Z (Gen Z – người sinh từ 1997 đến 2010) đang là nỗi đau đầu của bộ phận tuyển dụng, nhân sự nhiều doanh nghiệp.

“Mất thời gian đào tạo nhưng làm việc được một thời gian lại nhảy việc; hẹn phỏng vấn nhưng không đến; đi thực tập một ngày liền nghỉ… là những vấn đề chúng tôi thường xuyên gặp với Gen Z”, giám đốc tuyển dụng của một công ty công nghệ lớn cho biết.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, khoảng ba năm nữa, Gen Z sẽ chiếm 25% tổng lực lượng lao động tại Việt Nam. Mặc dù là nhân tố quan trọng của Việt Nam, đang có nhiều tranh cãi về thế hệ này.

Advertisement

Nghiên cứu Gen Z Việt Nam do Viện nghiên cứu đời sống và con người khu vực Đông Nam Á Hakuhodo công bố tháng 4/2022, cho biết xã hội đang có bốn điểm không hài lòng với lao động Gen Z, gồm: không có tinh thần trách nhiệm trong công việc; sống dễ dãi và thoải mái; không chịu lắng nghe hướng dẫn hoặc ý kiến của các thế hệ khác; Gen Z và điện thoại thông minh không thể tách rời.

Nhưng những cuộc phỏng vấn sâu với hàng trăm học sinh, sinh viên và những người mới đi làm nhóm nghiên cứu cho thấy đây là bốn sự hiểu lầm.

 

Cụ thể, với ý kiến cho rằng Gen Z chểnh mảng, nhanh chóng đổi việc khi gặp khó khăn, thậm chí có thể dành nhiều năng lượng và thời gian để đi du lịch hơn cho sự nghiệp, gần 80% người được phỏng vấn cho rằng với Gen Z đam mê cá nhân và sự phát triển nghề nghiệp đều có tầm quan trọng như nhau, khác với thế hệ trước làm việc chăm chỉ với niềm tin sẽ mang lại hạnh phúc trong cuộc sống cá nhân.

Với ý kiến “Gen Z không lắng nghe thế hệ trước”, 97% cho biết không phải họ không coi trọng ý kiến đóng góp từ cha mẹ và những người lớn tuổi khác, nhưng chỉ 58% làm theo lời khuyên. Lý do vì họ lớn lên trong thời đại thông tin, có cơ hội khám phá nhiều lựa chọn khác nhau và xem xét lựa chọn nào thực sự phù hợp với mình.

Advertisement

Báo cáo “Gen Z và môi trường công sở ở Việt Nam” (Gen Z and the workplace in Viet Nam), do Decision Lab and Dreamplexthực hiện tháng 9/2021, cho rằng thế hệ lao động này được thu hút mạnh mẽ nếu khi đi làm được học hỏi kỹ năng mới (32%), học kiến thức mới (22,6%).

Mức lương chỉ chiếm vị trí quan trọng thứ 3, với gần 19% Gen Z cho biết họ cân nhắc yếu tố này khi nộp đơn xin việc. Khi đã được tuyển dụng, 44% mới cho rằng thu nhập là yếu tố quan trọng nhất.

Nhiều nhà quản lý phàn nàn Gen Z sẵn sàng nghỉ làm, bỏ việc ngay khi bị cấp trên nói nặng lời hoặc điều gì không ưng ý.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, chỉ có khoảng 45% Gen Z cho biết sức khỏe tâm thần của họ ổn hoặc rất tốt, thấp hơn hẳn các thế hệ trước (từ 51% đến70%). Các thành viên của nhóm này tìm đến các liệu pháp hoặc tư vấn sức khỏe tâm thần cao hơn so các thế hệ trước.

Advertisement

Theo 5 cấp độ quản lý lãnh đạo doanh nghiệp thì những nhân sự “thỏ trắng” (khái niệm chỉ những nhân sự mới tham gia vào thị trường lao động) chính là nhóm cần dùng “uy” ngay từ đầu để giảm thiểu rủi ro tối đa.

Lý do là khi họ mới vào doanh nghiệp chưa thực sự hiểu bức tranh toàn cảnh, nếu để thoải mái tự do sáng tạo sẽ dễ gây tác dụng ngược.

Tóm lại với nhân sự Gen Z cần ân trong hoạt động gắn kết tinh thần, uy trong cách triển khai công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement