Skip to main content

Vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm Recruiter và Talent Acquisition có kinh nghiệm Headhunt

24 Tháng Tám, 2020

Do nhiều lý do mà ngày càng nhiều doanh nghiệp đang thay đổi cách tìm kiếm nhân sự cũng như các kỹ năng cần thiết của một nhà tuyển dụng.

1️⃣  Kiến thức tổng quan ngành nghề – thị trường:

Do chỉ chuyên tâm vào công ty của mình nên đa số các Internal Recruiter/TA đôi khi bỏ quên về thị trường bên ngoài. Các bạn Recruiter nắm rất rõ về công ty, văn hóa, hệ thống và data nghành công ty mình.

Còn các Headhunter, họ luôn rất active trên thị trường, họ gặp gỡ rất nhiều ứng viên, tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, họ làm nhiệm vụ tư vấn cho doanh nghiệp, thế nên họ luôn phải có 1 cái nhìn toàn cảnh của sự chuyển tiếp nhân sự trên thị trường và biết chính xác mình cần đến nơi nào để tìm đúng người. Và vì “biết người biết ta” thì mới “trăm trận trăm thắng”.

Advertisement

Chính vì vậy, khi Internal Recruiter là 1 người có back ground Headhunt, họ không chỉ giúp công ty tìm đúng người, mà còn tư vấn cho Hiring Manager về Job Purpose, Job level, Job Description, Job Requirement, salary benchmark trên thị trường… Những tư vấn của họ sẽ rất giá trị cho sự phát triển của phòng ban và công ty.

Thế nên các Internal Recruiter không chỉ cần làm tốt công việc tuyển dụng theo yêu cầu của Hiring Manager mà còn nên tạo mối quan hệ cùng với các Recruiter/ HR của công ty khác để biết thị trường đang diễn biến như thế nào, từ đó có những tư vấn phù hợp cho Hiring Manager.

Có cái nhìn toàn cảnh các vị trí trên thị trường còn giúp Recruiter deal lương chính xác và tìm kiếm ứng viên nhanh hơn. Ngoài ra, qua đó các bạn cũng có thể xây dựng Mastermind Group cho mình.

2️⃣  Networking và database:

Một bộ phận Tuyển Dụng chắc chắn không thể so sánh tiềm lực data với một công ty Headhunt cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, công nghệ cũng góp phần khiến data của Recruiter không thể bằng Headhunter.

Advertisement

Vì chắc chắn chi phí đầu tư vào một bộ phận không thể nào bằng chi phí đầu tư của một công ty. Và sau 1 thời gian, các Headhunter cũng đã xây dựng cho riêng mình 1 database vô cùng phong phú với rất nhiều những functions khác nhau.

Chẳng thế mà thậm chí có rất nhiều Headhunter, sau 1 thời gian “làm công ăn lương”, họ đã tự mở công ty riêng hoặc chuyển sang làm freelancer để chủ động hơn về thời gian và công việc.

Một điểm hạn chế nữa của Recruiter là về network. Với Headhunter, đặc biệt với phân khúc cao thì network của họ không chỉ xoay quoanh các mối quan hệ mà bao gồm cả những ứng viên – những nhân sự giữ vị trí cấp cao ở các công ty, tập đoàn được Headhunter giới thiệu thành công vị trí tốt. Ngược lại, khi ứng viên quyết định “quit” một công việc, họ thường ít khi liên hệ lại với HR công ty cũ.

Một lời khuyên cho các Internal Recruiter là đừng ngại tham gia các Event/Workshop, đừng ngại networking với mọi người.

Advertisement

Và đặc biệt là, nếu bạn mời ứng viên cho 1 vị trí và họ chưa open cho cơ hội mới, đừng vội cúp máy và hẹn găp lại lần sau, mà hãy dành ra thêm vài phút để trò chuyện, chia sẻ, tìm hiểu thêm mong muốn của ứng viên để build relationship, hãy khiến cho ứng viên nhớ bạn, biết bạn là ai trên thị trường lao động

3️⃣  Kỹ năng (Hard skill & Soft skill):

Thực tế mà nói thì có rất rất rất nhiều kĩ năng cần phải học khi bạn là 1 Headhunter nên ở đây mình chỉ nhắc đến những kĩ năng tạo ra sự khác biệt lớn giữa Headhunter và Internal Recruiter thôi nhé. Vì phần này cũng khá dài nên mình xin phép chia sẻ ở 1 topic khác nhé, nếu không bài này dài quá không ai thèm đọc mất 😛

– Hard skills:

☑️ Sourcing (Posting + Mapping + Searching + Hunting + Farming…)

Advertisement

☑️ CV Screening

☑️ Interviewing (Phone & F2F)

☑️ Candidate Management

– Soft skills:

Advertisement

☑️ Listening & Communication

☑️ Negotiation

☑️ Decision Making

☑️ Time Management

Advertisement

4️⃣  Tốc độ làm việc: Nhờ có kiến thức ngành nghề, network và data tốt; cộng với thói quen làm việc dưới áp lực (cạnh tranh với Internal HR, với vô vàn những Headhunt khác và vì câu nói “Job này urgent lắm” của khách hàng) mà Headhunter luôn có tốc độ làm việc đáng gờm.

5️⃣  Chi phí tuyển dụng: Rõ ràng là nếu các bạn tìm được 1 Headhunter với tất cả những yếu tố trên tốt thì hầu như việc giao Job order cho các công ty Headhunt phần nào sẽ được giảm xuống, đồng nghĩa với việc chi phí tuyển dụng sẽ được tiết kiệm hơn.

Nhưng tất nhiên có những Job vẫn sẽ cần sử dụng dịch vụ Headhunting vì họ vẫn có những thế mạnh nhất định, chứ không phải cứ tuyển được 1 bạn làm có kinh nghiệm Headhunter về làm thì mặc định là bạn đó phải cover hết toàn bộ phần tuyển dụng mà không được sử dụng các dịch vụ tuyển dụng khác nhé.

Trên đây theo quan điểm của mình là những lý do chính dẫn đến việc các doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm các ứng viên Internal Recruiter/HR có background làm Headhunter.

Advertisement

Những chia sẻ này không hề có ý đánh giá cao các bạn Headhunter hơn các bạn đang làm tuyển dụng nội bộ nhé, vì mình biết vẫn luôn có những bạn làm tuyển dụng nội bộ đều hội tụ tất cả những điểm trên, thậm chí có những bạn còn tốt hơn Headhunter.

Mình chỉ hi vọng sau bài chia sẻ này cho dù là Headhunter hay Internal Recruiter/Talent Acquisition có thể đánh giá lại và trau dồi bản thân nhiều hơn nữa để có phát triển chính mình trên con đường sự nghiệp mình đã chọn ?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Trang Dinh (Joy)

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement