Skip to main content

Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này

2 Tháng Tư, 2023

Dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp, nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bán những gì bạn muốn bằng tầm nhìn, đam mê hay những thứ bạn sẽ xây dựng trong tương lai thì có lẽ bạn đã nhầm.

Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này
Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này. Adam Grant. Photo: Getty Images

Tầm nhìn, Niềm đam mê hay Sự tự tin là thứ mà hầu hết mọi người – thậm chí là các công ty khởi nghiệp cho rằng chúng là điều kiện căn bản cần thiết để thành công.

Cho dù bạn là nhà sáng lập đang tìm cách để thuyết phục một nhà đầu tư tiềm năng, là người làm marketing đang nỗ lực bán một sản phẩm nào đó cho khách hàng hay đơn giản là bạn đang ứng tuyển cho một công việc mơ ước, bạn càng có nhiều thứ trong 3 thứ nói trên thì bạn càng dễ thành công, tuy nhiên mọi thứ lại không phải như vậy.

Theo Adam Grant, một nhà tâm lý học và cũng là diễn giả của TED (Một chương trình Talk Show nổi tiếng toàn cầu), những tư duy nói trên là sai lầm.

Advertisement

Thông qua các trải nghiệm thực tế, dưới đây là 3 lý do tại sao bạn không thể sử dụng đam mê, tầm nhìn hay chỉ đơn giản là sự tự tin để bán hàng hay để thành công.

1. Đừng bắt đầu bằng việc nói về tầm nhìn (của cá nhân hay doanh nghiệp).

Bạn đang có những ý tưởng vĩ đại về việc thay đổi thế giới, cái thế giới mà bạn miêu tả sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều nếu mọi người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của bạn. Hãy nghĩ về ví dụ rằng, một ai đó nói với bạn “mục tiêu của chúng tôi là tạo nên một cách mạng về sức khoẻ”.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao vấn đề về sức khoẻ cần phải có một cách mạng?, Đâu là những bằng chứng cho thấy các vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người đang ở mức báo động? Rằng mọi người đang đau đớn? Rằng họ đang vật lộn với mọi thứ? Rằng họ cần một giải pháp mới? thứ mà “cuộc cách mạng sức khoẻ” của doanh nghiệp sẽ trở nên có ý nghĩa.

Sự thật là dù cho ý tưởng hay niềm đam mê của bạn là gì, không ai quan tâm đến những gì bạn sẽ tạo ra trong tương lai hay những gì bạn sẽ làm cho đến khi bạn thuyết phục được họ rằng “có một điều gì đó không ổn ở hiện tại”, “có một nỗi đau thường trực nào đó” đang tồn tại và cần được giải quyết.

Advertisement

Nhiều người vì quá đề cao những gì họ đang làm mà quên mất nó thực sự có ý nghĩa như thế nào với người khác.

2. Sự chuẩn bị quan trọng hơn nhiều so với cái gọi là niềm đam mê.

Theo nhà tâm lý học, một lầm tưởng thứ hai mà nhiều người thường mắc phải đó là họ cần có một niềm đam mê lớn để có thể bán mọi thứ, hay để thuyết phục người khác.

Thông qua các cuộc nghiên cứu về kinh doanh và đầu tư, mức độ đam mê mà những người sáng lập doanh nghiệp thể hiện không ảnh hưởng đến việc các nhà đầu tư có quyết định đầu tư cho dự án của họ hay không. Những người sáng lập được chọn là những người được đánh giá là chu đáo, logic, kiên trì và sát với thực tế.

Niềm đam mê là một điều tuyệt vời – không ai khuyên bạn là không nên đam mê với những gì bạn làm, tuy nhiên nó không quan trọng đến mức là yếu tố quyết định.

Advertisement

3. Đừng hành động giống như thể bạn đã có tất cả mọi câu trả lời.

Trong một phần giới thiệu về dự án khởi nghiệp, một nhà sáng lập viết: “Chúng tôi có một đội ngũ tốt nhất trên thế giới để xây dựng nên một thương hiệu…”.

Câu nói này khiến cho những người nghe hay cụ thể là các nhà đầu tư nghi ngờ về sự quá đề cao bản thân, thứ thường sẽ dẫn đến thất bại trong một thế giới bất ổn và không ngừng thay đổi (thế giới VUCA).

Điều này đưa chúng ta đến một sai lầm thứ 3 đó là quá tự tin.

Bằng chứng cho thấy rằng khi mọi người cân nhắc làm việc hay hợp tác với bạn, ít nhất họ cần quan tâm đến việc bạn có sẵn sàng hợp tác hay không.

Advertisement

Và một trong những cách để báo hiệu rằng bạn đang hợp tác đó là nói về một số thiếu sót của bạn hay doanh nghiệp của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên nhớ rằng khi bạn bán hay giới thiệu một thứ gì đó, một phần của những gì bạn đang bán là mối quan hệ (của bạn với người đối diện).

Khi một nhà đầu tư đồng ý đầu tư hay một khách hàng đồng ý mua hàng, tiếp theo sau đó là một chuỗi các liên kết hay mối quan hệ, những lần tiếp xúc.

Nếu bạn thể hiện dấu hiệu là bạn sẵn sàng học hỏi và ghi nhận ý kiến từ họ (thay vì tự coi mình là hoàn hảo và không cần thứ gì khác), bạn khiến cho người khác hiểu rằng làm việc hay hợp tác với bạn sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Advertisement

Nhà tâm lý học cũng nói thêm, yêu cầu sự giúp đỡ hoặc lời khuyên khi bạn cần là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối. Quá tự tin mới là điều đáng sợ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement