Skip to main content

Điều gì khiến thuật toán của TikTok trở thành nỗi ám ảnh của các đối thủ

20 Tháng Chín, 2022

Là nền tảng “đến sau” trong không gian mạng xã hội và nhanh chóng có được hơn 1 tỷ người dùng, điều gì khiến TikTok phát triển thần tốc đến vậy, thuật toán của TikTok là yếu tố phải kể đến đầu tiên.

Điều gì khiến thuật toán của TikTok trở thành nỗi ám ảnh của các đối thủ
Điều gì khiến thuật toán của TikTok trở thành nỗi ám ảnh của các đối thủ

Khi nói đến TikTok, người ta nói đến một ứng dụng video dạng ngắn dành riêng cho Gen Z,  nơi những người dùng trẻ có thể khám phá không giới hạn các nội dung giải trí mang tính trực quan cao (Visual Content).

Điểm đặc biệt nhất trên nền tảng TikTok nằm ở trang “For You”, nguồn cấp dữ liệu chính của TikTok, đây cũng chính nơi khiến TikTok trở thành nổi ám ảnh của các nền tảng khác trên không gian mạng xã hội (Social Network).

Dưới đây là những gì làm cho thuật toán của TikTok khác biệt và cách thuật toán này đã tạo ra sự phát triển bùng nổ cho ứng dụng với hơn 1 tỷ người dùng.

Advertisement

Sự trỗi dậy và sụp đổ của các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media) và các nền tảng truyền thông khác phát triển, thói quen và hành vi của người dùng cũng vậy.

Trước sự phát triển bùng nổ của các ứng dụng như TikTok hay Instagram, trải nghiệm mạng xã hội và nội dung phần lớn phụ thuộc vào những nền tảng chủ yếu là để “Kết bạn” hay kết nối như Facebook.

Trong khi những kết nối này là 2 chiều, nghĩa là bạn sẽ trở thành bạn bè với một ai đó nếu họ “Accept” (hoặc ngược lại), từ những người bạn cùng lớp, những người thân quen, sau đó đến cả những người trong gia đình (và cả họ hàng).

Dần dần khi người dùng bắt đầu kết nối với những “người mới” (do thuật toán đề xuất), những người họ chưa từng kết nối hay quen biết trước đây, sự khác biệt về độ tuổi và nhiều thứ khác khiến các nội dung mà họ chia sẻ trở nên không còn liên quan và hấp dẫn lẫn nhau.

Advertisement

Để tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ hơn, họ tìm đến các nền tảng mới. Đối với nhiều người, đây có thể là Instagram, Twitter, LinkedIn hay TikTok.

Điểm khác biệt ở đây là khả năng theo dõi một chiều (one-way follow). Điều này vừa cho phép người dùng thắt chặt vòng kết nối gia đình và bạn bè để chỉ hướng tới những người có bài đăng mà họ thích hay muốn xem.

Đồng thời, nó cũng cho phép họ mở rộng nguồn cấp dữ liệu (News Feed) ngoài những nguồn hiện tại, đó chính là từ những người và thương hiệu mà họ quan tâm theo dõi.

Những người có ảnh hưởng (Influencer), nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và các thương hiệu đang cố gắng xây dựng sự hiện diện của họ trên mạng xã hội từ đây cũng có nhiều động lực hơn để xây dựng.

Advertisement

Tuy nhiên, cho đến khi nhiều người dùng nhận thấy rằng họ phải “cuộn” một cách vô thức để tìm kiếm những nội dung có thể theo kịp với sở thích đang thay đổi của họ, mọi thứ đã thay đổi.

Điều gì đã khiến TikTok có thể phát triển bùng nổ một cách nhanh chóng đến vậy?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, các nền tảng mạng xã hội suy cho cùng cũng được xây dựng để thúc đẩy kết nối (Connections) chứ không phải là để khám phá và khơi dậy sở thích của người dùng.

Với tư cách là người dùng, bạn không ngừng nỗ lực cố gắng để cá nhân hóa nguồn cấp dữ liệu của mình với mục tiêu là để cảm thấy phù hợp và thú vị hơn trên nền tảng, bạn cá nhân hoá bằng cách hủy theo dõi, kết nối mới, tìm kiếm nội dung thông qua các thẻ hashtag, và nhiều hành động khác.

Và đây chính là lúc TikTok gia nhập và nổi dậy, nền tảng tìm đủ mọi cách để cá nhân hoá nguồn cấp dữ liệu và trải nghiệm của người dùng.

Advertisement

Trang “For You” (Dành cho bạn) được thiết kế để chia sẻ nội dung với người dùng dựa trên những gì thuật toán của TikTok đã học được, thuật toán này tin rằng đó là những thứ có liên quan nhất và sẽ được người dùng quan tâm nhiều nhất.

Dần dần, nguồn cấp dữ liệu được TikTok cá nhân hóa theo sở thích, niềm tin, sự tò mò và niềm đam mê, và “nhiệm vụ” của người dùng là xem liên tục các video dạng ngắn này một cách thụ động.

Đến đây, có nhiều người sẽ thắc mắc tại sao thuật toán của TikTok khiến người dùng ghiền (nghiện) đến vậy?

Câu trả lời hết sức đơn giản. Bởi vì nó được cá nhân hóa DÀNH RIÊNG CHO BẠN.

Advertisement

Về bản chất, thuật toán của TikTok hoạt động giống như một “người mai mối thần tốc”, nó thay người dùng khám phá những điều mới, những thứ mà họ thậm chí còn không nhận ra là họ muốn xem.

Vào năm 2021, TikTok đã vượt qua Google trên các tên miền (domains) phổ biến nhất của Cloudflare (nền tảng lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây).

Thuật toán của TikTok khác biệt như thế nào?

Hầu hết các nền tảng truyền thông mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Instagram, dựa vào thứ được gọi là “social graph” (biểu đồ xã hội), những nền tảng này sẽ kết nối bạn trong một mạng lưới bao gồm mọi người hay những thứ mà bạn có thể có bất kỳ mối quan hệ nào và sử dụng các thông tin chi tiết (Insights) này để phục vụ cho quảng cáo.

Tuy nhiên, trong khi những gợi ý này được đưa ra với giả định rằng người dùng có cùng sở thích và hành vi mua hàng tương tự như những người mà họ kết nối, sự thật là điều này không đúng như vậy.

Advertisement

Điểm khác biệt chính của TikTok là các thuật toán được xây dựng trên “interest graph” (biểu đồ sở thích). Thuật toán này hoạt động bằng cách sử dụng sở thích và nội dung mà người dùng tương tác, nắm bắt những lượt thích và không thích và sau đó liên kết họ tới những người dùng hay thương hiệu có cùng sở thích đó.

TikTok cũng có khía cạnh biểu đồ xã hội với nguồn cấp dữ liệu theo dõi (Following Feed), nhưng nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) mới là thứ đã thúc đẩy sự phát triển của người dùng và nhà sáng tạo.

Tất cả những gì người dùng phải làm là xem một vài video mà không cần thêm bất cứ một người theo dõi nào, còn lại thuật toán TikTok sẽ nhanh chóng sắp xếp và đề xuất những thứ phù hợp.

Bằng cách nào mà thuật toán của TikTok có thể làm được những thứ nói trên.

Để làm được những thứ nói trên cho người dùng, TikTok sử dụng cái gọi là trí tuệ nhân tạo (AI). AI đóng vai trò là “người chỉ đường”, chúng phát triển theo sở thích đang ngày càng thay đổi của người dùng trong thời gian thực.

Advertisement

Thuật toán này giúp người dùng phát hiện ra những điều gì thú vị cần khám phá mà họ không cần phải tìm kiếm một cách thụ động.

Người dùng có thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh “xã hội” và đó cũng là lý do nhiều người chỉ sử dụng TikTok như một nền tảng khám phá và giải trí đơn thuần.

Nói về AI hay Trí tuệ nhân tạo, rõ ràng là công nghệ này không phải là mới. Nếu bạn đã từng là người dùng của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, AI được sử dụng để đề xuất bạn mua sắm dựa trên những gì những người khác có cùng sở thích đã mua.

Amazon không được xây dựng trên biểu đồ xã hội, vì vậy họ sử dụng hành vi trong quá khứ của người dùng và đối sánh họ với những người có hành vi mua hàng tương tự.

Advertisement

Sự khác biệt với thuật toán của TikTok là nó được siêu cá nhân hóa (hyper-personalized) và nó chính xác một cách kỳ lạ, nó cụ thể cho từng sở thích cá nhân và hiển nhiên sẽ không có chuyện có 2 nguồn cấp dữ liệu giống nhau của 2 người dùng khác nhau.

Thành công của TikTok ảnh hưởng như thế nào đến các nền tảng khác trên không gian mạng xã hội?

Một phần quan trọng của thuật toán TikTok là tập trung vào nội dung video dạng ngắn được cá nhân hóa (personalized short-form video). Đây là một sự thay đổi cơ bản trong cách mọi người tương tác và khám phá thế giới trực tuyến.

Với video dạng ngắn, hệ thống nhận thông tin về hành vi của người dùng nhanh hơn nhiều với lượng lớn dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn.

Việc sử dụng video dạng ngắn mang lại lợi ích cho tất cả các bên – người dùng, người sáng tạo và chính nền tảng. Đối với người dùng, họ có thể sử dụng một lượng lớn nội dung được cá nhân hóa trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Advertisement

Đối với người sáng tạo (Creator), họ có thể được khám phá nhanh hơn, và đối với bản thân ứng dụng, video dạng ngắn nhận được dữ liệu họ cần nhanh hơn, vì vậy họ có thể cá nhân hóa trải nghiệm trong ứng dụng và thuật toán hiệu quả hơn.

Sự nổi dậy của TikTok và sự thành công của thuật toán đi kèm đã thực sự thúc đẩy tất cả các nền tảng mạng xã hội lớn khác xây dựng các sản phẩm video dạng ngắn của riêng họ như Shorts của YouTube, Reels của Instagram hay Spotlight của Snapchat đồng thời chuyển trọng tâm ưu tiên từ biểu đồ xã hội thành biểu đồ sở thích.

Video dạng ngắn thực sự rất cần thiết cho bất kỳ chiến lược nội dung nào của nhà sáng tạo lẫn các thương hiệu trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement