Skip to main content

Thẻ: Baidu

Chatbot AI Ernie của Baidu vượt mốc 200 triệu người dùng

Dữ liệu từ AIcpb.com cho thấy Ernie Bot đã được truy cập tổng cộng 14,9 triệu lần trên ứng dụng và trang web trong tháng 3 vừa qua, tăng hơn 48% so với tháng trước đó.

Chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Ernie Bot do công ty Baidu của Trung Quốc phát triển đã thu hút được hơn 200 triệu người dùng.

Ông Robin Li – Giám đốc điều hành Baidu – đã xác nhận mốc thành công mới này vào ngày 16/4, tại một hội nghị ở Thâm Quyến.

Theo ông Robin Li, giao diện lập trình ứng dụng (API) của Ernie Bot đang được sử dụng 200 triệu lần/ngày. Điều này có nghĩa là chatbot được người dùng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ 200 triệu lần trong ngày. Số lượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng chatbot này hiện là 85.000.

Chatbot Ernie bắt đầu triển khai bản thử nghiệm vào tháng 3/2023 và chính thức mở rộng cho công chúng từ cuối tháng 8 cùng năm, sau khi được Chính phủ Trung Quốc cấp phép hoạt động.

Đây là công cụ AI đầu tiên được phát triển tại Trung Quốc và là một trong nhóm 8 chatbot AI đầu tiên được nhà chức trách nước này phê duyệt. Ernie Bot đã vượt mốc 100 triệu người dùng vào tháng 12/2023.

Dữ liệu từ AIcpb.com – một trang web theo dõi lượt truy cập của người dùng dịch vụ AI trực tuyến – cho thấy Ernie Bot đã được truy cập tổng cộng 14,9 triệu lần trên ứng dụng và trang web trong tháng 3 vừa qua – tăng hơn 48% so với tháng trước đó.

Theo dữ liệu của AIcpb.com, tại thị trường Trung Quốc, chatbot Kimi của công ty khởi nghiệp Moonshot AI (được tập đoàn Alibaba hậu thuẫn), đang bám đuổi khá sát về mức độ tăng trưởng và sự phổ biến đối với người dùng.

Tuy nhiên, nhìn chung các dịch vụ AI tạo sinh của Trung Quốc vẫn ở đằng sau với khoảng cách khá xa so với các đối thủ phương Tây.

ChatGPT của OpenAI hiện vẫn là dịch vụ AI tạo sinh phổ biến nhất thế giới, với tổng lưu lượng truy cập và ứng dụng tăng 9%, đạt 1,86 tỷ lượt trong tháng 3 vừa qua./.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của công cụ tìm kiếm Baidu tăng 6% nhờ vào chatbot AI

Baidu cho biết công cụ Ernie Bot đã tạo ra “vài trăm triệu nhân dân tệ” trong quý 4/2023, chủ yếu từ việc cải tiến công nghệ quảng cáo và giúp các công ty xây dựng mô hình kinh doanh của riêng họ.

Doanh thu của công cụ tìm kiếm Baidu tăng 6% nhờ vào chatbot AI
Doanh thu của công cụ tìm kiếm Baidu tăng 6% nhờ vào chatbot AI

Công ty dẫn đầu công cụ tìm kiếm Trung Quốc, Baidu đã bắt đầu có được doanh thu từ dịch vụ Ernie Bot – một chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo giống như ChatGPT của Open AI – được “trình làng” vào tháng 9/2023.

Theo Baidu, Ernie Bot đã tạo ra “vài trăm triệu nhân dân tệ” trong quý 4/2023, chủ yếu từ việc cải tiến công nghệ quảng cáo và giúp các công ty xây dựng mô hình kinh doanh của riêng họ.

Ông Robin Li, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Baidu, cho biết: “Nhìn vào năm 2024, chúng tôi tin rằng doanh thu của chatbot này sẽ tăng lên vài tỷ nhân dân tệ, chủ yếu từ quảng cáo và kinh doanh đám mây AI.”

Trong quý 4/2023, Baidu đã báo cáo tổng doanh thu 34,95 tỷ nhân dân tệ (4,9 tỷ USD), tăng 6% so với cùng kỳ năm trước đó và phù hợp với ước tính của các nhà phân tích được Refinitiv khảo sát.

Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm 48% xuống 2,6 tỷ nhân dân tệ do chi phí phát triển AI tăng cao.

Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chiếm 18% doanh thu hàng quý của Baidu, tăng 11% so với quý 4/2022, chủ yếu do chi phí khấu hao máy chủ và phí hỗ trợ nghiên cứu AI tổng hợp tăng.

Theo Baidu, doanh thu từ dịch vụ đám mây AI của công ty đã tăng khoảng 11%, lên 5,7 tỷ nhân dân tệ trong quý 4 vừa qua, và 4,8% trong số đó đến từ các mô hình nền tảng và AI tổng quát.

Sau khi kết quả kinh doanh này được công bố, cổ phiếu của Baidu đã giảm tới 7% trong phiên giao dịch sáng ngày 29/2 ở thị trường New York.

Tại Trung Quốc, nơi ChatGPT của OpenAI không thể truy cập được và hầu hết các trang web phương Tây đều bị chặn, các công ty công nghệ trong nước đang cạnh tranh để dẫn đầu thị trường AI tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Baidu đã tuyên bố rằng Ernie là chatbot AI tiên tiến nhất trong số các đối thủ trong nước. Giống như kết quả tìm kiếm trực tuyến, chatbot Trung Quốc cũng kiểm duyệt câu trả lời cho các câu hỏi nhạy cảm về chính trị.

Một thử nghiệm của Nikkei Asia về Ernie 4.0, chatbot thế hệ mới nhất của Baidu, vào tháng 12/2023 cho thấy chatbot này vẫn không thể hiểu và duy trì ngữ cảnh trong một số cuộc trò chuyện.

Tương tự như ChatGPT 4, người dùng cũng phải trả tiền để sử dụng Ernie 4.0, trong khi Ernie 3.5 miễn phí cho mọi người có thể sử dụng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lượng người dùng của chatbot AI Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu

Sau 4 tháng công bố phiên bản chính thức, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc tuyên bố Ernie đạt mốc phát triển quan trọng với 100 triệu người sử dụng.

Lượng người dùng của chatbot Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu
Lượng người dùng của chatbot Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu

Con số này được Wang Haifeng, Giám đốc công nghệ Baidu – hãng dịch vụ tìm kiếm Internet lớn nhất Trung Quốc, nhắc đến tại hội nghị về công nghệ học sâu (deep learning) ở Bắc Kinh ngày 28/12.

Chatbot Ernie bắt đầu triển khai bản thử nghiệm vào tháng 3 và chính thức mở rộng cho công chúng từ cuối tháng 8, sau khi được chính phủ Trung Quốc cấp phép hoạt động.

Tốc độ gia tăng người sử dụng Ernie chậm hơn đối thủ ChatGPT. Đầu năm nay, AI của OpenAI chỉ cần hai tháng để đạt cột mốc tương tự. Tuy nhiên, thống kê của công ty phân tích Sensor Tower cho thấy sản phẩm của Baidu vẫn có thành tích tốt nếu so trong ngành công nghệ.

Ví dụ, TikTok cần 9 tháng sau khi phát hành toàn cầu mới đạt 100 triệu người dùng, trong khi Instagram mất 2,5 năm và ứng dụng Google Translate cần 6,5 năm.

Màn ra mắt hồi đầu năm của chatbot Ernie không quá ấn tượng, nhưng vẫn giúp Baidu giành được vị thế của một công ty đi đầu lĩnh vực, đặc biệt trong giai đoạn nhiều đối thủ tại Trung Quốc và quốc tế tìm cách phát triển thị trường riêng. Gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc sau đó cũng tiến hành nhiều nâng cấp giúp Ernie có lợi thế trong cuộc đua AI.

Vào tháng 6, đại diện Baidu giới thiệu mô hình Ernie bot 3.5, khẳng định nó có khả năng suy luật gấp 17 lần bản 3.0 và đủ sức cạnh tranh với ChatGPT ở một số thử nghiệm.

Cụ thể, trong bài kiểm tra AGIEval do Microsoft phát hành bằng tiếng Trung với hơn 13.000 câu trắc nghiệm thuộc 50 chủ đề khác nhau, Ernie 3.5 đạt 64,37 điểm, cao hơn ChatGPT 24 điểm. Khi chuyển sang chủ đề tiếng Anh, AI của Baidu được 50,59 điểm, kém 15 điểm so với ChatGPT.

“Bản nâng cấp giúp tăng tốc đáng kể những cải tiến tiếp theo của mô hình Ernie. Siêu AI sẽ giảm chi phí đào tạo nhưng vẫn có thể nâng cao trải nghiệm người dùng”, ông Wang Haifeng nói.

Đến tháng 10, Baidu tiếp tục giới thiệu Ernie Bot 4, mô hình được cho là mạnh ngang GPT-4. Theo CEO Robin Li, sản phẩm thể hiện khả năng ấn tượng trong việc hiểu, trả lời câu hỏi phức tạp trong nhiều lĩnh vực, gồm cả toán học và tạo ảnh.

Dù vậy, ông đánh giá việc chạy đua AI đang gây lãng phí nguồn lực xã hội. Thay vì những mô hình ngôn ngữ lớn, thứ người dùng thực sự quan tâm là các ứng dụng AI hữu ích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo

Microsoft vừa thông báo đã hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc để hiển thị quảng cáo được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), quảng cáo sẽ bắt đầu được phân phối từ năm 2024.

Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo
Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo

Microsoft Advertising vừa công bố mối quan hệ hợp tác mới với Baidu Global, bộ phận quốc tế của công ty công nghệ Trung Quốc Baidu (sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Trung Quốc Baidu).

Thông qua hợp tác mới, Microsoft có thể phân phối quảng cáo được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) vào ứng dụng bàn phím di động của Baidu (Baidu Global Keyboard).

Bằng cách tích hợp API quảng cáo trò chuyện của Microsoft (Chat Ads API) vào tính năng trò chuyện bằng AI của Baidu (Baidu Chat AI), các nhà quảng cáo trên nền tảng của Microsoft có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay từ ứng dụng bàn phím của Baidu.

Ứng dụng bàn phím giúp mang lại một kênh mới có giá trị cho thương hiệu.

Theo Microsoft, việc tích hợp với Baidu cho phép các thương hiệu và nhà quảng cáo thu hút nhóm nhân khẩu học trẻ hơn, chủ yếu là người dùng Gen Z.

Ngoài ra, do ứng dụng bàn phím của Baidu tùy chỉnh các tính năng dựa trên môi trường ứng dụng mà người dùng đang sử dụng nên các thương hiệu có thể tiếp cận người dùng bằng các quảng cáo có liên quan trên nhiều nền tảng khác nhau. Yếu tố ngữ cảnh này có thể thúc đẩy ý định mua hàng và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

AI có thể mang lại nhiều trải nghiệm cá nhân hóa hơn.

Microsoft tiếp đó cũng gợi ý về tiềm năng cá nhân hóa quảng cáo và mức độ liên quan phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Ví dụ: AI có thể phát hiện tin nhắn của người dùng về các địa điểm ăn uống và sau đó phân phối các quảng cáo có nội dung liên quan đến người dùng.

Dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2024 tại các thị trường trọng điểm.

Microsoft dự kiến việc tích hợp sẽ được triển khai vào cuối năm nay và ra mắt chính thức vào đầu năm 2024.

Quảng cáo ban đầu sẽ được hiển thị cho các thị trường như Mỹ, Canada, Vương quốc Anh và Úc.

Đối với các nhà quảng cáo, Microsoft lưu ý rằng họ có thể tận dụng cơ hội mới bằng cách đảm bảo rằng các chiến dịch quảng cáo trên Microsoft của họ được thiết lập để nhắm mục tiêu (targeting) rộng đến toàn bộ mạng lưới hiển thị quảng cáo.

Microsoft trông cậy vào AI để chuyển đổi vị thế trong mảng quảng cáo vốn đang được thống trị bởi Google.

Trong thông báo, Microsoft định vị thương vụ này là một phần quan trọng trong tầm nhìn rộng hơn của nền tảng đối với trí tuệ nhân tạo trong mảng quảng cáo.

Việc tích hợp với Baidu là động thái mới nhất nhằm mang lại trải nghiệm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI hấp dẫn hơn, được cá nhân hóa cao hơn cho các nền tảng và đối tượng mục tiêu mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc: Ernie 4 tốt như ChatGPT của OpenAI

Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc mới đây đã ra mắt phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn Ernie được gọi là Ernie 4 cho biết phiên bản này sẽ tốt như ChatGPT của OpenAI.

Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc: Ernie 4 tốt như ChatGPT của OpenAI
Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc: Ernie 4 tốt như ChatGPT của OpenAI

Theo đó, Baidu đã chính thức ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) Ernie phiên bản mới nhất được đặt tên là Ernie 4.

Người sáng lập và CEO Robin Li cho biết trong một hội nghị công nghệ mới đây tại Trung Quốc rằng quyền truy cập sớm với Ernie 4 sẽ chỉ dành cho những người được mời thay vì ra mắt rộng rãi cho công chúng.

CEO này cho biết phiên bản mới nhất Ernie 4 là một bản nâng cấp toàn diện so với phiên bản tiền nhiệm, cho thấy những cải tiến đáng kể về khả năng hiểu, tạo, logic, bộ nhớ và hiệu suất tổng thể của nó “không thua kém gì so với GPT-4” (hiện được tích hợp trong ChatGPT của OpenAI).

CEO này cũng giới thiệu Baidu GBI, một sản phẩm dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) mà doanh nghiệp đã tạo ra với mục tiêu cung cấp các hỗ trợ tương tác ngôn ngữ tự nhiên (natural language interaction) và xử lý phân tích cơ sở dữ liệu chéo (cross-database analysis), cùng với đó là nhiều chức năng khác.

Theo giới thiệu, Baidu GBI (tương tự như Power BI của Microsoft) có thể thực hiện các công việc phân tích dữ liệu mà con người phải mất vài ngày mới hoàn thành chỉ trong “vài phút”.

“Người dùng Trung Quốc thích nắm bắt các công nghệ mới và các mô hình ngôn ngữ lớn là động lực thúc đẩy một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới.” CEO này nói.

Baidu đã phát hành phiên bản Ernie 3.5 vào tháng 6, tuyên bố rằng nó hoạt động tốt hơn ChatGPT 3.5 của OpenAI và sẽ đánh bại GPT-4 ở một số kỹ năng tiếng Trung.

Ernie Bot, được Baidu công bố vào tháng 3 cũng là câu trả lời công khai đầu tiên của Trung Quốc cho làn sóng AI tổng quát (Generative AI) mà đại diện là ChatGPT.

Theo CLSA, Trung Quốc hiện có ít nhất 130 mô hình ngôn ngữ lớn, chiếm 40% tổng số toàn cầu và chỉ sau 50% của Mỹ.

Theo Haifeng Wang, giám đốc công nghệ (CTO) của Baidu, khả năng của Ernie đã được cải thiện 30% trong vài tháng qua, ứng dụng này đã thu hút được khoảng 45 triệu người dùng, 825 ứng dụng và 500 plug-in đã được tạo ra dựa trên nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mô hình ngôn ngữ lớn Ernie của Baidu sắp có phiên bản mới

Theo SCMP, Baidu sẽ sớm ra mắt phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) Ernie.

Mô hình ngôn ngữ lớn Ernie của Baidu sắp có phiên bản mới
Mô hình ngôn ngữ lớn Ernie của Baidu sắp có phiên bản mới

Giám đốc điều hành Baidu Robin Li Yanhong thông báo về Ernie 4 tại một hội nghị do đơn vị điện toán đám mây Baidu tổ chức ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

Ông Li cho biết mô hình ngôn ngữ lớn Ernie 4 có thể xây dựng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp truyền thống và kịch bản kinh doanh, nâng cao hiệu quả làm việc.

Đồng thời, Baidu Cloud cũng công bố nền tảng mô hình dưới dạng dịch vụ Qianfan 2.0 và giới thiệu chương trình đối tác hệ sinh thái.

Theo Chủ tịch Baidu Cloud Shen Dou, Qianfan hiện có 42 LLM từ Trung Quốc và nước ngoài, bao gồm Llama 2 của Meta Platform và Flan của Google, cùng với các mô hình từ Học viện Trí tuệ nhân tạo Bắc Kinh. Tuy nhiên trong danh sách không có LLM nào được tạo ra bởi các đối thủ như Alibaba và công ty khởi nghiệp Baichuan do Tencent hậu thuẫn.

Baidu Cloud cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghệ, tiếp cận thị trường và cơ hội kinh doanh cho hơn 10.000 công ty xây dựng ứng dụng AI dựa trên Ernie.

“Gã khổng lồ” tìm kiếm Trung Quốc tiết lộ có hơn 150.000 khách hàng đã đăng ký sử dụng Qianfan. Trong đó gần 10.000 khách hàng sử dụng nền tảng này để đào tạo các mô hình AI riêng và xây dựng  ứng dụng để sử dụng trong khoảng 400 kịch bản kinh doanh bao gồm tài chính, chính phủ số, công nghiệp nặng, tiếp thị, giáo dục và vận tải.

Kể từ khi tung ra phiên bản beta của Ernie Bot vào tháng 3, Baidu thường xuyên thể hiện sức mạnh công nghệ AI. Vào tháng 6, công ty tuyên bố Ernie 3.5 đã “đánh bại” ChatGPT và GPT 4 của OpenAI trong một số bài kiểm tra thử sức, theo kết quả thử nghiệm do tờ China Science Daily thực hiện.

Nhà nghiên cứu cổ phiếu cấp cao tại Morningstar Asia Wang Kai cho rằng động thái mới nhất của Baidu sẽ làm nóng thị trường dịch vụ đám mây ngày càng cạnh tranh ở Trung Quốc.

Những “ông lớn” công nghệ khác của Trung Quốc cũng đang tìm cách nâng cấp sản phẩm điện toán đám mây bằng AI. Công ty thương mại điện tử JD.com vào đầu năm nay đã giới thiệu ChatRhino LLM, được thiết kế cho ứng dụng công nghiệp.

Vào tháng 4, Alibaba bắt đầu chương trình đưa LLM vào lĩnh vực khách sạn, năng lượng và viễn thông thông qua quan hệ đối tác với các công ty trong ngành. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết sẽ cần thời gian để LLM đem về lợi nhuận đáng kể cho các công ty này.

Baidu có thể kiếm thêm doanh thu nhờ dịch vụ đám mây và kinh doanh quảng cáo từ nhóm khách hàng mới, họ là những người sẵn sàng chi trả cho công cụ AI tổng quát có khả năng tăng cường sản phẩm hiện có hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động, ông Wang nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Baidu tuyên bố chatbot của mình tốt hơn ChatGPT của OpenAI

Baidu cho biết chatbot Ernie của họ đã vượt qua ChatGPT trong trong các bài kiểm tra đầu vào đại học, cấp bằng luật sư.

Baidu tuyên bố chatbot của mình tốt hơn ChatGPT của OpenAI
Baidu tuyên bố chatbot của mình tốt hơn ChatGPT của OpenAI

Ngày 27/6, trang chủ Baidu dẫn kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí China Science Daily rằng mô hình AI tổng quát Ernie 3.5 dùng cho chatbot Ernie đã tăng khả năng suy luận lên gấp 17 so với bản tiền nhiệm 3.0.

Với nâng cấp này, Ernie vượt qua ChatGPT của OpenAI trong một số bài kiểm tra điểm chuẩn. Cụ thể, cả hai cùng thi các bài kiểm tra tuyển sinh đầu vào đại học và điều kiện để cấp bằng luật sư. AI của Baidu đều có thành tích tốt hơn đối thủ.

Tuy nhiên, đây đều là những bài kiểm tra bằng tiếng Trung. Khi chuyển sang tiếng Anh, chatbot của Trung Quốc lại thua siêu AI của phương Tây.

Trong bài kiểm tra AGIEval do Microsoft phát hành bằng tiếng Trung với hơn 13.000 câu hỏi trắc nghiệm thuộc 50 chủ đề khác nhau, Ernie 3.5 được 64,37 điểm trong khi ChatGPT được 40,27 điểm. Nhưng khi chuyển sang đề tiếng Anh, mô hình của OpenAI được 66,55 điểm còn AI của Baidu được 50,59 điểm.

Tiến sĩ Haifeng Wang, Giám đốc công nghệ của Baidu, cho biết, những cải tiến này cho thấy Ernie đã đạt được tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc sáng tạo, hỏi đáp, suy luận cũng như viết mã.

“Bản nâng cấp sẽ tăng tốc đáng kể những cải tiến tiếp theo của mô hình Ernie 3.5. Siêu AI có thể giảm đáng kể chi phí đào tạo, sử dụng trong khi có thể nâng cao trải nghiệm người dùng”.

Ông Wang cho biết, để cải thiện hiệu năng của chatbot, đội ngũ kỹ sư đã dùng mô hình đào tạo song song, kết hợp dữ liệu điện toán có độ chính xác cao và mở rộng bằng plugin (phần mềm bổ trợ). Cùng với nguồn dữ liệu được tối ưu hóa, đội ngũ của Wang nói Ernie không chỉ thông minh hơn mà còn an toàn với người dùng.

“Ernie 3.5 còn có thêm một kỹ thuật gọi là cải tiến đoạn mã kiến thức. Mô hình này giúp phân tích các truy vấn của người dùng rồi xác định những nội dung có liên quan. Từ đó sử dụng biểu đồ tri thức và công cụ tìm kiếm để cho ra câu trả lời tương ứng cho người dùng”, ông Wang giải thích.

Thuật toán này giúp cải thiện khả năng hiểu biết của chatbot và tận dụng được kho tàng tri thức khổng lồ có sẵn trên Internet. Ngoài ra Ernie còn tăng khả năng logic, tính toán, học mã thông qua mô hình dữ liệu logic quy mô lớn.

Baidu cho biết, trong tương lai, siêu AI của họ sẽ tích hợp thêm nhiều plugin như Baidu Search – tìm kiếm thông tin theo thời gian thực, ChatFile – tóm tắt văn bản và hỏi đáp. Mô hình lắp ghép này cho phép Erine có được nhiều plugin chất lượng cao bên thứ ba.

Theo CNBC, những bước tiền của Ernie cho thấy AI của Baidu đã vươn lên dẫn đầu ở Trung Quốc chỉ sau 3 tháng ra mắt, vượt qua trí tuệ nhân tạo của Alibaba.

Ernie lần đầu được giới thiệu ngày 16/3, được mệnh danh là “ChatGPT của Trung Quốc”. Nhưng khi đó, Baidu khiến công chúng thất vọng vì màn trình diễn của CEO Robin Li chỉ có những câu hỏi và nội dung được chuẩn bị sẵn. Cùng lúc đó, đối thủ OpenAI đã nâng cấp lên GPT-4 và được Microsoft tích hợp vào công cụ tìm kiếm Bing cùng nhiều sản phẩm khác.

Khi đó, Reuters dẫn lời hai nhân viên Baidu cho biết hãng công nghệ Trung Quốc đã phải vật lộn để bắt kịp OpenAI và tinh chỉnh Ernie. “Chúng tôi chỉ có thể tự mình nghiên cứu. OpenAI mất hơn một năm để đào tạo ChatGPT và cần thêm một năm nữa cho GPT-4. Có nghĩa là Baidu đã chậm hai năm”, một nhân viên nói.

Tuy nhiên chỉ ba tháng sau bản thử nghiệm đầu tiên, Baidu cho thấy những bước phát triển đáng kể của Ernie. CNBC đánh giá nỗ lực nghiêm túc của Baidu khắc họa rõ nét cuộc cạnh tranh khốc liệt trên mặt trận AI giữa Trung Quốc và Mỹ.

Khương Nha (theo CNBC)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung Quốc muốn sử dụng AI làm đòn bẫy để vượt Mỹ

Trí tuệ nhân tạo (AI) và những ứng dụng của nó ngày càng trở nên phổ biến tại khắp các quốc gia trên toàn cầu. Và Trung Quốc cũng đang muốn coi đây là đòn bẫy để vượt qua Mỹ, quốc gia vốn được xem đối thủ.

Trung Quốc muốn sử dụng AI làm đòn bẫy để vượt Mỹ
Trung Quốc muốn sử dụng AI làm đòn bẫy để vượt Mỹ

Khi OpenAI công bố ChatGPT ra thị trường vào tháng 11 năm ngoái, ngay lập tức, những gã khổng lồ internet của Trung Quốc đã nhanh chóng tiếp thu. Baidu đã ra mắt bot Ernie vào tháng 3, sau đó là Alibaba Cloud và Kunlun’s Tiangong vào tháng 4.

Các công ty nhỏ hơn cũng đang vào cuộc mỗi ngày, khi AI và ứng dụng của nó ngày càng trở thành làn sóng cạnh tranh mới giữa Trung Quốc và Mỹ.

“Chúng tôi phải đi nhanh để bắt kịp thời đại. Bởi vì thế giới đang bước vào một cuộc chạy đua công nghệ”, ông Zhou Feng, Giám đốc điều hành bộ phận phần mềm dịch thuật Youdao của NetEase cho biết.

Trung Quốc hiện được cho là đang đặt cược vào AI, coi đây là công cụ chiến lược trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không chỉ đưa nền kinh tế của quốc gia thoát khỏi ám ảnh bởi núi nợ, dư chấn liên quan đến dịch Covid-19 và thách thức nhân khẩu học, mà còn tiếp thêm sức mạnh cho nỗ lực của họ để vượt qua Mỹ.

Ông Kai-Fu Lee, cựu Chủ tịch Google Trung Quốc cho biết, việc phát triển các ứng dụng AI là một cơ hội mà Trung Quốc không thể bỏ lỡ. “Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thể hiện sự thay đổi cơ bản trong cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau.

Nhưng đây không chỉ là sự thay đổi do công nghệ tạo ra, mà còn là cơ hội giúp mọi người khai thác các công nghệ để tạo ra một tương lai toàn diện, lấy con người làm trung tâm”, ông Lee nhấn mạnh.

Theo dự báo của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PriceWaterhouse Coopers, vào năm 2030, AI sẽ đóng góp thêm 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời AI sẽ tạo ra những ngành công nghiệp mới và việc làm mới.

Trong đó, PwC tin rằng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ AI, với công nghệ góp phần tăng 26% GDP của nước này vào năm 2030.

Ông Kai Fu Lee cho biết thêm, khả năng khai thác thị trường nội địa rộng lớn và các kết nối kinh tế, cũng như dòng chảy nhân tài tại Trung Quốc có thể tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển mạnh mẽ của AI.

Bên cạnh đó, AI từ lâu đã nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh và được coi là một trong những động lực cốt lõi để phát triển kinh tế chất lượng cao, theo hướng dẫn phát triển 2021-25 của Trung Quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 10 năm 2021, Chủ tịch Tập Cận Bình đặc biệt đề cập đến việc sử dụng một cơ chế mới, trong đó Bắc Kinh sẽ tập hợp mọi nguồn lực có thể để phát triển công nghệ cốt lõi quan trọng, tương tự như những gì họ đã làm để phát triển vệ tinh, vũ khí hạt nhân và chương trình không gian trong những thập kỷ trước.

Trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt công nghệ đang diễn ra, Bắc Kinh được cho là có cả nguồn lực và quyết tâm mở rộng khả năng điện toán của mình với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ khổng lồ để giúp thu hẹp khoảng cách với Mỹ.

Theo Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, quốc gia này chiếm 33% sức mạnh điện toán (Computing) của thế giới, chỉ thấp hơn 1% so với Mỹ.

Ông Nestor Maslej, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Trí tuệ nhân tạo của Đại học Stanford, cho biết: “Việc Trung Quốc tập trung vào việc tăng sức mạnh điện toán chắc chắn tạo cơ hội cho Trung Quốc bắt kịp Mỹ về AI.

Nhưng ông lưu ý, Trung Quốc có thể thu hẹp khoảng cách, nhưng vẫn thua xa Mỹ về công nghệ AI do môi trường đầu tư ưu việt cho các công ty AI, nghiên cứu chất lượng cao hơn và mô hình AI do Mỹ sáng tạo vẫn chiếm ưu thế.

Năm ngoái, Mỹ đã vượt Trung Quốc về sản xuất hệ thống máy học AI, tạo ra 255 hệ thống quan trọng mới, con số này cao gấp 5 lần so với 44 hệ thống của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, các chuyên gia công nghệ tin rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi công nghệ. Cơn sốt đầu tư vào AI hiện đã lan rộng khắp Trung Quốc. Đây sẽ là đòn bẩy hữu hiệu cho Trung Quốc trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Ernie Bot: Chatbot đối thủ của ChatGPT từ Baidu gây thất vọng ngày ra mắt

Lễ ra mắt chatbot AI Ernie Bot, đối thủ ChatGPT của hãng tìm kiếm Baidu Trung Quốc được đánh giá khiến người dùng hụt hẫng khi chỉ là video được quay sẵn.

Ernie Bot: Chatbot đối thủ của ChatGPT từ Baidu gây thất vọng ngày ra mắt
Ernie Bot: Chatbot đối thủ của ChatGPT từ Baidu gây thất vọng ngày ra mắt

Đầu tháng 2, cổ phiếu của Baidu tăng vọt 13% sau khi hãng xác nhận kế hoạch ra mắt công cụ tương tự ChatGPT trong tháng 3.

Chatbot Wenxin Yiyan, tiếng Anh là Ernie Bot, làm dấy lên hy vọng sẽ là đại diện đáng chú ý của Trung Quốc trong cuộc đua tạo AI trò chuyện như người thật. Baidu cũng tuyên bố Ernie sẽ giúp công ty vực dậy hoạt động kinh doanh.

Tuy vậy, sau lễ ra mắt ngày 16/3, nhiều người tỏ ra hoài nghi về khả năng cạnh tranh của Ernie so với ChatGPT. Trong sự kiện, Robin Li, CEO của Baidu, giới thiệu video với cửa sổ trò chuyện của Ernie và những câu hỏi đã được nhập sẵn. Ông thừa nhận hãng chỉ trình diễn bản thử nghiệm với nội dung chuẩn bị trước.

Ông Li cho biết, Ernie sẽ chỉ được mở cho một nhóm người dùng có mã mời kể từ ngày 16/3, trong khi đối tác có thể đăng ký tích hợp chatbot AI vào sản phẩm của họ thông qua nền tảng đám mây Baidu.

Sự thất vọng được thể hiện thông qua hàng loạt bình luận châm biếm của người dùng khi sự kiện phát trên WeChat với hai triệu người theo dõi trực tiếp. Theo Financial Times, sau màn ra mắt không như kỳ vọng, cổ phiếu Baidu giảm tới 10% trong ngày 16/3.

Kế hoạch công bố Ernie diễn ra sau khi nhiều công ty công nghệ Mỹ khác như OpenAI và Google đạt được những bước tiến trong việc thúc đẩy sự phát triển của AI.

Trong tuần này, OpenAI đã phát hành ChatGPT-4, với tuyên bố mô hình trí tuệ nhân tạo mới nhất có thể dễ dàng vượt qua nhiều bài thi khắc nghiệt bậc nhất nước Mỹ.

Trong khi đó, Microsoft cũng tích hợp GPT-4 vào công cụ tìm kiếm Bing và các sản phẩm khác. Không chịu kém cạnh, một số gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang chạy đua để tung ra phiên bản “ChatGPT nội địa”.

Các nhà phân tích trước đó tin tưởng nhiều năm đầu tư vào AI và công nghệ ngôn ngữ tự nhiên của Baidu sẽ giúp tập đoàn sớm dẫn đầu trên thị trường.

Hai nhân viên Baidu tiết lộ việc OpenAI phát hành ChatGPT tháng 11/2022 đã khiến Baidu mất cảnh giác vì không tin một công ty khởi nghiệp lại có công nghệ vượt trội. Ngay sau đó, hãng công nghệ Trung Quốc phải vật lộn để bắt kịp và thực hiện quá trình tinh chỉnh Ernie. “Chúng tôi chỉ có thể tự mình khám phá.

OpenAI mất hơn một năm để đào tạo ChatGPT và cần thêm một năm nữa để điều chỉnh GPT-4. Có nghĩa là Baidu đã chậm hai năm”, một nhân viên của Baidu nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc Baidu sẽ phát triển công cụ tương tự ChatGPT

Tập đoàn Internet Baidu dự định phát triển công cụ trí tuệ nhân tạo có sức mạnh tương tự ChatGPT – chatbot AI đang gây sốt trên toàn cầu.

Gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc Baidu sẽ phát triển công cụ tương tự ChatGPT
Gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc Baidu sẽ phát triển công cụ tương tự ChatGPT

Theo nguồn tin của Bloomberg, Baidu sẽ ra mắt một chatbot hỗ trợ AI vào tháng 3. Công cụ này vẫn chưa được đặt tên chính thức, song nó sẽ tích hợp vào dịch vụ tìm kiếm chính của tập đoàn được mệnh danh “Google Trung Quốc”.

Mặc dù có nhiều công ty Trung Quốc đang phát triển công cụ AI tương tự, Baidu – với quy mô khổng lồ của họ – tham gia vào lĩnh vực này sẽ tạo bước ngoặt quan trọng, mở ra tiềm năng to lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến ngành công nghệ.

Theo Bloomberg, Baidu đã đầu tư một khoản tiền lớn vào việc phát triển hệ thống Ernie, một công cụ AI mà họ đã xây dựng trong vài năm. Đây sẽ là nền tảng cho phiên bản đối trọng với ChatGPT sắp ra mắt.

Phát triển bởi OpenAI có trụ sở tại California, ChatGPT đã đưa công nghệ chatbot lên một tầm cao mới. Trước khi ra mắt vào tháng 11/2022, công cụ này đã được đào tạo bằng cách sử dụng lượng dữ liệu web khổng lồ và tự học hỏi thông qua phản hồi của người dùng. Nhờ vậy, ChatGPT có khả năng tương tác theo cách vừa tự nhiên, vừa có tính sáng tạo cao.

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, ChatGPT tiềm năng đến mức một ngày nào đó có thể thay thế luật sư, giáo viên, tác giả… Thậm chí nó có thể tạo ra các đoạn mã máy tính. Điều này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới lập trình viên.

Các công cụ AI tương tự cũng đang đe dọa phá vỡ các ngành công nghiệp sáng tạo. Các nghệ sĩ lo ngại về chương trình chuyển văn bản thành hình ảnh và văn bản thành video như Dall-E2 của OpenAI có thể lấy đi công việc của con người.

Các gã khổng lồ công nghệ không thể ngồi yên trước bước tiến của công cụ trí tuệ nhân tạo. Sau màn chào sân ấn tượng của ChatGPT, Microsoft công bố khoản đầu tư trị giá 10 tỷ USD vào OpenAI.

Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng dành nhiều nguồn lực vào việc phát triển hệ thống đối trọng. Gã khổng lồ tìm kiếm lo ngại Microsoft có thể dùng ChatGPT để tạo lợi thế cho công cụ Bing, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu chính của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Ấn Độ bắt đầu chặn hoàn toàn Baidu và Weibo

Theo nguồn tin hôm 04/08 của tờ Thời báo Ấn Độ, các nhà mạng Ấn Độ được lệnh chặn kết nối của người dùng tới Baidu và Weibo.

Được xem là kẻ thay thế Google và Twitter, công cụ tìm kiếm Baidu và mạng xã hội Weibo đã chính thức bị chặn ở Ấn Độ hôm qua, theo báo chí nước này.

Mạng xã hội Weibo nổi lên ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần đầu đăng một bài viết lên đó vào năm 2015, sau chuyến thăm đại lục.

Trước khi đóng tài khoản Weibo sau khi ứng dụng này nằm trong danh sách đen của Ấn Độ, ông Modi đã có 200.000 người theo dõi và 100 bài đăng,

Các ứng dụng Baidu Map, Baidu Translate và Weibo nằm trong nhóm 59 ứng dụng bị Ấn Độ cấm lần đầu vào cuối tháng 6. Sau đó, Ấn Độ cho biết đã cấm thêm 47 ứng dụng ‘đội lốt’ các ứng dụng bị cấm hồi tháng 6. Ấn Độ cũng đang xem xét cấm tiếp 275 ứng dụng nữa, nhưng không nói rõ chi tiết.

Đến hôm qua, Ấn Độ quyết định chặn hoàn toàn mọi truy cập vào Baidu và Weibo. Nguồn tin từ nhà mạng nước này cho biết chính phủ yêu cầu không chỉ gỡ bỏ trên Google Play và App Store, mà còn yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chặn mọi truy cập đến.

Trước đó, trong hai đợt ‘truy quét’ của Ấn Độ, rất nhiều ứng dụng phổ biến của Trung Quốc đã bị gỡ bỏ khỏi các cửa hàng trực tuyến, như TikTok , Bigo Live, WeChat, bộ ứng dụng QQ cùng các phiên bản nhái của những ứng dụng này.

Các quyết định gỡ bỏ hoặc cấm của Ấn Độ được đưa ra dựa trên quy định ở Mục 69A của Đạo luật Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nó bắt nguồn từ căng thẳng leo thang ở khu vực biên giới khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng hồi tháng 6.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips