Skip to main content

Thẻ: benchmark

Google Ads Benchmarks 2023: Các dữ liệu đáng tham khảo nhất

Wordstream by LOCALiQ vừa công bố báo cáo mới về dữ liệu điểm số tiêu chuẩn quảng cáo (Benchmark) năm 2023, dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nhóm ngành nghề khác nhau và phân tích dựa trên các chỉ số khác nhau.

Google Ads Benchmarks 2023: Các dữ liệu đáng tham khảo nhất
Google Ads Benchmarks 2023: Các dữ liệu đáng tham khảo nhất

Nằm trong bối cảnh ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, để đánh giá hiệu suất hay mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, marketer có thể sử dụng các “điểm số tiêu chuẩn” (Benchmark) theo ngành và thậm chí là theo từng thị trường cụ thể.

Hiểu một cách đơn giản, dựa theo điểm tiêu chuẩn có nghĩa là các nhà quảng cáo hay người làm marketing dựa trên điểm số trung bình của ngành theo các chỉ số cụ thể (ví dụ chỉ số CPM) để đo lường mức độ hiệu quả của thương hiệu với chỉ số tương ứng.

Nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo có thể tự đánh giá hiệu suất quảng cáo của mình, Wordstream by LOCALiQ mới đây đã công bố báo cáo chi tiết về điểm số tiêu chuẩn với quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising) trong năm 2023.

Dữ liệu bao gồm các điểm dữ liệu từ hàng nghìn chiến dịch quảng cáo từ cả Google và Microsoft Ads cho 20 ngành nghề kinh doanh hàng đầu như:

  • Nghệ thuật & Giải trí.
  • Ô tô.
  • Giáo dục.
  • Tài chính & Bảo hiểm.
  • Sức khỏe & Thể hình.
  • Sửa sang nhà cửa.
  • Mua sắm & Bán lẻ.
  • Du lịch.

Lưu ý là, vào từng bối cảnh khác nhau và từng thị trường khác nhau, các chỉ số benchmark có thể khác nhau do đó các marketer nên tham khảo và so sánh một cách phù hợp nhất (so sánh theo biên độ hay tỷ lệ thay vì so sánh chính xác dựa trên các con số).

Trong báo cáo này, benchmark sẽ được phân tích cho các Chiến dịch tìm kiếm từ Google và Microsoft Ads với các chỉ số đánh giá như:

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
  • Giá mỗi nhấp chuột (CPC) trung bình.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (CR – Conversion rate).
  • Giá mỗi chuyển đổi (CPA).

Dưới đây là chi tiết các dữ liệu.

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.

Như bạn có thể thấy, tỷ lệ nhấp chuột trung bình trên tất cả các ngành nằm trong khoảng 3-5% vào năm 2023.

Ngành nghề hay danh mục kinh doanh có CTR cao nhất là Nghệ thuật & Giải trí, với CTR đáng là 11,78%.

Khi nói đến chỉ số CTR hay tỷ lệ nhấp chuột từ quảng cáo, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nó như:

  • Sự cạnh tranh từ đối thủ.
  • Chiến lược đặt giá thầu.
  • Vị trí (Position) của quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Sự liên quan của nội dung quảng cáo.
  • Cách nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng tiềm năng (Ad Targeting).
  • Khi phân tích quảng cáo của bạn, Google cung cấp cho bạn các chỉ số về hiệu suất trong
  • Điểm chất lượng của quảng cáo.

Chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.

Trong khi danh mục ngành “Luật và Dịch vụ pháp lý” có CTR thấp nhất thì nó cũng có CPC trung bình cao nhất. Vào năm 2023, CPC trung bình của ngành này là 9,21 USD.

Ở cấp độ thấp hơn, ngành Bất động sản và Nghệ thuật & Giải trí có CPC trung bình thấp nhất ở mức 1,55 USD.

Tương tự như việc phân tích số liệu CTR, CPC trung bình cũng chỉ là một chỉ số báo hiệu hiệu suất của quảng cáo.

Tỷ lệ chuyển đổi (CR) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.

Tỷ lệ chuyển đổi trung bình được tính từ số lượng khách hàng tiềm năng (Lead) / Doanh số bán hàng có được chia cho số lần nhấp chuột từ quảng cáo hay số lượng khách hàng tiềm năng được chuyển thành khách hàng trên tổng số khách hàng tiềm năng có được.

Theo dữ liệu từ năm 2023, tỷ lệ chuyển đổi trung bình rất khác nhau giữa các ngành.

Các ngành có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhất bao gồm:

  • Trang phục/Thời trang & Trang sức: 1,57%
  • Nội thất: 2,57%
  • Bất động sản: 2,88%

Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ chuyển đổi này khác nhau ở các thị trường khác nhau, do đó chỉ nên tham khảo về tỷ lệ hơn là đối chiếu chính xác.

Giá mỗi chuyển đổi trung bình (CPA) trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.

Chi phí trung bình cho mỗi chuyển đổi (cost per acquisition hoặc cost per action) là KPI cốt lõi mà nhà quảng cáo nên theo dõi khi phân tích hiệu suất quảng cáo.
Một số yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến chỉ số CPA bao gồm:
  • CPC trung bình.
  • CTR trung bình.
  • Chiến thuật nhắm mục tiêu.
  • Tỷ lệ chuyển đổi.
  • Loại sản phẩm/dịch vụ thương hiệu đang bán.

Tổng kết.

Việc tham khảo các chỉ số benchmark của ngành là một trong những cách thức phổ biến để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

Trong khi ở các thị trường khác nhau và trong từng danh mục sản phẩm khác nhau, các chỉ số có thể biến thiên khác nhau, marketer chỉ nên so sánh tham khảo theo tỷ lệ hơn là đối sánh chính xác theo các chỉ số.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cải thiện hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, hãy thử làm theo các mẹo bên dưới:

#1: Đặt mục tiêu phù hợp (và thực tế) cho chiến dịch.
#2: Kiểm tra các công cụ tìm kiếm khác ngoài Google.
#3: Chọn ngân sách phù hợp cho chiến dịch.
#4: Tập tập trung vào việc phân tích từ khoá.
#5: Tập trung tối ưu trang đích (Landing page) và nội dung quảng cáo.
#6: Đừng quên trải nghiệm của người dùng trên thiết bị di động!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Benchmark là gì? Thấu hiểu về Benchmark trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Benchmark như: Benchmark là gì, vai trò và tầm quan trọng của Benchmarking (Đối chuẩn, kiểm chuẩn, điểm tiêu chuẩn…) trong việc đánh giá hiệu quả của các bản chiến lược hay kế hoạch, cách tính Benchmarks như thế nào, Benchmark trong Marketing là gì và hơn thế nữa.

benchmark là gì
Benchmark là gì? Tìm hiểu toàn diện về Benchmark trong Marketing

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các yếu tố công nghệ, việc đo lường hiệu suất của các hoạt động kinh doanh nói chung đang ngày càng trở nên đơn giản hơn. Để có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của một hoạt động nào đó, doanh nghiệp cần một chỉ số được coi là điểm tiêu chuẩn, chỉ số này đóng vai trò như hệ quy chiếu mang tính so sánh dùng để đánh giá các chỉ số cùng hệ khác.

Khái niệm Benchmark hay Benchmarking ra đời từ đây.

Kể từ lúc xuất hiện, Benchmark được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ Marketing, trong các công ty khởi nghiệp (Startup), Game, Kinh tế, đến Công nghệ.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Benchmark là gì?
  • Benchmark trong một số lĩnh vực khác như tài chính hay công nghệ thông tin (IT).
  • CPU Benchmark là gì?
  • Một số điểm chính cần nắm với thuật ngữ Benchmark là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Benchmark.
  • Benchmark được áp dụng cho những ngành nào.
  • Benchmarking là gì?
  • Benchmark là gì trong hoạt động kinh doanh và Marketing.
  • Vai trò của việc sử dụng Benchmark trong hoạt động kinh doanh nói chung hay phân tích đánh giá nói riêng là gì?
  • Benchmark được tính toán theo công thức nào hay một số công thức tính Benchmark phổ biến là gì?
  • Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Benchmark.

Bên dưới là chi tiết toàn bộ những gì bạn cần biết về thuật ngữ Benchmark.

Benchmark là gì?

Về mặt thuật ngữ nói chung, theo định nghĩa từ từ điển Cambridge, Benchmark là những điểm số hay hệ số tiêu chuẩn được sử dụng làm hệ quy chiếu khi so sánh với những thứ tương tự khác (cùng hệ).

Thông thường, Benchmark gắn liền với các cấp độ đánh giá chất lượng chẳng hạn như tốt – xấu, cao – thấp hay ngắn – dài.

Benchmark (Benchmarking) theo đó được sử dụng để đo lường chất lượng của một thứ hay việc gì đó bằng cách so sánh chúng với một điểm số tiêu chuẩn được công nhận trước đó.

Trong một số trường hợp, benchmark không phải là một điểm tiêu chuẩn chung chung được sử dụng làm điểm đánh giá những thứ khác, nó có thể là một sản phẩm hay dịch vụ nào đó tốt nhất trên thị trường.

Ví dụ, khi nói đến thị trường điện thoại thông minh (Smartphone), những chiếc iPhone mang tính biểu tượng của Apple có thể được xem là benchmark của ngành điện thoại thông minh, khi này các hãng điện thoại tương tự khác có thể xem iPhone là điểm tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm của họ.

Theo một định nghĩa khác từ Wikipedia, Benchmark trong tiếng Việt có nghĩa là Đối chuẩn, là hoạt động so sánh những quá trình và số liệu về hiệu suất (performance metrics) của một doanh nghiệp với những doanh nghiệp xuất sắc nhất cũng như có thể dễ dàng học hỏi được nhất trong cùng một ngành.

Benchmark trong Marketing là gì?

Benchmark trong Marketing là gì?
Benchmark trong Marketing là gì?

Benchmark trong Marketing có thể được hiểu là các chỉ số trung bình của ngành (hoặc từ các doanh nghiệp tốt nhất), nơi các doanh nghiệp hay marketer có thể dựa vào để đánh giá xem các hoạt động marketing của họ hiện có đang hiệu quả hay không.

Giả sử rằng, bạn là nhân viên marketing của một doanh nghiệp nào đó, nếu bạn cần đánh giá xem một chỉ số quảng cáo (chẳng hạn CPL – chi phí để có được một khách hàng tiềm năng) có hiệu quả hay không, bạn sẽ dựa trên điều gì?

Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để đánh giá (hoặc cũng có thể đánh giá một cách cảm tính), bạn có thể sử dụng chỉ số CPL trung bình của ngành, tức giữa các doanh nghiệp hiện đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự như bạn để đánh giá.

Giả sử nếu CPL trung bình của ngành là 10 đồng, và chỉ số của bạn là 15 đồng, về cơ bản, bạn có thể rút ra kết luận là chi phí của bạn quá cao hay bạn đang làm việc chưa hiệu quả.

Benchmark trong một số lĩnh vực khác như tài chính hay công nghệ thông tin (IT).

Ngoài khái niệm chung về Benchmark nói trên, Benchmarks cũng có thể được hiểu theo những cách khác trong lĩnh vực tài chính hay công nghệ thông tin.

Trong lĩnh vực tài chính hay thị trường chứng khoán, Benchmark có thể được xem như là giá của một phiếu nào đó, hoặc tỷ lệ lãi suất của một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó, sau đó chỉ số này sẽ được sử dụng để so sánh với các mức giá tương ứng của các cổ phiếu khác hay ngân hàng khác.

Ví dụ, khi Benchmark được sử dụng như là giá cả: Trong năm 2022, giá bán tiêu chuẩn (Benchmark Price) cho một tấn dầu là 100 USD.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Benchmark có thể được xem như là một chương trình máy tính dùng để đo lường chất lượng và tốc độ của một phần mềm (software) hay phần cứng (hardware) nào đó.

Ví dụ, khi Benchmark được sử dụng như là điểm tiêu chuẩn đánh giá: Bài kiểm tra tiêu chuẩn (Benchmark Test) cho thấy rằng, các máy tính mới mua không nhanh hơn bao nhiêu so với các máy tính cũ.

CPU Benchmark là gì?

CPU benchmark là những bài kiểm tra được xây dựng với mục đích đẩy mạnh hiệu suất hoạt động của thiết bị công nghệ lên mức tối đa nhằm mục tiêu thấy được giới hạn sức mạnh mà thiết bị đạt được.

Nhờ thúc đẩy hiệu năng đến mức cao nhất, chỉ số CPU benchmark được xem là công cụ để đo sức mạnh phần cứng thay vì buộc người dùng phán đoán dựa trên thông số kỹ thuật.

Một số điểm chính cần nắm với thuật ngữ Benchmark là gì?

Benchmarks của một số mạng xã hội
Một số điểm chính cần nắm với thuật ngữ Benchmark là gì?
  • Benchmark là một thước đo tiêu chuẩn dùng để đo lường hiệu suất của một thứ gì đó.
  • Trong lĩnh vực đầu tư, chỉ số thị trường (Market Index) có thể được sử dụng làm Benchmark để đánh giá hiệu suất của các danh mục đầu tư.
  • Tùy thuộc vào từng chiến lược hoặc nhiệm vụ hay bối cảnh cụ thể, Benchmark có thể được tính toán theo những cách khác nhau.
  • Việc chọn Benchmark hay điểm tiêu chuẩn thích hợp là rất quan trọng, vì các sai số hay đánh giá sai có thể xảy ra nếu chọn sai Benchmark.

Thấu hiểu khái niệm Benchmark trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù là khái niệm mang tính tương đối và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hay bối cảnh khác nhau, Benchmark chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế hay kinh doanh nói chung.

Trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, Benchmark là các chỉ số được tạo ra bằng cách tập hợp nhiều tổ chức hay loại chứng khoán đại diện cho một số khía cạnh của tổng thị trường.

Benchmark cũng được tạo ra cho nhiều loại tài sản khác nhau. S&P 500 và Dow Jones Industrial Average là hai trong số các Benchmark có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán (của Mỹ và toàn cầu).

Đối với các nhà đầu tư cá nhân, việc xác định và thiết lập một Benchmark làm điểm chuẩn đánh giá hay so sánh là một khía cạnh rất quan trọng mang tính chất quyết định đến mức độ thành công của họ.

Chẳng hạn nếu giá của một loại cổ phiếu nào đó cao hơn cả mức giá chuẩn trung bình, đây dường như không phải là một cơ hội đầu tư tốt.

Ngoài các Benchmark truyền thống đại diện cho các đặc điểm của thị trường như vốn hóa lớn, vốn hóa trung bình, vốn hóa nhỏ, tốc độ tăng trưởng hay giá trị.

Các nhà đầu tư cũng sẽ cần tìm kiếm và đánh giá các chỉ số tiêu chuẩn khác như xu hướng thị trường, tỷ lệ chia cổ tức hay xu hướng ngành trước khi ra các quyết định cuối cùng.

Benchmark được áp dụng cho những ngành nào.

Như đã phân tích ở trên, Benchmark là khái niệm mang tính tương đối và mang những hệ số hay ý nghĩa khác nhau trong các ngành hay bối cảnh khác nhau.

Benchmark có thể được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, marketing, hay bất cứ hoạt động nào cần đánh giá mức độ hiệu quả dựa trên các chỉ số tiêu chuẩn chung (thay vì tự đánh giá với các chỉ số tự chọn).

Benchmarking là gì?

Benchmarking chính là động từ của từ gốc Benchmark.

Trong phạm vi kinh doanh, Benchmarking là khái niệm dùng để mô tả một quá trình đo lường hiệu suất (hoặc nhiều hệ số khác) của các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình của một doanh nghiệp này so với các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình của một doanh nghiệp khác được coi là tốt nhất trong ngành.

Benchmarking hay các điểm Benchmark được sử dụng để nhận diện các cơ hội cải tiến của một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó.

Bằng cách nghiên cứu các doanh nghiệp có hiệu suất vượt trội, phân tích những gì đã giúp họ có được các hiệu suất đó, một doanh nghiệp khác có thể tìm ra được những chiến lược phát triển và tối ưu mới, những thứ có thể giúp họ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Đó có thể là cập nhật các tính năng sản phẩm mới, thay đổi hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM) mới hay nhiều hành động khác.

Quy trình thực thi Benchmarking.

Khi đã hiểu được Benchmark là gì và nó được ứng dụng như thế nào, doanh nghiệp có thể muốn tiến hành thực thi quá trình này (Benchmarking), dưới đây là một số bước bạn có thể tham khảo để bắt đầu.

  • Chọn một sản phẩm, dịch vụ hoặc chỉ số tiêu chuẩn để so sánh.
  • Xác định những doanh nghiệp (thương hiệu) tốt nhất trong phân khúc mà doanh nghiệp đang theo đuổi hay chọn những chỉ số tốt nhất có được từ các doanh nghiệp tốt nhất.
  • Thu thập thông tin về hiệu suất nội bộ hoặc các chỉ số liên quan.
  • So sánh dữ liệu từ các phía để xác định các khoảng trống trong hiệu suất.
  • Áp dụng các quy trình và chính sách được cho là tốt nhất.

Benchmarking cuối cùng sẽ chỉ ra những thay đổi nào mà doanh nghiệp nên thực hiện để tạo ra sự khác biệt (USP).

Benchmark được tính toán theo công thức nào hay một số công thức tính Benchmark phổ biến là gì?

Benchmark được tính toán theo công thức nào hay một số công thức tính Benchmark phổ biến là gì?
Benchmark được tính toán theo công thức nào hay một số công thức tính Benchmark phổ biến là gì?

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể bạn có thể tính toán Benchmark theo những cách khác nhau, dưới đây là một số cách đơn giản để bạn có thể tính toán Benchmark cho doanh nghiệp của mình.

  • Tính Benchmark dựa trên dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp.

Ví dụ: Để tính toán mức chi phí trung bình cần bỏ ra để có được một khách hàng mới (CAC), Cty A đã tính bằng cách chia trung bình tất cả các mức chi phí CAC mà Cty đã có trước đó. CAC càng được tối ưu thì CAC Benchmark càng chính xác và có lợi doanh nghiệp.

CAC Benchmark = (CAC của NV A + CAC của NV B + CAC của NV C)/3 = (100+200+300)/3 = 200.

  • Tính Benchmark dựa trên dữ liệu là chỉ số trung bình của ngành hay đối thủ.

Ví dụ: Để tính toán mức chi phí trung bình cần bỏ ra để có được một khách hàng mới (CAC), Cty A đã tính bằng cách lấy Benchmark trung bình của ngành (vào một thời điểm nhất định). Lưu ý: Benchmark này chỉ mang tính tương đối vì có các sự khác nhau về quy mô, thương hiệu…

CAC Benchmark = CAC trung bình của ngành = Ví dụ 0.064% là tỷ lệ tương tác trung bình với mỗi bài đăng trên Facebook năm 2022.

  • Tính Benchmark dựa trên dữ liệu kết hợp giữa đối thủ và doanh nghiệp.

Ví dụ: Để tính toán mức chi phí trung bình cần bỏ ra để có được một khách hàng mới (CAC), Cty A đã tính bằng cách chia trung bình giữa các chỉ số của ngành vs lịch sử doanh nghiệp.

Nếu CAC lịch sử của Cty A là 100 và CAC của ngành hay đối thủ là 50 thì CA Benchmark lúc này = (100 + 50)/2 = 75.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Benchmark.

  • Chỉ số Benchmark là gì?

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, Benchmark là những chỉ số mang tính tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp hay tổ chức có thể dựa vào đó để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động tương tự.

  • Có một chỉ số Benchmark chung nào đó mang tính đại diện hay không?

Câu trả lời phù hợp là KHÔNG. Tuỳ vào từng bối cảnh, chiến lược hay phạm vi, Benchmark có thể được tính toán theo những cách khác nhau hay mang những ý nghĩa khác nhau.

  • Benchmark Tiếng Việt là gì?

Trong tiếng Việt, Benchmark có nghĩa là điểm tiêu chuẩn, hệ số khuẩn, khung chuẩn hoặc những khái niệm tương tự.

  • Game (Gaming) Benchmark là gì?

Như đã phân tích ở trên, dù cho được sử dụng trong bất cứ bối cảnh nào, Benchmark dường như chỉ mang một ý nghĩa duy nhất đó là làm hệ số tham chiếu so sánh.

Trong Game, khi những người chơi game muốn đánh giá điểm số của một trò chơi bất kỳ, người ta sử dụng một chỉ số gọi là điểm chuẩn của trò chơi (Gaming Benchmark) dùng làm điểm tham chiếu cho những người chơi khác.

Để có được Benchmark tốt, một yêu cầu đặt ra là Benchmark đó phải được xây dựng dựa trên nhiều đợt lặp lại (thử nghiệm) có tính toán, tức không thể đưa ra Benchmark một cách ngẫu nhiên.

  • CPU Benchmark là gì?

CPU Benchmark là những bài kiểm tra được xây dựng với mục đích đẩy mạnh hiệu suất hoạt động của thiết bị công nghệ lên mức tối đa nhằm thấy được giới hạn sức mạnh mà thiết bị đạt được.

Nhờ thúc đẩy hiệu năng đến mức cao nhất, chỉ số CPU Benchmark được xem là công cụ để đo sức mạnh phần cứng thay vì buộc người dùng phán đoán dựa trên thông số kỹ thuật.

  • Laptop Benchmark (Benchmark máy tính) là gì?

Khi tiến hành thử nghiệm (Testing) hiệu suất của các thiết bị máy tính xách tay (Laptop), người ta sử dụng một bộ các điểm số tiêu chuẩn (Benchmark) để đánh giá xem một chiếc máy tính bất kỳ đang chạy và hoạt động (tốt – xấu) như thế nào.

Đối với người tiêu dùng, tức những người mua laptop, Benchmark khi này đóng vai trò như là công cụ giúp giảm bớt hoặc hạn chế rủi ro sau khi mua.

Nói cách khác, nó giúp đảm bảo rằng người tiêu dùng đang nhận được những chiếc máy tính xứng đáng với số tiền mà họ đang chi trả.

  • Performance Benchmark là gì?

Performance Benchmark là tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất ví dụ như hiệu suất làm việc của nhân viên, doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn đánh gia chung để đánh giá hiệu suất hay kết quả hoàn thành công việc của một nhân viên nào đó.

Tuỳ thuộc vào từng đối tượng (sự vật, hiện tượng…) cụ thể, Performance Benchmark mang những ý nghĩa hay chỉ số khác nhau.

  • Mục tiêu chính của điểm Benchmark là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, mục tiêu chính khi áp dụng các điểm Benchmark là đánh giá hiệu suất hay kết quả một cách khách quan và chính xác.

Thay vì tổ chức tự đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá mang tính chủ quan cá nhân thiếu chính xác, việc dựa trên Benchmark sẽ khách quan hơn vì nó là điểm tham chiếu trung bình chung (của ngành).

  • Competitor Benchmark là gì?

Là điểm benchmark của đối thủ, các doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ số này của đối thủ để so sánh với hiệu suất của doanh nghiệp mình (trong từng hạng mục cụ thể).

  • Benchmark rate là gì?

Benchmark rate là Tỷ lệ điểm chuẩn. Là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế mà cụ thể là ngân hàng, Benchmark rate hay còn được gọi là reference rates có nghĩa là lãi suất tham chiếu.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của MarketingTrips về các kiến thức nền tảng xoay quanh thuật ngữ Benchmark, từ khái niệm, công thức tính, đến các ứng dụng của Benchmark trong từng lĩnh vực khác nhau bao gồm cả Benchmark trong Marketing.

Dù cho bạn đang làm việc trong lĩnh vực hay vị trí cụ thể nào, dù là Marketing hay các ngành khác, việc đánh giá hiệu suất hay mức độ hiệu quả dựa trên một chỉ số mang tính tiêu chuẩn chung (Benchmark) là điều hết sức cần thiết.

Bằng cách hiểu bản chất thực sự của Benchmark là gì hay quá trình thực thi phân tích nó (Benchmarking) như thế nào, bạn sẽ sớm tìm ra được những chiến lược mới để tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh của mình (hoặc ít nhất bạn cũng có thể hiểu được một chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) như thế nào là hiệu quả hay không hiệu quả).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Nghiên cứu: Xu hướng và Benchmarks hiệu suất quảng cáo của Facebook và Instagram

Instagram dường như là ứng dụng phổ biến hơn, trong khi Facebook có nhiều người dùng hơn – vậy nền tảng mạng xã hội nào của Meta mang lại cho thương hiệu nhiều lợi nhuận nhất thông qua quảng cáo.

Nghiên cứu: Xu hướng và Benchmarks hiệu suất quảng cáo của Facebook và Instagram
Source: HubSpot

Theo một nghiên cứu mới nhất từ Socialinsider đã phân tích hơn 137.000 chiến dịch quảng cáo trên Facebook và Instagram để tìm hiểu xem đâu là những chỉ số tiêu chuẩn (benchmark) đối với hiệu suất quảng cáo và xu hướng chính trên nền tảng.

Mặc dù kết quả của các chiến dịch thường sẽ bị ảnh hưởng từ nhiều biến số khác nhau, tuy nhiên dựa trên những dữ liệu cụ thể ở đây, bạn cũng có thể có những cái nhìn thực tế hơn (hoặc cũng có thể sử dụng để so sánh) về các chiến dịch của mình.

Một số phát hiện chính bao gồm:

  • Vị trí nguồn cấp dữ liệu (feed placement) trên Facebook là vị trí tốt nhất để thúc đẩy lưu lượng truy cập quảng cáo.
  • Quảng cáo trên mục ‘Stories’ của Instagram có tỷ lệ CTR (nhấp chuột) cao nhất.
  • Các thương hiệu đã đầu tư vào quảng cáo trên Instagram vào năm 2021 nhiều hơn 8,69% so với năm 2020.

Một số chỉ số bechmarks quan trọng khác bao gồm:

  • Chi phí quảng cáo trên Instagram đắt đỏ hơn nhiều so với quảng cáo Facebook, giá CPC trên Instagram cao gấp đôi so với Facebook.
  • Nguồn cấp dữ liệu (feed) trên Instagram có giá CPC cao nhất là 1.86 USD và CPM là 7.27 USD. Tuy nhiên, tỷ lệ tương tác trên Stories là cao nhất với CTR là 0.76%.
  • Với các quảng cáo hướng tới mục tiêu chuyển đổi, Facebook Ads vẫn là “thiên đường” với CTR trung bình là 3.05% trong khi Instagram chỉ là 0.67%.
  • Nguồn cấp dữ liệu (feed) là nơi được đầu tư hiển thị quảng cáo nhiều nhất trên Facebook với CPM cao nhất là 5.18 USD và CTR cao nhất là 4.7%.
  • Các quảng cáo trên Stories của Facebook có giá CPC cao nhất với 0.55 USD, nhưng lại có CTR thấp nhất chỉ với 0.09%.

Bạn có thể xem chi tiết nhiều hơn các số liệu tại: Facebook and Instagram Benchmarks

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen