Skip to main content

Thẻ: Black Friday

Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday

Người Mỹ ngày càng nhạy cảm với giá cả và tận dụng tối đa dịp Black Friday mới đây để mua hàng giảm giá, đặc biệt là khi mua trực tuyến. Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday.

Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday
Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday

Báo cáo mới nhất của Adobe Analytics cho biết chi tiêu trực tuyến tại Mỹ trong ngày Black Friday mới đây đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên kỷ lục 9,8 tỷ USD. Điều này càng cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến giá cả, muốn chi tiền cho các món giá hời nhất và thích săn hàng giảm giá trên mạng.

“Một năm qua, chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng ngày càng chi tiêu có chiến lược. Họ muốn tận dụng các dịp lễ lớn để tối đa hóa số tiền được giảm”, Vivek Pandya – nhà phân tích hàng đầu tại Adobe Digital Insights cho biết.

Con số trên cũng cho thấy người Mỹ hiện sẵn sàng móc hầu bao hơn so với năm 2022 – thời điểm giá lương thực và khí đốt ở mức cao kỷ lục.

Pandya cho biết 5,3 tỷ USD chi tiêu đến từ mua sắm qua điện thoại. Ông nhận xét những người có ảnh hưởng lớn (influencer) và việc truyền thông trên mạng xã hội đã giúp người dùng thoải mái chi tiêu hơn trên thiết bị di động.

Dù vậy, người mua vẫn rất nhạy cảm với giá cả. Họ đang thắt chặt chi tiêu do lạm phát và lãi suất cao. Theo khảo sát của Adobe, 79 triệu USD doanh thu trực tuyến dịp Black Friday là đến từ dạng thanh toán “mua trước, trả sau” (BNPL). Con số này gấp đôi năm ngoái.

Cũng theo báo cáo, loại sản phẩm bán chạy nhất Black Friday là đồ điện tử, như TV, đồng hồ thông minh, máy chơi game. Trong khi đó, đồ sửa chữa nhà cửa bán khá chậm.

Adobe thu thập dữ liệu dựa trên phân tích 1.000 tỷ lượt truy cập các website bán lẻ tại Mỹ, 18 ngành hàng và hơn 100 triệu sản phẩm. “Tôi cho rằng mô hình bán hàng đã thay đổi, nhất là với trải nghiệm mua hàng truyền thống, như việc xếp hàng chẳng hạn”, Pandya cho biết. Người tiêu dùng “chủ động hơn” khi mua sắm online, vì rất dễ dàng so sánh giá để tìm ra nơi bán tốt hơn.

Adobe dự báo sức mua sẽ được duy trì suốt cuối tuần này và trong cả ngày Cyber Monday 27/11. Họ cho rằng người mua sẽ chi thêm 10 tỷ USD trong hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật và kỷ lục 12 tỷ USD trong ngày thứ Hai.

Dù vậy, người tiêu dùng có thể giảm chi trở lại về cuối năm, Pandya dự báo. Cyber Monday có thể là dịp cuối cùng người dân tăng chi cho các món đồ không thiết yếu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sau Lễ Độc thân, các sàn TMĐT chạy đua cho Black Friday

Không giống dịp sale Lễ Độc thân 11/11, chương trình khuyến mãi cùng ưu đãi cho ngày Black Friday của các sàn TMĐT có phần kém rầm rộ hơn.

Sau Lễ Độc thân, các sàn TMĐT chạy đua cho Black Friday
Source: Glamour

Lo ngại dịch bệnh còn phức tạp, Phương Linh – 24 tuổi, nhân viên văn phòng sống tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) – quyết định tránh xa các địa điểm tập trung đông người như siêu thị, trung tâm thương mại… Thay vào đó, để hòa vào không khí mua sắm dịp Black Friday, Linh chọn phương án săn sale trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).

“Mua trên sàn TMĐT vừa tiện lại tiết kiệm thời gian. Ngoài chương trình giảm giá của gian hàng, nếu biết săn sale, mã khuyến mãi, tôi còn nhận được các ưu đãi khác như miễn phí cước vận chuyển, hoàn tiền vào ví…

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm. Một số mặt hàng sau khi về tay thường không đúng kiểu dáng, tính năng như mô tả”, Linh chia sẻ.

Kết thúc Lễ Độc thân 11/11, nhiều sàn TMĐT lớn tại Việt Nam tiếp tục bắt tay lên kế hoạch, chạy nước rút cho ngày hội mua sắm lớn nhất trên thế giới – Black Friday.

Nhiều khuyến mãi “cũ”.

Theo ghi nhận của Zing, các chương trình giảm giá, khuyến mãi cũng như hoạt động quảng bá dịp Black Friday trên hệ thống sàn TMĐT không rầm rộ, đa dạng như Lễ Độc thân vừa qua. Song, các sàn TMĐT vẫn duy trì những ưu đãi đặc trưng như giảm giá nhiều mặt hàng từ 20-50%, săn voucher giảm giá sản phẩm hay cước vận chuyển.

Đối với Tiki, sàn TMĐT này triển khai chương trình “Tiki Black Friday – Câu chuyện của mùa sale” kéo dài từ ngày 23-27/11 với cao điểm vào ngày 26/11.

Mỗi ngày, Tiki trải dài sự kiện khuyến mãi khắp các ngành hàng như làm đẹp, sức khỏe, mẹ và bé, thời trang với “Thứ 4 rạng rỡ – Đại Tiệc Làm Đẹp”; ngành hàng xe máy, điện tử, điện gia dụng, nhà cửa, sách với “Thứ 5 Tiện Nghi với Top Thương Hiệu”.

Riêng ngày 26/11, sàn tung ra chương trình Giảm 50% sản phẩm thương hiệu, Coupon giảm 1,1 triệu đồng, Deal sốc 0 đồng, Deal đồng giá 1.000-x1.000 đồng và Freeship mọi nơi không giới hạn.

Ngoài ra, nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt, khuyến khích thanh toán trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh, Tiki triển khai các ưu đãi như giảm giá từ 50.000-300.000 đồng khi sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng, ví điện tử đối tác. Bên cạnh đó, khách hàng có cơ hội hoàn tiền lên đến 3 triệu đồng khi mua iPhone 13 series.

Tương tự, đối thủ của Tiki là Shopee cũng triển khai các hoạt động khuyến mãi kéo dài từ ngày 26/11 đến 29/11 nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong dịp Black Friday và Cyber Monday.

Sàn vẫn mang đến những ưu đãi quen thuộc như giảm giá hàng hiệu đến 50%, hoàn xu Xtra đơn từ 0 đồng hay freeship Xtra đến 70.000 đồng. Như thường lệ, người dùng có thể nhận được nhiều voucher mua sắm nếu săn sale vào những khung giờ như 0h, 9h, 12h, 21h.

Ngoài ra, khách hàng của Shopee có thể tiếp tục tham gia các hoạt động quay số đón sinh nhật của sàn với tổng giá trị giải thưởng 12 tỷ xu hoặc cơ hội trúng tiền mặt, xe hơi.

Theo dữ liệu của iPrice, tính riêng trong quý III/2021, lưu lượng truy cập trên website Shopee đạt 77,8 triệu lượt, đứng đầu thị trường TMĐT. Dự kiến, con số này còn tăng cao hơn nữa khi sàn đẩy mạnh hoạt động kích cầu mua sắm cuối năm.

Đối với Lazada Việt Nam, ngoài kế hoạch tập trung sale hàng hiệu, sàn còn tung ra nhiều ưu đãi hoàn tiền lên đến 12% trên mỗi sản phẩm và quà tặng độc quyền trong các khung giờ đặc biệt như 0-2h ngày 26/11 và 20-24h ngày 29/11.

Song song, Lazada phân phối thêm số lượng có hạn voucher với các mức chiết khấu khác nhau như giảm 30.000 đồng cho đơn từ 400.000 đồng, giảm 70.000 đồng cho đơn từ 800.000 đồng hay giảm giảm 150.000 đồng cho đơn từ 1,5 triệu đồng.

Đẩy mạnh sale ngành hàng thiết yếu.

Về thói quen mua sắm cuối năm của người dân, đa số sàn TMĐT ghi nhận xu hướng gia tăng chi tiêu đối với các ngành hàng thiết yếu trong gia đình. Đây cũng là nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh mới chỉ hạ nhiệt.

“Sàn ghi nhận nhu cầu mua sắm đa dạng và tiếp tục gia tăng từ người dùng, từ các sản phẩm thương hiệu lớn đến mặt hàng thiết yếu hàng ngày.

Những ngành hàng được người dùng Việt quan tâm nhất hiện nay là nhà cửa và đời sống; sức khỏe và sắc đẹp; điện thoại và phụ kiện… Chúng tôi sẽ đẩy mạnh ưu đãi ngành hàng này trong ngày Black Friday và Cyber Monday”, đại diện Shopee thông báo.

Trao đổi với Zing, đại diện Tiki cho biết người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch thói quen thông thường sang nhóm sản phẩm thiết yếu, đồng thời thắt chặt chi tiêu hơn sau thời gian giãn cách.

Tuy nhiên, trước nhu cầu chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, Tiki vẫn ghi nhận một số tín hiệu tăng trưởng rõ rệt đối với ngành hàng thời trang, làm đẹp, mẹ và bé…

Mặt khác, việc người dân thường xuyên ở nhà khiến mức chi dùng cho những sản phẩm, dịch vụ tại nhà tăng cao. Ngoài xu hướng tích trữ số lượng lớn theo lốc, lô, size to, người dùng còn đẩy mạnh mua sắm các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử phục vụ công việc tại gia.

Đối với Lazada, ngoài các nhóm ngành thiết yếu như bách hóa, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, sàn còn thúc đẩy nhóm ngành thời trang, công nghệ để đáp ứng điều kiện quay trở lại cuộc sống “bình thường mới” của người dân.

Để nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ của đối tác, nhiều sàn TMĐT xây dựng chính sách mới, qua đó tạo điều kiện hoạt động cũng như tháo gỡ những khó khăn về chi phí vận hành cho chủ gian hàng.

Theo Tiki, sàn đang triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ như miễn phí phí hoa hồng cho người bán thuộc ngành hàng thời trang đến hết quý I/2022, miễn phí phí thanh toán, miễn phí 3 tháng sử dụng mô hình lưu kho của Tiki, đồng thời ưu đãi đến 50% cho 3 tháng kế tiếp.

Tận dụng lợi thế công nghệ, một số sàn TMĐT như Tiki, Shopee còn đẩy mạnh phát triển giải pháp kinh doanh số nhằm tối ưu quyền lợi của người bán.

Nhiều sạn khi săn sale.

Mặc dù vậy, việc săn sale trên các sàn TMĐT vẫn tồn tại một số bất cập. Trên thực tế, nhiều người dùng phản ánh tình trạng sale ảo, tức giá sản phẩm sau khi sale không mấy chênh lệch so với giá bán ngày thường.

Chưa hết, nhiều gian thương cố tình đẩy giá sản phẩm trước ngày sale, sau đó giảm xuống hòng đánh lừa người dùng, bán giá cao hơn hoặc tương tự ngày thường.

Ở trường hợp khác, một số người bán lồng ghép sản phẩm có giá trị thấp vào mặt hàng chủ đạo, tạo hiệu ứng “chim mồi” để thu hút tương tác của người dùng, khiến họ dễ nhầm lẫn giá thành.

Ví dụ, sản phẩm “Giày Sneaker Jordan 1 Milan” trên sàn Shopee có giá dao động từ 56.778-237.250 đồng. Tuy nhiên, sau khi bấm vào, người dùng mới nhận ra sản phẩm trị giá 56.778 đồng thực chất chỉ là một đôi tất.

“Tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến. Cảm giác rất thất vọng khi mua phải những sản phẩm sale ảo, dần dần nó sẽ trở thành ác cảm cho người tiêu dùng mỗi khi bước vào mùa sale. Các chiêu trò đánh lừa tâm lý là một trong những nguyên nhân triệt tiêu cảm xúc hứng khởi mỗi khi mua sắm”, Phương Linh cho biết.

Theo đại diện Tiki, tình trạng giá giảm ảo đang là vấn đề nhức nhối chung của các sàn TMĐT. Nhằm khắc phục tình trạng này, Tiki đã áp dụng hệ thống phát hiện tự động để kịp thời sàng lọc người bán đẩy giá cao bất thường hoặc có dấu hiệu tăng giá gốc của hàng hóa.

Sàn Shopee cũng đưa ra chính sách xử lý vi phạm đối với trường hợp giá bán tăng bất hợp lý trước khuyến mãi. Theo đó, người bán không được tăng giá gốc sản phẩm một cách bất hợp lý trước khi tham gia khuyến mãi.

Sàn sẽ căn cứ vào lịch sử thay đổi giá và giá mặt hàng trước và trong đợt khuyến mãi. Nếu bị phát hiện, Shopee sẽ xóa sản phẩm đăng bán và phạt điểm trong hệ thống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Zing

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh

Một chương trình khuyến mãi của Starbucks vào ngày Black Friday là sai lầm về marketing mà các thương hiệu khác không nên phạm phải.

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh
Source: ShutterStock

Cũng giống như hầu hết các thương hiệu khác, Starbucks đã chạy một chương trình khuyến mãi vào ngày Black Friday (thứ sáu đen tối). Ưu đãi được đưa ra hết sức đơn giản: Nếu bạn mua một thẻ quà tặng kỹ thuật số (digital giftcard) trị giá ít nhất 20 USD, Starbucks sẽ tặng thêm cho bạn 5 USD tiền thưởng.

Một chiêu thức marketing không quá mới mẻ nhưng vẫn được nhiều thương hiệu (đặc biệt là các thương hiệu hàng tiêu dùng) sử dụng vì đơn giản là nó hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng quà tặng đơn giản cho khách hàng của mình, thẻ quà tặng tương tự như Starbucks có thể sẽ là một gợi ý hay.

Tuy nhiên trên thực tế, mọi thứ lại diễn ra theo một cách khác. Rất nhiều người đã mua thẻ quà tặng nhưng không nhận được tiền thưởng như lời quảng cáo mà thương hiệu đã đưa ra ban đầu. Nhiều người trong số đó đã tỏ ra rất thất vọng và không ít trong số họ bày tỏ sự tức giận của mình lên các nền tảng mạng xã hội.

Như bạn có thể thấy ở trên, thoạt đầu hay đọc lướt qua có thể khách hàng sẽ nghĩ là họ cứ mua thẻ quà 20 USD thì sẽ nhận được thêm 5 USD tiền thưởng, tuy nhiên khi xem kỹ thì ưu đãi được giới hạn ở “một lần cho mỗi khách hàng” và nó cũng chỉ có một số lượng (nguồn cung) nhất định.

Ngoài việc Starbucks quảng cáo về thẻ quà tặng và khuyến khích khách hàng mua thẻ thì trực tế có rất ít người nhận được số tiền cộng thêm vì số lượng nguồn cung đã hết.

Quan trọng hơn, và đây cũng chính là vấn đề chính, Starbucks vẫn tiếp tục quảng cáo ưu đãi này trên các nền tảng của mình ngay cả khi họ đã hết số lượng ưu đãi.

Đáng lẽ ra Starbucks không nên quảng cáo một ưu đãi “không có giá trị” hoặc ít nhất nếu họ muốn quảng cáo về thẻ quà tặng kỹ thuật số của họ thì họ cũng nên thông báo đến khách hàng rằng ưu đãi đã hết số lượng và họ cũng sẽ không được tăng thêm tiền thưởng.

Sau nhiều phàn nàn từ phía khách hàng và đây là phản hồi từ Starbucks:

“Ưu đãi từ thẻ quà tặng kỹ thuật số chỉ có giá trị khi nguồn cung hay số lượng ưu đãi vẫn còn, trong khoảng thời gian có hạn và giờ đây thì ưu đãi đã được bán hết.

Chúng tôi biết rằng một số khách hàng đã mua thẻ quà tặng tuy nhiên không nhận được tiền thưởng và chúng tôi thật sự xin lỗi vì điều này.”

Theo ý kiến của khách hàng, vì đa số họ là khách hàng “trung thành” của Starbucks và mục đích của họ với các ưu đãi không phải là vấn đề về tiền nên họ tỏ ra khá bức xúc với cách làm và xử lý của Starbucks.

Sai lầm của Starbucks đã làm cho khách hàng có những ấn tượng và trải nghiệm xấu về thương hiệu, và với các thương hiệu khác, bài học có thể rút ra là “Đừng bao giờ hứa những thứ mà bạn không thể giữ lời”.

Khách hàng luôn muốn nhận được những thứ ít nhất là bằng so với những gì mà họ đã kỳ vọng (tin tưởng) sẽ nhận được từ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Black Friday ‘đìu hiu’ – Các thiên đường mua sắm dồn sức cho Giáng sinh

Các cửa hàng từ Cartier cho tới Chanel trên phố Bond, London, thắp đèn mừng Giáng sinh và sẽ phục vụ socola nóng cho khách xếp hàng vào mua sắm.

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới khiến phần đông người tiêu dùng vẫn còn cảnh giác khi ghé thăm các cửa hàng. Cùng với đó, các lệnh hạn chế đi lại cũng sẽ làm giảm đi số lượng khách du lịch, những người sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để mua sắm vào thời điểm này trong năm.

Dù vậy, các cửa hàng xa xỉ vẫn đang nỗ lực hết sức mình. Những khung cửa sổ đã được trang trí theo chủ đề Giáng sinh trong nỗ lực có thể phần nào cứu vãn một mùa lễ quan trọng sau khi đại dịch Covid-19 tàn phá ngành bán lẻ trên khắp thế giới.

Dưới đây là hình ảnh thực tế tại một số thiên đường mua sắm nổi tiếng thế giới.

Phố Bond, London

Theo Katie Thomas, phó giám đốc tại New West End – tổ chức đứng sau 600 hãng bán lẻ, nhà hàng và khách sạn tại hay khu vực Phố Bond và Mayfair của London, “năm 2020 chắc chắn sẽ trở thành một trong những năm kinh hoàng nhất” đối với các thiên đường mua sắm xa xỉ nổi tiếng trên thế giới.

Thời gian qua, Phố Bond chịu tác động nặng nề do phụ thuộc vào du khách mua sắm nước ngoài cũng như việc không còn đông đảo nhân viên văn phòng làm việc ở khu trung tâm London. Lượng khách tới các cửa hàng tại đây đã giảm một nửa khi Anh tái áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại do dịch bệnh tái bùng phát vào đầu tháng này.

“Đây thực sự là một cơn lốc khủng khiếp”, Thomas khẳng định.

Dù vậy, các cửa hàng từ Cartier cho tới Chanel không thể đợi tới khi được mở cửa trở lại mới chuẩn bị cho mùa nghỉ lễ. Họ đã bắt đầu thắp đèn chào mừng Giáng sinh sớm hơn thường lệ. Các cửa hàng cũng cho biết, đến khi có thể mở cửa trở lại vào ngày 3/12, họ sẽ tổ chức một buổi biểu diễn với các ban nhạc kèn trống. Nhân viên cũng đang lên kế hoạch phục vụ socola nóng nếu khách phải xếp hàng chờ mua sắm.

Champs-Elysees, Paris

Dịch bệnh bùng phát trở lại khiến Pháp phải thực hiện đợt phong tỏa thứ hai, buộc các cửa hàng bán đồ không thiết yếu phải đóng cửa từ ngày 30/10.

“Nếu chúng tôi không được mở cửa trở lại vào ngày 1/12, tình hình sẽ cực kỳ nghiêm trọng”, Edouard Lefebvre, tổng giám đốc của ủy ban Comite Champs-Elysees – đại diện cho hơn 100 cửa hàng tại đại lộ Champs-Elysees, cho biết. Tuy nhiên, từ ngày 22/11, tổ chức này đã cho bật đèn mừng Giáng sinh trên phố Champs-Elysees, dù rằng buổi lễ khởi động phải thực hiện trực tuyến.

Vài năm nay, các cửa hàng trên đại lộ Champs-Elysees phải đối mặt nhiều biến động, bao gồm các cuộc tấn công khủng bố, đình công, bạo loạn sau các trận đấu bóng đá và bạo lực trong các cuộc biểu tình Áo vàng. Đợt phong tỏa lần thứ hai do dịch bệnh Covid-19 sẽ giáng thêm một đòn mạnh vào các cửa hàng tại đây.

Ginza, Tokyo

Vào thời điểm này hàng năm, Ginza, một trong năm quận mua sắm nổi tiếng nhất tại thủ đô Nhật Bản, thường sáng rực ánh đèn, khi các cửa hàng xa xỉ bắt đầu thắp đèn và trang trí rầm rộ. Khu phố đã trở thành một nơi không thể bỏ qua cho khách du lịch và các cặp đôi. Tuy nhiên năm nay, nhiều cửa hàng và các tòa nhà ở đây vẫn chìm trong bóng tối. Chính phủ Nhật đang áp dụng các lệnh hạn chế đối với du khách nước ngoài khiến lượng khách tới Ginza sụt giảm mạnh.

Để ứng phó với tình hình, Hiệp hội Phố Ginza dự định tổ chức một sự kiện rửa tay tại giao lộ chính của Ginza vào tháng 12. Theo người đứng đầu Hiệp hội Phố Ginza Eriko Takezawa, những người đi qua đây sẽ được tặng một chiếc khăn tay và phiếu giảm giá để mua sắm tại các cửa hàng gần đó. Hiệp hội này cũng sẽ thắp thêm đèn dọc trên các con phố để thu hút khách tới vui chơi và mua sắm.

Vịnh Causeway, Hong Kong

Trong giới bán lẻ, các chủ cửa hàng tại Hong Kong là những người chịu ảnh huởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 hơn ai hết. Hình ảnh dọc con phố chính tại Vịnh Causeway – nơi có giá thuê mặt bằng bán lẻ đắt nhất thế giới – cho thấy sức tàn phá của các cuộc biểu tình chống chính quyền và lệnh hạn chế phòng dịch Covid-19 đối với các cửa hàng suốt 18 tháng qua. Các cửa hàng của những thương hiệu như Tissot, Prada, Victoria Secret… giờ đây đều trong tình trạng đóng cửa.

Hy vọng được nhen nhóm khi du khách bắt đầu trở lại đây. Để kích cầu du lịch, Hong Kong đã thỏa thuận thiết lập “bong bóng du lịch” – một hành lang đi lại an toàn, cho phép du khách nhập cảnh mà không cần cách ly – với Singapore. Tuy nhiên, do số ca nhiễm Covid-19 tại Hong Kong tăng mạnh, hai bên đã quyết định dời thời điểm bắt đầu “bong bóng du lịch” lại hai tuần.

“Dường như điều tồi tệ nhất đã qua đi khi dịch bệnh và tình hình chính trị đã được kiểm soát. Thành phố đã sẵn sàng mở cửa trở lại”, Amrita Banta, giám đốc điều hành tại hãng tư vấn Agility Research của Singapore đã nhận xét như vậy trước khi có thông tin “bong bóng du lịch” bị hoãn.

Fifth Avenue, New York

Fifth Avenue vẫn là nơi có hai cửa hàng bách hóa sang trọng bậc nhất thế giới: Saks Fifth Avenue và Bergdorf Goodman. Tuy nhiên, số lượng các cửa hàng tại đây đã giảm dần vài năm gầy đây, bắt đầu bằng việc các cửa hàng của thương hiệu thời trang có tuổi đời hàng thế kỷ Henri Bendel và Barneys New York phải đóng cửa. Một vài mặt bằng đắc địa, bao gồm nơi từng là nơi đặt cửa hàng Ralph Lauren, giờ đây vẫn chưa tìm được khách thuê.

Các cửa hàng trên Fifth Avenue đang chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ có phần im ắng khi có rất ít, thậm chí hầu như không có khách du lịch qua lại trên con phố này. Dẫu vậy, họ vẫn sẽ cố gắng hết sức để mang lại sự sôi động cho kỳ nghỉ, ngay cả khi số ca mắc Covid-19 vẫn gia tăng ở New York.

Như mọi năm, Saks, Bergdorf và những cửa hàng thời trang xa xỉ như Dolce & Gabbana và Louis Vuitton đều trang hoàng bên ngoài cửa sổ theo chủ đề Giáng sinh. Theo Jerome Barth, chủ tịch Hiệp hội Fifth Avenue, một nhóm doanh nghiệp địa phương đang lắp đặt các tác phẩm nghệ thuật bằng đồ chơi ngoại cỡ, như gấu bông, bóng bay và con quay gỗ.

Những hoạt động chuẩn bị này diễn ra sau một mùa hè đầy biến động khi hàng loạt cửa hàng trên Fifth Avenue bị phá hoại trong các cuộc biểu tình sau vụ việc một cảnh sát ở thành phố Minneapolis giết chết người đàn ông da màu George Floyd. Sau đó, nhiều cửa hàng tại đây cũng đã chủ động che chắn bằng ván gỗ để đề phòng các cuộc biểu tình sau ngày bầu cử tổng thống 3/11.

Giờ đây, khi những khó khăn đã dần qua đi, các cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu sẵn sàng trở lại với hy vọng về một kết thúc tốt đẹp cho một năm 2020 đầy biến động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

UGC – 6 cách mà thương hiệu có thể tận dụng cho ‘Black Friday’ (P1)

‘Black Friday’ hay ‘Thứ sáu đen tối’  là một trong những sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm và nó đã đến.

UGC - 6 cách mà thương hiệu có thể tận dụng cho 'Black Friday' (P1)
UGC – 6 cách mà thương hiệu có thể tận dụng cho ‘Black Friday’ (P1)

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng số lượng người ưa chuộng mua sắm trực tuyến, có nghĩa là chúng ta sẽ thấy nhiều người mua sắm trực tuyến hơn năm nay so với năm ngoái.

Điều này mang lại cơ hội phong phú cho các thương hiệu để thu hút khách hàng mới và chuyển đổi người mua một lần thành khách hàng lâu dài.

Một trong những cách dễ nhất và mạnh mẽ nhất để xây dựng lòng tin và nuôi dưỡng khách hàng hiện tại là thông qua nội dung do người dùng tạo ra hay còn gọi là User Generated Content (UGC).

Tận dụng Black Friday này sẽ tạo ra sự hiện diện đích thực giữa thương hiệu của bạn với khách hàng mục tiêu.

Tại sao nội dung do người dùng tạo ra lại quan trọng vào Black Friday.

Hãy nghĩ về số lượng lớn các thương hiệu sẽ kêu gọi khách hàng của mình thực hiện một hành động gì đó vào ngày này.

Cùng với những khó khăn rõ ràng đã xảy ra trong năm nay đối với các nhà bán lẻ, ngày càng nhiều thương hiệu mở cửa hàng trực tuyến và thực hiện nghiêm túc chiến lược trực tuyến trong năm nay.

Nổi bật sẽ khó, nhưng cũng chưa bao giờ quan trọng hơn là đáng tin cậy – đặc biệt nếu bạn muốn tận dụng lợi thế của những người mua sắm trực tuyến mới, những người vốn thường nghi ngờ với tất cả mọi thứ ‘trực tuyến’.

UGC không chỉ thu hút người mua mới mà còn thu hút những khách hàng tích cực và trung thành nhất của bạn, điều này có thể ngay lập tức mang lại lợi thế cạnh tranh cho bạn.

Những người này là những người ủng hộ lớn nhất của bạn và người tiêu dùng có nhiều khả năng lắng nghe đồng nghiệp của họ hơn là chính các thương hiệu, đây là bước đệm quan trọng để thành công trong Ngày Thứ Sáu Đen Tối.

Sự tương tác đích thực do UGC thúc đẩy xây dựng lòng tin theo bản năng – chưa kể đến việc thu thập nội dung của khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với việc bạn tự tạo.

Về cơ bản, chia sẻ một loạt các câu chuyện ‘thô’ của khách hàng có thể sẽ có tác dụng tốt hơn (và tạo ra nhiều tiếng vang hơn) so với việc chăm chỉ tạo ra một phần nội dung được trau chuốt kỹ lưỡng để chia sẻ đi chia sẻ lại nhiều lần.

Cách tận dụng UGC vào Thứ Sáu Đen Tối

1. Tạo Hashtag (#) được chỉ định để thu thập UGC

Thẻ Hashtag bắt đầu bằng # vẫn là một cách tuyệt vời để người mua sắm tìm thấy sản phẩm mà họ quan tâm. Chúng cũng rất hữu ích để tạo nguồn cấp dữ liệu nhỏ chứa nội dung khách hàng tập trung vào thương hiệu của bạn.

Hãy nhớ rằng, Thứ Sáu Đen Tối khuyến khích người mua sắm dùng thử các thương hiệu mới và mạng xã hội là nơi hoàn hảo để họ khám phá các sản phẩm mới và các ưu đãi đáng kinh ngạc.

Khai thác loạt hoạt động xã hội này bằng cách tạo thẻ Hashtag dành riêng cho các hoạt động chính của bạn hoặc thậm chí cho các sản phẩm cụ thể (như các sản phẩm bán chạy nhất của bạn).

Càng nhiều lần người tiêu dùng nhìn thấy thẻ hashtag tức bắt đầu bằng # của bạn xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của họ, họ càng tò mò hơn – điều đó có nghĩa là có nhiều khả năng họ sẽ truy cập trang web của bạn để xem bạn đang nói gì.

Khuyến khích người mua sắm sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trước ngày Thứ Sáu Đen Tối bằng cách chia sẻ kinh nghiệm trước đây của họ với thương hiệu của bạn và tiếp tục khuyến khích họ vào chính ngày đó. Càng nhiều khách hàng chia sẻ ảnh, bài đánh giá và câu chuyện của họ thì càng tốt.

Mẹo hàng đầu để tận dụng tối đa Hashtag vào Thứ Sáu Đen Tối của bạn:

  • Tiếp cận khách hàng hiện tại và mời họ chia sẻ trải nghiệm của họ bằng cách sử dụng thẻ bắt đầu bằng # được chỉ định của bạn.
  • Chọn một thẻ bắt đầu bằng # đáng nhớ nhưng cũng gắn liền với thương hiệu của bạn
  • Thêm thẻ bắt đầu bằng # của bạn vào email, hồ sơ trên mạng xã hội và các điểm nóng quan trọng khác để tối đa hóa sự xuất hiện của thẻ này vào ngày diễn ra sự kiện.

2. Chia sẻ UGC trên Social Media.

Khi thẻ hashtag của bạn đã thu hút được sự chú ý, bạn có thể bắt đầu quản lý UGC mà bạn đã nhận được và chia sẻ nó trên các kênh xã hội của mình.

Có nhiều khả năng khách hàng hiện tại và người mua tiềm năng mới của bạn sẽ trò chuyện trên phương tiện truyền thông xã hội trong Thứ Sáu Đen Tối để họ có thể tận dụng tối đa các giao dịch có sẵn.

Tận dụng điều này bằng cách xác định vị trí khách hàng của bạn.

Lưu ý bằng cách thường xuyên chia sẻ UGC – cho dù đó là ảnh, bài đánh giá hay video của khách hàng – suốt cả ngày để thu hút sự quan tâm và dư luận lan truyền.

Mẹo hàng đầu để chia sẻ UGC trên mạng xã hội:

  • Cảm ơn khách hàng đã chia sẻ UGC của họ và xin phép nếu bạn có thể sử dụng nó trước khi chia sẻ lại.
  • Truyền bá UGC trong nhiều ngày để tiếp cận khách hàng ở các múi giờ khác nhau và duy trì sự sống động.
  • Sử dụng một nền tảng để tìm, sắp xếp, nhận quyền và chia sẻ lại nội dung mà khách hàng đã đăng

3. Thưởng cho những khách hàng chia sẻ UGC

Ai không thích được thưởng? Sự thật là không có ai cả.

Khách hàng của bạn đã dành thời gian để tạo nội dung của riêng họ về sản phẩm và thương hiệu của bạn, điều ít nhất bạn có thể làm là nói lời cảm ơn.

Và, để phù hợp với tính chất tặng quà của Thứ Sáu Đen Tối, bạn có thể tiến thêm một bước nữa bằng cách đưa ra phần thưởng hấp dẫn cho những khách hàng chia sẻ ảnh và video của họ với bạn.

Điều này không chỉ mang lại “lời cảm ơn” rất xứng đáng mà còn khuyến khích những khách hàng chưa cung cấp UGC của riêng họ làm như vậy.

Bạn có thể quyết định rằng chiết khấu thêm cho những khách hàng chia sẻ UGC là phù hợp hoặc có thể bạn gửi cho họ một sản phẩm miễn phí để nói lời cảm ơn.

Mẹo hàng đầu để thưởng cho khách hàng chia sẻ UGC:

  • Theo tinh thần của Black Friday hay Thứ Sáu Đen Tối, hãy giảm giá cho những khách hàng để lại đánh giá hoặc chia sẻ ảnh sản phẩm.
  • Gửi email cho khách hàng hiện tại nêu bật phần thưởng mà họ có thể nhận được nếu tham gia.
  • Đừng dốc hết sức – một khoản giảm giá đơn giản hoặc một món quà nhỏ là đủ để khiến mọi thứ bắt đầu chuyển động rồi.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips