Skip to main content

Thẻ: cá nhân hoá

Cá nhân hóa nội dung trang web: Chìa khóa thành công của thương mại điện tử

Các yếu tố như sự tiện lợi, tương tác và trải nghiệm liền mạch đang nổi lên như một sự khác biệt giữa các không gian thương mại điện tử (eCommerce).

Cá nhân hóa trang web: Chìa khóa thành công của thương mại điện tử
Cá nhân hóa trang web: Chìa khóa thành công của thương mại điện tử

Có thể nói, thời điểm hiện tại là thời điểm tốt nhất để bạn trở thành một nhà bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử tại Đông Nam Á.

Khu vực đã và đang dẫn đầu thế giới về doanh số bán lẻ và tăng trưởng thương mại điện tử trong ba năm liên tiếp, được thúc đẩy bởi tỷ lệ sử dụng internet ngày một tăng, thói quen tiêu dùng thay đổi và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Chính vì vậy, khách hàng càng lúc càng có những lựa chọn sáng suốt và phù hợp hơn với sở thích của mình. Các yếu tố như sự tiện lợi, tương tác và trải nghiệm liền mạch đang nổi lên như những điểm khác biệt chính trong không gian thương mại điện tử.

Và khi sự cạnh tranh trong khu vực nóng lên, nhiều thương hiệu đang tận dụng dữ liệu và công nghệ để làm hài lòng khách hàng và giành được lòng trung thành của họ thông qua trải nghiệm được cá nhân hóa.

SỨC MẠNH CỦA CÁ NHÂN HÓA

Cá nhân hóa là động lực chính thúc đẩy một số thương hiệu thành công trên thế giới, bao gồm Netflix, Google và Spotify. Trong thương mại điện tử, quyết định của Amazon đưa ra các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa vào cuối những năm 1990 là một động thái thay đổi cuộc chơi giúp xác định lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

Gần gũi hơn, cá nhân hóa là dấu ấn của những người chơi thành công như Lazada và Shopee, những người điều chỉnh mọi thứ từ trang chủ đến giảm giá dựa trên vị trí và hành vi của khách hàng. Ngày nay, các nhà bán lẻ (Retailer) thuộc mọi quy mô có thể sử dụng cá nhân hóa trang web để mở khóa tiềm năng phát triển của họ.

Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trên trang web có thể giúp nâng cao sự hài lòng, tăng mức độ tương tác và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng. Dưới đây là một số kết quả đạt được khi sử dụng cá nhân hóa:

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: Cá nhân hóa trang web cho phép doanh nghiệp điều chỉnh nội dung, đề xuất và ưu đãi dựa trên sở thích và hành vi của từng cá nhân. Bằng cách cung cấp trải nghiệm có liên quan và được cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và thú vị hơn, khiến khách hàng có nhiều khả năng ở lại trang web, khám phá thêm và mua hàng nhiều hơn.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Bằng cách cung cấp cho khách hàng các đề xuất phù hợp với sở thích của họ, doanh nghiệp có thể tăng khả năng mua hàng và có khả năng tăng giá trị đơn hàng trung bình. Các kỹ thuật như định giá động hoặc khuyến mại kịp thời (sắp xếp hợp lý) có thể tạo ra sự cấp bách để hoàn tất giao dịch mua.

Nâng cao lòng trung thành của khách hàng và giá trị trọn đời: Khi khách hàng cảm thấy được thấu hiểu, họ sẽ trung thành với một trang web và tiếp tục mua hàng. Bằng cách tận dụng dữ liệu khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn dẫn đến doanh số bán hàng lặp lại và khuyến nghị truyền miệng.

Dữ liệu của bên thứ nhất: Cá nhân hóa trang web cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu của bên thứ nhất về sở thích của khách hàng. Trong thế giới ngày nay, với sự phát triển của các quy định về quyền riêng tư dữ liệu, những thông tin chi tiết như vậy là vô giá trong việc giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng của họ, xác định xu hướng và đưa ra quyết định sáng suốt.

CƠ HỘI TẠI ĐÔNG NAM Á

Khi cá nhân hóa trang web được ứng dụng vào trong thị trường Đông Nam Á, nó có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh đáng kể của các doanh nghiệp. Với trải nghiệm trang web được cá nhân hóa, các doanh nghiệp có thể trình bày nội dung và ưu đãi phù hợp với sắc thái và ngôn ngữ địa phương, mở rộng phạm vi thu hút khách hàng đồng thời thúc đẩy sự tương tác và tin tưởng.

Đông Nam Á cũng có dân số ưu tiên thiết bị di động đáng kể, với người dùng internet truy cập web chủ yếu thông qua điện thoại thông minh. Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm đáp ứng, tải nhanh và phù hợp với màn hình nhỏ sẽ có nhiều khả năng thu hút khách hàng thúc đẩy chuyển đổi hơn.

Cá nhân hóa trang web cũng cho phép các doanh nghiệp phục vụ các tùy chọn đa dạng trong khu vực. Ví dụ, các thị trường Đông Nam Á như Indonesia đang thúc đẩy nhu cầu về các tùy chọn Mua ngay Trả tiền sau (BNPL) khi mua sắm trực tuyến.

Bằng cách cung cấp các tùy chọn thanh toán được cá nhân hóa, các doanh nghiệp có thể giảm bớt các rào cản gia nhập và gặp gỡ khách hàng ở bất cứ đâu.

ĐƯA CÁ NHÂN HÓA VÀO VẬN HÀNH WEB

Công nghệ ngày nay đã cho phép một số trường hợp sử dụng để cá nhân hóa trang web, từ các biểu ngữ được cá nhân hóa có thể giúp đưa khách truy cập trang web mới đến các thông báo đẩy thu hút lại những khách hàng tiềm năng chưa mua hàng.

Trải nghiệm được cá nhân hóa đơn giản như cung cấp phần thưởng và khuyến mãi độc quyền cho các thành viên của chương trình khách hàng thân thiết.

Ở Đông Nam Á, việc cá nhân hóa trang web dựa trên các thuộc tính trong phiên của khách hàng, chẳng hạn như vị trí, loại thiết bị hoặc hành vi duyệt web có thể giúp các doanh nghiệp điều chỉnh nội dung và chức năng của trang web theo sở thích và nhu cầu đa dạng của khu vực.

Nội dung có liên quan và được bản địa hóa có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tạo niềm tin trên khắp các khu vực địa lý, trong khi các ưu đãi và giảm giá sản phẩm được tùy chỉnh có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Các ứng dụng gần như vô tận và cơ hội để cá nhân hóa trang web mở ra sự phát triển thương mại điện tử ở Đông Nam Á cũng vậy. Trong bối cảnh những người chơi trong nước và quốc tế đang tranh giành thị phần, việc áp dụng các kỹ thuật cá nhân hóa sẽ tạo ra sự khác biệt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Facebook đề cao giá trị của cá nhân hoá quảng cáo trong chiến dịch mới

Sau những tác động của bản cập nhật ATT của Apple dành cho iOS, khi các nhà quảng cáo phải đối mặt với những thách thức về thu thập dữ liệu, Facebook vừa có những động thái mới nhằm mục tiêu hỗ trợ các nhà quảng cáo.

Facebook đề cao giá trị của cá nhân hoá quảng cáo trong chiến dịch mới
Facebook đề cao giá trị của cá nhân hoá quảng cáo trong chiến dịch mới

Theo báo cáo thu nhập gần đây nhất của Meta (công ty mẹ Facebook), nền tảng này cho biết cập nhật của Apple có thể thổi bay khoảng 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo của Facebook trong năm 2022.

Nhằm mục tiêu nhấn mạnh sức mạnh của các quảng cáo cá nhân hoá, đồng thời nhắc lại những ảnh hưởng tới Facebook sau thay đổi của Apple, Facebook vừa tung ra chiến dịch quảng cáo mới.

Nằm trong loạt bài về chủ đề ‘Good Ideas Deserve To Be Found’, video quảng cáo đầu tiên của Facebook ở trên đang tìm cách thể hiện giá trị của các quảng cáo được cá nhân hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời cách các nhà quảng cáo có thể kết nối doanh nghiệp của họ với những khách hàng lý tưởng nhất.

Theo giải thích của Meta:

“Trong khi đại dịch đã làm ảnh hưởng đến phần lớn các doanh nghiệp ở mọi ngành hàng và quy mô khác nhau, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhất.

Khảo sát về trạng thái doanh nghiệp nhỏ toàn cầu gần đây nhất của Meta cho thấy 20% doanh nghiệp nhỏ trên khắp thế giới vẫn chưa hoạt động trở lại đến tháng 1 năm 2022.

Các quảng cáo được cá nhân hóa (Personalized Ads) là cứu cánh cho các doanh nghiệp nhỏ trong đại dịch, giúp họ tìm kiếm khách hàng mới và tăng trưởng khi mọi người rất khó để có thể gặp nhau trực tiếp.

Trên thực tế, 74% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs, SMEs) sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa báo cáo rằng những quảng cáo này rất quan trọng đối với sự thành công của công việc kinh doanh của họ.”

Meta hy vọng rằng thông qua những thông tin này, người dùng sẽ không chọn cách từ chối theo dõi dữ liệu của các nhà quảng cáo khi sử dụng các ứng dụng của mình.

Trở lại năm 2020, trước khi Apple ra mắt bản cập nhật mới, Meta đã giải thích rằng:

“Chúng tôi hiểu rằng iOS 14 sẽ gây tổn hại cho nhiều nhà phát triển và nhà xuất bản vào thời điểm vốn đã rất khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ trở nên khó khăn hơn vì họ chủ yếu phụ thuộc vào quảng cáo để duy trì và phát triển.”

Ngoài chiến dịch kêu gọi mới, Facebook cũng đã chia sẻ một số mẹo mới để giúp các SMBs thay đổi trong bối cảnh thế giới quảng cáo kỹ thuật số đang chuyển mình đến một giai đoạn mới, đồng thời giúp giảm thiểu các tác động do Apple gây ra:

  • Facebook khuyên các SMBs nên tập trung sử dụng các quảng cáo ngắn, ưu tiên thiết bị di động để tăng mức độ tương tác trên Facebook và Instagram. Theo Facebook, người dùng di động của họ xem video lâu hơn gấp 5 lần hình ảnh tĩnh.
  • Facebook cũng gợi ý rằng các SMBs nên sử dụng Facebook Conversions API, công cụ có thể giúp tạo ra ‘một kết nối đáng tin cậy và an toàn hơn về quyền riêng tư của các dữ liệu marketing’. Conversions API của Facebook cho phép các nhà quảng cáo gửi thông tin về các hành động của khách hàng trực tiếp đến Facebook, bao gồm các sự kiện trên website, tại cửa hàng hoặc bất kỳ dữ liệu chuyển đổi nào khác ngoài Facebook.
  • Facebook cũng nói rằng quảng cáo tin nhắn (Click To Message Ads) cũng đã trở thành một phương pháp quảng cáo có giá trị để duy trì các kết nối trực tiếp với khách hàng trong thế giới hậu ATT. Bằng cách áp dụng định dạng quảng cáo này, các doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp các dịch vụ hay sản phẩm được cá nhân hóa và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng trong quá trình bán hàng.
  • Cuối cùng, Facebook cho biết các ‘Biểu mẫu tức thì’ (Lead Instant Forms) và các công cụ tạo khách hàng tiềm năng khác cũng có thể là một cách hiệu quả để thu thập dữ liệu của bên thứ nhất (first party data).

Nói tóm lại, theo quan điểm của Facebook, các thương hiệu hay nhà quảng cáo nên tương tác trực tiếp nhiều hơn với khách hàng, tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất để cá nhân hoá các quảng cáo đến họ, điều có thể giúp thương hiệu kết nối bền chặt hơn với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.

Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?

Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”

Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.

Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.

Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.

Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.

Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.

Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.

Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.

Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.

Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.

Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.

Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.

Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.

Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.

Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.

Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.

Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.

Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.

Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent  platforms).

Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.

Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”

Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.

Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.

Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?

Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”

Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.

Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.

Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.

Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.

Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.

Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.

Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.

Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.

Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.

Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.

Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.

Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.

Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.

Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.

Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.

Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.

Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.

Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent  platforms).

Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.

Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”

Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.

Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Sử dụng yếu tố cá nhân hoá để tạo ra những khoảnh khắc marketing

Dữ liệu và sự sáng tạo là chìa khóa chính để thương hiệu mang lại những trải nghiệm marketing với những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất cho khách hàng.

Sử dụng yếu tố cá nhân hoá để tạo ra những khoảnh khắc marketing
Source: istock

Bà Nina Butler, Giám đốc trải nghiệm của nền tảng quà tặng B2B Alyce cho biết:

“Marketing không còn đơn giản là việc thu hút sự chú ý, nó là về việc xây dựng những kết nối thực sự, những sự cộng hưởng cảm xúc và thúc đẩy hành động trong suốt hành trình của khách hàng.”

Nói cách khác, để các marketer có thể tạo ra những kết nối có ý nghĩa với khách hàng tiềm năng, họ phải tận dụng tối đa mọi hoạt động tương tác mà họ có được. Họ phải suy nghĩ về việc không chỉ là gợi nhớ mà còn phải tạo ra những khoảnh khắc cho họ.

Tiếp xúc nhiều hơn nhưng ít tính cá nhân hơn.

Trong thời kỳ đại dịch, hầu hết các sự kiện và cuộc họp đều được diễn ra trên môi trường số, và các tương tác của khách hàng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Nhưng sự chuyển đổi số này trong các mối quan hệ với khách hàng vốn đã được tiến hành nhiều năm trước năm 2020. Rủi ro của các mô hình chuyển đổi này là có quá nhiều điểm tiếp xúc và có quá ít tính cá nhân hoá.

Bà Butler cho biết: “Khi những công nghệ marketing (martech) tiên tiến và tự động hoá đã làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn, chúng ta cũng đang tìm kiếm và có nhiều sự lựa chọn hơn, và kết quả là nhiều điểm tiếp xúc được tạo ra hơn bao giờ hết.”

“Thật thú vị khi biết rằng, số điểm chạm trung bình ngày nay trong quá trình mua hàng đã tăng lên gấp ba lần trong vòng 15 năm. Và điều đó có nghĩa là những điểm chạm đang dần trở nên chung hơn và mang tính cá nhân hoá ít hơn”.

Khi khách hàng bị “tấn công thông tin” nhiều hơn, họ có nhiều khả năng trở nên chán nản và từ bỏ thương hiệu hơn. Trong khi đó, các quy định về quyền riêng tư cũng đang khiến việc kết nối với khách hàng đang trở nên khó khăn hơn.

Tạo ra những khoảnh khắc được cá nhân hoá – (Wow moments).

Trước bối cảnh hiện tại này, những người làm marketing ngoài việc phải nỗ lực để hạn chế việc khách hàng rời bỏ, họ cũng cần chủ động tạo nhiều cơ hội hơn cho khách hàng.

Trải nghiệm cá nhân là một trong những cách tiếp cận tới khả năng tăng trưởng có thể mở rộng thông qua các khoảnh khắc quan hệ cá nhân 1-1. Trải nghiệm cá nhân đơn giản là việc biến những điểm chạm đơn thuần thành các khoảnh khắc có nhiều ý nghĩa.

Vậy đâu là sự khác biệt giữa một lần chạm và một khoảnh khắc?

Khi thương hiệu tạo ra một lần chạm có nghĩa là họ tương tác với người mua theo những cách rất chung chung và không mang tính cá nhân, và điều đó có thể khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Những lần chạm về cơ bản không mang theo yếu tố cảm xúc.

Ngược lại, khoảnh khắc là sự tương tác giữa hai bên với sự cộng hưởng hay đồng điệu về mặt cảm xúc. Các khoảnh khắc vốn được “may đo” cho từng người mua.

Hầu hết những người làm kinh doanh đều hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng.

Vấn đề là không ít marketer đã bỏ qua tiềm năng của việc sử dụng dữ liệu để xây dựng những khoảnh khắc được cá nhân hóa cho khách hàng của họ.

Các khoảnh khắc được cá nhân hoá cho phép thương hiệu xây dựng các mối quan hệ bền vững và cuối cùng là ảnh hưởng đến sự tin tưởng của khách hàng, điều sẽ làm thúc đẩy lòng trung thành của họ.

3 yếu tố chính để tạo ra một khoảnh khắc.

Một khoảnh khắc được tạo ra từ 3 phần riêng biệt.

Sự phù hợp. Bạn cần thể hiện trong các hoạt động truyền thông rằng bạn hiểu vai trò của khách hàng và những thách thức cụ thể mà họ đang phải đối mặt.

Bạn có thực sự đưa ra những thứ phù hợp đến người đối diện hay không? Nó có thể giải quyết được những thách thức của họ không? Bạn có đang làm hấp dẫn họ với những điều họ đang quan tâm hàng đầu trong khoảnh khắc này không?

Tính liên quan. Tính liên quan sẽ làm tăng thêm những niềm khao khát khác mà khách hàng có bên ngoài những gì liên quan đến nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ.

Điều này có thể bao gồm các sở thích và hoạt động khác của khách hàng. Khi xây dựng những khoảnh khắc thực sự có ý nghĩa, bao gồm cả trải nghiệm trực tiếp hay trải nghiệm kỹ thuật số cho khách hàng, khoảnh khắc đó có thể liên quan đến một số niềm đam mê khác của khách hàng trong cuộc sống.

Tôn trọng. Đơn giản nó là sự đồng cảm với thực tế và tôn trọng những sở thích hay văn hoá của người mua. Đây cũng là thành phần quan trọng để tạo nên các khoảnh khắc đáng nhớ trong tâm trí của khách hàng.

Bằng cách cá nhân hóa phương pháp tiếp cận của bạn theo các kênh mà khách hàng có mặt và ưa thích, thông qua các điểm chạm được cá nhân hóa, hiểu những thách thức trong nghề nghiệp và niềm đam mê cá nhân của khách hàng, những người làm marketing có thể thu hút nhiều sự chú ý hơn và có nhiều cơ hội hơn trong bối cảnh mới này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần