Skip to main content

Thẻ: cookies

Google xoá cookies theo dõi trên Chrome cho khoảng 30 triệu người dùng toàn cầu

Google đang dần thay đổi cách các công ty theo dõi người dùng trực tuyến – động thái được cho là đã thực hiện trong nhiều năm. Đáng nói nhất phải kể đến sự thay đổi trong lịch sử ngành quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) trị giá 600 tỷ USD/năm: Ngừng hỗ trợ cookies – công nghệ giúp ghi lại hoạt động người dùng Internet để các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu.

Cụ thể, bắt đầu từ 4/1 (theo giờ Mỹ), Google đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm hạn chế cookies đối với 1% người sử dụng trình duyệt Chrome – trình duyệt phổ biến nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Đến cuối năm 2024, Google có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn cookies đối với tất cả người dùng Chrome.

Dự kiến có khoảng 30 triệu người dùng Chrome toàn cầu sẽ bị loại bỏ cookies trên trình duyệt của họ trong đợt này.

Người làm Marketing và công ty công nghệ quảng cáo đang cố gắng vượt qua ‘cơn bão’. Họ phàn nàn rằng Google – tập đoàn vừa giới thiệu các công cụ phần mềm được thiết kế để thay thế cookies chưa làm đủ để chuẩn bị tâm lý cho thị trường.

Theo Anthony Katsur, giám đốc điều hành của IAB Tech Lab, ngành công nghiệp quảng cáo vẫn chưa sẵn sàng trước thay đổi mang tính bước ngoặt. Ông bày tỏ quan điểm rằng Google nên cho mọi người thêm thời gian để thử nghiệm các công nghệ thay thế trước khi loại bỏ cookies. Ngoài ra, việc Google dự kiến cấm hoàn toàn cookies gần thời điểm bùng nổ quảng cáo quý IV được cho là vô cùng ‘tàn bạo’.

“Việc thực thi quyết định vào đúng thời điểm tạo ra doanh thu lớn nhất năm là một việc làm tồi tệ”, Katsur nói.

Theo các giám đốc điều hành của Google, nỗ lực loại bỏ cookies liên quan đến sự hợp tác sâu rộng với hệ sinh thái Internet. Nhiều bên đã thúc giục tập đoàn này hiện thực hóa thay đổi sau vô số lần trì hoãn, phần cũng nhằm mục đích tôn trọng quyền riêng tư người dùng.

“Chúng tôi tin tưởng vào toàn ngành trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi này”, Anthony Chavez, phó chủ tịch Google nói.

Được biết, những thay đổi của Google nhắm mục tiêu đến cookies của bên thứ ba. Quyết định này ban đầu sẽ chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ người dùng Chrome song sau cùng, hàng tỷ người dùng Internet sẽ nhìn thấy ít quảng cáo mang tính cá nhân. Những người ủng hộ cho rằng cookies bên thứ ba xâm phạm quyền riêng tư người dùng, khiến họ liên tục phải tiếp nhận quá nhiều thông tin quảng cáo không cần thiết.

Cuối thập kỷ trước, trình duyệt Firefox của Mozilla và Safari của Apple đã bắt đầu giới hạn cookies vì lo ngại quyền riêng tư người dùng bị xâm phạm. Google cũng nhen nhóm ý định vào năm 2020, song buộc phải trì hoãn quá lâu để giải quyết khiếu nại từ các hãng quảng cáo.

Ngoài ra, kế hoạch của Google cũng vấp phải vô số phản đối từ phía nhà môi giới quảng cáo dựa vào cookies để giúp bên tiếp thị nhắm mục tiêu khách hàng và theo dõi hiệu quả chi tiêu. Một số lo ngại những thay đổi này sẽ củng cố vị thế thống trị của công ty công nghệ bằng cách tập trung nhiều chức năng quan trọng hơn vào hệ trình duyệt.

Theo dữ liệu của Statcounter, Chrome chiếm 65% lưu lượng truy cập (traffic) Internet trên toàn thế giới. Độ phổ biến vì vậy gấp 3 lần so với Safari, trình duyệt được sử dụng rộng rãi tiếp theo.

Google mô tả những thay đổi trong tháng này là một thử nghiệm mang tính giới hạn. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh (CMA) hoàn toàn có quyền phủ quyết nếu kế hoạch gây tổn hại tới các doanh nghiệp khác.

Một số giám đốc điều hành cho biết hoạt động kinh doanh quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) sinh lợi của Google sẽ được hưởng lợi từ việc loại bỏ cookies. Tuy nhiên, thay đổi có thể làm giảm giá trị của quảng cáo trực tuyến, theo Bill Simmons, phó chủ tịch sản phẩm tại Trade Desk.

Đáp lại, đại diện Google cho biết mục tiêu chính của công ty là cải thiện quyền riêng tư của người dùng, đồng thời mang lại nhiều giá trị hơn cho các nhà quảng cáo. Những thay đổi trên sẽ đòi hỏi một số công ty phải làm lại hoặc tạo ra những sản phẩm mới.

“Hệ sinh thái bao gồm hàng nghìn công ty và họ sẽ tiếp tục phải thích ứng và tối ưu hóa theo thời gian”, đại diện Google cho biết.

Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng sự thay đổi mới sẽ khiến cả nhà quảng cáo và trang web hỗ trợ quảng cáo thất vọng vì gặp khó khăn trong việc nhắm mục tiêu (targeting) người dùng. Sự sụt giảm giá quảng cáo trong Firefox và Safari sau khi các trình duyệt này hạn chế cookies đã được lấy làm ví dụ minh chứng.

Criteo, bên thử nghiệm sớm các giải pháp của Google, nhận thấy cookies của bên thứ ba có hiệu quả nhắm mục tiêu người dùng cao gấp 5 lần so với một trong những giải pháp thay thế được Google đề xuất có tên Topics. Đại diện Google cho biết đã thực hiện một số thay đổi với Topics kể từ sau phát ngôn của Criteo để cải thiện tính hiệu quả của công cụ.

Hiện tại, Google đang bắt đầu thử nghiệm tính năng Bảo vệ Theo dõi với một nhóm nhỏ người dùng Chrome để các nhà phát triển có thể kiểm thử mức độ sẵn sàng cho một môi trường web không có cookies.

Người tham gia thử nghiệm tính năng Bảo vệ Theo dõi sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên và nếu được chọn, họ sẽ nhận được thông báo khi truy cập Chrome trên máy tính hoặc thiết bị Android.

Chỉ với thao tác đơn giản này, cookies của bên thứ ba sẽ bị hạn chế theo mặc định, giúp giảm thiểu khả năng bị theo dõi trên các trang web khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google công bố phương thức theo dõi mới mang tên Topics API thay cho Cookies

Google vừa chính thức thông báo tạm dừng FLoC, thay thế cách đo lường bằng cookies bằng Topics API.

Google công bố phương thức theo dõi mới mang tên Topics API thay cho Cookies

Topics API là một hệ thống mới giúp các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo theo sở thích (interest-based advertising) đến người dùng.

Topics được hoạt động bằng cách xác định chính xác các sở thích của người dùng theo các chủ đề khác nhau chẳng hạn như “Thể dục” hoặc “Du lịch” dựa trên hoạt động web.

Các trình duyệt theo đó sẽ lưu trữ các chủ đề này trong 3 tuần trước khi xóa chúng. Google nói rằng các danh mục được thu thập này “được lựa chọn hoàn toàn trên thiết bị của bạn” và không liên quan đến “bất kỳ máy chủ bên ngoài nào khác, kể cả máy chủ của Google.”

Theo thông tin từ Google, hiện có khoảng 350 chủ đề có sẵn trong phân loại quảng cáo của hệ thống (Google sẽ thêm mới nhiều chủ đề khác).

Các chủ đề này sẽ không bao gồm bất kỳ “danh mục nhạy cảm” nào như phân biệt chủng tộc hoặc giới tính. Và nếu bạn đang sử dụng Chrome, Google đang xây dựng các công cụ để cho phép bạn xem, xóa các chủ đề cũng như tắt tính năng này.

Bên trái là phương thức theo dõi người dùng bằng Cookies (cũ) và bên phải là theo Topics mới.

Trước Topics, Google từng công bố FLoC (Federated Learning of Cohorts – một kiểu theo dõi người dùng bằng phương pháp học tập liên kết giữa các nhóm người dùng nhỏ) có thể theo dõi người dùng dựa trên khái niệm cohort – đó là một nhóm nhỏ những người có các sở thích tương tự nhau.

Tuy nhiên, các nhà phê bình về quyền riêng tư cho rằng hệ thống này của Google có thể gây ra thêm nhiều rủi ro về quyền riêng tư, chẳng hạn như giúp các nhà quảng cáo dễ dàng nhận dạng bạn hơn bằng các dấu vân tay trên trình duyệt, một công cụ được các website sử dụng để lấy các thông tin cụ thể về thiết bị và trình duyệt của người dùng.

Khi nói đến hệ thống theo dõi mới Topics API, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cho biết: “Về cơ bản, Topics ít đáng sợ hơn so với FLoC. Nó sẽ cho phép những hệ thống theo dõi của bên thứ ba (third-party trackers) biết về loại trang web mà người dùng đang truy cập và nó có thể giúp các website hay nhà quảng cáo nhận dạng họ trên các thiết bị.”

Topics sẽ hoạt động bằng cách chia sẻ danh sách các sở thích của người dùng với nhà quảng cáo, nó có thể “cung cấp cho các hệ thống theo dõi một luồng thông tin mới khổng lồ mà họ có thể sử dụng để xây dựng hồ sơ hiểu biết về người dùng”.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Google Topics API tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.

Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?

Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”

Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.

Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.

Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.

Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.

Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.

Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.

Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.

Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.

Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.

Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.

Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.

Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.

Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.

Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.

Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.

Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.

Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.

Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent  platforms).

Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.

Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”

Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.

Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.

Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?

Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”

Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.

Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.

Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.

Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.

Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.

Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.

Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.

Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.

Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.

Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.

Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.

Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.

Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.

Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.

Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.

Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.

Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.

Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent  platforms).

Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.

Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”

Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.

Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google sẽ không còn theo dõi người dùng sau khi thay thế cookies của bên thứ ba

Theo đó, Google sẽ không tìm cách thay thế để theo dõi người dùng sau khi loại bỏ cookies của bên thứ ba.

Google đảm bảo với người dùng rằng sẽ không thay thế cookies của bên thứ ba bằng một giải pháp thay thế để theo dõi hoạt động website của người dùng.

Từ năm ngoái, Google đã thông báo rằng họ có ý định ngừng hỗ trợ cookies của bên thứ ba trong trình duyệt web Chrome của mình với lý do cần giải quyết những lo ngại ngày càng tăng của người dùng về quyền riêng tư của họ.

Người dùng đồng loạt chia sẻ quan điểm rằng rủi ro khi thu thập dữ liệu thông qua cookies của bên thứ ba lớn hơn nhiều so với lợi ích mang lại:

“Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu PewTrên. Thực tế, có 72% người dùng cảm thấy rằng hầu như tất cả những gì họ làm trực tuyến đều đang được theo dõi bởi các nhà quảng cáo, công ty công nghệ hoặc các công ty khác và 81% nói rằng rủi ro tiềm ẩn mà họ phải đối mặt do thu thập dữ liệu là rất lớn.”

Một câu hỏi được đặt ra cho Google là liệu họ có phát triển các giải pháp theo dõi người dùng thay thế như những công ty khác trong ngành công nghệ quảng cáo đang làm hay không.

Và câu trả lời cho những lo ngại đó là KHÔNG. Khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, Google sẽ không xây dựng thêm các giải pháp để theo dõi người dùng khi họ duyệt web.

Trong khi các nhà cung cấp khác sẽ tiếp tục cung cấp công cụ nhận dạng người dùng để theo dõi quảng cáo, Google cam kết rằng họ sẽ bảo vệ quyền riêng tư thông qua APIs ngăn chặn việc theo dõi cá nhân.

Theo dõi hoạt động trên website của người dùng không còn cần thiết để đạt được kết quả với quảng cáo kỹ thuật số (digital marketing), Google cho biết:

“Mọi người không cần phải chấp nhận việc bị theo dõi trên website để có được những lợi ích của quảng cáo có liên quan. Và các nhà quảng cáo không cần phải theo dõi từng người tiêu dùng trên website để nhận được lợi ích về hiệu suất của quảng cáo kỹ thuật số.”

Thay thế việc nhận dạng cá nhân bằng công nghệ bảo vệ quyền riêng tư.

Vào tháng 1, Google đã công bố chi tiết về cơ chế thay thế cookies có tên FLoC sẽ được thử nghiệm với các nhà quảng cáo trong Google Ads vào quý tới.

Trong tương lai, Google cam kết hỗ trợ các mối quan hệ của bên thứ nhất trên các nền tảng quảng cáo của mình, trong đó các đối tác quảng cáo có thể kết nối trực tiếp với khách hàng của họ.

Google hứa hẹn sẽ duy trì một trang website mở, nơi mọi người có thể truy cập một loạt nội dung có hỗ trợ quảng cáo khi biết quyền riêng tư của họ không bị xâm phạm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips