METUB, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo (Creator Economy – giúp các nhà sáng tạo nội dung kiếm tiền), vừa đảm bảo nguồn vốn mới từ một quỹ đầu tư tư nhân (PE) do Morgan Stanley Investment Management quản lý. Thông tin này được công bố trong hồ sơ pháp lý gần đây mà DealStreetAsia có được.
Cụ thể, North Haven Thai Private Equity, một quỹ PE tập trung vào thị trường tầm trung, đã đầu tư 15,5 triệu USD vào METUB. North Haven là một quỹ được thành lập bởi Morgan Stanley Private Equity Asia hợp tác với Bangkok Bank, đã huy động được 440 triệu USD vào năm 2018.
Theo hồ sơ nộp lên Cơ quan Quản lý doanh nghiệp và kế toán Singapore (ACRA), khoản đầu tư này là một phần trong vòng gọi vốn Series B của METUB. Nguồn tin nội bộ cho biết công ty có thể sẽ huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư khác trong vòng này.
Ngoài ra, hồ sơ cũng tiết lộ rằng North Haven đã mua lại cổ phần từ một cổ đông hiện hữu của METUB, đó là công ty kinh tế sáng tạo WebTVAsia của Malaysia. Theo dữ liệu từ DealStreetAsia, North Haven hiện là cổ đông lớn nhất của METUB.
METUB được thành lập vào năm 2014 bởi Hà Thị Tú Phượng và Steven Nguyen – được biết tới nhiều với vai trò CEO Luxstay. METUB hỗ trợ hơn 1.700 người sáng tạo nội dung tại Việt Nam phát triển cộng đồng và đa dạng hóa thu nhập trên nhiều nền tảng truyền thông. Các dịch vụ của METUB bao gồm sản xuất và phân phối nội dung, cũng như thực hiện các chiến dịch tiếp thị đối tác nội dung/người ảnh hưởng (influencer marketing).
Năm ngoái, METUB đã huy động được 6 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm Vertex Ventures Southeast Asia & India và Do Ventures.
Theo một báo cáo vào tháng 10/2023 của công ty nghiên cứu thị trường Cube Asia, ngành tiếp thị từ người ảnh hưởng đã đóng góp trực tiếp gần 11 tỷ USD vào tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ở Đông Nam Á vào năm ngoái.
Hơn 80% người tiêu dùng trong khu vực đã mua hàng được quảng cáo/giới thiệu bởi những người có tầm ảnh hưởng. Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có mức độ sử dụng mạng xã hội và nền tảng nội dung cao nhất trong khu vực, với sức ảnh hưởng lớn từ những người nổi tiếng và người có ảnh hưởng trong việc quảng cáo sản phẩm.
Bên cạnh METUB, các công ty khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã và đang tham gia vào lĩnh vực kinh tế sáng tạo, bao gồm Gushcloud (Singapore) và IDN Media (Indonesia).
Gần đây, nhiều công ty trong lĩnh vực này đã gọi vốn thành công, bao gồm Cult Creative (Malaysia), TipTip (Indonesia), Partipost (Indonesia), Ecomobi (Việt Nam) và Hiip (Việt Nam).
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua Google, Jack Koch, phó chủ tịch phụ trách về nghiên cứu và insights tại Cục Quảng cáo Tương tác (IAB), mới đây đã chia sẻ những phát hiện mới về vai trò của các nhà sáng tạo đối với chiến lược Marketing Mix, cách những nội dung từ nhà sáng tạo ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và hơn thế nữa. Trong năm 2024, khi nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) lại bước sang một trang mới, người làm Marketing nói chung cũng cần phải trang bị cho mình những nền tảng kiến thức cần thiết.
Về tổng thể, trong thời đại mà mức tiêu thụ video kỹ thuật số đang tăng với tốc độ chóng mặt, những nội dung do những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) sản xuất và chia sẻ đang tạo ra nhiều sức ảnh hưởng nhất định đến những cộng đồng đang theo dõi họ.
Qua sự phát triển này, có một yêu cầu đặt ra với những người làm Marketing là cần hiểu rõ hơn về tác động của người sáng tạo đối với thương hiệu và khách hàng của thương hiệu.
Các nhà sáng tạo đang đóng vai trò gì trong cuộc sống và thói quen truyền thông của người tiêu dùng ngày nay? Điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của ngành marketing? Và làm cách nào các nhà quảng cáo có thể tận dụng tối đa cơ hội của nền kinh tế sáng tạo trong bối cảnh mới?
Để làm rõ những vấn đề này, IAB cùng với Talk Shoppe trong một nghiên cứu đã có thể chỉ ra được cách mà nhà sáng tạo đang ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.
Nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động marketing của người sáng tạo có mức độ tin cậy rất cao: 89% nhà quảng cáo cảm thấy tích cực về quảng cáo bên cạnh nội dung của người sáng tạo và 92% đồng ý rằng nội dung do người sáng tạo sản xuất có thể được coi là “chất lượng”.
Trong khi đó, nghiên cứu về người tiêu dùng của IAB cũng tiết lộ rằng nội dung do người sáng tạo định hướng đóng một vai trò đặc biệt trong quyết định mua hàng và mối quan hệ với thương hiệu của người xem.
Dưới đây là một số điểm nổi bật nhất từ nghiên cứu mà marketer có thể tham khảo.
Mức tiêu thụ video kỹ thuật số đang ở mức cao nhất mọi thời đại, và một phần được thúc đẩy bởi người sáng tạo.
Những nội dung do người sáng tạo định hướng (Creator-driven content) không chỉ là một phần của sự phát triển nội dung số; nó đang dẫn đầu xu hướng nội dung số trên phạm vi toàn cầu.
Nghiên cứu người tiêu dùng của IAB cho thấy rằng trong khi mức tiêu thụ video kỹ thuật số nói chung đang gia tăng thì lượng khán giả xem nội dung do người sáng tạo tạo ra (sản xuất và định hướng) đang tăng nhanh hơn.
Trên thực tế, 39% người tiêu dùng đang xem nhiều nội dung do người sáng tạo sản xuất hơn so với một năm trước, so với 22% xem nhiều nội dung do các đơn vị khác sản xuất hơn trên các thiết bị và dịch vụ khác nhau.
Đối với các nhà quảng cáo, nội dung được định hướng bởi nhà sáng tạo hiện là yêu cầu cấp thiết cần có.
Thay vì các thương hiệu hay nhà quảng cáo tự sản xuất và truyền tải trực tiếp đến người xem, xu hướng đang diễn ra là tiền của nhà quảng cáo đang được “rót” vào lượng người xem (và xu hướng xem) của nhà sáng tạo.
Khi hành vi xem tiếp tục chuyển từ tuyến tính (onfline) sang kỹ thuật số (Online), chi tiêu của nhà quảng cáo đang tiếp tục tăng lên với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng.
Gần 1/2 số nhà quảng cáo cho biết họ liên tục phân bổ ngân sách cho hoạt động Content Marketing của nhà sáng tạo và 44% nhà quảng cáo có kế hoạch tăng cường đầu tư vào nội dung của người sáng tạo vào năm 2024, với mức tăng trung bình là 25%.
Cái gọi là nội dung chất lượng tất cả là về sự phù hợp cá nhân.
Trong thế giới của việc khai thác các phương tiện truyền thông (media buying), cái gọi là nội dung chất lượng thường gắn liền với những hình ảnh bắt mắt hay quá trình sản xuất công phu. Tuy nhiên, khi xem xét những gì người tiêu dùng thực sự đánh giá cao về nội dung video, khái niệm về chất lượng đang khác xa với những giả định truyền thống.
Trên thực tế, mọi người thấy nội dung video có giá trị nhất khi nó mang tính cá nhân và phù hợp. Như một người tiêu dùng đã chia sẻ: “Tôi coi trọng tính chân thực và tính liên quan như những đặc điểm chất lượng cao trong nội dung. Đối với tôi những điều này cũng quan trọng như chất lượng âm thanh và video vậy.”
Nội dung chất lượng không chỉ là sản xuất chất lượng cao. Người tiêu dùng coi trọng sự liên quan và sự gắn kết cá nhân.
Nghiên cứu cũng cho thấy người xem có nhiều khả năng đồng ý rằng nội dung do người sáng tạo tạo ra sẽ thu hút sở thích cá nhân của họ nhiều hơn, đưa ra chủ đề mà cá nhân họ quan tâm và có tính hấp dẫn cao so với nội dung do các thương hiệu hay đơn vị khác sản xuất.
Người sáng tạo có thể thúc đẩy tác động ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.
Nghiên cứu cũng đã đánh giá tác động của hoạt động Marketing cùng với nội dung do người sáng tạo và thương hiệu (studio) sản xuất ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.
Mặc dù cả hai loại nội dung đều có ảnh hưởng mạnh mẽ xuyên suốt, nhưng các quảng cáo được chạy xen kẽ và trong nội dung của người sáng tạo có tác động lớn hơn trong các giai đoạn quan trọng.
Sở dĩ có điều này là bởi vì người tiêu dùng cho biết rằng họ xem người sáng tạo để tìm hiểu về các sản phẩm và xu hướng mới, hưởng lợi từ kiến thức chuyên môn và những đánh giá trung thực của họ (hơn là từ các thương hiệu).
So với nội dung do studio sản xuất, người sáng tạo mang đến mức độ xác thực và tin cậy không thể tìm thấy ở nơi nào khác, đồng thời nội dung của họ cho phép người tiêu dùng hình dung sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày của họ theo cách gần gũi và dễ dàng hơn. Điều này giúp họ ra quyết định mua hàng nhanh hơn và tự tin hơn.
Như bạn có thể thấy, sức ảnh hưởng của các nội dung do nhà sáng tạo sản xuất và điều hướng là không thể phủ nhận.
Nội dung của người sáng tạo hiện đóng vai trò then chốt trong việc chuyển đổi các chiến lược Marketing. Vốn dựa trên các kết nối sâu sắc và cách tiếp cận sáng tạo, người sáng tạo tạo ra những câu chuyện hấp dẫn có khả năng thu hút và chuyển đổi, thúc đẩy tác động sâu sắc đến người tiêu dùng.
Khi bối cảnh truyền thông kỹ thuật số tiếp tục phát triển vào năm 2024, và khi nền kinh tế nhà sáng tạo đã trưởng thành thì các thương hiệu cũng có cơ hội phát triển tương ứng. Khi hợp tác với các nền tảng do người sáng tạo định hướng và khai thác các giải pháp quảng cáo của họ, thương hiệu có thể thúc đẩy hiệu suất và tác động ở cấp độ lớn hơn nhiều.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram đang sắp ra mắt một loạt các công cụ quản lý nhà sáng tạo mới trong Business Suite, công cụ này sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các Agency trong việc quản lý các nhà sáng tạo nội dung trên các ứng dụng của Meta.
Meta ra mắt công cụ mới trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) không ngừng tìm cách kiếm tiền từ những người xem của họ, với tư cách là nền tảng hay đơn vị quản lý các nhà sáng tạo, các Agency cần cung cấp nhiều tuỳ chọn hơn, dễ dàng kết nối hơn giữa nhà sáng tạo với các thương hiệu liên quan (nhà tài trợ).
Theo giải thích của Meta:
“Nhiều nhà sáng tạo phụ thuộc vào các Agency trong việc quản lý tài khoản của họ trên nhiều nền tảng khác nhau, điều này có thể cho phép họ tập trung vào thứ mà họ làm tốt nhất đó là sáng tạo nội dung. Chúng tôi nhận thấy rằng các công cụ có thể hợp lý hóa sự tương tác giữa nhà sáng tạo và Agency trên Facebook, giúp các Agency quản lý một cách hiệu quả các nhà sáng tạo trên quy mô lớn.”
Các công cụ quản lý người sáng tạo của Meta bao gồm nhiều chức năng chính như:
Quản lý quyền: Tìm kiếm các trang của người sáng tạo và gửi cho họ yêu cầu liên kết tài sản của họ với doanh nghiệp.
Quản lý quyền truy cập: Quản lý quyền truy cập ở cấp trang người sáng tạo bằng cách chỉ gán các quyền cần thiết cho từng người quản lý nội dung (Content Manager).
Liên kết doanh thu: Gửi yêu cầu tới các nhà sáng tạo để liên kết tài khoản thanh toán với các sản phẩm kiếm tiền cụ thể. Thu nhập được tạo ra sẽ được chuyển đến tài khoản thanh toán của Agency.
Nhập các kết nối hiện có: Di chuyển tài sản chung hiện có từ Trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager) sang Công cụ quản lý nhà sáng tạo (Creator Management Tools).
Chấm dứt các mối quan hệ đang diễn ra: Yêu cầu chấm dứt mối quan hệ hiện có với người sáng tạo.
Thông tin chi tiết về thu nhập: Nhận thông tin chi tiết về thu nhập trên trang của người sáng tạo để giúp họ định hình lại các chiến lược nội dung.
Khả năng quản lý như vậy trong các công cụ của Meta sẽ giúp các đại lý duy trì hợp tác kinh doanh trên các ứng dụng của Meta dễ dàng hơn nhiều, tạo điều kiện cho các mối quan hệ đối tác kinh doanh hợp lý và công bằng hơn nhiều.
Khi nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) được dự báo là sẽ không ngừng phát triển, Meta đang tìm nhiều cách hơn để hỗ trợ nhà sáng tạo hiện có và thu hút các nhà sáng tạo mới.
Bạn có thể xem thêm về công cụ mới của Meta tại đây.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
MIT vừa công bố báo cáo xu hướng phát triển của các nền tảng kỹ thuật số (Digital Platform) năm 2023 mới.
Trong bối cảnh hiện tại, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các nền tảng kỹ thuật số đã và đang làm thay đổi vĩnh viễn cách con người giao tiếp, giải trí, mua sắm, cộng tác và hơn thế nữa.
Trong tương lai, các hệ sinh thái đa kết nối (interconnected ecosystems) được kỳ vọng là sẽ tiếp tục để lại nhiều dấu ấn không thể xóa nhòa trong nền kinh tế tuần hoàn (interconnected ecosystems) và hoạt động sản xuất, ngay cả khi các doanh nghiệp hay tổ chức phải vật lộn với những thách thức như làm thế nào để tạo ra giá trị, các quy định và cả việc đối phó với những thông tin sai lệch.
Để có thể hình dung rõ hơn về cách các nền tảng kỹ thuật số và yếu tố công nghệ tác động đến bối cảnh kinh tế và giao tiếp nói chung, dưới đây là 5 xu hướng nền tảng kỹ thuật số năm 2023 từ MIT mà bạn có thể tham khảo.
1. Sự tích hợp ngày càng rộng của trí tuệ nhân tạo.
Vào năm 2023 này và xa hơn thế nữa, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục được mở rộng sang các nền tảng. AI sẽ là nền tảng để nâng cao khả năng mở rộng và tính linh hoạt, nâng cao khả năng ra quyết định, và cả sự cộng tác giữa con người và máy tính.
Một số nền tảng sẽ xây dựng và bán công nghệ AI dưới dạng dịch vụ (AI-TaaS) trong khi những nền tảng khác sẽ áp dụng AI để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của riêng họ.
Mặc dù có vô số cơ hội nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít các thách thức nghiêm trọng liên quan đến AI. Từ những thành kiến tiềm ẩn, những thách thức về nguồn lao động, sự phân bổ không đồng đều về lợi ích của AI đến cả nhiều rủi ro về tính bảo mật.
2. Sự phát triển của các nền tảng tuần hoàn.
Các chuyên gia khẳng định rằng các nền tảng sẽ đóng môt vai trò hỗ trợ quan trọng cho nền kinh tế tuần hoàn và các mục tiêu bền vững (sustainability) bằng cách cho phép trao đổi giữa sản phẩm và nguyên liệu cũng như hỗ trợ chuỗi cung ứng tập trung đến việc tái sử dụng, sửa chữa, thiết kế lại và tái chế.
Dưới đây là một số cơ hội của các nền tảng trong nền kinh tế tuần hoàn:
Trao đổi sản phẩm và nguyên vật liệu: Các doanh nghiệp trao đổi những vật liệu dư thừa hoặc chất thải có thể được tái sử dụng cho các trường hợp sử dụng khác.
Các thị trường hay nền tảng mua bán lại (resale marketplaces) đối với quần áo và các mặt hàng khác.
Các nền tảng chia sẻ tài sản như ô tô và không gian bất động sản để giảm công suất nhàn rỗi.
Mạng lưới nhà cung cấp tuần hoàn cam kết thực hiện các hoạt động như chương trình thu hồi và giảm chất thải.
Các nền tảng vận chuyển bền vững hướng tới mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và số quãng đường di chuyển.
3. Có nhiều quy định hơn cho các nền tảng.
Việc giám sát các nền tảng kỹ thuật số mà đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội sẽ tiếp tục là trọng tâm trong những năm tới.
Trong khi Mục 230 của Đạo luật về giao tiếp tại Mỹ năm 1996 quy định các nền tảng có quyền miễn trừ pháp lý đối với các nội dung do bên thứ ba đăng trên trang web hay ứng dụng của họ, cùng với đó là khả năng xóa hoặc chặn quyền truy cập.
Đạo luật về dịch vụ kỹ thuật số ở Liên minh châu Âu (EU) lại yêu cầu các nền tảng lớn phải tiến hành kiểm tra định kỳ và phải minh bạch, bao gồm cả việc chia sẻ các thuật toán (Algorithms) đề xuất của nền tảng. EU cũng buộc các công ty nền tảng phải chịu trách nhiệm nếu họ vi phạm các điều khoản dịch vụ đã nêu.
4. Sản xuất kết nối.
Mặc dù ngành sản xuất đã tụt hậu so với các ngành công nghiệp khác khi nói đến việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi.
Các dịch vụ dựa trên nền tảng (platform-based) mới đang tận dụng dữ liệu sản xuất để hỗ trợ vận hành nhà máy một cách thông minh hơn và dự báo cung-cầu cũng tốt hơn.
Phân tích dự đoán (Predictive analytics), được tích hợp AI bên cạnh đó lại có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu, nhu cầu bổ sung cũng như tính toán các rủi ro nếu có.
5. Sức mạnh ngày càng tăng của những người có ảnh hưởng và nền kinh tế nhà sáng tạo.
Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) hiện được ước tính trị giá khoảng 100 tỷ USD, chiếm tới 40% tổng ngân sách chi tiêu cho Digital Marketing.
Ngành này đang được thúc đẩy bởi các blogger và người dẫn chương trình video độc lập (MC/Host) đang kiếm tiền từ chính hoạt động của họ, một số khác lại tìm cách hợp tác với các nhãn hàng để tìm kiếm các cơ hội kiếm tiền.
Dù vậy, dưới sự phát triển của AI, khi các công cụ AI cũng có khả năng sáng tạo, thách thức sáng tạo cũng là một vấn đề lớn đối với các nhà sáng tạo (Content Creator) nói chung và người có ảnh hưởng (Influencer) nói riêng.
Các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard sẽ là “đối thủ” của các nhà sáng tạo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các công nghệ mới như Web3 hay Metaverse sẽ đóng những vai trò thiết yếu trong nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) nói chung và nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy) nói riêng.
Cũng như với bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ mang tính bùng nổ nào, chẳng hạn như internet hay eCommerce ở những năm 90, sự phấn khích, sự nghi ngờ, nhiều suy đoán hay thậm chí là các nhầm lẫn là những từ khoá cảm xúc chính.
Đối với những công nghệ mới nổi như Web3 hay vũ trụ ảo Metaverse, dường như cũng không nằm ngoài các xu hướng này, công nghệ mới đến, bên cạnh nhiều tổ chức tỏ ra hoài nghi hay hờ hững, một số khác không ngừng nỗ lực để trở thành các “Game-Changer”, những người đi đầu thực sự.
Bên cạnh các khoản đầu tư khổng lồ vào các công nghệ mới, vô số các công ty khởi nghiệp đang tìm cách gia nhập trị trường đáng giá hàng ngàn tỷ đô, đối với những nhà sáng tạo (Content Creator), quy mô và tiềm năng của Web3 mới là những điều hấp dẫn nhất.
Web3 là gì?
Trước khi tìm hiểu về tiềm năng của Web3 đối với nền kinh tế nhà sáng tạo hay với các nhà sáng tạo, bạn nên có những thông tin cơ bản nhất về Web3.
Theo định nghĩa từ IDC, Web3 là “một tập hợp các giao thức và công nghệ mở, bao gồm cả blockchain, nền tảng công nghệ đóng vai trò hỗ trợ việc sử dụng và lưu trữ những giá trị, tri thức và dữ liệu phi tập trung (decentralized) đáng tin cậy.”
Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung thông thường, định nghĩa này nghe có vẻ hơi “mơ hồ” vì nó mang tính kỹ thuật.
Bạn hiểu đơn giản là, Web3 sẽ mang đến cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn, mọi thứ sẽ minh bạch hơn, bạn có quyền riêng tư cao hơn, có quyền bảo mật, quyền sở hữu và sự tin tưởng tốt hơn trên không gian internet.
Cũng theo định nghĩa từ IDC, Web3 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mối liên kết những “người tạo ra” và những “người tiêu thụ”.
Nó sẽ cho phép các tương tác và giao dịch (mua bán) được diễn ra một cách liền mạch hơn, minh bạch và tiết kiệm chi phí hơn, tất cả những điều này đều là những yêu cầu tất yếu của nền kinh tế nhà sáng tạo.
Vấn đề lớn với các nền tảng tập trung (centralized platforms).
Ở bối cảnh hiện tại, tất cả các hệ sinh thái mà những nhà sáng tạo đang sử dụng đều hoàn toàn là tập trung.
Trong khi đối với một số nhà sáng tạo, họ cũng có thể kiếm được nhiều tiền nhờ các nền tảng này, cuối cùng, chính các nền tảng đó mới là bên được hưởng lợi thực sự.
YouTube là một ví dụ.
Theo dữ liệu từ Statista, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh thu quảng cáo trên toàn thế giới của YouTube đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, bất chấp những thành công này từ phía nền tảng, nhiều nhà sáng tạo trên YouTube không thể “trang trải” cho cuộc sống của họ.
Theo một báo cáo tháng 8 năm 2022, 97,5% YouTubers không kiếm được 12.140 USD, mức được cho là chạm mức nghèo tại Mỹ.
Công bằng mà nói, YouTube không phải là nền tảng duy nhất đang hiện hữu những điều này. Với hầu hết các nền tảng khác, phần lớn nhà sáng tạo phải vật lộn để kiếm sống.
Dữ liệu của Linktree tiết lộ rằng trong số 200 triệu người tham gia vào nền kinh tế nhà sáng tạo, chỉ 12% những người làm việc này toàn thời gian kiếm được hơn 50.000 USD mỗi năm. Dữ liệu cũng cho thấy rằng 46% nhà sáng tạo toàn thời gian kiếm được ít hơn 1.000 USD mỗi năm.
Trong khi toàn bộ các nội dung được tải lên nền tảng là từ người dùng và nhà sáng tạo, tất cả dữ liệu, doanh thu hay quyền lợi đều thuộc về phía doanh nghiệp sở hữu nền tảng.
Ở mặt ngược lại, Web3 cắt bỏ gần như toàn bộ những thứ trung gian và cho phép nhà sáng tạo kết nối trực tiếp với khán giả của họ, những người hâm mộ họ và phần lớn doanh thu có được sẽ thuộc về chính họ.
Về bản chất, ý nghĩa thực sự đằng sau các hệ sinh thái tập trung hiện tại là “nhà sáng tạo cứ thế nỗ lực tạo ra nội dung (Content) và nền tảng sẽ có thêm nhiều doanh thu”.
Web3 được thiết lập để thay đổi động lực internet hiện tại bằng cách cho phép nhà sáng tạo trực tiếp kiếm tiền từ các sản phẩm của họ mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.
Thúc đẩy Web3 cho nhà sáng tạo.
Chìa khóa chính để tận dụng Web3 với tư cách là nhà sáng tạo đó là bạn nên bắt đầu bằng việc tìm ra các nền tảng phù hợp. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải kiểm soát hoàn toàn các nội dung của bạn và doanh thu bạn kiếm được.
Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung như Mastodon và Diaspora cho phép nhà sáng tạo có toàn quyền sở hữu nội dung và danh tính của họ, đồng thời họ có thể kiếm tiền thông qua người hâm mộ chứ không phải là chỉ từ nhà quảng cáo.
Một đặc điểm khác của các nền tảng mạng xã hộikiểu mới này là nhà sáng tạo có thể sở hữu và mua bán xuyên nền tảng thay vì chỉ trên một nền tảng duy nhất.
Chúng ta đang ở những giai đoạn đầu của Web3. Và cũng như mọi công nghệ mới khác, nếu không có sự thích nghi sớm của các nhà sáng tạo và người hâm mộ của họ, mọi thứ có thể sẽ trở nên chậm hơn (và ít hưởng lợi hơn).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Creator Economy (Tiếng Việt có nghĩa là nền kinh tế nhà sáng tạo) như: Creator Economy là gì, những xu hướng chính của Creator Economy, Creator Economy có giá trị bao nhiêu và hơn thế nữa.
Creator Economy là gì? Creator Economy có nghĩa là nền kinh tế nhà sáng tạo. Kể từ khi yếu tố công nghệ phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác nhau từ kinh doanh đến cuộc sống, đặc biệt khi các nền tảng mạng xã hội trở thành nơi không chỉ là để giải trí mà còn để mua sắm và hơn thế nữa, khái niệm Creator Economy ra đời và không ngừng phát triển.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những số liệu đáng tham khảo nhất về Creator Economy.
Creator Economy được phân loại như thế nào?
Influencer là gì?
KOL là gì?
Content Creator là gì?
Tìm hiểu tổng quan về Creator Economy.
Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
Lịch sử hình thành khái niệm Creator Economy.
Những nhóm đối tượng chính hiện đang thúc đẩy Creator Economy.
Những xu hướng Creator Economy chính trong năm 2022 là gì?
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Creator Economy?
bên dưới là nội dung chi tiết:
Creator Economy là gì?
Creator Economy là khái niệm đề cập đến một nền kinh tế (Economy) nơi các nhà sáng tạo (Creator) thông qua sự hỗ trợ của các nền tảng hay phần mềm có thể kiếm tiền từ các sản phẩm sáng tạo của họ.
Các nền tảng hỗ trợ phổ biến nhất trong Creator Economy hiện nay đó là YouTube, Facebook, Instagram hay TikTok.
Ngoài thuật ngữ khá phổ biến là Economy (Nền kinh tế), theo từ điển Cambridge, Creator được định nghĩa là nhà sáng tạo, tác giả hay người xây dựng, những người có thể sản xuất hay tạo ra một thứ gì đó.
Theo cách định nghĩa của Adobe, Creator hay Nhà sáng tạo là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.
Tính đến năm 2024, Creator Economy có giá trị khoảng 120 tỷ USD với hơn 200 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu.
Creator Economy trong tiếng Việt có nghĩa là Nền kinh tế nhà sáng tạo.
Những số liệu đáng tham khảo nhất về Creator Economy.
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về Creator Economy, dưới đây là những gì bạn cần nắm:
Định giá quy mô thị trường toàn cầu của Influencer Marketing (một phần của Creator Economy) là 13,8 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với năm 2019. (Statista)
Trong số hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn thế giới, số nhà sáng tạo nghiệp dư (chiếm 92%) và nhà sáng tạo chuyên nghiệp (chiếm 8%). (SignalFire)
78% người tiêu dùng đã khám phá sản phẩm mới khi xem video của các nhà sáng tạo. (Statista).
Gen Y chiếm khoảng 42% Creator Economy và Gen Z là 14%, (Theo Adobe).
Creator Economy được phân loại như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, Creator Economy là nền kinh tế được tạo ra từ những nhà sáng tạo (Creator) và khi mổ xẻ thuật ngữ này, chúng ta có thể phân loại các nhóm đối tượng chính khác nhau có trong Creator Economy.
Theo đó các nhóm đối tượng chính có thể là:
Influencer (Economy): Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm tương đối thấp trong toàn bộ khái niệm Creator, Influencer hay Người có ảnh hưởng là những người có “quyền lực” nhất trong Creator Economy. Influencer cũng có thể được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau như Micro Influencer, Macro Influencer và hơn thế nữa.
KOL(Economy): Nhóm nhà sáng tạo thứ 2 có trong Creator Economy là KOL (Key Opinion Leader), chính là những chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên nghiệp như kinh tế, chính trị, Y tế, Giải trí, Giáo dục và nhiều ngành nghề khác.
Content Creator(Economy): Content Creator hay Nhà sáng tạo nội dung là khái niệm đề cập đến tất cả những cá nhân làm các công việc về sản xuất, sáng tạo và xây dựng nội dung (Content) trên nhiều các nền tảng khác nhau, trong đó chủ yếu là trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).
Về mặt tổng thể, Creator Economy là một phần của bức tranh kinh tế lớn hơn đó là Nền kinh tế số hay Digital Economy.
Influencer là gì?
Influencer (trong tiếng Anh có nghĩa là người ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influenecer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.
Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.
Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.
Tuỳ theo từng mức độ ảnh hưởng hay lĩnh vực cụ thể mà các Influencer cũng được chia thành các nhóm hay có những tên gọi khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở các phần tiếp theo của bài viết này.
KOL là gì?
KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.
Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.
Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.
Ngoài ra, như bản thân ý nghĩa của chính nó “Key Opinion Leader”, các KOL chính là những người có khả năng dẫn dắt các quan điểm hay lập trường riêng của chính họ.
Content Creator là gì?
Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).
Những gì mà những người này tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website doanh nghiệp, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks…
Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.
Tìm hiểu tổng quan về Nền kinh tế và Creator Economy.
Cách đây khoảng một thế kỷ trước, chúng ta sống trong một nền kinh tế công nghiệp (Industrial Economy). Đó là thời đại của sản xuất, nơi mà hầu hết mọi người có thể kiếm được tiền thông qua các công việc chân tay trong các xí nghiệp và nhà máy.
Tuy nhiên, đến những năm 1950, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế tiêu dùng (Consumer Economy).
Đây là giai đoạn mà sau một quá trình Khủng hoảng Kinh tế (Economic Depression), mọi người đang tìm kiếm những cách mới để tiêu tiền của họ.
Mọi người bắt đầu kiếm thêm thu nhập bằng cách thực hiện các dịch vụ cho người khác. Thương mại từ đây trở nên toàn cầu hóa nhiều hơn, với việc mọi người muốn có “nhiều thứ” hơn từ khắp nơi trên toàn thế giới.
Trong thời đại của internet, chúng ta bước vào nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy), nơi công nghệ, tri thức và khả năng sáng tạo đóng vai trò then chốt.
Đây chính là tiền đề của Creator Economy vốn dựa trên internet, yếu tố công nghệ (các nền tảng) và khả năng sáng tạo (ra một thứ gì đó).
Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
Như đã phân tích ở trên, Creator Economy được phát triển trong bối cảnh khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) phát triển mạnh mẽ.
Những nhà sáng tạo thành công là những nhà sáng tạo tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ nội dung và xây dựng cộng đồng của riêng họ.
Theo số liệu đến năm 2022, mỗi người dùng internet sử dụng 3h mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội, trong đó dành đến hơn 2h trên TikTok, gần 1h trên Facebook cùng nhiều nền tảng khác.
Khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube hay TikTok không chỉ là nơi để mọi người giải trí, tìm kiếm thông tin, mua sắm và tương tác với thương hiệu mà còn trở thành nơi để mọi người kết nối với các nhà sáng tạo yêu thích của họ, Creator Economy phát triển theo tỷ lệ thuận với sự phổ biến của các nền tảng này.
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Creator Economy?
Creator Economy là ngành gì?
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, Creator Economy không phải là một ngành mà là một nền kinh tế nơi các nhà sáng tạo (Creator) đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng chính.
Thông qua các cộng đồng rộng lớn chủ yếu nhờ vào các nền tảng mạng xã hội, nhà sáng tạo có nhiều cơ hội để chia sẻ và kiếm tiền từ các hoạt động sáng tạo (nội dung) của họ.
Creator bao gồm những ai?
Creator là khái niệm mang tính đại diện, đại diện cho tất cả những nhà sáng tạo, tác giả, người biên tập, những người tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo.
Nằm trong bối cảnh Creator Economy, Creator chủ yếu ám chỉ những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội với mục tiêu là kiếm tiền.
Creator Economy có giá trị bao nhiêu?
Tính đến năm 2022, Creator Economy có giá trị hơn 100 tỷ USD với khoảng hơn 150 triệu nhà sáng tạo đang hoạt động.
Kinh tế nhà sáng tạo là gì?
Là nền kinh tế được tạo ra từ các hoạt động sáng tạo của các nhà sáng tạo.
Kết luận.
Cho dù bạn đang có ý định trở thành một Creator trong Creator Economy đầy tiềm năng hay là một Marketer đang tìm cách kết nối và tận dụng Creator Economy để phát triển doanh nghiệp.
Việc hiểu bản chất của Creator Economy là gì cũng như những tác động của nó đến sự phát triển chung của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Giờ đây, bạn đã có thể bắt đầu hoạch định các chiến lược cho riêng mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tưởng chừng như Gen Z là thế hệ năng động và chế ngự nền kinh tế nhà sáng tạo trị giá hàng tỷ USD, Gen Y (Millennial) mới là thế hệ hiện đang thống trị.
Với sức ảnh hưởng của Gen Z trên TikTok, có thể bạn sẽ nghĩ rằng thế hệ này đang là lực lượng chính thúc đẩy nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy), sự thật là Gen Y hay còn được gọi là Millennial mới là thế hệ đang thống trị.
Theo một nghiên cứu mới đây “Creators in the Creative Economy” (Những nhà sáng tạo nội dung trong nền kinh tế sáng tạo) của Adobe, thông qua khảo sát thăm dò ý kiến của hơn 4.500 nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên toàn cầu.
Kết quả cho thấy hiện có hơn 40% nhà sáng tạo là thế hệ millennials (Gen Y) và đa số trong đó là nam giới, với tỷ lệ 52%.
Độ tuổi trung bình của các nhà sáng tạo là 40 tuổi và Gen Z chỉ đại diện cho 14% tổng số nhà sáng tạo. (Khảo sát của Adobe chỉ thực hiện với người từ 16 tuổi trở lên).
Úc, Mỹ và Vương quốc Anh là những quốc gia có mức độ tập trung cao nhất của những nhà sáng tạo Gen Y, trong khi Pháp lại có ít hơn.
Những nhà sáng tạo nội dung Gen Z chủ yếu ở Braxin, Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh, và ít tập trung hơn ở Hàn Quốc và Úc.
Theo cách định nghĩa của Adobe, “Nhà sáng tạo” là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.
Mặc dù thế hệ millennials có thể được đại diện nhiều nhất, Gen Z cũng đang theo sát phía sau, mang lại nhiều giá trị phong phú cho lối sống của nhà sáng tạo.
Nhóm nhà sáng tạo nổi tiếng nhất là những người có ảnh hưởng (Influencer), tuy nhiên nhóm này chỉ chiếm khoảng 14% trong toàn bộ nền kinh tế nhà sáng tạo.
Một lần nữa, thế hệ millennials hay Gen Y lại dẫn đầu cuộc chơi với 30% nói rằng họ khao khát trở thành người có ảnh hưởng, so với 26% người được hỏi thuộc Gen Z.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những nhà sáng tạo hiện đang tập trung nhiều hơn vào các “ngành công nghiệp vốn được xem là hào nhoáng” như thời trang, âm nhạc, du lịch xa xỉ và hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, Adobe cũng dự báo là những nhóm người làm việc tự do (Freelancers) và các “doanh nhân đơn lập” (solo-preneurs) sẽ phát triển nhanh chóng và làm thay đổi nền kinh tế nhà sáng tạo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vẫn là nền tảng dẫn đầu trong cuộc chiến nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy), YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021, cao hơn gần gấp 10 lần nền tảng “mới nổi” TikTok.
Trong khi TikTok tiếp tục tăng trưởng vượt trội cả về doanh thu lẫn người dùng trong những năm gần đây, YouTube vẫn là ‘người dẫn đầu’ trong không gian video trực tuyến.
Bên cạnh những yếu tố liên quan đến trải nghiệm của người dùng (user experience) trên nền tảng hay các thuật toán hiện hữu, một trong những lý do chính khiến YouTube vẫn bền vững với vị trí số 1 đó là chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo, lý do khiến nền tảng Vine “biến mất trên thị trường” và TikTok thì vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.
Chương trình Đối tác của YouTube (YPP) hiện được xem là động lực chính của nền tảng khi nói đến việc mở rộng sức ảnh hưởng trong nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy).
Theo báo cáo của công ty mẹ Alphabet, YouTube đã tạo ra 8,6 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong quý 4 năm 2021 và trong cả năm, YouTube mang về 28,8 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo, YouTube hiện chi 55% doanh thu quảng cáo trên YouTube cho nhà sáng tạo, điều này có nghĩa là YouTube đã trả cho cộng đồng nhà sáng tạo hơn 15 tỷ USD trong suốt năm 2021.
Mặc dù đang đứng ở vị trí số 1 tuy nhiên YouTube cũng không quên việc phải đối phó với nền tảng mới nổi TikTok. Bằng cách ra mắt Shorts từ tháng 3, YouTube muốn cạnh tranh trực tiếp với TikTok trên định dạng video ngắn.
Theo CEO Sundar Pichai.
“YouTube Shorts tiếp tục chứng kiến mức độ tương tác tăng vọt. Chúng tôi vừa đạt 5000 tỷ lượt xem (toàn thời gian) và hơn 15 tỷ lượt xem mỗi ngày trên toàn cầu.
Trên thực tế, nhiều người đang tạo nội dung của riêng họ trên YouTube hơn bao giờ hết. Năm ngoái, số kênh YouTube kiếm được ít nhất 10.000 USD doanh thu đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.”
Pichai lưu ý rằng nhiều nhà sáng tạo hiện cũng đang kiếm tiền từ các sản phẩm ngoài quảng cáo của YouTube, bao gồm Super Chat và Channel Memberships, trong khi khoản quỹ trị giá 100 triệu USD hiện đã áp dụng tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.
Liên quan đến việc tìm kiếm doanh thu quảng cáo từ các nền tảng video dạng ngắn như TikTok, Shorts hay Instagram Reels, một trong những thách thức lớn nhất là rất khó để có thể chèn quảng cáo vào đầu và giữa các video.
Cũng bởi lý do này, TikTok hiện đang tìm nhiều cách khác như quan hệ đối tác thương hiệu hay mua hàng trong ứng dụng để tăng cường doanh thu cho các nhà sáng tạo và giữ chân họ ở lại trên nền tảng.
Ngoài ra, việc nâng cấp các tính năng thương mại điện tử và cho phép nhà sáng tạo tìm kiếm doanh thu bằng cách bán các sản phẩm trực tiếp từ các video của họ cũng là một nỗ lực khác của TikTok.
Trong khi việc mang lại doanh thu cho những nhà sáng tạo là yếu tố quyết định liệu họ có ở lại với nền tảng hay không, hay từ bài học thất bại của chính nền tảng video dạng ngắn Vine, TikTok và cả những nền tảng video dạng ngắn khác vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tìm kiếm các mô hình chia sẻ doanh thu tối ưu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link