Skip to main content

Thẻ: Fast Retailing

Uniqlo kỳ vọng GU sẽ là động lực tăng trưởng mới

Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo, đang muốn gia tăng sự hiện diện của một thương hiệu thời trang khác của tập đoàn này là GU tại Mỹ và châu Âu, giữa lúc nhà sản xuất hàng may mặc lớn nhất châu Á này đang đẩy mạnh những nỗ lực để trở thành một nhà bán lẻ toàn cầu có doanh thu hàng năm đạt 10.000 tỷ yen (khoảng 66,4 tỷ USD).

Dù GU, có mức giá thấp hơn đôi chút so với Uniqlo và hướng đến đối tượng khách hàng trẻ hơn, có chỗ đứng vững chắc ở Nhật Bản, nhưng thương hiệu này lại ít được biết đến hơn ở các thị trường lớn khác.

Gây dựng sự hiện hiện của GU ở nước ngoài là một phần trong nỗ lực trở thành một nhà bán lẻ toàn cầu của người sáng lập Fast Retailing là ông Tadashi Yanai, với mục tiêu trước tiên là tăng gấp đôi lợi nhuận hàng năm lên 5.000 tỷ yen trong vài năm tới.

Giám đốc tài chính của Fast Retailing Takeshi Okazaki cho biết con số trên được dự đoán sẽ bao gồm khoảng 700 tỷ yen từ GU. Thương hiệu này đã bắt đầu tiến vào thị trường Bắc Mỹ, với việc mở cửa hàng tạm thời (pop-up store) đầu tiên tại quận SoHo của Thành phố New York (Mỹ) vào năm 2022.

Tuy nhiên, ông Dairo Murata, chuyên gia phân tích cấp cao của công ty JPMorgan Securities Japan, cho biết so với Uniqlo, thương hiệu bán đồ thời trang thường ngày cho đối tượng khách hàng rộng, thì thị trường của GU sẽ bị giới hạn vì thương hiệu này bán hàng cho khách hàng trong độ tuổi 10-30.

Theo chuyên gia này, để đạt được mục tiêu trung hạn là đạt 1.000 tỷ yen doanh số, GU phải thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, vốn là điều không dễ dàng.

Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh có tiếng ở phương Tây, như H&M, Zara và Gap, cũng là một “chướng ngại vật”. H&M, với nhiều thương hiệu của mình, đã có hơn 2.500 cửa hàng ở khắp châu Âu, và hơn 700 cửa hàng ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Bà Catherine Lim và ông Trini Tan, các chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence, nhận định Fast Retailing cần mở rộng chuỗi Uniqlo trên toàn cầu để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận, khi đà tăng trưởng của công ty này ở Nhật Bản đang bị đe dọa bởi sự sụt giảm dân số. Điều này có thể hạn chế đà tăng doanh số cùng cửa hàng (same-store sales) của Uniqlo tại Nhật Bản, kể cả khi tiền lương tăng.

Theo các chuyên gia này, GU, thương hiệu tập trung vào phân khúc thời gian giá rẻ hơn, có thể trở thành động lực tăng trưởng thứ hai cho Fast Retailing.

Cho đến nay, các nỗ lực mở rộng ra bên ngoài Nhật Bản và châu Á của Fast Retailing đang bắt đầu đem lại trái ngọt, khi doanh thu tại Mỹ và châu Âu đã giúp công ty này đạt được lợi nhuận hoạt động kinh doanh cao hơn dự đoán trong quý tài khóa đầu tiên (kết thúc vào tháng 11/2023). Fast Retailing đang dự định mở thêm 20 cửa hàng Uniqlo tại Bắc Mỹ và 10 cửa hàng tại châu Âu mỗi năm.

Fast Retailing cũng không từ bỏ tham vọng đối với thị trường Trung Quốc đại lục, nơi “ông lớn” này có hơn 900 cửa hàng.

Bất chấp nền kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, ông Okazaki cho biết Fast Retailing vẫn lạc quan về thị trường này trong trung hạn đến dài hạn, và đang tập trung vào đầu tư cho chất lượng cửa hàng, thay vì gia tăng số lượng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Uniqlo của Fast Retailing đạt doanh thu cao kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp

Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu quần áo Uniqlo, đã công bố lợi nhuận hoạt động quý I năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 11/2023) tăng 25% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.

Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu quần áo Uniqlo, đã công bố lợi nhuận hoạt động quý I năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 11/2023) tăng 25% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.

Cụ thể, lợi nhuận của Fast Retailing trong quý I vừa qua là 146,7 tỷ yen (1,01 tỷ USD), so với mức tương ứng 117,1 tỷ yen của cùng kỳ năm tài chính trước đó. Trong khi theo ước tính trung bình của 5 nhà phân tích được LSEG khảo sát, lợi nhuận của Fast Retailing  chỉ đạt 137,9 tỷ yen trong quý I.

Fast Retailing giữ nguyên dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm tài chính 2023-2024 (kết thúc vào tháng 8/2024) là 450 tỷ yen, sau khi ghi nhận mức thu nhập kỷ lục 381,1 tỷ yen trong năm tài chính 2022-2023.

Tính theo khu vực, hoạt động kinh doanh của Uniqlo tại Trung Quốc đại lục báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý đầu tiên, công ty cho biết.

Công ty đã đạt được mức doanh thu kỷ lục liên tiếp trong hai năm qua khi thực hiện chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ ở nước ngoài.

Hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc đại lục, thị trường nước ngoài lớn nhất của Fast Retailing, đã sôi động trở lại vào năm tài chính 2023-2024 (bắt đầu từ ngày 1/9/2023), sau hơn hai năm trì trệ do chính sách “Zero COVID” nghiêm ngặt dẫn đến việc phong tỏa các thành phố của Trung Quốc.

Giám đốc tài chính của Fast Retailing, Takeshi Okazaki nói với các phóng viên rằng người tiêu dùng Trung Quốc đang trở nên chọn lọc hơn khi lựa chọn sản phẩm và giá cả. Mặc dù vậy, ông không hề bi quan về triển vọng kinh doanh tại đây, với dự báo doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Fast Retailing cho biết vào tháng 10/2023 rằng họ có kế hoạch mở 80 cửa hàng mới mỗi năm tại Trung Quốc, bao gồm tại khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Công ty này hiện đã có 931 cửa hàng Uniqlo ở Trung Quốc đại lục – nhiều hơn ở Nhật Bản – khiến nó trở thành điểm nhấn cho các nhà bán lẻ hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Công ty cũng đã thực hiện một nỗ lực mới ở thị trường Bắc Mỹ, nơi thu nhập hoạt động tăng gần gấp đôi vào năm ngoái. Fast Retailing có kế hoạch mở 20 cửa hàng mới tại Mỹ và Canada vào năm 2024, tăng thêm 72 cửa hàng vào cuối tháng 12/2023.

Fast Retailing dự kiến công ty sẽ tiếp tục đạt mức lợi nhuận kỷ lục vào năm 2024, nhưng biến đổi khí hậu có thể gây trở ngại cho một công ty vốn nổi tiếng với việc tung ra nhanh chóng các mặt hàng theo mùa như áo khoác lông cừu và quần áo giữ nhiệt.

Ông Okazaki cho biết: “Ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng vậy, nhiệt độ có xu hướng biến đổi mạnh trong năm nay, vì vậy câu hỏi cơ bản là làm thế nào để cơ cấu các dòng sản phẩm”.

Cổ phiếu của Fast Retailing đã tăng 32% vào năm 2023, vượt xa mức tăng 30% của chỉ số chứng khoán chủ chốt Nikkei 225 của Nhật Bản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

GAP và những thất bại: Điều gì đã xảy ra với thương hiệu thời trang hàng đầu một thời này

Gap đã mất đi giá trị và sự tỏa sáng của mình với đỉnh điểm là đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Anh. Vậy điều gì đã xảy ra với thương hiệu này?

GAP và những lần 'té ngã' - Điều gì đã xảy ra với thương hiệu thời trang hàng đầu một thời này
GAP và những thất bại: Điều gì đã xảy ra với thương hiệu thời trang hàng đầu một thời này

Gap, thương hiệu thời trang của Mỹ dường như cảm thấy được một luồng không khí trong lành mới khi đến Anh vào năm 1987.

Nội thất cửa hàng sạch sẽ, tươi sáng cùng với các dòng sản phẩm thời trang theo phong cách preppy sang trọng đã tạo ra được một điểm khác biệt rõ ràng cho Gap khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trong nước.

Nhưng gần 35 năm là một khoảng thời gian dài trong lĩnh vực bán lẻ.

Mọi thứ đã thay đổi, thời trang cũng đã thay đổi, và Gap – sẽ đóng cửa tất cả 81 chi nhánh tại Vương quốc Anh vào cuối tháng 9 này, kết thúc thời gian hoạt động của thương hiệu trên các đường phố tấp nập của Vương quốc Anh.

Thói quen giảm giá của thương hiệu có nghĩa là một đợt giảm giá khác sẽ sớm diễn ra, nếu nó chưa được xảy ra.

Bà Annie Brown, cộng sự của Brand Finance, một công ty tư vấn và định giá thương hiệu hàng đầu trên thế giới, cho biết: “Động thái đóng cửa các cửa hàng là một phần của quá trình tái định vị thương hiệu cần thiết và rộng rãi hơn.”

Brand Finance ước tính giá trị thương hiệu của Gap (brand value) trên toàn cầu là 1,4 tỷ USD (1 tỷ bảng Anh) tính đến tháng 1 năm nay, thấp hơn nhiều so với mức định giá 3,2 tỷ USD (2,3 tỷ bảng Anh) của ‘thương hiệu đàn chị’ Old Navy (một thương hiệu của Gap Inc).

Bà Brown cho biết giá trị của Gap đã giảm trung bình 5% mỗi năm kể từ năm 2008, trong khi giá trị của đối thủ H&M tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm so với cùng kỳ.

Theo Brand Finance Global Equity Monitor 2020, dựa trên nghiên cứu người tiêu dùng được thực hiện vào tháng 10 năm 2020, Gap được người mua sắm biết đến nhiều hơn Zara nhưng ít được biết đến hơn so với Primark, H&M và Next.

Bà Helen Edwards, một nhà tư vấn thương hiệu chia sẻ:

“Với nhiều sự cân nhắc kỹ lưỡng trong quản trị và tái định vị thương hiệu, Gap có thể xây dựng lại thương hiệu đó và chúng ta có thể nhìn thấy nó trở lại trên đường phố.”

Gap đã bắt đầu xem xét các hoạt động ở châu Âu vào năm ngoái như một phần của chiến lược lớn “Power Plan 2023”, một chiến lược thay đổi toàn diện của thương hiệu.

Mục tiêu tổng quát của nó là tìm ra những cách hiệu quả hơn về chi phí để duy trì sự hiện diện ở Châu Âu.

Ở Pháp và Ý, điều này sẽ chứng kiến ​​việc Gap bán bớt các cửa hàng thực (physical stores) của mình cho các đối tác để điều hành chúng; ở Anh, Gap sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng của mình nhưng vẫn duy trì hoạt động ecommerce.

Các thị trường khác cũng đang có những sự thay đổi, với 175 cửa hàng ở Mỹ sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.

Gap cũng có kế hoạch tăng cường sự thâm nhập trực tuyến trên toàn cầu, một mục tiêu mà họ đã hướng tới trong thời gian cửa hàng bị đóng cửa do đại dịch Covid-19.

Sự cạnh tranh khốc liệt…

Theo dữ liệu từ YouGov, Gap phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Primark và Uniqlo, nhưng đồng thời bản thân Gap cũng đang gặp rất nhiều khó khăn với hình ảnh thương hiệu của chính mình.

Ông Richard Moller, Giám đốc nghiên cứu thị trường của YouGov cho biết:

“Gap được người mua sắm đánh giá rất cao về chất lượng, ấn tượng thương hiệu và cả sự hài lòng của khách hàng, điều này nghĩa là Gap vẫn rất nổi tiếng với những trải nghiệm khách hàng và các sản phẩm được sản xuất tốt.

Nhưng Gap lại gặp khó khăn với danh tiếng của thương hiệu, sự giới thiệu từ khách hàng đến khách hàng và nhận thức của khách hàng về những gì họ nhận được so với những gì mà họ phải bỏ ra.”

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trong ba tháng qua, điểm chất lượng, ấn tượng và mức độ hài lòng của Gap cũng đã bắt đầu sụt giảm đáng kể.

Ông Moller nói tiếp:

“Kể từ khi đại dịch xảy ra, nhiều thương hiệu trên các đường phố lớn đã thực hiện việc chuyển đổi trực tuyến để bắt kịp với hành vi mới của người tiêu dùng.

Trong khi, việc đóng cửa hoặc hạn chế các cửa hàng trên các con phố khiến việc mua sắm trở nên khó khăn hơn đối với những người vốn không thích mua hàng trực tuyến, khi họ muốn xem và thử sản phẩm trước khi ra quyết định mua hoặc chỉ đơn giản là tận hưởng gần hơn những sự kiện mua sắm rầm rộ.

Sự mất mát hay tổn thất của Gap không chỉ đến từ những khách hàng hiện tại hay những khách hàng với các thói quen cũ mà còn là từ những khách hàng mới tiềm năng trong tương lai, những người có những thói quen mua sắm mới.”

Theo dữ liệu của YouGov, gần 2/3 (61%) khách hàng hiện tại của Gap nói rằng họ thích mua hàng trực tuyến hơn là tại các cửa hàng thực.

Ông Moller cho biết thêm: “Nếu không có chi tiêu lớn hơn cho quảng cáo, Gap có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phát triển lượng khách hàng của mình khi họ đã không còn sự hiện diện trên các con phố lớn.”

Nhà tư vấn thương hiệu Helen Edwards chia sẻ:

“Quả là một sự ‘té ngã’ không hề dễ chịu khi bạn nghĩ về những gì Gap đã có. Bà mô tả Gap trong thời kỳ hoàng kim là một thương hiệu thời trang đáng mơ ước, điều mà rất nhiều đối thủ phải ghen tị.”

Bà cũng trích dẫn các yếu tố khiến Gap phải đối diện với nhiều khó khăn hơn: cạnh tranh gia tăng, phụ thuộc quá nhiều vào chiết khấu và việc ép quá nhiều hàng giảm giá vào các cửa hàng.

“Tôi tin rằng Gap có thể xây dựng lại thương hiệu của họ và chúng ta có thể thấy Gap trở lại nhiều hơn trên các con phố, điều này cũng sẽ đòi hỏi một nỗ lực lâu dài của Gap trong việc thay đổi nhận thức của khách hàng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Uniqlo đóng cửa hàng lớn nhất tại Hàn Quốc vì thua lỗ

Trên website của mình bằng tiếng Hàn, Uniqlo mới đây cho biết cửa hàng chiến lược toàn cầu của hãng này ở khu Myeongdong, trung tâm Seoul, sẽ ngừng hoạt động vào ngày 31/1/2021.

Nhà bán lẻ (Retail) thời trang Uniqlo đến từ Nhật Bản thông báo sẽ đóng cửa hàng tại Myeongdong – khu mua sắm nổi tiếng của Seoul- vào tháng tới, sau khi doanh số bán hàng giảm mạnh do đợt bùng phát dịch COVID-19 mới và tranh chấp thương mại giữa Seoul và Tokyo.

Trên website của mình bằng tiếng Hàn, Uniqlo mới đây cho biết cửa hàng chiến lược toàn cầu của hãng này ở khu Myeongdong, trung tâm Seoul, sẽ ngừng hoạt động vào ngày 31/1/2021. Cửa hàng này là cửa hàng lớn thứ hai trên thế giới sau cửa hàng ở New York.

Việc đóng cửa cửa hàng này diễn ra giữa bối cảnh dịch COVID-19 làm tăng sức hấp dẫn của các hoạt động mua sắm trực tuyến và doanh số bán hàng của Uniqlo bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại giữa hai nước trước đó.

Lợi nhuận của tập đoàn sở hữu thương hiệu Uniqlo giảm mạnh

Fast Retailing Co., công ty mẹ của Uniqlo, đã lỗ 88,3 tỷ won (81,3 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020.

Doanh số bán hàng của Uniqlo tại Hàn Quốc giảm mạnh khi người tiêu dùng Hàn Quốc tẩy chay các sản phẩm Nhật Bản kể từ tháng 7/2019 để phản đối việc hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu công nghiệp quan trọng của Nhật Bản sang Hàn Quốc.

Các biện pháp hạn chế thương mại này được áp đặt sau khi Tòa án Hàn Quốc năm 2018 yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời chiến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips