Skip to main content

Thẻ: IKEA

Nhà sáng lập Ikea: Từ nỗi trăn trở về thị trường đến trở thành đế chế nội thất toàn cầu

Nhà sáng lập Ikea, tỷ phú Ingvar Kamprad thường nhấn mạnh tính tiết kiệm của mình và tuyên bố đó là một trong những yếu tố giúp Ikea trở thành thương hiệu nội thất hàng đầu.

Nhà sáng lập Ikea: Từ việc trăn trở về thị trường đến trở thành đế chế nội thất toàn cầu
Nhà sáng lập Ikea: Từ việc trăn trở về thị trường đến trở thành đế chế nội thất toàn cầu

Đường lập nghiệp

Ingvar Kamprad trở thành một trong những người giàu nhất thế giới bằng cách biến cửa hàng đồ nội thất giá rẻ, thiết kế đơn giản thành đế chế trải khắp toàn cầu.

Kamprad sinh năm 1926 trong một trang trại ở tỉnh Smaland, miền nam Thụy Điển. Vì mắc chứng khó đọc, ông thấy việc tập trung học hành ở trường rất khó. Để kiếm tiền tiêu vặt, sau khi phụ giúp các công việc gia đình như vắt sữa bò, cậu bé Kamprad đi bán diêm và bút chì quanh làng.

Kamprad thuật lại rằng khi mới mười mấy tuổi, ông bắt đầu trăn trở về mức chênh lệch lớn giữa giá nhà máy và giá ở cửa tiệm. Bút chì từ người bán buôn chỉ có giá 0,5 öre/chiếc (tương đương 0,0005 euro). Nhưng ở cửa hàng tạp hóa, một cây bút chì có giá 10 öre (0,01 EUR) – tức đắt gấp 20 lần. Sau khi suy ngẫm, Kamprad kết luận rằng việc phân phối và vận chuyển là vấn đề cực kỳ lớn và đắt đỏ.

Cha mẹ Kamprad khuyến khích con trai theo đuổi giấc mơ trở thành doanh nhân. Năm 1943, cha Kamprad thưởng cho ông một khoản tiền vì đạt điểm tốt ở trường dù bị bệnh khó đọc. Ông dùng số tiền đó để thành lập Ikea. Ban đầu, Ikea chỉ bán những mặt hàng nhỏ trong gia đình như khung ảnh. Sau 5 năm, công ty mới bắt đầu bán đồ nội thất.

Ikea là từ ghép của chữ cái đầu tiên từ họ và tên của Ingvar Kamprad, cộng với nông trại gia đình ông (Elmtaryd) và ngôi làng gần nhất (Agunnaryd).

Năm 1956, Kamprad cách mạng hóa thị trường đồ nội thất với việc khởi xướng phương pháp “đóng hàng phẳng”, tức là để người tiêu dùng mua các bộ phận của đồ nội thất từ Ikea và tự lắp đặt chúng ở nhà. Các đóng hàng này giúp chi phí vận chuyển giảm đáng kể, người tiêu dùng tiết kiệm được tiền.

Lối sống và triết lý kinh doanh

Trong 7 thập kỷ tiếp theo, Kamprad xây dựng Ikea thành nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Vào thời điểm ông qua đời năm 2018, Ikea là một đế chế gồm hơn 350 cửa hàng tại 29 quốc gia trên khắp châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Trung Đông và Caribe, với doanh thu 38,3 tỷ euro, tờ New York Times cho hay.

Trong suốt cuộc đời, Kamprad rèn luyện tính tiết kiệm và siêng năng. Ông coi những đức tính đó là nền tảng cho sự thành công của Ikea.

Theo lời của chính Kamprad, Ikea thành công bằng cách xây cửa hàng ở vùng ngoại ô – nhờ đó chi phí rẻ hơn so với thành phố, mua vật liệu với giá chiết khấu, giảm thiểu nhân viên bán hàng để khách không cảm thấy áp lực khi mua sắm. Dĩ nhiên, phương pháp “đóng hàng phẳng” cũng có vai trò quan trọng.

Bản thân Kamprad lái một chiếc Volvo cũ trong suốt hai thập kỷ, chỉ mua vé máy bay hạng phổ thông, ở trong khách sạn bình dân, ăn đồ rẻ tiền và mua đồ giá hời.

Cách sống của Kamprad một phần là để làm gương cho những giám đốc của Ikea. Ông muốn họ học theo mình, coi việc làm ở Ikea là sự nghiệp trọn đời, và tiết kiệm bằng cách viết trên cả hai mặt của một tờ giấy.

Trong giai đoạn 2005 – 2010, tờ Forbes ước tính Kamprad là một trong 10 tỷ phú giàu có nhất thế giới, với tài sản ròng ước tính có lúc lên đến 28 tỷ USD. Năm 2016, ông rớt khỏi danh sách của Forbes sau khi chuyển tài sản cho ba người con trai Peter, Mathias và Jonas. Cả ba đều là tỷ phú.

Thói quen chi tiêu tằn tiện của Kamprad luôn là điều thu hút sự chú ý của báo giới. Năm 2008, ông phàn nàn với tờ Sydsvenskan rằng ngân sách cắt tóc cả năm của ông đã bị phá vỡ vì lần đi cắt tóc giá 22 euro ở Hà Lan. Ông cho biết: “Tôi thường cố gắng cắt tóc khi ở một nước đang phát triển. Lần trước là ở Việt Nam”.

Kamprad thông báo việc nghỉ hưu vào năm 1986. Ông sống một cách gần như ẩn dật, tránh xa sự chú ý của công chúng nhưng vẫn thường xuyên đến thăm các cửa hàng Ikea trên khắp thế giới và lập các quyết định lớn. Đôi khi ông còn giả vờ là khách hàng hoặc một nhân viên ân cần của Ikea để biết được tình hình kinh doanh thường ngày.

Ông nói với tờ Forbes năm 2000: “Tôi nghĩ nhiệm vụ của mình là phục vụ số đông. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tìm ra điều công chúng muốn, cách phục vụ họ tốt nhất? Câu trả lời của tôi là sống gần gũi với những người bình thường, bởi tôi thực chất cũng chỉ là một trong số họ”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ikea và Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết

Cùng khám phá lý do tại sao các thương hiệu lớn như Ikea hay Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs).

Cùng khám phá lý do tại sao các thương hiệu lớn như Ikea hay Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs).
Cùng khám phá lý do tại sao các thương hiệu lớn như Ikea hay Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs).

Khi khách hàng đang ngày càng thắt chặt chi tiêu do bối cảnh kinh tế mất ổn định, các thương hiệu lớn đang tìm cách thêm nhiều giá trị hơn vào sản phẩm của họ.

Khi lạm phát tiếp tục ăn sâu vào túi tiền của người mua sắm, nhiều người tiêu dùng đang chọn cách loại bỏ các mặt hàng không cần thiết. Để chống lại sự thay đổi hành vi này, các nhà bán lẻ đang tìm cách nâng cao giá trị của họ trong mắt khách hàng.

Một số nhà bán lẻ lớn gần đây đã giới thiệu các chương trình khách hàng thân thiết mới của riêng họ hoặc thay đổi các chương trình hiện có để cung cấp cho khách hàng nhiều ưu đãi hơn như chiết khấu cao hơn, chương trình hoàn tiền cùng các ưu đãi khác với mục tiêu khiến họ quay trở lại mua sắm, dù là tại cửa hàng hay trực tuyến.

Ikea, một trong những thương hiệu đồ nội thất lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hà Lan thông báo rằng họ sẽ bổ sung thêm các lợi ích mới cho chương trình khách hàng thân thiết của họ là Ikea Family.

Cụ thể, ngoài các lợi ích hiện có, như giảm giá theo đợt và hội thảo miễn phí, chương trình khách hàng thân thiết mới hiện sẽ cung cấp cho khách hàng chiết khấu 5% khi mua hàng tại cửa hàng (kèm điều kiện).

Bath and Body Works có trụ sở tại Reynoldsburg, Ohio, Mỹ cũng đã triển khai chương trình khách hàng thân thiết miễn phí, My Bath & Body Works Rewards, trên toàn quốc.

Ngoài các lợi ích như quà tặng sinh nhật và các ưu đãi độc quyền khác, chương trình cũng sẽ mang đến cho khách hàng một sản phẩm miễn phí có giá trị lên đến 16,50 USD với mỗi lần chi tiêu 100 USD.

Tuy nhiên, bước đột phá lớn nhất vào thế giới của các chương trình khách hàng thân thiết có lẽ đến từ gã khổng lồ bán lẻ Walmart.

Vào năm 2020, Walmart chính thức Walmart +, một chương trình khách hàng thân thiết có trả phí cung cấp nhiều lợi ích và dịch vụ bổ sung cho các thành viên.

Vào tháng 8 năm 2022, Walmart + đã thêm một lợi ích mới gọi là Walmart Rewards – một phần thưởng hoàn tiền có thể được áp dụng cho các giao dịch mua hàng trong tương lai.

Cùng tháng đó, công ty này cũng thông báo rằng các thành viên của Walmart + sẽ nhận được đăng ký Paramount + (dịch vụ đăng ký video kỹ thuật số trực tiếp theo yêu cầu) như một phần lợi ích của họ. Người mua sắm có thể sử dụng Walmart + trực tuyến hoặc tại cửa hàng với sự trợ giúp của ứng dụng Walmart.

Theo một cuộc khảo sát trên 2.082 người tiêu dùng Mỹ của LendingTree, các chương trình khách hàng thân thiết ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với người mua sắm tại Mỹ.

Cuộc khảo sát cho thấy 52% người mua sắm chi tiêu nhiều hơn khi họ là thành viên của chương trình khách hàng thân thiết và 50% khách hàng nói rằng các chương trình khách hàng thân thiết “quan trọng hơn bao giờ hết” khi họ phải đối mặt với các áp lực kinh tế như lạm phát (Inflation).

Các chương trình này cũng có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ cải thiện lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) và tăng doanh số bán hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Trận bão tuyết ở Đan Mạch khiến khách hàng lẫn nhân viên của Ikea “Chăn ấm nệm êm” tại cửa hàng

Cả khách hàng lẫn nhân viên bị mắc kẹt bên trong đã tận dụng tốt những gì có sẵn, xem tivi và thưởng thức đồ ăn tại căn tin của cửa hàng.

Theo AP News đưa tin, một phòng trưng bày (showroom) của Ikea ở miền bắc Đan Mạch vô tình trở thành phòng ngủ của khách hàng và nhân viên sau trận bão tuyết buộc 6 khách hàng và khoảng 20 nhân viên phải trú ẩn trong cửa hàng.

Lượng tuyết rơi dày tới 30 cm, tương đương 12 inch, đã khiến khách hàng và nhân viên không thể rời khỏi cửa hàng sau buổi tối mua sắm ngày hôm đó.

Một sự thật thú vị xảy ra là những người bị mắc kẹt trong cửa hàng đã “tận dụng” tốt nhất tình hình lúc bấy giờ, xem tivi và thưởng thức các món ăn của cửa hàng, bao gồm món thịt lợn nhồi, bánh quế ấm, món tráng miệng Giáng sinh của người Đan Mạch risalamande và cả sô cô la nóng.

Ông Peter Elmose, quản lý cửa hàng trao đổi với Ekstra Bladet, một tờ báo của Đan Mạch: “Chúng tôi đã ngủ trong phòng trưng bày nội thất, nơi chúng tôi có đủ giường, nệm và cả sofa.”

Ông cho biết thêm rằng những vị khách ngẫu hứng đã có thể thoải mái lựa chọn những chiếc giường mà họ thích để nằm thử.

Theo đài truyền hình đại chúng DR của Đan Mạch, những người làm việc trong cửa hàng đồ chơi bên cạnh cũng đã qua “ngủ ké” ở Ikea.

Bà Michelle Barrett, một trong những nhân viên của cửa hàng đồ chơi bên cạnh cho biết:

“Quả thật, ngủ lại ở Ikea tốt hơn hẳn so với ngủ trên xe hơi. Một cảm giác thật tuyệt và ấm áp và chúng tôi đã rất vui khi nhân viên Ikea đã cho chúng tôi vào.”

Vào buổi sáng hôm sau, nhóm khách qua đêm cũng đã được thưởng thức cà phê và thêm món bánh quế, đồng thời Ikea còn gửi tặng mỗi khách hàng một chiếc gối miễn phí để kỷ niệm một đêm trải nghiệm rất độc đáo tại cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Điều bí ẩn của chiếc túi mua sắm thương hiệu Ikea trị giá 2.000 USD

Tại sao thương hiệu hàng xa xỉ Balenciaga lại bán một chiếc túi trị giá 2.000 USD được mô phỏng theo chiếc túi mua sắm Ikea trị giá chỉ 1 USD.

Điều bí ẩn của chiếc túi mua sắm thương hiệu Ikea trị giá 2.000 USD

Điều gì đằng sau cơn sốt đối với những đôi giày thể thao mang thương hiệu Gucci trông có vẻ như tơi tả và hao mòn?

Nữ diễn viên người Mỹ, Sarah Jessica Parker đang làm gì khi lục tung đống quần áo bụi bặm ở chợ trời Rome’s Via Sannio?

Tại sao Cracco, một đầu bếp người Ý từng đoạt sao Michelin, lại sử dụng khoai tây chiên bán sẵn trong các món ăn của mình?

Chúng ta có xu hướng nghĩ về các biểu tượng mang tính địa vị bắt đầu từ các tầng lớp cao nhất của xã hội và sau đó xuống phần còn lại của xã hội.

Nhưng một xu hướng mới dường như đang trái ngược với mô hình này.

Thay vì sử dụng một sản phẩm xa xỉ mới hoặc nắm bắt các thị hiếu cao cấp mới mẻ, ngày càng nhiều thương hiệu uy tín và người nổi tiếng đang sử dụng các mặt hàng và thời trang cấp thấp hơn (ví dụ: túi mua sắm bằng nhựa, thức ăn đường phố).

Bị mê hoặc bởi những ví dụ khó hiểu này, các giáo sư của trường kinh doanh Columbia quyết định áp dụng góc nhìn tín hiệu (signaling perspective), nghĩa là hiểu cách người tiêu dùng đang sử dụng các sản phẩm và thương hiệu để báo hiệu họ là ai, từ đó cố gắng hiểu hiện tượng này thực chất là gì.

Thay vì diễn ra từ trên xuống dưới, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những tín hiệu đặc biệt này đi theo một hướng khác, diễn ra nhỏ giọt từ dưới lên thẳng lên trên, bỏ qua những đoạn ở giữa.

Giày thể thao được nối băng keo hoặc khoai tây chiên bán sẵn là những thứ hạ cấp, nhưng không phải vì thế mà chúng có mặt ở khắp nơi trong các cửa hàng bình dân hoặc trong các nhà hàng hạng trung trước khi các thương hiệu hạng sang hay đầu bếp Cracco sử dụng chúng.

Do đó, thay vì xuyên suốt ở giữa, một số tín hiệu dường như đi tắt đón đầu trực tiếp từ thấp đến cao. Điều gì có thể giải thích quỹ đạo khác nhau này?

Khi các mặt hàng xa xỉ truyền thống, chẳng hạn như túi monogram mang tính biểu tượng của Louis Vuitton hay Chanel number 5 đã trở nên quá phổ biến và dễ bán hơn so với trước đây, những người giàu có cần những cách thay thế khác để thể hiện sự uy tín và quyền lực của họ.

Trong bối cảnh này, giới tinh hoa có thể thử nghiệm các văn hóa thấp kém và thị hiếu hạ cấp hơn mà không sợ bị mất địa vị, trong khi các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, những người có địa vị cao hơn thì đang làm điều ngược lại.

Khi áp dụng các xu hướng thấp cấp, giới tinh hoa kết hợp chúng với các mặt hàng cao cấp để đảm bảo tín hiệu của sự giàu có hay quyền lực vẫn rõ ràng. Sarah Jessica Parker có thể mặc áo khoác mua từ chợ trời, nhưng cô ấy lại mặc như vậy khi đi với giày cao gót mang thương hiệu hạng sang Louboutin.

Năm nay, chiếc áo khoác của ngôi sao Timothée Chalamet đã khiến nhiều đấng mày râu chú ý trên thảm đỏ, nhưng chính chiếc trâm cài Cartier bằng bạch kim, hồng ngọc và kim cương được ghim vào chiếc túi trước của anh đã nâng toàn bộ bộ trang phục lên một tầm cao mới mà không thể nhầm lẫn vào đâu được.

Cracco có thể sử dụng khoai tây chiên bán sẵn trong các món ăn của mình, nhưng đồ ăn vặt này đi kèm với các món ‘sơn hào hải vị’ trong một bầu không khí đặc biệt.

Nói cách khác, những cá nhân có địa vị cao và những thương hiệu xa xỉ đã trộn lẫn và kết hợp thị các hiếu cao cấp với bình dân để phân biệt mình với những người tiêu dùng bình dân hơn.

Để kiểm tra các đề xuất của mình, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm và quần áo, chứng minh rằng những người có địa vị cao thường trộn lẫn và kết hợp giữa các mặt hàng thấp cấp truyền thống với các loại tín hiệu khác để phân biệt chính họ.

Ví dụ: chúng tôi đã kiểm tra thực đơn của hơn 1.000 nhà hàng ở Thành phố New York và nhận thấy rằng, khi cung cấp các món ăn bình dân (ví dụ: bánh mì nướng, thịt nướng, gà rán), các nhà hàng cao cấp có xu hướng trộn chúng với nhiều nguyên liệu cao cấp hơn (ví dụ: nấm cục, tôm hùm, hoặc vịt).

Tương tự, những người được hỏi có địa vị cao có nhiều khả năng hơn các nhóm khác chọn thực đơn phục vụ có sự kết hợp giữa các thành phần cao cấp và thấp cấp trong các món ăn của họ chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt với gan ngỗng và tôm hùm kẹp với phô mai.

Trong một thử nghiệm khác, nơi những người trả lời được yêu cầu chọn phụ kiện cho một bộ trang phục, những người am hiểu thời trang có nhiều khả năng chọn những sản phẩm cao cấp vẽ các biểu tượng văn hóa thấp cấp, như túi đựng rác của Helmut Lang hoặc một đôi giày bệt thiết kế được lấy cảm hứng từ Crocs.

Nếu các mặt hàng thấp cấp chảy nhỏ giọt và trở nên cao hơn, thì điều này có tác động gì đối với các thương hiệu?

Các thương hiệu cao cấp có thể duy trì sự phù hợp bằng cách kết hợp các phong cách và xu hướng thấp cấp có chọn lọc vào bộ sưu tập của họ.

Thật vậy, một số thương hiệu cao cấp đã sử dụng chiến lược này. Các thương hiệu như Prada và Gucci đã sản xuất các phiên bản xa xỉ của các mặt hàng truyền thống ít quan trọng hoặc không có gì nổi bật, chẳng hạn như cầu trượt hồ bơi và dụng cụ làm ấm chân.

Trong một cuộc phỏng vấn, Miuccia Prada, nhà thiết kế chính của thương hiệu xa xỉ cùng tên Prada, tuyên bố rằng cô không ngừng chống lại những khuôn mẫu về sắc đẹp vốn có và đang cố gắng giới thiệu thêm về ‘sự xấu xí’ trong các thiết kế của mình.

Tương tự, chiến dịch và bộ sưu tập gần đây của Gucci mang tên “Gucci in the Streets” (#GucciDansLesRues) cũng được lấy cảm hứng từ văn hóa của sinh viên và cuộc biểu tình từ tận tháng 5 năm 1968 ở Paris.

Louis Vuitton đã chọn một chiến lược hơi khác. Thay vì xem xét các mặt hàng thấp cấp, các sáng kiến ​​và sự hợp tác gần đây của Louis Vuitton dường như cho thấy mối quan tâm tương tự đối với các nền văn hóa phụ nhưng đầy sắc sảo.

Trong những năm qua, thương hiệu đã tung ra một loạt các bộ sưu tập đồng thương hiệu cùng với Supreme, một thương hiệu ván trượt của Mỹ, và sự hợp tác với nghệ sĩ Jeff Koons, người nổi tiếng với các chủ đề về văn hóa đại chúng và các bản nghệ thuật mô phỏng về các đồ vật tầm thường.

Thông qua những lần hợp tác này, Louis Vuitton đã pha trộn và kết hợp một cách hiệu quả các hình in trần tục trên các sản phẩm da cao cấp và tinh tế của mình.

Những lựa chọn này chắc chắn sẽ khiến một số người mua hàng xa lánh, nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy những người tiêu dùng sành sỏi nhất có thể đánh giá rất cao những động thái này của các thương hiệu cao cấp mà họ yêu thích.

Kết luận, nghiên cứu này làm sáng tỏ cách các thương hiệu mang tính biểu tượng đang phát triển trong một thế giới mà hàng hóa xa xỉ đang trở nên phổ biến hơn.

Khi các dấu hiệu ưu việt truyền thống mất đi giá trị tín hiệu, người tiêu dùng và các thương hiệu cao cấp có thể cố tình chọn pha trộn và kết hợp giữa các loại tín hiệu khác nhau như một chiến lược phát tín hiệu thay thế mới để phân biệt chính họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P2)

Từ Expedia đến Heinz Ikea, lọt Top bộ 8 chiến dịch marketing tốt nhất năm 2020 do MarketingWeek bình chọn (Phần 2).

Expedia  – Chiến dịch: “Let’s take a trip”.

Ngành công nghiệp du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời kỳ đại dịch.

Nhưng thay vì trở nên im ắng, Expedia đã tìm cách thực hiện một cách tiếp cận chủ động để đánh vào tâm trạng hiện tại của người tiêu dùng trong khi mang lại cho họ hy vọng rằng kế hoạch nghỉ lễ sẽ tiếp tục vào năm tới.

Let’s take a trip’ cho thấy một cặp đôi tái hiện lại trải nghiệm kỳ nghỉ ở nhà trong một bộ phim stop-motion được quay đẹp mắt của đạo diễn Victor Haegelin và được phát triển bởi công ty quản lý TeamOne.

Sử dụng khăn trải giường, sách, đệm và các vật dụng gia đình khác, cặp đôi đi du ngoạn trên đường, leo núi, lặn xuống hồ bơi và tận hưởng dịch vụ phòng – tất cả những điều mọi người đã bỏ lỡ khi có Covid-19 – tất cả đều từ tiện nghi của phòng khách của họ.

Quảng cáo không chỉ gói gọn hoàn hảo tâm trạng hiện tại mà dòng kết thúc, “Hãy tưởng tượng những nơi chúng ta sẽ đến, cạnh nhau’ mang đến một tia lạc quan rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường và khi họ muốn thực hiện điều đó, Expedia sẽ có mặt để giúp đỡ.

Ngoài việc là một bộ phim được chế tác đẹp mắt, bộ phim luôn thu hút sự chú ý của Expedia, thể hiện sự hài hước và sáng tạo vào thời điểm mà cả hai đều cần thiết.

Các phiên bản dài và ngắn của quảng cáo đã thu hút được gần 20 triệu lượt xem trên YouTube kể từ khi ra mắt vào tháng 9

Heinz – Chiến dịch: “Heinz to Home”.

Khi Heinz tung ra ưu đãi trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua chiến dịch ‘Heinz to Home’ vào tháng 4 vừa rồi, nó đã trở thành một phần của động thái rộng lớn hơn hướng tới các mô hình kinh doanh vượt qua các nhà bán lẻ truyền thống.

Nhiều thay đổi do đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020 đã thúc đẩy sự di chuyển theo hướng di chuyển hiện có. Sự tăng trưởng của doanh số bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) là một ví dụ.

Mặc dù đã có sự phát triển dần dần của kênh, với một số người chơi mới vận hành mô hình D2C thuần túy, năm 2020 đã chứng kiến ​​các thương hiệu lớn tham gia vào mô hình này.

Heinz đã nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi, Giám đốc thương mại điện tử của thương hiệu này tại Vương quốc Anh và Ireland, Ông Jean-Philippe Nier cho biết:

Chúng tôi đã làm việc như một công ty khởi nghiệp, nhằm mục đích tung ra một sản phẩm khả thi tối thiểu càng nhanh càng tốt và cải thiện đề xuất của chúng tôi. ngày kể từ ngày ra mắt.

Bộ sưu tập gói sản phẩm giới hạn có sẵn khi ra mắt, nhưng bộ sưu tập này sớm được mở rộng, với các ưu đãi theo chủ đề cho ‘Ngày của Cha’ và cho sinh viên quay lại trường đại học. Giao hàng miễn phí cho công nhân.

Theo BBH, công ty đứng sau chiến dịch này, Heinz to Home đã tăng 200% doanh số bán hàng trong quý 1 năm 2020 và vượt qua ba lần mục tiêu số lần hiển thị trong vòng 48 giờ.

Ikea – Chiến dịch: “The Hare”.

Đoạn video dài 90 giây này từ Ikea quảng cáo lợi ích của việc giảm căng thẳng và ngủ ngon trong một năm mà cả căng thẳng và thiếu ngủ đều là những vấn đề quen thuộc đối với nhiều người.

Bản cập nhật live-action về câu chuyện ngụ ngôn về thỏ và rùa, quảng cáo do công ty mẹ tạo ra, được Roots Manuva làm nhạc phim.

Với bối cảnh đô thị đương đại, nó có hình ảnh một chú thỏ mặc áo hoodie đang ngâm mình trong những chai bia với món thịt nướng nướng xảo quyệt trong khi người hàng xóm rùa của anh ta sẵn sàng đối mặt với thế giới sau một đêm sớm lành mạnh.

Ikea đã làm rất nhiều trong những năm gần đây để định vị lại mình như một thương hiệu vượt ra ngoài nhận thức thông thường là đồ nội thất nhanh được yêu thích ở giới trung lưu chính thống ở Anh.

Tính chất lập dị và hóm hỉnh kỳ quặc của một quảng cáo như ‘The Hare’ góp phần tạo nên sự thay đổi liên tục trong giọng điệu và cách tiếp cận, ngay cả khi công ty đã trải qua 12 tháng khó khăn dưới đại dịch toàn cầu.

Nằm ở vị trí thứ 72 trong danh sách các thương hiệu có giá trị nhất theo Kantar và BrandZ năm 2020, thành tích của Ikea trong năm nay chắc chắn sẽ là một dấu ấn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P1)

Từ AA đến BBC, Budweiser Direct Line, lọt Top bộ 8 chiến dịch marketing tốt nhất năm 2020 do MarketingWeek bình chọn (Phần 1).

The AA – Chiến dịch: “Love that feeling?”.

Trong khi nhiều thương hiệu tạo ra các quảng cáo thiên về cảm xúc trong cuộc khủng hoảng Covid-19, The Automobile Association đã mang lại cho chúng ta một cảm hứng vô cùng mới mẻ khác.

Vào tháng 7, trùng với thông báo quốc gia này sẽ thoát khỏi đợt đóng cửa đầu tiên, thương hiệu này đã giới thiệu một linh vật mới (mascot) – một chú chó Tukker nhắc nhở người lái xe cũng như người đi bộ, về cảm giác tự do.

Được xây dựng bởi adam & eveDDB, quảng cáo cho thấy Tukker hồi tưởng lại niềm vui khi lái xe trong phòng khách màu vàng sáng của mình, phát một bài hát trên máy ghi âm, một cảm giác rất trải nghiệm.

Chiến dịch được khởi chạy trên phương tiện truyền thông mạng xã hội và đạt được mức độ tương tác cao nhất so với bất kỳ chiến dịch nào mà AA đã chạy trên nền tảng cho đến nay.

Sự tương tác tích cực tăng 74% so với trước đó và là chiến dịch thương hiệu hiệu quả nhất mà công ty này đã từng tung ra dựa trên doanh số bán hàng (hiệu quả hơn 28% so với chiến dịch thương hiệu trước đó).

Là một phần mở rộng của chiến dịch, nó cũng đã khởi động lại các sự kiện chiếu phim hấp dẫn trên khắp Vương quốc Anh. Chiến dịch cũng đã giúp tạo ra tình cảm tích cực đối với thương hiệu, với 96% người tham dự khảo sát nói rằng họ sẽ giới thiệu nó cho bạn bè.

BBC – Chiến dịch “Dracula”.

Để đánh dấu sự ra mắt của bộ phim truyền hình hàng đầu Dracula vào đầu năm, BBC đã lấy cảm hứng từ bá tước đen tối và bí ẩn để tạo ra một tác phẩm ngoài trời sống động khi hoàng hôn buông xuống.

Ban ngày, tấm biển quảng cáo xuất hiện với hình ảnh một bộ sưu tập ngẫu nhiên của những chiếc cọc gỗ đẫm máu. Nhưng khi bóng tối phủ xuống và đèn sân khấu được bật lên, nó để lộ ra cái bóng lạnh lẽo của chính Dracula.

Hợp tác với Havas Media, BBC đã chọn hoạt động ngoài trời vì khả năng xây dựng danh tiếng trong giới trẻ. Hai địa điểm đã được chọn – một ở London và một ở Birmingham – đã cùng nhau góp phần tạo ra hơn 320.000 tương tác khác nhau.

Sự sáng tạo của quảng cáo đã thu hút sự chú ý của mọi người, những sự phản hồi tích cực của công chúng đã thúc đẩy phạm vi tiếp cận khổng lồ kiếm được trên các nền tảng mạng xã hội và nhà xuất bản. Ước tính có khoảng 43.000 bài đăng trên mạng xã hội về quảng cáo và tạo ra phạm vi tiếp cận hơn 22 triệu người.

Ví dụ, một tweet về bảng quảng cáo đã thu về hơn 134.000 lượt thích và 35.000 lượt retweet, cũng như 500 bình luận.

Thêm vào đó, chiến dịch đã nhận được sự phủ sóng PR mạnh mẽ với hơn 40 bài báo viết về nó với sự xuất hiện trên báo chí trong nước và ngành.

Để đưa tất cả những điều đó vào ngữ cảnh, Havas tuyên bố đã đạt được 60% khối lượng cuộc trò chuyện của quảng cáo Giáng sinh của John Lewis nhưng chỉ với 0,24% chi tiêu cho truyền thông của mình.

Budweiser – Chiến dịch “Whassup Quarantine Version”.

Khi Budweiser quay trở lại với câu Slogan rất được yêu thích của mình là “Whassup” vào đầu năm nay, đó không chỉ là sự cố gắng để mang về doanh số.

Quảng cáo đầu tiên đã ghi lại một cách xuất sắc điều gì đó về tình bạn nam giới và cách họ chia sẻ những cảm xúc hoa mỹ nhất với ít lời nói nhất.

Chiến dịch này đã được ủng hộ trên mạng xã hội với hashtag #Togetheratadistance và ​​#SavePubLife khi yêu cầu các quán rượu buộc phải đóng cửa do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau từ mặt xã hội.

Budweiser đứng ở vị trí thứ 53 trong bảng xếp hạng các thương hiệu có giá trị nhất năm 2020 do BrandZ bình chọn.

Direct Line – Chiến dịch “We’re on it”.

Khi Direct Line cho biết họ sẽ loại bỏ chiến dịch ‘The Fixer’ cực kỳ thành công vào đầu năm 2020, nhiều người nghĩ rằng đó phải là một trò đùa của ‘Cá tháng Tư’.

Chiến dịch có sự góp mặt của Winston Wolfe đã thành công rực rỡ, giúp thương hiệu giành được hai giải vàng của IPA Effectiveness và mang lại lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không ngủ quên trên chiến thắng, Direct Line còn liên tục tìm kiếm các cơ hội để cải thiện các hoạt động marketing của mình. Mặc dù ‘The Fixer’ vẫn đang hoạt động hiệu quả, thương hiệu vẫn tung ra những chiến dịch sáng tạo mới.

“We’re on it”, được xây dựng bởi Saatchi & Saatchi, nhằm định vị Direct Line là ‘người chủ động giải quyết các vấn đề’. Để làm được điều đó, nó sử dụng hình ảnh các siêu anh hùng như Bumblebee từ Transformers, Teenage Mutant Ninja Turtle Donatello và RoboCop lao.

Giám đốc thương hiệu của Direct Line Group, Bà Kerry Chilvers thừa nhận đây là “kế hoạch ra mắt vĩ đại nhất chưa từng thấy”, với việc thương hiệu buộc phải xoay chuyển gần như là liên tục trong quá trình thực hiện.

Mặc dù cần nhanh chóng đưa ra một ý tưởng mới trong bối cảnh đại dịch, Bà Chilvers cho biết ‘We’re On It’ đã “vượt qua sự mong đợi”, đặc biệt là tốc độ ảnh hưởng mà chiến dịch mang lại. Bà cho rằng chiến dịch đã hiệu quả hơn 20% so với ‘The Fixer’ trong việc thúc đẩy doanh số cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Thực hiện thay đổi khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp luôn khó khăn nhưng Direct Line đã chỉ ra rằng nếu nó được thực hiện vì lý do kinh doanh phù hợp, được hỗ trợ bởi nhiều năm học hỏi về hiệu quả marketing, đó có thể là lựa chọn đúng đắn. Ngay cả trong một đại dịch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

30 chiến thuật marketing du kích hay ho bạn nên tham khảo (P1)

Ngày nay, sự sáng tạo không còn là một lựa chọn trong các chiến dịch marketing. Trên thực tế, đó là những gì tách biệt một chiến dịch marketing thông thường với một chiến dịch mang tính lan truyền.

Top 30 chiến thuật marketing du kích hay ho nhất mọi thời đại

Vì vậy, nếu bạn muốn khiến mọi người nói về thương hiệu của mình, bạn phải ‘tránh xa’ các phương pháp marketing truyền thống và cố gắng để nghĩ về sáng tạo. Hãy nghĩ về các chiến thuật của marketing du kích (Guerilla Marketing).

Những chiến dịch marketing du kích có hiệu quả vì chúng độc đáo, sáng tạo và tiết kiệm chi phí. Và sau đây là cách 30 thương hiệu có thể làm điều này thành công.

1. Nikon

Nikon đã thực hiện chiến dịch của họ bằng cách đặt một tấm thảm đỏ và có một nhóm các tay săn ảnh chụp ảnh người qua đường. Nó dễ dàng thu hút sự chú ý và thậm chí buộc một số người dừng lại và nhìn hai lần.

Điều làm cho điều này khác với một bảng quảng cáo thông thường là nó có một cơ chế mà các camera nhấp nháy khi có người đi ngang qua.

Điều này buộc những người vừa đi ngang qua phải dừng lại và nhìn vào những gì đang diễn ra. Nó rất vui và khác biệt. Khi thực sự, nó chỉ là một quảng cáo cho NIkon.

2. Foursquare

Khi Foursquare tham dự Hội nghị SXSW 2010, họ không có gian hàng. Nhưng điều này không ngăn được sự gây chú ý đến họ. Họ đã làm điều này với sự giúp đỡ của hai quả bóng cao su và một viên phấn.

* SXSW hay South by Southwest là một diễn đàn hàng năm của các hãng phim, phương tiện truyền thông tương tác, và các liên hoan âm nhạc được tổ chức cùng nhau diễn ra vào giữa tháng 3 tại Austin, Texas, Mỹ.

Những gì họ đã làm là vẽ 4 hình vuông trên mặt đất và yêu cầu người chơi tham gia. Vì sự độc đáo của cách tiếp cận, nó ngay lập tức nhận được sự quan tâm của hàng ngàn người tham gia, rất rất nhiều người xếp hàng chỉ vì trò chơi.

3. Unicef

Không ai hiểu làm thế nào để có nước bẩn. Vì vậy, Unicef ​​đã có ý tưởng tạo ra một máy bán nước bẩn. Họ chỉ định các loại nước bẩn khác nhau do bệnh. Có sốt rét, bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm gan, kiết lỵ, salmonella và sốt vàng da. Máy nhận được một đô la cho mỗi chai nước bẩn.

Thật đáng kinh ngạc khi mọi người sẵn sàng cho một đô la chỉ để xem những gì sẽ ra. Phần tốt nhất ở chiến dịch này là rất rất nhiều người chia sẻ máy bán hàng tự động và câu chuyện ‘lạ lẫm’ này trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

4. Maximum Ride

Maximum Ride là một loạt các nội dung về chủ đề: trẻ em có thể bay (kids who can fly). Để thực thi chiến dịch, họ đã phát động một chiến dịch ở Auckland, New Zealand cho thấy cảm giác như thế nào khi đứng ở rìa của một tòa nhà.

Họ đã làm điều này bằng cách sơn mặt đất theo cách sẽ khiến ai đó cảm thấy như họ đang rơi xuống. Khi thực sự, họ chỉ ở rìa của cầu thang. Kết quả là ‘một tấn’ hình ảnh được chia sẻ trên khắp các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

5. Dove

Dove đã gây bão trên mạng xã hội khi họ tung ra chiến dịch ‘đẹp hoặc trung bình’. Điều này gây ra vấn đề về sự tự tin ở hầu hết phụ nữ, những người chỉ xem bản thân họ là bình thường, khi thực sự họ có thể đẹp theo cách riêng của họ.

Điều này thách thức khái niệm về cái đẹp cũng như kích hoạt phản ứng cảm xúc từ người xem. Đoạn video của chiến dịch cho thấy những người phụ nữ thực sự không chắc chắn về cánh cửa mà họ nên bước vào. Nó cho thấy những cảm xúc mà họ trải qua cũng như cách họ cảm nhận về bản thân.

6. McDonalds

Mcdonalds đã cho ra mắt một bảng quảng cáo tương tác, nơi một món sundae (một loại kem tráng miệng) thỉnh thoảng xuất hiện.

Và khi đó, tất cả các đối tượng mục tiêu cần làm là chụp lấy nó trong một bức ảnh và nhận nó miễn phí. Đây là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của mọi người.

Ngoài ra, mục FREE có tính năng khuếch đại giá trị của chiến dịch và làm cho nó có giá trị để chia sẻ.

7. Coca Cola

Coca Cola gần đây đã thay đổi máy bán hàng tự động của họ ở các địa điểm khác nhau. Thay vì phân phối một chai, mà cho vô số chai.

Sau đó, nó thậm chí còn phân phát hoa, pizza và bánh sandwich. Tất cả điều này với mục tiêu của chiến dịch là “Coca Cola – chia sẻ hạnh phúc”.

8. Ikea

Ikea là một trong những thương hiệu rất ‘trung thành’ với marketing du kích. Một trong số đó là thương hiệu này tạo ra các ngăn kéo ra khỏi cầu thang cho thấy cách mà Ikea giúp tiết kiệm không gian trong nhà.

Bên cạnh đó, họ cũng nghĩ ra vô số cách sáng tạo khác để quảng bá thương hiệu của mình thông qua video. Có một lần, họ đã sử dụng một tạp chí như một tủ quần áo và cho thấy cách mà tương tác thực tế ảo (augmented reality) có thể giúp mọi người lên kế hoạch cho ngôi nhà của họ trong tương lai của họ như thế nào.

9. Tinder

Tinder bắt đầu ứng dụng của mình với số lượng người dùng khá khiêm tốn. Trên thực tế, nó chỉ bắt đầu với 5.000 người dùng. Nó phát triển bằng cách tham gia các bữa tiệc ở các trường đại học và sau đó thu hút sự chú ý từ họ.

Sau khi nhận được sự đồng ý tham dự của hơn 200 cô gái ‘nóng bỏng’, một tấn đàn ông sau đó đã hào hứng đăng ký sử dụng nền tảng. Vì điều này, Tinder ngay lập tức tăng lên 15.000 người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing “lật kèo” cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô

Những chiến lược Marketing đầy sáng tạo đã giúp các thương hiệu không chỉ tạo ra tiếng vang tầm cỡ quốc tế mà còn mang lại một khoản doanh thu khổng lồ.

7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing "lật kèo" cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô
7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing “lật kèo” cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô

Trong kinh doanh, marketing là một yếu tố quan trọng để đưa sản phẩm của công ty đến với công chúng. Thậm chí là rất quan trọng, bởi đôi khi một chiến lược marketing tốt có thể lật ngược cả ván cờ, giúp công ty từ thế thua thành thắng, mà còn là thắng đậm.

1. Jeep cùng pha đổi thiết kế ngoạn mục.

Jeep – thương hiệu ô tô huyền thoại của Mỹ từng có thời điểm buôn bán rất khó khăn dù vừa tung ra một mẫu xe mới. Sự sụt giảm doanh thu của họ là khá bất thường, chẳng ai hiểu tại sao, cho đến khi lãnh đạo thương hiệu quyết định mời Clotaire Rapaille – một chuyên gia marketing gạo cội về tư vấn.

Chẳng phải chờ lâu, Rapaille đưa ra một gợi ý táo bạo: loại bỏ thiết kế đèn hình vuông phía trước, thay bằng hình tròn như những gì hãng từng làm thuở ban đầu.

Trong một bài phỏng vấn, Clotaire giải thích rằng bản thân Jeep là một thương hiện gắn với sự tự do của miền Tây – tượng trưng cho tốc độ, giống như một chú ngựa dành cho cao bồi Mỹ. Nói cách khác, người Mỹ nhìn nhận xe Jeep giống như một chú ngựa, một sinh vật sống, và chiếc đèn vuông sẽ khiến biểu tượng này tan vỡ.

Kết quả là sau thay đổi, công ty ghi nhận doanh số bán xe tăng trở lại, chứng minh nhận định của Rapaille là đúng.

2. Nestlé và sự thay đổi văn hóa thưởng thức cafe.

Nestlé – thương hiệu thực phẩm từ Thụy Sĩ có độ phủ sóng rất rộng, nhưng khi tới Nhật Bản, họ vấp phải không ít khó khăn.

Rõ ràng, văn hóa người Nhật chuộng Trà hơn cafe, nên Nestlé trước khi tiến vào đây đã phải nghiên cứu thị trường rất kỹ. Tuy nhiên, dù kết quả nghiên cứu cho thấy người Nhật thích cafe của họ, thì thực tế là cafe Nestlé bán được rất ít tại xứ sở Mặt trời mọc.

Các chuyên gia marketing của Nestlé sau đó nhận ra lý do: dù người Nhật có thích cafe của họ, nhưng bản thân cafe vẫn là một thứ gì đó không thân thuộc. Khi họ vào thị trường này, cafe không phải thứ gắn liền với ký ức của người Nhật, khi cả tuổi thơ họ đã gắn liền với trà.

Để giải quyết vấn đề này, công ty quyết định tung ra cafe có vị… kẹo. Trẻ em thích chúng, và dần dần cafe trở gắn liền với tuổi thơ của cả một thế hệ sau đó. Nhờ vậy, văn hóa uống cafe của người Nhật đã thay đổi, đến mức theo thống kê được công bố năm 2020, mỗi người dân Nhật tiêu thụ trung bình 2kg cafe/năm.

3. Tất giấy và cú lừa lịch sử.

Tại Thụy Sĩ vào đầu thập niên 1960, doanh số bán tất giấy (hoặc quần tất da chân) của họ chẳng mấy ấn tượng. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi nhờ một “cú lừa” từ… các nhà bán TV.

Cụ thể, một chuyên gia về TV đã mạnh miệng tuyên bố, những chiếc TV đen trắng có thể chuyển thành TV màu nếu phủ lên đó một lớp tất giấy.

Dĩ nhiên là một cú lừa thôi, bản thân chiến dịch cũng được công bố vào ngày 1/4 (Quốc tế nói dối), nhưng không ngờ lại câu được rất nhiều cá. Ngay buổi tối hôm đó, người dân đổ xô ra các cửa hàng, mua về hàng tá tất giấy, để rồi phát hiện ra chẳng có đôi tất nào đổi được màu TV cả.

Bản thân nhà quảng cáo sau đó cũng cho biết đây chỉ là một trò đùa. Nhưng với người trót mua tất, họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc chịu khó dùng chúng mà thôi.

4. Puma cùng chiến dịch đỉnh cao mang tên: Đôi giày chưa buộc của Pelé.

World Cup Mexico năm 1970, trận đấu giữa Brasil và Peru, Vua bóng đá Pelé đã có một thời khắc lịch sử. Trước khi trọng tài nổi còi, Pelé đã xin tạm dừng, ngồi xuống buộc dây giày.

Mọi ống kính máy quay lúc đó đều hướng vào ông, và rồi cả thế giới nhận ra ông đang đi một đôi giày của Puma.

Có nhiều tin đồn cho rằng Pelé đã nhận $25.000 để thực hiện pha buộc dây lịch sử này – dù chưa ai đưa ra được bằng chứng. Tuy nhiên, thời khắc ấy đã giúp nhiều thương hiệu khác nhận ra chiến lược này có hiệu quả như thế nào, khi rất nhiều người thấy được thương hiệu giày thần tượng của mình thi đấu là gì.

5. IKEA cùng những món nội thất khổng lồ.

Khi tới Mỹ vào thập niên 1980, doanh số của IKEA khá ảm đạm. Đó là khi đội marketing của thương hiệu đến từ Thụy Điển nhận ra nội thất IKEA đang khá nhỏ bé so với kích cỡ nhà ở của người Mỹ.

Những chiếc sofa của Thụy Điển quá nhỏ, trong khi rèm cửa thì quá ngắn. Vậy nên, công ty quyết định cải thiện kích cỡ của nội thất, sao cho phù hợp hơn với những căn nhà cỡ bự tại Mỹ. Đây là một nước đi quan trọng, giúp họ chiếm lĩnh thị trường Mỹ như ngày hôm nay.

6. Búp bê kem chống nắng của Nivea.

Nivea muốn phát hành sản phẩm mới: kem chống nắng cho trẻ em, với mục đích dạy cho trẻ nhỏ biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ da. Nhưng vấn đề là làm như thế nào?

Rốt cục, họ nghĩ ra một cách. Thay vì tổ chức các lớp giảng dạy nhạt nhẽo, họ bèn sản xuất… búp bê, và đó là những con búp bê khá đặc biệt. Sau khi phơi nắng, búp bê sẽ chuyển sang màu đỏ, và nếu bôi một ít kem chống nắng được bán kèm, màu đỏ ấy sẽ nhạt dần.

Số búp bê ấy được tặng kèm, không phải để bán, và chiến dịch này thành công rực rỡ khi đẩy doanh thu của họ tăng cao ngất ngưởng.

7. Kotex và sản phẩm “chớ gọi tên ra”.

Trong thế kỷ 20 và nhiều thế kỷ trước đó nữa, kinh nguyệt là một chủ đề bị hạn chế nhắc đến. Một phần do người xưa coi đây là vấn đề khá nhạy cảm, phần khác là vì nhiều người quan niệm rằng phụ nữ khó có thể tin tưởng vào lúc họ đến kỳ, do tính khí trở nên thất thường.

Đó là lý do vì sao các nhà sản xuất băng vệ sinh phải vò đầu bứt tai nghĩ ra phương án quảng cáo cho sản phẩm ai cũng ngại gọi tên này. Cuối cùng, câu trả lời được đưa ra bởi công ty Kimberly-Clark với thương hiệu: Kotex!

Thời kỳ ấy, đa số đàn ông chẳng biết Kotex là cái gì, trong khi phụ nữ thì coi đây giống như một dạng mật mã giữa các chị em với nhau, và sản phẩm nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Thậm chí, có tin đồn (chưa kiểm chứng) rằng một thanh niên Mỹ từng thốt lên giữa buổi tiệc: “Làm ơn ai đó nói cho tôi biết Kotex là cái gì được không?” Chẳng ai trả lời cả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Triết lý kinh doanh từ năm 17 tuổi giúp ông chủ IKEA lôi kéo được hàng triệu người đến mua hàng mỗi năm

Trong suốt hơn 75 năm hoạt động, IKEA vẫn luôn duy trì triết lý kinh doanh được tỷ phú Ingvar Kamprad đề ra ngay từ ngày đầu thành lập.

ikea-marketingtrips

Ngày 28/1/2018, nhà sáng lập tập đoàn nội thất lớn nhất thế giới IKEA, ông Ingvar Kamprad đã ra đi trong thanh thản ở tuổi 91. Ông sinh năm 1926 tại một tỉnh ở miền nam Thụy Điển. Đến năm 1943, khi mới 17 tuổi, ông thành lập IKEA và từ đó trở đi, công ty của ông đã cách mạng hóa ngành công nghiệp trang trí nội thất trên toàn thế giới và trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực này.

Triết lý kinh doanh từ những ngày đầu thành lập IKEA của Ingvar Kamprad là “tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người và cung cấp các loại sản phẩm trang trí nội thất chất lượng với mức giá hợp lý nhất để càng nhiều người có khả năng mua được càng tốt”.

Bằng cách cải thiện thiết kế, sản xuất và phân phối đồ nội thất và phụ kiện nhà ở, IKEA đã giúp hàng triệu gia đình được sống trong những căn nhà tiện lợi được trang bị thông minh, đơn giản nhưng cũng không kém phần thẩm mỹ.

Ban đầu, IKEA là một dịch vụ đặt hàng qua thư chuyên bán những đồ lặt vặt như thiệp Giáng Sinh, hạt giống, khung tranh, đồng hồ và bút máy… Sau đó, chính các nhà sản xuất địa phương đã thúc đẩy Kamprad tham gia vào lĩnh vực nội thất đầy tiềm năng. Vào ngày khai trương cửa hàng đầu tiên của IKEA, đã có hơn một nghìn người xếp hàng để lựa chọn và mua sản phẩm của hãng. Hiện gã khổng lồ nội thất này có hơn 400 cửa hàng tại 50 thị trường với hơn 200.000 nhân viên trên toàn thế giới.

Trong những năm qua, IKEA đã cải tiến thiết kế và mô hình kinh doanh để trở nên thân thiện với môi trường, bền vững hơn và tập trung vào yếu tố con người nhiều hơn. Hãng đã thích ứng rất tốt với việc diện tích nhà cửa đang có xu hướng thu hẹp dần đòi hỏi đồ đạc phải “thông minh”, tiết kiệm không gian nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Trái tim và khối óc thiên tài của Kamprad không chỉ thiết kế ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, hợp với túi tiền mà còn tạo ra trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.

Trước khi Jeff Bezos thay đổi thói quen mua hàng truyền thống bằng một cú nhấp chuột trên trang thương mại điện tử Amazon, Ingvad Kamprad đã biến việc đến IKEA mua sắm thành niềm vui và một cuộc phiêu lưu thú vị cho mọi người chứ không phải một nhiệm vụ đơn thuần.

Để tiết kiệm chi phí, các cửa hàng đều được đặt cách xa trung tâm thành phố. Vậy nên, IKEA cần tạo ra động lực để khách hàng của mình chấp nhận bỏ thời gian và công sức để đến tận nơi tham quan.

Công ty của Kamprad là một trong những đơn vị đầu tiên trưng bày đồ nội thất trong những căn phòng mô phỏng giúp khách hàng dễ tưởng tượng và coi đó như nhà của mình. Ở IKEA còn có những quán cà phê bán kèm thịt viên Thụy Điển để thu hút khách đến cửa hàng, kéo dài thời gian tham quan và cũng là nơi để người tiêu dùng (đa số là các cặp đôi) thảo luận và quyết định mua hàng.

Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể mang đồ về nhà ngay sau khi thanh toán thay vì phải chờ giao hàng như thông thường. Việc để người mua tự lắp ráp đồ nội thất khi đem về nhà là một tính năng thú vị của IKEA giúp họ cảm thấy chúng thực sự là của riêng mình, do mình mua và tự tay hoàn thiện.

Triết lý kinh doanh đơn giản nhưng xuyên suốt của ông chủ IKEA chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp hãng duy trì được vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ đồ nội thất trong suốt quá trình hoạt động hơn 75 năm qua và tương lai sắp tới.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips