Skip to main content

Thẻ: Kỹ thuật số

Thanh toán số Đông Nam Á bứt tốc trong đại dịch

Thanh toán số lên ngôi là dấu hiệu khả quan cho thương mại điện tử Đông Nam Á, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng tính an toàn, tiện lợi khi mua sắm.

Thanh toán số

Thanh toán số hiện là một trong ba nhánh chủ chốt cấu thành hệ sinh thái thương mại trực tuyến, cùng với các sàn thương mại điện tử và hệ thống logistics.

Trong năm 2021, toàn Đông Nam Á đã và đang trải qua cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ về nhiều mặt nhờ sự thúc đẩy từ các trở ngại do dịch bệnh gây ra, hạn chế về mặt đi lại, tiếp xúc…

Chỉ trong giai đoạn 2017-2020, thống kê từ Techwire Asia cho thấy đối tượng dùng ví điện tử toàn cầu đã bùng nổ từ 500 triệu lên 2,8 tỷ người. Tốc độ tăng trưởng kỹ thuật số mỗi quốc gia là khác nhau, song đều ghi nhận bứt tốc mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Nổi bật trong có Đông Nam Á khi từng là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về thanh toán số. Trên thực tế, khu vực này đã được các chuyên gia fintech xem là một trong những cường quốc thanh toán kỹ thuật số của thế giới.

Theo một báo cáo mới của IDC được ủy quyền bởi nền tảng thanh toán toàn cầu 2C2P, toàn thị trường Đông Nam Á đang trải qua một cuộc chuyển đổi tài chính thúc đẩy bởi thanh toán kỹ thuật số.

Đầu tiên, báo cáo ước tính rằng chi tiêu cho thương mại điện tử sẽ tăng 162%, đạt 179,8 tỷ USD vào năm 2025 trong toàn khu vực. Trong đó, thanh toán kỹ thuật số chiếm 91% giao dịch.

Các báo cáo gần đây của Google, Temasek Holdings và Bain & Company cũng chỉ ra rằng hiện có hơn 75% dân số ở 6 quốc gia Đông Nam Á lớn đã truy cập internet và phần lớn trong số họ đã mua sắm trực tuyến ít nhất một lần.

Trong đó, có hơn 60 triệu người sử dụng dịch vụ kỹ thuật số đầu tiên do ảnh hưởng Covid-19. Một phần ba số đó thậm chí chỉ mới mới làm quen với internet trong nửa đầu năm 2021.

Theo IDC, sự gia tăng này sẽ còn tiếp tục được thúc đẩy bởi sự thay đổi xu hướng tiêu dùng, bán lẻ, khi ngày càng có nhiều tùy chọn thanh toán toàn diện hơn.

Với sự bùng nổ của thương mại điện tử với 222 triệu người dùng vào năm 2020, IDC ước tính ngành này dự kiến chạm mức khoảng 411 triệu người dùng vào năm 2025, nhờ sự xuất hiện của các phương thức thanh toán mới.

Các phương thức thanh toán mới như ví điện tử và mô hình “mua trước trả sau” (buy now, pay later) đã dần khiến người dùng toàn cầu dịch chuyển hành vi giao dịch từ hình thức truyền thống, tiền mặt sang không tiền mặt.

Trong đó, “mua trước trả sau” chiếm 1% tổng thanh toán thương mại điện tử năm 2020. Con số này ước tính sẽ tăng lên 5% vào năm 2025 và tăng gấp 9,7 lần giá trị chi tiêu.

Mặt khác, IDC cũng nhấn mạnh về sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của Đông Nam Á nhờ thị trường thương mại điện tử ngày càng dễ tiếp cận hơn.

Báo cáo của họ ước tính sẽ có 188,6 triệu người dùng mới vào năm 2025. Các thị trường lớn và tiềm năng cho lĩnh vực thanh toán thương mại điện tử tại khu vực này gồm có Indonesia (83 tỷ USD), Việt Nam (29 tỷ USD) và Thái Lan (24 tỷ USD).

Ngoài ra, với sự gia nhập của hàng trăm triệu người tiêu dùng thương mại điện tử mới, họ cũng đòi hỏi nhiều loại hình dịch vụ thanh toán hơn.

Philippines, Việt Nam và Thái Lan cũng được dự báo sẽ có những thay đổi đáng chú ý trong 5 tới, khi người dân tại đây ngày càng hạn chế sử dụng tiền mặt và chuyển sang thanh toán số.

Cuối báo cáo, IDC lưu ý rằng các tùy chọn thanh toán số tại khu vực này được ưa chuộng hơn vì có thể áp dụng dễ dàng trên khắp Đông Nam Á.

Trong giai đoạn 2020-2025, ví điện tử và “mua trước trả sau” tại đây dự kiến sẽ tăng trưởng lần lượt là 30% và 58%. Tổ chức này cũng tuyên bố Indonesia sẽ dẫn đầu toàn khu vực khi chào đón hơn 100 triệu người dùng ví điện tử mới vào năm 2025.

Thái Nghiên (Theo Techwire Asia)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nike mua lại nhà sản xuất thời trang kỹ thuật số RTFKT nhằm thúc đẩy Metaverse

Khi các thương hiệu thời trang đang chạy đua với Metaverse, Nike vừa thông báo việc mua lại nhà sản xuất thời trang kỹ thuật số RTFKT.

Nike mua lại nhà sản xuất thời trang kỹ thuật số RTFKT nhằm thúc đẩy Metaverse

Chỉ trong vài tháng qua, gã khổng lồ thời trang Nike đã thực hiện nhiều chiến lược khác nhau nhằm mục tiêu chạm gần hơn đến với Metaverse.

Đến cuối tháng 10, thương hiệu này đã nộp đơn đăng ký cho một loạt các thương hiệu trên không gian ảo, đồng thời tuyển dụng nhiều vị trí khác nhau cho các công việc liên quan.

Và đặc biệt khi gần đây, Nike thông báo việc mua lại doanh nghiệp chuyên sản xuất các bộ sưu tập và giày thể thao ảo RTFKT (được gọi là “artifact”).

Ông John Donahoe, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành của Nike cho biết:

“Việc mua lại là một bước khác giúp đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số của Nike đồng thời cho phép chúng tôi phục vụ các vận động viên và nhà sáng tạo một cách tốt nhất tại đúng nơi giao thoa giữa thể thao, sự sáng tạo, trò chơi và cả yếu tố văn hóa.

Chúng tôi đang tìm kiếm đội ngũ những nhà sáng tạo tài năng nhất cho một thương hiệu đích thực và đầy tính kết nối. Kế hoạch của chúng tôi là đầu tư vào thương hiệu RTFKT, phục vụ và phát triển cộng đồng vốn theo đuổi sự sáng tạo và đổi mới của họ, đồng thời mở rộng dấu ấn và năng lực kỹ thuật số của Nike.”

Được biết RTFKT bắt đầu trên metaverse từ thời điểm tháng 1 năm 2020 và từ đó đã đạt được không ít các thành công trong việc kết hợp hàng hoá vật lý với thế giới kỹ thuật số.

Công ty này vừa tuyên bố hợp tác với nghệ sĩ FEWOCiOUS để bán giày thể thao thực kết hợp với giày ảo, kết quả là họ đã bán được khoảng 600 đôi trong vòng chưa đầy 10 phút và mang về hơn 3,1 triệu USD. RTFKT cũng hợp tác với nghệ sĩ Nhật Bản Takashi Murakami trong một dự án NFT có tên là CloneX.

Hiện các điều khoản của thỏa thuận chưa được tiết lộ, tuy nhiên sau vòng gọi vốn mới nhất thì RTFKT đang được định giá khoảng 33,3 triệu USD.

Ông Benoit Pagotto, một trong những nhà đồng sáng lập của RTFKT cho biết.

“Chúng tôi rất hài lòng khi được hợp tác cùng Nike, chúng tôi được hưởng lợi từ sức mạnh nền tảng và kiến thức chuyên môn của Nike để xây dựng một cộng đồng mà chúng tôi yêu thích nhất.

Nike là thương hiệu duy nhất trên thế giới có chung niềm đam mê sâu sắc về sự đổi mới, sáng tạo và yếu tố cộng đồng, chúng tôi rất vui mừng khi được phát triển thương hiệu vốn đã được hình thành hoàn toàn trong Metaverse của mình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet, cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Ông Rohit Sipahimalani – Chiến lược gia phụ trách hoạt động đầu tư của Temasek đánh giá, ngày càng có nhiều người nhận ra tiềm năng của nền kinh tế Internet Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh một số công ty khởi nghiệp trong khu vực đang chuẩn bị IPO.

Một trong những startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore với các mảng kinh doanh chủ chốt bao gồm: nhà phát triển trò chơi trực tuyến – Garena và nền tảng thương mại điện tử – Shopee đạt 200 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến J&T Express của Indonesia. “Gã khổng lồ” chuyển phát nhanh nhận được hậu thuẫn từ các quỹ như: Boyu Capital, Hillhouse Capital và Sequoia Capital China với tư cách là nhà đầu tư chính và dự kiến sẽ niêm yết tại Hồng Kông vào năm tới.

“Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm các thị trường rộng lớn nơi có tiềm năng phát triển đáng kể. Giờ đây, họ nhìn thấy những yếu tố này trong nền kinh tế Internet của Đông Nam Á”, ông Rohit Sipahimalani nói.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech
Startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 đã nêu bật những chuyển biến trong khu vực gồm sáu nền kinh tế Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Đồng thời báo cáo phát hiện rằng, có tới 11 kỳ lân công nghệ tiêu dùng mới ra đời tại khu vực trong năm nay, nâng tổng số các startup đạt giá trị hơn 1 USD lên con số 23.

Cũng theo báo cáo, nền kinh tế số của Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, có thêm 40 triệu người dùng trực tuyến mới trong năm 2021.

Cùng với đó, hiện có 440 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số, chiếm khoảng 3/4 dân số trong khu vực. Nền kinh tế Internet của khu vực cũng dự kiến ​​sẽ đạt 360 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2025 và sẵn sàng vượt qua 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Động lực mạnh mẽ này, được thúc đẩy bởi các ngành thương mại điện tử, du lịch, truyền thông, vận tải và thực phẩm.

Tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 chỉ ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV – Gross Merchandise Value), đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Khảo sát nhanh cho thấy, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.

Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn khi nguồn vốn ngoại tiếp tục chảy vào. Hoạt động đầu tư tăng vọt trong nửa đầu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục 1,37 tỷ USD, vượt qua các khoản đầu tư cả năm của những năm gần đây.

Nhìn chung, không riêng thị trường Việt Nam, mà tất cả các nền kinh tế khu vực đều chứng kiến ​sự tăng trưởng rõ rệt. Philippines có mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất, ở mức 93%. Tiếp theo là Thái Lan (51%), Indonesia (49%) và Malaysia (47%).

Nền kinh tế số của Đông Nam Á nhờ đó đã vượt qua Ấn Độ, nhưng vẫn còn tiềm năng chưa được khai thác. Đại diện Temasek cho biết, trong khi thương mại điện tử và fintech sẽ tiếp tục thu hút nhiều vốn nhất trong thời gian tới, các lĩnh vực non trẻ khác đầy hứa hẹn bao gồm công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Ngay cả khi thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, các công ty khởi nghiệp trong khu vực cũng phải đối mặt với thách thức thiếu hụt nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Thay đổi chiến lược tuyển dụng để thích ứng với bối cảnh mới

Để thích ứng với những thay đổi trong điều kiện làm việc dưới tác động của Covid-19, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần ưu tiên sự linh hoạt, từ tuyển dụng đến quản lý nhân sự, để có thể giữ chân nhân tài.

Source: Packaging Digest

Khi tương lai của công việc đang thay đổi, xu hướng số hóa sẽ nổi trội, cùng kỳ vọng của nhân viên về tính linh hoạt trong công việc. Theo đó, các doanh nghiệp nên sẵn sàng nâng cao năng lực đội ngũ trong bối cảnh nơi làm việc mới.

Kỹ năng kỹ thuật số, hiểu biết về công nghệ và giao tiếp kỹ thuật số sẽ luôn là những kỹ năng cần thiết đối với một đội ngũ lao động thành công.

Để thích ứng với những thay đổi liên tục và thách thức trong tương lai, ông Nguyễn Hoàng Thanh Chương, Phó giám đốc bộ phận tuyển dụng văn phòng TP.HCM của công ty tư vấn nhân sự Adecco, cho rằng các nhà lãnh đạo nên xem xét lại tư duy quản lý.

Nơi làm việc tập trung vào việc quản lý dựa trên sự hiện diện và các tương tác tình cờ có thể không còn là lựa chọn tối ưu.

Thay vào đó, nơi làm việc lấy con người làm trung tâm, ưu tiên quản lý dựa trên sự đồng cảm, tính linh hoạt và sự hợp tác có định hướng sẽ là chìa khóa để duy trì lực lượng lao động trong dài hạn.

Sau nhiều tháng làm việc từ xa, các lãnh đạo nên cân nhắc cách kết nối lại nhân viên khi trở lại văn phòng. Theo đó, các nhà lãnh đạo cần đóng vai trò then chốt trong việc kết nối mọi người lại với mục đích và giá trị của doanh nghiệp, khiến nhân viên cảm thấy thuộc về, và thúc đẩy họ tiếp tục gắn bó và phát triển vượt qua sự không chắc chắn.

Ông Chương lưu ý trong những tháng tới và thậm chí là sau này, nơi làm việc có thể không còn như trước. Thay vì để toàn bộ nhân sự làm việc tại chỗ, các doanh nghiệp sẽ dần đưa 30% hoặc 50% lực lượng lao động trở lại văn phòng trong vài tháng đầu tiên.

Do đó, việc tuyển dụng sẽ trở lại bình thường với hình thức “kết hợp”, bao gồm cả các cuộc gặp mặt trực tiếp và trực tuyến.

Đại dịch đã buộc nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang mô hình làm việc từ xa để trụ vững. Đối với một số doanh nghiệp, đây không chỉ là giải pháp tạm thời. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, Adecco ghi nhận sự gia tăng 100% nhu cầu tuyển dụng đối với các vị trí từ xa, do có thể là lĩnh vực linh hoạt và dễ thích ứng nhất với mô hình làm việc này.

Khảo sát gần đây trên các lĩnh vực của Adecco Việt Nam cho thấy mô hình làm việc kết hợp, bao gồm làm việc tại chỗ và làm việc từ xa, được người lao động mong đợi nhất.

Bà Đặng Thị Thái Hòa, Phó giám đốc bộ phận tuyển dụng, Adecco TP.HCM, lý giải: “Nhân viên vẫn muốn làm việc tại văn phòng vì mục đích gắn kết đội nhóm, nhưng họ cũng cần sự linh hoạt hơn khi sắp xếp công việc. Mô hình làm việc kết hợp có thể đảm bảo tốt nhất cả hai mặt”.

Trong mô hình mới này, các doanh nghiệp nên trang bị cho mọi nhà lãnh đạo khả năng huấn luyện, nâng cao kỹ năng, công nghệ và nguồn lực, để giúp họ lắng nghe và quản lý nhóm của mình tốt hơn, từ đó giúp thúc đẩy động lực làm việc cũng như xây dựng tinh thần và văn hóa đội mạnh mẽ.

Để gây ấn tượng với ứng viên trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp nên quảng bá nơi làm việc an toàn và lành mạnh, với các chính sách làm việc linh hoạt, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và quy trình an toàn. Do sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19, chế độ lương thưởng và đãi ngộ có thể không đủ để thu hút và giữ chân nhân tài.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên linh hoạt trong quá trình tuyển dụng, chẳng hạn như sử dụng các cuộc phỏng vấn video và đánh giá trực tuyến khi có thể, thay vì nhất định phải hẹn gặp mặt trực tiếp, bà Hòa lưu ý.

Chuyển động thị trường tuyển dụng những tháng cuối năm.

Dự đoán về tình hình lao động trong thời gian tới, bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc văn phòng Hà Nội, Adecco Việt Nam, cho biết thị trường lao động những tháng cuối năm sẽ có nhiều kịch bản diễn ra tùy theo khả năng kiểm soát đại dịch.

Tuy nhiên, bất kể tình hình như thế nào, một số lĩnh vực đã, đang, và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Việc nhân viên phải làm việc từ xa qua Internet khiến các công ty phải tăng cường nhân sự cho bộ phận quản trị mạng và cơ sở dữ liệu.

Thêm vào đó, lưu trữ đám mây đang thúc đẩy quá trình số hóa tại các doanh nghiệp nhanh hơn bao giờ hết, dẫn đến nhu cầu về kỹ sư công nghệ thông tin sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Bà cho biết thêm, đại dịch Covid-19 đã làm cho các thành tựu y học trở nên đáng chú ý hơn. Nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh, hóa học, sinh học và phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục được săn đón để nghiên cứu các giải pháp ngăn ngừa, điều trị và kiểm soát bệnh tật.

“Khoa học ứng dụng, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực sản xuất cũng sẽ được quan tâm và đầu tư hơn để đảm bảo sự giãn cách trong môi trường sản xuất hoặc tại điểm bán hàng”, bà Hà phân tích.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết gần 74% doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá tình hình sản xuất quý IV/2021 sẽ ổn định và tốt hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể gặp trở ngại khi tuyển dụng số lượng lớn. Trong đợt giãn cách xã hội kéo dài, nhiều người lao động đã rời các khu công nghiệp về quê, và chưa hoặc sẽ không quay trở lại. Điều này xảy ra trong các ngành công nghiệp sử dụng lượng lao động lớn như may mặc, dệt may, da giày và đồ gỗ.

Ông Chương nhận định: “Các lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng sẽ cần nhiều nhân sự hơn cho mùa kinh doanh cuối năm, trong khi các công ty dịch vụ sẽ tăng dần nhu cầu tuyển dụng do họ đã mất đi một phần lực lượng lao động sau nhiều tháng đóng cửa”.

Mặt khác, các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, dịch vụ ăn uống, du lịch, văn phòng dịch vụ và các lĩnh vực yêu cầu tiếp xúc trực tiếp (biểu diễn nghệ thuật, sự kiện cộng đồng, bán hàng tại chỗ, thẩm mỹ, …), sẽ tiếp tục phải đối mặt nhiều thách thức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tìm hiểu mô hình 5Ds trong thuật ngữ Digital Marketing

5Ds trong Digital Marketing bao gồm Digital Devices, Digital Platforms, Digital Media, Digital Data và Digital Technology (công nghệ kỹ thuật số).

5Ds trong Digital Marketing
Tìm hiểu mô hình 5Ds trong thuật ngữ Digital Marketing

Theo số liệu mới nhất từ statista, tính đến tháng 1 năm 2021, toàn thế giới có khoảng 4.66 tỷ người dùng internet và chiếm 59.5% dân số toàn cầu. Đây thực sự là một cơ hội lớn cho các Digital Marketer.

Trong những năm tới, khi công nghệ tiếp tục phát triển và giữ vai trò mũi nhọn trong các hoạt động kinh doanh và chuyển đổi của doanh nghiệp, khi mọi người chuyển sang thế giới ảo để thực hiện các công việc hàng ngày của họ, để truy cập mọi thể loại thông tin, để kết nối với bất kỳ ai từ khắp nơi trên thế giới, để tìm kiếm giải trí…thì con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn.

Việc có các tiện ích như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng hiện là một cảnh tượng phổ biến trong một thế giới được kết nối (connected world), nơi công nghệ gần như là trung tâm của mọi thứ chúng ta làm.

Với xu hướng này, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đang thấy rằng những người làm marketing hay các chuyên gia truyền thông đã chuyển sang thế giới ảo và tối ưu hóa tất cả các loại nền tảng kỹ thuật số như một con đường mang tính đổi mới và sáng tạo để nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển doanh nghiệp.

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số không chỉ nổi lên mà còn từ lâu đã chiếm lĩnh một sức hút quan trọng trong thời đại hiện đại ngày nay.

Những lợi ích của digital marketing đơn giản là vô cùng to lớn. Công cụ hiệu quả về mặt chi phí này không chỉ mang lại sự tiện lợi và nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học một cách chính xác, mà nó còn cho phép các nhà marketer đo lường và theo dõi kết quả của các hoạt động nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn.

Mô hình 5Ds trong Digital Marketing là gì?

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số chủ yếu xoay quanh mô hình 5Ds bao gồm: Digital Devices (thiết bị kỹ thuật số), Digital Platforms (nền tảng kỹ thuật số), Digital Media (phương tiện kỹ thuật số), Digital Data (dữ liệu kỹ thuật số) và Digital Technology (công nghệ kỹ thuật số).

5Ds tạo điều kiện để xây dựng các tương tác một cách hiệu quả giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như cung cấp những thông tin chi tiết về hành vi thị trường để xây dựng và thực hiện những chiến lược kinh doanh tốt hơn.

  • Digital Devices.

Chữ D đầu tiên của mô hình đề cập đến các thiết bị kỹ thuật số. Nó chủ yếu tập trung vào sự tương tác của các đối tượng mục tiêu trên các website và ứng dụng di động thông qua việc sử dụng kết hợp các thiết bị được kết nối. Những thiết bị này có thể bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, TV và thiết bị chơi game.

  • Digital Platforms.

Các nền tảng kỹ thuật số là một thành phần khác liên quan đến việc phân tích các nền tảng hoặc dịch vụ ưa thích của các đối tượng mục tiêu. Hầu hết các tương tác diễn ra thông qua việc sử dụng các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram, Google, YouTube, Twitter, Snapchat và LinkedIn.

  • Digital Media.

Phương tiện truyền thông kỹ thuật số thường đề cập đến các kênh truyền thông có trả phí (Paid Media), kênh do thương hiệu sở hữu (Owned Media) và các kênh nơi khách hàng nói về thương hiệu (Earned Media) được sử dụng để xây dựng sự tương tác với thị trường mục tiêu thông qua một số phương pháp tiếp cận như như quảng cáo e-mail, nhắn tin, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.

Xem thêm: Quảng cáo là gì?

  • Digital Data.

Dữ liệu kỹ thuật số thường bao gồm thông tin về đối tượng mục tiêu, các bản phân tích các dữ liệu thu thập được trên website, ứng dụng, các mô hình tương tác với các doanh nghiệp, trong khi công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology) tập trung vào việc xây dựng các trải nghiệm tương tác trên nhiều nền tảng, từ website và ứng dụng dành cho thiết bị di động đến các cửa hàng thực (physical Store) của thương hiệu.

5Ds sẽ làm thay đổi cách các doanh nghiệp làm kinh doanh trên toàn cầu.

Tất cả các thành phần trong mô hình 5Ds đều rất cần thiết nếu những người làm marketing muốn đạt được những lợi thế vô song trong các chiến dịch digital marketing.

Từ góc nhìn tiếp thị truyền thống, chúng đã chuyển đổi ngành một cách hiệu quả nhằm mang đến những phương tiện hiệu quả hơn để nâng cao nhận thức về thương hiệu, phát triển mạnh mẽ trong thời đại cạnh tranh cao và tập trung nhiều hơn vào công nghệ.

Việc tối ưu hóa lợi ích và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số với mô hình 5Ds được coi là một bước đi đúng hướng trong thời đại cạnh tranh cao ngày nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

adidas công bố chiến lược 5 năm mới – tập trung vào kỹ thuật số và tính bền vững

Thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới adidas đã tiết lộ chiến lược mới tập trung vào hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC).

Theo một tuyên bố với báo chí, các khoản đầu tư của adidias vào phát triển sản phẩm, marketing, tài trợ và số hóa doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể trong 5 năm tới.

Cụ thể, adidas có kế hoạch đầu tư thêm khoảng 1,1 tỷ USD vào thương hiệu trong năm 2025 so với năm 2021.Đến năm 2025, nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của công ty cũng sẽ được thúc đẩy bởi khoản đầu tư hơn 1,1 tỷ USD.

Phía adidas cũng cho biết hoạt động kinh doanh DTC của họ dự kiến ​​chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu thuần của công ty vào năm 2025 và tạo ra hơn 80% mức tăng trưởng doanh thu mục tiêu của toàn công ty.

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của adidas cũng được dự báo sẽ tăng gấp đôi từ 4,7 tỷ USD ở hiện tại lên mức từ 9,5 tỷ USD đến 10 tỷ USD.

Ngoài ra, adidas còn cho biết họ sẽ tập trung vào các thị trường như Trung Quốc, EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) và cả Bắc Mỹ trong tương lai, dự kiến ​​các thị trường này sẽ chiếm khoảng 90% tăng trưởng doanh số bán hàng cho đến năm 2025.

Theo adidas, họ sẽ tiếp tục đầu tư vào thương mại điện tử (eCommerce) và mở rộng chương trình thành viên (membership programme) như một phần của quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp tập trung vào mô hình DTC (direct-to-consumer).

Điều này xảy ra trong bối cảnh công ty ngày càng nhận thấy rằng người tiêu dùng mong đợi nhận được một thương hiệu và trải nghiệm mua sắm phù hợp với sở thích của họ, với các dịch vụ được cá nhân hóa trong cả không gian kỹ thuật số lẫn tại các cửa hàng thực.

Vào năm 2025, adidas đặt mục tiêu tăng gấp ba số lượng thành viên trong chương trình thành viên của mình từ mức hiện tại là hơn 150 triệu lên khoảng 500 triệu.

Ngoài ra, các cửa hàng bán lẻ của chính adidas cũng sẽ được số hóa với khả năng bán hàng đa kênh.

Dần dần sau đó, quá trình này cũng sẽ được áp dụng cho cả các cửa hàng nhượng quyền nhằm đảm bảo trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng trên tất cả các điểm chạm với thương hiệu.

Về mặt kỹ thuật số, adidas cho biết các quy trình cốt lõi của họ trên toàn bộ chuỗi giá trị sẽ được số hóa.

Vào năm 2025, adidas cho biết phần lớn doanh thu của họ sẽ được tạo ra từ các kênh bán hàng trực tuyến.

Để đạt được điều này, công ty sẽ mở rộng cả về chuyên môn dữ liệu lẫn công nghệ trong nội bộ cũng như việc tăng quy mô đội ngũ công nghệ của mình.

Riêng trong năm 2021, adidas sẽ tuyển hơn 1.000 tài năng mới trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số. Công ty cũng đang đầu tư vào hệ thống như ERP mới, SAP Business Suite 4 SAP HANA (S / 4HANA).

Chiến lược tập trung vào kỹ thuật số mới của adidas được đưa ra chỉ vài tháng sau khi bổ nhiệm Bà Sanchita Johri, một cựu nhân sự chuyên về marketing và nội dung của Johnson & Johnson, làm giám đốc kích hoạt kỹ thuật số cho các thị trường mới nổi.

Theo thông tin trên LinkedIn của Bà Johri, các thị trường mới nổi bao gồm Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel…

Bên cạnh việc phát triển năng lực kỹ thuật số, adidas cũng đã lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu bền vững của mình.

Thương hiệu thể thao này cho biết đến năm 2025, công ty sẽ tâp trung vào ba chu kì: chu kì tái chế (làm từ vật liệu tái chế), chu kì xoay vòng (sản phẩm được làm lại) và chu kì tái sinh (được làm bằng vật liệu tự nhiên và tái tạo).

Hiện tại, 6 trong số 10 sản phẩm của adidas được làm từ vật liệu bền vững.

adidas nói thêm rằng họ đã nghiên cứu các vật liệu có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy sinh học được một thời gian và đặt mục tiêu chỉ sử dụng vật liệu tái chế trong mọi sản phẩm của mình từ năm 2024 trở đi.

adidas cho biết họ cũng đặt mục tiêu đạt được sự trung hòa về khí hậu trong các hoạt động của chính mình vào năm 2025 và trung hòa về khí hậu tổng thể vào năm 2050.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Xây dựng thương hiệu cá nhân trong kỷ nguyên số

Cùng tìm hiểu các nội dung như: thương hiệu cá nhân là gì, xây dựng thương hiệu cá nhân có tác dụng gì, một số mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân và hơn thế nữa.

Xây dựng thương hiệu cá nhân trong kỷ nguyên số
Xây dựng thương hiệu cá nhân trong kỷ nguyên số

Cho dù bạn là một cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, thương hiệu cá nhân là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy sự hiện diện trực tuyến của bạn và xây dựng thương hiệu cá nhân là những gì bạn cần làm.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài:

  • Thương hiệu cá nhân là gì?
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?
  • Những tác dụng mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân có thể mang lại.
  • Một vài mẹo nhỏ để xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2022.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?

Xây dựng thương hiệu cá nhân là khái niệm đề cập đến toàn bộ quá trình một người xây dựng thương hiệu cho chính họ từ lúc bắt đầu định hình bản thân đến lúc truyền tải giá trị và cuối cùng là bảo vệ hình ảnh cá nhân.

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân trong tiếng Anh được gọi là Personal Brand, khái niệm đề cập đến toàn bộ giá trị mà người khác cảm nhận về một cá nhân cụ thể.

Tỷ phú giàu nhất thế giới và là CEO của Amazon, Jeff Bezos, đã nói: “Thương hiệu cá nhân của bạn là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt ở trong phòng.”

Trong thời đại kỹ thuật số này, với tư cách là một công ty hoặc cá nhân, bạn nên kiểm tra sự hiện diện trực tuyến của mình để xem điều gì sẽ xảy ra khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm tên của bạn.

Tối đa hóa sự hiện diện kỹ thuật số của bạn là điều cần thiết cho công ty hoặc thương hiệu cá nhân của bạn vì doanh số bán hàng trực tuyến, tài nguyên, giáo dục và doanh số bán hàng đều đã tăng vọt.

Cho dù bạn là doanh nhân, chuyên gia, nhà lãnh đạo tư tưởng, giám đốc điều hành hay chủ doanh nghiệp, việc tối đa hóa sự hiện diện kỹ thuật số của bạn đã được chứng minh là mang lại nhiều kết nối, khách hàng và doanh thu hơn.

Kể từ sau đại dịch, phần lớn các cuộc họp, bán hàng hay giao dịch kinh doanh đều được thực hiện trực tuyến.

Người tiêu dùng đang nghiên cứu trực tuyến nhiều hơn, tìm kiếm kết nối phù hợp hoặc đại diện phù hợp mà họ có thể tin tưởng và xây dựng.

Với một năm đầy bất ổn sắp đến, chuyên gia và chiến lược gia về thương hiệu cá nhân Chris Diaz, người đã làm việc và tư vấn cho vô số giám đốc điều hành, thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp, giúp họ tinh chỉnh và khuếch đại chiến lược của mình để đạt được nhiều thành công trực tuyến hơn đã chia sẻ những quan điểm của riêng mình.

Dưới đây là chia sẻ của ông.

Những tác dụng mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân có thể mang lại.

Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, dưới đây là một số vai trò mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân có thể đóng góp vào quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp.

1. Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp thu hút các khách hàng có khả năng chi trả cao hơn.

Khi bạn đã thiết lập quyền hạn thương hiệu cá nhân trong ngành của mình, nhu cầu của bạn tăng lên và do đó bạn có thể tính phí cho các dịch vụ của mình. Chìa khóa ở đây là trở thành loại khách hàng hoặc khách hàng mà bạn muốn thu hút.

Theo Diaz, “duy trì các tiêu chuẩn cao và xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng bán được nhiều hơn vì thông qua thương hiệu cá nhân, bạn có thể chứng minh giá trị của mình”.

2. Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Thị trường trực tuyến đã bão hòa nặng nề bởi hàng tỷ người và hệ số tin tưởng trên thị trường đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Người tiêu dùng và khách hàng muốn biết họ đang kinh doanh với ai, bất kể lĩnh vực hay ngành nghề. Họ muốn tìm một người mà họ có thể tin tưởng và đánh giá cao.

Diaz nói: “Bằng cách tạo sự khác biệt và tự định vị mình là người có thẩm quyền hoặc chuyên gia trong ngành của mình, bạn tạo dựng được uy tín hơn nhiều với thị trường mục tiêu của mình”.

3. Doanh nghiệp cũng có thể kết nối với các chuyên gia và tạo mối quan hệ sâu sắc hơn.

“Kết nối là tiền tệ mới.” Covid-19 đã ảnh hưởng đến cách chúng ta kết nối và tương tác trực tuyến. Nền kinh tế đã có một sự thay đổi lớn về kỹ thuật số và sự phụ thuộc vào thương hiệu trực tuyến cho các doanh nhân trở nên quan trọng hơn.

Tất cả các hoạt động giao tiếp, bán hàng và các cuộc họp kinh doanh của chúng ta đã hoàn toàn biến thành ảo hoá. Bạn muốn trở nên hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng của mình.

Thương hiệu cá nhân của bạn là công cụ marketing, bán hàng và mạng lưới mạnh mẽ nhất tồn tại trong ngày nay.

“Đó là sơ yếu lý lịch thời hiện đại của bạn,” Diaz nói. Xây dựng các mối quan hệ trực tuyến và mở rộng mạng lưới của bạn sẽ tạo ra nhiều sự giới thiệu, khách hàng tiềm năng, kinh doanh và thu nhập hơn.

Không phải vì bạn biết ai; mà là người biết bạn. Vì vậy, ấn tượng đầu tiên của bạn với thương hiệu cá nhân của bạn phải ở mức cao nhất,” Ông nói thêm.

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, thành công tài chính của bạn tỷ lệ thuận với việc có bao nhiêu người biết đến bạn, giống như bạn và tin tưởng bạn, vì vậy lợi ích của bạn là xây dựng một thương hiệu cá nhân thật vững mạnh và bền vững.

Một vài ví dụ khi xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2022.

xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2022
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2022.

Khi bạn nghĩ về các doanh nghiệp như Tesla, Apple hay Microsoft, điều đầu tiên bạn nghĩ đến trong đầu là gì? Tôi có thể tin rằng thứ mà bạn nghĩ đến chắc chắn không phải là sản phẩm hay các tính năng cụ thể của sản phẩm – nó xa và nhiều hơn thế.

Sự thật là bạn đang nghĩ đến những hình ảnh của những con người đứng đằng sau các thương hiệu đó, đó chính là Elon Musk, là Steve Jobs hay Bill Gates.

Chưa nói đến các sản phẩm của các doanh nghiệp này như thế nào, nhưng có một điểm chung giữa họ và các thương hiệu lớn khác đó là những người sáng lập đều là những nhân vật nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn với công chúng, nói một cách đơn giản hơn là họ có một thương hiệu cá nhân rất mạnh mẽ.

Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, việc tận dụng sức mạnh của sự kết nối và tương tác giữa con người với nhau thông qua thương hiệu cá nhân đóng một vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy thương hiệu và sự tăng trưởng nói chung của doanh nghiệp.

Về bản chất, thương hiệu cá nhân là việc các nhà lãnh đạo thể hiện và chứng minh được họ thực sự là một người có thể dẫn dắt trong ngành nghề kinh doanh họ, họ thực sự là một nhà lãnh đạo tư tưởng, được nhiều người tin tưởng và ngưỡng mộ.

Dưới đây là một số cách xây dựng thương hiệu cá nhân trong năm 2022 bạn có thể tham khảo.

Tập trung vào việc tạo ra giá trị, giá trị và giá trị.

Khi nói đến xây dựng thương hiệu cá nhân, điều này không đơn giản là việc bạn được bao quanh bởi một lượng lớn những người hâm mô bạn, nó còn là về việc bạn có thể mang lại những giá trị gì cho họ và cộng đồng nói chung.

Bên cạnh việc thấu hiểu những “điểm đau” của các nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đang hướng tới để từ đó cung cấp những nội dung phù hợp, bạn cần tạo được niềm tin với mọi người rằng tất cả những gì bạn làm cho họ là hoàn toàn “tự nguyện” và không mong chờ nhận được đền đáp từ họ.

Thay vì sử dụng thuật ngữ “Bạn – Bàn – Bán”, bạn có thể sử dụng “Giá trị – Giá trị – Bán”.

Hãy minh bạch và xác thực.

Một trong những hạn chế lớn nhất trên các nền tảng mạng xã hội đó là tính minh bạch và xác thực. Bạn có thể thấy những hình ảnh “sang chảnh”, phong cách sống thượng lưu và cả những con số đáng mơ ước, nhưng có thể bạn không biết tất cả điều đó chỉ là “ảo ảnh”.

Ngược lại với các nhà lãnh đạo đích thực đang theo đuổi những giá trị bền vững, họ sử dụng nền tảng của mình để truyền tải thông điệp một cách minh bạch và xác thực.

Trong một bài báo gần đây trên Newsweek, có một chuyên gia đã nói rằng: “Những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong cuộc đời tôi luôn dẫn dắt mọi thứ một cách rõ ràng, không giấu giếm, ngay cả khi đó là những thành công hay thất bại. Tôi nghĩ rằng sống thật và chân thực là hình thức lãnh đạo mang tính ảnh hưởng lớn nhất.”

Cần khiến cho mọi thứ trở nên rõ ràng.

Khi nói đến thương hiệu cá nhân của bạn, bạn cần phải cam kết về sự rõ ràng. Điều này bao gồm cả việc bạn lựa chọn thị trường ngách, thông điệp thương hiệu hay cả đối tượng mục tiêu của bạn.

Nếu bạn đang muốn giải thích sâu về những cách thức vận hành của các phần mềm trước hàng loạt các chuyên gia về công nghệ, có lẽ thông điệp của bạn sẽ chẳng đi đến đâu cả.

Bạn nên nhớ rằng, trước khi đầu tư mạnh mẽ vào thương hiệu cá nhân của bạn, hãy hiểu rõ chính xác những gì bạn đang cố gắng làm, những gì có giá trị cho đối tượng mục tiêu của bạn và từ đó, bạn sẽ có thể tìm thấy họ.

Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng cần tính giải trí và hài hước.

Trong khi có hàng triệu người ngoài kia cũng đang muốn làm những thứ tương tự như bạn, liệu khi bạn nhàm chán, bạn có thể thu hút được sự chú ý của các đối tượng mục tiêu?

Bên cạnh yếu tố giá trị, nếu bạn không thể truyền cảm hứng cho người khác, giải trí họ, rất có thể họ sẽ chỉ ở với bạn trong một khoảng thời gian ngắn nào đó trước khi họ tìm đến những nơi làm họ cảm thấy thoải mái hơn.

Nội dung hay giá trị là tốt tuy nhiên bạn cũng nên truyền tải nó theo những cách giải trí và độc đáo của riêng bạn.

Nếu bạn có thể nắm bắt và áp dụng những mẹo tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hiệu quả này, con đường xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn sẽ trở nên dễ dàng và thênh thang hơn nhiều.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số đang tiếp tục phát triển với một tốc chóng mặt, khi mọi góc nhìn của khách hàng về thương hiệu đã thay đổi, khi họ có xu hướng tin tưởng nhiều hơn từ những nhà lãnh đạo hay người có ảnh hưởng thay vì đơn thuần từ thương hiệu, việc xây dựng thương hiệu cá nhân được xem là ưu tiên hàng đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips