Skip to main content

Thẻ: L’Oréal

Doanh thu của L’Oréal vượt mức 22 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của L’Oréal vừa được công bố vào ngày 27/7 vừa qua và không có gì ngạc nhiên khi công ty Pháp đã đưa ra những con số ấn tượng. Theo đó, doanh thu của L’Oréal  đã tăng lên 20,57 tỷ Euro, tương đương 22,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. 

Doanh thu của L'Oréal vượt mức 22 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023
Doanh thu của L’Oréal vượt mức 22 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023

Kết quả báo cáo cũng cho thấy hoạt động kinh doanh ở thị trường châu Âu đang bùng nổ, Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục đạt được những thành tựu.

Ngoài mức tăng trưởng ấn tượng, bộ phận xa xỉ của thương hiệu thậm chí còn thành công hơn, thị trường nước hoa cao cấp tăng trưởng với mức hai con số”.

Ngày 1/8, Prada đã tiết lộ bộ sưu tập trang điểm và chăm sóc da rất được mong đợi, những sản phẩm làm đẹp đầu tiên ngoài các sản phẩm nước hoa của hãng trong hơn 20 năm qua.

Hai năm sau khi thỏa thuận cấp phép với L’Oréal có hiệu lực, bộ sưu tập mỹ phẩm của Prada bao gồm son môi, son dưỡng, phấn mắt, kem nền, kem ngày và đêm, huyết thanh, sữa rửa mặt và nước tẩy trang – hầu hết đều theo cơ chế có thể nạp lại được khi dùng hết.

Giá dao động từ gần 400 USD cho kem dưỡng và 90 USD cho phấn mắt. Động thái này diễn ra trong bối cảnh lĩnh vực làm đẹp đang tăng trưởng mạnh mẽ và giúp củng cố vị trí của Prada trong liên minh các thương hiệu lớn.

Theo tờ Business of Fashion, ngoài việc tập trung vào hợp tác và cấp phép mảng làm đẹp cho các hãng thời trang như YSL, Valentino và bây giờ là Prada, L’Oréal gần đây đã chuyển sang danh mục đầu tư của riêng mình với hy vọng tạo ra thương hiệu làm đẹp sang trọng lớn tiếp theo.

Tập đoàn này đang đầu tư mạnh vào việc hồi sinh các dòng sản phẩm chăm sóc da đã bị lãng quên, bao gồm Helena Rubenstein, thương hiệu được mua lại vào những năm 80 và Carita, một dòng sản phẩm được thành lập vào năm 1952 nhắm tới xã hội thượng lưu.

Trong khi đó, Coty – công ty làm đẹp đa quốc gia của Mỹ – đang thực hiện một cách tiếp cận tương tự với Lancaster, dòng sản phẩm chăm sóc da từng được Công nương Grace của Monaco sử dụng nhưng sau đó kinh doanh thất bại.

Vào tháng 3, Coty đã ra mắt lại bộ sưu tập đắt nhất của Lancaster, Ligne Princière, tại Trung Quốc. Sau đó, tại buổi dạ tiệc ngay trước Liên hoan phim Cannes năm nay, tập đoàn đã công bố ra mắt loại nước hoa sang trọng, Infiniment Coty Paris và một loại huyết thanh mới dưới nhãn hiệu “siêu cao cấp” Orveda.

Thoạt nhìn, một số những dòng xa xỉ cũ mà các “đại gia” làm đẹp muốn hồi sinh khá mờ nhạt. Liệu mọi người sẽ quan tâm đến một thương hiệu được sử dụng bởi hoàng gia Monaco hơn 60 năm trước hay một thương hiệu trang điểm bắt đầu từ năm 1902?

Trong khi mọi thứ vẫn còn ở phía trước, trước mắt sẽ có một giải pháp thay thế. Trong vòng chưa đầy một năm, L’Oréal và Kering đã mua thương hiệu Aesop và Creed với giá lần lượt là 2,5 tỷ USD và 3,83 tỷ USD, còn Estée Lauder trước đó đã chi 3 tỷ USD để có thể giữ quyền kiểm soát ngành hàng làm đẹp của TomFord.

Tuy người tiêu dùng luôn hứng thú với các thương hiệu mới, cuộc chơi ở phân khúc cao cấp đặt ra không ít thách thức với những nhãn hiệu chưa gây dựng được lòng tin ở khách hàng.

Mang nhiều lợi thế là vậy, các nhãn hàng lớn cũng đối mặt với khó khăn khi phải lựa chọn ra danh mục hàng hóa phù hợp nhất để chuyển đổi sang phân khúc tầm cao.

Vậy nên, một trong những đối thủ đáng gờm nhất trên thương trường là các thương hiệu làm đẹp uy tín lâu đời. Họ chỉ việc mở rộng sang phân khúc cao cấp trong đúng lĩnh vực của họ.

Mặc dù sở hữu hai trong số những thương hiệu đại chúng quyền lực nhất thế giới — L’Oréal Paris và Maybelline, mỹ phẩm xa xỉ có lẽ là ưu tiên lớn nhất của L’Oréal vào lúc này.

Vào năm 2022, phân khúc xa xỉ đã chiếm gần 40% hoạt động kinh doanh của L’Oréal, là động lực thúc đẩy doanh số bán hàng lớn nhất trong toàn doanh nghiệp.

Hơn bao giờ hết, các chiến lược hỗ trợ các thương hiệu nhỏ hơn hoặc không còn tồn tại ở phân khúc cao cấp là điều hợp lý. Với sự đầu tư đúng đắn, đội ngũ phù hợp và ngân sách quảng cáo không giới hạn, điều mà L’Oréal chắc chắn có, sự hồi sinh thành công có thể trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó, mỹ phẩm vốn được xếp vào nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, và các thương hiệu lớn trong ngành như L’Oréal, Estée Lauder, hay Nivea thường duy trì được quyền định giá bất chấp lạm phát.

Đồng thời, các khách hàng đa số vẫn trung thành với những thương hiệu quen thuộc thay vì chuyển sang mua mỹ phẩm giá rẻ.

Một phần lớn danh mục sản phẩm của L’Oréal như Lancôme, Maybelline, NYX Cosmetics và Garnier hiện hướng tới nhóm khách tiêu dùng giàu có. Các đối tượng này nhìn chung vẫn duy trì được năng lực tài chính và nhu cầu chi tiêu xuyên suốt thời kỳ suy thoái kinh tế.

Có thể nói, dù là thương hiệu làm đẹp bình dân, xa xỉ hay siêu xa xỉ, đổi mới sáng tạo luôn là việc cần làm để thích ứng và phát triển lâu dài.

Có thể thấy, các thương hiệu cao cấp hàng đầu như Chanel, Dior hay Tom Ford đều đã thực hiện bước chuyển dịch. Để tham gia vào thị trường làm đẹp cao cấp, thương hiệu cần có những thay đổi nhất định, có thể xem vừa là thách thức vừa là cơ hội để đổi mới và phát triển.

Bên cạnh đó, tối ưu hóa hoạt động phân phối cũng giúp đảm bảo trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.

Ngoài hợp tác với cửa hiệu cao cấp, tiếp cận trực tiếp tới khách hàng thông qua tận dụng cửa hàng hiện có hoặc mở điểm bán mới là cách tốt nhất để đảm bảo một hành trình mua sắm trọn vẹn. Các nhãn hiệu mỹ phẩm truyền thống cũng cần đầu tư hình thức bán lẻ mới nhằm thu hút tệp khách hàng tầm cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VnEconomy   

Gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal với tầm nhìn về Metaverse và Web3

Cùng khám phá cách gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal của Pháp thích nghi và tham vọng với tầm nhìn về Metaverse và Web3.

Gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal với tầm nhìn về Metaverse và Web3
Gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal với tầm nhìn về Metaverse và Web3

Trong khi Metaverse hay Web3 thường chỉ gắn liền với các công ty công nghệ lớn, các doanh nghiệp bán lẻ cũng không nằm ngoài tầm nhìn và tham vọng này, gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal của Pháp là một trong số đó.

Bài viết này là toàn bộ cuộc phỏng vấn giữa McKinsey với Smita Dubey, hiện là Giám đốc Marketing và kỹ thuật số (CDMO), và Camille Kroely, Giám đốc Metaverse và Web3 tại Tập đoàn L’Oréal, nói về những tầm nhìn mà L’Oréal đang có với Metaverse và Web3, cũng như các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp này đang triển khai.

Dưới đây là chi tiết cuộc trò chuyện.

Yếu cố công nghệ kỹ thuật số quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy sự đổi mới của ngành làm đẹp?

Asmita Dubey: Chúng tôi tin rằng tương lai của cái đẹp là sự kết hợp giữa yếu tố vật lý, kỹ thuật số và ảo (Virtual), và chúng tôi đang định hình nó bằng khoa học, công nghệ và sự sáng tạo.

Chúng tôi đã và đang khám phá các mô hình kinh doanh mới như thương mại xã hội (Social Commerce), làm Marketing trong thời đại kỹ thuật số (Digital) và ngành kinh doanh làm đẹp với các ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), đó cũng là lý do chúng tôi đã mua lại ModiFace vào năm 2018.

Thông qua công nghệ này, chúng tôi đã có hơn 1 tỷ lượt dùng thử sử dụng tính năng trang điểm và tạo màu tóc trên môi trường ảo.

Các công nghệ làm đẹp đang làm chuyển đổi mạnh mẽ ngành làm đẹp.

Metaverse là trọng tâm lớn trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của L’Oréal. Và bạn đã học được điều gì và tiếp theo sẽ là gì?

Asmita Dubey: Một trong những câu thần chú được xem là triết lý kinh doanh của chúng tôi là hãy nắm lấy thứ gì đó ngay khi nó bắt đầu. Theo nghĩa này, chúng tôi đang thâm nhập vào Web3 và Metaverse, bởi vì quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và hành vi của người tiêu dùng đang phát triển rất nhanh chóng.

Chúng tôi đang chuyển từ việc tập trung bán sản phẩm sang dịch vụ, từ số hóa (digitalization) sang ảo hóa (virtualization), từ làm đẹp 2D sang 3D, cũng như từ điện thoại thông minh sang các thiết bị tương tác trực tiếp.

Chúng tôi cũng đang thay đổi góc nhìn chiến lược từ việc theo dõi các hành vi xã hội sang xây dựng các cộng đồng mới nơi người dùng được trao quyền, và từ chuyển đổi kỹ thuật số sang chuyển đổi dữ liệu, với sự phát triển mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo), những định hướng này của chúng tôi đang được hỗ trợ tích cực.

Camille Kroely: Thật vậy, đó thực sự là việc giải mã các quy tắc làm đẹp mới. Cách chúng tôi tiếp cận vấn đề này là hiểu được ý nghĩa thực sự của Metaverse đối với cái đẹp và những điểm chung giữa chúng.

Làm đẹp là về việc thể hiện bản thân và cũng giống như cách các công nghệ kỹ thuật số mới hiện đang mở ra khả năng để mọi người thể hiện bản thân, môi trường ảo là một cách phù hợp để mọi người làm điều đó.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều các nghiên cứu để hiểu cách Gen Z tiếp cận Metaverse. Gen Z không chỉ là những “người bản địa kỹ thuật số”, họ còn là “người bản địa trong lĩnh vực game và metaverse”.

Theo số liệu chúng tôi có được, 57% Zers cảm thấy rằng họ có thể thể hiện bản thân một cách cởi mở hơn khi sử dụng các danh tính kỹ thuật số (digital identities) ví dụ như những hình đại diện mà họ có thể tùy chỉnh.

Chúng tôi cũng đã thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ để hiểu những gì người tiêu dùng làm đẹp đang quan tâm và những trải nghiệm mà họ mong đợi với Metaverse. Nghiên cứu đã xác nhận những gì mà chúng tôi đang nhìn thấy.

Chúng tôi nhận thấy rằng có đến 2/3 số người quan tâm đến cái đẹp, những người đã rất hào hứng với Metaverse. Họ háo hức được khám phá những cơ hội mới, trải nghiệm ảo mới, và nhiều thứ khác.

Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền hàng tháng để đầu tư vào các thương hiệu và cơ hội làm đẹp, đặc biệt là các trải nghiệm mới.

Metaverse và Web3, đặc biệt là khía cạnh trải nghiệm nhập vai, có tác động như thế nào đến L’Oréal?

Asmita Dubey: Metaverse là một cách tiếp cận kể chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) và nhập vai, cho phép các thương hiệu khám phá cách truyền thông và thể hiện thương hiệu.

Metaverse cũng nói về sự thay đổi trong trọng tâm của sự ảnh hưởng — cách nền kinh tế người có ảnh hưởng (Influener Economy) và nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cả thương hiệu.

Hơn nữa, nếu chúng ta nhìn vào các giá trị mà Web3 có thể mang lại, tham vọng của chúng tôi là trở nên đa dạng và toàn diện hơn, đó cũng là những gì thương hiệu của chúng tôi hướng tới.

Metaverse là về việc xây dựng một hệ sinh thái mới và cung cấp cho các thương hiệu của chúng tôi những khả năng mới để thể hiện giá trị.

Chúng tôi hiện đang hợp tác với OpenSea, đơn vị hàng đầu về NFT và các bộ sưu tập kỹ thuật số, để khám phá lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Chúng tôi cũng hợp tác với Meta và với Station F, một trong những vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất thế giới, để đẩy nhanh quá trình.

Bạn nghĩ rằng Metaverse có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp trong thế giới thực ra sao?

Camille Kroely: Tôi tin rằng chúng ta sẽ chuyển từ hành trình của khách hàng (Customer Journey) vốn đã ngoại tuyến (offline) và trực tuyến (online) sang Metaverse.

Chúng ta có thể thấy rằng Metaverse và Web3 đã tác động mạnh mẽ đến các yếu tố sáng tạo trong thế giới thực. Ví dụ: nếu bạn hỏi về cách mọi người trang điểm — họ có thể đã lấy cảm hứng từ những nhà sáng tạo nội dung số.

Hay nói về các doanh nghiệp bán lẻ — các mô hình bán lẻ hiện cũng đang bị ảnh hưởng theo quy tắc này. Ví dụ, chúng tôi đang sử dụng mã QR để cho phép người dùng tương tác với các sản phẩm của mình.

Người tiêu dùng có thể quét mã và truy cập các dịch vụ và trải nghiệm ảo.

Metaverse và Web3 không chỉ là những thay đổi về mặt công nghệ. Chúng là một phần của cái gọi là xu hướng văn hóa và những nhà sáng tạo, và tại L’Oréal, chúng tôi đã tương tác với vô số các nhà sáng tạo.

Đó là một mô hình hoàn toàn mới mà chúng tôi đang thử nghiệm, mô hình tận dụng mạnh mẽ sức mạnh của nhà sáng tạo và cộng đồng.

L’Oréal đang làm việc với các nhóm nhà sáng tạo và nghệ sĩ mới trên khắp thế giới ảo và thực như thế nào?

Asmita Dubey: Tại L’Oréal, chúng tôi đã có một nền tảng vững chắc về việc phối hợp với các nhà sáng tạo, chúng tôi hiện có gần 65.000 nhà sáng tạo, những người đã liên tục nâng cao kỹ năng làm marketing trong thời đại kỹ thuật số.

Nâng cao kỹ năng là một cái gì đó không bao giờ dừng lại ở L’Oréal.

Vì vậy, việc chúng tôi trở thành thương hiệu đầu tiên thử nghiệm việc trang điểm bằng AR và VR là điều khá tự nhiên.

Đó cũng là lý do tại sao Maybelline đã hợp tác với Ready Player Me để mang đến những diện mạo đại diện mới cho người tiêu dùng trong thế giới ảo.

Lời khuyên của bạn dành cho các giám đốc điều hành hiện đang suy nghĩ về con đường phía trước trong ngành của họ là gì?

Camille Kroely: Với tư cách là giám đốc điều hành tại L’Oréal, chúng tôi tin rằng mình có trách nhiệm đảm bảo rằng Metaverse và Web3 có thể mang lại những tác động tích cực.

Đứng trước những công nghệ mới hay xu hướng mới, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần làm đó là dám thử và tìm ra những cơ hội mới.

Sau đó, hãy xem xét đến cách sử dụng chúng để tăng trưởng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cả khách hàng.

Doanh nghiệp cũng cần xác định xem các công nghệ mới sẽ tác động như thế nào đến cách họ kinh doanh và làm việc, các quy trình, tổ chức của doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing Automation: Cách các nhà làm marketing hiện đại đang nắm bắt sự tự động hoá

Trong số các thuật ngữ ngành marketing hiện đại, ‘tự động hóa’ hay ‘Automation’ là một trong những thuật ngữ thách thức nhất khi nói thì rất dễ nhưng làm thì lại gặp rất nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, với các nhà tiếp thị hiện đại, để có thể tiến lên phía trước, tiếp cận khách hàng và mang lại kết quả trong môi trường kỹ thuật số đang tăng tốc nhanh chóng, tự động hóa là một yêu cầu bắt buộc, bạn phải nhìn nhận nó bằng một cái nhìn nghiêm túc nhất.

Một nghiên cứu của BCG cho thấy: các công ty sử dụng kỹ thuật tự động để phân phối quảng cáo và nội dung có liên quan đến người tiêu dùng đã báo cáo doanh số bán hàng của họ cao hơn tới 20% trong vòng vài tuần.

Hơn thế nữa, các công ty triển khai các chiến dịch marketing automation có sự tham gia của con người có thể giúp tăng doanh số bán hàng thêm 15%.

Kỷ nguyên tiếp theo của marketing automation.

Hãy xem xét chia sẻ sau đây của Ông Thomas Nuss, hiện là CEO của Eprofessional, một Agency nổi tiếng trong việc phát triển các giải pháp tiếp thị nhanh (Agile Marketing), tự động hóa (Marketing Automation) cho các thương hiệu toàn cầu, bao gồm cả Vodafone và L’Oréal.

Chúng tôi đã tiếp tục thử nghiệm và học hỏi, và gần đây, chúng tôi đang thử nghiệm một tính năng tự động hóa mới trong Google Ads với một số khách hàng của mình trước khi ra mắt toàn cầu vào tháng 4.

Hệ thống cung cấp cho các thương hiệu khả năng tự động áp dụng một loạt đề xuất từ trang đề xuất của Google Ads.

Thay vì phê duyệt thủ công các đề xuất này mỗi ngày, hệ thống sẽ tối ưu hóa các chiến dịch ngay khi có cơ hội.

Hiện tại, 17 loại đề xuất đã được áp dụng, giúp các nhà tiếp thị thiếu thời gian chuyển trọng tâm của họ từ tối ưu hóa thủ công sang tư duy tự động hoá chiến lược.

Nhãn hàng L’Oréal Germany đã trở thành một trong những khách hàng đầu tiên của chúng tôi chọn tham gia vào chương trình thử nghiệm mới này của Google, tự động áp dụng các đề xuất chiến dịch nhất định và loại bỏ các công việc thủ công.

Chúng tôi ngay lập tức nhận thấy kết quả. Chẳng hạn, các agency của chúng tôi đã tiết kiệm được một khoảng thời gian rất đáng kể: 25 giờ vào tháng 3 năm 2021.

Điều này cho phép chúng tôi chuyển đổi trọng tâm của mình để cải thiện việc đo lường mức độ tương tác của khách hàng trên các website của L’Oréal, đây là một dự án chiến lược hơn. Điều này cuối cùng đã dẫn đến kết quả kinh doanh tốt hơn đáng kể.

Dưới đây là những gì chúng tôi đã học được trong vài tháng qua khi chúng tôi kết hợp thêm sự tự động hóa và máy học vào các chiến dịch khác của khách hàng:

Công ty Vodafone: Tăng trưởng lượng chuyển đổi.

Công ty viễn thông đa quốc gia Vodafone đang phải đối mặt với một thách thức quan trọng: Mọi người đã trải qua những bước đầu tiên để đăng ký gói đăng ký, tuy nhiên, một tỷ lệ khá cao người dùng đã không hoàn thành quy trình yêu cầu đến bước cuối cùng.

Cả hai nhóm của Eprofessional và Vodafone đều tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng dữ liệu phân bổ và hành trình khách hàng bên thứ nhất của Vodafone để hiểu toàn bộ hành trình của từng người dùng.

Sau đó, chúng tôi đưa dữ liệu đó vào các chiến lược đặt giá thầu tự động (automated bidding).

Vodafone đã thay đổi chiến lược tối ưu hóa của mình trong Google Ads để tập trung vào doanh thu ròng, cung cấp nhiều ngân sách hơn cho các từ khóa tạo ra người đăng ký có trả phí trong khi giảm ngân sách cho các từ khóa có ít chuyển đổi hơn.

Và Kết quả thật ấn tượng: Vodafone đã tăng thêm 32% lượng người đăng ký mới và giảm đáng kể lượng đăng ký nhưng không chuyển đổi thành khách hàng có trả phí.

Bà Jasmin Lehmann, Trưởng bộ phận tìm kiếm của Vodafone cho biết:

“Việc sử dụng tự động hóa đã mở ra khả năng tăng lượng đăng ký và tăng doanh thu tổng thể. Điều này đã cho phép chúng tôi chuyển nguồn lực nhiều hơn sang các dự án chiến lược và mang đậm tính đổi mới hơn”.

Công ty Hapag-Lloyd: Điều hướng nhu cầu.

Chúng tôi đã giúp thiết lập và thử nghiệm 67 chiến dịch tìm kiếm ở 67 quốc gia cho công ty vận tải container và vận tải biển hàng đầu này.

Mục tiêu chính của chúng tôi là tìm kiếm khách hàng có liên quan trên khắp thế giới, với các chiến dịch chạy trên các múi giờ, ngôn ngữ và nhóm mục tiêu khác nhau.

Đặt giá thầu tự động đã giúp chúng tôi xử lý mọi tín hiệu liên quan – điều bạn không thể đạt được theo cách thủ công – và phân bổ ngân sách cho phù hợp.

Đầu tiên, chúng tôi áp dụng một chiến lược đơn giản là thúc đẩy càng nhiều lượt nhấp chuột vào website của Hapag-Lloyd càng tốt, sau đó tinh chỉnh cách tiếp cận của mình bằng cách chuyển sang mô hình đấu giá trên mỗi chuyển đổi (CPA). Số lượt chuyển đổi tăng 63% và CPA giảm 14% trong vòng sáu tháng.

Chiến lược này hiện đã được triển khai cho nhiều quốc gia khác nhau.

Ông Jenny Gruner, Giám đốc Digital Marketing toàn cầu của Hapag-Lloyd cho biết: “Chúng tôi sẽ không thể quản lý các chiến dịch trên các múi giờ, ngôn ngữ và nhóm mục tiêu theo cách thủ công ở 144 quốc gia. Tự động hóa cho phép chúng tôi làm điều đó – và phân bổ ngân sách phù hợp.”

Dưới đây là 04 cân nhắc chính mà bạn có thể sử dụng cho các chiến lược tự động hoá tiềm năng của doanh nghiệp bạn:

1. Dữ liệu của bên thứ nhất là ưu tiên hàng đầu.

Cung cấp dữ liệu bên thứ nhất độc quyền của riêng bạn vào hệ thống tự động của bạn thay vì chỉ dựa vào dữ liệu của bên thứ ba.

Dữ liệu của bên thứ nhất (doanh nghiệp của bạn) cung cấp những thông tin chi tiết rõ ràng, độc đáo về khách hàng của bạn mà không ai khác có thể có nó.

Nó cũng hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai khi dữ liệu (cookies) của bên thứ ba không còn đáp ứng được yêu cầu về sự bảo mật.

2. Đo lường càng chi tiết, hiệu quả càng tốt hơn.

Sau khi hệ thống tự động của bạn được cung cấp đúng dữ liệu của bên thứ nhất, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các kỹ thuật đo lường phù hợp để hiểu đầy đủ các chiến dịch cũng như cách website của bạn đang hoạt động như thế nào.

Điều này có thể bao gồm việc triển khai các kỹ thuật phân bổ nâng cao (attribution) để có được một bức tranh rõ ràng hơn về các kênh đang thúc đẩy hiệu quả.

Từ đó nó cho phép bạn liên tục tối ưu hóa và chuyển hướng nguồn lực của mình đến các kênh hoạt động tốt nhất.

3. Hãy có ý thức về ngân sách của bạn.

Trong Google Ads, trang đề xuất thường nêu bật các cơ hội tăng ngân sách cho một chiến dịch cũng như cắt giảm ngân sách trong một số phạm vi khác.

Hãy sẵn sàng để tìm kiếm các cơ hội mới này và không giới hạn tiềm năng bằng các quy tắc ngân sách cứng nhắc.

4. Chuyển trọng tâm sang chiến lược.

Chuyển hướng nguồn nhân lực được giải phóng nhờ việc áp dụng sự tự động hóa sang việc tạo ra những ý tưởng mới, sáng tạo và theo đuổi các cơ hội chiến lược hơn.

Đây cũng chính là nơi sức mạnh não bộ của con người chúng ta thể hiện tốt nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

L’Oréal: 100% bao bì sẽ được tái chế hoặc sử dụng công nghệ sinh học vào năm 2030

Như một phần của chương trình phát triển bền vững trên phạm vi rộng lớn hơn, Tập đoàn mỹ phẩm L’Oréal hàng đầu trên thế giới của Pháp đã cam kết là tất cả các bao bì nhựa mà tập đoàn này sử dụng hoặc có thể được tái chế hoặc sẽ được sản xuất dựa trên công nghệ sinh học vào năm 2030.

Bên cạnh cam kết này, công ty này còn đặt mục tiêu đạt được tính trung hoà carbon trong tất cả các địa điểm sản xuất, quản trị và nghiên cứu vào năm 2025 thông qua việc cải thiện hiệu quả năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo 100%.

Bên cạnh đó, Tập đoàn này cũng đã đặt ra mục tiêu là làm giảm sự ảnh hưởng đến các nhà cung cấp và người tiêu dùng.

* Trung hòa Carbon (Carbon Neutral quá trình làm giảm sự gia tăng dòng khí thải nhà kính toàn cầu vào khí quyển do hệ quả từ các hoạt động kinh doanh hoặc khi vận hành các sản phẩm, dịch vụ.

Với mục tiêu là trao quyền cho người tiêu dùng của mình được đưa ra những sự lựa chọn bền vững hơn, tập đoàn này đã phát triển cơ chế ‘gắn nhãn mức độ ảnh hưởng đến xã hội và độ thân thiện của sản phẩm với môi trường’ đối với tất cả các dòng sản phẩm của mình.

Cơ chế và quy trình này sẽ được các chuyên gia khoa học và các kiểm toán viên độc lập xác nhận. Các nhãn (labels) và điểm (scores) sẽ có thể được tìm thấy trên mỗi trang web của từng sản phẩm.

Ông Jean-Paul Agon, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của tập đoàn chia sẻ: “Cuộc cách mạng bền vững của L’Oréal đang bước vào một kỷ nguyên mới. Những thách thức mà toàn hành tinh đang phải đối mặt là chưa từng có và điều cần thiết của chúng ta là phải đẩy nhanh những nỗ lực của mình để bảo vệ một không gian an toàn cho toàn nhân loại”.

Chúng tôi làm như vậy trong các hoạt động kinh doanh của riêng mình và đóng góp cho xã hội nói chung. Chúng tôi biết rằng những thách thức lớn nhất vẫn chưa xảy ra và L’Oréal vẫn sẽ trung thành với tham vọng bảo vệ môi trường của mình, hoạt động trong giới hạn cho phép của hành tinh”.

“Trong thập kỷ qua, chúng tôi đã thay đổi một cách sâu sắc công ty của mình, đặt sự bền vững làm cốt lõi của mô hình kinh doanh”.

“Với các cam kết mới này, chúng tôi đang bước vào giai đoạn tăng tốc mới của sự chuyển đổi đó: loại bỏ những tác động môi trường trực tiếp, giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn bền vững hơn, cũng như tạo ra các đóng góp cho xã hội và môi trường tích cực hơn”.

“Với tư cách là một đơn vị đi đầu trong ngành công nghiệp này, vai trò của chúng tôi là đóng góp cho việc xây dựng một xã hội toàn diện và bền vững”, Ông Jean-Paul Agon cho biết thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tập đoàn mỹ phẩm L’Oréal vừa mua lại thương hiệu 170 năm tuổi của Mỹ

Cuối tuần qua, Tập đoàn L’Oréal đã ký kết thỏa thuận mua lại Thayers Natural Remedies – thương hiệu chăm sóc da thiên nhiên 170 năm tuổi của công ty Henry Thayer, Mỹ. Thương hiệu này sẽ gia nhập ngành hàng tiêu dùng của L’Oréal.

L’Oréal là tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới với 36 thương hiệu đẳng cấp thế giới bao gồm 4 ngành hàng: ngành mỹ phẩm cao cấp, ngành mỹ phẩm phổ biến, ngành dược mỹ phẩm và ngành chăm sóc tóc chuyên nghiệp. Mỗi năm, L’Oréal mang đến cho người tiêu dùng toàn cầu hơn 7 tỷ sản phẩm.

Tập đoàn L’Oréal đã ký kết thỏa thuận mua lại Thayers Natural Remedies – thương hiệu chăm sóc da thiên nhiên 170 năm tuổi của công ty Henry Thayer, Mỹ. Thương hiệu này sẽ gia nhập Ngành hàng Tiêu dùng của L’Oréal.

Được sáng lập năm 1847 bởi bác sĩ Henry Thayer, Thayers Natural Remedies được người tiêu dùng yêu chuộng với các sản phẩm chất lượng và có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, trong đó nổi tiếng nhất là sản phẩm biểu tượng bán chạy trong mọi thời đại – Nước hoa hồng không cồn Witch Hazel Aloe Vera Formula Facial Toner, nước hoa hồng với chiết xuất vỏ cây phỉ, lô hội, và vitamin E theo công thức hoàn toàn tự nhiên.

Bắt đầu chỉ trong chuỗi cửa hàng bách hóa bán sản phẩm thiên nhiên, ngày nay Thayers Natural Remedies được phân phối rộng khắp từ siêu thị, nhà thuốc, cửa hàng chăm sóc sắc đẹp cho đến các trang thương mại điện tử. Doanh thu năm 2019 của thương hiệu này lên đến 44 triệu đô-la Mỹ.

Ông Stéphane Rinderknech, Chủ tịch và Giám Đốc Điều hành của L’Oréal Hoa Kỳ, Phó Chủ tịch Tập đoàn khu vực Bắc Mỹ chia sẻ: “Với di sản hơn 170 năm, Thayers Natural Remedies, một thương hiệu Mỹ nổi tiếng đã luôn trung thành với nguồn gốc của thương hiệu kể cả khi phát triển các sản phẩm và tạo ra một kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Được xây dựng dựa trên nền tảng các sản phẩm chăm sóc da được đánh giá hàng đầu, Thayers Natural Remedies ngày nay càng trở nên phổ biến hơn. Chúng tôi rất tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng và định vị độc đáo của thương hiệu này trong thị trường sản phẩm chăm sóc da thông dụng”.

Ông Alexis Perakis-Valat, Chủ tịch Ngành hàng Tiêu dùng của Tập đoàn L’Oréal, phát biểu: “Chúng tôi vui mừng chào đón Thayers Natural Remedies, một thương hiệu được yêu chuộng từ sự kết hợp của hai xu hướng chăm sóc da từ thiên nhiên và sức khỏe.

Việc mua lại thương hiệu này là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh ngành hàng chăm sóc da trên toàn thế giới của chúng tôi, sự gia nhập của Thayers Natural Remedies sẽ bổ sung hoàn hảo cho danh mục thương hiệu chăm sóc da tại thị trường Bắc Mỹ của chúng tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Nhịp Sống Kinh Tế