Skip to main content

Thẻ: MWG

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài: Khi có lợi nhuận vài nghìn tỷ trong 1-2 năm tới, Bách Hoá Xanh sẵn sàng lên sàn

CEO của Bách Hoá Xanh khẳng định trong một, hai năm tới Bách Hoá có thể đạt được con số lợi nhuận 4 chữ số.

Cách đây một tuần, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) đã công bố hoàn tất giao dịch chào bán 5% cổ phần theo hình thức riêng lẻ tại CTCP Đầu tư và Công nghệ Bách Hóa Xanh cho nhà đầu tư trong tháng 4.

Không công bố chi tiết nhà đầu tư song theo nguồn tin thân cận của Reuters từng cho biết CDH Investments của Trung Quốc đang trong giai đoạn đàm phán mua lại vốn cổ phần thiểu số của chuỗi tạp hóa Bách Hóa Xanh. Thỏa thuận này có thể định giá Bách Hoá Xanh lên tới 1,7 tỷ USD.

Tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của MWG, trả lời cổ đông về chi tiết thương vụ trên, Giám đốc Quan hệ cổ đông và Giám đốc Đầu tư của MWG thông tin: “Đây là giao dịch phát hành cổ phần sơ cấp, dòng tiền sẽ đi trực tiếp vào công ty để tài trợ cho nguồn vốn lưu động, mở rộng cửa hàng và các kế hoạch phát triển trong dài hạn.

Công ty đã chỉ định JP Morgan làm cố vấn tài chính cho giao dịch và thương vụ được thực hiện qua hình thức đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư đưa ra mức giá và điều khoản phù hợp nhất cho công ty.

Nhà đầu tư sau khi trở thành cổ đông sẽ không can thiệp vào quá trình vận hành và ra quyết định của doanh nghiệp.

Ngoài việc cung cấp các khoản tài chính thì nhà đầu tư sẽ hỗ trợ kết nối doanh nghiệp với các đối tác và nhà bán lẻ mà họ có quan hệ hoặc trong danh mục đầu tư của họ trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, đối tác sẽ hỗ trợ công ty trong việc triển khai quản trị doanh nghiệp”.

Về giá trị thương vụ, Giám đốc Đầu tư cho hay: “Đây thuộc phạm vi cam kết bảo mật của công ty con và nhà đầu tư nên không thể chia sẻ với nhà đầu tư”.

Nói về kế hoạch kinh doanh, ông Phạm Văn Trọng – Quyền Giám đốc điều hành chuỗi Bách Hoá Xanh cho biết mục tiêu chính của Bách Hoá Xanh năm nay là tập trung chính vào tăng trưởng doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng. Năm nay, Bách Hoá Xanh ở mới 100 cửa hàng và chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng năm sau.

“Sau ba tháng, doanh thu và lợi nhuận của Bách Hoá Xanh đang đi đúng kế hoạch. Năm nay có thể hoàn tất mục tiêu doanh thu và lãi gộp”, CEO chuỗi này thông tin.

Trả lời cổ đông về kỳ vọng con số lợi nhuận nghìn tỷ trong vài năm tới, CEO Bách Hoá Xanh khẳng định: “Khoảng 1-2 năm tới thì bốn chữ số lợi nhuận là con số mình sẽ làm được”.

Giải đáp thắc mắc của cổ đông về các kế hoạch huy động vốn của Bách Hoá Xanh, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT MWG chia sẻ: “Công ty chưa có bất kỳ kế hoạch trong việc lấy thêm vốn vì chúng ta không có nhu cầu. Nếu có nhu cầu thì đã bán 10% thay vì 5%, vì vậy chúng tôi sẽ không mở thêm một vòng gọi vốn nữa.

Bách Hoá Xanh đã bước sang giai đoạn không phải bù lỗ, tức cha mẹ không phải đưa tiền nữa nên không có lý do gì để huy động thêm. Từ nay trở đi, Bách Hoá Xanh sẽ nỗ lực để phát triển đến quy mô đủ lớn và niêm yết trên sàn theo như cam kết với các cổ đông và nhà đầu tư rót 5%. Như anh Trọng nói khi nào vài nghìn tỷ xuất đầu lộ diện thì Bách Hoá Xanh sẵn sàng bước lên sàn”, người đứng đầu MWG trình bày với cổ đông.

Nói về giải pháp tăng hiệu quả ở mặt hàng tươi sống, CEO Bách Hoá chia sẻ: “Biên độ lãi gộp của hàng tươi sống chưa cao so với mặt bằng chung. Do đó sẽ phải tập trung cải thiện về chuỗi cung ứng, tập trung thay đổi cách làm và mô hình cung ứng hàng tươi. Chi phí cung ứng hàng tươi thấp nhưng mà chất lượng phải cải thiện hơn so với trước đây. Đây là một nỗ lực lớn. Trong 2023, Bách Hoá Xanh đã bắt đầu làm và đang có hiệu quả. Chuỗi sẽ tiếp tục triển khai việc này trong năm nay.

Hàng rau củ quả, việc nuôi trồng ở Việt Nam rất phân mảnh nhưng cũng là lợi thế. Việc này khiến chuỗi cung ứng gần gũi, tận dung được việc này thì chi phí sẽ thấp. Chúng tôi đang phát triển hộ nông dân mà thông qua đó sẽ có đơn vị thu mua phối hợp với mình để triển khai các kế hoạch trồng, đảm bảo an toàn (thuốc trừ sâu, chất kích thích). Từ đó, dẫn tới việc chúng ta tăng trưởng mạnh”, ông Trọng cho hay.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Nguyễn Đức Tài khẳng định: “Với doanh thu 31.000 tỷ, hiện Bách Hoá Xanh hiện là đơn vị bán lẻ hiện đại lớn nhất Việt Nam, hơn Co.op Mart, hơn bất kỳ ai khác về bán lẻ hiện nay.

Vậy Bách Hoá Xanh có lợi thế gì? Với các nhà sản xuất quy mô lớn, nghĩa là có nhà máy, trang trại lớn như trứng, hải sản, thịt heo thì chắc chắn mình là chuỗi bán sản lượng khủng nhất của họ. Các bạn hỏi CP, Minh Phú hay những người chuyên nuôi gà quy mô lớn thì sẽ có được thông tin đó. Không ai bán nhiều như Bách Hoá Xanh.

Nhóm sản phẩm hệ nuôi trồng rất phân tán như trứng vịt, rau. Đây là một khó khăn, nhưng ai giải được sẽ về đích. Ở nước ngoài có trang trại trồng rau, đóng thành từng gói rồi giao đến thì ai cũng như ai. Tức về khía cạnh mua thì bạn hết lợi thế. Thắng hay thua là việc bạn có thể mua ở những mô hình phân tán này hay không và có mua theo cách hiệu quả hay không.

Đó là lý do 1,8 tỷ đồng xuất đầu lộ diện và cũng là lý do người ta lỗ vài nghìn tỷ còn bạn bước vào giai đoạn kiếm tiền. Cái khó mới phân định được người có năng lực. Dễ như nhau thì chúng ta trở thành người chuyển những cái hộp từ chỗ này sang chỗ kia, ai chả làm được”, Chủ tịch HĐQT nêu quan điểm.

Bách Hoá Xanh không quan tâm về người khác, chúng tôi chỉ quan tâm mình làm sao để cải thiện gì, thứ khách hàng đang cần ở Bách Hoá Xanh.

Ông Phạm Văn Trọng – Quyền Giám đốc điều hành chuỗi Bách Hoá Xanh

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh doanh

Cơ cấu doanh thu của MWG năm 2024 (mảng nào đang mang về nhiều doanh thu nhất)

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG), sau 3 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 31.441 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2023, hoàn thành 25% kế hoạch doanh thu năm 2024 là 125.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của MWG quý 1/2024 đạt hơn 902 tỷ đồng, gấp gần 43 lần so với cùng kỳ năm 2023 – thời điểm công ty chỉ lãi hơn 21 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 quý của Thế Giới Di Động – kể từ quý 3/2022.

Tuy nhiên, cũng theo BCTC vừa công bố, số lượng nhân viên của MWG tính đến ngày 31/3/2024 là 60.561, tức là đã giảm 4.853 người so với con số 65.414 nhân viên tại thời điểm ngày 31/12/2023. Trước đó, trong năm 2023, Thế Giới Di Động cũng đã nói lời chia tay với khoảng 10.000 nhân sự, đưa số lượng nhân viên về mức thấp nhất kể từ năm 2020.

Về số lượng cửa hàng, so với thời điểm hết tháng 2/2024, tổng số cửa hàng Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) đã giảm 6, Điện Máy Xanh giảm 5, Bách Hóa Xanh giảm 2. Tổng số Nhà thuốc An Khang và cửa hàng AVA KIDs được giữ nguyên. Duy nhất chuỗi Era Blue tại Indonesia tăng 2 cửa hàng.

Dựa trên những thông tin được ban lãnh đạo Thế Giới Di Động cung cấp tại Đại hội đồng cổ đông thường niên hôm 13/4/2024, diễn biến này có lẽ không quá bất ngờ.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc Tập đoàn đã đóng 200 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trong năm 2023, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho biết khái niệm tái cấu trúc theo góc nhìn của Tập đoàn là một quá trình “giảm lượng và tăng chất”.

Giảm lượng nghĩa là trước kia chúng ta làm 10 việc, bây giờ cắt đi 5 việc, chỉ làm 5 việc. Tăng chất nghĩa là phải làm 5 việc còn lại tốt lên rất nhiều, để kết quả lớn lên“, ông giải thích.

Để làm rõ vấn đề, Chủ tịch Thế Giới Di Động chỉ ra rằng trong năm 2023, quá trình “giảm lượng tăng chất” đã “đi vào mọi ngóc ngách của Tập đoàn”, không chỉ ở các chuỗi mà cả những khối phục vụ. Họ đã cắt giảm những phần kém hiệu quả, dành thời gian, công sức, tiền bạc vào những nơi quan trọng. Kết quả là số cửa hàng giảm, nhân sự giảm, nguồn lực giảm, nhưng doanh thu quý 1 đã tăng gần 17%.

Quá trình này không phải làm một lần rồi biến mất, mà đây là văn hóa mới, diễn ra liên tục“, ông Nguyễn Đức Tài nhấn mạnh.

Nếu các bạn kỳ vọng quá trình này chấm dứt, từ nay trở đi MWG sẽ không còn bất kỳ lần tái cấu trúc nào, thì các bạn chưa hiểu ý đồ mà tôi đang thực thi. Quá trình sẽ được làm mới từ 6 tháng đến 1 năm một lần, để đảm bảo chúng ta không có cái gì dư thừa trên cơ thể, bảo đảm mọi thứ giữ lại đều là những thứ hiệu quả. Như vậy, chúng ta sẽ có một tổ chức gãy gọn, ngon lành, mạnh mẽ“, vị Chủ tịch phát biểu.

Bách Hóa Xanh đang được coi là “át chủ bài” của Thế Giới Di Động. Lũy kế 3 tháng đầu năm, chuỗi siêu thị này đạt hơn 9.100 tỷ đồng doanh thu, tăng 44% so với cùng kỳ. Doanh thu bình quân đạt 1,8 tỷ đồng/cửa hàng/tháng. Động lực tăng trưởng doanh thu đến từ cả 2 ngành hàng thực phẩm tươi sống và FMCGs.

Đối với chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, tổng doanh thu 3 tháng đầu năm đạt 21.300 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chính là ngành hàng điện máy với mức tăng trưởng doanh thu 2 chữ số. Trong đó nổi bật là sản phẩm máy lạnh, tăng trưởng gần 50% so với cùng kỳ.

“Các chỉ số về hiệu quả hoạt động và lợi nhuận tuyệt đối của TGDĐ/ĐMX đều ghi nhận chuyển biến tích cực sau 6 tháng quyết liệt triển khai tái cấu trúc, rà soát mọi hoạt động vận hành, hướng đến sự tinh gọn và hiệu quả”, báo cáo của MWG có đoạn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Phiên bản Điện Máy Xanh tại Indonesia của MWG lỗ sâu trong quý 1 năm 2024

Với mô hình tương tự Điện Máy Xanh tại Việt Nam, Era Blue được kỳ vọng sẽ trở thành nhà bán lẻ điện máy hàng đầu tại Indonesia, góp phần nối dài chuỗi tăng trưởng cho Thế Giới Di Động trong tương lai.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) ghi nhận phần lỗ từ công ty liên doanh PT Era Blu Elektronik (Era Blue) gần 20,5 tỷ đồng trong quý đầu năm. Giá trị hợp lý của khoản đầu tư này tính đến thời điểm 31/3/2024 còn khoảng hơn 266 tỷ đồng.

Era Blue là thử nghiệm mới tại thị trường nước ngoài của MWG từ năm 2022, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thiết bị di động, thiết bị điện máy, đồ dùng gia đình và các thiết bị, máy móc khác tại Indonesia. Era Blue là liên doanh được thành lập bởi công ty Việt Nam và PT Erafone Artha Retailindo (Erafone), một công ty con của tập đoàn Erajaya.

MWG góp vốn vào Era Blue ngày 22/4/2022 theo nghị quyết của HĐQT ngày 28/12/2021 với số vốn ban đầu 181 tỷ đồng để nắm giữ 45% cổ phần tại liên doanh này. Đến cuối năm 2023, MWG đã tăng giá trị khoản đầu tư vào Era Blue lên 286,6 tỷ đồng nhưng tỷ lệ sở hữu vẫn duy trì ở mức 45%.

Trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của MWG không thay đổi từ đầu năm đến nay, Era Blue ước tính lỗ khoảng 45,5 tỷ đồng trong quý 1/2024.

Với mô hình tương tự Điện Máy Xanh tại Việt Nam, Era Blue được kỳ vọng sẽ trở thành nhà bán lẻ điện máy hàng đầu tại Indonesia, góp phần nối dài chuỗi tăng trưởng cho MWG trong tương lai. Trong năm 2023, chuỗi Era Blue đã thành công xây dựng được mô hình kinh doanh được người tiêu dùng đón nhận với hơn 38 điểm bán tại Indonesia.

Trong một chia sẻ hồi tháng 8 năm ngoái, lãnh đạo MWG cho biết triển vọng của Era Blue là rất lớn, gấp 2-3 lần Việt Nam, đồng thời thị trường bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Indonesia còn ở những bước sơ khai. Mảng bán lẻ (Retail) phần lớn thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống, hai hệ thống lớn nhất chiếm chưa tới 200 cửa hàng.

Theo lãnh đạo MWG, Era Blue mang đến giá cả cạnh tranh cùng dịch vụ khác biệt như khách mua hàng sẽ nhận dịch vụ trọn gói, từ lựa chọn hàng hóa tại không gian trưng bày phong phú, nhân viên tư vấn tận tâm, tới giao hàng, lắp đặt trong ngày, dịch vụ bảo hành nhanh chóng cùng chính sách đổi trả trong vòng 30 ngày… Đây chính là những điểm khiến MWG tự tin vào khả năng thắng lợi tại Indonesia thông qua Era Blue.

Hiện tại, Era Blue đang thử nghiệm triển khai mô hình kinh doanh supermini với diện tích 180-200m2 bên cạnh các mô hình cửa hàng chuẩn ban đầu với diện tích 250-300m2. Tính đến hết quý 1/2024, chuỗi Era Blue đã có 55 cửa hàng. Mô hình mini đang có doanh thu 4,5 tỷ đồng/cửa hàng, còn supermini có doanh thu 2,5 tỷ đồng/cửa hàng.

“Mức doanh thu này cao hơn rất nhiều so với Điện máy Xanh ở Việt Nam. Chúng tôi cũng đã đạt được hòa vốn lợi nhuận trước thuế và khấu hao (EBITDA) tại mỗi cửa hàng. Era Blue đặt mục tiêu hòa vốn cấp độ công ty trong năm nay”, ông Đoàn Văn Hiểu Em – thành viên HĐQT MWG chia sẻ.

Ông Hiểu Em cũng cho biết năm nay Era Blue vẫn có kế hoạch mở rộng nhưng không vượt quá 100 cửa hàng. Năm sau chuỗi này mới bắt đầu tăng tốc cho việc mở rộng hướng đến mục tiêu có 500 cửa hàng vào năm 2027 và vẫn đang đi đúng lộ trình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời Sống Pháp Luật

Thế giới Di động (MWG): Lợi nhuận sau thuế năm 2023 giảm 96% so với năm 2022

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã kết thúc năm 2023 mà không hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Cụ thể, Tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần giảm 11% so với năm 2022, còn 118.280 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm chỉ đạt 168 tỷ đồng – giảm tới 96% so với mức 4.102 tỷ đồng của năm 2022. Chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh vẫn là trụ cột đóng góp 70,6% doanh thu cho MWG, khoảng 83.530 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu online đạt 16.000 tỷ đồng.

Năm 2023, Thế Giới Di Động đã khơi mào cho cuộc chiến giá rẻ trong ngành bán lẻ điện tử – điện lạnh. Tuy nhiên, chia sẻ tại cuộc họp nhà đầu tư, ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh cho biết công ty không có chủ trương dẫn đầu cuộc chiến về giá trong năm 2024.

“Chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh này trong năm 2023. Chúng tôi cảm thấy thị trường bắt đầu hiểu được thông điệp về giá mà chúng tôi đã đi. Đồng thời thị trường cũng hạ nhiệt nhiều rồi, không còn căng thẳng về giá. Việc này giúp chúng tôi giữ được lợi nhuận trong năm 2024”, ông Hiểu Em nhận định.

Vị CEO nói thêm, hiện thị phần điện thoại của MWG dao động khoảng 50%, tùy thuộc vào từng hãng. Có những hãng đã chiếm thị phần 60-70%. Về điện máy, đối với những hàng hóa lắp đặt, có giá trị lớn, ông Hiểu Em ước tính MWG đã đạt 50% thị phần, tùy thuộc vào từng nhóm, từng hãng. Trong đó nhóm hàng gia dụng còn nhiều dư địa, cơ hội để tập trung để gia tăng doanh thu, cải thiện lãi gộp.

Nhà đầu tư cũng đặt câu hỏi về động lực, lợi thế cạnh tranh kênh online của Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh so với các nền tảng TMĐT.

Ông Hiểu Em cho hay, Tập đoàn đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các hãng, vì thế tự tin về nguồn lực hàng hóa đầy đủ, phong phú nhất thị trường. Đồng thời, chuỗi bán lẻ này có nhiều năng lực tạo ra các chương trình bán hàng, giao lắp, đặc biệt tại các thời điểm mang tính mùa vụ như mùa nắng nóng sắp tới.

“Thị trường không quá khả quan. Chúng tôi cần nỗ lực nhiều để duy trì doanh thu nhờ hiệu ứng nước chảy về chỗ trũng. Nguồn lực bán hàng làm sao phục vụ khách hàng tốt nhất để tập trung vào chuỗi Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh. Một trong những điều quan trọng là đảm bảo nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu. 

Thứ hai là chuẩn bị thật tốt các chương trình khuyến mãi, bán hàng. Dịch vụ sau bán, giao hàng, lắp đặt đặc biệt trong mùa cao điểm nóng sắp tới là lợi thế của chúng tôi”, CEO hai chuỗi trụ cột của MWG bày tỏ.

Trên thực tế, trong khi doanh thu online của MWG trong năm 2023 đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, ngành hàng điện tử vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trên nền tảng TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki,…).

Theo báo cáo của Metric vào năm 2022 và 2023, trong khi quy mô tổng doanh thu trên các sàn TMĐT (eCommerce) đã tăng từ 135.000 tỷ đồng lên 233.200 tỷ đồng thì ngành hàng Điện thoại & Máy tính bảng cũng tăng từ mức chưa đến 10.000 tỷ đồng lên gần 14.000 tỷ đồng. Thành tích này chỉ kém doanh thu online của Thế Giới Di Động khoảng 2.000 tỷ đồng. 

Trong hai năm qua, dù không đứng đầu về sản lượng nhưng với với giá trị cao so với mặt bằng chung, Apple đều duy trì phong độ là thương hiệu đạt doanh số cao nhất trên sàn TMĐT, theo ngay sau là Samsung.

Theo đó, tổng doanh thu của Apple ở tất cả gian hàng năm 2022 đạt khoảng 2.974 tỷ đồng, Samsung đạt 2.255 tỷ đồng. Đến năm 2023, hai con số này lần lượt là 3.358 tỷ đồng (tăng 12,9% so với cùng kỳ) và 3.078 tỷ đồng (tăng 36,5% so với cùng kỳ).

Metric phân tích, mô hình Direct to Consumer như TMĐT còn giúp các thương hiệu tiết giảm chi phí đáng kể. Metric phân tích, nếu áp dụng mô hình B2B2C (Business to Business to Customer), họ sẽ phải bỏ ra từ 35% – 40% chi phí trên giá thành sản phẩm dành cho các đại lý. Trường hợp bán trực tiếp trên sàn TMĐT, họ sẽ chỉ tốn một mức phí thấp hơn rất nhiều (khoảng chưa đến 10%).

Trong định hướng kinh doanh năm 2024 của mình, MWG cũng tập trung cho chiến lược kinh doanh Omni-channel. Nhà bán lẻ này đặt kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng doanh số online và ước tính tỷ trọng đóng góp của kênh online trên doanh thu của các ngành hàng từ 5% đến 30% tùy thuộc đặc tính từng ngành hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 Theo An Ninh Tiền Tệ

Thế Giới Di Động đặt mục tiêu lãi 2024 gấp 14 lần

Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu chỉ tăng 5%, lên 125.000 tỷ năm nay, còn lợi nhuận gấp hơn 14 lần, dự kiến đạt 2.400 tỷ đồng.

Thế Giới Di Động đặt mục tiêu lãi 2024 gấp 14 lần
Thế Giới Di Động đặt mục tiêu lãi 2024 gấp 14 lần

Kế hoạch kinh doanh này vừa được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) thông qua, và dự kiến trình cổ đông trong phiên họp thường niên sắp tới.

Dù mục tiêu lợi nhuận năm nay tăng mạnh so với mức chưa tới 200 tỷ đồng năm 2023, con số này vẫn thấp hơn so với trung bình giai đoạn 2020-2022. Ba năm này, lãi ròng của MWG khoảng 3.900-4.900 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2023, “đế chế” bán lẻ của ông Nguyễn Đức Tài ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh trước những biến động của thị trường, từ ảnh hưởng khi tham gia cuộc chiến về giá cho tới sụt giảm về nhu cầu tiêu dùng.

Doanh thu của MWG không giảm quá mạnh so với cùng kỳ, vẫn đạt gần 118.300 tỷ đồng nhờ “chiến lược giá rẻ” trong nửa cuối năm. Nhưng lợi nhuận sau thuế giảm tới 96%, chỉ còn gần 168 tỷ đồng – mức thấp nhất 10 năm.

Kết quả này đến từ diễn biến kém khả quan của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh – hai chuỗi bán lẻ điện máy và điện thoại di động “xương sống” của doanh nghiệp này.

Doanh thu hai chuỗi này lần lượt đạt hơn 28.000 tỷ và 55.000 tỷ đồng, giảm khoảng 20% so với năm 2022. Ban lãnh đạo cho biết với đặc tính nhóm hàng giá trị cao và sử dụng lâu dài, các sản phẩm kinh doanh tại hai chuỗi này bị ảnh hưởng nặng nề trước nhu cầu yếu và tâm lý tiêu dùng tiết kiệm.

Điểm tích cực là Bách Hóa Xanh – chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu – đã hòa vốn trong tháng 12. Doanh thu của chuỗi này tăng 17% năm 2023, đạt 31.600 tỷ đồng.

Thực phẩm tươi sống tăng trưởng 35-40%, được đánh giá là mảng lợi thế giúp thu hút khách hàng. Nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu cũng tăng 5-10% nhờ triển khai nhiều chương trình khuyến mãi. Tuy vậy, chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng này vẫn lỗ hơn 1.200 tỷ đồng. Lỗ lũy kế sau 8 năm của Bách Hóa Xanh là khoảng 8.606 tỷ đồng.

Trước khó khăn của thị trường, quý cuối năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Trần Huy Thanh Tùng và ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO hai chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh – chỉ nhận cùng mức lương chưa tới 4 triệu đồng cho ba tháng. Trước đó, cả ba nhân sự chủ chốt của Thế Giới Di Động đều không nhận lương trong quý III.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Lợi nhuận sau thuế của MWG chạm mức thấp nhất 11 năm

Năm 2023, Thế Giới Di Động (MWG) ghi nhận doanh thu đạt 118.280 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2022, song lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 96%, còn chưa đến 168 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong 11 năm gần đây.

MWG: Doanh thu Bách Hóa Xanh vượt Thế giới Di động
MWG: Doanh thu Bách Hóa Xanh vượt Thế giới Di động

Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 với doanh thu thuần 31.421 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn lại tăng 11,7% so với cùng kỳ khiến lợi nhuận gộp giảm 23%, còn 6.186 tỷ, biên lãi gộp vì thế cũng co hẹp về 19,7% từ mức 26,2% của cùng kỳ năm trước.

Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng gần gấp đôi lên 603 tỷ, chủ yếu nhờ tăng lãi tiền gửi. Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng lần lượt gần 10% và 72% lên 418 tỷ đồng và 300 tỷ, trong khi chi phí bán hàng giảm gần 22% xuống 5.607 tỷ.

Kết quả, MWG báo lãi sau thuế quý IV/2023 hơn 90 tỷ đồng, giảm hơn 85% so với quý IV/2022. Dù vậy, mức lợi nhuận này vẫn lớn hơn lợi nhuận cả 3 quý đầu năm 2023 cộng lại.

Lũy kế cả năm 2023, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 118.280 tỷ đồng, giảm 11% so với năm trước và mới hoàn thành 88% kế hoạch cả năm. Xét theo cơ cấu doanh thu, chuỗi Điện Máy Xanh đóng góp 46,7% doanh thu (55.000 tỷ đồng), chuỗi Thế Giới Di Động (bao gồm cả Topzone) đóng góp 23,9% (28.000 tỷ), đều giảm so với năm trước.

Theo MWG, hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh bị tác động nặng nề nhất do nhu cầu yếu ớt và tâm lý tiêu dùng tiết kiệm của người dân. Trong quý cuối năm MWG đã phải đóng cửa gần 200 cửa hàng hoạt động không hiệu quả thuộc hai chuỗi này.

Trong khi đó, các chuỗi khác đều ghi nhận tăng trưởng doanh thu so với cùng kỳ. Theo đó, chuỗi Bách Hóa Xanh đóng góp 31.600 tỷ đồng vào tổng doanh thu của MWG, tương đương 26,7%, tăng trưởng 17% so với năm 2022.

Các chuỗi An Khang, Avakids lần lượt đóng góp 2.200 tỷ đồng (tăng 43%) và 900 tỷ (tăng 80% so với cùng kỳ). Riêng chuỗi Erablue tại Indonesia ghi nhận doanh thu gấp 20 lần cùng kỳ. Đến cuối năm 2023, chuỗi Erablue đã đạt con số 38 cửa hàng.

Theo lý giải của MWG, năm 2023 tình hình sản xuất, xuất khẩu và việc làm kém khả quan đã tác động đáng kể đến thu nhập, niềm tin và xu hướng tiêu dùng của người dân. Sức mua giảm ở hầu hết các ngành hàng, đặc biệt là các mặt hàng không thiết yếu khiến cho hoạt động kinh doanh doanh của MWG gặp khó khăn.

Kết quả lãi sau thuế năm 2023 của MWG sụt giảm tới 96% so với cùng kỳ năm trước, đạt 168 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 11 năm qua của MWG. Với con số lợi nhuận này, công ty còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận 4.200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2023.

Về tình hình tài chính, tính tới cuối năm 2023, quy mô tài sản của MWG đạt 60.108 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn lên tới 24.763 tỷ đồng, chiếm 42% tổng tài sản. Với khoản tiền gửi lớn, năm 2023, MWG thu về 1.828 tỷ đồng lãi tiền gửi, gấp 2,1 lần năm 2022 và đóng góp lớn vào doanh thu tài chính, giúp MWG có lãi trong năm 2023.

Ngoài ra, khoản phải thu ngắn hạn của MWG cũng tăng mạnh gần 72% so với đầu năm lên 5.159 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận khoản phải thu về cho vay ngắn hạn 2.086 tỷ vào cuối kỳ, trong khi đầu năm chỉ ghi nhận gần 17 tỷ.

Dù có khoản tiền mặt và tiền gửi 24.763 tỷ đồng nhưng MWG vẫn đi vay nợ nhằm tối ưu chi phí khi vay lãi suất thấp và gửi tiền lãi suất cao. Tổng nợ vay tại thời điểm cuối quý IV của MWG là 25.114 tỷ đồng, bao gồm 19.129 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và 5.985 tỷ vay dài hạn. Trong năm 2023, MWG đã trả 1.448 tỷ đồng chi phí lãi vay, thấp hơn đáng kể so với con số 1.828 tỷ đồng lãi tiền gửi thu về.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Bách Hoá Xanh lỗ hơn 1.200 tỷ trong năm 2023

MWG dự kiến chuỗi Bách Hoá Xanh sẽ đóng góp khoảng 30% vào doanh thu năm nay và bắt đầu mang lại lợi nhuận cho MWG từ 2024.

Bách Hoá Xanh lỗ hơn 1.200 tỷ trong năm 2023
Bách Hoá Xanh lỗ hơn 1.200 tỷ trong năm 2023

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) cho biết doanh thu năm 2023 của chuỗi Bách Hoá Xanh đạt 31.600 tỷ đồng, tăng 17% so với 2022. Riêng quý IV doanh thu tăng 31% so với cùng kỳ.

So với cùng kỳ, tăng trưởng về số lượt mua hàng đạt 20% và giá trị hóa đơn được duy trì xấp xỉ năm 2022. Kênh online phục vụ hơn 2,6 triệu lượt giao dịch thành công và đóng góp hơn 900 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3% trong tổng doanh thu của Bách Hoá Xanh.

Các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng 35%-40% so với cùng kỳ còn các nhóm hàng FMCGs tăng trưởng 5%-10%. Tháng 12/2023, doanh thu bình quân của Bách Hoá Xanh là 1,8 tỷ/cửa hàng.

MWG cho biết Bách Hoá Xanh đã đạt mục tiêu hòa vốn sau mọi chi phí tương ứng với thực tế vận hành hiện tại và trên cơ sở hoạt động kinh doanh cốt lõi (không bao gồm chi phí phát sinh một lần đã hạch toán hết trong quý IV và một phần chi phí khấu hao liên quan tới nâng hạ diện tích cửa hàng do tái cấu trúc sẽ giảm dần theo thời gian. MWG cho biết có thể bù đắp được các chi phí trên và có lợi nhuận ròng cả năm 2024.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của MWG, Bách Hoá Xanh lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế 2023 là 1.211 tỷ đồng song đã giảm so với con số lỗ 2.961 tỷ của năm 2022. Tính riêng quý IV, chuỗi này lỗ khoảng 306 tỷ đồng.

Lỗ luỹ kế của Bách Hoá Xanh tính tới cuối năm ngoái là 8.606 tỷ đồng sau 8 năm thua lỗ.

MWG dự kiến chuỗi Bách Hoá Xanh sẽ đóng góp khoảng 30% vào doanh thu năm nay, tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và bắt đầu mang lại lợi nhuận cho MWG từ 2024.

Năm nay, MWG dự kiến mở mới cửa hàng Bách Hoá Xanh có chọn lọc để đảm bảo hiệu quả, tiếp tục tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ và tối ưu chi phí, đặc biệt là chi phí kho vận, để có lời cả năm ở cấp độ công ty.

Tính tới hết năm 2023, MWG có 1.698 cửa hàng Bách Hoá Xanh, giảm 30 cửa hàng sau một năm.

Giữa tháng 1 vừa qua, Hội đồng quản trị của MWG đã thông qua việc CTCP Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh – đơn vị chủ quan của chuỗi Bách Hoá Xanh thực hiện kế hoạch huy động vốn qua chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Mục đích chào bán nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh nói chung của chuỗi và công ty con. Thời gian hoàn tất thương vụ dự kiến trong nửa đầu năm 2024.

Số lượng chào bán từ 5% đến tối đa 10% tổng số cổ phần của đơn vị nói trên, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn thực tế tại thời điểm huy động vốn.

Trước đó, MWG định hướng sẽ chào bán riêng lẻ cổ phần Bách Hoá Xanh với tỷ lệ lên đến 20% song doanh nghiệp cho biết do kết quả kinh doanh tích cực và diễn biến dòng tiền trong 2023 nên MWG không có nhu cầu huy động vốn như trước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 15.000 nhân viên sau khoảng 1 năm

Tổng kết năm 2023, chuỗi Thegioididong.com (bao gồm Topzone) có 1.078 cửa hàng, giảm 112 cửa hàng so với đầu năm; chuỗi Điện Máy Xanh có 2.190 cửa hàng, giảm 94 cửa hàng. Như vậy, trong cả năm 2023, Thegioididong.com và Điện Máy Xanh đã đóng tổng cộng 206 cửa hàng. Chỉ riêng trong quý IV, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài đã quyết định đóng gần 200 cửa hàng nhằm tối ưu chi phí.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 15.000 nhân viên sau khoảng 1 năm
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 15.000 nhân viên sau khoảng 1 năm

Theo đó, số lượng nhân viên của Thế Giới Di Động (MWG) cũng có sự biến động theo, cụ thể đến cuối năm 2023 “đại gia” bán lẻ này được ghi nhận còn 65.414 nhân viên, giảm gần 8.600 người so với điểm đầu năm.

Tính riêng quý IV/ 2023, cùng với việc đóng thêm gần 200 cửa hàng, doanh nghiệp này đã cắt giảm gần 3.000 nhân sự.

Nếu so với thời điểm đạt đỉnh về số lượng nhân sự của Thế Giới Di Động vào cuối quý III/2022 (80.231 người), đến nay doanh nghiệp này đã cắt giảm 14.817 nhân sự.

Tương tự với nhà bán lẻ công nghệ khác là FPT Shop, công ty này đã đóng 45 cửa hàng trong năm 2023. Kể từ đầu năm, chuỗi FPT Shop đã mở rộng số cửa hàng từ 786 lên mốc 800 cửa hàng vào cuối quý II. Nhưng đến cuối tháng 12/2023, chuỗi bán lẻ ghi nhận còn 755 cửa hàng, tức đóng 45 cửa hàng trong hai quý cuối năm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, số lượng nhân sự của doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng trong năm vừa qua. Cụ thể, đến cuối năm 2023, FPT Retail và công ty con ghi nhận có 17.799 nhân sự, tăng hơn 2.300 người so với đầu năm.

Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính riêng, tổng số nhân viên của công ty đã giảm hơn 1.600 người so với đầu năm, chỉ còn hơn 4.700 người.

Về tình hình kinh doanh, cả hai ông lớn ngành bán lẻ công nghệ là Thế Giới Di Động và FPT Retail đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh.

Nếu như Thế Giới Di Động ghi nhận mức lãi ròng thấp nhất một thập kỷ, chỉ đạt gần 170 tỷ đồng năm ngoái thì chủ sở hữu chuỗi FPT Shop và Nhà thuốc Long Châu đã lần đầu tiên chứng kiến lợi nhuận âm tới 295 tỷ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Kiến Thức Đầu Tư

Thế Giới Di Động dồn lực cho thị trường Indonesia (dù đóng cửa nhiều cửa hàng tại Việt Nam)

Trái ngược với bức tranh tái cấu trúc phải đóng gần 150 cửa hàng tại thị trường trong nước, Thế Giới Di Động đã có cửa hàng thứ 50 mang thương hiệu điện máy EraBlue tại Indonesia.

Thế Giới Di Động dồn lực cho thị trường Indonesia (dù đóng cửa nhiều cửa hàng tại Việt Nam)
Thế Giới Di Động dồn lực cho thị trường Indonesia (dù đóng cửa nhiều cửa hàng tại Việt Nam)

Từ 5 cửa hàng đầu tiên mang thương hiệu điện máy Erablue – liên doanh giữa Thế Giới Di Động và Erafone thuộc Tập đoàn Erajay, Thế Giới Di Động đã cửa hàng Erablue thứ 50 tại thị trường Indonesia.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO Thế giới Di động cho biết, cửa hàng thứ 50 của chuỗi EraBlue đánh dấu sự thành công và phát triển nhanh chóng của dự án liên doanh giữa hai doanh nghiệp Việt Nam và Indonesia trong lĩnh vực bán lẻ điện máy.

Trong vòng hơn 1 năm, chuỗi EraBlue đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu tại Indonesia với chuỗi địa điểm mua sắm với diện tích khoảng 400 m2 mỗi cửa hàng và đạt doanh thu khoảng 4,5 tỷ đồng/tháng/cửa hàng.

Việc đưa cửa hàng thứ 50 vào hoạt động cũng cho thấy sự mở rộng nhanh chóng của chuỗi điện máy này khi hồi cuối tháng 10/2023, chuỗi EraBlue mới có 16 cửa hàng.

CEO Thế Giới Di Động đánh giá, chuỗi điện máy Erablue hiện đang dần hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình, cũng như bắt đầu tìm ra được công thức tăng trưởng tại thị trường Indonesia.

Cụ thể, mô hình phát triển của EraBlue sẽ tương tự như Điện Máy Xanh tại Việt Nam, và một mô hình nhỏ hơn với quy mô 180 – 200 m2 ở vùng xa hơn. Các cửa hàng EraBlue thường chọn vị trí gần khu dân cư, gần đường giao thông để khách hàng mua sắm.

Theo ông Hiểu Em, triển vọng của Erablue là rất lớn, gấp 2-3 lần Việt Nam, đồng thời thị trường bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Indonesia còn ở những bước sơ khai. Mảng bán lẻ phần lớn vẫn thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ, truyền thống.

Hiện hai hệ thống bán lẻ điện máy lớn nhất tại Indonesia là Ace Hardware và Electronic City, khi cộng lại chiếm chưa tới 200 cửa hàng.

Do đó, Thế giới Di động sẽ dồn lực để nâng số cửa hàng EraBlue lên con số 100 trong năm 2024. Nếu đạt kết quả này, Erablue sẽ là chuỗi điện máy lớn nhất tại Indonesia cả về doanh thu và số lượng cửa hàng.

Ngoài ra, Erablue cũng đặt mục tiêu hoà vốn ở cấp độ công ty ngay trong năm sau. Tới năm 2027, công ty đặt mục tiêu phát triển 500 cửa hàng tại thị trường Indonesia.

Đối tác Erafone hiện là nhà bán lẻ sản phẩm công nghệ số một tại Indonesia, vận hành mạng lưới khoảng 1.200 cửa hàng. Con số này tương đồng với mạng lưới cửa hàng di động của Thế Giới Di Động tại Việt Nam.

Theo thống kê của Statista, doanh thu thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng tại Indonesia năm 2020 là 21,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,3%/năm.

Trước khi gia nhập thị trường Indonesia, Thế Giới Di Động đã có những thành công nhất định tại Campuchia, song công ty đã quyết định dừng lại để tập trung cho Indonesia.

Trái ngược với bức tranh tươi sáng tại thị trường Indonesia, Thế Giới Di Động đang phải thực hiện tái cấu trúc, với việc đóng gần 150 cửa hàng tại thị trường trong nước.

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, công ty ghi nhận tổng doanh thu 107.954 tỷ đồng giảm 13% so với cùng kỳ. Chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh đóng góp doanh thu 76.700 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ.

Điểm sáng duy nhất là chuỗi Bách Hóa Xanh, khi mang về doanh thu trong 11 tháng đầu năm đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Gần đây, công ty dự kiến chào bán tối đa từ 5-10% cổ phần Bách Hóa Xanh thay vì 20% vốn như kế hoạch ban đầu.

Đại diện Thế Giới Di Động cho biết, công ty đang thực hiện quá trình tái cấu trúc toàn diện từ khối cửa hàng, khối mua hàng, kho vận đến các phòng ban hỗ trợ.

“Quá trình này chắc chắn sẽ gây ra nhiều thay đổi, tuy nhiên công ty buộc phải thực hiện nhằm thoát khỏi tình hình thị trường không thuận lợi 2023, hướng đến 2024 tăng trưởng doanh thu, thị phần và cải thiện lợi nhuận”, đại diện công ty thông tin.

Ngoài việc rà soát loại bỏ lãng phí, công ty sẽ ngừng các hoạt động chưa thực sự cần thiết, tạm hoãn đầu tư cho các dự án R&D trung và dài hạn trong giai đoạn này.

Thế Giới Di Động cũng phân bổ lại mọi nguồn lực lãnh đạo, cửa hàng, nhân viên, tài chính… để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả kinh doanh, giải quyết các vấn đề dôi dư nguồn lực phát sinh do tái cấu trúc một cách hợp lý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Thế Giới Di Động (MWG) cho biết sẽ sớm tái cấu trúc doanh nghiệp

“Quá trình này chắc chắn sẽ gây ra nhiều thay đổi, tuy nhiên công ty buộc phải thực hiện nhằm thoát khỏi tình hình thị trường không thuận lợi 2023, hướng đến 2024 tăng trưởng doanh thu, thị phần (Market Share) và cải thiện lợi nhuận”, đại diện Thế Giới Di Động cho biết.

Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động ghi nhận tổng doanh thu 9.900 tỷ đồng trong tháng 11, tương đương cùng kỳ.

Lũy kế 11 tháng, chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh có tổng doanh thu đạt 76.700 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ.

Riêng tháng 11, doanh thu thegioididong.com và Điện Máy Xanh đạt hơn 6.500 tỷ đồng, giảm so với tháng 10 chủ yếu do nhu cầu iPhone hạ nhiệt sau đợt cao điểm ra mắt sản phẩm.

Mặc dù thị trường kém khả quan, thegioididong.com và Điện Máy Xanh vẫn ghi nhận sản lượng bán ra và doanh thu tăng trưởng dương đối với điện thoại iPhone trong 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ nhờ gia tăng thị phần hàng Apple từ đầu năm đến nay.

Về chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu lũy kế trong 11 tháng đầu năm đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Doanh thu Bách Hóa Xanh riêng tháng 11 là hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Doanh thu bình quân cửa hàng đạt 1,75 tỷ đồng.

Phía Thế Giới Di Động cho biết, công ty đang thực hiện quá trình tái cấu trúc toàn diện từ khối cửa hàng, khối mua hàng, kho vận đến các phòng ban hỗ trợ.

“Quá trình này chắc chắn sẽ gây ra nhiều thay đổi, tuy nhiên công ty buộc phải thực hiện nhằm thoát khỏi tình hình thị trường không thuận lợi 2023, hướng đến 2024 tăng trưởng doanh thu, thị phần và cải thiện lợi nhuận”, đại diện công ty thông tin.

Theo đó, Thế Giới Di Động sẽ tập trung giữ vững các hoạt động cốt lõi, các chuỗi, cửa hàng, ngành hàng tạo ra giá trị cho công ty ở hiện tại hoặc trong tương lai gần.

Ngoài việc rà soát loại bỏ lãng phí, công ty sẽ ngừng các hoạt động chưa thực sự cần thiết, tạm hoãn đầu tư cho các dự án R&D trung và dài hạn trong giai đoạn này.

Thế Giới Di Động cũng phân bổ lại mọi nguồn lực lãnh đạo, cửa hàng, nhân viên, tài chính… để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả kinh doanh, giải quyết các vấn đề dôi dư nguồn lực phát sinh do tái cấu trúc một cách hợp lý.

Đặc biệt, công ty cũng sẵn sàng tái sáng tạo, thay đổi cách thức kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng trong bối cảnh kinh doanh mới.

Các chuỗi Bách Hóa Xanh, An Khang và AVAKids đã hoàn tất việc rà soát đóng cửa hàng trong tháng 11. Như vậy, số cửa hàng cuối tháng 11 của các chuỗi này sẽ được duy trì ổn định kể từ tháng 12/2023.

Với các chuỗi thegioididong.com, Điện Máy Xanh và Topzone, công ty đã đóng gần 150 cửa hàng trong tháng 10 và 11 và sẽ tiếp tục đóng một số cửa hàng kém hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận trong tháng 12 để ổn định hoạt động.

Về chi phí liên quan đến việc đóng cửa hàng trong quý 4/2023, đại diện công ty cho biết chi phi này sẽ được phản ánh đầy đủ trong kết quả của năm 2023, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2024.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thế Giới Di Động đóng gần 150 cửa hàng trong 2 tháng

Hai tháng 10 và 11, các chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và TopZone đóng gần 150 cửa hàng, con số cao nhất từ trước đến nay, để tái cấu trúc toàn diện.

Thông tin trên được đề cập trong báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố. Đến cuối tháng 11, công ty còn vận hành 1.100 cửa hàng Thế Giới Di Động và Topzone, 2.210 cửa hàng Điện Máy Xanh.

Trong tháng 12, MWG tiếp tục đóng một số cửa hàng kém hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận để ổn định hoạt động, chuẩn bị cho mùa bán hàng cao điểm đợt Tết nguyên đán. Theo kế hoạch, doanh nghiệp này có thể đóng tổng cộng 200 cửa hàng trong ba tháng cuối năm.

Tại cuộc họp nhà đầu tư trước đó, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài cho rằng với tình trạng sức mua thị trường yếu và còn kéo dài, công ty không thể duy trì những bộ phận kém hiệu quả. Tuy nhiên, ông khẳng định việc đóng bớt cửa hàng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu, mà chỉ “chuyển từ cửa hàng này sang cửa hàng khác”. Thêm vào đó, chi phí mặt bằng, nhân viên, điện nước được cắt giảm, giúp công ty cải thiện lợi nhuận.

Thời gian qua, MWG đang tái cấu trúc toàn diện để vận hành tinh gọn. Công ty kỳ vọng có thể tăng trưởng doanh thu, thị phần và cải thiện lợi nhuận trong năm sau.

Không chỉ ở mạng lưới điểm bán, việc tái cấu trúc cũng được công ty này thực hiện ở kho vận, các phòng ban hậu cần, quản lý doanh nghiệp. Công ty tập trung giữ các hoạt động cốt lõi, các chuỗi, cửa hàng và ngành hàng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp ở hiện tại hoặc tương lai gần.

“Chúng tôi sẵn sàng sáng tạo, thay đổi cách thức kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng trong bối cảnh kinh doanh mới”, báo cáo nêu rõ.

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu 11 tháng đạt gần 108.000 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này chỉ còn một tháng cuối năm để hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu 135.000 tỷ đề ra trước đó.

Trong các chuỗi, mảng “xương sống” Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh tiếp tục ghi nhận doanh thu giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 11, doanh thu hai chuỗi này cũng giảm so với tháng 10 do nhu cầu iPhone hạ nhiệt sau cao điểm ra mắt. Ngoài ra, theo ban lãnh đạo, đây là giai đoạn thấp điểm với ngành hàng điện máy.

Bách Hóa Xanh vẫn là điểm sáng hiếm hoi. Doanh thu 11 tháng năm nay đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2022. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt 1,75 tỷ đồng – còn cách 250 triệu đồng so với mức ước tính có lãi của công ty.

Chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu này đã hoàn tất việc rà soát đóng điểm bán trong tháng 11. Ban lãnh đạo cho biết Bách Hóa Xanh sẽ duy trì 1.697 cửa hàng từ tháng 12. Kể từ khi dừng hẳn kế hoạch mở rộng điểm bán và dồn lực “lấy lại những gì đã mất” từ năm 2022, chuỗi này đã đóng hơn 400 cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Thế giới Di động (MWG): Lợi nhuận sau thuế giảm gần 92% so với 2022 và cách xa mục tiêu lợi nhuận năm 2023

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Thế giới Di động ghi nhận 86.858 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 77,4 tỷ đồng, “bốc hơi” gần 92% so với 3.482 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái và cách xa 4.200 tỷ đồng mục tiêu lợi nhuận đề ra cả năm.

Thế giới Di động: Lợi nhuận sau thuế giảm gần 92% so với 2022 và cách xa mục tiêu lợi nhuận năm
Thế giới Di động: Lợi nhuận sau thuế giảm gần 92% so với 2022 và cách xa mục tiêu lợi nhuận năm

Trong cuộc họp nhà đầu tư quý 3/2023 vừa qua, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Thế Giới Di Động (MWG) đã thừa nhận rằng trong bối cảnh sức mua bị ảnh hưởng, lẽ ra Thế Giới Di Động phải cắt rất nhanh, giảm nhanh mọi chi phí bao gồm chi phí vận hành, chi phí con người, chi phí điện đóm v.v… nhưng lần này Thế Giới Di Động đã đóng hơi chậm chạp.

Cụ thể, Thế Giới Di Động sẽ cân nhắc đóng khoảng 200 cửa hàng trong quý 4/2023. Đây là những cửa hàng không hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận. Và đã có những cửa hàng đầu tiên của chuỗi đóng cửa, cửa hàng lớn nằm ở những vị trí đắt giá giờ đóng cửa đìu hiu trả mặt bằng.

Nhân viên của Thế giới Di động từng có mức lương thưởng đáng ngưỡng mộ.

Theo thông tin trên website thegioididong.com, năm 2019 Thế Giới Di Động thưởng Tết 9 tháng lương, quản lý siêu thị lãnh mấy trăm triệu. Trước đó, 50.000 nhân sự đã vỡ oà vui sướng khi được nhận nửa tháng thu nhập vào đúng đêm Noel. Tuy nhiên khác với thông tin thưởng Noel được công khai, việc thưởng Tết không được chia sẻ rộng rãi do chính sách bảo mật của công ty.

Cũng không có gì lạ khi Thế giới Di động là Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam với chế độ đãi ngộ thuộc Top 50 Việt Nam (Tạp chí Forbes). Năm 2020, Thế Giới Di Động đứng thứ 12 trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2020”, đồng thời nằm trong danh sách Top 50 doanh nghiệp Việt có Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn.

Trong Tết âm lịch 2016, các nhân viên bán hàng sẽ có mức thưởng tết là 2,5 tháng lương, tương đương với mức thưởng từ 17,5 đến 30 triệu đồng. Riêng nhân viên cấp quản lý sẽ được thưởng bằng cổ phiếu.

Năm 2020 – 2021, theo nhiều nguồn tin trên truyền thông, nhân viên khối văn phòng tại TGDĐ được thưởng theo KPI (hiệu quả làm việc). Tuỳ theo xếp loại A1, A, B, C thì có thể được thưởng tối đa 6-9 tháng lương. Giả sử lương trung bình một nhân viên khoảng 10 triệu đồng thì người đạt KPI Tết năm đó cũng bỏ túi trăm triệu đồng.

Nhóm quản lý siêu thị được xét thưởng RBL (Ra biển lớn), mỗi người được thưởng trung bình khoảng 250-300 triệu đồng. Trong khi đó, nhân viên siêu thị sẽ được hưởng khoảng 3 tháng lương.

Đây là chế độ rất tốt được đánh giá ngang với những ngân hàng hoặc tập đoàn lớn của Việt Nam.

Nỗi buồn của nhân viên tập đoàn bán lẻ hàng đầu bị cắt giảm ngày cận tết.

Đáng chú ý nhất trong báo cáo tài chính quý I-2023 của MWG là biến động bất thường về mặt nhân sự. Cụ thể, tính đến cuối tháng 3, số lượng nhân viên giảm gần 6.000 người so với thời điểm đầu năm. Đây là quý thứ 2 liên tiếp công ty này cắt giảm lượng lớn nhân viên trong bối cảnh sức mua của thị trường bán lẻ suy yếu.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Thế giới Di động ghi nhận 86.858 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 77,4 tỷ đồng, “bốc hơi” gần 92% so với 3.482 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái và cách xa 4.200 tỷ đồng mục tiêu lợi nhuận đề ra cả năm.

Về nhân sự, tại thời điểm 30/9/2022, Công ty Thế giới Di động ghi nhận có 80.231 nhân viên; thời điểm 31/12/2022 ghi nhận còn 74.008 nhân viên; thời điểm 31/3/2023 ghi nhận còn 68.048 nhân viên; thời điểm 30/6/2023 ghi nhận 68.026 nhân viên; và thời điểm 30/9/2023 ghi nhận 68.374 nhân viên.

Như vậy, trong vòng 1 năm, Công ty Thế giới Di động đã giảm 11.857 nhân viên, tức giảm 14,8% quy mô nhân sự so với thời điểm 30/9/2022. Trong đó, riêng 9 tháng đầu năm 2023, Thế giới Di động giảm 5.634 nhân viên.

Việc đóng cửa 200 điểm bán trong quý IV/2023 nếu triển khai có khả năng sẽ khiến số lượng lao động này tiếp tục giảm từ vài trăm đến con số nghìn người. Trong những ngày đầu tiên của tháng 12 đã thấp thoáng thấy những cửa hàng của chuỗi bán lẻ này ngừng kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo Kiến Thức Đầu Tư

Thế giới di động sẽ đóng nhiều cửa hàng nữa vào cuối năm 2023

Thế Giới Di Động (MWG) cho biết sẽ tích cực tái cấu trúc trong quý IV để tối ưu chi phí, trong đó có thể đóng thêm 200 cửa hàng không hiệu quả.

Thế giới di động sẽ đóng nhiều cửa hàng nữa vào cuối năm 2023
Thế giới di động sẽ đóng nhiều cửa hàng nữa vào cuối năm 2023

Kết quả kinh doanh tháng 10 vừa được công bố của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hé lộ việc đơn vị này sẽ cân nhắc đóng khoảng 200 cửa hàng trong những tháng cuối năm.

“Đây là những cửa hàng không hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận. Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao kết quả để điều chỉnh phù hợp tại từng thời điểm”, bản công bố thông tin của Thế Giới Di Động viết.

Công ty này hiện có hơn 5.600 cửa hàng, gồm 1.158 cửa hàng Thế Giới Di Động, 2.281 cửa hàng Điện Máy Xanh, hơn 1.700 siêu thị Bách Hóa Xanh và 540 nhà thuốc An Khang.

Ý định đóng bớt cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh kém hiệu quả cũng từng được Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài đề cập trong cuộc họp với nhà đầu tư gần đây. Với tình trạng sức mua thị trường yếu và còn kéo dài, công ty cho rằng không thể duy trì những bộ phận kém hiệu quả.

“Thực tế trong thời gian qua, nhiều cửa hàng của MWG đã không đem tiền về cho công ty, khác hẳn so với hiệu suất hoạt động trước đó”, ông Tài cho biết. Tuy nhiên, ông khẳng định việc đóng bớt cửa hàng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu, mà chỉ “chuyển từ cửa hàng này sang cửa hàng khác”. Thêm vào đó, chi phí mặt bằng, nhân viên, điện nước được cắt giảm, giúp công ty cải thiện lợi nhuận.

Điều này, theo ông Tài, có cơ sở bởi mạng lưới điểm bán của MWG rất dày, hai cửa hàng đôi khi chỉ cách nhau vài trăm mét. MWG chỉ muốn giữ lại những bộ phận đem lại hiệu quả để dồn lực nhiều hơn. “Những bộ phận đang ‘ăn bám’ sẽ bị đá khỏi công ty”, Chủ tịch MWG nói.

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu tháng 10 của hệ thống Thế Giới Di Động là 11.190 tỷ đồng, tháng đầu tiên trong năm nay tăng trưởng dương so với cùng kỳ.

Riêng hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, tổng doanh thu tháng 10 đạt hơn 7.800 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ nhưng tăng 8% so với tháng 9 nhờ đóng góp của sản phẩm iPhone do hiệu ứng ra mắt sản phẩm mới. Lũy kế 10 tháng, tổng doanh thu hai chuỗi này đạt 70.200 tỷ đồng, giảm 21%.

Doanh thu lũy kế của Bách Hóa Xanh trong 10 tháng đầu năm đạt 25.300 tỷ đồng, tăng 13%. Riêng tháng 10, doanh thu chuỗi bán thực phẩm này là hơn 3.000 tỷ, tăng 29%, với thu bình quân khoảng 1,7 tỷ đồng mỗi cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Chủ tịch MWG: Cuộc chiến về giá khiến các đối thủ “chỉ thở”

Phản hồi phát ngôn “Thế Giới Di Động vẫn sẽ sống khoẻ còn các đối thủ giờ chỉ thở thôi” của ông Nguyễn Đức Tài, đại diện một chuỗi bán lẻ ICT khẳng định “vẫn hít thở đều” và sẵn sàng chạy nước rút để rút ngắn khoảng cách với những “người khổng lồ” trong ngành.

Chủ tịch MWG: Cuộc chiến về giá khiến các đối thủ "chỉ thở"
Chủ tịch MWG: Cuộc chiến về giá khiến các đối thủ “chỉ thở”

Tại cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư hôm 13/11, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) cho biết, cuộc chiến giá giữa các nhà bán lẻ thiết bị điện tử, công nghệ (ICT) đã khiến Thế Giới Di Động mất lợi nhuận do giảm giá bán về ngang các đối thủ, thậm chí là còn bán rẻ hơn nhưng đổi lại công ty cũng được nhiều thứ, trong đó có thể dễ dàng nhận thấy nhất là thị phần.

Theo ông Tài, hiện nay thị phần mảng ICT của MWG đã dần phục hồi và thuộc hàng lớn nhất trong các công ty bán lẻ hiện nay. Doanh thu của công ty cũng đều đặn tăng trong các tháng vừa qua và khoảng cách về doanh thu giữa MWG và các đối thủ trong mảng ICT tăng trở lại với mức giãn ra khoảng 2.000 tỷ đồng sau quý III vừa qua. Khả năng thu hút được khách hàng và gia tăng doanh số đang củng cố sự đúng đắn của chiến lược này.

Lãnh đạo MWG khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược giá rẻ nhưng sẽ có điều chỉnh. Công ty sẽ phối hợp chặt với các hãng để đem đến những sản phẩm vượt trội hơn, độc quyền, giá cạnh tranh hơn và các sản phẩm vệ tinh như phụ kiện, gia dụng. “Với sự tiếp sức từ hãng, Thế Giới Di Động vẫn sẽ sống khoẻ còn các đối thủ giờ chỉ thở thôi”, ông Tài nói.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Tài, năm 2024 MWG sẽ chỉ làm những thứ hiệu quả. Trong thời gian qua MWG đã phải đóng một số cửa hàng và sẽ tiến hành đóng những cửa hàng không có được hiệu quả kinh doanh cao để giảm gánh nặng chi phí cho công ty.

“Nếu những đứa con nào là gánh nặng cho gia đình thì buộc phải đóng”, ông Tài nhấn mạnh và cho biết thêm công ty sẽ cố gắng xử lý dứt điểm trong năm nay, điểm rơi nằm trong quý IV và từ năm sau trở đi sẽ chỉ nhìn về tương lai.

Các đối thủ của MWG có chỉ đang “thở”?

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Lạc Huy, Giám đốc truyền thông CellphoneS cho biết, là một trong những chuỗi bán lẻ công nghệ lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, CellphoneS cũng khó có thể đứng ngoài cuộc chiến giá được bắt nguồn từ chuỗi bán lẻ có thị phần lớn nhất tới ngưỡng trên cả mức được định nghĩa độc quyền tại Việt nam.

Theo đó, trong quý II/2023 – quý đầu tiên của cuộc chiến giá, CellphoneS cũng đã chịu những tổn thất trong hoạt động kinh doanh như nguyên cả quý II, mặc dù kinh doanh không có lợi nhuận nhưng doanh số cả quý chỉ giữ nguyên mà không tăng trưởng so với cùng kỳ 2022, thậm chí còn giảm tới 20% so với quý I/2023.

Tuy nhiên, việc giữ được doanh thu đi ngang vẫn là nỗ lực giữa bối cảnh doanh thu quý II của nhà bán lẻ lớn nhất thị trường (MWG) giảm tới 14% so với cùng kỳ 2022, biên lợi nhuận ròng đạt 0,06% – mức thấp nhất kể từ khi niêm yết năm 2014.

Sang quý III/2023, CellphoneS ghi nhận sự tăng trưởng trở lại hơn 3% so với 2022 và 16% so với quý II nhờ những nỗ lực điều chỉnh, thay đổi quyết liệt từ quý II và một số yếu tố thuận lợi từ mô hình hoạt động tinh gọn của các cửa hàng CellphoneS cũng như đối tượng khách trẻ nhạy cảm về giá bán và hiểu rõ những giá trị mà CellphoneS mang lại.

Trong khi đó, bà Phương Phùng, đại diện truyền thông Di Động Việt cho biết, “chiến giá” không ảnh hưởng nhiều đến chuỗi này bởi vốn dĩ Di Động Việt là một hệ thống đã có mức giá rẻ hơn các loại rẻ từ trước nên khi “chiến giá” rộ lên tại các chuỗi khác thì chiến lược giá rẻ của Di Động Việt càng thêm phần vượt trội. Đến hiện tại thị phần của Di Động Việt đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Dù có “chiến giá” hay không, thì giá bán các sản phẩm tại Di Động Việt vẫn rất cạnh tranh trên thị trường với những chính sách bán hàng vượt trội khi hệ thống đặt trải nghiệm của khách hàng lên đầu. Di Động Việt không ủng hộ việc “chiến giá”, phá giá để giành thị phần, vì về lâu dài, không chỉ ngành bán lẻ, mà người dùng công nghệ, người lao động đều sẽ bị ảnh hưởng”, bà Phương nói.

“Trong bối cảnh thị trường chung khó khăn, chỉ có “thở” thôi doanh số bán của Di Động Việt vẫn tăng trưởng liên tục trong những tháng qua”, bà Phương nói và dẫn chứng doanh số quý III/2023 cao hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt sự xuất hiện sớm của iPhone 15 vào những ngày cuối tháng 9 đã giúp cho doanh số bán trong tháng 9 năm nay cao hơn 50% so với năm ngoái. Và với tín hiệu tích cực trong tháng 10 vừa qua, dự kiến quý IV doanh số tại Di Động Việt sẽ tiếp tục tăng 40% so với cùng kỳ.

Đại diện truyền thông Di Động Việt cũng khẳng định, Di Động Việt hiện đang vẫn “hít thở đều”, vận động nhanh, chạy nước rút để từng bước tăng tốc rút ngắn khoảng cách với những người khổng lồ. Đặc biệt trong bối cảnh các “ông lớn” đang lao đao, nhịp thở dồn dập, ngắt quãng, Di Động Việt vẫn sẽ tiếp tục trụ vững với những giá trị vượt trội sẵn có để từng bước giành lợi thế.

“Cứu tinh” iPhone 15 và cuộc đua nước rút cho cao điểm mua sắm cuối năm.

Không chỉ Di Động Việt, sự xuất hiện của iPhone 15 cũng được xem là “cứu tinh” doanh số cho các nhà bán lẻ trong tháng 9 và tháng 10 vừa qua. Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 9 của MWG cho thấy, với hơn 18.000 sản phẩm bán ra, iPhone 15 đã đóng góp gần 600 tỷ đồng vào tổng doanh thu 7.200 tỷ đồng của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh.

Với CellphoneS, ông Nguyễn Lạc Huy cho hay, tới thời điểm hiện tại doanh thu iPhone của chuỗi này tăng gần 6% so với cùng thời gian 2022, thị phần của CellphoneS cũng tăng thêm khoảng 2,1% giữa bối cảnh thị trường điện thoại năm nay ước tính sụt giảm hơn 20%.

“Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt về giá cả, khách hàng của CellphoneS vốn là những người khá nhạy cảm về giá bán và am hiểu về thị trường vẫn tiếp tục lựa chọn CellphoneS. Thêm vào đó, việc cạnh tranh giá cũng giúp các chuỗi lớn như CellphoneS tiếp cận được thêm nhiều khách hàng hơn và giành thêm được thị phần”, ông Huy lý giải.

Ông Huy cho biết thêm, dịp 11/11 vừa qua, dù không làm chương trình sale riêng song theo xu hướng chung của cả thị trường, đặc biệt là bán hàng online nên doanh số của CellphoneS vẫn tăng 150% so với ngày thường, điều này cũng tương tự như năm 2022.

Với tín hiệu hồi phục của sức cầu, đại diện CellphoneS tiết lộ trong những tháng cuối năm, chuỗi bán lẻ này sẽ dồn toàn lực cho chương trình sale lớn nhất năm, quan trọng nhất năm là Black Friday vào ngày 20-23/11 tới và dịp Tết Nguyên đán.

Theo đó, trong hai chương trình sale lớn này CellphoneS sẽ đầu tư lớn cùng các hãng, nhà phân phối, đối tác tài chính hỗ trợ các ưu đãi thanh toán. Khách hàng sẽ được mua nhiều sản phẩm ở các nhóm điện thoại, laptop, gia dụng, âm thanh… với giá thấp nhất năm.

Tương tự, đại diện Di Động Việt cho biết, dịp 11/11 là đợt bán hàng mang về doanh số bán hàng cao thứ hai trong năm 2023 của chuỗi với kỷ lục tăng gấp 3 lần doanh số ngày bình thường.

“Đây là một dấu hiệu tích cực để đội ngũ Di Động Việt tiếp tục đem tới cho khách hàng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn chỉ có duy nhất tại Di Động Việt”, đại diện Di Động Việt nói và cho biết, để kích cầu mua sắm, những tháng cuối năm Di Động Việt sẽ mang đến cho người dùng những sản phẩm công nghệ với mức giá rẻ hơn các loại rẻ mỗi ngày và các kỳ sale lớn nhất trong năm sắp diễn ra Black Friday, Noel, sale Tết Dương lịch, sale cuối năm…

Cuộc chiến về giá bao giờ đến hồi kết?

Có thể thấy, sau hơn 6 tháng “chiến giá” với những tổn thất, dù không còn cạnh tranh khốc liệt như hồi quý II, song các chuỗi bán lẻ ICT vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc “chiến giá” mới để đón đầu cao điểm mua sắm cuối năm, hướng đến sự phục hồi trong quý cuối năm và năm sau.

Nói về cuộc chiến giá rẻ này, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT Digiworld cho rằng: “Cuộc đua về giá không bao giờ là cuộc đua dài hạn, đó chỉ ngắn hạn vì không ai đi kinh doanh mà chịu lỗ mãi. Cuộc đua này có thể kéo dài đến cuối năm 2024 mới hết nhưng mức độ cạnh tranh đang giảm dần, không khốc liệt như hồi tháng 4 và tháng 5/2023”.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Lạc Huy nhận định cuộc chiến giá chưa dừng ngay, tuy nhiên mức độ và quy mô sẽ có sự thay đổi, một số nhóm hàng, mặt hàng sẽ có sự điều chỉnh về mức giá bán cao hơn để giữ lợi nhuận, một mặt một số nhóm hàng sẽ tiếp tục “chiến giá”.

Theo ông Huy, sau 6 tháng của cuộc “chiến giá”, đã có dấu hiệu rõ ràng về tổn thất của các nhà bán lẻ có quy mô lớn, chi phí vận hành lớn, hiệu suất/cửa hàng vốn đã kém. Trong đầu quý IV, các nhà bán lẻ này đã bắt đầu đóng cửa khá nhiều cửa hàng, xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra tới đầu năm 2024.

“Và về lâu dài, khi thị trường phục hồi, các chuỗi lớn hơn hồi phục được doanh thu, lợi nhuận, mà theo dự báo là nửa cuối 2025 thì cuộc chiến giá này mới có thể chuyển về trạng thái bình thường như trước được”, ông Huy nhìn nhận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

MWG: Doanh thu Bách Hóa Xanh vượt Thế giới Di động

Kể từ tháng 5/2023, đóng góp của chuỗi Bách Hóa Xanh vào tổng doanh thu của MWG đã vượt chuỗi Thế giới Di động. Lũy kế 8 tháng năm 2023, doanh thu của Bách Hóa Xanh chiếm 25,4%, trong khi Thế giới Di động luôn ở ngưỡng 23,6%.

MWG: Doanh thu Bách Hóa Xanh vượt Thế giới Di động
MWG: Doanh thu Bách Hóa Xanh vượt Thế giới Di động

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) vừa công bố cập nhật tình hình kinh doanh 8 tháng năm 2023.

Đáng chú ý, trong báo cáo tháng 8, một lần nữa, Thế Giới Di Động lại không công bố ước tính lợi nhuận trong tháng 8. Tại báo cáo các tháng từ đầu năm 2023 đến nay, MWG cũng đều không đề cập tới lợi nhuận – điều chưa từng xảy ra trong các năm trước đó, khi hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi.

Về doanh thu, lũy kế 8 tháng năm 2023, doanh thu thuần của MWG ước đạt 76.455 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. So với kế hoạch, công ty đã hoàn thành 57% chỉ tiêu doanh thu cả năm.

Trong đó, lũy kế 8 tháng, tổng doanh thu hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh đạt 55.100 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ.

Riêng trong tháng 8, tổng doanh thu của hai chuỗi này đạt 6.800 tỷ đồng, tương đương với tháng 7 nhưng giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước.

Theo MWG, tốc độ giảm doanh thu của hai chuỗi Thế giới Di Động và Điện Máy Xanh so với cùng kỳ năm trước đang liên tục thu hẹp qua các tháng gần đây từ mức 25% (tháng 6/2023 so với tháng 6/2022), xuống 20% (tháng 7/2023 so với tháng 7/2022) và còn 13% (tháng 8/2023 so với tháng 8/2022).

Theo ngành hàng, máy tính xách tay và sản phẩm điện lạnh ghi nhận tăng trưởng doanh số dương trong tháng 8 năm nay so với cùng kỳ năm trước.

Tổng doanh thu trên kênh online 8 tháng đầu năm đạt hơn 9.600 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ.

Ngược lại, trong tháng 8/2023, doanh thu của chuỗi Bách Hoá Xanh tiếp tục tăng trưởng nhẹ so với tháng 7/2023 và tăng tới 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 2.900 tỷ đồng. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt 1,65 tỷ đồng trong tháng 8.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh đạt khoảng 19.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Doanh thu từ kênh online tăng trưởng 8%.

Theo MWG, tăng trưởng của chuỗi Bách Hóa Xanh chủ yếu đến từ số lượng hoá đơn mua hàng và ngành hàng thực phẩm tươi sống tăng. Chỉ trong tháng 8, số lượng hóa đơn mua hàng đã tăng 4% và sản lượng hàng tươi sống bán ra tăng 10% so với tháng 7.

Báo cáo của MWG cũng cho thấy, trong 4 tháng qua, đóng góp của chuỗi Bách Hóa Xanh vào tổng doanh thu của MWG đã liên tục tăng trưởng từ 23,6% lên 24,2%, rồi 24,8% và 25,4%, trong khi đóng góp doanh thu của chuỗi Thế giới Di động vào tổng doanh thu luôn “giậm chân” ở mức 23,5-23,6%.

Tại cuộc họp nhà đầu tư quý II/2023 hồi đầu tháng 8, ông Phạm Văn Trọng, Tổng Giám đốc Bách Hóa Xanh đánh giá sự cải thiện của chuỗi Bách Hóa Xanh là bền vững và xuất phát từ năng lực của chính của Bách Hóa Xanh hơn là sức bật của thị trường.

Điều này khiến công ty có nhiều kỳ vọng hơn về việc Bách Hóa Xanh sẽ hòa vốn vào cuối năm 2023 và sau đó đóng góp lợi nhuận cả năm vào lợi nhuận của MWG vào năm 2024.

Ông Trọng cho biết, doanh thu/cửa hàng của Bách Hóa Xanh kỳ vọng sẽ tăng trưởng ít nhất 10% mỗi tháng trong các tháng cuối năm và đến tháng 12/2023, tiến tới đạt doanh thu/cửa hàng tối ưu là 2 tỷ đồng.

Trong khi đó, với các chuỗi bán lẻ điện thoại di động, máy tính, điện máy,… ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG nhận định rằng, thời gian tới, mặc dù sức mua có thể cải thiện do yếu tố mùa vụ, do cuối năm có những ngày lễ lớn như Giáng sinh, Tết,… nhưng tổng quan sẽ cải thiện không quá đáng kể so với tình trạng hiện nay.

“Việc đặt kỳ vọng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023 và năm 2024 như trước giai đoạn COVID-19 là hơi lạc quan quá mức”, ông Tài nói.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng Giám đốc MWG cũng cho rằng với ngành hàng điện thoại, điện máy tổng quan cả năm 2023 sẽ giảm do chịu tác động chung của thị trường.

Theo Tổng Giám đốc MWG, chiến lược giá tốt áp dụng từ quý II/2023 đã giúp MWG dần dần thu hẹp khoảng cách về giá giữa MWG với thị trường bên ngoài.

Bên cạnh cải thiện doanh thu, thị phần của MWG đã tăng được ít nhất thêm 5%, trong đó, sản phẩm iPhone là rõ ràng nhất, tăng từ 25% thị phần lên trên 45% thị phần và chiếm tới 30% thị phần tiêu thụ điện thoại tại MWG.

Do đó, công ty sẽ tiếp tục duy trì chiến lược này trong những tháng cuối năm để hướng tới tăng thêm 10% thị phần trong cả năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Doanh thu của Thế Giới Di Động sụt giảm nghiêm trọng

Khởi đầu năm 2023, doanh thu thuần của Thế Giới Di Động sụt giảm 26% trong quý 1 trước bối cảnh sức mua điện thoại và điện máy ngày càng suy yếu, đồng thời công ty tiếp tục không công bố kết quả lợi nhuận.

Doanh thu của Thế Giới Di Động sụt giảm nghiêm trọng
Doanh thu của Thế Giới Di Động sụt giảm nghiêm trọng

Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2023 với doanh thu thuần đạt 26.990 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ và mới hoàn thành 20% chỉ tiêu doanh thu năm 2023.

Với vai trò dẫn dắt doanh thu Thế Giới Di Động, chuỗi thegioididong.con và Điện Máy Xanh ghi nhận doanh thu lũy kế 3 tháng đầu năm 2023 giảm 34% so với cùng kỳ 2022.

Trong đó, doanh thu hầu hết sản phẩm điện thoại và điện máy giảm từ 25% đến 35%, ngoại trừ máy tính bảng, máy tính xách tay giảm mạnh hơn từ 40% đến 50%.

Do các sản phẩm ICT chiếm trọng lớn trong doanh số từ kinh doanh online của Thế giới Di động và Điện Máy Xanh, nên doanh thu online cũng sụt giảm 40% so với cùng kỳ.

Đối với chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu 3 tháng đầu năm tăng 5% mặc dù chuỗi đã giảm 20% số điểm bán so với quý 1/2022.

Theo từng ngành hàng, mảng thực phẩm tươi sống là động lực chính của chuỗi Bách hóa Xanh, tăng 40% so với cùng kỳ.

Doanh thu FMCG tương đương cùng kỳ trong khi đóng góp từ sản phẩm gia dụng giảm so với quý 1/2022 do Bách Hoá Xanh đã tối ưu lại danh mục sản phẩm, bỏ không kinh doanh một số mặt hàng gia dụng sau tái cấu trúc.

Trong đó, riêng kênh online tăng trưởng 19%. Công ty cho biết doanh thu bình quân 3 tháng đạt hơn 1,3 tỷ đồng/cửa hàng và dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện trong tháng 4.

Với kết quả tích cực của 5 cửa hàng điện máy EraBlue đầu tiên (4,5-5 tỷ đồng/cửa hàng/tháng, duy trì ổn định từ tháng 12/2022 đến nay), ban lãnh đạo Thế Giới Di Động tin tưởng triển vọng của chuỗi Erablue tại Indonesia là rất lớn.

Công ty đã sẵn sàng để cùng với các đối tác kinh doanh của mình xây dựng thêm và mở rộng mô hình kinh doanh trong năm 2023 này. Erablue đặt mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bán lẻ điện tử tiêu dùng tại Indonesia bằng cách xây dựng 500 cửa hàng trong vòng 5 năm tới.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Thế Giới Di Động thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 4.200 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện trong năm 2022

Kế hoạch kinh doanh khiêm tốn này dựa trên đánh giá tình hình thực tế giai đoạn hiện tại và giả định sức mua có thể phục hồi tích cực từ quý 3/2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

MWG và Kido ‘vung tay’ chiếm lĩnh thị phần sau dịch: Bước đi có mạo hiểm?

Tay chơi mới trong lĩnh vực bán lẻ là Kido cũng đẩy nhanh tiến độ mở cửa hàng, bắt tay đối tác để tăng độ phủ thương hiệu Chuk Chuk.

Theo báo cáo Bộ Công Thương, kể từ đầu tháng 10, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều địa phương cơ bản được kiểm soát và tiến hành nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Điều này giúp cho thị trường hàng hóa sôi động hơn so với thời gian thực hiện giãn cách trước đó, nhu cầu hàng may mặc tăng cao do đang trong giai đoạn chuyển mùa tại các tỉnh phía Bắc; nhu cầu đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, vật phẩm văn hóa giáo dục cũng tăng sau một thời gian dài thực hiện giãn cách…

Do vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (tổng mức bán lẻ) tháng 10 tăng 18,5% so với tháng trước và giảm 19,52% so với cùng kỳ năm trước.

Qua tháng 11, với nhiều hoạt động kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung, ngày mua sắm Thứ Sáu Đen Tối (Black Friday) được tổ chức tại nhiều địa phương, tổng mức bán lẻ tiếp tục tăng 6,2% so với tháng trước, song vẫn giảm 12,2% so với tháng 11/2020.

Lũy kế 11 tháng, tổng mức bán lẻ giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước do có nhiều tháng ghi nhận mức thấp, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là các địa phương lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa (tổng mức bán lẻ của các địa phương này chiếm tỷ trọng 50-60% của cả nước).

Bộ Công Thương đánh giá dịch bệnh khiến việc làm giảm, thu nhập giảm nên nhu cầu mua sắm hồi phục chưa thể tăng trở lại như những năm trước khi có dịch.

Trong bối cảnh nhu cầu phục hồi và nhiều nhà bán lẻ nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh chưa thể trở lại kinh doanh như bình thường, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính mạnh đã tranh thủ mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường.

Như Thế Giới Di Động – đơn vị thành viên của Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) liên tiếp mở ra các chuỗi mới, thử nghiệm bán những mặt hàng chưa từng bán với mục tiêu tạo sự bứt phá.

Cụ thể, trong tháng 10, Thế Giới Di Động mở chuỗi Topzone tập trung vào các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, Apple Watch, Macbook và các phụ kiện kèm theo. Đến ngày 20/11, đơn vị này tiếp tục công bố khai trương chuỗi mới BlueJi đánh vào sản phẩm mắt kính hàng hiệu và trang sức.

5 siêu thị thuộc chuỗi này đã đi vào hoạt động từ 20/11. Mới đây, doanh nghiệp lại cho ra mắt chuỗi BlueSport chuyên bán các sản phẩm thời trời của những thương hiệu nổi tiếng như Nike, Puma, Adidas, Reebok…

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT MWG, Tổng giám đốc Công ty Thế Giới Di Động chia sẻ dịch bệnh gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhưng cũng mở ra không ít cơ hội. Trải qua dịch bệnh, Thế Giới Di Động nhìn ra được những cơ hội mới ở những lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.

Ví dụ như lĩnh vực thời trang, đây là một lĩnh vực có nhu cầu lớn, dịch bệnh khiến các nhà bán lẻ nhỏ phải đóng cửa và tạo khoảng trống cho đơn vị khác nhảy vào. Theo đó, Thế Giới Di Động sẽ mở sớm và nhanh để giành lấy thị phần.

Không chỉ doanh nghiệp nội, Tập đoàn E Land – tập đoàn thời trang hàng đầu của Hàn Quốc cũng bày tỏ mong muốn lấn sân vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, E Land sẽ hợp tác với Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) để mở chuỗi bán lẻ, mang các thương hiệu thời trang Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam.

Tiết lộ với Người Đồng Hành, ông Trần Như Tùng – Chủ tịch HĐQT cho biết 2 bên đã có bước chuẩn bị như nghiên cứu thị trường, tìm mặt bằng… để đầu năm sau khởi động.

Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) đang có những bước đi mới nhằm nhanh chóng bành trướng chuỗi bán lẻ Chuk Chuk. Cho ra mắt từ tháng 6, nhưng dịch bệnh khiến kế hoạch mở rộng chuỗi của Kido bị trì hoãn và mới được khởi động lại vào cuối tháng 10.

Sau 1 tháng, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido cho biết đã mở được 10 cửa hàng, mỗi cửa hàng ghi nhận 500-800 hóa đơn mỗi ngày. Kido đặt mục tiêu mở thêm 40 cửa hàng trong tháng 12 và 400 trong năm 2022.

Chuỗi bán lẻ Chuk Chuk của Kido.

Tổng giám đốc Kido nhìn nhận dịch Covid-19 vẫn là một thách thức lớn, tuy nhiên cũng nhờ dịch bệnh mà đơn vị tìm kiếm được mặt bằng vị trí đẹp dễ dàng hơn cùng chi phí thấp hơn đến 50% so với trước dịch.

Không dừng ở đó, Kido còn bắt tay với Tập đoàn Sơn Kim để đưa sản phẩm Chuk Chuk vào trong hệ thống các cửa hàng GS25. Việc này nhằm mục đích đưa sản phẩm của Chuk Chuk tiến nhanh ra thị trường miền Bắc và xa hơn là Hàn Quốc.

Mặt khác, dịch bệnh bùng phát mạnh trong quý III, nhiều loại hình kinh doanh phải tạm đóng cửa thì các cửa hàng tiện lợi cùng siêu thị, siêu thị mini vẫn được mở cửa để đảm bảo cung cấp sản phẩm thiết yếu cho người dân.

Việc có ki ốt trong cửa hàng GS25 sẽ giúp Chuk Chuk vẫn phục vụ được các tín đồ trà sữa tương tự như Phúc Long mở ki ốt tại Winmart+.

Nhiều ý kiến cho rằng với xu hướng mua hàng ngày càng chuộng online như hiện nay, kết hợp dịch Covid-19 vẫn là yếu tố bất định thì việc bành trướng, mở rộng chuỗi cửa hàng khá rủi ro, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối phân tích VNDirect đánh giá mặc dù xu hướng hiện nay là bán hàng online, kênh thương mại điện tử, song rất nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực này phải quay lại mở cửa hàng vật lý, kho hàng do bị phụ thuộc chuỗi logistics.

Do vậy, những doanh nghiệp bán lẻ xây dựng được tập khách hàng, có mạng lưới cửa hàng vật lý và dòng tiền mạnh sẽ có nhiều lợi thế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh