Skip to main content

Thẻ: Nestle

Nestlé Việt Nam muốn xây trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho toàn thế giới

Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 100 triệu USD nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai, nâng tổng vốn đầu tư tại nhà máy này lên tới hơn 500 triệu USD.

Nestlé Việt Nam muốn xây trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho toàn thế giới
Nestlé Việt Nam muốn xây trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho toàn thế giới

Khoản đầu tư bổ sung cho nhà máy Nestlé Trị An sẽ giúp tăng cường năng lực, công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cà phê, tiếp tục đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê giá trị cao cho thị trường trong nước và thế giới.

Hiện nay, các sản phẩm cà phê sản xuất tại nhà máy Nestlé Trị An đã được xuất khẩu đi hơn 29 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Nestlé còn là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng chi phí thu mua từ Việt Nam hàng năm lên tới 700 triệu USD.

Chia sẻ về khoản đầu tư này, ông Binu Jacob – Tổng giám đốc công ty Nestlé Việt Nam – cho biết: “Dự án là cam kết đầu tư dài hạn của Nestlé tại Việt Nam. Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, công suất của nhà máy sẽ tăng lên gấp đôi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và khai thác hiệu quả dư địa xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho thế giới. Đồng thời, thông qua dự án này, chúng tôi cũng mong muốn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam”.

Trong đó, sản xuất cà phê bền vững là một trong những hướng đi quan trọng của Nestlé tại Việt Nam. Bên cạnh đầu tư cho công nghệ sản xuất, nhà máy Nestlé Trị An luôn là nhà máy tiên phong trong phát triển bền vững thông qua việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng sinh khối, áp dụng kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải và bảo tồn tài nguyên nước.

Theo đó, mỗi năm nhà máy Nestlé Trị An có thể giảm hơn 14.000 tấn CO2 phát thải trong quá trình chế biến cà phê. Ngoài ra, 100% bã cà phê sau sản xuất được nhà máy tái sử dụng làm nguyên liệu sinh khối. Nước thải trong quá trình sản xuất cà phê cũng được xử lý, tái chế, tái sử dụng cho lò hơi, giúp nhà máy tiết kiệm hơn 112.000 m3 nước/năm.

Đồng thời, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt, từ năm 2011, Nestlé đã triển khai chương trình NESCAFÉ Plan tại khu vực Tây Nguyên. Chương trình cũng đã mang đến những giải pháp tích cực nhằm phát triển bền vững ngành cà phê Việt từ khâu phân phối cây giống chất lượng cao, canh tác theo định hướng nông nghiệp tái sinh, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và đa dạng sinh học.

Tính đến nay, tập đoàn Nestlé đã đầu tư gần 830 triệu USD thông qua Công ty TNHH Nestlé Việt Nam với 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, công ty đang vận hành 3 nhà máy, trong đó Nestlé Trị An là một trong những nhà máy sản xuất lớn nhất của Nestlé tại Việt Nam.

Đây cũng là một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trong khu vực của Tập đoàn. Hiện nay, nhà máy đang sản xuất các sản phẩm cà phê với các thương hiệu bao gồm NESCAFÉ, NESCAFÉ Dolce Gusto, NESPRESSO, Starbucks và Blue Bottle.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tri Túc | Markettimes

Nestle vừa phải đóng cửa 1 nhà máy sữa bột vì lý do bất ngờ

Hãng tin CNN cho hay Nestle đang có kế hoạch đóng cửa một nhà máy sản xuất sữa bột cho trẻ em do tỷ lệ sinh tại Trung Quốc quá thấp, một hệ lụy của tình trạng lão hóa dân số nhanh ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Nestle vừa phải đóng cửa 1 nhà máy sữa bột vì lý do bất ngờ
Nestle vừa phải đóng cửa 1 nhà máy sữa bột vì lý do bất ngờ

Gã khổng lồ ngành FMCG này vào ngày 18/10/2023 đã tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy sữa bột trẻ em ở Askeaton-Ireland vào quý I/2026 trừ phi tìm được thêm khách hàng mới.

Nhà máy này của Nestle chủ yếu sản xuất sữa bột trẻ em cho thị trường Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc kể từ năm 2012.

Hiện Nestle đang tìm kiếm người mua cơ sở sản xuất này nhưng hiện vẫn chưa có thông tin chính thức.

Theo CNN, thông tin trên cho thấy đà lão hóa nhanh của dân số Trung Quốc đang ảnh hưởng thế nào đến các tập đoàn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ở xứ sở tỷ dân này.

Trong khi các nhà hoạch định chính sách lo lắng Trung Quốc sẽ thiếu nhân lực lao động gây ảnh hưởng đến tăng trưởng thì các doanh nghiệp lại băn khoăn về sức cầu của thị trường lớn nhất thế giới này.

“Số trẻ em sơ sinh mới tại Trung Quốc đã giảm mạnh từ 18 triệu trẻ/năm vào năm 2016 xuống chỉ còn chưa đến 9 triệu trẻ năm 2023. Thế rồi thị trường này vốn phụ thuộc nhiều vào sữa bột nhập khẩu thì nay lại đang chứng kiến sự gia tăng của các hãng sữa bột nội địa”, tuyên bố của Nestle ghi rõ.

Trước khi nhà máy sữa bột của Nestle tại Ireland đóng cửa vào năm 2026 thì trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm của hãng sẽ ngừng hoạt động trước đó 1 năm.

Công việc tại đây sẽ được chuyển sang các cơ sở ở Trung Quốc và Thụy Sĩ nhằm tiết kiệm chi phí.

Hãng tin CNN cho biết doanh số của Nestle trên toàn cầu trong năm nay đã chịu ảnh hưởng từ giá nguyên liệu tăng cao, ví dụ như sản phẩm cà phê hay thanh chocolate của hãng.

Tờ Fortune cho hay giá thành bình quân sản phẩm của Nestle đã tăng 8,4% mà theo hãng chủ yếu là do lạm phát nguyên liệu đầu vào, qua đó ảnh hưởng đến doanh số khi người tiêu dùng đang phải tiết kiệm.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Nestle công bố ngày 19/10 cho thấy tăng trưởng doanh số trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 76,6 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn thấp hơn mức dự kiến 8,1%, qua đó khiến giá cổ phiếu giảm hơn 2%.

Quay trở lại với Trung Quốc, thị trường này đáng giá hàng tỷ USD doanh thu cho mảng sữa bột của Nestle và bản thân thương hiệu cũng tạo được ấn tượng mạnh trong tâm trí người tiêu dùng.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sự trỗi dậy của các thương hiệu sữa bột địa phương có chất lượng tốt đã tác động đến các tập đoàn quốc tế.

Việc người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu sử dụng lại các hãng sữa bột nội địa cho thấy các doanh nghiệp địa phương đã dần lấy lại được niềm tin khách hàng kể từ vụ bê bối sữa chứa Melamine vào năm 2008.

*Nguồn: CNN, Fortune

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes

Nestlé MILO và hành trình xây dựng Thế hệ Ý chí

Bà Philomena Tan – Giám đốc ngành hàng MILO và Sữa (Nestlé Việt Nam) cho biết doanh nghiệp hướng đến mục tiêu xây dựng thế hệ ý chí, bắt đầu từ việc đồng hành cùng phụ huynh trên hành trình giúp con rèn ý chí qua thể thao.

Nestlé MILO và hành trình xây dựng Thế hệ ý chí
Nestlé MILO và hành trình xây dựng Thế hệ ý chí

Thể thao là nơi rèn ý chí trong trẻ.

Vì sao Nestlé MILO lựa chọn “Có chí thì nên” làm thông điệp truyền thông cho chiến dịch năm nay, thưa bà?

Bà Philomena Tan: Người Việt Nam có câu “Có chí thì nên”, nói về tầm quan trọng của ý chí trong cuộc sống. Việc rèn ý chí chưa bao giờ dễ dàng, nhất là với trẻ em ngày nay, khi cuộc sống hiện đại và thuận tiện hơn khiến trẻ ít được va chạm với thực tế.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh thông điệp này để nâng cao nhận thức của các bà mẹ về tầm quan trọng của ý chí trong sự phát triển của trẻ, từ đó khuyến khích và chung tay cùng các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ để truyền cảm hứng cho trẻ em xây dựng ý chí cùng thể thao ngay từ nhỏ.

Cũng là một người mẹ, bà đã khuyến khích con của mình rèn ý chí ra sao?

Bà Philomena Tan: Tôi từng trải qua khó khăn tương tự các bà mẹ hiện nay khi giúp con học được cách chấp nhận thất bại và không bỏ cuộc. Trước đây khi tham gia các hoạt động thể thao ở trường, thằng bé dễ bỏ cuộc vì quá trình luyện tập quá khó và nặng nề.

Người lớn có thể hiểu ta sẽ trưởng thành hơn khi trải qua thất bại, nhưng đứa trẻ mới 7, 8 tuổi thì không. Vì vậy, thay vì giải thích bằng lời, tôi khuyến khích con thử nhiều bộ môn hơn để tìm ra thứ con cảm thấy thích và phù hợp.

Con đã thử bóng đá, bóng rổ, cầu lông… và cuối cùng tìm thấy tình yêu với môn thể thao vua. Giờ đây con đã học được cách chấp nhận thất bại, kiên trì đến cùng và có thể chất tốt hơn.

Qua hành trình này, tôi thực sự thấy con trai mình đã trưởng thành. Không chỉ riêng tôi, các bậc phụ huynh cũng sẽ cần nhiều sức lực và tâm huyết để đồng hành cùng con rèn ý chí qua thể thao.

Là nhãn hàng truyền cảm hứng thể thao hơn 25 năm qua tại Việt Nam, Nestlé MILO luôn đồng hành cùng họ chinh phục mục tiêu này. Bằng cách mang đến nhiều sân chơi và hoạt động thể thao đa dạng, chúng tôi tạo ra các cơ hội giúp các bậc phụ huynh cùng con rèn ý chí qua thể thao, từ đó khám phá năng lực bản thân với bộ môn thể thao trẻ yêu thích.

Cam kết xây dựng “thế hệ ý chí” vững bền.

Một trong những khái niệm được Nestlé MILO gọi tên tại Việt Nam trong năm nay là “Thế hệ Ý chí”, vậy bà định nghĩa như thế nào về khái niệm này?

Bà Philomena Tan: Thế hệ Ý chí là một thế hệ sẵn sàng chấp nhận thử thách, học hỏi từ những thất bại, sáng tạo và trở nên bền bỉ thông qua thể thao mỗi ngày. Mục tiêu chúng tôi hướng đến là xây dựng thế hệ ý chí cho tương lai Việt Nam, bắt đầu bằng việc thay đổi thế hệ Alpha.

Thế hệ Alpha, còn được gọi là thế hệ kính (Glass Generation) có xu hướng dễ bỏ cuộc trước trở ngại cuộc sống do hiện tại có nhiều thứ thuận tiện, đủ đầy.

Chúng ta đều biết rằng bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ, do đó xây dựng sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm không bỏ cuộc cho trẻ từ sớm sẽ góp phần giúp con tự lập hơn trên hành trình theo đuổi thành công.

Đó là sứ mệnh mà MILO hướng tới, và cũng là lý do tại sao bạn thấy câu chuyện Thế hệ Ý chí được MILO lựa chọn để lan tỏa và tạo nên những tác động tích cực.

Nestlé MILO đã có chương trình hay chiến dịch cụ thể nào giúp mọi người nâng cao nhận thức và cùng tham gia vào Thế hệ Ý chí không?

Bà Philomena Tan: Nestlé MILO đang nỗ lực để đồng hành và hỗ trợ các bậc phụ huynh cùng con khám phá nhiều môn thể thao khác nhau trong hành trình trẻ lớn khôn.

Chẳng hạn như các giải đấu thể thao học đường như Giải Bóng rổ học sinh TP. HCM, Giải Bóng đá nhi đồng U11 toàn quốc và Giải Vovinam Việt Võ Đạo Cúp Nestlé MILO… và gần đây nhất là Trại Hè Năng Lượng Nestlé MILO – Trung tâm Rèn Ý chí – nơi chúng tôi đã hợp tác cùng 20 trung tâm thể thao để mang thể thao tiếp cận gần hơn đến 20.000 trẻ em trên khắp cả nước.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn triển khai Ngày hội đi bộ MILO trên các thành phố lớn khắp cả nước như TP. HCM, Hà Nội, Bắc Giang, và gần đây nhất là ở Nghệ An với hơn 7.000 em nhỏ tham gia.

Không chỉ dừng lại ở các hoạt động trực tiếp, Nestlé MILO cũng tạo ra phiên bản Ngày hội đi bộ MILO trực tuyến và phối hợp cùng các huấn luyện viên chuyên nghiệp để xây dựng chuỗi bài tập thể thao trực tuyến như Học viện Thể thao MILO Activ.

Sáng kiến này cho phép các em tham gia các hoạt động rèn luyện ngay tại nhà ngay trong khi trẻ đang xem thứ gì đó trên màn hình.

Chiến dịch chung tay xây dựng Thế hệ Ý chí – “Có Chí Thì Nên” của Nestlé MILO năm nay đã và đang có những hoạt động gì, thưa bà?

Bà Philomena Tan: Trong chiến dịch “Có Chí Thì Nên”, chúng tôi đề cao vai trò của thể thao trong việc giúp trẻ rèn ý chí, chung tay cùng phụ huynh vun đắp nên thế hệ ý chí cho tương lai Việt Nam.

Chúng tôi bắt đầu hành trình này với những câu chuyện vươn đến thành công trong thể thao với ý chí bền bỉ của các vận động viên SEA Games; cho đến chuỗi chiến dịch truyền thông nhằm phủ sóng thông điệp “Có chí thì nên” đến nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ về những hoạt động sắp diễn ra.

Nổi bật trong chuỗi hoạt động phải kể đến Bức Tường Ý Chí lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, thành công thu hút 10.000 gia đình cùng con tham vào Thế Hệ Ý Chí.

Thông qua hoạt động này, Nestlé MILO muốn vinh danh những nỗ lực, cố gắng trong thể thao dù là nhỏ nhất của trẻ, từ đó truyền cảm hứng để các bậc phụ huynh cùng con bắt đầu hành trình rèn ý chí qua thể thao.

Đó là những giá trị to lớn từ nỗ lực chung tay của Nestlé MILO và các bên liên quan có thể mang lại cho cộng đồng, xã hội và mỗi cá nhân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Starbucks bán lại một thương hiệu cafe cho Nestlé

Starbucks vừa bán lại thương hiệu cafe Seattle’s Best Coffee thuộc Seattle’s Best Coffee LLC, một công ty con của Starbucks cho Nestle.

Starbucks bán một thương hiệu cafe cho Nestle
Starbucks bán một thương hiệu cafe cho Nestle

Theo đó, gã khổng lồ ngành F&B, Starbucks, vừa bán lại thương hiệu cafe của mình tại Mỹ cho Nestle, cũng là một đế chế ngành F&B và Retail.

Nestle là Tập đoàn có trụ sở chính tại Vevey, Thụy Sĩ, đã hợp tác với Starbucks có trụ sở tại Seattle, Mỹ từ năm 2018 và chịu trách nhiệm phân phối cà phê mang thương hiệu Starbucks tại hơn 80 thị trường trên toàn cầu.

Ông David Rennie, người đứng đầu bộ phận thương hiệu cà phê của Nestle cho biết việc mua lại Seattle’s Best Coffee sẽ tiếp tục xây dựng thêm danh mục sản phẩm của công ty và mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.

Nestle cũng sở hữu các nhãn hiệu phổ biến khác như Nescafe, Nespresso, Blue Bottle hay thương hiệu sô cô la đình đám Kit Kat.

Starbucks mua lại Seattle’s Best Coffee vào năm 2003 với giá 72 triệu USD, tuy nhiên do những ảnh hưởng từ đại dịch và lạm phát toàn cầu tăng cao, thương hiệu này đang cấu trúc lại các cửa hàng kinh doanh của mình.

Ông Michael Conway, Chủ tịch phát triển Kênh của Starbucks, cho biết:

“Chúng tôi tin tưởng rằng Nestle sẽ tiếp tục phát triển thương hiệu Seattle’s Best Coffee trong khi chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào chiến lược nâng cao trải nghiệm cà phê hảo hạng cho người tiêu dùng thông qua thương hiệu Starbucks.”

Nestle và Starbucks cho biết thoả thuận sẽ hoàn tất vào cuối năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nestle tạm dừng một loạt các hoạt động kinh doanh tại Nga

Dưới nhiều áp lực từ phía các nhà chức trách Ukraine và từ nhiều các thương hiệu phương Tây khác như Pepsi hay McDonald’s, Nestle vừa thông báo sẽ tạm dừng một loạt các hoạt động kinh doanh tại Nga.

Nestle tạm ngưng một loạt các hoạt động kinh doanh tại Nga

Theo Reuters, Nestle sẽ tạm dừng kinh doanh một loạt thương hiệu tại Nga, bao gồm cả thương hiệu sô cô la đình đám KitKat và Nesquik, trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy liên tục chỉ trích và kêu gọi tập đoàn này đóng cửa.

Người phát ngôn của Nestle cho biết việc tạm dừng kinh doanh tại Nga sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tập đoàn, bao gồm cả các sản phẩm dành cho vật nuôi và cà phê, hiện đang chiếm “phần lớn dung lượng và doanh số” của Nestle ở Nga với tổng trị giá khoảng 1,82 tỷ USD vào năm 2021.

Tập đoàn hàng đầu của Thụy Sĩ này đã ngừng nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng không thiết yếu sang Nga, ngừng tất cả các hoạt động quảng cáo và đầu tư vốn vào nước này đồng thời cho biết họ sẽ quyên góp và cứu trợ cho Ukraine.

Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 400 doanh nghiệp và tập đoàn lớn đã rút lui khỏi Nga kể từ khi nước này quyết định xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

Người phát ngôn của Nestle cho biết họ sẽ không thể bảo vệ được slogan “Good Food, Good Life” của mình khi tiếp tục hoạt động tại Nga.

Danh mục kinh doanh của Nestle.

Mặc dù sẽ tạm dừng phần lớn các hoạt động tại Nga tuy nhiên các thương hiệu như Nestle, PepsiCo, Unilever hay Procter & Gamble sẽ tiếp tục cung cấp các mặt hàng cơ bản về dinh dưỡng và vệ sinh tại Nga, chẳng hạn như sữa và tã.

Nestle cho biết họ sẽ tiếp tục trả lương cho khoảng 7.000 nhân viên của mình tại Nga đồng thời cũng sẽ sát cánh cùng người dân Ukraine và 5.800 nhân viên tại đây.

Ông Jaideep Prabhu, Giáo sư Marketing tại Trường Kinh doanh Judge của Đại học Cambridge, cho biết “Nestle đã từng bị phản đối nhiều lần.”

So với các thương hiệu FMCG khác như P&G hay Unilever, gã khổng lồ F&B Nestle dường như bị ảnh hưởng và “được gọi tên” nhiều hơn.

Giá cổ phiếu của Nestle giảm 1,6% sau giờ đóng cửa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nestlé Việt Nam lọt vào nhóm các doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa bình chọn Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021 trong lĩnh vực sản xuất.

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa bình chọn Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021 trong lĩnh vực sản xuất.
Source: Financial Times

Đây là năm thứ ba liên tiếp Nestlé Việt Nam nằm trong nhóm doanh nghiệp (DN) bền vững nhất và là năm đầu tiên được vinh danh DN bền vững nhất tại Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói: “Bên cạnh sự hưởng ứng tích cực của DN thì Bộ chỉ số CSI và chương trình cũng nhận được sự ghi nhận to lớn của Chính phủ về tính hiệu quả và tác động tích cực trong thúc đẩy phát triển bền vững DN.

Phải xác định thực hiện phát triển bền vững, xây dựng văn hóa phát triển bền vững như giải pháp phục hồi và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19″.

Để đạt sự ghi nhận này, Nestlé Việt Nam đã đáp ứng Bộ chỉ số DN bền vững 2021, gồm các chỉ số đo đếm về hiệu quả kinh doanh, quy trình quản trị, bảo vệ môi trường và xã hội.

Dịp này, VBCSD phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc; Mạng lưới DN Việt Nam hỗ trợ Phát triển Quyền Phụ nữ tổ chức đánh giá và tôn vinh Nestlé Việt Nam là DN tiêu biểu có cam kết về bình đẳng giới tại nơi làm việc.

Từ năm 2020, Nestlé Việt Nam hợp tác cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ”.

Với các hoạt động truyền thông dinh dưỡng, xây dựng mô hình hỗ trợ phụ nữ làm chủ kinh tế, sau 1 năm thực hiện, chương trình đã thu hút hơn 4.000 hội viên tại 700 xã trên 10 tỉnh thành, tạo ra tác động và sự thay đổi tích cực cuộc sống ở các khu vực chương trình tiếp cận.

Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam, Đồng chủ tịch VBCSD Binu Jacob nói: “Trong tất cả hoạt động, Nestlé đều hợp tác chặt chẽ với đối tác tại Việt Nam để ‘tạo giá trị chung’: đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội trong khi đảm bảo thành công lâu dài trong kinh doanh. Và, các mục tiêu đó nếu muốn bền vững phải gắn với tầm nhìn vào tương lai.

Hơn thế, chúng tôi tin phát triển bền vững là không đủ mà chúng ta có thể can thiệp để có những tác động tích cực nhằm tái tạo hệ sinh thái, từ đó duy trì khả năng tự phục hồi và tái sinh của tự nhiên, góp phần tích cực trong chống biển đổi khí hậu và bảo tồn nguồn tài nguyên cho tương lai.

Đây chính là cách tiếp cận mới được chúng tôi định hướng và gắn liền trong các chương trình và sáng kiến phát triển bền vững của công ty”.

Từ năm 2020, chiến lược phát triển bền vững của Nestlé được xác định không chỉ dừng ở mục tiêu và hành động bền vững mà phải hướng tới cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào các mục tiêu để “tái tạo”, “tái sinh” cho hệ sinh thái tự nhiên.

Đồng thời, nhằm chung tay ứng phó biến đổi khí hậu, Nestlé đã xây dựng lộ trình cắt giảm phát thải carbon theo từng giai đoạn, tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào 2050 thông qua giảm lượng phát thải carbon trong toàn hoạt động và chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, Nestlé tiên phong xây dựng nông nghiệp tái sinh qua dự án NESCAFÉ Plan.

Từ khi triển khai, NESCAFÉ Plan đã gắn kết chặt chẽ với nông dân Tây Nguyên để nâng cao chất lượng hạt cà phê, cải thiện phương pháp canh tác, tái canh cây cà phê già cỗi, tăng thu nhập cho các nông hộ.

Dự án đã phân phối hơn 53 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới nông dân và cải tạo 53.000ha diện tích cà phê già cỗi tại Tây Nguyên.

Ngoài ra, dự án cũng tổ chức trên 246.000 khóa tập huấn về kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho 300.000 nông dân, giúp 21.000 nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C.

Nestlé Việt Nam khẳng định cam kết tiếp tục đồng hành cùng nông dân thúc đẩy xây dựng nền nông nghiệp tái sinh, để có tác động tích cực nhằm tái tạo lại hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu và bảo tồn tài nguyên cho tương lai.

Hơn nữa, công ty cũng là một trong những DN tiên phong trong hoạt động bảo vệ môi trường. Ngày 8/12/2021, Nestlé Việt Nam đã công bố Cam kết Trung hòa nhựa đến năm 2025. Cụ thể, 100% bao bì Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng đến năm 2025.

Cam kết này song hành với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.

Ngày 9/12/2021 cũng đã diễn ra lễ công bố thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Môi trường và Nestlé Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và thúc đẩy hoạt động về quản lý bao bì bền vững cũng như góp phần thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

Với hoạt động thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đều được thiết kế và xây dựng để đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng thống nhất trong cả tập đoàn. Năm 2018, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu “hông xả thải ra môi trường trong sản xuất” qua hoạt động tái chế, tái sử dụng nước thải, chất thải.

Công ty tiếp tục nỗ lực để đạt mục tiêu “đến 2030, không tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tính bền vững là chìa khoá cho sự tăng trưởng của Nestlé (P2)

Làm thế nào để một trong những thương hiệu thực phẩm lâu đời nhất thế giới có thể liên tục đổi mới và tăng trưởng?

Theo Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketing toàn cầu của Nestlé, thì tất cả đều là tập trung vào tính bền vững (sustainability), dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa bà với nhà sáng tạo nội dung YouTube Andrew Rea.

Andrew Rea: Khi nói đến các cách để duy trì tính bền vững (sustainability, Với tư cách là một doanh nghiệp, bạn định hướng điều đó như thế nào?

Aude Gandon: Có rất nhiều điều chúng tôi làm thực sự giúp ích và chuyển đổi sang nhiều các loại hình bền vững mà người tiêu dùng thực sự không nhìn thấy.

Giờ đây, 73% nguyên liệu của chúng tôi, nguyên liệu mà chúng tôi cung cấp để sản xuất thực phẩm, có nguồn gốc bền vững.

Và chúng tôi cũng đã đầu tư rất nhiều vào sự đổi mới trên sản phẩm có nguồn gốc thực vật, với các thương hiệu như Sweet Earth và Garden Gourmet, bạn biết đấy, nó thực sự giúp mọi người bắt đầu khám phá thế nào là loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Rõ ràng, người tiêu dùng cũng rất vui khi tiếp tục ăn thịt và cá, nhưng họ cũng muốn bắt đầu ăn ít chúng hơn một chút. Bây giờ bạn hoàn toàn có thể có những sản phẩm tuyệt vời từ thực vật mà không yêu cầu bạn phải thay đổi quá nhiều từ thói quen ăn uống của mình.

Andrew Rea: Có một vấn đề liên quan đến việc quản lý hàm lượng dinh dưỡng đối với người tiêu dùng, nếu có một sự thật mà bạn muốn truyền đạt cho họ, thì nó sẽ là gì?

Aude Gandon: Tôi nghĩ, không có thực phẩm xấu, mà chỉ có chế độ ăn uống tồi tệ. Và tôi nghĩ rằng đôi khi, mọi người khó khăn vì họ cứ tin rằng họ cần phải cắt giảm đi rất nhiều thứ để được khỏe mạnh.

Tôi nghĩ tất cả là về sự cân bằng, và về việc hiểu những loại thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp cho bạn những chất dinh dưỡng gì.

Đó thực sự là điều mà tôi rất thích, để có thể đảm bảo rằng thông điệp này ngày càng xuất hiện nhiều hơn.Tại Nestlé, chúng tôi phải đào tạo rất nhiều loại chủ đề khác nhau và phức tạp về dinh dưỡng.

Còn bạn thì sao, khi bạn cũng thường phải giải thích và phân tích mức độ phức tạp của các công thức nấu ăn hay xem xét các thành phần… để đơn giản hóa cho khán giả của bạn.

Bí quyết của bạn là gì để khiến nó trở nên đơn giản và dễ hiểu đối với mọi người xem?

Andrew Rea: Tôi làm nó từng bước một. Chương trình của tôi, bạn biết đấy, những gì bạn thấy trên máy quay chỉ là một phần rất nhỏ trong những gì tôi phải làm. Tuy nhiên tôi cố gắng trình bày mọi thứ một cách gọn gàng, đơn giản và rõ ràng nhất có thể.

Trên thực tế là, mọi thứ là một mớ hỗn độn và nhà bếp là cũng là một mớ hỗn độn. Không có nhà bếp nào sạch sẽ hoàn hảo và tôi cũng cố gắng thể hiện điều đó.

Tôi có một chương trình mới mang tên Botched by Babish, nơi các máy quay chỉ quay cảnh tôi nấu ăn và…, vì vậy tôi cố gắng trình bày mọi thứ sạch sẽ và đơn giản nhất có thể.

Aude Gandon: Làm cách nào Nestlé có thể tận dụng YouTube tốt hơn để kể các câu chuyện của chúng tôi về cách chúng tôi đang thực hiện các hành động vì sức khỏe, dinh dưỡng và tính bền vững?

Andrew Rea: Một sai lầm mà tôi nghĩ rằng rất nhiều thương hiệu mắc phải đó là họ tạo ra một video để nói về các sáng kiến bền vững của họ, nó nhận được hàng nghìn lượt xem, rồi sau đó, kết thúc câu chuyện.

Tôi nghĩ rằng một công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng là các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Chúng tôi thích làm việc với các nhà tài trợ của thương hiệu không chỉ bởi vì, bạn biết đấy, đó là cơ hội để tạo ra các quảng cáo tùy chỉnh mạnh mẽ.

Mà nó còn là bởi vì nó tạo cơ hội cho các bạn chia sẻ thông điệp của mình nhiều hơn là chỉ quảng bá sản phẩm mới, bạn nên chia sẻ ý tưởng và sáng kiến của bạn bằng cách sử dụng những nhà sáng tạo trên YouTube với lượng khán giả yêu thích sẵn có.

Khán giả sẽ tin tưởng các nhà sáng tạo hơn và sau đó bạn có thể sử dụng quảng cáo đó để điều hướng đến các video của bạn, nơi sẽ giải thích thêm về những sáng kiến đó của thương hiệu. Tôi nghĩ rằng làm việc với những nhà sáng tạo trên YouTube sẽ là một công cụ rất hữu hiệu cho các bạn.

Aude Gandon: Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Tôi nghĩ đó là điều mà chúng tôi cần phải làm nhiều hơn nữa, đồng thời lắng nghe bạn và thảo luận với bạn về sức mạnh của những nhà sáng tạo trên YouTube, tôi nghĩ đó là điều mà chúng tôi chưa khai thác và chúng tôi cần phải làm nhiều hơn.

Andrew Rea: Sự khác biệt giữa một nhà sáng tạo trên YouTube với các doanh nghiệp hay nhân vật công chúng truyền thống đó là… Nếu một diễn viên truyền hình truyền thống bước xuống phố, sẽ không ai hoặc rất ít người tiếp cận ngay đến họ.

Nhưng nếu tôi đi bộ xuống phố, mọi người sẽ đến bắt tay tôi và nói, “Này, tôi yêu thích buổi biểu diễn của bạn lắm đó”. Họ làm điều này là bởi vì họ cảm thấy có mối liên hệ cá nhân hơn với tôi, bởi vì tất cả mọi thứ trên kênh của tôi đều chỉ có tôi.

Vì vậy, tôi nghĩ, người dùng YouTube và những nhà sáng tạo nhỏ hơn sẽ là một công cụ rất mạnh mẽ cho các cách tiếp cận quảng cáo của Nestlé.

Aude Gandon: Cảm ơn bạn rất nhiều. Tôi hoàn toàn đồng ý và tôi nghĩ điều đó cũng phù hợp với Nestlé, với thương hiệu của chúng tôi.

Tôi thường nghĩ rằng, mọi người đã trưởng thành với thương hiệu của chúng tôi, vì vậy cũng có một mối quan hệ nào thân thiết ở đó, và bạn cũng tương tự, với tư cách là một nhà sáng tạo trên YouTube, bạn có các mối quan hệ này, bởi vì bạn là chính mình và đó là lý do tại sao mọi người theo dõi bạn và đăng ký kênh của bạn.

Andrew Rea: Vì vậy, đó là một cuộc trò chuyện rất thú vị. Tôi đã học được rất nhiều điều về Nestlé. Điều quan trọng nhất mà tôi nghĩ rằng tôi học được là họ quan tâm đến thức ăn.

Tôi biết rằng họ quan tâm đến thực phẩm không chỉ bởi vì họ làm ra thực phẩm và bán thực phẩm, mà vì họ thực sự quan tâm đến thực phẩm và dinh dưỡng cũng như tác dụng của thực phẩm đối với con người và cộng đồng.

Tôi nghĩ rằng đó là một thông điệp rất mạnh mẽ và tôi hy vọng rằng họ có thể tiếp tục chia sẻ nó đến một lượng lớn hơn người dùng và khán giả.

Aude Gandon: Hãy kể câu chuyện của bạn theo những cách đơn giản. Tôi nghĩ rằng sự đơn giản được thể hiện rất rõ ràng trong những gì Andrew đã nói với tôi, sự hiểu biết về cộng đồng của bạn ấy.

Và chắc chắn là sức mạnh của các nhà sáng tạo trên YouTube sẽ là điều mà chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá và phát triển cho thương hiệu cũng như doanh nghiệp của chúng tôi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tính bền vững là chìa khoá cho sự tăng trưởng của Nestlé (P1)

Làm thế nào để một trong những thương hiệu thực phẩm lâu đời nhất thế giới có thể liên tục đổi mới và tăng trưởng?

Theo Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketing toàn cầu của Nestlé, thì tất cả đều là tập trung vào tính bền vững (sustainability), dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa bà với nhà sáng tạo nội dung YouTube Andrew Rea.

Aude Gandon: Xin chào, tôi là Aude, Giám đốc Marketing toàn cầu của Nestlé và tôi rất vui khi có mặt ở đây hôm nay cùng với Andrew Rea, nhà sáng tạo trên YouTube từ kênh Binging with Babish.

Andrew Rea: Xin chào các bạn, tên tôi là Andrew Rea, tôi là nhà sáng tạo trên YouTube và hôm nay tôi rất vui được nói chuyện với Aude Gandon.

Aude Gandon: Tôi thực sự rất vui mừng khi được trao đổi với Andrew để chúng ta thực sự có thể học hỏi lẫn nhau, bạn biết đấy, công thức đó là gì để bạn có thể xây dựng được các mối liên kết đặc biệt với khán giả của mình, để từ đó tôi có thể áp dụng chúng cho Nestlé và các thương hiệu của chúng tôi.

Aude Gandon: Vậy Andrew, làm thế nào để bạn được giới thiệu tới Nestlé, và sản phẩm yêu thích của bạn là gì?

Andrew Rea: Nestlé có thể là ký ức về đồ ăn sớm nhất của tôi.

Andrew Rea: Công thức đầu tiên mà mẹ tôi đã dạy tôi là bánh quy sô cô la. Đó là một trong những kỷ niệm ẩm thực sớm nhất và yêu thích nhất của tôi, vì vậy Nestlé giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi.

Aude, với tư cách là CMO của Nestlé, tôi tò mò không biết thách thức kinh doanh lớn nhất của bạn là gì? Và tôi biết đó là một câu hỏi lớn và điên rồ, nhưng điều đầu tiên tôi nên nghĩ đến là gì?

Aude Gandon: Thực sự thì…đó là việc đảm bảo rằng chúng tôi thực sự luôn có các sản phẩm phù hợp và chúng được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng địa phương và đó không chỉ là nhu cầu về mặt thị hiếu, mà còn là nhu cầu về những thứ khác chẳng hạn như về vi chất dinh dưỡng.

Điều mà hầu hết mọi người không biết là chúng tôi điều chỉnh công thức của mình sao cho phù hợp với các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào tình hình dinh dưỡng của mỗi quốc gia.

Andrew Rea: Khi các sản phẩm của Nestlé được hàng triệu người tiêu dùng mỗi ngày, bạn thấy đâu là vị trí của Nestlé trong cộng đồng?

Aude Gandon: Ví dụ, chúng tôi làm việc với 650.000 nông dân, vì vậy chúng tôi cũng có mối quan hệ rất đặc biệt với những người thực sự làm ra các nguyên liệu và thành phần để làm ra thực phẩm.

Khi chúng tôi xem xét việc phục vụ cộng đồng, điều chúng tôi thực sự tập trung vào lúc này là những gì sắp xảy ra và tương lai của nó là gì.

Bạn biết đấy, vào năm 2050 sẽ có chín tỷ người trên hành tinh và vì vậy chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi thực sự quản lý hệ thống thực phẩm của mình đúng cách để chín tỷ người này có thể có đủ thức ăn và thức ăn phải bổ dưỡng.

Riêng bạn thì đang phục vụ cộng đồng của mình theo một cách rất khác. Bạn có thể cho tôi biết về cách bạn bắt đầu được không?

Andrew Rea: Sức khỏe tinh thần là một vấn đề mà tôi luôn cố gắng để thúc đẩy qua kênh của mình và tôi nghĩ đó là cách mà chúng ta có thể tìm ra câu trả lời thông qua chế độ dinh dưỡng và các phương pháp lành mạnh và tích cực.

Phương pháp tích cực của tôi là tìm ra một lối thoát sáng tạo mới, làm một buổi trình diễn mới, lắp đặt máy quay trong nhà bếp và chuẩn bị mọi thứ.

Và tôi đã đủ may mắn để có được rất nhiều khán giả quan tâm, cuối cùng, tôi đã có thể bỏ công việc hàng ngày của mình, và bây giờ tôi đang nói chuyện với CMO của Nestlé… (cười).

Aude Gandon: Vậy Andrew, với phạm vi tiếp cận toàn cầu của mình, bạn muốn có những tác động tích cực nào đối với cộng đồng của mình và bạn biết đấy, bạn muốn truyền đạt những mục tiêu và thông điệp này cho họ như thế nào?

Andrew Rea: Mục tiêu cao nhất của tôi với kênh của mình là muốn cho mọi người thấy rằng sai làm là điều gì đó bình thường.

Tôi biết rằng đó là một mục tiêu thực sự cao cả nhưng đó là điều cốt lõi của những gì tôi đang làm, tôi muốn mọi người xem sai lầm là cơ hội để học hỏi, chứ không phải là điều gì đó đáng xấu hổ hay điều gì đó cần phải giấu đi.

Tôi muốn cố gắng khuyến khích những người chưa từng nấu ăn thử nấu ăn cho chính mình.

Hàng ngàn người đã gắn thẻ (tag) tôi trên Instagram và nói rằng, “Tôi mới thử nấu lần đầu tiên, món này ngon quá, tôi sẽ thử làm X, tiếp theo tôi sẽ thử làm Y…”

Và đó là một trong những khía cạnh thú vị nhất của công việc của tôi, nó có thể đưa mọi người vào bếp và nấu những thứ mình thích, đó là một trong những điều khiến tôi tiếp tục làm việc trong 5 năm qua.

Trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, tôi đã nghe rất nhiều về ‘green washing’. Bạn có thể giải thích nó là gì và Nestlé đang tránh nó như thế nào không?

Aude Gandon: Vâng, ‘green washing’ là một vấn đề lớn đối với công việc kinh doanh của chúng tôi. Nó đang trở thành một công cụ marketing.

Có rất nhiều việc đang xảy ra, và chúng tôi chỉ vui vẻ và bắt đầu nói về điều này khi chúng tôi biết rằng chúng tôi đã hoàn thành công việc của mình, rằng chúng tôi có tất cả, tất cả các câu chuyện, tất cả các con số, v.v.

Chúng tôi luôn cố gắng sử dụng mặt sau của bao bì để cố gắng cung cấp thêm một chút thông tin để giáo dục mọi người hãy trở nên thân thiện với môi trường, vì vậy người tiêu dùng có thể bắt đầu hiểu ra mọi thứ, chính xác thì nó có nghĩa giống như một tuyên bố marketing hay là một cái gì đó, rất thực.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nestlé: Tiếp cận chiến lược dữ liệu trong Digital Marketing

Bằng cách sử dụng Supermetrics để báo cáo dữ liệu digital marketing, Nestle đã cải thiện việc ra chiến lược và tiết kiệm 80% thời gian dành cho việc báo cáo.

nestle chiến lược digital marketing
Nestlé: Tiếp cận chiến lược dữ liệu trong Digital Marketing

Thời điểm trước khi ra quyết định chiến lược Digital Marketing mới của Nestle.

  • Trước khi sử dụng Supermetrics, các nhà quản lý thương hiệu (brand manager) của Nestlé chủ yếu dựa vào Agency để xem và phân tích dữ liệu.
  • Họ muốn tạo báo cáo Google Data Studio để trích xuất tất cả dữ liệu họ cần và tự động hóa việc báo cáo digital marketing của họ.
  • Supermetrics đã cho phép nhóm dữ liệu & phân tích toàn cầu của Nestlé ‘act local and think global’: Sau khi tất cả dữ liệu ở thời gian thực (real-time) cần thiết được đưa vào trang tổng quan, nhóm có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
  • Tập trung vào phân tích dữ liệu thay vì làm thủ công cho phép Nestlé tiếp cận dữ liệu nhanh hơn và đưa ra các quyết định kinh doanh có liên quan nhanh hơn.

Khi nhắc đến Nestlé, có lẽ mọi người đều biết đến thương hiệu toàn cầu hay công ty FMCG lớn nhất trên thế giới với nhiều danh mục sản phẩm này.

Từ bánh kẹo và đồ uống đến thức ăn trẻ em và chăm sóc thú cưng, Nestlé có các thương hiệu nổi tiếng như Maggi, Gerber, KitKat, Nescafe, Purina và nhiều thương hiệu khác.

Lyndsay Weir, Global Data and Analytics Manager, Nestlé

Bà Lyndsay Weir, Giám đốc Phân tích và Dữ liệu Toàn cầu của Nestlé, trước khi đảm nhận vị trí này ở Thụy Sĩ, Bà từng là Trưởng bộ phận Phân tích dữ liệu cho thị trường Vương quốc Anh của Nestlé.

Nền tảng chính của Bà Lyndsay là sự kết hợp của dữ liệu, tiếp thị thương hiệu (brand marketing), B2B và Marketing.

Thách thức về báo cáo dữ liệu của Nestlé.

Một phần lớn công việc của Lyndsay là giải quyết cách tổ chức thu thập dữ liệu và cách dữ liệu này được sử dụng để cá nhân hóa nội dung và làm cho nội dung đó phù hợp hơn với người tiêu dùng của Nestlé.

Và một phạm vi quan trọng là phân tích dữ liệu. Điều này bao gồm phân tích dữ liệu để có được thông tin có ý nghĩa có thể giúp đưa ra các quyết định và định hướng các hành động trong tương lai.

Nó bao gồm việc trả lời các câu hỏi như: “Dữ liệu đó thực sự đang làm gì?”, “Người tiêu dùng của chúng ta đang nói gì?”, “Hoạt động tiếp thị của chúng ta đang như thế nào?”

Để thành công trong cả ba bước đó, dữ liệu phải được thu thập và tích hợp vào một nơi duy nhất ở định dạng có thể sử dụng được.

Supermetrics hoàn toàn phù hợp với yêu cầu này: nó thu thập dữ liệu phong phú từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (có thể là nền tảng quảng cáo như Facebook Ads hoặc Google Ads) và chuyển dữ liệu này một cách liền mạch đến bất kỳ nơi nào mà các nhà tiếp thị muốn sử dụng ở một định dạng rất thân thiện với người sử dụng.

Lyndsay phát hiện ra Supermetrics khi bà vẫn đang làm việc tại Vương quốc Anh.

Thách thức lớn nhất vào thời điểm đó là các nhà quản lý thương hiệu của Nestlé thường nhận được những báo cáo không chính xác về hiệu quả hoạt động của các chiến dịch thương hiệu của họ.

Họ chủ yếu dựa vào các Agency để cung cấp cho họ những dữ liệu chính, điều này là chưa đủ tốt và hiệu quả.

Đây là thời điểm Lyndsay và nhóm của mình bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đó.

Bước một trong dự án của nhóm là làm cho dữ liệu được tự động hóa trong thời gian thực.

Ngoài ra, trọng tâm công việc của nhóm là phải trích xuất và kết hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau sang một nền tảng hợp nhất, dễ xem và dễ hiểu.

Nhóm đã quyết định tạo báo cáo thông qua Google Data Studio. Họ có thể lấy dữ liệu từ các nền tảng của Google, nhưng dữ liệu của các bên thứ ba khác thì vẫn bị thiếu.

Bà và nhóm của mình bắt đầu tìm kiếm các công cụ hoàn hảo khác có thể phá bỏ các rào cản mà họ đang gặp phải.

Giải pháp: Sử dụng Supermetrics thay cho Google Data Studio.

Lyndsay nói rằng: “Nhóm của tôi tại Nestlé cần đảm bảo rằng nhà cung cấp giải pháp phải nhận thức được tất cả các sự phức tạp và có thể cung cấp chính xác những gì mà chúng tôi đang tìm kiếm.

Supermetrics hóa ra là một giải pháp hoàn hảo cho nhiệm vụ này.

Supermetrics không chỉ có thể phản ứng nhanh chóng và tìm ra giải pháp phù hợp cho chúng tôi mà còn liên tục hỗ trợ nhóm của chúng tôi trong suốt dự án. Tôi nghĩ chúng tôi đã chọn đúng đối tác ”.

Supermetrics cho phép nhóm của Lyndsay ‘act local and think global’: Sau khi tất cả những dữ liệu ở thời gian thực đã được đưa vào trang tổng quan, nhóm có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định cho các chiến dịch của họ.

Vương quốc Anh là thị trường thí điểm cho dự án tự động hóa dữ liệu này.

Lúc đầu, nhóm bắt đầu với các trình kết nối của Supermetrics và xây dựng trang dữ liệu tổng quan cho từng thương hiệu của họ tại thị trường Vương quốc Anh.

Đo lường kết quả: Supermetrics cho phép nhóm của Nestle tiết kiệm 80% thời gian cho việc thiết lập báo cáo và chiến lược digital marketing.

Các tích hợp của Supermetrics cho phép Nestlé trực tiếp tìm nạp những dữ liệu cần thiết từ các bên thứ ba vào Google Data Studio một cách trực tiếp.

Nhóm có thể chỉ định các chỉ số chính xác mà họ muốn xem trong trang tổng quan của mình và có được cái nhìn tổng quan đầy đủ nhất về hiệu suất Marketing của họ chứ không chỉ là dữ liệu từ các nguồn của Google.

Sau khi trang tổng quan được xây dựng, nhóm có thể tập trung vào việc phân tích dữ liệu thay vì thực hiện nhiều công việc thủ công khác.

Điều này cho phép Nestlé tiếp cận việc kích hoạt dữ liệu nhanh hơn và đưa ra các quyết định kinh doanh có liên quan kịp thời hơn.

Lyndsay chia sẻ rằng bà chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng Supermetrics khi công ty thực hiện nhiều dự án marketing hơn trong tương lai.

“Các nhóm của chúng tôi trên toàn cầu đang tiến tới việc phân tích dữ liệu ở thời gian thực (real-time) và hữu hình hơn về hiệu suất của các chiến dịch truyền thông.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách thúc đẩy sự đa dạng hoá doanh nghiệp của bạn từ các thương hiệu lớn (P2)

Tất cả chúng ta đều biết: sự đa dạng trong các tổ chức dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, ý tưởng mạnh mẽ hơn, mức độ tương tác của khách hàng lớn hơn và hiệu quả tài chính cao hơn.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty nằm trong top đầu về tính đa dạng giới tính hoặc chủng tộc hay sắc tộc đều có nhiều khả năng có lợi nhuận tài chính cao hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia của họ.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các công ty có sự bình đẳng cao hơn ở nơi làm việc của họ có tư duy kinh doanh sáng tạo và phát triển hơn đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo xem xét các bước để thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức của họ, điều quan trọng là họ phải biết rằng có vô số công ty khác đang vật lộn với những quyết định tương tự.

Tại Google và các công ty toàn cầu lớn khác như Amazon, Ford, Omnicom, Nestlé, Accenture và GSK cũng không là ngoại lệ.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu từ các thương hiệu toàn cầu được chia sẻ bởi Google có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng đó mà bạn có thể tham khảo:

Tip #3: Hãy trao quyền cho đội nhóm của bạn bằng cách hỗ trợ.

Nhân viên của bạn sẽ không cảm thấy được trao quyền để thúc đẩy bản thân trừ khi họ cảm thấy mình đang được hỗ trợ trong tổ chức.

Một đồng minh duy nhất là tốt. Nhưng một mạng lưới hỗ trợ lớn hơn sẽ tốt hơn.

Người quản lý có thể không cung cấp phản hồi và hỗ trợ thường xuyên cho tất cả các nhân viên, nhưng họ có thể khuyến khích các thành viên trong đội nhóm cùng hỗ trợ, đưa ra những lời cố vấn hoặc thành lập các nhóm nhỏ để hỗ trợ đồng nghiệp.

Bà Meredith Herman, nhà lãnh đạo tiếp thị toàn cầu tại GSK Consumer Healthcare cho biết:

“Một số lời khuyên mà tôi đã đưa ra cho mọi người là hãy nhờ ai đó mà bạn tin tưởng, người thường xuyên có mặt trong các cuộc họp của bạn và họ cũng lắng nghe bạn.”

Bà cho biết thêm:

“Phản hồi theo thời gian thực rất quan trọng, các đồng nghiệp trong tổ chức, ngoài các nhà quản lý, là một lựa chọn tuyệt vời để nhờ sự hỗ trợ thường xuyên mang tính xây dựng.”

Giám đốc Tiếp thị (CMO) Toàn cầu của Nestlé, Bà Aude Gandon cũng có lời khuyên tương tự.

“Nói chuyện với những người xung quanh bạn. Đôi khi nếu bạn tự nghi ngờ chính bản thân, điều này sẽ giúp bạn tiếp tục trấn an bản thân mình nhiều hơn”.

Tip #4: Thường xuyên lắng nghe.

Các giám đốc điều hành của Ford đã đối phó với đại dịch vào năm 2020 bằng cách tổ chức các buổi lắng nghe nội bộ. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng nó đã tạo ra sự khác biệt lớn.

Bà Rekha Wunnava, Giám đốc toàn cầu về thiết kế ô tô và công nghệ của Ford cho biết:

“Tất cả các lãnh đạo cấp cao đã tiến hành các buổi lắng nghe. Thật đáng kinh ngạc khi bạn có thể thu thập được một số lượng thông tin chi tiết, và mọi người thực sự cảm thấy rằng họ đang được quan tâm và lắng nghe theo những cách mà họ chưa từng có trước đây”.

Sáng kiến này đã phát triển thành quy trình hai tuần một lần giữa quản lý và nhân viên để chia sẻ thông tin và kết nối về các vấn đề quan tâm chung.

Tip #5: Hãy trao thưởng.

Một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng và động lực cho đội nhóm của bạn?

Ông Peter Horgan, Giám đốc điều hành của Omnicom Media Group AUNZ cho biết:

“Hãy tôn vinh những tấm gương tuyệt vời mà bạn có được trong lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là phụ nữ, những người đã phát triển trong hàng ngũ để lãnh đạo các nhân tố lớn của doanh nghiệp. Hãy khuyến khích họ tham gia các cuộc thi mang tính cạnh tranh trong kinh doanh.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách thúc đẩy sự đa dạng hoá doanh nghiệp của bạn từ các thương hiệu lớn (P1)

Tất cả chúng ta đều biết: sự đa dạng trong các tổ chức dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, ý tưởng mạnh mẽ hơn, mức độ tương tác của khách hàng lớn hơn và hiệu quả tài chính cao hơn.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty nằm trong top đầu về tính đa dạng giới tính hoặc chủng tộc hay sắc tộc đều có nhiều khả năng có lợi nhuận tài chính cao hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia của họ.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các công ty có sự bình đẳng cao hơn ở nơi làm việc của họ có tư duy kinh doanh sáng tạo và phát triển hơn đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo xem xét các bước để thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức của họ, điều quan trọng là họ phải biết rằng có vô số công ty khác đang vật lộn với những quyết định tương tự.

Tại Google và các công ty toàn cầu lớn khác như Amazon, Ford, Omnicom, Nestlé, Accenture và GSK cũng không là ngoại lệ.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu từ các thương hiệu toàn cầu được chia sẻ bởi Google có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng đó mà bạn có thể tham khảo:

Tip #1: Hãy khen ngợi.

Để đạt được những sự thay đổi thực sự, chúng ta phải khuyến khích các cá nhân tự thúc đẩy bản thân và nói chuyện cởi mở về những thành tựu của họ.

Bà Koro Castellano, CEO của Prime Video chia sẻ: “Nếu chúng ta không tự lên tiếng, những thành tích của chúng ta sẽ hầu như không được chú ý.”

“Chúng ta với tư cách là những nhà lãnh đạo thì cần phải đi đầu làm gương. Nếu chúng ta có thể nói một cách cởi mở về những thành tích của mình ở nơi làm việc, các nhóm của chúng ta sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng và được trao quyền để làm chính xác những điều tương tự.”

Các chuẩn mực về văn hóa hay sự khiêm tốn về giới thường ngăn cản mọi người thừa nhận và thể hiện những thành tựu của chính họ. Và chính điều này đã kìm hãm các cá nhân và công ty ở khắp mọi nơi.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phải khuyến khích các thành viên trong đội nhóm của họ lên tiếng.

Bà Rekha Menon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành cấp cao của Accenture tại Ấn Độ cho biết bà muốn “chú ý” đến các cá nhân trong tổ chức, những người đang do dự và họ biết rằng họ có thể tự tin và nói về kỹ năng của mình.

Một mẹo thiết thực nhất cho các nhà quản lý là: Khuyến khích các thành viên trong đội nhóm thảo luận về các thành tích của họ với một đồng nghiệp mà họ tin tưởng.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ‘nhóm ít được đại diện’ trong tổ chức của bạn. Chỉ một hành động đơn giản này thôi cũng có thể thúc đẩy sự tự tin đáng kể của các cá nhân từ đó giúp hiệu suất làm việc của họ cũng sẽ tăng lên.

Tip #2: Không phải là khoe khoang nếu nó dựa trên sự thật.

Bà Castellano đến từ Amazon cho biết bà đã có một khoảnh khắc tuyệt vời khi nghe lời khuyên: “Không phải là khoe khoang nếu nó dựa trên sự thật”.

Cái nhìn sâu sắc này từ phong trào #IamRemarkable có thể dẫn đến sự thay đổi tư duy ở cấp độ cá nhân lẫn tổ chức.

Bà Castellano nói:

“Điều đó đã ảnh hưởng đến tôi. Chúng ta quen dựa vào dữ liệu và sự thật khi chúng ta bảo vệ các dự án và sáng kiến của mình.

Nhưng, thật kỳ lạ, chúng ta đã không làm như vậy khi nói về bản thân hoặc về thành tích của chính mình. Chúng ta có xu hướng ‘phớt lờ’ đi điều đó. Chúng ta đã mắt kẹt với những quy tắc khiêm tốn đầy sai lầm này.”

Các nhà lãnh đạo nên khuyến khích đội nhóm của họ nói về thành tích của họ dựa trên sự thật và điều này nên được thực hiện thường xuyên.

Bà Castellano nói thêm: “Tự quảng cáo bản thân nên trở thành một thói quen thay vì đó chỉ là một hành động nhất thời.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Case Study Nestle: Chinh phục thị trường Nhật Bản bằng ‘chiêu có 1-0-2’

Cách Nestle thu phục thị trường Nhật Bản: Bán kẹo vị cà phê cho trẻ em để “in dấu”, nhiều năm sau quay lại bán cà phê cho những “trẻ em đã lớn”.

Chúng ta thường in dấu cho cha mẹ từ khi sinh ra và học hỏi các hành vi từ họ. Tương tự, đối với việc phát triển mối quan hệ với thương hiệu và sản phẩm, thời thơ ấu cũng là giai đoạn quan trọng nhất.

Nestle đã vận dụng hiệu quả nguyên lý này để chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản, vốn đã quen với văn hóa uống trà.

Bối cảnh

Vào năm 1975, nhà phân tâm học nổi tiếng người Pháp, Clotaire Rapaille có bài phát biểu tại một trường đại học địa phương ở Paris. Khi mọi người đã dần rời khỏi khán phòng thì bỗng có một nhân viên của Nestle đến tiếp cận ông. Người này đưa ra cho Clotaire Rapaille một bài toán mà vị chuyên gia chưa từng gặp trước đó.

Giống như các công ty phương Tây khác, Nestle không muốn bỏ qua thị trường đầy tiềm năng, đang phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản thời đó. Nestle nỗ lực giới thiệu và cố gắng phổ biến cà phê đến xứ hoa anh đào.

Dù sản phẩm tuyệt vời, giá cả phải chăng, thử nghiệm với khách hàng mục tiêu rất thuận lợi nhưng doanh số cứ liên tục lao dốc. Đội ngũ Nestle ngày càng tuyệt vọng và rơi vào bế tắc.

Clotaire Rapaille là một nhà nghiên cứu hàng đầu về mối liên kết giữa cảm xúc mà con người hình thành với những đối tượng trong nền văn hóa. Nestle đề xuất một khoản phí hậu hĩnh, nhà nghiên cứu nhận lời và bắt tay vào nghiên cứu.

Thí nghiệm

Clotaire bay sang Nhật Bản, tập hợp một nhóm lớn người tham gia các thí nghiệm có phần lập dị.

Một lần, ông yêu cầu tất cả mọi người nằm xuống đất, bật nhạc êm dịu và yêu cầu họ kể lại những ký ức thời thơ ấu của mình. Sau đó, ông yêu cầu người tham gia mô tả trải nghiệm với các sản phẩm khác nhau và cảm xúc liên quan đến chúng.

Đến khi Clotaire hỏi về cà phê thì ông chẳng nhận được phản hồi nào đáng kể. Hầu hết người tham gia đều không có ký ức với cà phê, họ gần như chẳng bao giờ uống và không có bất kỳ mối liên kết cảm xúc nào với sản phẩm này.

Lý do khá dễ hiểu bởi người Nhật có thói quen uống trà, thay vì cà phê. Văn hóa uống trà đã in sâu trong tâm trí họ, tồn tại và được duy trì hàng ngàn năm. Trong khi đó, cà phê lại chỉ có dấu ấn mờ nhạt trong phạm vi văn hóa rất nhỏ, thậm chí không tồn tại. Clotaire biết rằng mình đã tìm ra “điểm nghẽn” của vấn đề.

Trẻ em là tương lai

Vào những năm 1930, Konrad Lorenz đã nghiên cứu về hiện tượng in dấu, việc học nhanh và theo bản năng xảy ra ở những giai đoạn quan trọng khác nhau trong cuộc sống. Ông lấy một mẻ trứng ngỗng, một nửa được ấp bởi ngỗng mẹ (nhóm 1), nửa còn lại nở trong lồng ấp nơi Lorenz là vật thể di chuyển đầu tiên mà những chú ngỗng con có thể nhìn thấy (nhóm 2).

Kết quả là, nhóm 1 luôn đi theo ngỗng mẹ, trong khi nhóm 2 luôn đi theo sau Lorenz. Ngay khi cả đàn được trộn lẫn vào nhau, người ta lại thấy chúng chia thành 2 nhóm riêng biệt như trên.

Kết luận rút ra rằng, chúng ta thường in dấu cho cha mẹ từ khi sinh ra và học hỏi các hành vi từ họ. Tương tự, đối với việc phát triển mối quan hệ với thương hiệu và sản phẩm, thời thơ ấu cũng là giai đoạn quan trọng nhất.

Thực thi

Nestle đã tìm ra lời giải cho bài toán của mình. Thay vì “đốt tiền” cho quảng cáo, họ quyết định thực hiện một chiến dịch dài hơi hơn.

Vốn có lợi thế về sản xuất kẹo, công ty này tập trung sản xuất các loại kẹo có hương vị cà phê và bán cho trẻ em. Theo chỉ dẫn của Clotaire, trước hết Nestle cần lấy được lòng của trẻ em, khiến trẻ em yêu thích hương vị Nestle ngay từ khi còn nhỏ.

Nói cách khác, đây là cách liên kết cà phê với những cảm xúc tích cực của người tiêu dùng. Chiến lược này đã cực kỳ thành công, hương vị cà phê đã trở nên phổ biến với giới trẻ Nhật Bản.

Sự phổ biến của những viên kẹo cà phê còn tạo nên hiệu ứng lan truyền, khiến không chỉ trẻ em mà cha mẹ của chúng cũng tò mò, cuối cùng phải thử hương vị này.

Nhiều năm sau, Nestle tái xuất xứ hoa anh đào bằng sản phẩm cà phê mới. Lần này, kết quả đã rất khác.

Những trẻ em yêu thích kẹo cà phê ngày xưa nay đã lớn, đang ở độ tuổi lao động, họ làm việc nhiều giờ và cần tiêu dùng những thức uống có caffein. Sản phẩm cà phê baristas của công ty dễ dàng trở thành lựa chọn của các gia đình và công sở.

Ngày nay, ông lớn thực phẩm – đồ uống của Thụy Sĩ nhập khẩu khoảng 500 triệu tấn cà phê mỗi năm. Ngay tại Việt Nam – đất nước có văn hóa cà phê đã in sâu trong tiềm thức nhiều thế hệ, lại có những tên tuổi lớn trong nước như Trung Nguyên, Vinacafe nhưng Nestle vẫn chiếm được ưu thế và giành thị phần lớn.

Bài học kinh doanh

Các thương hiệu có thể rút ra và vận dụng một số bài học, nhìn từ trường hợp của Nestle:

– Hiểu biết văn hóa của thị trường trước khi xây dựng chiến lược thương hiệu.

– Nếu nguồn lực đủ lớn như Nestle, bạn có thể dùng thủ thuật để thay đổi thói quen tiêu dùng của cả một quốc gia. Nếu không, bạn có thể chuyển sang sản xuất trà (tức một sản phẩm mà thị trường đã thích) hoặc chỉ cần chọn một thị trường khác.

– Đừng sợ những cuộc chơi dài hơi. Khoản đầu tư hôm nay có thể giúp bạn thu “quả ngọt” trong tương lai.

(Sửa lại tiêu đề bởi Marketing Trips).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: Tri Thức Trẻ

7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing “lật kèo” cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô

Những chiến lược Marketing đầy sáng tạo đã giúp các thương hiệu không chỉ tạo ra tiếng vang tầm cỡ quốc tế mà còn mang lại một khoản doanh thu khổng lồ.

7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing "lật kèo" cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô
7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing “lật kèo” cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô

Trong kinh doanh, marketing là một yếu tố quan trọng để đưa sản phẩm của công ty đến với công chúng. Thậm chí là rất quan trọng, bởi đôi khi một chiến lược marketing tốt có thể lật ngược cả ván cờ, giúp công ty từ thế thua thành thắng, mà còn là thắng đậm.

1. Jeep cùng pha đổi thiết kế ngoạn mục.

Jeep – thương hiệu ô tô huyền thoại của Mỹ từng có thời điểm buôn bán rất khó khăn dù vừa tung ra một mẫu xe mới. Sự sụt giảm doanh thu của họ là khá bất thường, chẳng ai hiểu tại sao, cho đến khi lãnh đạo thương hiệu quyết định mời Clotaire Rapaille – một chuyên gia marketing gạo cội về tư vấn.

Chẳng phải chờ lâu, Rapaille đưa ra một gợi ý táo bạo: loại bỏ thiết kế đèn hình vuông phía trước, thay bằng hình tròn như những gì hãng từng làm thuở ban đầu.

Trong một bài phỏng vấn, Clotaire giải thích rằng bản thân Jeep là một thương hiện gắn với sự tự do của miền Tây – tượng trưng cho tốc độ, giống như một chú ngựa dành cho cao bồi Mỹ. Nói cách khác, người Mỹ nhìn nhận xe Jeep giống như một chú ngựa, một sinh vật sống, và chiếc đèn vuông sẽ khiến biểu tượng này tan vỡ.

Kết quả là sau thay đổi, công ty ghi nhận doanh số bán xe tăng trở lại, chứng minh nhận định của Rapaille là đúng.

2. Nestlé và sự thay đổi văn hóa thưởng thức cafe.

Nestlé – thương hiệu thực phẩm từ Thụy Sĩ có độ phủ sóng rất rộng, nhưng khi tới Nhật Bản, họ vấp phải không ít khó khăn.

Rõ ràng, văn hóa người Nhật chuộng Trà hơn cafe, nên Nestlé trước khi tiến vào đây đã phải nghiên cứu thị trường rất kỹ. Tuy nhiên, dù kết quả nghiên cứu cho thấy người Nhật thích cafe của họ, thì thực tế là cafe Nestlé bán được rất ít tại xứ sở Mặt trời mọc.

Các chuyên gia marketing của Nestlé sau đó nhận ra lý do: dù người Nhật có thích cafe của họ, nhưng bản thân cafe vẫn là một thứ gì đó không thân thuộc. Khi họ vào thị trường này, cafe không phải thứ gắn liền với ký ức của người Nhật, khi cả tuổi thơ họ đã gắn liền với trà.

Để giải quyết vấn đề này, công ty quyết định tung ra cafe có vị… kẹo. Trẻ em thích chúng, và dần dần cafe trở gắn liền với tuổi thơ của cả một thế hệ sau đó. Nhờ vậy, văn hóa uống cafe của người Nhật đã thay đổi, đến mức theo thống kê được công bố năm 2020, mỗi người dân Nhật tiêu thụ trung bình 2kg cafe/năm.

3. Tất giấy và cú lừa lịch sử.

Tại Thụy Sĩ vào đầu thập niên 1960, doanh số bán tất giấy (hoặc quần tất da chân) của họ chẳng mấy ấn tượng. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi nhờ một “cú lừa” từ… các nhà bán TV.

Cụ thể, một chuyên gia về TV đã mạnh miệng tuyên bố, những chiếc TV đen trắng có thể chuyển thành TV màu nếu phủ lên đó một lớp tất giấy.

Dĩ nhiên là một cú lừa thôi, bản thân chiến dịch cũng được công bố vào ngày 1/4 (Quốc tế nói dối), nhưng không ngờ lại câu được rất nhiều cá. Ngay buổi tối hôm đó, người dân đổ xô ra các cửa hàng, mua về hàng tá tất giấy, để rồi phát hiện ra chẳng có đôi tất nào đổi được màu TV cả.

Bản thân nhà quảng cáo sau đó cũng cho biết đây chỉ là một trò đùa. Nhưng với người trót mua tất, họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc chịu khó dùng chúng mà thôi.

4. Puma cùng chiến dịch đỉnh cao mang tên: Đôi giày chưa buộc của Pelé.

World Cup Mexico năm 1970, trận đấu giữa Brasil và Peru, Vua bóng đá Pelé đã có một thời khắc lịch sử. Trước khi trọng tài nổi còi, Pelé đã xin tạm dừng, ngồi xuống buộc dây giày.

Mọi ống kính máy quay lúc đó đều hướng vào ông, và rồi cả thế giới nhận ra ông đang đi một đôi giày của Puma.

Có nhiều tin đồn cho rằng Pelé đã nhận $25.000 để thực hiện pha buộc dây lịch sử này – dù chưa ai đưa ra được bằng chứng. Tuy nhiên, thời khắc ấy đã giúp nhiều thương hiệu khác nhận ra chiến lược này có hiệu quả như thế nào, khi rất nhiều người thấy được thương hiệu giày thần tượng của mình thi đấu là gì.

5. IKEA cùng những món nội thất khổng lồ.

Khi tới Mỹ vào thập niên 1980, doanh số của IKEA khá ảm đạm. Đó là khi đội marketing của thương hiệu đến từ Thụy Điển nhận ra nội thất IKEA đang khá nhỏ bé so với kích cỡ nhà ở của người Mỹ.

Những chiếc sofa của Thụy Điển quá nhỏ, trong khi rèm cửa thì quá ngắn. Vậy nên, công ty quyết định cải thiện kích cỡ của nội thất, sao cho phù hợp hơn với những căn nhà cỡ bự tại Mỹ. Đây là một nước đi quan trọng, giúp họ chiếm lĩnh thị trường Mỹ như ngày hôm nay.

6. Búp bê kem chống nắng của Nivea.

Nivea muốn phát hành sản phẩm mới: kem chống nắng cho trẻ em, với mục đích dạy cho trẻ nhỏ biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ da. Nhưng vấn đề là làm như thế nào?

Rốt cục, họ nghĩ ra một cách. Thay vì tổ chức các lớp giảng dạy nhạt nhẽo, họ bèn sản xuất… búp bê, và đó là những con búp bê khá đặc biệt. Sau khi phơi nắng, búp bê sẽ chuyển sang màu đỏ, và nếu bôi một ít kem chống nắng được bán kèm, màu đỏ ấy sẽ nhạt dần.

Số búp bê ấy được tặng kèm, không phải để bán, và chiến dịch này thành công rực rỡ khi đẩy doanh thu của họ tăng cao ngất ngưởng.

7. Kotex và sản phẩm “chớ gọi tên ra”.

Trong thế kỷ 20 và nhiều thế kỷ trước đó nữa, kinh nguyệt là một chủ đề bị hạn chế nhắc đến. Một phần do người xưa coi đây là vấn đề khá nhạy cảm, phần khác là vì nhiều người quan niệm rằng phụ nữ khó có thể tin tưởng vào lúc họ đến kỳ, do tính khí trở nên thất thường.

Đó là lý do vì sao các nhà sản xuất băng vệ sinh phải vò đầu bứt tai nghĩ ra phương án quảng cáo cho sản phẩm ai cũng ngại gọi tên này. Cuối cùng, câu trả lời được đưa ra bởi công ty Kimberly-Clark với thương hiệu: Kotex!

Thời kỳ ấy, đa số đàn ông chẳng biết Kotex là cái gì, trong khi phụ nữ thì coi đây giống như một dạng mật mã giữa các chị em với nhau, và sản phẩm nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Thậm chí, có tin đồn (chưa kiểm chứng) rằng một thanh niên Mỹ từng thốt lên giữa buổi tiệc: “Làm ơn ai đó nói cho tôi biết Kotex là cái gì được không?” Chẳng ai trả lời cả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips