Skip to main content

Thẻ: Online Shopping

TikTok chính thức ra mắt tính năng thương mại điện tử tại Mỹ

Sau một thời gian thử nghiệm, TikTok hiện đã chính thức ra mắt tính năng mua sắm trực tuyến tại thị trường Mỹ.

TikTok chính thức ra mắt tính năng thương mại điện tử tại Mỹ
TikTok chính thức ra mắt tính năng thương mại điện tử tại Mỹ

Theo một bài đăng trên blog, TikTok thông báo đã chính thức triển khai hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) của mình tại Mỹ sau nhiều tháng thử nghiệm.

Động thái của công ty mẹ ByteDance được cho là muốn tận dụng sự phổ biến của ứng dụng mạng xã hội video ngắn TikTok để thúc đẩy doanh số thương mại xã hội (Social Commerce) tại Mỹ.

Với tính năng mới, người dùng Mỹ hiện có thể tiến hành mua sắm trực tuyến thông qua một loạt tính năng trong ứng dụng mạng xã hội TikTok, các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shein hay Temu giờ đây đều là đối thủ của TikTok.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường lớn của TikTok với hơn 150 triệu người dùng, bằng cách cho phép các nhà sáng tạo nội dung, thương hiệu hay người bán (TikTok Seller) xây dựng những nội dung kèm các liên kết có thể mua sắm được, TikTok có thể thúc đẩy người dùng mua sắm trực tiếp trong khi họ đang trải nghiệm nguồn cấp dữ liệu trong ứng dụng của mình.

Các tính năng mới trên TikTok tại Mỹ sẽ bao gồm tab cửa hàng, nơi các doanh nghiệp có thể trưng bày sản phẩm của mình, các giải pháp khác như kho vận và thanh toán sẽ do chính TikTok cung cấp.

Thị trường trực tuyến của TikTok hiện đã có mặt ở các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Singapore và Vương quốc Anh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Khoảng 55% người Việt sẽ mua sắm online vào năm 2025

Khoảng 55% dân số Việt Nam sẽ mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng trung bình 600 USD một người mỗi năm, theo mục tiêu của Chính phủ. 

Khoảng 55% người Việt sẽ mua sắm online vào năm 2025

Ngày 18/5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký kế hoạch phát triển thương mại điện tử đến năm 2025. Theo đó, 5 năm tới sẽ có khoảng 55% người Việt mua sắm qua kênh online, với giá trị mua hàng bình quân 600 USD một người một năm.

Doanh số thương mại điện tử của mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) tăng 25% mỗi năm, doanh thu khoảng 35 tỷ USD và chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Còn các dịch vụ phụ trợ, thanh toán không dùng tiền mặt mục tiêu đạt 50%, trong đó qua các tổ chức trung gian thanh toán chiếm 80%. Ngoài ra, Chính phủ cũng đặt mục tiêu chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử.

80% website thương mại điện tử tích hợp đặt hàng trực tuyến và khoảng 70% giao dịch mua bán trên các trang này có hoá đơn điện tử.

Hà Nội, TP HCM là hai thành phố chiếm một nửa giá trị giao dịch thương mại điện tử trong xu hướng phát triển mua sắm trực tuyến 5 năm tới.

Chính phủ cũng đặt kế hoạch một nửa doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kênh bán hàng online (gồm cả mạng xã hội), 40% có các ứng dụng di động, 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Người tiêu dùng Việt mua sắm online nhiều nhất khi nào

Shopee, nền tảng thương mại điện tử số 1 Việt Nam xét về người truy cập, đánh gia thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi, ảnh hưởng từ việc thực hiện giãn cách xã hội trong giai đoạn dịch.

Theo đó, người bán hàng chủ động tham gia kênh bán hàng trực tuyến để gia tăng doanh thu. Còn với người tiêu dùng, họ đang có xu hướng tìm đến các trang thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày.

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam, cho biết các nhà bán hàng không chỉ ở Việt Nam mà trong khu vực đang xem thương mại điện tử là kênh bán hàng quan trọng, còn người dùng tham gia mua sắm trực tuyến các mặt hàng từ nhu yếu phẩm cho đến đồ dùng trong gia đình.

Trước đó, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cũng cho biết có một xu hướng rõ ràng các nhà hàng, quán ăn chuyển từ offline sang online. Trong giai đoạn phải hạn chế mở cửa vì dịch, những nhà bán hàng có mặt trên các ứng dụng giao thức ăn sẽ tìm cách tối ưu hoá để tăng doanh thu, trong khi các hàng quán truyền thống vốn quen với bán hàng tại chỗ đã bắt đầu tìm đến kênh online như hướng đi quan trọng phải có.

“Xu hướng chuyển từ online sang offline không chỉ thể hiện trên Grab mà còn nhiều nền tảng khác”, bà Vân nói.

Các ngành hàng bách hóa, điện gia dùng và nhà cửa & đời sống tăng trưởng mạnh, theo báo cáo của Shopee. Nổi bật, tổng lượng đơn hàng mua sắm các sản phẩm tai nghe và phụ kiện và vệ sinh nhà cửa cũng lần lượt tăng trưởng gấp 9 lần và 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung bình, tổng thời gian mua sắm trên Shopee trong 1 tuần của người dùng Việt tăng hơn 25%. Trong vài tháng gần đây, người dùng tập trung mua sắm nhiều vào thứ 4 và thứ 6, cho thấy người tiêu dùng Việt có thói quen hoàn thành việc mua sắm trước các ngày cuối tuần.

Ngoài ra, phần lớn người dùng mua hàng vào thời điểm lúc 12 giờ trưa và 9 giờ tối, phản ánh được thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt là vào giờ trưa hoặc trước khi ngủ.

Một báo cáo của Lazada hồi tháng 3 cũng cho thấy người dân mua sắm nhiều ở khung giờ 8-9 giờ tối. Cá biệt còn mua thời điểm 12 giờ khuya đến 1 giờ sáng hôm sau, khung giờ diễn ra các chương trình khuyến mãi.

Các mặt hàng được mua nhiều trên kênh online vẫn liên quan đến điện thoại di động, các sản phẩm mẹ và bé (sữa, tã giấy), gia dụng (nồi, chảo).

Shopee nhận định phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng lên do tính tiện lợi và giảm tiếp xúc trực tiếp. Số đơn hàng mua bằng ví điện tử trên nền tảng này đang tăng lên những tháng gần đây.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTNews