Skip to main content

Thẻ: Personal Brand

Một số sai lầm khi xây dựng thương hiệu cá nhân

“Không có lối tắt đến thành công”. Đó là khẳng định của triệu phú tự thân Gerard Adams khi nói về việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

sai lầm khi xây dựng thương hiệu cá nhân
Một số sai lầm khi xây dựng thương hiệu cá nhân

Trải nghiệm của chính mình là cơ sở để Gerard Adams đưa ra kết luận trên. Trở thành triệu phú tự thân vào năm 24 tuổi khi công ty marketing của anh kiếm được 10 triệu USD doanh thu, Adams là một doanh nhân, nhà đầu tư thiên thần với cổ phần tại 9 công ty khác nhau. Và, dưới đây là những chia sẻ của Adams về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cá nhân, cùng 4 sai lầm bạn không bao giờ nên “vướng” phải:

Tôi thậm chí còn không mảy may nghĩ đến việc đầu tư cho “nhân hiệu” của mình lúc mới bắt đầu sự nghiệp. Khi đó, tất cả thời gian lẫn sức lực của tôi đều đổ vào xây dựng EliteD Daily.com cùng các cộng sự, rồi sau đó bán nó lại cho Daily Mail với giá 50 triệu USD.

Tôi đã là một doanh nhân từ trước khi “từ khóa” này trở thành xu hướng trên mạng Internet, trước cả khi tôi quyết định dấn thân vào thế giới mạng xã hội.

Điều này khá quan trọng, đặc biệt khi nhiều người muốn xây dựng cho bản thân một thương hiệu cá nhân thành công trong khi chưa tạo ra hoặc làm được bất cứ điều gì có ý nghĩa với cộng đồng; mà thay vào đó, họ chỉ muốn sự chú ý.

Trên thực tế, một số công ty đã thành công xây dựng thương hiệu thông qua các kênh trực tuyến, bằng cách đăng những câu nói hay video truyền cảm hứng.

Nhưng, đó là khi truyền thông mạng xã hội mới xuất hiện; còn giờ, mọi chuyện đã khác. Trên một không gian mạng với hàng ngàn thương hiệu khác nhau cùng truyền đi một thông điệp, bằng cùng một phương pháp, bạn phải làm thế nào để nổi bật?

Cách duy nhất để xây dựng được một cộng đồng trung thành với thương hiệu của bạn là cho các “khán giả” biết tại sao họ nên theo dõi bạn.

Bạn phải xác định bản thân cần gì để có thể trở thành một người dẫn dắt suy nghĩ của đám đông trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Điều này sẽ giúp định hướng cho những nội dung mà bạn dự định truyền đạt trong tương lai, với mục đích là thu hút nhiều sự chú ý hơn đến doanh nghiệp của bạn, hoặc truyền cảm hứng cho người khác bằng câu chuyện của bạn.

Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm trong quá khứ, cách bạn đạt được thành quả hôm nay, hoặc dẫn các “khán giả” vào hành trình xây dựng một điều gì đó mới mẻ.

Tôi từng nghĩ chẳng ai quan tâm đến câu chuyện của tôi hoặc những gì tôi nói. Nhưng tôi đã lầm. Những bài học cuộc sống và kinh doanh tôi chia sẻ thực sự đã tác động không ít đến cuộc sống của nhiều người.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể kể câu chuyện của mình bằng nhiều cách, nhưng cần đặc biệt lưu ý tránh những điều sau:

1. Không biết bản thân muốn gì.

Trên mạng xã hội, người ta theo dõi ai đó hoặc nội dung nào đó là bởi nó có liên quan đến họ. Nếu không biết mục tiêu của bản thân, bạn cũng không thể xác định “tệp khán giả” của mình. Sở hữu tầm nhìn rõ ràng về những gì muốn đạt được chính là chìa khoá để xây dựng các mối quan hệ có giá trị, đồng thời tạo cơ hội cho người khác cộng tác với bạn.

Dưới đây là vài câu hỏi sẽ giúp bạn xác định mục tiêu một cách rõ ràng:

  • Tôi muốn thương hiệu của mình được biết đến là gì?
  • Thông điệp thương hiệu của tôi là gì?
  • Những bài học và kinh nghiệm nào tôi có thể chia sẻ với người khác?
  • Tại sao việc tạo ra tác động với cộng đồng lại quan trọng với tôi? 

Bạn nên dành thời gian viết ra câu trả lời cho từng câu hỏi, bởi chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân và xác định mục tiêu rõ ràng cho thương hiệu.

Tin buồn là, nếu bạn đang cố gắng xây dựng thương hiệu bản thân chỉ để trở nên giàu có và nổi tiếng, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới thành công.

2. Không mang lại giá trị nào cho cộng đồng.

Điều quan trọng tiếp theo trong xây dựng thương hiệu cá nhân thành công là đảm bảo nội dung bạn chia sẻ có giá trị thật sự và có thể giải thích được.

Đâu là điểm khác nhau giữa sự nổi tiếng và sự ồn ào nhất thời? Đó là giá trị mà bạn mang đến cho cộng đồng. Nếu các “khán giả” cảm thấy họ là một nhân vật trong câu chuyện hay tình huống bạn đưa ra, bạn sẽ thành công.

Do đó, nội dung của bạn phải hướng đến sự thoải mái, tạo cảm xúc nhất định và giúp người khác vượt qua một vấn đề hoặc nỗi sợ mà tất cả chúng ta thường phải đối mặt.

Hãy tự hỏi bản thân điều này:

  • Tôi đang giúp mọi người vượt qua vấn đề hay nỗi sợ nào? 
  • Tôi muốn mọi người cảm thấy như thế nào sau khi xem nội dung của tôi? 
  • Kinh nghiệm trong quá khứ của tôi có thể giúp đỡ người khác như thế nào? 
  • Tôi muốn mọi người học được điều gì? 

Có hàng triệu thương hiệu khác nhau, và thứ phân biệt bạn với các thương hiệu khác chính là sự độc đáo của bạn.

Hãy kể một câu chuyện thật và thành tâm chia sẻ về những gì bạn đã làm để có ngày hôm nay, gồm cả những mất mát, thất bại và cả những điểm khác biệt so với những gì mọi người thường thấy.

Điều này sẽ giúp người xem cảm thấy họ không đơn độc trong vấn đề của mình. Khi mọi người thấy mình trong câu chuyện của bạn, niềm tin sẽ hình thành.

Không có niềm tin thì không có thương hiệu!

3. Không biết mình là ai.

Cần biết rằng, việc mang đến một hình ảnh giả tạo về con người bạn sẽ gây tác hại khôn lường. Ngày nay, không khó để người khác nhận ra sự giả dối, nhất là trên môi trường trực tuyến.

Bạn có thể thu hút sự chú ý bằng cách đăng những mẩu chuyện độc, lạ, song chúng chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn, và rồi bạn sẽ mất hết khán giả khi họ nhận ra sự thật. Người khác muốn biết đến bạn là chính bạn, có hay có dở, có quá trình tự hoàn thiện, chứ không phải qua những điều bạn thể hiện.

Để hiểu mình đang là ai và muốn trở thành ai, cách tốt nhất là học cách tự nhận thức. Đồng thời, việc chia sẻ con đường tự nhận thức bản thân sẽ giúp sự kết nối lẫn ảnh hưởng giữa bạn với các khán giả của mình thêm phần sâu sắc; điều này cũng giúp truyền cảm hứng cho những người khác tự nhận thức về bản thân họ.

Cần lưu ý rằng, câu chuyện cá nhân của bạn phải càng dễ hiểu càng tốt, bởi đây là lý do để khán giả tiếp tục theo dõi bạn.

Và, trả lời những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân, cũng như giúp định hình các đặc điểm gắn liền với thương hiệu cá nhân của bạn:

  • Tôi muốn được gia đình, bạn bè và cộng đồng nhớ đến như thế nào? 
  • Nếu tôi có thể đạt được hoặc trở thành bất cứ điều gì trong cuộc đời này, nó sẽ là gì? 
  • Sai lầm lớn nhất hoặc những câu chuyện dễ bị tổn thương mà tôi chưa chia sẻ là gì? 

4. Không gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu doanh nghiệp.

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng thương hiệu cá nhân để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Bên cạnh đó, một “nhân hiệu” tốt cũng ít nhiều tác động đến cuộc sống của bạn, giúp bạn trở thành người dẫn đầu trong một lĩnh vực, cũng như hỗ trợ tạo ra nguồn thu nhập và kinh doanh bền vững.

Không gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí tiền, thời gian, lẫn công sức của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo DNSG

5 mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn

Việc xây dựng và tiếp thị một bản sắc riêng biệt (unique identity) về bản thân có thể giúp những người tìm việc phát triển sự nghiệp của họ ngay cả ở những thời điểm khó khăn nhất.

5 mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn

Tìm kiếm một công việc mới trong những thời kỳ kinh tế suy thoái hay khó khăn là một nhiệm vụ không hề dễ dàng – khi các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để cắt giảm chi phí và sa thải bớt nhân viên là một cách để họ làm điều đó.

Một trong những cách mà bạn hay những người tìm việc có thể làm để bản thân có nhiều cơ hội hơn là thông qua việc xây dựng thương hiệu cá nhân, một lợi thế ngày càng thể hiện được sức mạnh của nó, đặc biệt là trong thời đại công nghệ và mạng xã hội.

Thương hiệu cá nhân giúp xây dựng lòng tin của người khác hay cộng đồng đối với bạn, thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình và từ đó giúp bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những người khác trên thị trường.

Dưới đây là 05 yếu tố có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân và thúc đẩy sự nghiệp của bản thân.

1. Thể hiện giá trị cốt lõi của bạn.

Thương hiệu của bạn nên được truyền đạt thông qua một tập hợp các giá trị cốt lõi (core values) mạnh mẽ giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh còn lại.

Các bộ phận nhân sự thường không chỉ tuyển dụng dựa vào sự uy tín hay các thông tin (chung chung) mà ứng viên đề cập. Họ cũng muốn biết liệu các ứng viên có tính cách, giá trị lõi hay phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Do đó, tốt nhất là bạn nên chia sẻ thắng thắn các quan điểm của bản thân với nhà tuyển dụng, bạn cũng cần lưu ý rằng họ thường tìm kiếm các kỹ năng khác như sự đồng cảm, tò mò, hợp tác và làm việc nhóm.

2. Hãy khác biệt và sáng tạo.

Có một sai lầm kinh điển mà nhiều người tìm việc mắc phải đó là viết một bản sơ yếu lý lịch (CV) tương tự như bao hồ sơ khác. Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng, hãy thể hiện bản thân môt cách khác biệt và sáng tạo nhất.

Hãy thể hiện cá tính và sự sáng tạo của bạn thông qua những điểm nổi bật của bản thân tới vị trí mà bạn đang ứng tuyển và bạn cũng có thể “đóng gói bản thân” như là một sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bạn cần nêu bật những điểm mạnh và kinh nghiệm cụ thể từ các dự án mà bạn đã hoàn thành, tuy nhiên bạn cần tránh nói quá nhiều về những thành tích không mấy liên quan.

Trong các cuộc phỏng vấn, bạn có thể tạo cho mình nhiều lợi thế hơn nữa bằng cách sử dụng thuật kể chuyện để nâng cao thương hiệu cá nhân.

Hãy kể lại những trường hợp hay bối cảnh thể hiện rõ điểm mạnh của bạn – đó có thể là cách bạn đã giải quyết một vấn đề khó khăn của khách hàng hoặc doanh nghiệp hay cách bạn hỗ trợ các đồng nghiệp khác để đạt được mục tiêu chung.

Cuối cùng, đừng quên kết nối chuyên môn của bạn với bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp, nơi thực sự xác định bạn có giá trị như thế nào.

3. Xác định đối tượng mục tiêu.

Sức mạnh của thương hiệu cá nhân có thể định vị bạn như là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Marketing chẳng hạn.

Trong các điểm kinh tế khó khăn, đại dịch Covid-19 là môt ví dụ, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hay doanh nghiệp cũng yêu cầu khắt khe hơn đối với các ứng viên.

Thương hiệu cá nhân của bạn đủ mạnh sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn trong việc gặp gỡ và gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.

Đối tượng mục tiêu của bạn chắc chắn không thể là tất cả mọi người, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xác định họ là ai, bạn có thể tiếp cận họ như thế nào và sau đó cố gắng truyền tải các thông điệp đến họ.

Thương hiệu cá nhân càng được nhắm mục tiêu cụ thể thì bạn càng có nhiều cơ hội hơn và năng lực đàm phán mức thu nhập cũng tốt hơn.

Khi đã có được đối tượng mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ của bạn là xây dựng các thông điệp hay nội dung mang tính liên quan và kết nối cao, và truyền tải nó đến họ.

4. Gia tăng các kết nối trực tuyến.

Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn nên liên quan đến việc nâng cao danh tiếng của bản thân trên các nền tảng trực tuyến – cũng giống như sơ yếu lý lịch của bạn, danh tiếng trực tuyến nên tập trung vào một số nền tảng và điểm nhấn cụ thể.

Đầu tư vào SEO có thể là một sự trợ giúp lớn.

Có một số cách bạn có thể làm để thúc đẩy SEO và tăng lượng người kết nối với bạn, chẳng hạn như tạo blog/vlog và chia sẻ các nội dung có giá trị với người đọc, sau đó họ có thể chọn chia sẻ với những người khác.

Phát triển qua một chặng đường nhất định, bạn có thể định vị mình như một trong số các chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang làm, và nhờ đó, bạn sẽ thu hút được nhiều cơ hội việc làm hoặc cơ hội kinh doanh hơn.

5. Xây dựng một mạng lưới gồm các mối quan hệ với những người có liên quan (trong ngành chẳng hạn).

Bạn càng biết và ở mức độ sâu hơn là kết nối và tương tác, với nhiều người trong ngành của mình, bạn càng có nhiều cơ hội hơn.

Những lời giới thiệu từ ​​những người bạn biết, cùng với thương hiệu cá nhân của bạn đã được xây dựng trước đó (qua các bước ở trên), bạn có thể mở ra những cơ hội mà trước đây bạn thậm chí còn không dám mơ tới.

LinkedIn là một nơi lý tưởng để bạn có thể tìm kiếm các kết nối (chuyên nghiệp), các buổi hội thảo hay sự kiện ngành và nhiều thứ khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Content Marketing là chìa khoá để phát triển thương hiệu cá nhân

Ngày nay, thương hiệu cá nhân là một khái niệm rất thông dụng. Hãy kết hợp nó với content marketing và bạn sẽ nhận thấy có vô số giá trị vô hình mà bạn có thể nhận được.

Làm thế nào để bạn thực hiện một chiến lược content marketing hiệu quả cho thương hiệu cá nhân của bạn?

Cho dù bạn là người đang bắt đầu sự nghiệp của mình hay bạn đang là một nhà lãnh đạo trong ngành của mình, thì những nội dung bạn xây dựng là chỉ báo đầu tiên (và thường là duy nhất) về giá trị thương hiệu của bạn.

Đó là sức mạnh của nội dung. Nó giống như việc bạn tham gia một cuộc phỏng vấn tìm việc, nơi bạn có thể đưa ra những câu trả lời đặc biệt có giá trị đối với nhà tuyển dụng.

Hoạch định chiến lược.

Trước khi bạn bắt đầu, việc có một chiến lược chỉnh chu là điều rất cần thiết. Bất kỳ danh sách kiểm tra nhỏ nào bắt nguồn từ tư duy cẩn thận và nghiên cứu đều đảm bảo rằng bạn sẽ đi đúng hướng và dẫn đến thành công.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo:

  • Lập danh sách các mục tiêu chính của bạn. Tại sao bạn lại sản xuất nội dung? Đối tượng của bạn là ai? Kết quả cuối cùng bạn muốn đạt được là gì? Bạn có muốn được xem như là một nhà lãnh đạo có thể cung cấp giá trị cho các bên liên quan hay chỉ cần tăng cường khả năng chuyên môn của chính bạn?
  • Đối với mỗi mục tiêu, hãy lập kế hoạch loại nội dung phù hợp nhất để hoàn thành mục tiêu của bạn. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, thì nội dung bạn tạo cần phải giàu ý tưởng, chiến lược sáng tạo, có những cái nhìn sâu sắc, phân tích kỹ lưỡng và dựa trên những kinh nghiệm hoặc thành tích cá nhân.
  • Bây giờ, hãy quyết định con đường nào có tác động lớn nhất đến việc phân phối nội dung của bạn đến đối tượng này. Đó có phải là blog có lượng độc giả lớn, trang LinkedIn của bạn, các ấn phẩm trực tuyến, tạp chí thương mại, podcast của công ty, Twitter hay Facebook cá nhân không?
  • Nghiên cứu những cách tốt nhất để tiếp cận độc giả của bạn thông qua các kênh này. Ví dụ: Các bài đăng trên Instagram nhận được nhiều sự chú ý nhất thường chứa các thẻ (hashtag) cụ thể.

Với một chiến lược tốt được thiết kế để hỗ trợ việc phát triển content marketing của bạn, bạn nên tập trung vào việc tạo ra những nội dung có sức ảnh hưởng, hấp dẫn và mới mẻ.

Chìa khóa để có được những nội dung này.

Hãy suy nghĩ về mọi thứ từ một góc nhìn độc đáo và mới lạ hơn. Thay vì sử dụng những ngôn từ hoặc phương pháp thể hiện cũ vốn sẽ gây ra sự nhàm chán, bạn có thể thử tiếp cận bằng một cách mới và sáng tạo.

Bao gồm các ý tưởng và tài nguyên chưa từng được chia sẻ. Trong quy trình của sự sáng tạo, đây được gọi là sự sáng tạo ở “cấp độ đầu tiên”. Khi bạn suy nghĩ, đừng chỉ dừng lại ở ý tưởng đầu tiên, thứ hai… xuất hiện trong đầu. Hãy suy nghĩ sâu hơn để tìm ra những điều mới mẻ và chưa từng được công bố chẳng hạn.

Đồng cảm với đối tượng mục tiêu của bạn. Nỗi đau của họ là gì? Nhu cầu, nỗi sợ hãi, nguyện vọng của họ là gì? Điều gì là cực kỳ thách thức đối với họ?. Sự hiểu biết thực sự về họ có thể giúp bạn viết ra những nội dung cực kỳ hấp dẫn.

Tìm kiếm sự hài hước. Hài hước có thể là một rào cản quan trọng trong kinh doanh. Còn với bản thân bạn, bạn nghĩ tại sao những bức ảnh vui nhộn về mèo hay thú cưng lại chiếm được cảm tình trên internet đến thế?

Nhân hóa bản thân. Hãy minh bạch về con người của bạn, những thách thức bạn đã đối mặt và cách bạn vượt qua chúng. Để khán giả của bạn cảm thấy như bạn đang có một bí mật nào đó cần phải khám phá.

Tận dụng điểm mạnh của bạn. Bạn có phải là một người mạnh về dữ liệu hay marketing?. Đối với mọi sức mạnh của con người, hầu như luôn có một lượng đối tượng mục tiêu tương ứng chấp nhận sức mạnh đó. Đừng né tránh những gì bạn giỏi nhất.

Thách thức khán giả của bạn. Cùng với sự đồng cảm và thoải mái, độc giả của bạn cũng muốn được thử thách. Họ muốn nhìn mọi thứ từ một góc độ khác, họ thích sự ly kỳ.

Hãy chuyên nghiệp. Nội dung của bạn phải đẹp về mặt hình ảnh, đồ hoạ, đúng ngữ pháp và không có lỗi chính tả.

Trên đây là tất cả các khía cạnh nền tảng của các chiến dịch content marketing hiệu quả và thành công rực rỡ.

Câu hỏi duy nhất còn lại là: bạn sẽ tận dụng nó như thế nào để phát triển quyền lực của chính mình?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

10 ‘bí mật’ về thương hiệu cá nhân (P2)

Nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn là hoạt động kiểm soát hình ảnh và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng con người mà bạn muốn hướng tới.

Cũng giống như mọi thứ khác về bạn, thương hiệu cá nhân của bạn là duy nhất. Nâng cao thương hiệu là việc kiểm soát hình ảnh của bạn và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng bạn là ai, bạn đã ở đâu và bạn đang đi đâu.

Thương hiệu cá nhân sẽ tạo cho người khác một ấn tượng thực sự về giá trị, niềm tin, tài năng và ý tưởng của bạn.

Ông Dave Kerpen, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Likable Local, đã xây dựng thương hiệu của mình từ những ngày còn học đại học, trong thời gian đó, ông đã được công nhận nhờ các chiến lược bán hàng độc đáo của mình.

Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân hàng đầu của Dave Kerpen về cách tạo bản sắc cá nhân cũng như cách xây dựng tiếng vang cho chính bạn.

6. Xây dựng riêng ‘tài sản số’.

Bạn có thể xây dựng một trang web hoặc blog của riêng mình. Nếu có thể, bạn nên sở hữu tên miền của riêng mình hoặc một tên gọi đặc biệt của bạn mà mọi người sẽ dễ nhớ.

Sở hữu những tài sản số riêng này phép bạn kiểm soát danh tiếng và hình ảnh của mình được tốt hơn.

Trang web của bạn có thể bắt đầu với những nội dung đơn giản và mở rộng theo thời gian. Nó có thể là một bức ảnh chuyên nghiệp, tươi cười của bạn hoặc là nơi bạn có thể đăng những nội dung do mình biên soạn.

7. Sức mạnh của sự truyền miệng (WOM).

Khi bạn tìm kiếm cách để tiếp thị bản thân, đừng quên sức mạnh của truyền miệng, đây là một trong những cách tốt nhất để khiến mọi người nhớ đến bạn.

Ông Kerpen đã học cách khai thác sức mạnh này khi còn học đại học và làm công việc bán hàng tại nhiều địa điểm thể thao khác nhau ở Boston.

Công việc của ông là rao bán những mặt hàng đang bán chậm nhất, những thứ mà không ai muốn mua. Kết quả là ông chỉ bán được sáu sản phẩm và chỉ kiếm được 15 USD trong đêm đầu tiên.

Để tăng doanh số bán hàng của mình, ông đã tạo ra một điệu nhảy mới khiến mọi người chú ý đến ông. Không lâu sau, tiếng tăm của ông ngày càng được nhiều người biết đến.

Ông nói:

“Tôi đã kiếm được hơn 1.000 USD một đêm và được giới thiệu trên SportsCenter của ESPN và Monday Night Football. Tôi học được rằng bạn có thể tạo ra một thương hiệu cho chính mình và lan truyền nó thông qua hình thức truyền miệng. Nó đã giúp tôi xây dựng hai công ty, viết và bán ba cuốn sách thành công”.

8. Phân phối kiến thức thông qua content marketing.

Xây dựng và chia sẻ nội dung mang đến cho khách hàng tiềm năng một cánh cửa mới để xem xét, để suy nghĩ…về ý tưởng của bạn.

Nó cũng cung cấp một cách tuyệt vời để thể hiện khía cạnh sáng tạo của bạn.

Bước đầu tiên là bạn cần đưa ra một chiến lược nội dung hiệu quả và không cần phải là một kế hoạch quá phức tạp.

Trước tiên, hãy lập danh sách các mục tiêu mục tiêu của bạn:

  • Bạn hy vọng đạt được điều gì thông qua nội dung của mình?
  • Đối tượng của bạn là ai?
  • Bạn muốn được nhìn nhận như thế nào?

Sau đó, phân tích nội dung, chủ đề và ý tưởng nào sẽ hoàn thành tốt nhất từng mục tiêu.

Cuối cùng, phân tích các kênh phân phối nội dung mà qua đó bạn có thể truyền tải và tiếp thị nội dung của mình.

Nó có thể là thông qua blog cá nhân của bạn, thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội như LinkedIn hoặc Facebook.

9. Xây dựng mối quan hệ với những người ảnh hưởng (influencers).

Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer marketing) hiện đang là xu hướng hiện nay và nó sẽ là một khía cạnh quan trọng khác trong việc củng cố thương hiệu cá nhân của bạn.

Bước đầu tiên để xây dựng mối quan hệ với người có ảnh hưởng là cung cấp giá trị cho người đó. Theo dõi và bình luận trên blog hoặc bài đăng của họ sẽ nhận được sự đánh giá cao và tin tưởng từ họ.

“Cách tốt nhất để nhận được sự tương tác từ những người có ảnh hưởng là kết nối với họ, chia sẻ nội dung của họ, tweet lại, chia sẻ lại.” Ông Kerpen nói.

10. Đừng nói quá về bạn.

Một trong những cạm bẫy lớn nhất mà mọi người thường rơi vào khi xây dựng thương hiệu cá nhân là đề cao bản thân quá mức.

Ông Kerpen giải thích: “Tập trung quá nhiều vào việc ‘bán’ bản thân hoặc bán bất cứ thứ gì cho vấn đề đó, sẽ là một ảnh hưởng lớn. Thay vì cố gắng truyền tải thông điệp của bạn, hãy thử im lặng và lắng nghe nhiều hơn.”

Hãy tự đặt câu hỏi và dành thời gian để lắng nghe câu trả lời. Mọi người sẽ luôn chú ý xem bạn có đang thực sự lắng nghe họ hay chỉ chờ để phản hồi bằng ý kiến của riêng bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

10 ‘bí mật’ về thương hiệu cá nhân (P1)

Nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn là hoạt động kiểm soát hình ảnh và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng con người mà bạn muốn hướng tới.

Cũng giống như mọi thứ khác về bạn, thương hiệu cá nhân của bạn là duy nhất. Nâng cao thương hiệu là việc kiểm soát hình ảnh của bạn và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng bạn là ai, bạn đã ở đâu và bạn đang đi đâu.

Thương hiệu cá nhân sẽ tạo cho người khác một ấn tượng thực sự về giá trị, niềm tin, tài năng và ý tưởng của bạn.

Ông Dave Kerpen, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Likable Local, đã xây dựng thương hiệu của mình từ những ngày còn học đại học, trong thời gian đó, ông đã được công nhận nhờ các chiến lược bán hàng độc đáo của mình.

Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân hàng đầu của Dave Kerpen về cách tạo bản sắc cá nhân cũng như cách xây dựng tiếng vang cho chính bạn.

1. Thương hiệu giúp bạn có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Theo Ông Kerpen, công việc sẽ đến và đi một cách tự nhiên, nhưng thương hiệu cá nhân của bạn là mãi mãi. Theo ông, thương hiệu cá nhân giúp bạn phát triển một cá tính mạnh mẽ và mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Ông giải thích:

“Trước hết hãy tập trung vào thương hiệu và mục đích cá nhân của bạn. Sau đó, tìm ra những gì bạn cần bán hoặc phát triển để đáp ứng mục đích và thương hiệu đó.”

2. Xác định bạn là ai thông qua một tuyên bố sứ mệnh.

Các thương hiệu cá nhân tốt nhất thường xây dựng những mô tả mà theo đó người khác sẽ kết nối với bạn.

Bắt đầu xây dựng thương hiệu của bạn bằng cách soạn ra một tuyên bố sứ mệnh để giúp mọi người nhanh chóng hiểu được giá trị cốt lõi và niềm tin của bạn.

Ông Kerpen chia sẻ trong một bài đăng trên LinkedIn.

“Nếu tuyên bố sứ mệnh của bạn dài hơn lời cầu nguyện của Chúa thì hãy nghĩ đến việc rút ngắn nó.” Tuyên bố sứ mệnh nên ngắn gọn và chính xác, điều sẽ giúp người khác nhanh chóng nắm bắt và nhớ về bạn hơn.

3. Giải thích cách quá khứ của bạn phù hợp với hiện tại của bạn.

Không ai trong chúng ta sẽ kết thúc chính nơi chúng ta đã bắt đầu. Theo thời gian, sự nghiệp và sở thích của bạn có thể thay đổi và phát triển theo nhiều hướng.

Một phần của việc xác định bản thân bạn chính là giải thích sự tiến bộ của bạn bằng cách phát triển những câu chuyện của riêng mình.

Câu chuyện về thương hiệu của bạn, theo như ông Kerpen mô tả, thì đó là một tuyên bố ngắn gọn giải thích sự tiến bộ tổng thể của bạn trong sự nghiệp, sở thích và cuộc sống.

Điều quan trọng là bạn phải tập trung vào việc những trải nghiệm trước đây của bạn mang lại giá trị như thế nào cho con người của bạn bây giờ.

Câu chuyện của bạn phải luôn nhất quán với quá khứ của mình.

4. Tạo một kiểu chữ ký độc đáo.

Theo ông Kerpen, một cách khác để bạn nổi bật hơn giữa đám đông theo đúng nghĩa đen là phát triển một phong cách chữ ký.

Đây có thể là một cái gì đó đơn giản kiểu như luôn mặc một màu nhất định hoặc đeo một phụ kiện nhất định.

Bất cứ thứ gì thu hút được sự chú ý sẽ có hiệu quả, chẳng hạn như khăn quàng cổ, đồng hồ, mũ hoặc vòng tay chẳng hạn.

Đối với ông Kerpen, sự nổi bật của ông được tạo ra bởi màu cam. Ông sở hữu hàng chục đôi giày màu cam và đi một cái gì đó màu cam mỗi ngày.

5. Để lại ấn tượng với một “lời chào hấp dẫn”.

Theo Jeff Bezos, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon đã từng nói: “Thương hiệu của bạn là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt ở trong phòng.”

Mục tiêu của bất kỳ thương hiệu cá nhân nào là để lại những ấn tượng ban đầu mạnh mẽ và một trong những cách tốt nhất để bạn có thể làm điều đó chính là thông qua các cuộc gặp mặt trực tiếp.

Khi kết nối trực tiếp, một cách đơn giản để tạo ra ấn tượng ban đầu tuyệt vời đó là phát triển một câu chào hấp dẫn, đó là một câu nói ngắn gọn thể hiện được con người của bạn.

Mặc dù tính xác thực là quan trọng, nhưng tuyên bố cũng nên đáng nhớ và mạnh mẽ.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips