Skip to main content

Thẻ: podcast

Podcast Marketing là gì? Lợi ích của Podcast trong Marketing

Podcast Marketing là một trong những hình thức Marketing trong đó các thương hiệu sẽ tự giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp thông qua các nội dung âm thanh (audio content), những gì thương hiệu cần là thuyết phục các nhóm đối tượng mục tiêu.

marketing podcast là gì
Podcast Marketing là gì? Tìm hiểu về khái niệm Podcast Marketing

Được phát triển song song với các nền tảng chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội hay các nền tảng video, các nền tảng truyền thông bằng âm thanh cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và tạo tiền đề cho khái niệm Podcast Marketing.

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về các nội dung như Podcast Marketing hay Marketing Podcast là gì? Tại sao các thương hiệu nên sử dụng Podcast như là một kênh Marketing, cách làm Marketing cho Podcast và hơn thế nữa.

Để có thể hiểu sâu và toàn diện về ngành marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Podcast Marketing là gì? 

Podcast Marketing hay Tiếp thị qua podcast là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các nội dung âm thanh (audio content) để làm marketing cho các sản phẩm hay dịch vụ của họ.

Những nội dung miễn phí này được chia sẻ tới người nghe nhằm mục tiêu gây ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của họ, đồng thời thông báo cho họ về các lợi ích mà các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang lại.

Podcast Marketing thường sử dụng các nội dung theo kiểu PR hơn là quảng cáo, tức là thương hiệu truyền tải những nội dung một cách gần gũi và đáng tin cậy nhất thay vì “nói quá” về những gì thương hiệu đang có.

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Podcast như là một kênh để Marketing.

Podcasting là một công việc khá khó khăn, nhưng đó lại là một cách tuyệt vời (mới) để tiếp cận đối tượng mục tiêu trên quy mô lớn.

Trong khi khái niệm Podcast Marketing hay “Podcast Marketing là gì” vẫn còn khá mới lạ tại Việt Nam (dung lượng tìm kiếm rất ít), gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên. Ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.

So với các hình thức làm marketing khác trên các nền tảng mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, Podcast vẫn có những điểm khác biệt và mức độ hấp dẫn nhất định vì nó mang tính trực tiếp và đối thoại cao hơn.

Một số lợi ích của Podcast Marketing.

Nếu bạn đã hiểu về Podcast Marketing tuy nhiên vẫn còn nghi ngờ về nó, dưới đây là một số lợi ích mà thương hiệu có được từ cách làm này.

  • Nâng cao mức độ nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Podcast của bạn tạo ra “số lần hiển thị” hay sự hiện diện của thương hiệu, cũng giống như bất kỳ hình thức tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) nào khác, nó mang về thêm những lượng tương tác mới.
  • Kết nối với khách hàng tiềm năng: So với các hình thức marketing khác, Podcasting mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện với người nghe — đó không chỉ là nơi để bạn quảng cáo hay PR. Đó còn là về nghệ thuật kể chuyện.
  • Xây dựng độ tín nhiệm: Khi một nhân viên hay người có ảnh hưởng nào đó xuất hiện trên podcast với tư cách là chuyên gia, điều này có thể giúp xây dựng mức độ tin tưởng và tính có thẩm quyền của thương hiệu.

Một số mẹo khi xây dựng Podcast Marketing là gì?

Trong khi Podcast Marketing là một xu hướng mới và cần thiết, nó đòi hỏi một sự cam kết đáng kể về mặt thời gian và ngân sách từ phía doanh nghiệp.

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo trong quá trình xây dựng Podcast.

1. Hãy bắt đầu với các thử nghiệm nhỏ trước khi mở rộng quy mô.

Một podcast chất lượng cần có thời gian. Vì quá trình chuẩn bị nội dung, ghi âm, biên tập, tìm kiếm người nghe và quảng bá podcast có thể tiêu tốn của doanh nghiệp rất nhiều công sức, trước khi mở rộng quy mô, bạn cần chạy các thử nghiệm nhỏ.

Sau quá trình phân tích và theo dõi thử nghiệm, bạn có thể quyết định xem liệu khoản đầu tư của bạn có xứng đáng với những gì nhận được hay không.

2. Để Podcast Marketing thực sự mang lại hiệu quả, những gì bạn cần làm là xuất bản thường xuyên.

Các nhóm đối tượng mục tiêu, khách hàng hay người nghe của bạn cần biết khi nào và ở đâu họ có thể tìm thấy các podcast của bạn. Dù là hàng tháng hay hàng tuần, bạn phải xuất bản các tập của mình theo lịch trình đã định.

Hàng tuần và hai tuần một lần là những tần suất podcast phổ biến nhất trên thế giới.

3. Xây dựng một quy trình làm Podcast rõ ràng.

Sẽ rất mất thời gian để bạn có thể tìm ra những định dạng, chất lượng âm thanh và phong cách phù hợp, vì vậy hãy lên kế hoạch ghi âm trước một vài tập để xem những gì sẽ phù hợp với bạn. Bạn cũng sẽ được hiển thị tốt hơn trên các nền tảng như iTunes hay Spotify nếu bạn có nhiều tập được tải xuống.

4. Cần đầu tư vào chất lượng của micro.

Bạn có thể ghi podcast trên iPhone của mình hay bất cứ thiết bị nào khác, tuy nhiên, để một podcast thực sự có chất lượng, bạn cần một hệ thống micro và thu âm đủ tốt.

Không ai muốn nghe một podcast với âm thanh kém và những tiếng ồn xung quanh.

5. Quảng bá podcast của bạn.

Như đã phân tích ở trên, để các podcast của bạn thực sự mang lại sức ảnh hưởng hay có được một lượng người dùng trung thành, bạn cần có nhiều thời gian.

Ngoài việc tận dụng các kênh có sẵn như website hay các nền tảng mạng xã hội, bạn cũng có thể sử dụng các kênh quảng cáo có trả phí để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Những kênh Podcast phổ biến cho dân Marketing.

Social Media Marketing Podcast.

Một kênh podcast đặc biệt dành riêng cho những ai quan tâm đến Social Media và Marketing. Người đứng sau kênh này chính là Ông Michael Stelzner – Tác giả của Social Media Examiner, một trong những người đầy kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tiếp thị qua mạng xã hội (Social Media Marketing) nói riêng và ngành marketing nói chung.

Marketing School Podcast.

Với hơn 35 triệu lượt tải và 1.400 tập podcast đã xuất bản, Marketing School Podcast là một trong những kênh podcast phổ biến về phạm vi chính là digital marketing.

Được thành lập bởi 2 chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực này Neil Patel & Eric Siu nên các tập podcast chủ yếu được ra mắt mà không cần sự trợ giúp từ phía khách mời.

Bạn có thể xem thêm tại:  https://open.spotify.com/show/1NulSGKhstJuty8iYPBMo5

This Old Marketing Podcast.

Với hai tác giả chính là Joe Pulizzi và Robert Rose – những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tiếp thị nội dung (content marketing), bạn sẽ được chia sẻ tất cả những gì mới nhất về content marketing, về cách thu hút khách hàng và hơn thế nữa.

Với độ dài khoảng 60 phút cho mỗi tập, This Old Marketing rất phù hợp với những ai quan tâm tới content marketing và muốn phát triển chuyên môn trong lĩnh vực này.

Bạn có thể xem thêm về kênh Podcast Marketing này tại: https://open.spotify.com/show/2ZCcAoMJEULFZfZu61QRVd

The Duct Tape Marketing Podcast.

The Duct Tape Marketing Podcast chuyên cung cấp những insights và mẹo từ chuyên gia cho các nhà tiếp thị (marketer) từ những năm 2005.

Người dẫn chính của podcast này là John Jantsch, người đã tham gia phỏng vấn hàng loạt các marketer và nhà lãnh đạo tư tưởng hàng đầu trên thế giới về những chủ đề liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ.

 The CMO Podcast.

Nếu bạn đang thắc mắc không biết vai trò chính của các CMO (Giám đốc Marketing) là gì hay bạn đang đảm nhận các vị trí quản lý về marketing nói chung thì The CMO Marketing Podcast là nơi dành riêng cho bạn.

Với người dẫn dắt chính của kênh là cựu CMO của Procter & Gamble (P&G), bạn chắc chắn sẽ thu thập được nhiều kiến thức ngành có giá trị.

Kết luận.

Trong khi Podcast Marketing vẫn còn là một hình thức khá mới tại Việt Nam, bằng cách nhanh chóng thử nghiệm và theo dõi kết quả, bạn có thể sớm nhận thấy những gì mà nó có thể mang lại cho thương hiệu.

Đi sớm và nhanh hơn nghĩa là bạn có thể có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhà sáng tạo nội dung số là gì? Người sáng tạo là ai?

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Nhà sáng tạo nội dung như: nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là gì? Nhà sáng tạo là ai? Người sáng tạo nội dung là gì? Những công việc thường làm của một người làm sáng tạo nội dung? và hơn thế nữa.

nhà sáng tạo nội dung là gì
Nhà sáng tạo nội dung là gì? Nhà sáng tạo là ai?

Nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là những người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung cho thương hiệu (hoặc làm tự do). Là một phần của bức tranh nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) với hơn 165 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu, người làm sáng tạo nội dung nên là một vị trí chiến lược trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Nhà sáng tạo nội dung là gì?
  • Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công là gì?
  • Những tính cách của một nhà sáng tạo nội dung có tiềm năng phát triển mạnh.
  • Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các nhà sáng tạo nội dung.
  • Các câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề nhà sáng tạo nội dung là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Nhà sáng tạo nội dung là gì?

Nhà sáng tạo nội dung trong tiếng Anh có nghĩa là Content Creator.

Nhà sáng tạo nội dung hay những người sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua hàng, người ra quyết định, người ảnh hưởng hoặc đơn giản là cho người xem nội dung).

Những gì mà nhà sáng tạo nội dung tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks.

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Theo khảo sát của ContentMarketing Institute, 91% các chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp B2B sử dụng Content Marketing (tiếp thị nội dung) như một phần của chiến lược Marketing tổng thể của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả nội dung họ tạo ra đều là những nội dung hấp dẫn và có giá trị.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp có thể có được một nhà sáng tạo nội dung giỏi hay bằng cách nào bạn có thể trở thành một trong số họ.

Người sáng tạo nội dung số là ai?

Người sáng tạo nội dung số hay còn được gọi là Nhà sáng tạo nội dung trên mạng, trong tiếng Anh được gọi là Digital Creator hoặc Digital Content Creator.

Người sáng tạo nội dung số được định nghĩa là những người sáng tạo trên các nền tảng hay môi trường số (kỹ thuật số). Bạn có thể hình dung những người làm sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay YouTube chính là những người sáng tạo nội dung số.

Về bản chất, phần lớn các nhà sáng tạo nội dung hiện nay đều là những người sáng tạo nội dung số (Digital/Online Content Creator).

Người sáng tạo nội dung số cũng còn có một tên gọi khác đó là Người sáng tạo nội dung trên mạng.

Viết nội dung sáng tạo hay sáng tạo nội dung là gì?

Nội dung sáng tạo là những nội dung được xuất phát từ việc nhà sáng tạo muốn bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm hoặc ý tưởng riêng và mới. Những nội dung sáng tạo thường mang tính sáng tạo và giải trí khá cao.

Nó có thể là bất cứ thứ gì mang tính học thuật, chuyên môn, báo chí hay kỹ thuật, nhưng tất cả đều mang lại cho người đọc những cảm giác giải trí và mới mẻ.

Chính lối viết tự do, phòng khoáng, cuốn hút người đọc làm cho người viết có thể tự do thể hiện cảm xúc hoặc vẽ nên những bức tranh đẹp đẽ trong tâm trí người đọc thông qua các ngôn từ sáng tạo.

Những nội dung sáng tạo được sử dụng trên các blog, tạp chí, báo ngành, website thương hiệu, tiểu thuyết, sổ tay hoặc nguồn cấp tin tức.

Việc sáng tạo nội dung mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp nói chung, nó giúp thiết lập doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và chia sẻ kiến thức liên quan đến thương hiệu. Nó thu hút sự chú ý của người đọc, tăng mức độ tin cậy và để lại nhiều ký ức trong tâm trí của người tiêu dùng.

Sáng tạo (Creative) là gì?

Sáng tạo trong tiếng Anh có nghĩa là Creative.

Sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau xoay quanh thuật ngữ sáng tạo khi bạn tìm hiểu chúng thực sự có ý nghĩa là gì, nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tìm tòi, phát minh ra một phương pháp, sáng chế ra một cái mới.

Nội dung (Content) là gì?

Content là khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người.

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công là gì?

Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công là gì?
Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công là gì?

Nếu bạn đang muốn gia nhập ngành tiếp thị nội dung nói chung tuy nhiên bạn chưa biết bạn nên trang bị những kỹ năng gì hay làm sao để sáng tạo nội dung, dưới đây là những kỹ năng chính mà một nhà sáng tạo nội dung nên có.

  • Đọc tin tức về ngành hàng ngày.
  • Viết nhiều và thường xuyên.
  • Học hỏi và nghiên cứu các đối tượng mục tiêu trong ngành.
  • Xây dựng giọng điệu hay cá tính riêng.
  • Học hỏi từ nội dung của người khác.
  • Thấu hiểu KPIs.
  • Xây dựng các mối quan hệ với bạn cùng ngành.
  • Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.
  • Đặt câu hỏi về mọi thứ.

1. Một nhà sáng tạo nội dung giỏi luôn đọc tin tức về ngành hàng ngày.

Để có thể trở thành một nhà sáng tạo nội dung giỏi, sản xuất ra những nội dung có thể gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn cần phải biết những gì đang diễn ra trong ngành nghề kinh doanh của mình.

Bạn không chỉ cần đọc và xem nhiều mà còn phải tích cực “săn lùng” những thứ liên quan đến xu hướng và bối cảnh kinh doanh của ngành.

Bạn có thể hiểu rằng suy nghĩ hay góc nhìn của đối tượng mục tiêu thường bị chi phối bởi các bối cảnh hiện thời trong ngành, có thể là từ đối thủ hoặc từ ngành nói chung.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thích uống Trà sữa chẳng hạn, thì xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất ra Trà trong ngành có thể ảnh hướng rất lớn đến nhu cầu và sự lựa chọn từ họ.

2. Viết nhiều và thường xuyên cũng là những gì các nhà sáng tạo nội dung nên làm.

Theo nhiều doanh nhân khác nhau, và có cả Jeff Bezos, việc viết lách thường xuyên không chỉ giúp người viết ngày càng viết tốt hơn mà còn có thể cải thiện tư duy và tính nhạy bén của họ trong việc.

Là một người chuyên về sản xuất nội dung, các nhà sáng tạo nội dung phải viết nhiều hơn mức bình thường, viết nhiều để cải thiện việc sai chính tả (typo), viết nhiều để bạn có thể biết cách sắp xếp ý một cách rõ ràng và viết nhiều cũng có thể giúp bản thân khám phá ra những gì mà mình chưa từng nhận ra trước đó.

Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là giữa một người viết ít và một người viết nhiều hay luyện tập hằng ngày, quan điểm của họ về “cái hay” trong bài viết rất khác nhau.

Trong khi đối với những người viết ít, vì họ có ít trải nghiệm hơn (về cả thành công lẫn thất bại), họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận hay đánh giá “cái hay” hơn, ngược lại đối với những người viết nhiều, đôi khi chỉ cần một điểm sai rất nhỏ họ cũng nhanh chóng nhận ra và họ sẽ muốn sửa cho bằng được.

3. Họ cũng liên tục học hỏi và nghiên cứu về các nhóm đối tượng mục tiêu.

Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của các nhà sáng tạo nội dung là gì, đó chính là phải làm hài lòng đối tượng mục tiêu (Target Audience) của họ – và việc hiểu được nhu cầu này thực sự là một rào cản lớn.

Nếu bạn nghiên cứu đối tượng của mình đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội sáng tạo hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được dưới những “ánh mắt mơ hồ” hay góc nhìn chủ quan của bản thân.

Một trong nhưng điểm then chốt quyết định mức độ thành công của các nhà sáng tạo đó là thấu hiểu khách hàng của họ. Hiểu vấn đề của khách hàng là gì, bạn có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Một số đặc điểm cơ bản bạn cần hiểu khách hàng như:

  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Giới tính của họ là gì?
  • Vị trí địa lý của họ ra sao?
  • Họ làm công việc gì?
  • Quan điểm sống của họ thế nào
  • Sở thích cá nhân của họ là gì?
  • Họ có xu hướng thích những nội dung nào?

Hiểu về Insight của khách hàng cũng là một con đường khác đóng góp cho sự thành công của các nhà sáng tạo nội dung.

4. Xây dựng những giọng điệu hay cá tính riêng cũng là kỹ năng quan trọng khác mà một nhà sáng tạo nội dung cần.

Bạn thử hình dung xem, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, nội dung được cung cấp từ vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau, bằng cách nào khách hàng có thể chú ý, tương tác và từ đó nhớ đến bạn.

Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng sự khác biệt thông qua những cá tính hay giọng điệu riêng biệt: phát triển một kênh nội dung mới, đa dạng hoá nội dung trên các kênh, chỉ tập trung làm tốt ở một kênh nhất định, định vị bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành, sử dụng phong cách viết khác biệ…và nhiều cách khác.

Các nhà sáng tạo nội dung cần hiểu rằng, những gì họ có thể mang đến cho khách hàng thông qua nội dung của họ, thứ mà không ai khác có thể làm được thì đó chính là giọng điệu cá nhân hay sự khác biệt.

5. Học hỏi từ nội dung của đối thủ.

Trên thực tế, bất kỳ ai trên internet đều có thể lấy nội dung của người khác và đăng lại, họ có thể sử dụng nguyên nội dung gốc hoặc cũng có thể thêm bớt một vài quan điểm cá nhân của họ vào để nội dung mang tính cá nhân cao hơn.

Những nhà sáng tạo nội dung thành công biết rằng chỉ mình họ là không đủ để có thể bao phủ hết tất cả những nội dung hay tin tức của ngành, họ không chỉ cần khách hàng tương tác với nội dung của họ mà họ cũng cần chia sẻ và tương tác với nội dung của người khác.

Ông Guy Kawasaki, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, từng nói: “Các nhà sáng tạo nội dung cần định vị mình là một chuyên gia và những gì họ cần làm là tương tác tích cực với cộng đồng của họ.”

Sáng tạo hay chia sẻ nội dung là chưa đủ. Việc tương tác với những nội dung mà bạn đã chia sẻ giờ đây sẽ khiến cho nội dung đó trở nên độc đáo và khác biệt hơn.

6. Thấu hiểu KPIs hay những gì thương hiệu cần.

Vào năm 2018, 61% chuyên gia về marketing nói rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là thách thức hàng đầu đối với họ.

Để nội dung của bạn được khám phá, trước tiên bạn cần tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và tối ưu hóa nội dung của bạn với KPIs đó.

Một số KPIs có thể là:

  • Lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội: Chính là số lượng người tiếp cận, lượt thích, bình luận, chia sẻ hay nhấp chuột từ các bài đăng.
  • Lưu lượng truy cập đến website (traffic): Chính là số lượng người sau khi xem nội dung của bạn sau đó nhấp chuột và đến website.
  • Lưu lượng tự nhiên (organic traffic): số lượng người dùng truy cập website từ các liên kết được hiển thị tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
  • Số lượt đăng ký, để lại thông tin, mua hàng…cũng là những KPIs bạn có thể theo dõi.

content creator là gì

7. Nhà sáng tạo nội dung tích cực xây dựng các mối quan hệ với bạn bè cùng ngành.

Những nhà sáng tạo nội dung giỏi biết rằng thành công của họ không chỉ nhờ vào niềm đam mê hay năng lực của bản thân mà còn nhờ vào những người đã dạy họ, những người đã truyền cảm hứng cho họ và chia sẻ với họ.

Bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và tương tác với những người trong ngành để thảo luận và cập nhật thêm những hiểu biết mới.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng số lượng kiến thức hay kinh nghiệm mà người khác chia sẻ với bạn thường tỉ lệ thuận với những gì mà bạn có thể có và sẵn sàng chia sẻ với họ.

Việc cập nhật nhiều kiến thức ngành không chỉ có lợi cho chính bản thân bạn, mà còn đóng vai trò “trao đổi giá trị” với người khác.

8. Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.

Nếu bạn là một newbie trong ngành sáng tạo nội dung, những kiến thức hiện có của bạn có thể đã là quá đủ đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với những nhà sáng tạo nội dung thành công, kiến thức chuyên môn không phải là tất cả.

Nếu bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ về bạn? Đừng chỉ đơn giản là kể lại những gì bạn biết – thay vào đó hãy giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng với họ.

Về bản chất, các đối tượng mục tiêu không cần nội dung của bạn hay những gì bạn nói, họ cần hiểu những thứ đó giúp ích cho họ như thế nào. Tức giải pháp bạn đang mang lại là gì.

Khách hàng luôn tìm kiếm thông tin để làm thoả mãn những nhu cầu liên tục thay đổi của họ. Cho dù những nhu cầu đó có thể chỉ đơn giản là tăng cường niềm tin của họ vào ngành của bạn, thì nhiệm vụ của bạn là phải quan sát và đáp ứng nhiều hơn.

9. Nhà sáng tạo nội dung giỏi đặt câu hỏi về mọi thứ.

Bà Lorraine Twohill, trưởng bộ phận marketing của Google từng nói: “Các nhà sáng tạo nội dung cần phải tò mò để dự báo những gì khách hàng có thể thích hoặc xác định những vấn đề đáng giải quyết và sau đó đưa ra các giải pháp mới”.

Có rất nhiều áp lực đối với các nhà sáng tạo – và các Inbound Marketer về việc phải hiểu và giải thích được những gì đang xảy ra với khách hàng của họ, tại sao khách hàng lại có những hành vi mới nào đó, tại sao họ lại tức giận và phản ứng tiêu cực và vô số những điều bất ngờ khác.

Bằng cách tò mò và đặt câu hỏi với các vấn đề mới phát sinh, bạn luôn sẵn sàng tìm kiếm và truyền tải các giải pháp một cách kịp thời cho khách hàng.

Quá trình trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công sẽ bắt đầu từ những thói quen mà bạn đã xây dựng và rèn luyện, vì nó đảm bảo rằng bạn luôn tạo ra những thứ có giá trị cho đối tượng mục tiêu của mình.

Những tính cách của một nhà sáng tạo nội dung có tiềm năng phát triển mạnh là gì?

Những tính cách của một nhà sáng tạo nội dung có tiềm năng phát triển mạnh là gì?
Những tính cách của một nhà sáng tạo nội dung có tiềm năng phát triển mạnh là gì?
  • Thích thử nghiệm: Thay vì sợ sai, những nhà sáng tạo nội dung này lại cảm thấy khá thoải mái khi gặp phải thất bại hay khó khăn, điều quan trọng họ cần không phải là họ sẽ mất gì mà là họ sẽ được gì sau mỗi lần mất đó.
  • Sáng tạo: Thay vì ngày qua ngày làm những công việc quá quen thuộc, những nhà sáng tạo nội dung này chọn cách làm mới mình, đó có thể là những định dạng nội dung mới, những bố cục thể hiện mới, những màu sắc mới hay bất cứ thứ gì họ chưa từng làm trước đó.
  • Thích yên tĩnh: Một trong những quan điểm thú vị khác là thường những người hướng nội (introvert) có khả năng sáng tạo rất cao. Và vì họ có khả năng thấu hiểu người đối diện tốt hơn, họ có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những gì khách hàng muốn đọc và muốn nghe.

Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các nhà sáng tạo nội dung.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về cuộc cách mạng của các nhà sáng tạo nội dung, tương lai thuộc về những nhà sáng tạo nội dung đa nền tảng (multi-platform content creator) trên môi trường số, điều này có nghĩa là gì?

Để có thể thành công hơn, các nhà sáng tạo cần hoạt động và chia sẻ nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau, gồm nhiều định dạng nội dung khác nhau.

Một số nền tảng sáng tạo nội dung phổ biến bạn có thể tham khảo như:

  • Facebook
  • TikTok
  • Instagram
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Twitter
  • Và nhiều nền tảng khác.

Dưới đây là một số kiểu nội dung sáng tạo mà các nhà sáng tạo hay người làm nội dung nên biết.

1. Thông cáo báo chí (Press release).

Một bản thông cáo báo chí được viết một cách sáng tạo có thể thu hút sự chú ý có giá trị của giới truyền thông và góp phần định hình câu chuyện cho chính doanh nghiệp đó.

Thông cáo báo chí đóng vai trò như một công cụ quảng bá đặc quyền vì nó có thể tạo ra nhu cầu và sự quan tâm của công chúng mục tiêu, đặc biệt là khi bạn thường xuyên có các thông cáo báo chí. Nó cũng là một công cụ content marketing tuyệt vời có thể giúp doanh nghiệp được quảng bá rộng rãi hơn.

2. Viết email.

Ngày nay, email marketing đã trở thành một phần quan trọng trong các kế hoạch marketing thành công ở bất kỳ doanh nghiệp nào.

Nó được coi là một hình thức giao tiếp mang tính bảo mật và cá nhân hoá cao cho các doanh nghiệp. Email tạo ra các kết nối trực tiếp với đối tượng mục tiêu do đó thương hiệu có thể sử dụng email để bán hàng hoặc tập trung vào giá trị cá nhân để từ đó biến họ trở thành các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

3. Viết kịch bản hoặc nội dung quảng cáo (ad copy).

Mục tiêu của các kịch bản quảng cáo là cung cấp những cách để thương mại hoá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Một kịch bản quảng cáo tốt có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, xây dựng sự nhận thức thương hiệu và thu hút đối tượng mục tiêu đến với sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo.

Khi viết kịch bản quảng cáo, điều quan trọng là người viết không nên lạm dụng từ mà thay vào đó nên cố gắng để tối ưu hoá từ, chọn lọc và sử dụng những từ “đắt” nhất.

Những nội dung sáng tạo không chỉ làm thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, tối ưu hoá chi phí quảng cáo mà còn bán được nhiều hàng hơn.

4. Ghostwriting.

Ghostwriting là một thuật ngữ nghe có vẻ khá bí ẩn trong ngành phát triển nội dung, nhưng thực ra nó chỉ đơn giản là viết nội dung cho người khác và khi này người viết không còn đóng vai trò là người sở hữu hay người tạo ra các nội dung đó. Ghostwriting từ đó cũng có thể hiểu là “bán ngầm nội dung”.

Giả sử bạn muốn xây dựng một bản nội dung mới cho một website – một Ghostwriter có thể được thuê để viết lại và nâng cấp những nội dung hiện có.

Có rất nhiều công việc tương tự khác, chẳng hạn như viết quảng cáo hoặc nội dung kinh doanh hoặc cung cấp tài liệu hoặc viết lại cho các mục đích cá nhân.

Ghostwriter cũng có thể được thuê để viết sách. Nếu tác giả của cuốn sách muốn chia sẻ một số sự tín nhiệm với ghostwriter, họ có thể liệt kê ghostwriter là đồng tác giả hoặc biên tập viên; nếu không, các cuốn sách dù được viết bởi ghostwriter thì tên tác giả vẫn là những người khác.

5. Nội dung video.

Nội dung video là bất kỳ định dạng nội dung nào có hoặc bao gồm các định dạng video.

Một số hình thức chung của nội dung video ngày nay bao gồm vlog, GIF động, video phát trực tiếp, lời chứng thực của khách hàng hay các hội thảo trên web (webinar).

Bạn có thể xuất bản những nội dung sáng tạo của mình dưới dạng video trên bất kỳ nền tảng phù hợp nào như YouTube hay TikTok. Ngày nay, video chắc chắn đã trở thành một trong những công cụ marketing mạnh mẽ nhất mà bạn nên áp dụng.

6. Kịch bản podcast.

Một kịch bản được viết tốt giúp cung cấp cấu trúc và định hướng cho các podcast. Kịch bản bao gồm những dàn ý và định hướng bằng văn bản cho những nội dung mà người biên tập muốn truyền tải cho một nhóm đối tượng mục tiêu lý tưởng cụ thể.

Trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay, mọi doanh nghiệp đều không ngừng cố gắng nâng cao sức ảnh hưởng của mình bằng cách truyền tải những nội dung riêng biệt và sáng tạo.

Bất kỳ chiến dịch truyền thông nào không có những sự mới mẻ hoặc duy nhất đều có xu hướng dễ bị lãng quên hơn.

Từ lâu, nội dung đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và lâu dài với đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Vì vậy, để nâng cao giá trị thương hiệu, bạn cần hết sức chú ý đến cách truyền tải ý tưởng đến khách hàng.

Nội dung sáng tạo bao gồm một loạt các định dạng và phong cách viết khác nhau. Mục đích chính của việc viết nội dung sáng tạo là thể hiện suy nghĩ, ý tưởng và sự độc đáo của bạn thông qua yếu tố ngôn ngữ.

Việc tối đa hóa nội dung sáng tạo của bạn để tối ưu hóa kết quả là chiến lược marketing tốt nhất bạn nên áp dụng.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề nhà sáng tạo nội dung là gì?

  • Nhà sáng tạo nội dung làm những công việc chính là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng công việc, vị trí, hay tổ chức cụ thể, các nhà sáng tạo nội dung có thể làm những công việc khác nhau, tuy nhiên công việc chính của những người này vẫn là sáng tạo nội dung tức sản xuất ra những nội dung mới.

  • Nhà sáng tạo nội dung web là gì?

Là những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng web. Ví dụ bạn sáng tạo nội dung trên MarketingTrips.com sẽ khác với việc bạn sáng tạo nội dung trên TikTok hay Instagram.

  • Nhà sáng tạo nội dung số (kỹ thuật số) là gì?

Còn được gọi với cái tên Digital Content Creator, các nhà sáng tạo nội dung số là những người chuyên sản xuất, sáng tạo và phân phối nội dung trên các nền tảng số như mạng xã hội, các nền tảng podcast, hay trên YouTube.

Nhà sáng tạo nội dung web là một phần của nhà sáng tạo nội dung số.

  • Sáng tạo nội dung học ngành gì?

Vì bản chất là xu hướng ngành nghề mới nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook hay YouTube, hiện có rất ít trường lớp chuyên nghiệp đào tạo nghề sáng tạo nội dung, đa phần các nhà sáng tạo làm việc tự do và tự phát triển bản thân.

Kết luận.

Trong khi tiếp thị nội dung tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược marketing của thương hiệu, một nhà sáng tạo nội dung thực thụ sẽ có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.

Những gì bạn cần làm là xác định rõ đâu là người bạn cần, một nhà tiếp thị nội dung, nhà sáng tạo nội dung hay người viết nội dung quảng cáo.

Một khi bạn có thể hiểu bản chất của nhà sáng tạo nội dung là gì cũng như phân biệt được các vị trí liên quan, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được sức mạnh của Content nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

YouTube ra mắt podcast đầu tiên với tên gọi “The Upload”

Bên cạnh mục tiêu mở rộng nhiều hơn nữa năng lực trực tuyến, YouTube cũng mong muốn các nhà sáng tạo có nhiều cách hơn nữa để kiếm tiền với các sản phẩm của mình.

YouTube ra mắt nền tảng podcast với tên gọi "The Upload"

Khi tất cả các nền tảng mạng xã hội tìm cách triển khai nhiều cách hơn để cho phép các nhà sáng tạo kiếm tiền từ các nỗ lực của họ trên nền tảng, giữ cho họ đăng tải nội dung nhiều và thường xuyên hơn, khái niệm ‘Nền kinh tế sáng tạo’ (The Creator Economy) ra đời và mở ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả các chuyên gia và những người đam mê đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù việc trở thành một nhà người tạo nghe có vẻ như là một đề xuất khá đơn giản – tuy nhiên, việc xây dựng lượng người theo dõi, tạo nội dung phù hợp với sở thích của người dùng và sau đó kiếm tiền từ nó thực sự khá phức tạp.

Bạn cần làm rất nhiều công việc khác nhau, không chỉ về mặt tạo ra những nội dung nhất quán và khác biệt, mà còn liên quan cả đến marketing, thiết lập dòng doanh thu, quản lý hoạt động kinh doanh của riêng bạn, v.v.

Và để giúp bạn làm sáng tỏ hơn điều này, YouTube vừa ra mắt podcast đầu tiên có tên đầy đủ là “The Upload: The Rise of the Creator Economy”.

The Upload sẽ được làm nổi bật bởi các cuộc phỏng vấn với một loạt các ngôi sao trên YouTube, những người đã thiết lập thành công công việc của họ trên nền tảng, cung cấp những thông tin chi tiết về các kỹ thuật mà họ đã sử dụng.

Theo giải thích của YouTube:

“Chúng tôi muốn giới thiệu sự kỳ diệu của nền kinh tế sáng tạo theo một cách hoàn toàn mới, bằng cách đưa mọi người đến với những cảnh hậu trường để tìm hiểu chi tiết điều gì đang tạo ra sự thành công của các nhà sáng tạo.”

Về mặt lý tưởng, điều này sẽ giúp nhiều ngôi sao tiềm năng hơn của YouTube hiểu rõ hơn về những gì họ cần biết, đồng thời podcast cũng có thể giúp cung cấp một số quan điểm có giá trị về những gì mà những ngôi sao thành công này đã học được và con đường họ đến với những danh tiếng trực tuyến.

Podcast sẽ được điều hướng bởi nhà báo Brittany Luse và sẽ được giới thiệu trên các kênh của các YouTuber nổi tiếng như Lilly Singh, Caleb Marshall và Emmy Cho.

“Trong suốt chuỗi chương trình, Brittany sẽ giới thiệu đến người nghe những nhà sáng tạo với các kênh thuộc mọi quy mô khác nhau, những người đang xây dựng các hoạt động kinh doanh năng động và phát triển trên nền tảng. Các tập podcast sẽ được phát hành vào thứ 4 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 22 tháng 9.”

Khi YouTube, một nền tảng video, lại tung ra podcast, cũng không ít người băn khoăn, tuy nhiên, âm thanh (audio) sẽ trở thành một trọng tâm lớn hơn đối với YouTube vào cuối năm nay khi nền tảng này đang tìm nhiều cách hơn để tận dụng xu hướng các nền tảng âm thanh đang ngày càng gia tăng.

Nhiều YouTuber nổi tiếng hiện có các kênh podcast của riêng họ, họ chia sẻ trên nền tảng, cung cấp những nội dung tập trung vào âm thanh cho nhiều đối tượng hơn, trong khi YouTube cũng tập trung nhiều hơn vào âm nhạc với các tùy chọn nghe chỉ có âm thanh.

Cuối năm ngoái, YouTube đã báo cáo rằng thị trường phát trực tuyến video âm nhạc đang ở mức cao nhất mọi thời đại, trong khi bản thân YouTube Music hiện có hơn 77 triệu người đăng ký có trả phí.

Vì vậy, mặc dù các yếu tố trực quan vẫn là trọng tâm chính, YouTube cũng đang dành những sự quan tâm đáng kể đối với các dịch vụ âm thanh và chương trình podcast này là một phần của điều đó.

Bạn sẽ có thể tải xuống “The Upload” ở bất kỳ nơi đâu bạn nhận podcast của mình – từ YouTube, Spotify, Apple Music, Google Podcasts, Amazon Alexa, v.v.

Bạn cũng có thể đăng ký “The Upload” trên YouTube tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen