Skip to main content

Thẻ: Quảng cáo TikTok

TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới

TikTok vừa thông báo ra mắt tính năng quảng cáo mới có tên gọi là TikTok Smart Performance Campaigns (Chiến dịch quảng cáo hiệu suất thông minh của TikTok) nhằm mục tiêu tự động hoá quy trình quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất của chiến dịch.

TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới
TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới

TikTok Smart Performance Campaigns là gì?

TikTok Smart Performance Campaigns (Chiến dịch quảng cáo hiệu suất thông minh của TikTok) là kiểu chiến dịch giúp các nhà quảng cáo TikTok dễ dàng tối đa hóa kết quả của chiến dịch bằng một quy trình quảng cáo tự động, về cơ bản, tính năng mới này sử dụng hệ thống máy học của TikTok để nhắm mục tiêu và tối ưu hóa quảng cáo.

Theo giải thích của TikTok:

“TikTok Smart Performance Campaigns là giải pháp tự động hóa đầu cuối (end to end automation) đầu tiên của chúng tôi nhằm tận dụng công nghệ máy học để tối ưu hóa cho các mục tiêu marketing và hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo.

Để tiếp cận đúng người và tối đa hóa kết quả, TikTok Smart Performance Campaigns được thiết kế để chạy các chiến dịch hiệu suất trên quy mô lớn, đồng thời giảm số lượng các bước thủ công để thúc đẩy kết quả.”

Khi các công nghệ máy học ngày càng thông minh hơn, nhiều nền tảng quảng cáo đang tận dụng công nghệ này cùng với sự phát triển của AI để giúp cho quá trình tối ưu quảng cáo trở nên đơn giản hơn.

“Thông qua việc tận dụng công nghệ máy học (machine learning), việc bắt đầu với Smart Performance Campaigns thật dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần là lựa chọn các mục tiêu marketing, ngân sách, khu vực và thông điệp.”

Khi quyền riêng tư là một rào cản lớn của nhiều nền tảng quảng cáo, bên cạnh đó là việc cookies sẽ dần biến mất, các tính năng tự động hoá dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

TikTok cho biết Smart Performance Campaigns phù hợp với các nhà quảng cáo mới sử dụng TikTok hoặc các nhà marketer không có nhiều nguồn lực cho hoạt động quảng cáo.

Thông qua một số thử nghiệm ở các thị trường khác nhau, TikTok thông báo rằng kiểu chiến dịch mới này ban đầu tỏ ra rất khả quan.

“Bằng cách chạy chiến dịch thử nghiệm A/B (A/B Testing) kéo dài 14 ngày với Smart Performance Campaigns, một thương hiệu đã có thể giảm CPA (chi phí trên mỗi hành động) xuống 27% và tạo ra nhiều hành động mua hàng hơn đến 40%.”

TikTok cho biết Smart Performance Campaigns hay kiểu chiến dịch hiệu suất thông minh sẽ có sẵn trên toàn cầu cho các chiến dịch quảng cáo trên ứng dụng Android vào cuối tháng 10 và tiếp tục mở rộng đến cuối năm.

Các nhà quảng cáo quan tâm đến tính năng mới này có thể liên hệ với các đối tác của TikTok để gửi yêu cầu thử nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Quảng cáo TikTok: Tìm hiểu & Cài đặt & Tối ưu

Cùng tìm hiểu nhiều nội dung khác nhau xoay quanh chủ đề quảng cáo TikTok như: Quảng cáo TikTok là gì, các kiểu quảng cáo hiện có trên TikTok, TikTok for Business là gì và hơn thế nữa.

quảng cáo tiktok là gì
Quảng cáo TikTok là gì? Tìm hiểu về Quảng cáo TikTok

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Quảng cáo TikTok là gì?
  • Toàn cảnh về quảng cáo TikTok.
  • Quảng cáo trên TikTok hoạt động như thế nào?
  • Những ai nên quảng cáo trên TikTok.
  • Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok là gì?
  • Vai trò của Quảng cáo TikTok đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
  • Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.
  • Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok là gì?
  • TikTok Pixel là gì trong hệ thống quảng cáo TikTok.
  • Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của Quảng cáo trên TikTok là gì?
  • Một số câu hỏi thường gặp với Quảng cáo TikTok là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Quảng cáo TikTok là gì?

Quảng cáo TikTok là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay Facebook, quảng cáo trên TikTok là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Điểm khác biệt thú vị của Quảng cáo TikTok so với Quảng cáo Google là trong khi với quảng cáo Google, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với quảng cáo TikTok, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).

Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn TikTok thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, TikTok sẽ bắt đầu tính phí.

Toàn cảnh về nền tảng quảng cáo TikTok.

Mặc dù chỉ mới được ra mắt khoảng 5 năm kể từ 2017, hiện TikTok có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 1 năm 2022.

quảng cáo tiktok là gì
Toàn cảnh về nền tảng quảng cáo TikTok.

Theo số liệu thống kê của Hootsuite năm 2022, có hơn 40% người dùng của TikTok có độ tuổi từ 18 đến 24 tức chủ yếu là Gen Z và nữ giới nhiều hơn nam giới.

Trong khi Mỹ hiện là thị trường có lượng người dùng lớn nhất của TịkTok với 136.418.000 người, tỷ lệ phần trăm của người dùng trên 18 tuổi so với dân số mà quảng cáo có thể tiếp cận được lại cao hơn ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam hay Trung Đông như Ả Rập Xê út.

Theo số liệu từ Statista, tính đến hết năm 2021 và đầu năm 2021, doanh thu quảng cáo toàn cầu của TikTok đạt mức khoảng gần 5 tỷ USD (con số này của Facebook là gần 100 tỷ USD).

Quảng cáo trên TikTok hoạt động như thế nào?

Về bản chất, nền tảng quảng cáo của TikTok cũng tương tự như Facebook, tức sau khi thiết lập các tuỳ chọn quảng cáo và khởi chạy chiến dịch, các quảng cáo cùng nhắm đến một nhóm đối tượng mục tiêu sẽ được đấu thầu tự động (Programmatic Ads).

Mức giá cuối cùng mà nhà quảng cáo phải trả chính là mức giá cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo với nhau (được tính toàn riêng lẻ theo từng thời điểm đấu giá).

Bạn có thể khởi chạy một chiến dịch quảng cáo TikTok tương đối đơn giản.

Trước tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản doanh nghiệp (Business Account) để tạo, quản lý và theo dõi tất cả các chiến dịch quảng cáo của mình.

Bước tiếp theo là mô tả doanh nghiệp của bạn và thiết lập hình thức thanh toán.

Đến đây, bạn có thể chọn giữa hai chế độ quản lý quảng cáo là: đơn giản và tùy chỉnh.

Trong khi với cả hai tùy chọn, nhà quảng cáo cũng sẽ đi từng bước một từ việc chọn mục tiêu chiến dịch, thiết lập nhóm quảng cáo và cuối cùng là tạo các mẫu quảng cáo, dưới đây là sự khác biệt chính giữa hai tuỳ chọn.

  • Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản: Bạn có thể thiết lập các chiến dịch quảng cáo theo cách đơn giản và nhanh chóng nhất, các phần còn lại sẽ được hệ thống quảng cáo của TikTok tự xử lý.
TikTok Ads Simplified Mode
Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản (TikTok Ads Simplified Mode)
  • Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh: Cho phép nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát quảng cáo của họ với các tùy chọn tùy chỉnh nâng cao, chẳng hạn như thử nghiệm A/B (A/B Testing), nhắm mục tiêu theo đối tượng dựa trên những tương tác với video và hơn thế nữa.
TikTok Ads Custom Mode
Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh (TikTok Ads Custom Mode):

Những ai nên quảng cáo trên TikTok.

Trong khi về cơ bản, cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như LinkedIn, Facebook hay Google, tất cả các thương hiệu hay doanh nghiệp đều có thể (hoặc nên thử) bắt đầu chạy quảng cáo ngay trên các nền tảng mới, và trong trường hợp này là quảng cáo TikTok.

Tuy nhiên, suy cho cùng thì với từng doanh nghiệp khác nhau, có các tệp khách hàng mục tiêu khác nhau, họ có thể lựa chọn các nền tảng tối ưu khác nhau.

Quảng cáo trên TikTok có thể phù hợp với thương hiệu của bạn nếu bạn đang tập trung vào các tiêu chí dưới đây.

  • Bạn muốn quảng cáo đến nữ giới trên toàn cầu hoặc các quốc gia cụ thể.
  • Bạn muốn nhắm mục tiêu quảng cáo đến giới trẻ mà đặc biệt là Gen Z.
  • Hay bạn muốn thúc đẩy khả năng hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến hay mạng xã hội khác nhau.

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok là gì?

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok là gì?
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok là gì?

Khi nói đến các hoạt động quảng cáo trên nền tảng TikTok, một trong những băn khoăn lớn nhất của các nhà quảng cáo hay thương hiệu đó là sau khi quảng cáo được phê duyệt và khởi chạy, Quảng cáo TikTok sẽ xếp hạng quảng cáo theo các tiêu chí là gì?

Ở cấp độ cao nhất, thứ hạng quảng cáo trên TikTok được xác định bởi sự kết hợp của 3 yếu tố là: mức độ liên quan của quảng cáo (ad relevance), chất lượng quảng cáo (ad quality) và giá thầu, cách tính này cũng tương tự như cách tính của Google hay Facebook.

Bạn có thể hiểu đơn giản là, mặc dù giá thầu là yếu tố quan trọng mà quảng cáo trên TikTok sử dụng để xếp hạng và hiển thị quảng cáo, chất lượng cao hơn hay mức độ phù hợp của quảng cáo với các nhóm đối tượng mục tiêu cũng quan trọng không kém.

Ý tưởng đằng sau điều này là khi một mẫu quảng cáo có chất lượng cao và liên quan hơn tức nó sẽ có thể thu hút được nhiều sự quan tâm hay tương tác hơn và từ đó làm cho nền tảng quảng cáo mà cụ thể ở đây là TikTok kiếm được nhiều tiền hơn.

Các nhà quảng cáo trên TikTok cũng coi mức độ tương tác (engagement) là yếu tố hàng đầu khi đánh giá hay xếp hạng quảng cáo.

Một quảng cáo nhận được nhiều lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận hơn sẽ có cơ hội hiển thị nhiều hơn trên nền tảng và như là một điều tất yếu, chi phí cho mỗi tương tác với người dùng khi này là thấp hay hiệu quả nhất.

Lợi ích của quảng cáo trên TikTok hay vai trò của quảng cáo TikTok đối với doanh nghiệp và thương hiệu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh hay đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu có thể có được các hiệu quả khác nhau từ quảng cáo TikTok, dưới đây là một số vai trò chình mà quảng cáo trên TikTok có thể mang lại.

Quảng cáo TikTok giúp thương hiệu tiếp cận nhanh các nhóm người dùng trẻ tuổi (Gen Z).

Như đã phân tích ở trên, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu và phần lớn người dùng trong số đó là Gen Z, nếu thương hiệu của bạn đang có ý định nhắm mục tiêu đến phân khúc đối tượng này thì TikTok là nền tảng bạn nên thử và quảng cáo TikTok chính là nơi bạn có thể bắt đầu.

Quảng cáo TikTok giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Cũng hoạt động theo cách tương tự, khi thương hiệu có thể tiếp cận đến hơn 1 tỷ người dùng tiềm năng trên toàn cầu, đó là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) của họ đến với người tiêu dùng.

Theo số liệu từ Statista, hiện TikTok có khoảng hơn 40 triệu người dùng tại Việt Nam và hơn 70% trong số đó là Gen Z, đây thực sự là một thị trường hết sức tiềm năng cho các thương hiệu có đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ.

Quảng cáo TikTok giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng.

Theo các tuỳ chọn hiện có trong trình quản lý quảng cáo của TikTok, bằng cách chọn tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay chuyển đổi bán hàng (Conversions), các thương hiệu có thể gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.

Nếu TikTok là nền tảng quảng cáo phù hợp với mục tiêu của thương hiệu của bạn, dưới đây là các bước bạn có thể làm để có thể bắt đầu quảng cáo trên TikTok.

Bước 1: Tạo tài khoản kinh doanh (Business Account).

Cũng tương tự như Facebook hay Google, để có thể quản lý nhiều tài khoản quảng cáo hay các tài sản khác nhau của doanh nghiệp, bạn nên bắt đầu với tài khoản doanh nghiệp.

Sau khi truy cập vào https://business.tiktok.com/, bạn có thể điền các thông tin cần thiết để bắt đầu quá trình tạo tài khoản cho doanh nghiệp.

Bước 2: Điền các thông tin về doanh nghiệp và thêm phương thức thanh toán.

Sau khi điền các thông tin doanh nghiệp và thêm thông tin thanh toán, hiện quảng cáo TikTok cung cấp 2 tuỳ chọn thanh toán đó là thanh toán tự động (Automatic Payment) và thanh toán thủ công (Manual Payment).

Bước 3: Chọn kiểu thiết lập quảng cáo để bắt đầu hoàn thiện nội dung quảng cáo.

Sau khi đã đăng ký và hoàn tất các thông tin về thanh toán, bạn có thể bắt đầu thiết lập chiến dịch quảng cáo của mình trên TikTok Ads Manager.

Để bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo, hiện TikTok cung cấp 2 tuỳ chọn đó là thiết lập quảng cáo theo kiểu đơn giản và thiết lập quảng cáo theo kiểu tuỳ chỉnh như đã phân tích trong các phần ở trên.

Kiểu quảng cáo đơn giản và quảng cáo tuỳ chỉnh có trong Trình quản lý quảng cáo TikTok.
Bước 4: Thiết lập chiến dịch quảng cáo.
Thiết lập chiến dịch quảng cáo trong TịkTok.

Tuỳ vào từng tuỳ chọn mà bạn chọn về cách thiết lập các chiến dịch quảng cáo, cách thức bạn xây dựng các chiến dịch quảng cáo có thể khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hiện quảng cáo trên TikTok cung cấp một số mục tiêu quảng cáo như tối ưu chuyển đổi trên website, thúc đẩy lượng khách hàng truy cập website hay gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Bước 5: Hoàn thiện nội dung quảng cáo và khởi chạy quảng cáo.
Hoàn thiện nội dung quảng cáo trên TikTok Ads.
Hoàn thiện nội dung quảng cáo trên TikTok.

Sau khi tải lên video mà bạn sẽ sử dụng để quảng cáo hay kết nối với các video từ tài khoản TikTok hiện có, bạn có thể bắt đầu khởi chạy chiến dịch quảng cáo của mình.

Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok là gì?

Hiện hệ thống quảng cáo TikTok cung cấp cho các nhà quảng cáo 5 định dạng quảng cáo bao gồm:

  1. Quảng cáo TopView.
  2. Quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu In-Feed.
  3. Quảng cáo hashtags có thương hiệu – Branded Hashtags
  4. Quảng cáo Brand Takeovers
  5. Quảng cáo hiệu ứng có thương hiệu – Branded Effects
  • Quảng cáo TopView.

Quảng cáo TopView trên TikTok là định dạng hiển thị quảng cáo trong đó video quảng cáo xuất hiện mỗi ngày một lần, ngay sau khi người dùng mở ứng dụng của họ lần đầu tiên.

Các video dành cho TopView Ads có thể dài tối đa 60 giây, do đó, đây là định dạng quảng cáo hoàn hảo cho các doanh nghiệp hay thương hiệu muốn quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ cần sự chú ý nhiều hơn từ khách hàng.

  • Quảng cáo In-Feed.

Quảng cáo In-Feed hay quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok là định dạng trong đó các video quảng cáo xuất hiện trên trang khám phá của người dùng, còn được gọi là trang “Dành cho bạn” (For You).

Đây chính là nơi đầu tiên mà người dùng sẽ xem khi họ mở ứng dụng của mình, dựa trên các thuật toán của TikTok, nền tảng sẽ cung cấp các video mà họ tin rằng người dùng sẽ quan tâm nhiều nhất.

Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok đặc biệt có giá trị đối với các marketer muốn sử dụng TikTok để thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, vì video có thể được thêm các lời kêu gọi hành động (CTA) như tải ngay hay mua ngay.

TikTok Ads - In-Feed Ads
TikTok Ads – In-Feed Ads

Như bạn có thể thấy ở trên, thương hiệu Acorns đã thêm CTA Download vào video quảng cáo của mình với mục tiêu thúc đẩy khách hàng hành động nhiều hơn.

  • Quảng cáo hashtags có thương hiệu – Branded Hashtags.

Chiến dịch quảng cáo có thẻ gắn thương hiệu là quảng cáo mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền cảm hứng cho TikTokers tạo những nội dung xoay quanh một hashtag (thẻ xu hướng) liên quan đến thương hiệu.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng định dạng quảng cáo này có quyền truy cập độc quyền vào thẻ hashtag với chi phí trung bình được báo cáo là khoảng 150,000 USD trong 6 ngày.

  • Quảng cáo Brand Takeovers.

Brand Takeovers là định dạng quảng cáo có thể bao gồm các định dạng khác như TopView, In-Feed và Branded Hashtags cùng một lúc. Chúng có thể là video, gif (ảnh động) hoặc hình ảnh tĩnh.

Với định dạng quảng cáo này, quảng cáo TikTok sẽ chỉ làm nổi bật duy nhất một doanh nghiêp mỗi ngày với chi phí quảng cáo là từ khoảng 50.000 USD mỗi ngày.

  • Quảng cáo hiệu ứng thương hiệu – Branded Effects.

Quảng cáo hiệu ứng có thương hiệu là định dạng quảng cáo sử dụng công nghệ 2D, 3D hoặc AR để thêm hình ảnh sản phẩm của bạn vào video TikTok.

Với định dạng quảng cáo này, các thương hiệu thường tạo ra các nhãn dán sản phẩm (stickers) của riêng họ hoặc xây dựng các bộ lọc (filters) mà TikTokers hay người dùng TikTok có thể sử dụng khi tạo video của họ.

Các bộ lọc và nhãn dán này có tác dụng chính là giúp tăng mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu.

TikTok Ads - Branded Effects.
Quảng cáo TikTok – Branded Effects.

Như bạn có thể thấy ở trên từ một mẫu quảng cáo theo định dạng Brand Takeovers của Puma, thương hiệu này đã sử dụng tính năng hiệu ứng có thương hiệu để quảng cáo giày đá bóng mới của họ.

Họ đã ghép nhãn dán hiệu ứng có thương hiệu của mình với một thử thách hashtag, chiến dịch cuối cùng đã tạo ra hơn 100.000 video do người dùng tạo ra (UGC).

TikTok Pixel là gì trên hệ thống quảng cáo TikTok.

Cũng tương tự như Facebook Pixel, TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.

Khi nhà quảng cáo kết nối các chuyển đổi trên website hay các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, hệ thống quảng cáo của TikTok sẽ có thể theo dõi và tối ưu các chuyển đổi theo chỉ định của các nhà quảng cáo.

Những gì mà TikTok Pixel mang lại cho các chiến dịch quảng cáo trên TikTok là vô cùng lớn, để có thể hiểu rõ hơn về TikTok Pixel bạn có thể xem thêm tại: TikTok Pixel là gì

Một số câu hỏi thường gặp với quảng cáo trên TikTok là gì?

  • Trình quản lý quảng cáo TikTok là gì?

Cũng tương tự như Trình quản lý quảng cáo Facebook hay Trình quản lý quảng cáo Google, Trình quản lý quảng cáo TikTok chính là trình quản lý quảng cáo của TikTok, nơi nhà quảng cáo có thể xây dựng và quản lý toàn bộ các tài nguyên quảng cáo (đối tượng mục tiêu, các chiến dịch quảng cáo…) của doanh nghiệp.

  • Trình quản lý kinh doanh TikTok là gì?

Trình quản lý kinh doanh TikTok là một nền tảng tập trung cho các nhà quảng cáo doanh nghiệp trên nền tảng quảng cáo của TikTok.

Thay vì phải tự nghĩ ra các chiến lược marketing trên TikTok, nền tảng này hướng đến mục tiêu hướng dẫn các nhà tiếp thị thực hiện toàn bộ quá trình từ việc tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đúng đối tượng đến phân tích dữ liệu của chiến dịch.

  • Quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu TikTok là gì?

Như đã phân tích ở trên, hiện hệ thống Quảng cáo TikTok cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, Quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu là một định dạng quảng cáo trên TikTok nơi cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed) của TikTok.

  • TikTok Business Center (TikTok BC) là gì?

TikTok Business Center là Trung tâm kinh doanh của TikTok, là nơi các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp có thể kích hoạt các hoạt động marketing của mình.

Business Center (BC) cho phép các tổ chức tập trung tài sản và đội nhóm của họ ở một nơi duy nhất, cho phép họ phân bổ quyền hạn và sử dụng tài sản một cách hiệu quả và an toàn nhất trên TikTok và quảng cáo TikTok.

  • Sponsored trên TikTok là gì?

Sponsored trên TikTok có nghĩa là một nội dung (Content) nào đó đang được “tài trợ” hay quảng cáo trên TikTok, thuật ngữ này về bản chất là đồng nghĩa với “Quảng cáo TikTok”.

  • Quảng cáo Spark Ads trên TikTok là gì?

Spark Ads mới của TikTok về cơ bản cho phép các thương hiệu tài trợ cho những nội dung tự nhiên đang thịnh hành phù hợp với chiến dịch của họ để tăng cường mối liên kết mà không cần phải tự tạo bất kỳ thứ gì.

Thông qua quảng cáo Spark Ads trên TikTok, các thương hiệu có thể thúc đẩy cả các bài đăng tự nhiên của riêng họ và những nội dung có liên quan của nhà sáng tạo đó, chuyển đổi chúng thành quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) hoặc quảng cáo TopView (TopView Ads).

  • Quảng cáo mua sắm TikTok là gì?

Quảng cáo mua sắm trên TikTok là một hình thức quảng cáo trên TikTok cho phép nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo mà người dùng có thể tương tác và mua bán trực tiếp trên ứng dụng.

  • Quảng cáo danh mục sản phẩm TikTok là gì?

Quảng cáo danh mục sản phẩm TikTok là hình thức quảng cáo cho phép nhà quảng cáo làm nổi bật một loạt các sản phẩm có trong danh mục của họ trên ứng dụng.

Các nhà quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm của họ trên các vị trí có thể mua được, chẳng hạn như ở phần “được đề xuất” hoặc “Sản phẩm có liên quan”.

  • Quảng cáo mua sắm khi phát trực tuyến trên TikTok là gì?

Là định dạng quảng cáo cho phép các nhà quảng cáo hướng người dùng từ trang ‘Dành cho bạn’ đến các sự kiện đang được phát trực tiếp để họ có thể bắt đầu tương tác và mua hàng.

Phương thức quảng cáo này hiện đang được thử nghiệm ở những thị trường có TikTok Shop Seller bao gồm Vương quốc Anh, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam.

  • Thư viện quảng cáo TikTok là gì?

Thư viện quảng cáo TikTok là nơi cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm các chiến dịch quảng cáo TikTok đang hoạt động tốt nhất trên nền tảng, cả theo ngành kinh doanh lẫn khu vực, nhằm cung cấp cho bạn những cảm hứng mới từ cách tiếp cận của họ.

Kết luận.

Hy vọng thông qua bài viết trên của MarketingTrips, bạn đã có thể có những cái nhìn toàn diện nhất về quảng cáo trên TịkTok.

Từ việc hiểu Quảng cáo TikTok là gì, các định dạng quảng cáo hay các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo hiện có trên TikTok và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Ads là gì? Kiến thức cần biết về quảng cáo TikTok

Cùng tìm hiểu nhiều nội dung khác nhau xoay quanh chủ đề TikTok Ads (Quảng cáo TikTok) như: TikTok Ads là gì, các hình thức hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads, TikTok for Business là gì và hơn thế nữa.

tiktok ads là gì
TikTok Ads là gì? Toàn diện về chạy TikTok Ads

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • TikTok Ads là gì?
  • Toàn cảnh về TikTok Ads.
  • TikTok Ads hoạt động như thế nào?
  • Những ai nên quảng cáo trên TikTok.
  • Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?
  • Vai trò của TikTok Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
  • Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.
  • Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads là gì?
  • TikTok Pixel là gì trong TikTok Ads.
  • Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của TikTok Ads là gì?
  • Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Ads là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

TikTok Ads là gì?

TikTok Ads là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay Facebook, quảng cáo trên TikTok là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Điểm khác biệt thú vị của TikTok Ads so với Google Ads là trong khi với Google Ads, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với TikTok Ads, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).

Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn TikTok thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, TikTok sẽ bắt đầu tính phí.

Tổng quan về nền tảng TikTok Ads.

Mặc dù chỉ mới được ra mắt khoảng 5 năm kể từ 2017, hiện TikTok có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 1 năm 2022.

tiktok ads là gì
Toàn cảnh về nền tảng TikTok Ads.

Theo số liệu thống kê của Hootsuite năm 2022, có hơn 40% người dùng của TikTok có độ tuổi từ 18 đến 24 tức chủ yếu là Gen Z và nữ giới nhiều hơn nam giới.

Trong khi Mỹ hiện là thị trường có lượng người dùng lớn nhất của TịkTok với 136.418.000 người, tỷ lệ phần trăm của người dùng trên 18 tuổi so với dân số mà quảng cáo có thể tiếp cận được lại cao hơn ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam hay Trung Đông như Ả Rập Xê út.

Theo số liệu từ Statista, tính đến hết năm 2021 và đầu năm 2021, doanh thu quảng cáo toàn cầu của TikTok đạt mức khoảng gần 5 tỷ USD (con số này của Facebook là gần 100 tỷ USD).

TikTok Ads hoạt động như thế nào?

Về bản chất, nền tảng quảng cáo của TikTok cũng tương tự như Facebook, tức sau khi thiết lập các tuỳ chọn quảng cáo và khởi chạy chiến dịch, các quảng cáo cùng nhắm đến một nhóm đối tượng mục tiêu sẽ được đấu thầu tự động (Programmatic Ads).

Mức giá cuối cùng mà nhà quảng cáo phải trả chính là mức giá cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo với nhau (được tính toàn riêng lẻ theo từng thời điểm đấu giá).

Bạn có thể khởi chạy một chiến dịch TikTok Ads tương đối đơn giản.

Trước tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản doanh nghiệp (Business Account) để tạo, quản lý và theo dõi tất cả các chiến dịch quảng cáo của mình.

Bước tiếp theo là mô tả doanh nghiệp của bạn và thiết lập hình thức thanh toán.

Đến đây, bạn có thể chọn giữa hai chế độ quản lý quảng cáo là: đơn giản và tùy chỉnh.

Trong khi với cả hai tùy chọn, nhà quảng cáo cũng sẽ đi từng bước một từ việc chọn mục tiêu chiến dịch, thiết lập nhóm quảng cáo và cuối cùng là tạo các mẫu quảng cáo, dưới đây là sự khác biệt chính giữa hai tuỳ chọn.

  • Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản (TikTok Ads Simplified Mode): Bạn có thể thiết lập các chiến dịch quảng cáo theo cách đơn giản và nhanh chóng nhất, các phần còn lại sẽ được hệ thống quảng cáo của TikTok tự xử lý.
TikTok Ads Simplified Mode
Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản (TikTok Ads Simplified Mode)
  • Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh (TikTok Ads Custom Mode): Cho phép nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát quảng cáo của họ với các tùy chọn tùy chỉnh nâng cao, chẳng hạn như thử nghiệm A/B (A/B Testing), nhắm mục tiêu theo đối tượng dựa trên những tương tác với video và hơn thế nữa.
TikTok Ads Custom Mode
Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh (TikTok Ads Custom Mode):

Những ai nên quảng cáo trên TikTok.

Trong khi về cơ bản, cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như LinkedIn, Facebook hay Google, tất cả các thương hiệu hay doanh nghiệp đều có thể (hoặc nên thử) bắt đầu chạy quảng cáo ngay trên các nền tảng mới, và trong trường hợp này là TikTok Ads.

Tuy nhiên, suy cho cùng thì với từng doanh nghiệp khác nhau, có các tệp khách hàng mục tiêu khác nhau, họ có thể lựa chọn các nền tảng tối ưu khác nhau.

Quảng cáo trên TikTok có thể phù hợp với thương hiệu của bạn nếu bạn đang tập trung vào các tiêu chí dưới đây.

  • Bạn muốn quảng cáo đến nữ giới trên toàn cầu hoặc các quốc gia cụ thể.
  • Bạn muốn nhắm mục tiêu quảng cáo đến giới trẻ mà đặc biệt là Gen Z.
  • Hay bạn muốn thúc đẩy khả năng hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến hay mạng xã hội khác nhau.

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?

Khi nói đến các hoạt động quảng cáo trên nền tảng TikTok, một trong những băn khoăn lớn nhất của các nhà quảng cáo hay thương hiệu đó là sau khi quảng cáo được phê duyệt và khởi chạy, TikTok Ads sẽ xếp hạng quảng cáo theo các tiêu chí là gì?

Ở cấp độ cao nhất, thứ hạng quảng cáo trên TikTok được xác định bởi sự kết hợp của 3 yếu tố là: mức độ liên quan của quảng cáo (ad relevance), chất lượng quảng cáo (ad quality) và giá thầu, cách tính này cũng tương tự như cách tính của Google hay Facebook.

Bạn có thể hiểu đơn giản là, mặc dù giá thầu là yếu tố quan trọng mà TikTok Ads sử dụng để xếp hạng và hiển thị quảng cáo, chất lượng cao hơn hay mức độ phù hợp của quảng cáo với các nhóm đối tượng mục tiêu cũng quan trọng không kém.

Ý tưởng đằng sau điều này là khi một mẫu quảng cáo có chất lượng cao và liên quan hơn tức nó sẽ có thể thu hút được nhiều sự quan tâm hay tương tác hơn và từ đó làm cho nền tảng quảng cáo mà cụ thể ở đây là TikTok kiếm được nhiều tiền hơn.

Các nhà quảng cáo trên TikTok cũng coi mức độ tương tác (engagement) là yếu tố hàng đầu khi đánh giá hay xếp hạng quảng cáo.

Một quảng cáo nhận được nhiều lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận hơn sẽ có cơ hội hiển thị nhiều hơn trên nền tảng và như là một điều tất yếu, chi phí cho mỗi tương tác với người dùng khi này là thấp hay hiệu quả nhất.

Lợi ích của quảng cáo trên TikTok hay vai trò của TikTok Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh hay đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu có thể có được các hiệu quả khác nhau từ TikTok Ads, dưới đây là một số vai trò chình mà quảng cáo trên TikTok có thể mang lại.

TikTok Ads giúp thương hiệu tiếp cận nhanh các nhóm người dùng trẻ tuổi (Gen Z).

Như đã phân tích ở trên, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu và phần lớn người dùng trong số đó là Gen Z, nếu thương hiệu của bạn đang có ý định nhắm mục tiêu đến phân khúc đối tượng này thì TikTok là nền tảng bạn nên thử và TikTok Ads chính là nơi bạn có thể bắt đầu.

TikTok Ads giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Cũng hoạt động theo cách tương tự, khi thương hiệu có thể tiếp cận đến hơn 1 tỷ người dùng tiềm năng trên toàn cầu, đó là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) của họ đến với người tiêu dùng.

Theo số liệu từ Statista, hiện TikTok có khoảng hơn 40 triệu người dùng tại Việt Nam và hơn 70% trong số đó là Gen Z, đây thực sự là một thị trường hết sức tiềm năng cho các thương hiệu có đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ.

TikTok Ads giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng.

Theo các tuỳ chọn hiện có trong trình quản lý quảng cáo của TikTok, bằng cách chọn tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay chuyển đổi bán hàng (Conversions), các thương hiệu có thể gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.

Nếu TikTok là nền tảng quảng cáo phù hợp với mục tiêu của thương hiệu của bạn, dưới đây là các bước bạn có thể làm để có thể bắt đầu quảng cáo trên TikTok Ads.

Bước 1: Tạo tài khoản kinh doanh (Business Account).

Cũng tương tự như Facebook hay Google, để có thể quản lý nhiều tài khoản quảng cáo hay các tài sản khác nhau của doanh nghiệp, bạn nên bắt đầu với tài khoản doanh nghiệp.

Sau khi truy cập vào https://business.tiktok.com/, bạn có thể điền các thông tin cần thiết để bắt đầu quá trình tạo tài khoản cho doanh nghiệp.

Bước 2: Điền các thông tin về doanh nghiệp và thêm phương thức thanh toán.

Sau khi điền các thông tin doanh nghiệp và thêm thông tin thanh toán, hiện TikTok Ads cung cấp 2 tuỳ chọn thanh toán đó là thanh toán tự động (Automatic Payment) và thanh toán thủ công (Manual Payment).

Bước 3: Chọn kiểu thiết lập quảng cáo để bắt đầu hoàn thiện nội dung quảng cáo.

Sau khi đã đăng ký và hoàn tất các thông tin về thanh toán, bạn có thể bắt đầu thiết lập chiến dịch quảng cáo của mình trên TikTok Ads Manager.

Để bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo, hiện TikTok cung cấp 2 tuỳ chọn đó là thiết lập quảng cáo theo kiểu đơn giản và thiết lập quảng cáo theo kiểu tuỳ chỉnh như đã phân tích trong các phần ở trên.

Kiểu quảng cáo đơn giản và quảng cáo tuỳ chỉnh có trong TikTok Ads Manager.
Bước 4: Thiết lập chiến dịch quảng cáo.
Thiết lập chiến dịch quảng cáo trong TịkTok Ads.

Tuỳ vào từng tuỳ chọn mà bạn chọn về cách thiết lập các chiến dịch quảng cáo, cách thức bạn xây dựng các chiến dịch quảng cáo có thể khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hiện TikTok Ads cung cấp một số mục tiêu quảng cáo như tối ưu chuyển đổi trên website, thúc đẩy lượng khách hàng truy cập website hay gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Bước 5: Hoàn thiện nội dung quảng cáo và khởi chạy quảng cáo.
Hoàn thiện nội dung quảng cáo trên TikTok Ads.
Hoàn thiện nội dung quảng cáo trên TikTok Ads.

Sau khi tải lên video mà bạn sẽ sử dụng để quảng cáo hay kết nối với các video từ tài khoản TikTok hiện có, bạn có thể bắt đầu khởi chạy chiến dịch quảng cáo của mình.

Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads là gì?

Hiện TikTok Ads cung cấp cho các nhà quảng cáo 5 định dạng quảng cáo bao gồm:

  1. TopView Ads
  2. In-Feed Ads
  3. Branded Hashtags
  4. Brand Takeovers
  5. Branded Effects
  • TopView Ads.

TopView Ads hay quảng cáo TopView trên TikTok là định dạng hiển thị quảng cáo trong đó video quảng cáo xuất hiện mỗi ngày một lần, ngay sau khi người dùng mở ứng dụng của họ lần đầu tiên.

Các video dành cho TopView Ads có thể dài tối đa 60 giây, do đó, đây là định dạng quảng cáo hoàn hảo cho các doanh nghiệp hay thương hiệu muốn quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ cần sự chú ý nhiều hơn từ khách hàng.

  • In-Feed Ads.

In-Feed Ads hay quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok là định dạng trong đó các video quảng cáo xuất hiện trên trang khám phá của người dùng, còn được gọi là trang “Dành cho bạn” (For You).

Đây chính là nơi đầu tiên mà người dùng sẽ xem khi họ mở ứng dụng của mình, dựa trên các thuật toán của TikTok, nền tảng sẽ cung cấp các video mà họ tin rằng người dùng sẽ quan tâm nhiều nhất.

Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok đặc biệt có giá trị đối với các marketer muốn sử dụng TikTok để thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, vì video có thể được thêm các lời kêu gọi hành động (CTA) như tải ngay hay mua ngay.

TikTok Ads - In-Feed Ads
TikTok Ads – In-Feed Ads

Như bạn có thể thấy ở trên, thương hiệu Acorns đã thêm CTA Download vào video quảng cáo của mình với mục tiêu thúc đẩy khách hàng hành động nhiều hơn.

Branded Hashtags hay chiến dịch quảng cáo có thẻ gắn thương hiệu là quảng cáo mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền cảm hứng cho TikTokers tạo những nội dung xoay quanh một hashtag (thẻ xu hướng) liên quan đến thương hiệu.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng định dạng quảng cáo này có quyền truy cập độc quyền vào thẻ hashtag với chi phí trung bình được báo cáo là khoảng 150,000 USD trong 6 ngày.

  • Brand Takeovers.

Brand Takeovers là định dạng quảng cáo có thể bao gồm các định dạng khác như TopView, In-Feed và Branded Hashtags cùng một lúc. Chúng có thể là video, gif (ảnh động) hoặc hình ảnh tĩnh.

Với định dạng quảng cáo này, TikTok Ads sẽ chỉ làm nổi bật duy nhất một doanh nghiêp mỗi ngày với chi phí quảng cáo là từ khoảng 50.000 USD mỗi ngày.

  • Branded Effects.

Branded Effects hay quảng cáo hiệu ứng có thương hiệu là định dạng quảng cáo sử dụng công nghệ 2D, 3D hoặc AR để thêm hình ảnh sản phẩm của bạn vào video TikTok.

Với định dạng quảng cáo này, các thương hiệu thường tạo ra các nhãn dán sản phẩm (stickers) của riêng họ hoặc xây dựng các bộ lọc (filters) mà TikTokers hay người dùng TikTok có thể sử dụng khi tạo video của họ.

Các bộ lọc và nhãn dán này có tác dụng chính là giúp tăng mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu.

TikTok Ads - Branded Effects.
TikTok Ads – Branded Effects.

Như bạn có thể thấy ở trên từ một mẫu quảng cáo theo định dạng Brand Takeovers của Puma, thương hiệu này đã sử dụng tính năng hiệu ứng có thương hiệu để quảng cáo giày đá bóng mới của họ.

Họ đã ghép nhãn dán hiệu ứng có thương hiệu của mình với một thử thách hashtag, chiến dịch cuối cùng đã tạo ra hơn 100.000 video do người dùng tạo ra (UGC).

TikTok Pixel là gì trong TikTok Ads.

Cũng tương tự như Facebook Pixel, TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.

Khi nhà quảng cáo kết nối các chuyển đổi trên website hay các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, hệ thống quảng cáo của TikTok (TikTok Ads) sẽ có thể theo dõi và tối ưu các chuyển đổi theo chỉ định của các nhà quảng cáo.

Những gì mà TikTok Pixel mang lại cho các chiến dịch trên TikTok Ads là vô cùng lớn, để có thể hiểu rõ hơn về TikTok Pixel bạn có thể xem thêm tại: TikTok Pixel là gì

Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Ads là gì?

  • TikTok Ads Manager là gì?

Cũng tương tự như Facebook Ads Manager hay Google Ad Manager, TikTok Ads Manager chính là trình quản lý quảng cáo của TikTok, nơi nhà quảng cáo có thể xây dựng và quản lý toàn bộ các tài nguyên quảng cáo (đối tượng mục tiêu, các chiến dịch quảng cáo…) của doanh nghiệp.

  • TikTok for Business là gì?

TikTok for Business là một nền tảng tập trung cho các nhà quảng cáo doanh nghiệp trên TikTok Ads. Thay vì phải tự nghĩ ra các chiến lược marketing trên TikTok, nền tảng này hướng đến mục tiêu hướng dẫn các nhà tiếp thị thực hiện toàn bộ quá trình từ việc tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đúng đối tượng đến phân tích dữ liệu của chiến dịch.

  • In-Feed Ads TikTok là gì?

Như đã phân tích ở trên, hiện TikTok Ads cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, TikTok In-Feed Ads là một định dạng quảng cáo trên TikTok nơi cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed) của TikTok.

  • TikTok Business Center (TikTok BC) là gì?

TikTok Business Center là Trung tâm kinh doanh của TikTok, là nơi các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp có thể kích hoạt các hoạt động marketing của mình.

Business Center (BC) cho phép các tổ chức tập trung tài sản và đội nhóm của họ ở một nơi duy nhất, cho phép họ phân bổ quyền hạn và sử dụng tài sản một cách hiệu quả và an toàn nhất trên TikTok và TikTok Ads.

  • Sponsored trên TikTok là gì?

Sponsored trên TikTok có nghĩa là một nội dung (Content) nào đó đang được “tài trợ” hay quảng cáo trên TikTok, thuật ngữ này về bản chất là đồng nghĩa với TikTok Ads.

  • Spark Ads TikTok là gì?

Spark Ads mới của TikTok về cơ bản cho phép các thương hiệu tài trợ cho những nội dung tự nhiên đang thịnh hành phù hợp với chiến dịch của họ để tăng cường mối liên kết mà không cần phải tự tạo bất kỳ thứ gì.

Thông qua TikTok Spark Ads, các thương hiệu có thể thúc đẩy cả các bài đăng tự nhiên của riêng họ và những nội dung có liên quan của nhà sáng tạo đó, chuyển đổi chúng thành quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) hoặc quảng cáo TopView (TopView Ads).

  • TikTok Shopping Ads là gì?

TikTok Shopping Ads là một hình thức quảng cáo trên TikTok (TikTok Ads) cho phép nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo mà người dùng có thể tương tác và mua bán trực tiếp trên ứng dụng.

  • TikTok Catalog Listing Ads là gì?

TikTok Catalog Listing Ads là Quảng cáo theo danh mục cho phép nhà quảng cáo làm nổi bật một loạt các sản phẩm có trong danh mục của họ trên ứng dụng.

Các nhà quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm của họ trên các vị trí có thể mua được, chẳng hạn như ở phần “được đề xuất” hoặc “Sản phẩm có liên quan”.

  • TikTok Live Shopping Ads là gì?

LIVE Shopping Ads là định dạng quảng cáo cho phép các nhà quảng cáo hướng người dùng từ trang ‘Dành cho bạn’ đến các sự kiện đang được phát trực tiếp để họ có thể bắt đầu tương tác và mua hàng.

Phương thức quảng cáo này hiện đang được thử nghiệm ở những thị trường có TikTok Shop Seller bao gồm Vương quốc Anh, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam.

  • TikTok Ads Library là gì?

Là thư viện quảng cáo của TikTok, nơi cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm các chiến dịch TikTok Ads đang hoạt động tốt nhất trên nền tảng, cả theo ngành kinh doanh lẫn khu vực, nhằm cung cấp cho bạn những cảm hứng mới từ cách tiếp cận của họ.

Kết luận.

Hy vọng thông qua bài viết trên của MarketingTrips, bạn đã có thể có những cái nhìn toàn diện nhất về TikTok Ads.

Từ việc hiểu TikTok Ads là gì, các định dạng quảng cáo hay các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo hiện có trên TikTok và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

[Case Study] Thương hiệu Maybelline với chiến dịch ‘Mấy bé Lì. Chẳng sợ gì’

chiến dịch mấy bé lì
TikTok Ads Case Study: Thương hiệu Maybelline với chiến dịch ‘Mấy bé Lì. Chẳng sợ gì’

Chiến dịch nhằm mục tiêu xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) và độ yêu thích của một dòng trang điểm mới của Maybelline New York tại thị trường Việt Nam.

Bối cảnh mục tiêu của Mấy bé Lì Campaign.

Maybelline New York là thương hiệu trang điểm (makeup) số một toàn cầu và cũng là sự lựa chọn phổ biến của nhiều giới trẻ Việt Nam.

Kể từ khi được thành lập vào năm 2017, Maybelline đã thực hiện sứ mệnh trao quyền cho phụ nữ để thể hiện vẻ đẹp của chính họ bằng cách cung cấp các loại mỹ phẩm dễ tiếp cận, dễ sử dụng và đầy tính đổi mới.

Tại Việt Nam, Maybelline đã tìm cách quảng bá thương hiệu trang điểm hàng đầu của mình, là SuperStay, với chiến dịch “We are unstoppable. We fear nothing” (Mấy bé Lì. Chẳng sợ gì).

Để tiếp cận những đối tượng trẻ tuổi và truyền tải được điểm nổi bật của SuperStay là tính ‘lâu trôi và không lem’, Maybelline đã tìm đến TikTok.

Giải pháp.

Trên TikTok, Maybelline đã ra mắt Hashtag Challenge (thử thách hashtag) #Maybeli với mục tiêu là trao quyền cho phụ nữ bằng một chiến dịch lan truyền.

Điểm đặc biệt của chiến dịch là gì? một MV riêng của thương hiệu với tiêu đề “MẤY BÉ LÌ”.

Kết hợp với Branded Effect (hiệu ứng có thương hiệu) của quảng cáo TikTok, Maybelline có thể truyền tải thông điệp thương hiệu của mình thông qua âm nhạc và khiêu vũ.

Nhưng cách mà TikTok Ads Branded Effect đã giúp truyền đạt lợi ích của SuperStay một cách hiệu quả hơn là nó rõ ràng và được móc nối với các thử thách: ví dụ như hiệu ứng thời tiết có thể cho thấy sức mạnh lâu dài của SuperStay.

Dù mưa hay nắng, lớp trang điểm SuperStay vẫn bám chặt trên khuôn mặt của bạn mà không bị lem hoặc trôi.

Để bắt đầu chiến dịch, Maybelline đã làm việc với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nổi tiếng trên TikTok.

Những nhà sáng tạo này có thể khơi dậy sự hào hứng và chia sẻ bộ video chiến dịch ban đầu với những người theo dõi của họ.

Ngoài ra, bản thân thử thách của thương hiệu cũng rất đơn giản để tham gia. Nhờ không có sự ràng buộc về vũ đạo, người dùng TikTok ở mọi tầng lớp đều có thể tham gia.

Maybelline cũng đã sử dụng chiến lược gọi là chiến lược quảng cáo “Bùng nổ” để tăng thêm hiệu ứng truyền thông, tăng khả năng hiển thị và sức ảnh hưởng của chiến dịch với hashtag #Maybeli.

Điều này có nghĩa là Maybelline phải chạy nhiều các định dạng quảng cáo chuẩn trên TikTok bao gồm ‘Brand Premium’, ‘One Day Max In-Feed’ và ‘Brand Takeover’.

Thông qua chiến dịch này, Maybelline không chỉ có thể nâng cao nhận thức thương hiệu và nguồn cảm hứng với Hashtag Challenge, mà còn sử dụng nhắm mục tiêu lại (re targeting) và sức mạnh của những người có ảnh hưởng (influencer) để thúc đẩy nhiều hơn nữa quá trình bán hàng.

Trên thực tế, thương hiệu cũng đã thúc đẩy được một phần doanh số trực tiếp thông qua kênh thương mại điện tử trong suốt chiến dịch.

Kết quả.

Ca khúc hấp dẫn của #Maybeli đã thu hút được sự chú ý của người dùng tại Việt Nam. Trên tổng số 75.000 video được gửi đi, #Maybeli đã tiếp cận được 19 triệu người dùng TikTok tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông qua chiến dịch, thương hiệu có được 173 triệu lượt xem video, mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall) tăng 31,34%. Mức độ ưa chuộng đối với thương hiệu cũng đã tăng 8,04%.

Thương hiệu thậm chí còn chứng kiến sự tăng vọt về doanh số bán hàng so với ba tháng trước đó. Cụ thể, doanh số bán các sản phẩm SuperStay tăng thêm 790% và doanh số bán hàng trực tuyến tăng 32,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với quá trình lên chiến lược và lập kế hoạch chi tiết, Maybelline đã xây dựng được một dấu ấn không nhỏ đối với người dùng trên TikTok tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok ra mắt tài nguyên kinh doanh cho Marketers

Để tiếp tục mở rộng các dịch vụ kinh doanh và tùy chọn quảng cáo, TikTok đã ra mắt ‘Trung tâm Tài nguyên Doanh nghiệp Nhỏ’ mới, bao gồm một loạt các nghiên cứu điển hình, công cụ sáng tạo và cách để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận ứng dụng đang phát triển nhanh chóng này.

Theo giải thích của TikTok:

“Từ những câu chuyện thành công đến các công cụ sáng tạo và hội thảo trên web miễn phí, nó có mọi thứ marketer cần để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình trên nền tảng của chúng tôi.”

Như đã lưu ý, nền tảng này bao gồm một loạt các công cụ hữu ích, bao gồm các nghiên cứu điển hình (Case Study):

Và các công cụ sáng tạo cho các chiến dịch của bạn:

Ngoài ra còn có các hội thảo trên web (webinars), thông tin chi tiết về số liệu hiệu suất và quảng cáo TikTok cũng như các liên kết đến một loạt các tài nguyên kinh doanh khác.

TikTok đã có một năm đầy biến động, với lệnh cấm hoàn toàn ứng dụng ở Ấn Độ và cuộc chiến pháp lý đang diễn ra để tồn tại ở Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp điều này, TikTok vẫn tiếp tục phát triển và đang trên đà đạt được một tỷ người dùng vào năm 2021.

Do đó, chắc chắn sẽ có nhiều thương hiệu đang tìm cách mở rộng nỗ lực digital marketing của họ sang ứng dụng video dạng ngắn này trong năm mới và tài nguyên mới này cung cấp nhiều gợi ý hơn về cách để bạn thực hiện những điều đó.

Bạn có thể truy cập trung tâm tài nguyên này tại: TikTok Small Business Resource Center

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips