Dữ liệu nghiên cứu mới đây của LinkedIn cho thấy, người lao động tại các doanh nghiệp đã chọn cách rời đi vì họ không tìm thấy cơ hội phát triển bản thân tại nơi làm việc.
Nếu bạn theo dõi các xu hướng nghỉ việc trong thời gian gần đây diễn ra trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh nguyên nhân chính là do suy thoái hay lạm phát, Quiet Quitting cũng là vấn đề lớn đang nổi lên ở nhiều doanh nghiệp.
Mọi người đang từ bỏ doanh nghiệp vì họ cảm thấy những giá trị của doanh nghiệp không phù hợp với giá trị cá nhân của bản thân và vì họ không thấy tìm các cơ hội thăng tiến tại chính nơi họ đang làm việc.
Đối với các nhà tuyển dụng, điều này có nghĩa là – ít nhất là trong thời điểm hiện tại – họ không thể dựa vào nỗi sợ hãi về sự không chắc chắn hay bất ổn về kinh tế để giữ chân nhân viên của mình.
Cũng giống như làn sóng Great Resignation cách đây không lâu, doanh nghiệp cần một cách tiếp cận khác hiệu quả hơn và đúng với bản chất của vấn đề hơn.
Nghiên cứu mới đây của mạng xã hội việc làm LinkedIn cho thấy rằng để giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp cần cung cấp cho họ một lộ trình thăng tiến hay cơ hội phát triển bản thân rõ ràng.
Nếu không thể tìm thấy cơ hội phát triển, nhân viên sẽ rời đi.
Với làn sóng từ chức nghỉ việc cách đây không lâu, mọi người đến từ các bộ phận khác nhau có những lý do khác nhau để rời đi.
Đối với một số người, họ nghỉ việc vì đơn giản là họ muốn tăng lương hay họ muốn chuyển sang một môi trường khác tốt hơn.
Đối với những người khác, nghỉ việc hay từ chức là một cách để thoát khỏi môi trường độc hại khi cả Sếp của họ cũng không ngừng “tấn công” họ.
Tuy nhiên hãy thử hình dung là nếu bạn là một người sếp tốt, trả lương tốt và không lạm dụng nhân viên của mình, thì liệu nhân viên sẽ tiếp tục ở lại?
Nghiên cứu cho thấy rằng, ngoài những lý do căn bản như mức lương hay môi trường làm việc, nhân viên chọn cách rời đi vì thiếu cơ hội để phát triển sự nghiệp của họ.
Cụ thể, có đến 47% những người được khảo sát được thực hiện bởi nền tảng quản trị con người Lattice nói rằng họ đang tìm kiếm một công việc mới có thể cho họ các cơ hội để thăng tiến và phát triển bản thân.
CEO của Lattice cho biết:
“Cách tốt nhất để đảm bảo nhân viên có thể nhìn thấy cơ hội là thông qua việc giao tiếp một cách hiệu quả và liên tục. Các nhà quản lý cần thường xuyên ngồi lại với đội nhóm của họ để thảo luận về kế hoạch phát triển cá nhân”.
Báo cáo xu hướng nhân tài của LinkedIn cũng cho thấy điều này, cụ thể, những nhân viên có các bước tiến rõ ràng tại nơi làm việc của họ có khả năng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn đến 20%.
Đừng để nỗi sợ hãi về suy thoái đánh lạc hướng.
Giám đốc phát triển tài năng của mạng xã hội LinkedIn, Bà Linda Jingfang Cai, tỏ ra khá thẳng thắn khi tổng kết nghiên cứu: “Chúng tôi biết mọi người muốn học hỏi và phát triển trong công việc, bất kể điều kiện kinh tế và thị trường hiện tại là gì.
Làm cách nào tôi có thể hoàn thành công việc tốt hơn để có thể được trả nhiều hơn, được thăng chức hoặc được là chính mình tại nơi làm việc … nếu các doanh nghiệp không thể trả lời những câu hỏi này, trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ rời đi ngay khi họ tìm thấy các cơ hội tốt hơn ở những nơi khác.”
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm nhân sự giờ đây cần tập trung nhiều hơn vào nhân viên của họ, vào những nguyên nhân đích thực thay vì là bị các xu hướng suy thoái đánh lạc hướng (hoặc cố tình nhìn khác).
Hãy ngồi lại với nhân viên và thảo luận về cách sự nghiệp của họ có thể được phát triển tại chính nơi họ đang làm việc.
Theo một nghiên cứu mới đây từ tổ chức tư vấn Gallup, có đến hơn 50% số nhân viên bỏ việc vì họ phải đối diện với một vị sếp tồi.
Trong khi xu hướng Quiet Quitting hay “Nghỉ việc trong yên lặng” đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhiều câu hỏi đặt ra là, tại sao các nhân viên lại nghỉ việc hay họ không còn “mặn mà” với doanh nghiệp họ đang làm việc.
Một nghiên cứu mới đây của Gallup cung cấp thêm một góc nhìn về vấn đề này.
Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 7.000 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy 50% số người rời bỏ công việc là vì họ phải làm việc với một vị sếp tồi, họ không rời bỏ công việc mà là rời bỏ sếp của họ với mục tiêu tìm đến một môi trường mới tốt hơn.
Các nghiên cứu tương tự khác cũng chỉ ra rằng đối với hầu hết người lao động, các nhà quản lý của họ thường không biết cách nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực hay thế mạnh của nhân viên, không đưa ra các phản hồi hiệu quả và có những mục tiêu rõ ràng.
Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi được đặt ra là, vậy những hành vi nào khiến nhân viên khó chấp nhận nhất về người sếp của họ?
Theo một cuộc khảo sát với hơn 800 nhân viên được thực hiện bởi Signs.com, câu trả lời đó là việc “phân biệt đối xử”.
Trong khi 82% nam giới cho rằng thói quen đó là không thể chấp nhận được, thì có đến 92% phụ nữ phản đối hành vi này.
Tiếp đó, với những vị sếp thường lạm dụng chức vụ của họ để có được nhiều quyền lợi hơn hoặc thậm chí là “xâm phạm” với người khác giới, đa số nhân viên đều cho rằng điều này là không thể chấp nhận.
Ngoài ra, gần 80% nam giới và 85% nữ giới không tán thành những người sếp sử dụng tiền của doanh nghiệp để thanh toán các khoản chi phí cá nhân ngoài công việc.
Cuối cùng, quản lý thời gian kém cũng là thứ khiến cho nhân viên cảm thấy không hài lòng với sếp của họ.
Hơn 70% nam giới và 81% nữ giới phản đối việc sếp của họ hủy họp bất thường và tình trạng đi trễ nói chung cũng khiến 77% nam giới và 79% phụ nữ rất khó chịu.
Cùng tìm hiểu về chủ đề Quiet Quitting như: Quiet Quitting là gì, tại sao nhân viên chọn Quiet Quitting, văn hoá Quiet Quitting và Hustle, những dấu hiệu chính để nhận biết Quiet Quitting là gìvà hơn thế nữa.
Được nổi lên trong thời gian gần đây chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp phương Tây, Quiet Quitting là thuật ngữ được sử dụng trong phạm vi quản lý nhân sự mà rộng hơn là văn hoá doanh nghiệp (gắn liền với các thế hệ).
Trong khi đây thực sự không phải là một thuật ngữ mới, Quiet Quitting hay Nghỉ việc trong yên lặng (hoặc nghỉ việc trong im lặng) đã trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt là liên quan đến Gen Z (thế hệ Z).
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những dấu hiệu chính để nhận biết Quiet Quitting là gì?
Doanh nghiệp hay người sử dụng lao động có thể làm gì để hỗ trợ nhân viên và cải thiện tình trạng Quiet Quitting.
Đặc quyền im lặng của Gen Z trước bối cảnh Quiet Quitting.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Quiet Quitting là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Quiet Quitting là gì?
Quiet Quitting trong tiếng Việt có thể hiểu là Nghỉ việc trong yên lặng hoặc Nghỉ việc trong im lặng, là một kiểu ứng dụng của các quy tắc làm việc, trong đó nhân viên chỉ làm việc trong những giờ theo quy định (thường là có trong hợp đồng làm việc), và chỉ tương tác với nhau trong những giờ này.
Trong khi nhiều người vẫn lầm tưởng Quiet Quitting là Bỏ việc nhanh chóng hay Nghỉ việc ngay lập tức, bản chất thuật ngữ này lại không mang ý nghĩa đó.
Quiet Quitting liên quan nhiều hơn đến việc nhân viên hay người lao động chỉ làm (chính xác) những gì mà công việc của họ yêu cầu (có trong bản mô tả công việc – JD).
Quiet Quitting là hoặc là “Hãy yên lặng và đừng làm phiền” (Quite) hoặc là “Sẽ nghỉ việc” (Quitting).
Quiet Quitting và Hustle Culture.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù thuật ngữ Quiet Quitting nghe có vẻ như nó ám chỉ ai đó đang bỏ việc, nhưng thực chất những gì nó mô tả lại là một “cuộc nổi loạn” nhằm mục tiêu chống lại văn hóa hối hả (Hustle Culture), nơi mà nhân viên được yêu cầu làm việc xuyên thời gian hay thậm chí là làm những công việc vốn không thuộc phận sự của họ.
Trong khi bản chất đây không phải là một thuật ngữ mới, dưới sự ảnh hưởng của Covid-19 đã làm gián đoạn cuộc sống cũng như cách thức làm việc của phần lớn doanh nghiệp và nhân viên, Quiet Quitting trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây.
Trong khoảng thời gian diễn ra cái được gọi là “Làn sóng từ chức vĩ đại” (Great Resignation), 71,6 triệu người đã rời bỏ công việc của họ từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022, trung bình 3,98 triệu người bỏ việc hàng tháng. Vào tháng 6 năm 2022, số người bỏ việc lên tới 4,2 triệu người. (theo Cục Thống kê Lao động Mỹ).
Không chỉ là từ chức, nhiều nhân viên cũng muốn hạn chế khối lượng công việc của họ và chỉ làm “đúng giờ, đúng phận sự”.
Văn hoá Quiet Quitting chính thức “đàn áp” văn hoá hối hả làm việc Hustle Culture.
Lịch sử hình thành khái niệm Quiet Quitting.
Khái niệm Quiet Quitting lần đầu được đặt ra tại một hội nghị về chuyên đề kinh tế học vào tháng 9 năm 2009 bởi nhà kinh tế học Mark Boldger (Theo Wikipedia).
Mặc dù thuật ngữ này được giới thiệu chính thức vào năm 2009, các khía cạnh hay bản chất của nó thì vốn đã tồn tại ở nhiều nơi làm việc đại chúng khác nhau.
Vào năm 2022, Quiet Quitting trở nên phổ biến hơn nhờ mạng xã hội, mà cụ thể là nhờ vào 1 viral video trên TikTok. Cùng năm đó, Gallup, một tổ chức về nghiên cứu và tư vấn đã phát hiện ra rằng khoảng 1/2 lực lượng lao động tại Mỹ là những Quiet Quitters.
Tại sao nhân viên lại có xu hướng Quiet Quitting.
Quiet Quitting có thể là một thuật ngữ phổ biến đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại, những gì mà nó mô tả lại không hề mới.
Người lao động từ lâu đã dần dần rời bỏ công việc của họ một cách yên lặng để tìm kiếm một điều gì đó mới mẻ, cho dù đó là vì mức lương thấp, khối lượng công việc quá nặng, quá stress, tình trạng kiệt sức, thiếu cơ hội thăng tiến và hơn thế nữa.
Theo một cuộc khảo sát của Asana, 7 trong số 10 nhân viên làm việc tại văn phòng gặp phải tình trạng kiệt sức trong năm 2021.
Kết quả báo cáo cũng chỉ ra rằng những nhân viên càng bị kiệt sức thì họ sẽ càng sẽ ít gắn bó hơn, mắc nhiều sai lầm hơn, kết quả là họ sẽ rời bỏ công ty.
Đại dịch Covid-19 một lần nữa đã khiến Quiet Quitting trở thành tâm điểm chú ý của cả cá nhà lãnh đạo doanh nghiệp lẫn người lao động vì nó đã làm xáo trộn hoàn toàn văn hoá của doanh nghiệp.
Theo báo cáo Xu hướng Nhân tài Toàn cầu 2022 của LinkedIn (LinkedIn Global Talent Trends 2022), nhiều người lao động đang suy nghĩ lại về cách họ làm việc, đặt câu hỏi về sự nghiệp của họ và tìm kiếm sự cân bằng nhiều hơn giữa công việc và cuộc sống (work-life balance).
Một cuộc khảo sát năm 2021 từ Gallup cũng cho thấy chỉ 36% số người lao động cho biết họ đang gắn bó với công việc của họ.
Theo một cuộc khảo sát khác của LinkedIn lại tiếp tục cho thấy rằng, một số người đang tiếp tục công việc của họ nhưng vẫn tìm kiếm một công việc khác vì trong khi tìm việc mới họ vẫn kiếm được tiền lương ổn định và giữ được các quyền lợi khác từ công việc hiện tại.
Trong năm 2022, nhiều khu vực trên toàn cầu rơi vào tình trạng lạm phát cao lẫn suy thoái kinh tế, khi họ phải trả mọi thứ đắt đỏ hơn, họ tự hỏi tại sao họ nên làm việc chăm chỉ như vậy trong khi mức lương thậm chí còn thấp hơn.
Những dấu hiệu chính để nhận biết xu hướng Quiet Quitting là gì?
Tuỳ vào từng cá nhân và bối cảnh khác nhau, Quiet Quitting diễn ra theo những cách khác nhau, dưới đây là những dấu chính cho thấy các nhân viên đang có ý định rời đi trong yên lặng.
Không tham dự các cuộc họp;
Đến muộn hoặc về sớm;
Giảm năng suất;
Ít đóng góp ý kiến cho các dự án của nhóm;
Không tham gia việc lập kế hoạch hoặc các cuộc họp; và
Thiếu đam mê lẫn nhiệt huyết hay năng lượng làm việc.
Doanh nghiệp hay người sử dụng lao động có thể làm gì để hỗ trợ nhân viên và cải thiện tình trạng Quiet Quitting.
Như đã đề cập ở trên, nhân viên “Nghỉ việc trong yên lặng” chủ yếu là vì họ không hài lòng với những gì đang diễn ra. Do đó, cách lớn nhất để ngăn chặn điều này là cải thiện trải nghiệm của họ trong lẫn ngoài công việc.
Hãy nói chuyện với nhân viên, thu thập phản hồi của họ và thảo luận về những gì mà doanh nghiệp có thể làm để khiến họ cảm thấy được đánh giá cao hơn.
Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng khối lượng công việc của họ là phù hợp, và nên có những ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống, giúp họ giữ “work-life balance”.
Ngoài ra, việc giúp nhân viên quản lý căng thẳng và đảm bảo đặt sức khỏe tinh thần cũng là điều doanh nghiệp nên làm.
Doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên tự chăm sóc sức khỏe, hạn chế sự ảnh hưởng của các nền tảng kỹ thuật số (chẳng hạn như lạm dụng mạng xã hội).
Cuối cùng, doanh nghiệp nên xem xét lại các phúc lợi cá nhân cho nhân viên như mức thu nhập, lương thưởng, chế độ thăng tiến, tích cực các hoạt động xã hội và hơn thế nữa.
Nếu nhân viên của doanh nghiệp là Gen Z, điều này càng trở nên quan trọng hơn.
Đặc quyền im lặng của Gen Z trước bối cảnh Quiet Quitting.
Trong quá khứ, tức với các thế hệ trước, mọi người thường được ca ngợi vì làm việc chăm chỉ. Thay vào đó, thế giới hiện đại ca ngợi sự thoải mái và cân bằng.
Hãy nghĩ đến cách mà mọi người đang làm việc từ xa: Sẽ không còn cảnh nhân viên ăn mặc chỉnh tề vào văn phòng nữa. Họ muốn nằm dài tại phòng khách, phòng làm việc, hay bất cứ nơi đâu họ muốn.
Thay vì mặc vest hay sơ mi, các tỷ phú như CEO Facebook Mark Zuckerberg hay CEO Apple chọn cách diện những bộ đồ hết sức đơn giản như áo thun và quần jean.
Quy tắc ăn mặc ở thế kỷ 21 của các nhà lãnh đạo, đặc biệt với các doanh nghiệp tại Mỹ phản ánh cách tiếp cận công việc của họ: “Đó chỉ là một cuộc chơi”.
Điều này ảnh hưởng đến cấp dưới là những nhân viên Gen Z của họ, những người luôn tìm vô vàn lý do để làm việc ít hơn và yêu cầu nhiều lợi ích hơn.
Thoát khỏi những doanh nghiệp có văn hoá xấu.
Những người ủng hộ thị trường tự do hay nói một cách dễ hiểu hơn là trong “nền kinh tế thị trường”, bạn hiểu rằng thứ bạn nhận được tương ứng với những gì mà bạn đã “cho đi”.
Nhiều Gen Z đang có xu hướng Quite Quitting vì những người trẻ không còn cảm thấy có động lực để cố gắng trong công việc. Và sự thật đúng như vậy.
Trong nhiều thập kỷ, các quy tắc về mức lương tối thiểu hay mức thu nhập trung bình đã không thể bắt kịp thứ gọi là lạm phát.
Tăng lương và Covid chỉ là một phần của bức tranh lạm phát. Trong nhiều thập kỷ, nhiều doanh nghiệp phương Tây đã phải vật lộn với sự phình to của chính họ.
Tạp chí Harvard Business Review ước tính rằng các doanh nghiệp Mỹ đã lãng phí 3 nghìn tỷ USD cho bộ máy hành chính của doanh nghiệp, với trung bình cứ 4 đến 5 nhân viên thì có một người quản lý – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác được nghiên cứu.
Ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ các doanh nghiệp F&B đến chăm sóc sức khỏe lẫn FMCG, nhiều người lao động cảm thấy mất tự do và bị bóc lột.
Những người lao động bình thường không còn “sở hữu” một phần công việc nhỏ có ý nghĩa của họ nữa hoặc được theo đuổi những mục tiêu cá nhân nữa.
Thay vào đó, họ cảm thấy mình như những mắt xích nhỏ trong một cỗ máy khổng lồ, họ phải chứng kiến khoản thu nhập hạn chế trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp thì không ngừng phình to hơn.
Thay vì chỉ tay vào đạo đức làm việc của Gen Z, các doanh nghiệp tại Mỹ cũng như các doanh nghiệp khác trên toàn cầu nên đánh giá lại các phương thức quản lý của chính mình.
Tác động xấu của hiệu ứng Quite Quitting.
Về mặt tổng thể, việc thiếu cấu trúc và môi trường làm việc văn phòng, nhiều sự “đấu đá” trong nội bộ doanh nghiệp, cùng với đó là có ít động lực thăng tiến hơn, Gen Z đang tỏ ra thờ ơ hơn.
Đối với các doanh nghiệp tuyển dụng những nhân viên này, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế, khi doanh nghiệp phải “gồng mình” để đủ khả năng tồn tại, Quite Quitting càng khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn.
Doanh nghiệp sẽ phải cần một cú “come back” mới để bắt đầu xây dựng lại động lực làm việc cho nhân viên, khiến nhân viên yêu thích công việc nhiều hơn và hơn thế nữa.
Nhận diện vấn đề một cách thấu đáo.
Quite Quitting chỉ là một triệu chứng mới nhất của Gen Z cho sự thờ ơ. Ý tưởng về việc cần quan tâm nhiều hơn đến công việc và doanh nghiệp không còn quan trọng nữa, và sự kết hợp “nguy hiểm” giữa sự lười biếng và quyền lợi đã khiến Gen Z hoàn toàn không sẵn sàng cho công việc.
Người sử dụng lao động (phía doanh nghiệp) nên đối xử với những Quiet Quitters (những người nghỉ việc trong yên lặng) giống như cách họ đối xử với những nhân viên không thực hiện đầy đủ công việc của họ: Yêu cầu họ phải thay đổi hoặc bị sa thải.
Trong bối cảnh trước đây, khi nhiều nhân viên cần việc làm hơn (cung cao), việc sa thải một nhân có hiệu suất thấp là điều hết sức bình thường.
Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế ngày nay, khi có ít người hơn cần việc làm – việc sa thải một nhân viên trở nên khó khăn hơn.
Mặc dù vậy, người sử dụng lao động cuối cùng sẽ bị tổn hại nhiều hơn nếu bất chấp mọi thứ để giữ chân một người làm việc kém hiệu quả.
Trong khi các thế hệ khác đều miệt mài làm việc. Hầu hết Gen Z đều mù quáng trước những thực tế khắc nghiệt của thế giới, họ mơ về những gì họ nghĩ rằng họ xứng đáng được hưởng. Trong khi mọi thứ không phải như vậy.
Thế hệ của sự thay đổi.
Trong khi các thế hệ khác đặt công việc lên trên tất cả, Gen Z lại khác. Kết quả là, Gen Z được biết đến là những nhóm người lười biếng, thích quyền lợi và “muốn qua mặt”.
Tuy nhiên, khi lạm phát và bất công xã hội tiếp tục tăng lên, Gen Z chỉ đơn giản là đang phân bổ lại thời gian cho các nguồn lực khác nhau, thứ có thể hỗ trợ nhu cầu của họ.
Điều các doanh nghiệp nên làm là ưu tiên sự linh hoạt, coi trọng yếu tố hiệu suất, tưởng thưởng và phạt xứng đáng cho những thành tích cũng như sự trì trệ.
Để gia tăng tỷ lệ gắn bó của nhân viên, các doanh nghiệp nên tập trung thu hút nhân viên bằng cách ưu tiên nhân viên nhiều hơn và cam kết hướng tới một ngày mai tốt đẹp hơn.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Quiet Quitting là gì?
Quiet Quitting có nghĩa là gì?
Quiet Quitting đơn giản là khái niệm mô tả cách nhiều nhân viên tại nhiều doanh nghiệp đang ngày càng trở nên “nguyên tắc” hơn trong công việc của họ, chỉ làm việc trong giờ làm và làm đúng những gì cần làm (không làm quá).
Những nhân viên Quiet Quitting thường ít có cảm hứng với công việc, các hoạt động xã hội tại doanh nghiệp, và thích “đối đầu” với Sếp của mình.
Quiet Quitter là gì?
Là những người tạo nên xu hướng Quiet Quitting, họ chính là nhân vật chính, là những người “Nghỉ việc trong yên lặng”. Họ chọn cách né tránh các công việc ngoài giờ.
Xu hướng Quiet Quitting xuất phát từ quốc gia nào?
Như đã đề cập ở trên, xu hướng này vốn bắt đầu và phát triển rậm rộ tại Mỹ, nơi có nhiều tập đoàn khổng lồ với hàng trăm ngàn nhân viên toàn cầu.
Quiet Firing là gì trong Quiet Quitting?
Quiet Firing là thuật ngữ mang ý nghĩa đối lập với Quiet Quitting, và có nghĩa là “Sa thải trong yên lặng”, trong đó người sử dụng lao động hay chủ doanh nghiệp sẽ tìm cách sa thải nhân viên một cách gián tiếp thông qua các chính sách “nghèo nàn”.
Với Quiet Firing, người sử dụng lao động muốn nhân viên tự chủ động xin nghỉ việc.
Quiet Hiring là gì trong Quiet Quitting?
Cũng trong bối cảnh Quiet Quitting, Quiet Hiring mô tả cách các chủ doanh nghiệp chủ động trao nhiều quyền lợi và trách nhiệm hơn cho những nhân viên làm việc chăm chỉ, ngược lại với các Quiet Quitter.
Quiet Quitting TikTok là gì?
Mặc dù được xuất phát từ các doanh nghiệp phương Tây, xu hướng Quiet Quiting lại trở nên “lan truyền” nhanh hơn trên TikTok thông qua các video ngắn.
Hàng triệu lượt tìm kiếm về từ khoá Quiet Quitting cùng với đó là vô số các video được dựng lại và chia sẻ đã khiến thuật ngữ này trở thành “Trending” trên TikTok.
Quiet Quitting Meme là gì?
Cũng tương tự meme marketing hay bất cứ nơi nào có sử dụng meme, Quiet Quitting Meme đề cập đến các hình ảnh và video được chế lại (Meme) một cách hài hước theo xu hướng Quiet Quitting.
Kết luận.
Trong thế giới VUCA, khi mọi thứ ngày càng trở nên mơ hồ hơn và thay đổi nhanh hơn, bên cạnh việc không ngừng nỗ lực và xây dựng năng lực cá nhân, chúng ta còn cần quan tâm đến các yếu tố môi trường xung quanh nhiều hơn.
Một khi có thể nhận thức được Quiet Quitting là gì cũng như các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, dù bạn là chủ doanh nghiệp hay người lao động, bạn có nhiều cách hơn để đối diện và vượt qua các rào cản trong công việc và cuộc sống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link