Skip to main content

Thẻ: Softbank

Tài sản của SoftBank tăng gần 16 tỷ USD từ khoản cổ phần tại Arm

Theo số liệu báo cáo thu nhập mới đây của Arm, tài sản của SoftBank tại Arm đã tăng gần 16 tỷ USD, từ gần 71,6 tỷ USD lên 87,4 tỷ USD.

Cổ phiếu của hãng thiết kế vi xử lý Arm đã tăng vọt tới 41% và chỉ số thu nhập cũng vượt xa ước tính của các nhà phân tích.

SoftBank đã IPO Arm vào tháng 9 năm 2023 và hiện vẫn sở hữu khoảng 930 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 90% số cổ phiếu đang lưu hành của nhà thiết kế chip này.

Với mức tăng mới đây, cổ phần của SoftBank tăng gần 16 tỷ USD – từ gần 71,6 tỷ USD lên 87,4 tỷ USD – sau báo cáo thu nhập. Softbank mua lại Arm vào năm 2016 với giá 32 tỷ USD và cổ phiếu của công ty này có trị giá hơn 47 tỷ USD vào thời điểm IPO năm ngoái.

Khoản lợi nhuận được cho là phần nào xoa dịu khoản lỗ của SoftBank tại WeWork, theo số liệu từ SoftBank, quỹ này đã báo lỗ 6,2 tỷ USD trong quý 2 năm 2023 liên quan đến WeWork và các vụ cá cược tồi tệ khác.

SoftBank mới đây cũng đã thông báo với các nhà đầu tư rằng khoản lỗ lũy kế trên WeWork đã vượt quá 14 tỷ USD.

Mặc dù SoftBank hiện chưa thể bán cổ phiếu của Arm vì đang phải tuân theo các điều khoản trước đó, trong 180 ngày sau khi ra mắt thị trường chứng khoán, SoftBank có thể bán được vào giữa tháng 3 năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nikesh Arora: Trở thành tỷ phú chỉ nhờ lương và các khoản thưởng cổ phiếu

Năm 2012, ông Nikesh Arora từng trở thành nhân sự cấp C được trả lương cao nhất của Google sau khi nhận gói tiền thưởng trị giá khoảng 51 triệu USD. Trước khi rời ông lớn công nghệ này, Nikesh Arora thu về ít nhất 200 triệu USD giá trị cổ phiếu thưởng.

Nikesh Arora
Nikesh Arora: Trở thành tỷ phú chỉ nhờ lương và các khoản thưởng cổ phiếu

Năm 2014, ông đầu quân cho SoftBank Group của tỷ phú Masayoshi Son với kỳ vọng trở thành người kế nhiệm tiềm năng của nhà đầu tư huyền thoại. Trong năm đầu tiên, ông nhận gói thu nhập trị giá 135 triệu USD, trở thành lãnh đạo doanh nghiệp được trả lương cao nhất thế giới.

Dẫu vậy, vai trò gần đây nhất của Arora, với tư cách là Giám đốc điều hành của công ty an ninh mạng Palo Alto Networks, mới đưa ông lên hàng tỷ phú.

Palo Alto Networks đã trao cho Nikesh Arora gói cổ phiếu và quyền chọn trị giá 125 triệu USD khi ông được thuê vào năm 2018.

Nhờ sự bùng nổ của phần mềm an ninh mạng sau một loạt các vụ tấn công rầm rộ gây gián đoạn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, giá cổ phiếu của công ty đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ đó – và cổ phần của Arora hiện trị giá 830 triệu USD.

Như vậy, cộng với những khoản tiền thưởng khổng lồ mà ông đã giành được trước đó trong sự nghiệp, giá trị tài sản ròng của Arora đạt 1,5 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Điều này khiến ông trở thành một CEO công nghệ tỷ phú hiếm hoi không phải là người sáng lập.

Phần lớn cổ phần của Arora tại Palo Alto Networks liên quan đến hơn 3,4 triệu quyền chọn mà ông nhận được khi gia nhập công ty. Những quyền chọn này phụ thuộc vào việc đạt được mục tiêu giá cổ phiếu và nó đã được hoàn thành với mục tiêu cao nhất là tăng 300%.

Năm ngoái, Nikesh Arora đã bán số cổ phiếu trị giá gần 300 triệu USD sau khi thực hiện một số quyền chọn.

Gói tiền lương năm 2023 của Arora tại Palo Alto, gồm 750.000 cổ phiếu thưởng sau khi đạt được KPI, hiện có giá trị hơn 220 triệu USD. Phía Palo Alto cho rằng gói thưởng này là hợp lý bởi thành tích của ông Arora trong 5 năm làm việc tại công ty.

“Hội đồng quản trị xác định rằng cần phải có một khoản thưởng cổ phần có ý nghĩa đủ để giữ chân ông Arora”, phía Palo Alto cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO SoftBank: AI sẽ trở nên rất phổ biến trong vòng 10 năm tới

CEO SoftBank Masayoshi Son cho biết ông tin rằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) sẽ được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực trong vòng 10 năm tới.

CEO SoftBank : AI sẽ trở nên rất phổ biến trong vòng 10 năm tới
CEO SoftBank : AI sẽ trở nên rất phổ biến trong vòng 10 năm tới

Phát biểu tại một hội nghị doanh nghiệp SoftBank World, CEO Son cho biết ông tin rằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp sẽ thông minh hơn gấp 10 lần so với trí thông minh tổng thể của con người. Ông cũng lưu ý rằng sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực AI tổng hợp (generative AI) đã vượt quá trí thông minh của con người trong một số lĩnh vực nhất định.

Ông nói: “Thật sai lầm khi nói rằng AI không thể thông minh hơn con người vì nó được tạo ra bởi con người. Sự thật là AI hiện nay có khả năng tự học, tự rèn luyện và tự suy luận, giống như con người.”

Ông cũng nói về cái gọi là “Siêu trí tuệ nhân tạo” (Artificial Super Intelligence) thứ ông cho rằng sẽ trở thành hiện thực trong vòng 20 năm nữa và sẽ vượt qua trí thông minh của con người tới 10.000 lần.

CEO Son là nhà sáng lập của SoftBank, một trong những gã khổng lồ đầu tư công nghệ với nhiều thương vụ đình đám như đầu tư vào WeWork, Uber hay cả Tesla.

Vị CEO này bên cạnh đó cũng kêu gọi các công ty Nhật Bản cần “thức tỉnh” trước công nghệ AI, cho rằng các công ty ở quốc gia này ngày càng tụt hậu so với thời đại internet.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

SoftBank tìm kiếm cơ hội đầu tư vào OpenAI (ChatGPT)

Theo thông tin được công bố mới đây, SoftBank đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới vào lĩnh vực AI, OpenAI (ChatGPT) có thể là một trong các điểm đến.

SoftBank tìm kiếm cơ hội đầu tư vào OpenAI (ChatGPT)
SoftBank tìm kiếm cơ hội đầu tư vào OpenAI (ChatGPT)

Theo thông tin mới đây từ Tờ Financial Times, “gã khổng lồ” chuyên đầu tư SoftBank đang tìm kiếm các khoản đầu tư mới vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), và OpenAI (sở hữu ChatGPT) là một trong số các điểm đến.

Nguồn tin cho biết, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của SoftBank, tỷ phú Masayoshi Son, đang tìm cách đầu tư hàng chục tỷ USD vào mảng AI.

Vị tỷ phú này mới đây cũng cho biết rằng SoftBank hiện đã chuyển từ chế độ “phòng thủ” sang “tấn công” khi AI ngày càng phát triển nhanh chóng và tạo ra nhiều bước đột phá quan trọng.

Trong số các điểm đầu tư, SoftBank cũng đang muốn hợp tác chiến lược dài hạn với OpenAI, đơn vị hiện đang sở hữu chatbot AI ChatGPT. Tỷ phú này cũng cho biết ông cũng là “fan” của ChatGPT.

Ngoài OpenAI, SoftBank cũng đang xem xét một loạt các lựa chọn thay thế khác, bao gồm cả phương án mua lại Graphcore, nhà sản xuất chip AI có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Ở một bối cảnh khác, đơn vị thiết kế chip Arm (công ty con của SoftBank) hiện đang được định giá ở mức kỷ lục 54,5 tỷ USD trong đợt IPO mới đây trên sàn Nasdaq, chính SoftBank đã đưa Arm từ một công ty tư nhân thành công ty đại chúng sau 7 năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhà thiết kế chip Arm muốn Intel trở thành nhà đầu tư chiến lược

Tờ Bloomberg đưa tin Arm, nhà thiết kế chip được hậu thuẫn bởi SoftBank Group, đang đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng bao gồm Intel Corp.

Nhà thiết kế chip Arm muốn Intel trở thành nhà đầu tư chiến lược
CEO Arm.

Theo thông tin mới đây, Arm (Vương quốc Anh) đã tổ chức các cuộc đàm phán với các công ty khác về việc tham gia IPO. Nguồn tin nói rằng các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu và vẫn có thể thất bại trước khi niêm yết. Chưa rõ số tiền sẽ được đầu tư vào Arm hay cấu trúc sẽ như thế nào.

Đại diện của Intel và Arm từ chối bình luận.

Cổ phiếu của SoftBank đã tăng tới 7,7% tại Tokyo vào ngày 13/6.

Arm đang tìm cách huy động tới 10 tỷ USD khi niêm yết ở New York vào cuối năm nay, sau khi đã nhiều lần từ chối lời kêu gọi từ các thủ tướng Anh nhằm lôi kéo gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại London.

Nguyên nhân đến từ sự hấp dẫn khi niêm yết tại Mỹ, Arm sẽ được định giá cao hơn và tiếp cận số lượng nhà đầu tư lớn hơn. Công ty dự kiến sẽ niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq.

Tranh thủ được một số nhà đầu tư lâu dài có thể giúp Arm thu hút được sự quan tâm và động lực trong đợt IPO sắp tới, đặc biệt là bối cảnh thị trường đang khó khăn cho các công ty mới niêm yết.

Nếu các cuộc đàm phán thành công, Intel có thể sẽ trở thành nhà đầu tư vào Arm trước khi công ty này niêm yết.

Các nhà đầu tư lâu dài mua 100 triệu USD – 200 triệu USD cổ phiếu trước các đợt IPO đã trở nên phổ biến trong ngành chất bán dẫn những năm gần đây.

Công ty General Atlantic đã đầu tư khoảng 100 triệu USD vào đợt IPO của Mobileye Global do Intel hậu thuẫn vào năm ngoái trong khi Qualcomm ủng hộ việc niêm yết của GlobalFoundries vào năm 2021.

Với Intel, mở các nhà máy sản xuất theo hợp đồng cho các công ty khác thuê, thậm chí là với đối thủ là một phần quan trọng trong nỗ lực của CEO Pat Gelsinger để đưa công ty trở lại đỉnh cao của ngành công nghiệp bán dẫn.

Nếu Intel muốn thành công trong việc cạnh tranh trên lĩnh vực sản xuất thuê ngoài với công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), Intel sẽ phải giành được hợp đồng sản xuất chip chứa công nghệ được sử dụng rộng rãi của Arm.

Trước đó, cả Intel và Arm đã công bố hợp tác kỹ thuật.

Các thiết kế của Arm và bộ hướng dẫn tiêu chuẩn ngành được sử dụng trong mọi thứ, từ chip mạng của Broadcom đến bộ xử lý Apple trong iPhone và máy Mac cho đến chip phổ biến của Qualcomm dành cho điện thoại di động.

Bằng cách nhận hợp đồng gia công cho Arm, có thể nói Intel đã cho phép đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các bộ vi xử lý của mình. Và CEO Gelsinger có thể đang tìm cách thể hiện cam kết của mình với sự cởi mở đó.

Trong suốt lịch sử hơn 50 năm của mình, các nhà máy của Intel hầu như chỉ sản xuất thiết kế chip của riêng họ.

Người sáng lập SoftBank, tỷ phú Masayoshi Son, cho biết ông hy vọng đợt IPO của Arm có thể là đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay của một công ty sản xuất chip. Định giá của Arm vẫn chưa được thiết lập và công ty có thể được định giá từ 30 tỷ USD đến 70 tỷ USD, theo Bloomberg News.

Arm được ví như một viên ngọc quý của ngành công nghệ Vương quốc Anh. Công nghệ của nó được tìm thấy trong hầu hết các điện thoại thông minh trên thế giới và có sức lan tỏa khắp ngành công nghiệp điện tử.

Hiện tại, Arm đang có trụ sở chính tại Cambridge, Anh và không loại trừ khả năng niêm yết thứ cấp ở London trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

SoftBank lỗ 32 tỷ USD từ quỹ đầu tư công nghệ Vision Fund

Quỹ đầu tư công nghệ Vision Fund của SoftBank đã ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên tới 32 tỷ USD bất chấp sự phục hồi gần đây của cổ phiếu công nghệ.

SoftBank lỗ kỷ lục 32 tỷ USD tại Vision Fund
SoftBank lỗ kỷ lục 32 tỷ USD tại Vision Fund

Theo CNBC, Quỹ đầu tư Vision Fund của SoftBank đã lỗ 4.300 tỷ yen (khoảng 32 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3. Con số này cao hơn so với khoản lỗ 2.550 tỷ yen (18,7 tỷ USD) cùng kỳ năm trước.

SoftBank chưa thể thoát lỗ.

Theo đó, SoftBank ghi nhận tổng số lỗ trên các khoản đầu tư tại quỹ Vision Fund là 5.280 tỷ yen (38,8 tỷ USD), cao hơn mức 3.430 tỷ yen (25,2 tỷ USD) của năm tài chính trước đó.

Cổ phiếu công nghệ đã phục hồi kể từ đầu năm nay nhưng giá hiện tại vẫn thấp hơn so với một năm trước. Chỉ số Nasdaq 100, với tỷ trọng cổ phiếu công nghệ chiếm phần lớn đã giảm khoảng 11% trong niên độ tài chính của SoftBank.

Tổng thể, SoftBank báo lỗ 970,14 tỷ yen (khoảng 7,1 tỷ USD) trong niên độ tài chính vừa qua, thu hẹp so với mức lỗ 1.700 tỷ yen (12,5 tỷ USD) cùng kỳ năm trước.

Mặc dù thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư vào các doanh nghiệp nổi tiếng như hãng gọi xe Uber, song SoftBank lại ghi nhận các khoản lỗ khi đầu tư vào một số lĩnh vực, như công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime của Trung Quốc và công ty thương mại điện tử kết hợp gọi xe GoTo của Indonesia.

Trong năm qua, SoftBank cũng rút lui khỏi một số mảng đầu tư sinh lời nhất để huy động tiền mặt. Tập đoàn này đã bán cổ phần ở T-Mobile và Alibaba.

Mặc dù kiếm được bộn tiền nhờ đầu tư sớm vào Alibaba từ hai thập kỷ trước, ông chủ của SoftBank – Masayoshi Son – đã tiếp tục phải bán cổ phần ở gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc trong năm khó khăn vừa qua.

Vào tháng 8/2022, SoftBank đã bán nốt số cổ phần còn lại tại Uber.

Theo ông Yoshimitsu Goto, Giám đốc tài chính SoftBank, các công ty mà tập đoàn này đầu tư đều có vốn hóa tốt. Ông Yoshimitsu Goto cho biết thêm đã có một số công ty sẵn sàng niêm yết và được định giá tổng cộng 37 tỷ USD, nhưng lại không nêu tên các công ty này.

Là sản phẩm của người sáng lập Masayoshi Son – tỷ phú nổi tiếng với triết lý đầu tư liều ăn nhiều – Vision Fund của SoftBank bao gồm Vision Fund 1 và Vision Fund 2.

Hai quỹ này chuyên đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng cao nhưng năm qua đã phải đối mặt với những cơn gió ngược từ việc tăng lãi suất trên toàn cầu khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu rủi ro.

Là đồng minh chủ chốt của Giám đốc điều hành SoftBank, ông Rajeev Misra, Giám đốc điều hành công ty tư vấn đầu tư SB Investment Advisers (đơn vị giám sát hoạt động của Vision Fund), đã rút lui khỏi một số vị trí trong bối cảnh tập đoàn này thua lỗ ngày càng lớn. Ông Rajeev Misra đóng vai trò quan trọng kể từ khi thành lập Vision Fund vào năm 2017.

SoftBank hiện đang ở chế độ phòng thủ.

Khoảng một năm trước, ông Masayoshi Son nhấn mạnh, SoftBank sẽ chuyển sang chế độ phòng thủ trước những cơn gió ngược và trở nên kỷ luật hơn với các khoản đầu tư của mình.

Chiến thuật đó dường như đang phát huy hiệu quả trong quý tài chính thứ 4 của SoftBank nhờ sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ. Quỹ Vision Fund của SoftBank đã ghi nhận khoản lỗ 236,8 tỷ yen (1,7 tỷ USD), thấp hơn nhiều so với con số lỗ 730,3 tỷ yen (5,3 tỷ USD) trong quý trước.

Trong năm tài chính vừa qua, SoftBank đã rót 3,14 tỷ USD vào các khoản đầu tư mới và đầu tư bổ sung, chưa bằng 1/10 so với con số 44,26 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước.

Tại cuộc họp báo ngày 11/5, Giám đốc tài chính SoftBank, ông Yoshimitsu Goto, đánh giá năm tài chính vừa qua là một năm “không ổn định” với những rủi ro địa chính trị và sự bất ổn của hệ thống tài chính mà lý do là sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (Mỹ) và khủng hoảng tại ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ).

“Trong quý đầu tiên, chúng tôi có thể thấy một số dấu hiệu cải thiện, nhưng chúng tôi không hy vọng về một giải pháp căn cơ cho những vấn đề đó”, Giám đốc tài chính SoftBank nói thêm.

Tuy nhiên, ông Goto cho biết mảng đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo lại đang “tiến triển đáng kể” và SoftBank đang cân nhắc xem có nên duy trì chế độ phòng thủ hay không.

Thương vụ tỷ USD.

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đợi đợt IPO của công ty bán dẫn Arm, thuộc sở hữu của SoftBank. Đợt IPO này được xem như một cách để củng cố bảng cân đối kế toán của SoftBank và có thể mang lại cho tập đoàn nhiều tiền hơn, từ đó thực hiện các khoản đầu tư mới.

SoftBank đã mua lại Arm vào năm 2016. Tháng trước, công ty này đã âm thầm trình các cơ quan chức năng hồ sơ niêm yết Arm tại thị trường Mỹ thay vì tại quê nhà là Anh.

Theo Reuters, mục tiêu của Arm đặt ra là huy động 8-10 tỷ USD vào cuối năm nay.

Không tiết lộ thông tin chi tiết về thương vụ IPO ở Mỹ, nhưng Giám đốc tài chính SoftBank cho biết quá trình chuẩn bị cho thương vụ này đang “diễn ra suôn sẻ”.

Trong năm tài chính vừa qua, Arm đạt doanh thu 381,7 tỷ yen (2,8 tỷ USD), tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế của công ty chip bán dẫn này đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên 48,6 tỷ yen (358 triệu USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

SoftBank đầu tư 150 triệu USD cho nền tảng “vũ trụ ảo” Metaverse của Hàn Quốc

Tập đoàn công nghệ SoftBank của tỉ phú Nhật Bản, Masayoshi Son, đang đầu tư 150 triệu USD vào nền tảng vũ trụ ảo (metaverse) nhộn nhịp nhất châu Á, một thế giới ảo non trẻ nhưng có sức hút, nơi mọi người làm việc và vui chơi thông qua hình tượng ảo (avatar).

SoftBank đầu tư 150 triệu USD cho nền tảng "vũ trụ ảo" Metaverse của Hàn Quốc

Quỹ Vision Fund 2 do ông dẫn dắt đã đầu tư vào Zepeto, nền tảng metaverse do Naver Z, bộ phận thuộc doanh nghiệp khổng lồ công nghệ Naver của tỉ phú Hàn Quốc Lee Hae-jin vận hành.

Việc đầu tư vào Zepeto là do số lượng người dùng lớn của nền tảng này, giám đốc kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) của công ty nghiên cứu IHS Markit, Rajiv Biswas cho biết.

Zepeto hiện có 2 triệu người dùng hàng ngày (DAU) và trở thành nền tảng metaverse nhộn nhịp nhất châu Á, theo Wall Street Journal. Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, Zepeto đã có tới 4 triệu lượt tải về chỉ tính riêng trong tháng 7.2021.

“Đây là thương vụ đầu tư cho tương lai của mạng Internet và tham vọng có vị thế vững chắc trong nền tảng Web3 đang trên đà phát triển, có thể đạt tới giá trị triệu tỉ đô-la Mỹ,” Sean Su, nhà nghiên cứu công nghệ độc lập tại Đài Loan, ám chỉ đến hệ sinh thái trực tuyến phi tập trung dựa trên nền tảng blockchain.

“Hiện nay, các công ty lớn đã tham gia vào cuộc đua định hình nên tiêu chuẩn cho những môi trường ảo hay metaverse, những công ty như SoftBank đang cạnh tranh để sớm vượt lên dẫn đầu. Đây là một thị trường lớn mà bất kỳ công ty với chiến lược dài hạn nào đều muốn thống trị,” Sean Su cho biết.

Sean Su cho rằng SoftBank hy vọng có được vị thế trong thế hệ người tiêu dùng mới. Quỹ Vision Fund 2 cũng đã dẫn đầu vòng gọi vốn trị giá 93 triệu USD cho The Sandbox, nền tảng game blockchain đặt tại Hồng Kông.

Doanh nghiệp khổng lồ công nghệ Kakao của tỉ phú Hàn Quốc Kim Beom-su, cũng như các thương hiệu thời trang là Ralph Lauren và Gucci đã hợp tác với Zepeto, nơi người dùng có thể mua sắm và mặc những phụ kiện thời trang ảo, gặp gỡ người nổi tiếng trong không gian ảo và thúc đẩy công việc kinh doanh của họ.

Khoảng 70% người dùng của Zepeto là nữ trong độ tuổi 13-24, theo Wall Street Journal .

“Zepeto có nhóm người dùng lớn thuộc thế hệ Z và A tại Hàn Quốc, và là nền tảng quảng cáo tiềm năng cho người Hàn Quốc và những thương hiệu thời trang quốc tế khác”, Ông Biswas cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Forbes

Softbank sẽ đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Ấn Độ trong năm 2022

Softbank đã khởi chạy 3 tỷ USD vào Ấn Độ trong năm 2021 và sẽ đầu tư lên đến 10 tỷ USD trong năm 2022.

Softbank sẽ đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Ấn Độ trong năm 2022
Source: Los Angeles Tmes

Nhà điều hành của Tập đoàn SoftBank, Ông Rajeev Misra cho biết quỹ đã đầu tư 3 tỷ USD vào các công ty Ấn Độ trong năm nay và có thể đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD vào năm tới, đây cũng được xem là một trong những khoản đầu tư lớn nhất vào các quốc gia Nam Á, nơi đã được đầu tư tới 20 tỷ USD trong 2021.

Ông Misra nói: “Nếu chúng tôi tìm được doanh nghiệp phù hợp, chúng tôi có thể đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD vào năm 2022, đồng thời lưu ý thêm rằng SoftBank sẽ khám phá những cơ hội với các doanh nghiệp có “mức định giá phù hợp””.

Misra cho biết công ty này sẽ giảm đầu tư vào Trung Quốc, nhưng vẫn sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào nền kinh tế đang phát triển châu Á, một trung tâm trọng yếu của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trên thế giới.

Trong nhiều năm trở lại đây, các nhà đầu tư lớn trên toàn cầu đã rót hàng chục tỷ đô la vào Ấn Độ khi họ đang tìm kiếm cơ hội trở thành “người chiến thắng sớm nhất” ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới.

Các công ty như Tiger Global, SoftBank, Falcon Edge Capital và Sequoia Capital India đã tích cực theo đuổi các khoản đầu tư với các mức định giá kỷ lục.

Tại Ấn Độ, Softbank đã giúp không ít các công ty khởi nghiệp trẻ thành công. Một số khoản đầu tư đáng chú ý bao gồm đầu tư vào Paytm, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán (payment) và chuỗi khách sạn bình dân Oyo, cả hai công ty này đều đã nộp hồ sơ để chờ IPO.

Ngoài ra thì Ola, một gã khổng lồ gọi xe ở Ấn Độ cũng được SoftBank hậu thuẫn mạnh mẽ, công ty này cũng đang có kế hoạch IPO vào năm tới.

Ông Misra nói thêm: “SoftBank sẽ tìm cách đầu tư vào nhiều công ty khởi nghiệp hơn trong năm nay. Fintech được xác định là một trong những trọng tâm chính mà SoftBank đang khám phá và phát triển ở Ấn Độ.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Từ chối bán ý tưởng cho ông chủ SoftBank với giá 2,8 triệu USD, một doanh nhân sắp trở thành tỷ phú

Ở tuổi 23, Shunji Sugaya có được điều mà anh gọi là “giai đoạn thay đổi cuộc sống”.

Ảnh: Bloomberg

Tháng 3 năm 2000, Sugaya giành được giải thưởng trong một cuộc thi kinh doanh nơi tỷ phú Masayoshi Son – nhà sáng lập SoftBank – đảm nhận vai trò giám khảo. Sugaya gửi cho ông Son một email cảm ơn, sau đó 2 người gặp nhau và ông chủ SoftBank đề nghị mua lại ý tưởng của anh với giá 2,8 triệu USD hoặc mời Sugaya về làm việc kèm theo quyền mua cổ phiếu.

Nhưng Sugaya đã từ chối đề nghị của một trong những tỷ phú giàu nhất Nhật Bản.

“Điều đó cho tôi sự tự tin khi còn là một sinh viên. Tôi cũng rất vui và biết ơn lời đề nghị đó nhưng tôi quyết định từ chối một cách lịch sự và tự mình thực hiện”, Sugaya chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

Anh bắt đầu khởi nghiệp và đặt tên công ty là Optim – hiện cung cấp các nền tảng quản lý doanh nghiệp bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ IoT. Cú đặt cược đó đã mang lại trái ngọt khi Sugaya đang tiến gần đến bảng xếp hạng tỷ phú, sánh ngang cùng Masayoshi Son.

Cổ phiếu Optim đã tăng 66% từ đầu năm, ngay cả khi toàn thị trường giảm, do việc kinh doanh từ xa trở nên cần thiết trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng ra nhiều quốc gia. Theo tính toán của Bloomberg Billionaires Index, khối tài sản của Sugaya – phần lớn từ 64% cổ phần anh nắm giữ ở công ty – đã tăng lên 918 triệu USD.

Theo Sugaya – Chủ tịch Optim, virus corona đã đẩy nhanh sự chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang kinh doanh kỹ thuật số ở nhiều công ty Nhật Bản.

“Sự kỹ thuật số hóa đã phát triển với tốc độ chóng mặt trong 3 tháng qua, cảm giác như một cơn gió mạnh vậy”, anh nói.

Sugaya, hiện 43 tuổi, biết lập trình máy tính từ thời tiểu học. Anh còn tự tạo ra các game và bán chúng cho bạn bè với giá vài trăm yên.

Optim, được thành lập năm 2000, khởi đầu với việc cung cấp dịch vụ quảng cáo video trên internet. Công ty bắt đầu sử dụng AI và IoT khi hợp tác với tập đoàn viễn thông Nippon Telegraph & Telephone để tạo ra một dịch vụ kết nối internet. Công ty tạo ra phần mềm để người đăng ký có thể tự thiết lập kết nối và sau đó phát triển các dịch vụ hỗ trợ từ xa.

Từ đó, Optim mở rộng các công nghệ điều khiển từ xa. Optimal Biz – nền tảng quản lý của công ty cho nhiều thiết bị bao gồm cả điện thoại thông minh và máy tính bảng, giúp các doanh nghiệp kiểm soát và bảo mật thiết bị di động của nhân viên, với các chức năng như khóa từ xa và và có thể xóa những thiết bị mất hay bị ăn trộm để tránh bị mất dữ liệu.

Theo Optim, những sản phẩm này chiếm khoảng 40% thị trường quản lý thiết bị di động Nhật Bản.

Ảnh: Bloomberg

Các công nghệ Optim hiện được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ và tài chính. Các đối tác kinh doanh của công ty bao gồm SoftBank, KDDI và Komatsu. Optim cũng tham gia vào khu vực Đông Nam Á, khởi đầu là Việt Nam và đang bắt đầu mở rộng sang Bắc Mỹ và châu Âu.

Công ty cũng cung cấp máy bay không người lái cho lĩnh vực nông nghiệp được trang bị khả năng phân tích hình ảnh dựa trên AI. Người dùng có thể nhận ra côn trùng, sâu bệnh hại và chỉ phun hóa chất nông nghiệp lên các khu vực bị ảnh hưởng, giảm nhân công và lượng hóa chất sử dụng.

Năm ngoái, Optim công bố đạt doanh thu 62,3 triệu USD cùng mức lợi nhuận 1,1 triệu USD. Vốn hóa thị trường hiện ở mức 1,5 tỷ USD.

“Tôi thực sự không quan tâm đến vấn đề tiền bạc. Trong suốt 20 năm, tôi muốn chúng tôi trở thành một công ty mà mọi người có thể nhìn vào đó và nói: Optim đã thay đổi tất cả các ngành công nghiệp bằng AI và IoT”, Sugaya nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips  via NDH