Skip to main content

Thẻ: The Coffee House

The Coffee House dần đánh mất định vị và triết lý kinh doanh ban đầu kể từ khi nhà sáng lập rời đi

Kể từ sau sự ra đi của nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh, The Coffee House dần đánh mất định vị và triết lý ban đầu, quy mô thu hẹp.

“6 năm cho một hành trình, có buồn có vui có hoan ca có thất bại. Còn đó những ước mơ, những trăn trở lẫn kỳ vọng. Cảm ơn tất cả vì đã làm nên phần đẹp nhất của tuổi thanh xuân của mình. Tạm biệt The Coffee House – The House of Inspiration.”

Đây là dòng trạng thái được cựu CEO kiêm nhà sáng lập chuỗi The Coffee House, ông Nguyễn Hải Ninh đăng tải trên trang cá nhân hồi tháng 2/2021, thông báo chia tay nơi ông đã dành 6 năm để xây dựng.

Thời điểm ông Hải Ninh rời đi, The Coffee House là tên tuổi nằm top đầu tại thị trường chuỗi cà phê Việt Nam,  vận hành khoảng 180 cửa hàng trên toàn quốc.

Nhà sáng lập The Coffee House nảy ra ý tưởng xây dựng thương hiệu này khi nhận ra phân khúc quán cà phê tầm trung với mức giá từ 40.000 đến 60.000 đồng chưa được khai thác trong khi các chuỗi ngoại lại có giá cao, khó trở thành địa chỉ quen thuộc cho người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ.

Năm 2014, Nguyễn Hải Ninh thành lập The Coffee House với triết lý xoay quanh chi tiết, tạo ra không gian trải nghiệm đủ tiện ích và chi phí hợp lý, bên cạnh chất lượng phục vụ. Dưới thời của ông Ninh, The Coffee House chú ý rất kỹ tới cách bài trí của cửa hàng, từ chiều cao của bàn ghế, tất cả đều phải đúng kích thước tiêu chuẩn. Sự đề cao về trải nghiệm khách hàng đã giúp The Coffee House lớn nhanh như thổi.

Năm 2018, chuỗi này chính thức vượt mốc 100 cửa hàng – điều mà Starbucks mất 10 năm mới làm được ở Việt Nam. The Coffee House khi đó trở thành điểm đến yêu thích cho những người muốn tìm không gian học tập, làm việc hay đơn giản chỉ là tìm chỗ tụ tập bạn bè.

Khảo sát của Q&Me năm 2018 cho thấy The Coffee House nằm trong top ba thương hiệu được khách hàng ghé tới nhiều nhất ở khu vực Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh đó, khảo sát cũng chỉ ra rằng The Coffee House chỉ xếp sau Starbucks và Highlands trong việc thuyết phục khách hàng chi tiền tại cửa hàng.

Cùng năm đó, tờ Nikkei Asia đánh giá startup của Nguyễn Hải Ninh là chuỗi phát triển nhanh nhất trong các công ty khởi nghiệp về cà phê ở Việt Nam. Năm 2020, chuỗi này mở thêm 25 cửa hàng, nâng độ phủ lên 175 cửa hàng tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo một khảo sát của Q&Me vào năm 2022, The Coffee House được đánh giá cao khi mang tới cho khách hàng không gian lý tưởng cùng thái độ phục vụ tốt, so với các thương hiệu cùng phân khúc.

Mất dần ánh hào quang

Kể từ khi nhà sáng lập rời đi, The Coffee House bắt đầu thể hiện sự thụt lùi, không giữ vững vị trí trước sự nổi lên của hàng loạt tên tuổi mới trong ngành F&B đầy sự khắc nghiệt.

Mới đây, The Coffee House thông báo rút khỏi thị trường Cần Thơ – thủ phủ của miền Tây Nam Bộ và chuỗi này cũng sẽ tiếp tục ngừng hoạt động ở các địa phương khác. Cái tên mới nhất là Đà Nẵng – trung tâm văn hoá, kinh tế, du lịch của dải đất miền Trung, nơi đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.

Tại một số thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng hay TP HCM, The Coffee House đã bắt đầu thu hẹp quy mô. Theo website của thương hiệu, tính đến ngày 13/8, chuỗi này có 115 cửa hàng, thu hẹp so với con số khoảng 150 cửa hàng ở thời điểm cuối năm 2023.

Theo đại diện The Coffee House, việc thu hẹp quy mô cửa hàng nhằm tối ưu chi phí, cải thiện hoạt động kinh doanh nhằm thích ứng với điều kiện thay đổi.

Sau khi tạm biệt Nguyễn Hải Ninh, The Coffee House được vận hành bởi CTCP Seedcom. Và trong gần 4 năm qua, công ty đã liên tục thay tướng để đưa chuỗi cà phê về đúng quỹ đạo vốn có – vốn đã bị ảnh hưởng rất nhiều kể từ đại dịch COVID-19.

Người đầu tiên tiếp quản vị trí của ông Hải Ninh là ông Mai Hoàng Phương, một trong những thành viên sáng lập Seedcom. Tiếp đó, vào tháng 7/2021, ông Lê Bá Nam Anh được bổ nhiệm làm CEO. Tuy nhiên, đến tháng 3/2024, ông Nam Anh cũng rời bỏ vị trí này và hiện CEO kiêm đại diện pháp luật của The Coffee House do ông Ngô Nguyên Kha đảm nhiệm.

Dù liên tục thay thế người điều hành, song tình hình của The Coffee House vẫn không được cải thiện. Năm 2019, doanh thu thuần của chuỗi này đạt gần 862 tỷ đồng, đến năm 2020 thì giảm xuống còn 735 tỷ đồng năm 2020 và 475 tỷ đồng vào năm 2021. Theo báo cáo của Vietdata, năm ngoái, chuỗi đồ uống này đạt mức doanh thu là 700 tỷ đồng nhưng vẫn tiếp tục ghi nhận lỗ lũy kế.

Ngoài ra, sự nổi lên của một số thương hiệu như Katinat hay Phê La cũng đe doạ miếng bánh thị phần của The Coffee House. Theo báo cáo của YouNet Media, tính đến hết năm 2023, Katinat đã vượt qua The Coffee House về tần suất được nhắc tới trên mạng xã hội sau nhiều nỗ lực tạo ấn tượng sâu đậm cho người dùng, đứng top ba với 212.025 thảo luận, tăng 17,89% và thăng 1 hạng so với 2022.

The Coffee House đánh mất chất riêng?

Không chỉ yếu kém trong hoạt động kinh doanh, The Coffee House cũng dần đánh mất thiện cảm của khách hàng về trải nghiệm dịch vụ – một trong những yếu tố đã tạo dựng nên tên tuổi của chuỗi đồ uống này.

Giữa năm 2022, The Coffee House chuyển đổi sang sử dụng ly nhựa giấy có nắp nhựa thay vì ly thuỷ tinh như trước. Ngoài ra, chuỗi này cũng áp dụng thẻ rung nhận đồ uống, tương tự Highlands và Phúc Long, trái ngược với hình ảnh nhân viên phục vụ ân cần mang từng món đồ ăn thức uống tới bàn cho khách hàng như trước đây.

Cách làm này có thể giúp The Coffee House tiết kiệm công sức nhân viên, tránh đổ vỡ, chi phí thấp nhưng nếu xét về yếu tố trải nghiệm, The Coffee House đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy không hài lòng, đặc biệt là bộ phận người trẻ quan tâm tới vấn đề môi trường.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu Giá trị Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM năm 2021 cho thấy 90% trong số 14.000 người từ 9 quốc gia được khảo sát cho biết dịch COVID-19 đã thay đổi quan điểm của họ về môi trường và tiêu dùng bền vững. Nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu tránh sử dụng sản phẩm từ các doanh nghiệp gây ô nhiễm hoặc sử dụng lãng phí tài nguyên.

Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cũng chỉ ra rằng các thương hiệu cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng trung bình 4%/năm. Trong ngành thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng vượt trội từ 2,5-11,4%, và doanh số của các thương hiệu ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với các đối thủ.

Cơn giông quái ác và làn sóng tẩy chay

Đầu tháng 5, trang fanpage Chuyện Nghề Y với gần 300.000 lượt theo dõi đã châm ngòi cho làn sóng tẩy chay kịch liệt đối với thái độ im lặng của The Coffee House sau khi một nữ khách hàng gặp tai nạn nghiêm trọng tại cửa hàng thuộc chuỗi đồ uống này.

Kể từ thời điểm đầu tháng 5 tới nay, làn sóng tẩy chay The Coffee House vẫn chưa nguôi. Tính tới ngày 13/8, người dùng mạng xã hội vẫn còn nhìn thấy những biểu cảm phẫn nộ xuất hiện trên các bài đăng của thương hiệu này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Lý do chủ chuỗi The Coffee House bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt

CTCP Seedcom, công ty mẹ của chuỗi The Coffee House, bị phạt vì lỗi không công bố thông tin, thực hiện phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định pháp luật.

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11, tầng 17, tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Seedcom là công ty mẹ của chuỗi cà phê  The Coffee House. Công ty cũng xây dựng hệ sinh thái bán lẻ, TMĐT  và F&B với thương hiệu thời trang Juno, Hnoss, nền tảng thương mại điện tử Haravan, Cầu Đất Farm, King Food và Scommerce (Services For Commerce/Dịch vụ cho thương mại) với hai cái tên Giao Hàng Nhanh, Ahamove.

Công ty được thành lập vào năm 2014 bởi ông Đinh Anh Huân, đây là một trong 5 người đồng sáng lập CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động.

Theo đó, thanh tra UBCKNN quyết định phạt Seedcom tổng mức tiền là 162,5 triệu đồng.Quyết định phạt có hiệu lực từ ngày 23/4.

Trong đó, phạt tiền 85 triệu đồng với các hành vi vi phạm gồm không công bố thông tin (CBTT) đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Cụ thể, CTCP Seedcom đã không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các tài liệu: Tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020; Báo cáo tài chính năm 2020; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; gửi nội dung CBTT cho HNX không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Báo cáo tài chính bán niên 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021.

Phạt tiền 77,5 triệu đồng do thực hiện phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định pháp luật. Theo đó, CTCP Seedcom vi phạm hoàn thành việc phân phối mã trái phiếu SEECH2123001 trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.

Theo dữ liệu công bố tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, doanh thu năm 2022 của Seedcom đạt 1.673 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, doanh nghiệp này lỗ sau thuế gần 273 tỷ đồng, vượt qua cả mức lỗ 238 tỷ đồng ghi nhận vào năm 2021.

Trong năm 2022, Seedcom đã mua lại thành công cho hai lô trái phiếu huy động vào cuối năm 2020 và 2021 với giá trị lần lượt là 50 tỷ và 200 tỷ đồng. Công ty cũng đã thực hiện chi trả gần 24 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu cho hai lô nói trên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

CEO The Coffee House nói gì về tâm lý FOMO trong ngành F&B

Trên thị trường F&B xuất hiện nhiều trend sớm nở tối tàn, vậy doanh nghiệp trong ngành cần hành xử thế nào để vượt qua tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) và không bị cuốn theo?

Trong thời gian qua ngành F&B đã chứng kiến những trend (xu hướng) sớm nở tối tàn như gỏi gà măng cụt, bánh đồng xu, cà phê  muối, trà chanh giã tay,… Theo iPos.vn, những trend này chỉ tồn tại trong vòng 3 tháng.

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp F&B là sẽ thích ứng như thế nào để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, và liệu các doanh nghiệp có cần chạy theo những trend này không hay phải cố định trong chiến lược đã đặt ra.

Đặc biệt với các chuỗi lớn có hệ thống phức tạp và sự linh động sẽ ít hơn các cửa hàng nhỏ lẻ.

Trước câu hỏi này, ông Ngô Nguyên Kha, CEO The Coffee House đã chia sẻ về giải pháp trong một sự kiện ngành F&B do iPos.vn tổ chức diễn ra tại Hà Nội mới đây.

Theo ông Ngô Nguyên Kha – người đang vận hàng chuỗi đồ uống 150 cửa hàng cho hay, theo trend là công việc phải thường xuyên cập nhật liên tục và nghiên cứu những xu hướng mới của thị trường. Tuy nhiên, các trend như gỏi gà măng cụt, chà tranh giã tay,… lại có xuất phát điểm khác mà đôi khi bản thân doanh nghiệp không nghĩ nó sẽ trở thành xu hướng, thu hút người tiêu dùng.

“Giữ luồng thông tin như vậy, doanh nghiệp phải xác định khả năng của mình theo trend được đến đâu. Nếu không được thì buộc phải đứng ngoài và tìm cách khác để xử lý”, ông Kha nói.

Với The Coffee House, chuỗi này sẽ làm theo hai hướng. Việc triển khai sản phẩm cho 150 cửa hàng theo kiểu trend thì rất chậm, do đó chuỗi sẽ phải xác định sẽ nhặt những gì của trend để đưa vào bộ sản phẩm.

Ngoài ra, chuỗi đồ uống này cũng có những sản phẩm bán thử nghiệm trong giai đoạn ngắn với hai nhiệm vụ là theo mùa vụ và kiểm tra sản phẩm trend đưa vào menu còn ổn không.

“Sau những lần làm như vậy, chúng tôi chọn được 1-2 sản phẩm vào menu chính vò trend đó được chấp nhận. Việc được chấp nhận cũng đồng nghĩa trend đó có thể lặp lại. Năm ngoái chúng tôi tung ra trà sữa mochi, năm nay chúng tôi vẫn triển khai và vẫn được đón nhận khá tốt”.

Vị Tổng giám đốc The Coffee House nói thêm: “Chúng tôi không nói là có theo được trend này hay không. Tuy nhiên đó là cách chúng tôi chọn để có thể phảng phất trend mà không cần nhảy ngay vào, vì mô hình doanh nghiệp không cho phép theo trend nhanh gọn như vậy được”.

Đồng ý với quan điểm của ông Kha, ông Trần Nhật Vũ – Chủ tịch chuỗi nhượng quyền Phúc Tea, ví trend giống như một dòng chảy: “Doanh nghiệp nằm trong dòng chảy đó phải biết được lúc nào nên theo và lúc nào nên kiên định để không bị cuốn đi”.

Ông Nhật Vũ lưu ý khi theo trend, doanh nghiệp phải tính lãi lỗ P/L (profit & loss statement). Vòng đời trend đó đủ để thu hồi vốn hay không, lời hay lỗ.

Chẳng hạn với trà chanh giã tay, phải tính được chi phí đầu tư ra sao, rẻ như nào và khi kết thúc trend đóng cửa doanh nghiệp vẫn có lời. Đây là dòng chảy doanh nghiệp F&B có thể theo được.

Tuy nhiên, có những trend lớn, doanh nghiệp lớn làm khiến các cửa hàng nhỏ sẽ dễ bị FOMO (fear of missing out – tâm lý sợ bỏ lỡ), sợ bị bỏ lại phía sau do đó hối thúc việc theo trend.

Nhưng theo ông Vũ, việc vận hành chuỗi rất cồng kềnh, đòi hỏi các cửa hàng phải đồng lòng. “Nếu không đồng lòng thì mình tung hô, áp đặt sẽ không hiệu quả, từ đó trend thất bại”, Chủ tịch Phúc Tea nêu quan điểm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Cách The Coffee House giải quyết việc khách vào quán ngồi quá lâu

Ông Ngô Nguyên Kha, CEO The Coffee House, cho rằng đây là cơ hội để quán bán thêm, tăng giá trị hoá đơn cho khách hàng ngồi lâu.

Lời giải của The Coffee House tới việc khách vào quán ngồi quá lâu
Lời giải của The Coffee House tới việc khách vào quán ngồi quá lâu

Mới đây trong một sự kiện ngành F&B do iPos.vn tổ chức tại Hà Nội, ông Ngô Nguyên Kha – CEO The Coffee House nhận được câu hỏi về việc khách hàng mang theo laptop vào quán gọi một cốc nước và ngồi cả ngày, vậy bài toán hiệu quả ở đâu?

Ngoài ra, khách offline có mang lại lợi nhuận chính cho The Coffee House hay không hay đó chỉ là một chiến lược giúp chuỗi đồ uống có 150 cửa hàng này tạo cảm giác lúc nào cũng đông khách?

Trả lời tại sự kiện, ông Ngô Nguyên Kha nói rằng đây là một câu hỏi khó.

“Là một ngôi nhà truyền cảm hứng để mọi người cảm thấy hứng thú khi tìm đến làm việc thì đó cũng đã là điều may mắn cho chúng tôi. Bởi khi ấy, chúng tôi đã phục vụ được nhu cầu nào đó của khách hàng. Còn bài toán kinh doanh tôi nghĩ nó luôn ở đấy và chúng ta phải giải”, ông Kha nói.

Tổng giám đốc The Coffee House nhấn mạnh nếu như trước kia trong điều kiện bình thường, chuỗi hoàn toàn ổn với trường hợp này vì cho rằng đã mang lại một giá trị nào đó cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh thu chuỗi sụt giảm, người tiêu dùng chi tiêu ít hơn, sóng ngầm và doanh nghiệp phải tìm nhiều cách để tồn tại thì việc vẫn còn những khách hàng gắn kết như vậy là một “điều rất may”.

“Chúng tôi có thể làm nhiều điều khác mang thêm giá trị cho khách hàng. Chẳng hạn chúng tôi biết họ đang nhu cầu ngồi lâu, The Coffee House sẽ có thêm lựa chọn để khách hàng tiêu nhiều hơn”, ông Kha nói.

Hiện, The Coffee House gửi thông báo trên hoá đơn hoặc trên app tới khách hàng rằng nếu mua ly nước thứ hai sẽ được giảm bao nhiêu % hoặc bao nhiêu tiền. “Hay như trên ứng dụng, chúng tôi thường xuyên gửi thông điệp nếu bạn ngồi quá hai tiếng đồng hồ sẽ được nhận voucher”, ông Kha cho biết thêm.

“Bằng cách này, chúng tôi không thể khẳng định mình tăng được nhiều doanh thu, nhưng chúng tôi cũng cải thiện được tiêu chí về công suất ghế”, vị CEO nói.

Thực tế, trường hợp khách hàng vào quán gọi một đồ uống bất kỳ và ngồi cả ngày không phải là câu chuyện mới trong ngành F&B.

Năm 2021, Highlands Coffee –  chuỗi đồ uống có thị phần lớn nhất Việt Nam xét về quy mô, đã gặp phải sự cố khi khách hàng vào quán gọi đồ uống và bị nhân viên nhắc nhở đã hết thời gian một tiếng, yêu cầu gọi thêm đồ. Điều này khiến khách hàng rất bức xúc.

Theo iPos.vn, ngồi cafe lâu đã trở thành đặc trưng tại Việt Nam. Khách hàng bỏ ra từ 30.000 đồng tới 60.000 đồng/ly nước có thể tận hưởng không gian tiện nghi mà quán cà phê mang lại. Một buổi cafe có thể kéo dài từ 30 phút tới 3-4 giờ đồng hồ.

Xét ở khía cạnh tích cực, việc khách hàng ngồi lâu không những không xấu mà còn là một việc tốt vì đem lại những lợi ích cho quán cafe như: Tạo cảm cảm giác quán đông khách, đóng góp nguồn doanh thu đều đặn khi những khách ngồi lâu có thói quen quay lại nhiều lần.

Cuối cùng là tạo cơ hội để upsell – bán thêm. Thay vì giới hạn thời gian để “bắt buộc” khách hàng phải gọi thêm đồ uống, các chủ quán có thể tìm cách khai thác những người ngồi lâu để tăng giá trị đơn hàng, tương tự những gì The Coffee House đang thực hiện.

Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Ngọc Diệp tại China Xinhua New từng cho biết việc quy định giờ đuợc ngồi tại quán là không mới, thậm chí phổ biến tại các quốc gia như Nhật Bản.

Tại Nhật, rất nhiều các quán ăn/coffee, đặc biệt các khu trung tâm đều có quy định về giờ giấc ngồi tại quán. Điều này được thông báo rất rõ ràng trước khi khách bước vào quán là mỗi bàn tính từ khi bắt đầu đồ ăn được phục vụ ra, khách sẽ chỉ được ngồi một tiếng rưỡi cho đến hai tiếng. Có quán chấp nhận cho khách trả tiền để ngồi thêm nhưng nhìn chung điều này khá hiếm, đến giờ là phải đứng lên.

Bà Diệp cho rằng khách hàng thông cảm cho quán vì ngoài mặt bằng thuê đắt, các cửa hàng này cũng cần phải tăng cường hiệu suất tối đa phục vụ nhằm có doanh thu.

Về vấn đề này, iPos.vn cho hay việc giới hạn thời gian giờ cao điểm chỉ nên áp dụng đối với các chuỗi lớn, đã trở thành “top-of-mind” (cái tên hàng đầu trong suy nghĩ) của nhiều người và sở hữu một tệp khách hàng trung thành khá khổng lồ.

Những khách hàng này có thể dễ dàng bỏ qua điều kiện hạn chế thời gian ngồi tại quán vì họ đã yêu thích thương hiệu, họ chỉ cần trải nghiệm đồ uống, không gian, dịch vụ,… trong chừng ấy thời gian vẫn không vấn đề gì.

Trái lại, những quán cafe vừa và nhỏ thường không quá đông khách nên vẫn cần đặt mong muốn của khách hàng lên hàng đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Vòng xoay thị trường F&B Việt Nam 2023: Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2

Năm 2023 sẽ là một năm đầy khó khăn nữa cho các doanh nghiệp Việt, trừ mảng F&B. Highlands Coffee vẫn cấp tập mở quán và cả nhà máy trị giá 500 tỷ đồng, Starbucks đạt cột mốc 100 cửa hàng, Phúc Long sau khi về tay Masan cũng kịp có gần 150 cửa hàng và 45 kioks, Katinat tiệm cận 60 cửa hàng. Mỗi The Coffee House là gần như dậm chân tại chỗ với 156 cửa hàng.

Vòng xoay thị trường F&B Việt Nam 2023: Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2
Vòng xoay thị trường F&B Việt Nam 2023: Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2

CUỘC ĐUA KHÔNG MỆT MỎI CỦA CHUỖI CỬA HÀNG F&B TRUNG VÀ CAO CẤP.

Nền kinh tế Việt Nam đã có chút dấu hiệu khởi sắc trong năm quý III/2023, nhưng về cơ bản thị trường vẫn rất khó khăn, đặc biệt là với các startup công nghệ đang trong giai đoạn đốt tiền. Sau 1 năm tìm người mua nhưng không thành công, Baemin đang cho thấy khả năng có thể sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, những khó khăn đó dường như không liên quan đến các chuỗi F&B ở phân khúc trung và cao cấp. Với nguồn lực khổng lồ từ công ty mẹ, những Starbucks, Highlands Coffee, Phúc Long, Trung Nguyên Legend hay Katinat muốn đầu tư chỗ nào sẽ đầu tư chỗ đó. Chỉ mỗi The Coffee House là không thể thoải mái tiêu tiền, do đứng sau họ là Seedcom vẫn đang huy động vốn khắp nơi và có nhiều ‘đứa con’ khác phải lo lắng.

Highlands Coffee vẫn vô đối.

Hôm nay 6/10, Highlands Coffee vừa làm lễ khởi công xây dựng Dự án nhà máy rang cà phê Cao Nguyên tại KCN Phú Mỹ II – Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 24.000m2. Nhà máy có tổng đầu tư 500 tỷ đồng, công suất có thể đạt tới gần 10.000 tấn cà phê/năm trong giai đoạn đầu, 75.000 tấn cà phê/năm trong giai đoạn tiếp theo.

“ Đây sẽ là nhà máy rang cà phê có quy mô lớn hàng đầu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như tại Việt Nam. Với việc đầu tư các công nghệ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi muốn khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực sản xuất cà phê rang xay đậm chất Việt cũng như đạt tiêu chuẩn thế giới.

Đồng thời, đây cũng là bước đi chiến lược của thương hiệu trong cuộc đua cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu cà phê toàn cầu ”, đại diện Highlands Coffee cho hay.

Cũng theo tiết lộ từ chuỗi cà phê này, hiện họ có 700 cửa hàng tại Việt Nam và 50 cửa hàng tại Philippines tính đến tháng 9/2023.

Cuối năm 2022, Highlands Coffee có 605 cửa hàng. Số lượng cửa hàng khổng lồ của Highlands Coffee còn nhiều hơn tổng số cửa hàng của các đối thủ của họ cộng lại.

Highlands Coffee hiện là hệ thống chuỗi cà phê mạnh nhất ở phân khúc của mình trong nhiều năm liền và tiến lên với tốc độ khủng khiếp sau quyết định bán mình của SuperFoods Group (đơn vị sở hữu và vận hành hai thương hiệu F&B nổi tiếng Việt Nam là Highlands Coffee và Phở 24) cho Jollibee Group trong năm 2012.

Có thể nói, chỉ thông qua nhượng quyền, Highlands Coffee mới có thể mở gần 100 cửa hàng trong 9 tháng đầu năm 2023, điều mà dù Masan – Phúc Long có dốc toàn lực vẫn rất khó để thực hiện.

Nhượng quyền là nghiệp vụ tưởng như đơn giản trong ngành F&B nhưng không phải ai cũng làm tốt và đi được đường dài, trường hợp chuỗi Mixue gần đây là một ví dụ tiêu biểu.

Vậy nên, kinh nghiệm về nhượng quyền dày dạn qua 45 năm của chuỗi gà rán toàn cầu đến từ Philippines – Jollibee đóng vai trò quyết định trong việc phát triển của Highlands Coffee.

Highlands Coffee không phải là chuỗi duy nhất biết chọn địa điểm đắc địa hay có concept cửa hàng đẹp nhất, menu nước uống của họ cũng khá đơn giản và đồ uống cũng không phải là ngon nhất, phục vụ khách hàng cũng không thân thiện nhất hay nhanh nhất.

Tuy nhiên, nếu tính tổng thể tất cả các khía cạnh, thì chất lượng của chuỗi này vẫn đứng top của thị trường.

Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2.

Sau khi về tay Masan, Phúc Long bây giờ không còn là Phúc Long trước đây. Phúc Long không chỉ thay đổi lãnh đạo mà định hướng sản phẩm cũng rất khác.

Vào tháng 5/2021, Masan – thông qua công ty con trực tiếp là công ty TNHH The Sherpa mua 20% vốn cổ phần của CTCP Phúc Long Heritage với giá 15 triệu USD (khoảng 352 tỷ đồng), tương ứng định giá 75 triệu USD.

Nửa năm sau, vào tháng 1/2022, Masan mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%, qua đó nắm quyền chi phối thương hiệu đồ uống này.

Tháng 8/2022, Masan tiếp tục mua thêm 34% vốn cổ phần của Phúc Long với giá 155 triệu USD để sở hữu 85% Phúc Long. Như vậy, Phúc Long đã được Masan định giá khoảng 455 triệu USD.

Tháng 9/2022, Phúc Long đã ra mắt cửa hàng Premium ở Thảo Điền – Quận 2, với diện tích gần 2.000m2 và có khu rang xay cà phê tại chỗ. Vì là cửa hàng cao cấp, nên giá các món trong menu của Phúc Long Thảo Điền được định vị ngang bằng với Starbucks.

Sau khi bán xong Phúc Long, ông Lâm Bội Châu đã ra đi và nhường chiếc ghế CEO lại cho bà Lee Joanne Jihyun vào tháng 11/2022.

Bà Lee Joanne Jihyun là người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B, từng điều hành các chuỗi như Gong Cha, Baskin Robin, Krispy Kreme tại nhiều thị trường trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Úc…

Hiện tại, trên website của mình, Phúc Long cho biết họ có khoảng gần 150 cửa hàng flagship trên toàn quốc và 45 kioks. Trong năm 2022, Phúc Long đã khai trương 44 cửa hàng flagship để nâng tổng số cửa hàng lên 132 cửa hàng flagship.

Ở BCTC giữa kỳ, Phúc Long cho biết họ sẽ mở thêm 25 cửa hàng flagship trong 6 tháng cuối năm 2023. Mục tiêu trở thành chuỗi đồ uống lớn thứ 2 Việt Nam của Phúc Long đã đạt được.

Trung Nguyên xuất ngoạị, Starbucks và The Coffee House thủ thế.

Đứng thứ 3 về quy mô chuỗi cửa hàng là The Coffee House. Họ vẫn giữ nguyên con số trên dưới 155 cửa hàng cuối năm 2022 và chỉ mở thêm đúng 1 cửa hàng SIGNATURE by The Coffee House cho đến thời điểm này.

Với những động thái gần đây, nhiều khả năng Seedcom và The Coffee House sẽ không tăng thêm số lượng cửa hàng trong năm nay.

Đặc biệt nhất trong tất cả phải kể đến chuỗi Trung Nguyên Legend của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên. Họ khuấy động thị trường cà phê Việt không bằng cách mở đua với Highlands Coffee mà chọn mở rộng ra nước ngoài. Hiện họ đã có 2 quán cà phê lớn tại Trung Quốc và mới khai trương 1 quán mới tại Mỹ bằng hình thức nhượng quyền.

Theo website của Trung Nguyên Legend, hiện họ có 108 cửa hàng: 78 cửa hàng tự mở và 30 cửa hàng nhượng quyền.

Cuối năm 2022, Trung Nguyên Legend có 77 cửa hàng và với số lượng hiện tại, thương hiệu này gần như đã hồi phục như trước Covid-19, cuối 2019 họ có gần 100 cửa hàng.

Trung Nguyên cho biết: họ đang lên kế hoạch phát triển 1.000 không gian cà phê Trung Nguyên Legend tại thị trường tỷ đô Trung Quốc và mở rộng 100 không gian tại Mỹ.

Trong năm nay, Starbucks cũng vừa đạt cột mốc quan trọng khi cán đích 100 cửa hàng tại Việt Nam đúng thời điểm tròn 10 năm gia nhập thị trường, trong đó có 50% tập trung tại TP.HCM.

Cuối năm 2022, thậm chí họ còn mở được cửa hàng tại phố cổ Hội An – nơi được bà CEO Patricia Marques đánh giá là ‘rất khó để thuê được địa điểm phù hợp với các tiêu chí của Starbucks’.

Trong khi Việt Nam có thị trường cà phê lớn nhất ở Đông Nam Á về giá trị và số lượng cửa hàng, thì chỉ có 1 cửa hàng Starbucks trên 1 triệu dân – con số thấp nhất trong 6 nền kinh tế lớn trong khu vực.

Một “em út” mới nổi của thị trường là Katinat Saigon Cafe vẫn đang say mê nhân rộng chuỗi của mình. Katinat hiện có 58 cửa hàng trên toàn quốc (3 tại Hà Nội) và họ gần như đã “thay áo mới” cho các cửa hàng đầu tiên với thiết kế màu xanh dương. Katinat cũng vừa đóng cửa hàng đầu tiên tại Đồng Khởi ra mắt cách đây 7 năm để tân trang lại.

Đến cuối năm 2021, Katinat chỉ là một chuỗi thường thường tầm trung tại thị trường TP.HCM với 10 cửa hàng cà phê nhỏ nằm rải rác ở 2 Quận 1 và 3. Nhưng chỉ sau chưa đầy 2 năm, Katinat đã bành trướng rất nhanh.

Dù số lượng cửa hàng dù chưa nhiều, nhưng tất cả các cửa hàng của họ đều có diện tích mặt bằng rất lớn và hoặc là mặt bằng cửa hàng cao 2 đến 3 tầng. Tốc độ mở cửa hàng này của Katinat chỉ đứng sau Highlands Coffee và Phúc Long.

Cuối cùng, một trong những ông lớn thế giới cũng đang rất e dè sự khó tính của thị trường F&B Việt Nam là Amazon Cafe đến từ Thái Lan. Chính thức mở cửa hàng đầu tiên ở thị trường Việt vào gần cuối 2020 và đến cuối năm 2022, Amazon có 20 cửa hàng và trong 9 tháng đầu năm 2023, họ mới chỉ mở thêm 3 cửa hàng.

CÁC CHUỖI ĐANG KÈN CỰA NHAU TRONG VIỆC TẠO RA XU HƯỚNG ẨM THỰC & ĐỒ UỐNG.

Với sự phát triển rất nhanh của thị trường F&B Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các chuỗi bây giờ không còn đến từ vị trí đẹp hoặc concept hiện đại và độc đáo, vì ai cũng đã làm được điều đó chỉ cần đầu tư tiền. Chất lượng sản phẩm, chủ yếu là thức uống, mới là chiến trường chính của các thương hiệu kể trên.

Có thể nói, sự gia nhập của Starbucks đã góp công rất lớn vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của các chuỗi cà phê ở thị trường Việt Nam.

Trước khi Stabucks đến Việt Nam, các chuỗi đồ uống Việt khá chậm trễ trong việc ra món mới. Nhưng kể từ khi The Coffee House xuất hiện và vận dụng phong cách đổi mới sáng tạo từ Starbucks, thì mọi chuyện đã khác.

The Coffee House đã chịu khó liên tục ra mắt các sản phẩm mới – đặc biệt là dòng sản phẩm theo mùa giống Starbucks. Ngoài việc, 1 năm có ít nhất 4 đợt giới thiệu bộ sưu tập thức uống theo mùa, họ cũng khá thường xuyên thay đổi menu ở tất cả các cửa hàng.

Nhờ vậy, The Coffee House đã nhiều lần dẫn dắt xu hướng thị trường với nhiều dòng sản phẩm như Trà đào cam sả, Trà sữa nướng hoặc Trà sữa hạt macca.

Các thức uống của các thương hiệu cà phê hiện nay đều đòi hỏi nguyên liệu và cách pha chế vừa cao cấp vừa độc đáo, vừa phải phù hợp với khẩu vị riêng của người Việt. Đặc biệt hơn, đó là còn phải có câu chuyện đằng sau.

Bên cạnh đó, cả The Coffee House, Phúc Long và Trung Nguyên Legend đều ra concept cao cấp để thăm dò thị trường và làm thương hiệu (Brand), mức giá thức uống trong các cửa hàng này “đắt đỏ” không thua gì Starbucks.

Theo đó, ở mùa thu này, Katinat đang tổng lực truyền bá cho sản phẩm mới độc đáo trên thị trường là Bơ già dừa non và trước đó là Trà sữa chôm chôm.

Còn The Coffee House đang cố gắng lăng xê cho trà xanh Tây Bắc với các sản phẩm như Latte trà xanh – Trà xanh Espresso Marble hay Phin sữa tươi bánh flan.

Phúc Long thì có Trà sữa hạt đác oolong, Trà Silky Osmanthus Oolong và Trà sữa Osmanthus Oolong (trà oolong được ướp với hoa quế – một loại hoa không phổ biến ở Việt Nam).

CHUỖI NÀO ĐANG LÀM ĂN HIỆU QUẢ NHẤT?

Về hiệu quả kinh doanh, chúng ta chỉ có chỉ số của Highlands, The Coffee House và Phúc Long, chứ không có của Starbucks hay Katinat.

Năm 2021, doanh thu Highlands Coffee đạt khoảng 1.700 tỷ đồng. Hai năm trước đó 2019 – 2020, doanh thu của họ đều trên 2.100 tỷ đồng. BCTC năm 2022 của Tập đoàn Jollibee cho thấy, Highlands Coffee đóng góp 3% tổng doanh thu tập đoàn, tương đương khoảng 3.569 tỷ đồng.

Do Covid-19, năm 2021 Highlands Coffee thông báo khoản lỗ hơn 19 tỷ đồng, đây là mức lỗ lịch sử sau nhiều năm công ty kinh doanh có lãi. Ngay năm 2022, họ đã lấy lại phong độ khi lợi nhuận sau thuế hơn 265 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận của Highlands Coffee thường sẽ tỷ lệ thuận theo số lượng tăng cửa hàng.

Năm 2022, chuỗi Phúc Long thu về 1.579 tỷ đồng doanh thu, với lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt 195 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cửa hàng flagship của Phúc Long mang về 518 tỷ đồng.

Trong năm 2023, Masan đã đặt ra mục tiêu cho Phúc Long Heritage sẽ phải mang về mức doanh thu thuần từ 2.500 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng.

Masan cũng chia sẻ, năm 2022, Phúc Long đứng thứ 2 về doanh thu và đứng đầu về biên lợi nhuận gộp trong chuỗi cà phê và trà nội địa. Năm 2019, biên lãi gộp của Phúc Long quanh mức 35%. Đến thời điểm hiện tại, kết thúc quý II/2023, con số này ở Phúc Long đang là 64,4%, tốt nhất trong số các mảng kinh doanh của Masan.

Phần The Coffee House, năm 2019, doanh thu thuần của chuỗi này đạt gần 862 tỷ đồng, tuy nhiên đã giảm xuống còn 735 tỷ đồng năm 2020 và 475 tỷ đồng vào năm 2021. 9 tháng đầu năm 2022, The Coffee House ghi nhận 564 tỷ đồng doanh thu, tương đương 2 tỷ đồng/ngày.

Biên lợi nhuận gộp của The Coffee House đều trên 70% trong ba năm từ 2018 đến 2020. Tỷ lệ này của Starbucks Việt Nam năm 2019 vào khoảng 19,3% và đến năm 2021 chỉ là 1,3%.

Tuy nhiên, The Coffee House vẫn lỗ do chi phí bán hàng cao. Trong hai năm Covid-19 (2020 và 2021), chi phí bán hàng của chuỗi này đều lớn hơn lợi nhuận gộp.

Theo đó, The Coffee House ghi nhận khoản lỗ 80,6 tỷ đồng vào năm 2019; đến năm 2020, chuỗi này lỗ 111 tỷ đồng; và tiếp tục lỗ 249,3 tỷ đồng vào năm 2021. Lỗ lũy kế của công ty tính đến cuối năm 2021 là gần 434 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quỳnh Anh | Markettimes

Mục tiêu đứng thứ 2 chuỗi F&B Việt Nam của Phúc Long bây giờ ra sao

Thị trường chuỗi đồ uống (F&B) tại Việt Nam chứng kiến sự bám đuổi quyết liệt của ba cái tên lớn gồm Phúc Long được Masan Group hậu thuẫn, The Coffee House dưới trướng của Seedcom và Highlands Coffee được tập đoàn Philippines Jollibee mua lại từ năm 2011.

Mục tiêu đứng thứ 2 ngành F&B của Phúc Long bây giờ ra sao
Mục tiêu đứng thứ 2 ngành F&B của Phúc Long bây giờ ra sao

Trong những năm qua, thị trường này còn có nhiều cái tên khác đến và đi, cả doanh nghiệp nội lẫn ông lớn ngoại. Đến nay, Highlands Coffee đang là chuỗi đồ uống lớn nhất tại Việt Nam, xét theo quy mô. Vị trí này được duy trì trong suốt nhiều năm liền.

Khảo sát của người viết cho thấy hồi đầu tháng 2 năm nay, Highlands Coffee có 597 cửa hàng thì đến cuối tháng 7, con số này đã tăng lên 674 cửa hàng. Tức trong 6 tháng qua, Highlands Coffee mở mới 77 cửa hàng, trung bình mỗi tháng có thêm 12 cửa hàng mới.

Con số này tốt hơn cả Phúc Long – vốn được coi là “ngựa ô” trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi đồ uống. Kể từ khi về tay Masan Group, giai đoạn 2021 – 2022, trung bình mỗi năm Phúc Long mở thêm 26 cửa hàng mới (không tính các điểm bán kiosk).

Trong cùng khoảng thời gian từ đầu năm đến nay, Phúc Long mở mới được 15 cửa hàng, đưa tổng số cửa hàng chuỗi sở hữu lên 147. Trong khi đối thủ The Coffee House giảm 7 điểm bán, đang có 150 cửa hàng.

Cuối năm ngoái, ban lãnh đạo Masan đặt mục tiêu đưa Phúc Long trở thành chuỗi đồ uống có số lượng cửa hàng lớn thứ hai tại Việt Nam, chậm nhất vào quý II/2023. Như vậy với con số trên có thể thấy mục tiêu của Masan chưa thực hiện được.

Chúng tôi đã liên hệ với phía Phúc Long để bình luận về mục tiêu này, nhưng chưa nhận được câu trả lời ngay lập tức.

Thực tế, báo cáo tài chính mới đây của Masan thừa nhận nửa đầu năm nay việc mở cửa hàng mới chậm hơn trong bối cảnh ngành F&B gặp khó khăn đã khiến doanh thu Phúc Long giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 783 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Phúc Long vẫn đang bám đuổi rất sít sao hai đối thủ đầu bảng về biên lãi gộp. Năm 2019, biên lãi gộp của Phúc Long rơi quanh mức 35%, trong khi Highlands Coffee và The Coffee House lần lượt đạt 68% và 70%.

Đến thời điểm hiện tại, kết thúc quý II, con số này ở Phúc Long đang là 64,4% – tốt nhất trong số các mảng kinh doanh của Masan.

Cuối năm 2022, Masan cho biết trên cơ sở hiệu quả tính theo đơn vị cửa hàng, ước tính các cửa hàng flagship của Phúc Long mang lại doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp đôi so với doanh thu của cửa hàng tương tự trong ngành, biên EBITDA của cửa hàng là trên 35%, cao hơn hẳn so với các chuỗi F&B thuộc top đầu thế giới.

Tương tự dựa vào kết quả kinh doanh năm 2022, báo cáo của Q&me cũng ghi nhận doanh thu hàng ngày trên mỗi cửa hàng của Phúc Long đang cao gấp đối so với đối thủ Highlands Coffee. Năm ngoái, doanh thu mỗi tháng trên từng cửa hàng của Highlands Coffee đạt 516,89 triệu đồng và con số này ở Phúc Long là 986,79 triệu đồng.

Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, 147 cửa hàng flagship đã mang về cho Phúc Long 581 tỷ đồng, chiếm 74% tổng doanh thu. Tức trung bình, mỗi cửa hàng Phúc Long đạt 659 triệu đồng/tháng, giảm so với năm ngoái do khó khăn chung của ngành F&B như đã nói ở trên.

Để tiếp tục bám đuổi đường đua, ban lãnh đạo Phúc Long cho biết từ giờ tới cuối năm, Phúc Long sẽ mở thêm 25 cửa hàng mới, đồng thời cải thiện doanh thu trên mỗi cửa hàng tiệm cận mức của nửa cuối năm ngoái.

Ngoài ra, Phúc Long sẽ tiếp tục triển khai mô hình Hubs & Spokes, và cải thiện doanh số B2B. Hubs & Spokes được định nghĩa là mô hình chuyển khách hàng online từ cửa hàng flagship sang kiosk xung quanh đó vào giờ cao điểm. Động thái này giúp các cửa hàng flagship phục vụ khách hàng tại cửa hàng tốt hơn.

Hồi đầu năm nay, trong giai đoạn thử nghiệm mô hình Hubs & Spokes cho thấy doanh thu hàng ngày của các kiosk đã tăng lên 2,8 lần. Đến quý II, mô hình này đã giúp nâng doanh thu trung bình ngày của các kiosk Phúc Long lên 40% so với trước khi chuyển đổi mô hình trong nửa đầu năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy

Seedcom muốn tiến sang mảng thanh toán, cho vay, bảo hiểm

Seedcom bao gồm các doanh nhân kỳ cựu như nhà sáng lập Đinh Anh Huân là đồng sáng lập của Thế Giới Di Động, CEO Nguyễn Hoành Tiến nguyên là Phó chủ tịch VNG và ông Ngô Nguyên Kha, nhà sáng lập thương hiệu di động Mobiistar.

Ông Đinh Anh Huân – Nhà sáng lập Seedcom

Seedcom – công ty sở hữu hệ sinh thái bán lẻ gồm: The Coffee House, Juno, Hnoss, Kingfoodmart, Scommerce, AhaMove hợp tác chiến lược với KVision – thuộc Kasikornbank Public Company Limited, một tổ chức tài chính hàng đầu tại Thái Lan.

Theo quan hệ đối tác chiến lược, Seedcom và KVision sẽ cung cấp cho các chủ cửa hàng và người tiêu dùng tại Việt Nam các sản phẩm dịch vụ tài chính, gồm các giải pháp thanh toán, cho vay DNVVN và các dịch vụ khác như bảo hiểm và quản lý tài sản.

Việc hợp tác với KVision diễn ra đúng thời điểm thuận lợi khi Seedcom tiếp tục củng cố vị thế Hệ sinh thái New Retails xuất hiện và hoàn thiện sớm nhất tại Việt Nam, với các ngành dọc gồm Công nghệ, F&B, Thời trang, Siêu Thị và các sản phẩm tiêu dùng khác.

Seedcom đã và đang tập trung vào việc phát triển hệ thống dữ liệu và năng lực Bán lẻ Kiểu Mới (New Retail) của mình trong bối cảnh Covid-19 tác động không nhỏ đến thị trường. Việc bổ sung các sản phẩm tài chính từ KVision sẽ thúc đẩy và tối ưu hóa nền tảng mà công ty đang phát triển.

“Mặc dù tiền mặt vẫn đang là thói quen thanh toán hàng đầu, chúng tôi tin rằng thị trường đã sẵn sàng cho các giải pháp thay thế. Thông qua sự kết hợp giữa nền tảng khách hàng hiện có của chúng tôi và các giải pháp tài chính sáng tạo của KVision, sẽ có rất nhiều cơ hội kinh doanh để nắm bắt”, ông Nguyễn Hoành Tiến – CEO Seedcom cho biết.

Seedcom được biết đến là tập đoàn Bán lẻ Kiểu Mới đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có hệ thống bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến được tích hợp, liên kết và hỗ trợ bởi hậu cần và công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Seedcom bao gồm các doanh nhân kỳ cựu như nhà sáng lập Đinh Anh Huân là đồng sáng lập của Thế Giới Di Động, Con Cưng hoặc nhà đầu tư ban đầu của Tiki; CEO Nguyễn Hoành Tiến nguyên là Phó chủ tịch VNG; Ngô Nguyên Kha, Nhà sáng lập thương hiệu di động Mobiistar…

Khái niệm Bán lẻ Kiểu Mới (New Retails) được các nhà lãnh đạo Seedcom chia sẻ trong giai đoạn đầu khi tham gia sâu vào quản trị vận hành các chuỗi truyền thống. Theo đó, phương thức bán lẻ truyền thống là doanh nghiệp sản xuất/nhập một sản phẩm rồi cố gắng bán sản phẩm đấy cho khách hàng.

Còn với đường hướng New Retail, doanh nghiệp sẽ dự đoán được nhu cầu của khách hàng, sau đó chỉ làm những thứ khách hàng yêu cầu vào đúng lúc họ cần. Tức ngoài câu chuyện sản phẩm/dịch vụ (products/service) đánh trúng tâm lý khách hàng ở hiện tại hoặc tương lai, New Retail còn nhắm vào tính thời điểm (timing).

Tại Seedcom, bước đầu, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm hiểu hơn về nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng trên các kênh khác nhau, tìm hiểu xem kênh nào là phù hợp nhất để tiếp cận với một khách hàng.

Bước tiếp theo, sẽ sử dụng toàn bộ thông tin thu nhập được nói trên để thay đổi cách vận hành cũng như supply chain (chuỗi cung ứng) của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo thời gian thực (real – time) tại nơi mà khách hàng cần nhất.

Hành vi khách hàng sẽ không có sự phân biệt giữa online và offline, mà sẽ tiếp xúc với các sản phẩm và dịch vụ trên cả hai kênh này cùng lúc, tính cá thể hóa ngày càng cao.

Bên cạnh đó, công nghệ sẽ không chỉ nằm trong mỗi khâu tiếp xúc với khách hàng, mà sẽ thay đổi toàn bộ cả phần supply chain, logistics và khâu sản xuất phía sau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

50 triệu USD và giấc mơ lớn phía sau The Coffee House, Juno, Haravan… của Đinh Anh Huân

Mới đây nguồn tin từ TechinAsia cho biết, quỹ đầu tư Ficus được thành lập bởi đồng sáng lập Thế giới di động Đinh Anh Huân vừa được một quỹ đứng sau bởi tỷ phú Jack Ma rót vốn 50 triệu USD. Thương vụ gọi vốn này sẽ góp phần giúp ông Huân thực hiện được giấc mơ đưa sản phẩm công nghệ, dịch vụ Việt Nam ra thế giới.

Thông tin từ tờ Techinasia cho biết quỹ Ficus thu hút được 50 triệu USD từ EWTP Capital. Đây là quỹ trị giá 600 triệu USD được chống lưng bởi Alibaba và Ant Financial. Thương vụ đầu tư này được thực hiện thông qua quỹ Redefine Capital Fund có trụ sở ở Singapore.

Từ đầu năm 2020 với việc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia vẫn phong tỏa khiến hạn chế cơ hội hợp tác và giới đầu tư đang ngày một cẩn trọng hơn. Trong bối cảnh trên, việc Ficus gọi vốn thành công 50 triệu USD (tương đương hơn 1.150 tỷ đồng) là điểm sáng đối với giới startup Việt Nam.

Chúng tôi có cuộc trao đổi nhanh với ông Đinh Anh Huân- nhà sáng lập quỹ Ficus đồng thời là nhà sáng lập CTCP Seedcom (đơn vị đang đầu tư và tham gia vận hành nhiều startup có tiếng tại Việt Nam như The Coffee House, Juno, Haravan,…)

Giấc mơ xuất khẩu công nghệ, dịch vụ Việt Nam

Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn tầm nhìn của mình về Seedcom trong 3-5 năm tới không?

Ông Đinh Anh Huân: Hình ảnh Seedcom vào năm 2025 mà chúng tôi đang nỗ lực hiện thực hoá là một công ty có khả năng học tập, vận hành hiệu suất cao, ứng dụng các thế mạnh về công nghệ và AI để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Liệu giấc mơ đưa sản phẩm, công nghệ dịch vụ Việt Nam ra thế giới của anh có cơ sở thực tế nào không?

Ông Đinh Anh Huân: Ngay từ những ngày đầu thành lập từ 2014, chúng tôi nhận thấy rằng Việt Nam có nhiều sản phẩm có thế mạnh để xây dựng thành những thương hiệu toàn cầu như cà phê, quần áo, giày dép và phần mềm.

Với cà phê, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Robusta. Về quần áo giày dép, Việt Nam nằm trong số top 4 quốc gia trên thế giới về sản lượng gia công quần áo, giày dép. Về sản xuất phần mềm, đi khắp các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chúng tội nhận thấy rất nhiều kỹ sư phần mềm người Việt Nam làm việc trong các công ty phần mềm và gia công phần mềm.

Để biến ước mơ thành hiện thực, Seedcom tập trung làm tốt các thương hiệu trong nước để được khách hàng tin yêu và sử dụng.

Hiện chúng tôi phát triển nhanh về quy mô để từ đó có thể tích luỹ các nguồn lực về con người và năng lực về công nghệ, sản phẩm, thương hiệu và tài chính; để vào năm 2025 nhiều sản phẩm và dịch vụ của Seedcom được phân phối, có năng lực cạnh tranh mạnh đến nhiều thị trường quốc gia khác.

Việt Nam vốn nổi tiếng với việc xuất khẩu nông lâm thủy sản, nói đến xuất khẩu công nghệ liệu có đủ tự tin? Người Việt Nam liệu có năng lực để làm được điều này không?

Ông Đinh Anh Huân: Tại Mỹ, Singapore, ở những công ty công nghệ lớn như Google, Amazon,… chúng tôi thấy đội ngũ hàng trăm kỹ sư Việt Nam đang góp phần xây dựng những phần mềm cho hàng tỉ người sử dụng. Tại Việt Nam, chúng tôi thấy có những công ty phần mềm có thể xây dựng đội ngũ hàng chục ngàn kỹ sư phần mềm làm gia công cho khách hàng khắp thế giới.

Với Seedcom, chúng tôi đang xây dựng những phần mềm để cung cấp cho khách hàng thị trường toàn cầu theo mô hình SaaS. Tại Việt Nam, có nhiều mô hình bán lẻ truyền thống (brick-n-mortar) kết hợp với công nghệ đã thành công và Huân đã có kinh nghiệm. Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng giải pháp, mở rộng quy mô và xuất khẩu cho các thị trường nước ngoài tương tự.

Seedcom và các công ty khác trong hệ sinh thái Seedcom đóng vai trò gì trong giấc mơ này?

Ông Đinh Anh Huân: Ở Seedcom, mỗi công ty có một mục tiêu cụ thể trong việc xây dựng một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ để cung cấp đến khách hàng. Ví dụ như với Juno, chúng tôi luôn cải tiến để tạo ra những đôi giày ngày càng bền và đẹp hơn, xây dựng kênh phân phối để đưa sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời xây dựng thương hiệu để được khách hàng biết đến.

Thông qua đó chúng tôi có thể tích luỹ được các khả năng về sản xuất, xây dựng công nghệ cho vận hành. Việc tích luỹ kinh nghiệm, phát triển con người và quy mô vận hành để trong vài năm tới, chúng tôi có thể bước ra cung cấp giày nữ mang thương hiệu Juno đến khách hàng khắp thế giới.

Tương tự như thế, chúng ta có thể mơ ước nhìn thấy nhiều cửa hàng The Coffee House trên thế giới và sản phẩm trà và cà phê được bày bán ở các cửa hàng này.

Ông Đinh Anh Huân: Đây là một giấc mơ lớn nên một mình Huân không thể hiện thực hoá giấc mơ này và Huân cần rất nhiều người đồng hành cùng mình để xây dựng điều này đặc biệt là đội ngũ nhân tài Việt Nam từ nhiều quốc gia trên thể giới như Singapore, Úc và Mỹ.

Khi Huân chia sẻ giấc mơ của mình các bạn thích thú và đồng hành cùng Huân để một ngày có cơ hội đưa sản phẩm hay dịch vụ của Việt Nam ra thế giới. Đây cũng chính là tư tưởng và suy nghĩ của tất cả các bạn đang đồng hành cùng Huân ở Việt Nam hay nước ngoài.

Ở Seedcom có văn hoá, share & growth (chia sẻ và phát triển) mỗi bạn đều có khả năng, sở trường riêng nên sẽ cùng chia sẻ để cùng nhau học hỏi và phát triển. Hiện các bạn có thể ngồi tại văn phòng ở Việt Nam hoặc ngay tại nước các bạn đang sinh sống. Mặt địa lý không làm cản trở cách mọi người làm việc ngay cả khi trước Covid-19 xảy ra.

Anh có e ngại những đối thủ đã có sẵn ngay tại thị trường Đông Nam Á như Grab không?

Ông Đinh Anh Huân: Cây cổ thụ khổng lồ đều bắt nguồn từ những hạt giống nhỏ. Nỗ lực mỗi ngày của từng con người trong tập thể sẽ giúp công ty liên tục thay đổi và phát triển. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi đặt tên công ty là ”Công ty Hạt Giống”, chúng tôi tin rằng công ty sẽ vươn mình để một ngày nào đó từ những hạt giống nhỏ biến thành những cây cổ thụ vươn tán rộng ra thị trường thế giới.

Muốn giấc mơ thành hiện thực không thể thiếu tiền

Mới đây thông tin từ TechinAsia đưa tin quỹ Ficus vừa nhận đầu tư 50 triệu USD từ quỹ ReDefine Capital, hiện tại đang được định giá là 370 triệu USD theo Venture’s Caps, Ficus khá kín tiếng với mọi người dù đã đi cùng Seedcom 3-4 năm. Anh có thể cung cấp một số thông tin về Ficus không?

Ông Đinh Anh Huân: Ficus là quỹ đầu tư quốc tế có trụ sở ở Singapore. Quỹ đầu tư này hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp đang ở mô hình truyền thống (brick and motar) tại Singapore hoặc Đông Nam Á để chuyển đổi mô hình cụ thể là mô hình New retail.

Mô hình New retail là mô hình đang được áp dụng nhiều nơi dù chưa gọi tên ra như tại Amazon. Việc học hỏi các mô hình từ các nước đã phát triển hay đang phát triển cũng là yếu tố quan trọng để kết hợp với năng lực hiệu thị trường bản địa để Seedcom thực hiện giấc mơ.

Hiện thực hoá giấc mơ mang sản phẩm và dịch vụ Việt Nam ra thế giới là không dễ dàng nên Huân cần huy động nguồn lực tài chính và kinh nghiệm từ nhiều đối tác khác nhau vì cuộc chơi này rất lớn, vượt khỏi tầm của một cá nhân. May mắn của Huân là họ tin vào những định hướng, quyết định và trao quyền cho Huân cùng đội ngũ điều hành chủ động thực hiện những dự định của mình

Nhiều người đang hiểu vai trò của Ficus được thành lập để gọi vốn cho riêng Seedcom, sự thật có phải thế không?

Ông Đinh Anh Huân: Nằm ở trung tâm tài chính của Đông Nam Á. Ficus đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tài chính, tuyển dụng nhân tài và phân phối sản phẩm ra nhiều thị trường khác.

Vai trò của Đinh Anh Huân tại Ficus và Seedcom có gì giống và khác nhau?

Ông Đinh Anh Huân: Tôi là thành viên hội đồng quản trị của các công ty trong hệ sinh thái của Seedcom và tham gia hỗ trợ công việc hàng ngày ở một số công ty, để hỗ trợ các công ty ứng dụng các bài học tại các quốc gia khác, tìm kiếm nhân tài và đưa được sản phẩm và dịch vụ của mình ra thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Từ gương The Coffee House không lên App – Các chủ kinh doanh F&B cần lưu ý gì?

Founder/CEO chuỗi Pizza Home Hoàng Tùng đưa ra những nhận định cốt lõi cho Chủ kinh doanh F&B đang muốn chuyển dịch lên App nhìn từ trường hợp chuỗi cà phê The Coffee House.

Năm nay, thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam có dung lượng là 195 triệu USD và dự kiến sẽ đạt mốc 330 triệu USD vào năm 2023, điều đáng nói, phân khúc Giao đồ ăn qua các ứng dụng/App đang có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, lên đến hơn 30%/năm… Đây là xu hướng mà những người đang kinh doanh trong lĩnh vực F&B không thể bỏ lỡ.

Trở lại câu chuyện tại sao một chuỗi lớn như The Coffee House lại không bán hàng trên các App và rồi cuối cùng lại lên nhưng lựa chọn Loship.

Trong quá trình tư vấn cho hàng loạt nhà hàng chuyển đổi lên App, tôi thấy rằng những lo ngại của The Coffee House thực ra là lo ngại chung của rất nhiều nhà hàng/quán ăn khác trước quyết định có nên chuyển đổi lên App hay không?

Đồng thời cũng xin đưa ra một vài nhận định hoàn toàn mang tính chất cá nhân liên quan đến xu hướng dịch chuyển kinh doanh F&B lên các App giao đồ ăn.

 Câu hỏi 1: Lên App sẽ bị chia sẻ thông tin khách hàng…?

Một trong những điều mà không chỉ The Coffee House mà một loạt các thương hiệu khác e ngại khi dịch chuyển lên các App giao đồ ăn, đó là sự lo ngại về việc chia sẻ data khách hàng. Thực ra điều này không phải hoàn toàn vô lý.

Tuy nhiên, nhìn đi thì cũng phải nhìn lại. Thực tế việc chuyển dịch bán hàng ẩm thực lên các App giao đồ ăn thì việc san sẻ dữ liệu với các nền tảng này là điều đương nhiên.

Nhưng cũng đừng chỉ nghĩ là các nền tảng thứ 3 đó thu thập thông tin khách hàng của mình. Thực tế thì các nhà hàng, quán café cũng có thể thu thập được thông tin khách hàng từ các App gọi đồ ăn? Quan hệ này thực tế là cho và nhận.

Nhà hàng và App giao thoa tệp khách hàng với nhau để có một tệp khách hàng lớn hơn. Thậm chí nói thẳng ra thì App Giao đồ ăn đang nắm trong tay một lượng data khách hàng cực lớn. Thế nên kết hợp với App thì nhà hàng được lợi hơn, vì được tiếp cận và khai thác một tệp khách hàng lớn hơn mình tự có rất nhiều.

Mà thực tế cứ cho rằng sợ lo sợ mất data khi lên App gọi đồ ăn thì động thái The Coffee House lựa chọn kết hợp với Loship là một quyết định rất lạ lùng. Bởi so với các đối thủ trong mảng App gọi đồ ăn, Loship đang yếu thế hơn cả.

Tuy nhiên, tôi xin đưa ra vài thuyết âm mưu ở cuối bài, lưu ý, nó hoàn toàn là nhận định mang tính chất cá nhân…

Lại nói về Data, số lượng Data là một chuyện, chất lượng Data là một chuyện khác. Điều đó dẫn đến câu hỏi thứ 2.

Câu hỏi 2: Data của tôi chất, Data trên App tạp hơn, thế nên tại sao tôi phải lên App?

Đây cũng là quan ngại của nhiều chuỗi hay nhiều nhà hàng hạng sang, sợ khi lên App sẽ bị pha tạp tệp khách hàng của mình. Vậy cứ cho rằng tệp data khách hàng của The Coffee House là chất.

Tuy nhiên nói đi thì phải nói lại, tệp khách của TCH chất thì tệp khách của Phúc Long có chất không? Cũng chất chứ! Của Highlands có chất không! Dĩ nhiên chất! Của Starbucks thì sao? Rất chất…

Thế sao mấy brand kia vẫn bán trên các App như bình thường còn The Coffee House thì không? Theo tôi thì tệp khách chất thì chất, nhưng quan trọng hơn cả việc tranh cãi về “chất” thì đó là xu hướng hành vị khách hàng dịch chuyển lên các App là tất yếu. Khách hàng sẽ ngày càng quen với vậy gọi đồ ăn, đồ uống trên các App gọi đồ ăn nhiều hơn.

Đi theo xu hướng hành vi tiêu dùng của khách hàng mới là khôn ngoan. Còn nhớ Pizza 4Ps trước đây cũng nói không với việc giao hàng.

Tuy nhiên sau đó, Pizza 4Ps vẫn có thêm dịch vụ giao hàng, bởi khách hàng đôi khi không thích ăn tại không gian của 4Ps mà muốn ăn tại nhà… Vấn đề là khắc phục làm sao để giao hàng nhưng chất lượng đồ vẫn tốt chứ không phải nói không luôn với việc giao hàng.

Thức thời mới là trang tuấn kiệt!!! Việc khách hàng đặt hàng trên các App cũng vậy, đây là xu hướng tất yếu mà các thương hiệu F&B đều cần phải dịch chuyển làm theo.

Tuy nhiên tôi nghĩ việc The Coffee House không lên các App là bởi lý do khác… Đó là trên các App, có rất nhiều quán café khác có mức giá cạnh tranh hơn TCH rất nhiều. Điều đó dẫn đến câu hỏi kế tiếp, giá bán trên App.

Câu hỏi 3: Bán hàng trên App, giá phải thật rẻ! Có đúng không?

Vấn đề về giá lại là một vấn đề nữa mà rất nhiều người đang kinh doanh F&B e ngại khi dịch chuyển lên các App giao đồ ăn. Lo ngại này không sai, đặc biệt với những nhà hàng/quán café đã đầu tư rất nhiều vào không gian để khách hàng có thể trải nghiệm khi ăn tại quán.

Mô hình này chúng ta muốn khách hàng đến quán, ngoài việc ăn uống thì còn tận hưởng cả không gian và dịch vụ đi kèm nữa. Khách hàng sẵn sàng trả tiền thêm cho  những giá trị gia tăng đó, đồng thời quán cũng có thể bán upsale thêm được nhiền món đồ khác.

Tuy nhiên khi dịch chuyển lên App thì tất cả những thứ như dịch vụ trải nghiệm tại chỗ, không gian, âm nhạc, mùi hương, view v.v… đều bị cắt bỏ. Cốt lõi còn lại chỉ là sản phẩm… Thế nên nhiều bên lo sợ…

Nhưng không có cần phải quá lo sợ như vậy. Thực ra khách hàng là người thông thái. Không phải lúc nào khách hàng cũng chăm chăm vào mua hàng giá rẻ, ngoài offline cũng vậy, trên các sàn TMĐT cũng vậy, và trên các App gọi đồ ăn cũng vậy!!!

Thực tế thì khách hàng sẵn sàng trả giá cao một phần cho thương hiệu khi hiện diện trên App gọi đồ ăn: Starbucks hay Phúc Long vẫn bán giá cao đó, có sao đâu! Ngoài ra, với những bên chưa có thương hiệu quá lớn offline thì hãy xây thương hiệu online thật mạnh.

Mặt khác, nhiều ông lớn chuỗi hoành tráng offline khi lên các App gọi đồ ăn vẫn bán rất kém. Nguyên nhân không phải bởi giá cao, mà vì họ không chú tâm vào kênh bán hàng này. Thế nên gian hàng trên App trông nghèo nàn, hình ảnh xấu, không có gì hấp dẫn cả, nên việc không bán được hàng là điều đương nhiên…

Khi xây gian hàng trên các App giao đồ ăn, điểm trải nghiệm cần phải thay đổi, chính là những điểm chạm online trên gian hàng và bao bì khi ship đến cho khách, đó là những điểm cần tối ưu

Sự phát triển của App gọi đồ ăn, cơ hội tăng trưởng mới của ngành F&B

Tôi đã chứng kiến rất nhiều thương hiệu F&B chỉ chạy online và tập trung vào tối ưu trên App gọi đồ ăn và có doanh số rất khủng. Cá nhân tôi trước đây cũng tập trung vào quy mô, muốn xây chuỗi quán, mở thật nhiều điểm bán, tuy nhiên trong hơn một năm trở lại đây, tôi tập trung vào việc dịch chuyển lên các App và thấy rằng mọi thứ được tối ưu hơn rất nhiều.

Sự phát triển của các App khiến cho việc bán hàng dễ hơn, đầu tư ban đầu khi bước vào kinh doanh trong lĩnh vực F&B cũng thấp hơn, và quy mô hoạt động cũng tinh gọn hơn. Tôi đã chứng kiến nhiều bạn chỉ bắt đầu với 30 triệu và tập trung bán hàng trên App, sau một thời gian đã mở rộng quy mô kinh doanh lên rất nhiều và có doanh số hàng tháng hơn gấp 10 lần số vốn ban đầu bỏ ra.

Thế nên nếu coi dịch chuyển lên App giao đồ ăn là hướng đi lâu dài và coi đây là một dòng doanh thu mới, hãy tập trung và tối ưu cho gian hàng của mình.

Và khi đã làm tốt, không cần phải bán giá rẻ hay cạnh tranh về giá làm gì. Khách hàng là người thông minh, không phải lúc nào họ cũng chăm chăm vào sản phẩm giá rẻ nhất. Về lâu dài, họ luôn sẵn sàng mua sản phẩm phù hợp với giá trị họ nhận được…

Nhận định cá nhân về The Coffee House và Loship

Với trường hợp của The Coffee House khi đẩy gian hàng lên Loship, thú thực tôi không hiểu lắm. Nếu đã không đưa lên các App giao đồ ăn thì chẳng bằng không chơi hẳn, chỉ tập trung vào phát triển App của riêng mình, đó là cách để tạo sự sang chảnh và hình ảnh cao cấp, đồng thời có thể tối ưu luồng khách hàng về hệ thống chuỗi quán.

Tuy nhiên TCH lại chọn lên Loship, ứng dụng yếu nhất trong các ứng dụng Giao đồ ăn hiện tại. Vậy nên cá nhân mình đặt ra 2 giả thuyết, có thể gọi là thuyết âm mưu cũng được

Dự đoán 1: Có thể do Loship yếu nên The Coffee House sẽ deal được với App này mức chiết khấu cực kỳ thấp (các App giao đồ ăn kia thì vẫn đang lấy từ 8-20% đối với chuỗi F&B) – Loship có thể offer TCH mức thấp hơn nhiều, thậm chí là miễn phí chiết khấu luôn để có được The Coffee House trên app của mình.

Dự đoán 2: Có thể công ty mẹ đầu tư vào The Coffee House đã mua cổ phần hoặc thâu tóm Loship. Về mảng thực phẩm thì họ đã có Cầu Đất Farm, Pizza 4Ps v.v… Có thêm Loship thì coi như là hoàn thiện thêm hệ sinh thái. Mỗi tội hành động vậy thì giống như kiểu muốn ăn xúc xích mà mua luôn cả con bò vậy.

Tuy nhiên trong giới công nghệ thì điều gì cũng có thể xảy ra. UberEats mới mua lại Postmates với giá 2,65 tỷ USD đó thôi.

Loship có thể vừa trở thành một phần trong hệ sinh thái của Seedcom, công ty mẹ đã đầu tư vào The Coffee House, đồng thời nếu kinh doanh khởi sắc, tương lai hoàn toàn có thể được M&A bởi một App giao hàng lớn hơn.

Bởi các App giao đồ ăn đang là động lực kế tiếp và mạnh nhất của các ứng dụng Gọi xe trong thời điểm hiện tại…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips