Skip to main content

Thẻ: Xiaomi

Xiaomi bước chân vào thị trường ô tô với Xiaomi SU7

Xiaomi cho biết sẽ bắt đầu giao hàng mẫu xe điện đầu tiên của hãng tại Trung Quốc vào tháng 3, theo Reuters. Như vậy, hãng điện tử này đã chính thức bước chân vào thị trường ô tô lớn nhất thế giới trong bối cảnh cạnh tranh về giá cả đang diễn ra gay gắt.

Nhà sản xuất điện thoại thông minh đã đăng tải trên Weibo rằng 59 cửa hàng của họ tại 29 thành phố trên toàn quốc sẽ nhận đơn đặt hàng cho mẫu sedan Speed Ultra 7 (SU7) mới. Sự kiện ra mắt được lên lịch vào ngày 28/3 và giá bán chính thức của mẫu xe điện mới này dự kiến sẽ được công bố trong sự kiện.

Cổ phiếu Xiaomi tại Hong Kong đã tăng 7% trong phiên giao dịch sáng 12/3, ngay sau khi hãng ấn định ngày ra mắt xe.

Doanh số bán xe điện của Trung Quốc tăng 18% trong hai tháng đầu năm, không chênh lệch nhiều so với mức tăng 21% của cả năm 2023. Năm nay, BYD – đơn vị dẫn đầu thị trường đã thực hiện một loạt các đợt giảm giá sâu để thu hút người tiêu dùng trước nhu cầu nội địa yếu hơn.

Tại buổi ra mắt Xiaomi SU7 vào tháng 12/2023, CEO Lei Jun cho biết Xiaomi có kế hoạch trở thành một trong 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

Lei Jun nói rằng mẫu SUV của hãng sở hữu công nghệ “động cơ điện siêu tốc” có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với các xe điện của Tesla và Porsche. Các nhà phân tích cho rằng hệ điều hành dùng chung của xe với điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác của Xiaomi sẽ thu hút khách hàng hiện tại của công ty.

“Xe hơi của Xiaomi đang đi từ con số không đến một trong giai đoạn tăng trưởng rất khác biệt và phải đối mặt với kỳ vọng của người dùng. Đây là điểm rất khác so với thời điểm điện thoại thông minh của Xiaomi đi từ con số 0 đến 1 cách đây 14 năm”, Lei Jun chia sẻ trên Weibo hôm 12/3.

‘”Xe hơi của Xiaomi cần phải khác biệt, và khía cạnh quan trọng nhất là công nghệ thông minh”, CEO Xiaomi nói thêm.

Xiaomi đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoài mảng cốt lõi là điện thoại thông minh do nhu cầu đối với sản phẩm này đang trì trệ.

Xe của Xiaomi sẽ được sản xuất bởi một đơn vị của nhà sản xuất ô tô nhà nước là BAIC Group, tại một nhà máy ở Bắc Kinh với công suất hàng năm là 200.000 xe.

Gã khổng lồ điện thoại thông minh này đã cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào lĩnh vực ô tô trong một thập kỷ và là một trong số ít nhà sản xuất mới tại thị trường xe điện Trung Quốc được cấp phép bởi chính quyền.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche

Nhà sáng lập Tập đoàn Xiaomi, tỷ phú Lei Jun đã tiết lộ chiếc xe điện đầu tiên của công ty, trực tiếp thể hiện tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu toàn cầu trong 15 đến 20 năm và cạnh tranh với Tesla và Porsche, theo Bloomberg.

Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche
Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche

Mẫu xe SU7, viết tắt của Speed ​​Ultra, đã lăn bánh lên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh sau bài khi bài thuyết trình của CEO Lei Jun kết thúc.

Trước đó, vị tỷ phú đã dành hàng giờ để trình bày chi tiết các tính năng của chiếc xe, trong đó có phạm vi di chuyển lên tới 800 km trong một lần sạc, các cánh gió có thể điều chỉnh, dải màu đa dạng và tốc độ tối đa 265 km/h.

Chiếc sedan 5 chỗ sẽ được sử dụng pin từ các công ty dẫn đầu thị trường Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology và BYD, tùy thuộc vào cấu hình động cơ đơn hay kép.

Màn ra mắt xe điện của Xiaomi là một cuộc đánh cược trị giá 10 tỷ USD của tỷ phú Lei Jun vào ngành ô tô. Ông có niềm tin rằng công ty sẽ tiếp tục tạo ra tiếng vang như cách họ đã làm với điện thoại thông minh một thập kỷ trước. Nhà sáng lập Xiaomi đã coi đây là lần mạo hiểm cuối cùng trên hành trình kinh doanh của ông.

“Mục tiêu của Xiaomi là tạo ra một chiếc ô tô mơ ước, tốt như Porsche và Tesla”, ông Lei Jun nói.

Tờ Bloomberg  nhận định hành trình xe điện của Xiaomi sẽ có một vài trở ngại. Trong bối cảnh pháp lý và sự cạnh tranh ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể.

Theo đó, chính quyền Bắc Kinh đã hạn chế giấy phép sản xuất đối với những đơn vị mới tham gia thị trường, điều đó có nghĩa là Xiaomi phải hợp tác với công ty thuộc sở hữu nhà nước là Beijing Automotive Group, để sản xuất xe điện của mình.

Năm ngoái, chính quyền cũng đã ngừng các khoản trợ cấp hoàn lại cho người tiêu dùng số tiền lên tới 60.000 nhân dân tệ (8.440 USD) khi mua xe điện.

SU7 của Xiaomi cũng đang phải cạnh tranh để giành được sự chú ý trong một thị trường có hàng trăm mẫu xe điện đến từ hàng chục thương hiệu khác nhau.

Tuy vậy, CEO Xiaomi vẫn giữ vững quan điểm SU7 sẽ cạnh tranh với Taycan Turbo của Porsche về hiệu suất và Model S của Tesla về tính năng công nghệ. Model S có giá khởi điểm 698.900 nhân dân tệ và Taycan ở mức 898.000 nhân dân tệ, cao hơn nhiều so với khung giá trung bình từ 200.000 nhân dân tệ đến 300.000 nhân dân tệ mà nhiều người kỳ vọng ở SU7.

Xiaomi vẫn chưa công bố giá của SU7. Tuy vậy, tỷ phú Lei Jun úp mở rằng những chiếc xe có cùng thông số kỹ thuật thường có giá từ 400.000 nhân dân tệ trở lên.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Ô tô Trung Quốc, Tesla đã bán được chưa đến 200 chiếc xe Model S tại Trung Quốc kể từ khi tân trang lại trong năm nay, trong khi Porsche đã giao khoảng 3.600 chiếc xe điện dòng Taycan vào năm 2023.

Theo công bố, SU7 sẽ được bán ra vào năm 2024. Chiếc xe này có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 2,78 giây với một động cơ có tốc độ 21.000 vòng quay một phút. Tỷ phú Lei Jun tin rằng thông số này cao hơn Model S và Taycan Turbo. Nhà máy của Xiaomi cũng sử dụng phương pháp sản xuất gigacasting do Tesla tiên phong và phát triển.

Xiaomi, từng được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đang nỗ lực duy trì tăng trưởng trong một thị trường toàn cầu ngày càng bão hòa và ổn định. Giờ đây, họ đang tìm cách thách thức không chỉ các nhà sản xuất xe điện khác mà còn cả những đối thủ mới hơn như Huawei Technologies.

CEO Lei Jun cho biết ông đã lái 150 chiếc xe khác nhau kể từ khi cam kết sản xuất SU7. Ngoài ra, vị tỷ phú tiết lộ Xiaomi sẽ không theo đuổi chiến lược cạnh tranh giá. Ông cho biết, chiếc xe này hướng tới những người có thiên hướng về công nghệ, hiệu suất và gu thẩm mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

HyperOS: Xiaomi tự làm hệ điều hành di động riêng

HyperOS là nỗ lực của Xiaomi nhằm tạo ra hệ thống duy nhất hoạt động trên cả smartphone lẫn thiết bị IoT, tương tự HarmonyOS của Huawei.

HyperOS: Xiaomi tự làm hệ điều hành di động
HyperOS: Xiaomi tự làm hệ điều hành di động

Xiaomi mô tả HyperOS, được công bố cuối tuần qua, là sự kết hợp giữa “hệ thống Android tùy biến ở mức cao” kết hợp nền tảng IoT Vela độc quyền được giới thiệu cách đây ba năm.

Mục tiêu của nền tảng mới là hỗ trợ một loạt thiết bị thông minh từ smartphone, máy tính bảng, smartband, smartwatch cho đến loa, thiết bị gia dụng cũng như các sản phẩm có gắn cảm biến và kết nối Internet khác.

Cũng theo Xiaomi, HyperOS là hệ điều hành “lấy con người làm trung tâm” với nỗ lực “đưa danh mục sản phẩm rộng lớn và đang mở rộng về dưới mái nhà chung là một hệ điều hành duy nhất, giúp quản lý tập trung và dễ dàng hơn”.

Công ty cho biết HyperOS sẽ được cài đặt đầu tiên trên dòng điện thoại Xiaomi 14 mới ra mắt tại Trung Quốc, cũng như smartwatch và TV.

Trước Xiaomi, Huawei đã phát triển hệ điều hành nội địa để tránh phụ thuộc vào Android của Google. Công ty giới thiệu HarmonyOS vào tháng 8/2019, 3 tháng sau khi bị Mỹ đưa vào Danh sách thực thể. Nền tảng được phát triển dựa trên mã nguồn mở, không tích hợp các dịch vụ của Google.

Huawei đang chuẩn bị cho một nước đi táo bạo hơn với HarmonyOS Next, dự kiến ra mắt năm tới. Đây được đánh giá là nỗ lực lớn nhất của hãng trong việc cắt đứt hoàn toàn với hệ sinh thái của Google bằng cách loại bỏ hỗ trợ các ứng dụng Android.

Hiện Huawei vẫn cho phép ứng dụng Android chạy trên thiết bị HarmonyOS – cách để “xoa dịu cú sốc” và níu chân người dùng sau khi bị Mỹ cấm vận. Trong lúc đó, hãng âm thầm chuẩn bị cho chặng đường mới.

“HarmonyOS trải qua bốn năm khó khăn. Nhìn lại, quả thực là thuyền nhẹ vượt qua muôn trùng núi non”, Richard Yu Chengdong, đứng đầu mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, dẫn một câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Lý Bạch trong sự kiện hồi tháng 9.

Theo công bố của Huawei, hiện có 700 triệu thiết bị chạy HarmonyOS với hơn 2,2 triệu nhà phát triển tạo ứng dụng cho nền tảng. Trong khi đó, theo dữ liệu từ StatCounter, Android chiếm 70% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu tháng 9, còn HarmonyOS có thị phần không đáng kể.

Ngoài Huawei và Xiaomi, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng nền tảng tùy chỉnh dựa trên Android. Chẳng hạn, Oppo có ColorOS, Vivo có OriginOS. Smartphone Xiaomi hiện cũng chạy MIUI dựa trên Android nguồn mở.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Từ vị trí dẫn đầu, báo cáo mới nhất cho thấy thị phần của Huawei đã vượt qua Apple tại thị trường Trung Quốc.

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc
Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Theo đó, báo cáo phân tích mới đây được công bố trên CNBC cho thấy iPhone đã chính thức bị truất ngôi khỏi vị trí dẫn đầu thị phần mảng điện thoại thông minh tại Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết doanh số bán điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã cho thấy mức tăng trưởng khá tích cực so với năm trước, tuy nhiên chủ yếu là nhờ doanh số bán của Android với mức tăng trưởng hai con số, dẫn đầu là các thiết bị của Huawei, Xiaomi và Honor.

iPhone của Apple ngược lại đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể, mức tăng trưởng về số lượng so với cùng kỳ năm trước là âm kể từ khi iPhone 15 ra mắt.

Kết quả, Huawei đã vượt qua iPhone để chiếm vị trí số 1 về thị phần.

Các nhà phân tích viết: “Chúng tôi tin rằng nhu cầu yếu ở Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến lượng xuất xưởng của iPhone 15 trên toàn cầu thấp hơn mức dự kiến vào năm 2023”. Đồng thời phân tích cũng cho biết thêm rằng xu hướng này cho thấy iPhone sẽ thua trước Huawei vào năm tới.

Về cơ bản, sự tăng trưởng về số lượng của Android không phụ thuộc vào việc giảm giá và cả việc giảm giá của iPhone, ngoại trừ các mẫu iPhone 15.

Ngoài ra, các nhà phân tích tại Morgan Stanley cũng đã cắt giảm mục tiêu giá đối với Apple từ 215 USD xuống còn 210 USD trong một báo cáo mới đây. Các nhà phân tích cho biết họ hiện “đề phòng hơn” với Apple vì những trở ngại về nguồn cung.

Họ cũng cắt giảm 8% kỳ vọng về iPhone trong quý.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết họ sẽ theo dõi sát về tổng doanh thu, tăng trưởng doanh thu dịch vụ, tỷ suất lợi nhuận gộp và tăng trưởng doanh thu của Apple ở Trung Quốc trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Xiaomi muốn đuổi kịp và đánh bại iPhone của Apple

Lei Jun, CEO Xiaomi, cho biết công ty dùng iPhone của Apple làm chuẩn mực để đặt mục tiêu bắt kịp và hạ gục thời gian tới.

Xiaomi muốn đuổi kịp và đánh bại iPhone của Apple
Xiaomi muốn đuổi kịp và đánh bại iPhone của Apple

Ông không còn nhắc đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp smartphone lớn nhất thế giới, được ông đưa ra lần đầu năm 2021.

Thay vào đó, Xiaomi lấy iPhone là chuẩn và hướng đến chiếm lĩnh thị phần smartphone cao cấp toàn cầu. Ông Lei Jun mô tả việc cạnh tranh với Apple là “cuộc chiến sinh tử”.

Hãng muốn thu hút người dùng bằng cách tập trung vào trải nghiệm khác biệt so với smartphone Android khác của Trung Quốc.

Không chỉ Xiaomi, các thương hiệu điện thoại Trung Quốc khác cũng đang nhắm mục tiêu vào phân khúc cao cấp của Apple, đồng thời lấp đầy khoảng trống mà Huawei để lại.

Lei Jun luôn đặt Xiaomi là đối thủ lớn của Apple, dù vốn hóa thị trường của công ty hiện chỉ là 300 tỷ USD, bằng hơn 10% so với mức định giá gần 3.000 tỷ USD của hãng công nghệ Mỹ.

Sản phẩm mới nhất Xiaomi tung ra cho mục tiêu mới là Mix Fold 3, smartphone gập mỏng nhất thế giới và cũng là model đầu tiên trong phân khúc có camera tiềm vọng.

Máy trang bị màn hình chính 8,03 inch, bốn camera được Leica tinh chỉnh, chip Snapdragon 8 Gen 2 và sạc nhanh 67 W. Sản phẩm có giá khởi điểm là 1.240 USD và hiện chỉ mới được bán ra tại Trung Quốc.

Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2023, thị phần (Market Share) của iPhone đứng thứ 2 với 16% và Xiaomi xếp thứ 3 với hơn 12%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xiaomi có thị phần lớn thứ 2 thị trường smartphone tại Việt Nam

Dữ liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường GFK trong tháng 6 năm 2023 cho thấy, Xiaomi đã vượt qua hàng loạt nhà sản xuất để trở thành thương hiệu smartphone có thị phần về quy mô sản phẩm lớn thứ 2 tại Việt Nam với 19,2%.

Xiaomi xếp thứ 2 thị phần smartphone tại Việt Nam
Xiaomi xếp thứ 2 thị phần smartphone tại Việt Nam

Đây là minh chứng rõ nét cho nỗ lực cải tiến công nghệ không ngừng nghỉ cũng như sự tin yêu mà người dùng Việt Nam dành cho các sản phẩm của Xiaomi.

Chia sẻ về thành tích kinh doanh ấn tượng nói trên, ông Patrick Chou, Tổng giám đốc Xiaomi Việt Nam cho biết: “Ngay từ ngày đầu đặt chân đến thị trường Việt Nam, Xiaomi đã luôn nỗ lực thực hiện cam kết đồng hành lâu dài, nghiêm túc nghiên cứu nhằm mang đến các sản phẩm di động tốt nhất cho người dùng.

Quả ngọt này cho thấy nỗ lực của chúng tôi đã bắt đầu được đền đáp. Tôi xin thay mặt Xiaomi cảm ơn người tiêu dùng đã luôn tin yêu sản phẩm của Xiaomi. Sự ủng hộ của người dùng là động lực để Xiaomi tiếp tục bứt phá, hướng đến những mục tiêu cao hơn trong tương lai”.

Trước đó, theo báo cáo của Canalys vào tháng 5.2023, Xiaomi cũng đã được công nhận là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 tại Việt Nam về quy mô sản phẩm.

Với việc bứt phá ngoạn mục về thị phần trong nửa đầu năm 2023, Xiaomi đã củng cố vững chắc vị thế của mình tại thị trường Việt Nam.

Thành tích kể trên không phải là điều quá bất ngờ bởi hàng loạt sản phẩm ra mắt gần đây của Xiaomi đều đã lập được những kỷ lục doanh số ấn tượng.

Trong đó phải kể đến Redmi Note 12 với 22.000 đơn đặt hàng chỉ trong tuần đầu mở bán và hiện đã đạt hơn 150.000 sản phẩm bán ra hay Redmi 12 với 45.000 đơn hàng sau 2 tuần mở bán và hiện đã đạt hơn 100.000 sản phẩm bán ra.

Riêng các phiên bản khác nhau của hai dòng sản phẩm này đã chiếm 4 vị trí trong Top 5 sản phẩm bán chạy nhất của Xiaomi trong nửa đầu năm 2023.

Vị trí còn lại thuộc về Redmi 12C với doanh số vượt trội ở cả các hệ thống bán lẻ hàng đầu lẫn sàn thương mại điện tử (eCommerce).

Bên cạnh đó là Redmi 12, thiết bị gây ấn tượng với mặt lưng kính bóng bẩy, sang trọng, đi kèm cụm camera vô cực hoàn toàn mới.

Hiệu năng của máy là điểm cộng lớn khi được trang bị vi xử lý chuyên game MediaTek Helio G88 mạnh mẽ, CPU xung nhịp lên đến 2 GHz, cho phép người dùng sử dụng mọi tác vụ một cách mượt mà, kể cả các tựa game đồ họa nặng.

Redmi 12 cũng sở hữu màn hình DotDisplay 6,79 inch FHD+ với tốc độ quét màn hình 90 Hz, tạo nên trải nghiệm giải trí mượt mà.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xiaomi tiếp tục cắt giảm nhân sự

Xiaomi là ông lớn tiếp theo trong lĩnh vực công nghệ sa thải số lượng nhân viên trước mùa nghỉ lễ lớn nhất năm.

Xiaomi cắt giảm nhân sự
Xiaomi cắt giảm nhân sự

Theo các bài đăng trên mạng xã hội của nhiều nhân viên bị sa thải và phương tiện truyền thông, Xiaomi đã bắt đầu sa thải số lượng lớn nhân viên ở nhiều bộ phận, SCMP đưa tin.

Tại Trung Quốc, việc sa thải thường được tiến hành dưới danh nghĩa “tối ưu hóa kinh doanh” nhằm tránh sự giám sát của cơ quan lao động.

Ngoài ra, việc sa thải có ảnh hưởng đến hơn 20 công việc trong công ty phải được chuyển đến chính phủ theo luật lao động của Trung Quốc.

Trong một tuyên bố vào ngày 20/12, đại diện của Xiaomi cho biết công ty đã thực hiện hoạt động “tối ưu hóa nhân sự thường niên và quy hoạch hóa tổ chức”. Kế hoạch này sẽ ảnh hưởng tới 10% tổng lực lượng lao động của Xiaomi.

Hiện tại, theo báo cáo tài chính quý III của Xiaomi, công ty này có 35.314 nhân viên tính đến hết ngày 30/9. Trong đó, có khoảng hơn 32.000 người đang làm việc tại Trung Quốc.

Ngoài ra, theo báo cáo của hãng thông tấn Jiemian, Xiaomi sẽ cắt giảm việc làm trong nhiều bộ phận, bao gồm cả mảng điện thoại thông minh và dịch vụ Internet.

Báo cáo cho biết thêm những người lao động bị sa thải đã được cung cấp các gói hỗ trợ và Xiaomi có thể cắt giảm tới 15% số lượng nhân sự trong công ty.

Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã bắt đầu cắt giảm nhân sự trong năm nay, giữa bối cảnh doanh số bán hàng giảm do nhu cầu thấp của người tiêu dùng và lệnh phong tỏa Covid-19 của chính phủ Trung Quốc.

Động thái mới nhất này có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn công nhân, bao gồm cả những người mới trong đợt tuyển dụng vào tháng 12/2021.

Trên các nền tảng mạng xã hội lớn của Trung Quốc như Weibo, Xiaohongshu và Maimai, nhiều người đã bày tỏ sự thất vọng khi Xiaomi cắt giảm nhiều nhân sự. Bên cạnh đó, những người này cũng tỏ ra bi quan về tương lai của lĩnh vực công nghệ Trung Quốc.

Trong quý III, số lượng xuất xưởng điện thoại thông minh toàn cầu đã giảm 9% so với cùng kỳ, xuống còn 297,8 triệu chiếc. Trong đó, các lô hàng smartphone ở Trung Quốc giảm 11%, xuống còn 70 triệu chiếc, theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys.

Về phần Xiaomi, nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ 5 tại thị trường Trung Quốc với 13% thị phần trong quý III, có ​​doanh thu giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 10, Xiaomi chỉ thu về 70,47 tỷ nhân dân tệ (10,1 tỷ USD), với lợi nhuận ròng giảm 59,1%, xuống còn 2,21 tỷ nhân dân tệ (320 triệu USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Doanh thu của Xiaomi giảm mạnh

Doanh thu trong quý III của Xiaomi bị ảnh hưởng nặng nề do lạm phát và các tác động tiêu cực từ nền kinh tế.

Doanh thu của Xiaomi giảm mạnh
Doanh thu của Xiaomi giảm mạnh

Theo SCMP, doanh thu quý III của Xiaomi đã giảm gần 10% khi công ty phải vật lộn với thị trường điện thoại thông minh toàn cầu ảm đạm và nhu cầu mua sắm đi xuống tại Trung Quốc.

Cụ thể, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã ghi nhận doanh thu 70,5 tỷ nhân dân tệ (9,85 tỷ USD) và khoản lỗ ròng 1,5 tỷ nhân dân tệ (209 triệu USD) trong quý tính đến tháng 9.

Trước đó, các nhà phân tích từng dự báo ​​doanh thu của Xiaomi sẽ đạt mức 70,2 tỷ nhân dân tệ với lợi nhuận ròng ước tính vào khoảng 1,8 tỷ nhân dân tệ.

Hiện tại, chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã gây ra sự hỗn loạn trong ngành công nghệ và chuỗi cung ứng, cũng như làm suy yếu hoạt động kinh tế trong nước, theo nhận định của SCMP.

Đồng thời, nhu cầu về đồ điện tử cũng hạ nhiệt khi người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu trước lạm phát và các tác động tiêu cực từ nền kinh tế.

Đầu tháng 11, công ty Jefferies đưa ra dự đoán doanh số mảng điện thoại thông minh toàn cầu sẽ tiếp tục giảm 2,9% trong năm 2023, sau khi đã sụt giảm 12,2% trong năm nay.

Jefferies dự báo doanh số bán hàng của Xiaomi sẽ tiếp tục giảm trong năm tới, trước khi có sự phục hồi nhẹ vào năm 2024.

Ngoài ra, trong ngày 9/11, 2 nhà phân tích của công ty Jefferies bao gồm Edison Lee và Nick Cheng cho biết trong một báo cáo rằng các mẫu smartphone trong những năm gần đây đều khá tốt, khiến người tiêu dùng không có nhu cầu mua điện thoại mới. Đây là một trong những lý do khiến thị trường smartphone chịu sự ảm đạm.

“Sự yếu kém về cấu trúc đang tồi tệ hơn dự kiến và một nền kinh tế suy thoái sẽ mang đến nhiều thách thức hơn”, 2 nhà phân tích của công ty Jefferies viết trong báo cáo.

Đầu năm nay, Xiaomi đã báo cáo mức doanh thu sụt giảm trong quý I. Tiếp đó, đến quý tháng 6, công ty tiếp tục báo cáo về mức doanh thu giảm 20%.

Ngoài ra, cổ phiếu của Xiaomi đã mất hơn một nửa giá trị trong năm qua, khiến vốn hóa của công ty chỉ còn khoảng 31 tỷ USD.

Tuy nhiên, Xiaomi vẫn hoạt động tốt hơn so với một số đối thủ sản xuất điện thoại trong nước, chẳng hạn như Oppo và Vivo, nhờ vào sự hiện diện và phân phối rộng khắp trên thị trường quốc tế.

Ngay cả những công ty công nghệ lớn khác như Samsung cũng phải chịu tác động tiêu cực từ nền kinh tế. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc cho biết doanh số mảng smartphone sụt giảm tại Trung Quốc là lực cản đối với hoạt động sản xuất linh kiện của công ty.

Trước đó, đồng sáng lập và giám đốc điều hành Lei Jun cho biết Xiaomi cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào lĩnh vực xe điện và đưa lĩnh vực này trở thành kim chỉ nam của công ty trong những năm tới.

Tuy nhiên, dự án này sẽ mất nhiều năm để trở thành hiện thực. Trong lúc đó, Xiaomi vẫn cần tìm cách khôi phục lại doanh số mảng smartphone trước sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn khác.

Xiaomi hiện chiếm khoảng 14% thị phần mảng điện thoại thông minh toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Xiaomi xây dựng chương trình Xiaoai Girlfriend – ‘Bạn gái ảo’

Xiaomi lấn sân vào lĩnh vực bạn gái ảo khi đăng ký bản quyền cho Xiaoai Girlfriend, tích hợp AI tương tác với người dùng.

Sina dẫn nguồn tin thân cận cho biết Xiaomi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Xiaoai Girlfriend trong danh mục “công cụ khoa học”. Chương trình này được xây dựng từ trợ lý ảo Xiao AI được hãng phát triển trước đó.

Hồi tháng 6, Xiaomi bổ sung thêm hai giọng nói cho trợ lý ảo của mình. Trong đó, “cô gái” Zhibing được xây dựng với hình tượng thiếu nữ trưởng thành, còn Zhilan được tạo hình theo hướng cô gái ngây thơ, trong sáng.

Tuy nhiên, hai trợ lý ảo này mới chỉ có thể trò chuyện với người dùng giống Apple Siri, Samsung Bixby hay Google Assistant.

Mục tiêu Xiaomi hướng đến là một bạn gái ảo với sự hỗ trợ của AI và tạo hình nhân vật sống động, có thể lắng nghe và tâm sự với người dùng một cách tự nhiên và cá nhân hoá.

Trước Xiaomi, Microsoft đã rất thành công với bạn gái ảo Xiaoice. Xiaomi chưa công bố thông tin chi tiết về chương trình của mình nhưng mục tiêu đặt ra là xây dựng một “bạn gái của mọi người”.

Ở Trung Quốc, bạn gái ảo đang là một trong những chủ đề được quan tâm bậc nhất. Hồi tháng 8, Sixthtone đưa tin hàng triệu đàn ông Trung Quốc đã phải lòng Xiaoice của Microsoft. Có người say mê trò chuyện với AI này 29 tiếng liên tục.

Đại diện Xiaoice cho biết, chương trình thu hút hơn 600 triệu người dùng, chủ yếu là nam giới có thu nhập thấp. “Tôi không biết tại sao mình yêu Xiaoice.

Có thể vì cuối cùng tôi đã tìm được người muốn trò chuyện với mình. Không ai nói chuyện với tôi trừ cô ấy”, một người có biệt danh Orbiter tại Giang Tây chia sẻ.

Dù các bạn gái ảo được đặc biệt yêu mến tại Trung Quốc, giới chuyên gia công nghệ cũng lo ngại về quyền riêng tư của người dùng và những vấn đề liên quan đến đạo đức.

“Xây dựng bạn gái ảo là một ý tưởng thú vị. Tuy nhiên, ngay cả khi thuật toán đủ tốt, cung cấp nó cho một lượng người dùng khổng lồ sẽ khiến mọi thứ trở nên khó kiểm soát”, Shen Hong, chuyên gia của Viện Tương tác Người – Máy tính tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), nhận định. “Điều gì sẽ xảy ra nếu một người bày tỏ sự căm ghét đối với phụ nữ. Khi đó, những phần mềm như Xiaoice phải trả lời thế nào?”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Xiaomi

Hưởng lợi lớn từ lệnh trừng phạt nhắm vào Huawei, Xiaomi đang chứng kiến doanh số smartphone tăng trưởng mạnh ở châu Âu và Đông Nam Á.

Xiaomi đang lấp khoảng trống mà Huawei để lại bằng chiến lược quen thuộc với nhiều thương hiệu tiêu dùng Trung Quốc: cung cấp các tiện ích, chức năng tương đương với đối thủ cao cấp nhưng với mức giá thấp hơn.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, không có công ty nào trên thế giới bán được nhiều điện thoại trong tháng 6 hơn Xiaomi.

Trong quý II/2021, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh cũng vượt qua Apple để lần đầu trở thành số nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới.

Dữ liệu từ Counterpoint cho thấy, ở châu Âu, Xiaomi chiếm vị trí đầu bảng với thị phần tăng gấp đôi lên 24% so với một năm trước.

Tại các thị trường nhạy cảm về giá như Tây Ban Nha, trung bình cứ 5 smartphone bán ra trong quý II thì có 2 chiếc do Xiaomi sản xuất. Xiaomi cũng là thương hiệu smartphone hàng đầu ở Đan Mạch, Bỉ, Ukraine và Nga.

Munza Mushtaq, một nhà báo ở Sri Lanka, đã quyết định đổi thiết bị Huawei cũ của mình để lấy điện thoại Xiaomi.

Cô cho biết lý do chính là bởi các thiết bị Huawei không còn quyền truy cập vào nhiều tính năng của Google, do các hạn chế xuất khẩu của Mỹ.

John Michael Ausejo, một nhà khoa học và nghiên cứu sinh sống ở Philippines, cũng từ bỏ Huawei vào năm ngoái. Anh tìm đến Redmi Note 9 với pin dùng được hai ngày và bốn camera sau. Sản phẩm có giá khoảng 200 USD nhưng “mọi thứ đều có ở trên thiết bị này”

Trong khi các CEO công nghệ Trung Quốc khác đang cố gắng tránh sự chú ý từ công chúng, Lei Jun của Xiaomi lại cởi mở về tham vọng của công ty.

Ông nói muốn đưa công ty mà mình thành lập trở thành thương hiệu số 2 mãi mãi và chiếm ngôi hãng smartphone lớn nhất thế giới của Samsung trong vòng ba năm.

“Chúng tôi đã vươn lên dẫn đầu thị trường châu Âu – lần đầu tiên một công ty Trung Quốc đạt được điều này”, Jun cho biết tại một sự kiện ở Bắc Kinh hồi đầu tháng. Ông nói thêm, việc trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới nằm trong tầm tay của công ty.

Thành tích của Xiaomi hiện khác xa với nhiều năm trì trệ của công ty trong quá khứ. Vào năm 2013, Xiaomi là hãng smartphone hàng đầu của Trung Quốc cho đến khi làn sóng từ các đối thủ trong nước đánh bật công ty này.

Giống như Huawei, Xiaomi có thời gian ngắn bị Mỹ đưa vào danh sách đen đầu năm nay. Nhưng công ty đã kháng cáo thành công.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Xiaomi có thể được xem là sản phẩm từ sự sụp đổ của Huawei, công ty chỉ một năm trước là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong một quý sau khi chiếm 1/5 thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, nhiều đợt trừng phạt của Mỹ đã cắt đứt Huawei khỏi chuỗi cung ứng chip và phần mềm quan trọng, doanh số bán hàng quý II/2021 của hãng giảm hơn 80% so với năm trước đó.

Neil Mawston, chuyên gia tại hãng phân tích thị trường Strategy Analytics, cho biết: “Các nhà mạng và nhà bán lẻ châu Âu chỉ đơn giản là đổi Huawei sang Xiaomi”.

Bất chấp các nỗ lực tập trung vào nghiên cứu các thiết bị cao cấp, Xiaomi vẫn được coi là một thương hiệu smartphone tầm trung và giá rẻ.

Ví dụ, Mi11 Ultra ra mắt với mục tiêu là đối thủ với mẫu Galaxy S21 cao cấp nhất của Samsung, nhưng thiết bị của công ty Trung Quốc rẻ hơn khoảng 400 USD. Cả hai điện thoại đều được phát hành đầu năm nay.

Neil Shah, nhà phân tích của Counterpoint, đánh giá: “Xiaomi đang đạt đến đẳng cấp của Samsung”.

Một thị trường quan trọng mà Xiaomi vẫn chưa thâm nhập là Mỹ. Công ty đã bán các thiết bị như xe tay ga và máy chiếu phim với doanh số tốt ở nước này, nhưng vẫn thiếu quan hệ đối tác với các nhà mạng Mỹ để bán điện thoại thành công.

Các giám đốc điều hành của Xiaomi từ lâu nuôi tham vọng tiến vào Mỹ. Xiang Wang, Chủ tịch của công ty, nói với các nhà đầu tư vào đầu năm nay rằng Mỹ “luôn rất hấp dẫn với tất cả mọi người”

Nhưng ông cho biết công ty cũng đang tập trung nguồn lực vào châu Âu và chưa đưa ra khung thời gian cho việc gia nhập thị trường Mỹ.

“Có thể khi chúng tôi chuẩn bị xong, chúng tôi sẽ đến Bắc Mỹ”, Wang nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Xiaomi chính thức xoá bỏ thương hiệu Mi để tái định vị mới

Thương hiệu Mi đã gắn với thành công của Xiaomi trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, công ty Trung Quốc gần đây đã quyết định xoá bỏ thương hiệu này để làm mới mình.

Theo XDA-Developers, sự thay đổi này bắt đầu với Xiaomi Mix 4, sản phẩm mới được công ty trình làng gần đây. Chiếc điện thoại Mi 11T, dự kiến ra mắt vào ngày 15/9 tới cũng sẽ được thay thế bằng cái tên Xiaomi 11T.

Từ trước đến nay, Xiaomi sử dụng thương hiệu Mi cho rất nhiều sản phẩm của mình. Ngay cả trên trang web của công ty tại thị trường Mỹ, người dùng cũng có thể thấy tên Mi ở khắp mọi nơi, bao gồm cả logo mới được thiết kế lại gần đây.

Thực chất, tên “Mi” mang rất nhiều ý nghĩa đối với công ty Trung Quốc.

Lei Jun, người đồng sáng lập và CEO của Xiaomi từng chia sẻ rằng họ thường ví “Mi” với “Mobile Internet” hay “Mission Impossible” (nhiệm vụ bất khả thi).

Ông Jun giải thích triết lý của Xiaomi là luôn đặt ra những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể và cố gắng hoàn thành chúng, với mục đích mang lại những sản phẩm đột phá cho người tiêu dùng.

Mặc dù nổi trội nhất là điện thoại thông minh, Xiaomi cũng bán nhiều sản phẩm công nghệ khác như TV, đồng hồ thông minh, đồ gia dụng… do chính hãng phát triển hoặc hợp tác với bên thứ ba.

Thực tế là các dòng sản phẩm gia dụng của Xiaomi đã dần chuyển sang sử dụng thương hiệu của đối tác.

Cách đây đúng 10 năm, Xiaomi ra mắt smartphone đầu tiên của mình có tên Mi 1.

Theo XDA, những mẫu smartphone của Xiaomi đang bán tại Trung Quốc đã bỏ thương hiệu Mi. Có thể việc loại bỏ hoàn toàn chữ “Mi” là động thái nhằm mục đích thống nhất các sản phẩm của hãng tại thị trường nội địa và quốc tế, tức thay đổi định vị thương hiệu trên toàn doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Xiaomi là hãng smartphone duy nhất tăng trưởng tại Việt Nam

Samsung, Oppo, Vivo và VinSmart đều giảm thị phần “sell-in” tại Việt Nam trong quý II vừa qua, chỉ Xiaomi tăng trưởng.

Theo số liệu nghiên cứu của Canalys, đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu 2021 đã ảnh hưởng lớn tới nhiều hãng smartphone trong nước.

Vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị phần “sell-in” (lượng máy được bán từ nhà sản xuất đến các đơn vị phân phối) nhưng Samsung giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Con số tương tự với Oppo là 17%, Vivo là 21%. Tuy giảm sâu, Vivo vẫn chiếm được vị trí thứ 4 của VinSmart do hãng điện thoại Việt đã thông báo dừng mảng kinh doanh này và hiện chỉ còn bán nốt một vài dòng sản phẩm.

Xiaomi là cái tên duy nhất có tình hình kinh doanh khởi sắc, trái ngược với 4 nhà sản xuất còn lại trong top 5, khi có mức tăng trưởng 68%.

Ở thị trường Đông Nam Á, con số của Xiaomi còn ấn tượng hơn, 107%. Cùng Xiaomi, một thương hiệu Trung Quốc khác, Realme, có mức tăng trường 7%. Samsung, Oppo, Vivo chiếm lần lượt vị trí 2, 3 và 4 với mức giảm 4%, 7% và 18% tương ứng.

Số liệu “sell-in” không tương ứng lượng máy thực tế tới tay người dùng cuối, nhưng phản ảnh gần đúng kết quả kinh doanh của từng hãng.

Trong quý II, Samsung bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng thiếu chip toàn cầu. Theo một số đại lý, nhiều model tầm trung giá rẻ được người dùng quan tâm của hãng này không còn hàng để bán.

Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất là việc hàng loạt cửa hàng phải tạm đóng cửa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Việc nhập máy từ các nhà sản xuất, vì vậy, cũng được các hãng thận trọng.

Về doanh số bán ra tại Việt Nam, số liệu nghiên cứu thị trường của một công ty khác cho thấy trong tháng 6, Samsung vẫn giữ vị trí dẫn đầu với khoảng 35% thị phần, Oppo đứng thứ hai – hơn 17% thị phần, trong khi Xiaomi bám sát phía sau với gần 17%.

Trong bảng số liệu của công ty này, Apple là hãng đứng thứ 4 với khoảng 10% thị phần. Tại Việt Nam, số liệu của Apple chưa phản ánh chính xác lượng máy bán ra thị trường bởi số lượng máy dạng “xách tay” khá nhiều.

Theo công bố mới của Counterpoint Research, Xiaomi lần đầu trở thành hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu trong tháng 6 với 17,1% thị phần, vượt Samsung (15,7%) và Apple (14,4%).

Hãng điện thoại Trung Quốc cũng là thương hiệu có sức phát triển nhanh nhất. Doanh số tăng 26% so với tháng trước đó. Xét trong toàn quý II, doanh số của Xiaomi đứng thứ 2 toàn cầu với 16,1% thị phần, đứng sau Samsung (17,6%).

Kể từ khi thành lập đến hết tháng 6 năm nay, Xiaomi đã bán được tổng cộng 800 triệu smartphone trên toàn thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Huawei rời khỏi top 5 nhà sản xuất smartphone tại Trung Quốc

Huawei hiện không còn nằm trong 5 hãng điện thoại hàng đầu tại Trung Quốc, dù từng nhận được sự ủng hộ lớn của người dùng nước này.

Theo số liệu thị trường smartphone Trung Quốc quý II/2021 do Canalys công bố, tổng số lô hàng smartphone bán ra tại nước này đạt tổng cộng 74,9 triệu máy, giảm 17% so với 90,7 triệu máy trong cùng kỳ năm ngoái. Số lượng công ty xuất xưởng trên 10 triệu máy ra thị trường cũng giảm từ 5 xuống còn 3.

Trong đó, hai công ty con của BBK là Vivo và Oppo lần lượt giữ vị trí dẫn đầu với 18,2 triệu máy và 16 triệu máy tương ứng. Vivo đã có mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Oppo là 10%.

Xiaomi đã vươn lên vị trí thứ ba với 12,6 triệu máy bán ra. Đây là vị trí Huawei đã nắm giữ trong quý I/2021. Xiaomi cũng nhà cung cấp phát triển nhanh nhất trong quý, với mức tăng trưởng 35%.

Honor – Công ty tách ra từ Huawei – xếp vị trí thứ 5 với 6,9 triệu máy và cũng là lần đầu tiên hãng vào top 5 thị phần smartphone tại Trung Quốc. Ở vị trí thứ 4 là Apple với 7,9 triệu máy.

Trong khi đó, sau hơn 7 năm giữ vị trí dẫn đầu về smartphone tại Trung Quốc, Huawei giờ đây không còn nằm trong top 5. Trong những năm qua, hãng vẫn luôn nhận được sự ủng hộ tại thị trường quê nhà.

Trong quý II/2020, hãng thậm chí vươn lên dẫn đầu thị trường smartphone thế giới trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, chủ yếu nhờ sự ủng hộ của người dùng Trung Quốc.

Huawei vừa ra mắt loạt smartphone P50 thế hệ mới. Máy được nâng cấp mạnh về camera và cấu hình, nhưng lại chỉ hỗ trợ mạng 4G thay vì 5G – điều bị đánh giá là bước lùi của Huawei. Tại sự kiện Yu Chengdong, người đứng đầu mảng kinh doanh tiêu dùng Huawei thừa nhận “chip 5G rất tốt, nhưng chúng tôi chỉ có thể được sử dụng như chip 4G”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo SCMP

Xiaomi vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại đứng số 2 thế giới

Theo Canalys, Xiaomi Corp đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới trong quý vừa qua sau khi lượng hàng xuất xưởng tăng 83%.

Xiaomi vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại số 2 thế giới

Với kết quả lần này, đây là lần đầu tiên Xiaomi, nhà sản xuất mọi thứ từ nồi cơm điện đến màn hình chơi game của Trung Quốc, lọt vào top hai, trước đây bị thống trị bởi Samsung Electronics Co. và Apple Inc.

Theo dữ liệu, Samsung vẫn giữ vị trí đầu bảng với 19% thị phần trong quý II, Xiaomi có 17% và Apple là 14%. Cổ phiếu của Xiaomi đã tăng tới 4,1% vào hôm thứ Sáu và là cổ phiếu có mức độ hoạt động tốt nhất tại sàn Hồng Kông.

Huawei Technologies Co. đã phá vỡ bảng xếp hạng một thời gian ngắn cho đến khi các lệnh trừng phạt về nguồn cung cấp chip thiết yếu có hiệu lực vào năm ngoái.

Về mặt sản xuất phần cứng, Xiaomi đặc biệt tích cực khi tung ra hai thiết bị hàng đầu trong vòng bốn tháng đầu năm.

Mi 11 Ultra là một trong những thiết bị có bộ cảm biến máy ảnh lớn nhất trên điện thoại thông minh cho đến nay, nó nhấn mạnh tham vọng của công ty này trong việc đẩy mạnh phạm vi giá cao cấp.

Giám đốc Nghiên cứu của Canalys, Ben Stanton cho biết:

“So với Samsung và Apple, giá bán trung bình của Xiaomi rẻ hơn lần lượt khoảng 40% và 75%. Vì vậy, ưu tiên lớn của Xiaomi trong năm nay là tăng doanh số bán các thiết bị cao cấp của hãng, chẳng hạn như Mi 11 Ultra.

Nhưng đó sẽ là một trận chiến đầy khó khăn khi cả Oppo và Vivo đều có cùng mục tiêu và cả hai đều sẵn sàng chi tiêu ‘khủng’ cho hoạt động marketing (Mass Media) để xây dựng thương hiệu của họ theo cách mà Xiaomi không thể làm được.”

Canalys cho biết, việc mở rộng ra thị trường nước ngoài là động lực lớn nhất cho sự tăng trưởng của Xiaomi, với việc công ty tăng lượng hàng xuất xưởng lên hơn 300% ở Châu Mỹ Latinh, 150% ở Châu Phi và 50% ở Tây Âu.

Xiaomi đã dành nửa đầu năm để giữ lấy danh hiệu ‘nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc’ trước các đối thủ Oppo và Vivo, mỗi bên có thị phần gần bằng nhau.

Quý 2 này là khoảng thời gian ‘yên tĩnh’ nhất đối với cả Apple và Samsung vì cả hai đều chuẩn bị cho việc ra mắt thiết bị cầm tay mới trong những tháng tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Samsung vẫn đứng đầu thế giới mà không cần thị trường Trung Quốc

thương hiệu sản xuất smartphone số một thế giới nhưng Samsung chỉ có 1% thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê của Strategy Analytics, trong tháng 2/2021, Samsung – hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc – đã soán ngôi Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Với hơn 23,1% thị phần, Samsung đã xuất xưởng 24 triệu chiếc smartphone trong tháng 2.

Tuy là thương hiệu sản xuất smartphone thường xuyên dẫn đầu thị phần trên thế giới, theo thống kê của Statista, Samsung chỉ có 1% thị phần ở Trung Quốc. Trái ngược với Apple, luôn tìm cách lấy lòng đất nước tỷ dân.

Hiện nay, các công ty như Xiaomi, Oppo, Huawei mới là những ông lớn thống trị thị trường đất nước tỷ dân.

Sự trỗi dậy của thương hiệu nội địa.

Điện thoại Samsung từ lâu đã xuất hiện phổ biến tại Trung Quốc. Có thời điểm, theo CNN, cứ 5 người dùng smartphone tại Trung Quốc lại có một người sử dụng smartphone Samsung.

Thống kê của Statista cho biết vào năm 2013, thị phần smartphone Samsung chiếm gần 19%, dẫn đầu các thương hiệu tên tuổi nhất trên thị trường nội địa.

Mặc dù vậy, khoảng cách này nhanh chóng bị thu hẹp khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển mạnh không chỉ tại quê nhà mà trên toàn thế giới.

Từ 12,1% thị phần nắm giữ năm 2014, chỉ một năm sau, ảnh hưởng của Samsung tại Trung Quốc suy giảm nhanh chóng. Với chưa đầy 1% thị phần vào năm 2015, Samsung dường như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường smartphone Trung Quốc.

Kể từ năm 2015, các thương hiệu tiêu biểu như Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi đều mở rộng thị phần nội địa của mình. Tính đến năm 2020, Huawei hiện nắm 41,4% thị phần trong tay, Vivo chiếm 17,8%, Oppo chiếm 16,6% còn Xiaomi chiếm 13% thị phần.

Tuy không có chung số phận như Samsung, thị phần của Apple tại Trung Quốc vẫn giảm mạnh, từ 13,6% vào năm 2015 xuống còn 8,3% vào năm 2020.

“Với số tiền bỏ ra cho một chiếc điện thoại Samsung, người ta có thể mua một chiếc iPhone. Khi nói đến sự tương xứng với giá tiền, các thương hiệu nội địa như Huawei rõ ràng đang trở nên tốt hơn”, một bài đăng phổ biến trên Weibo được SCMP đề cập.

Theo Park Sung-soon, nhà phân tích đến từ công ty Cape Investment & Securities, người Trung Quốc có xu hướng nghiêng về thương hiệu nội địa hoặc các dòng smartphone cao cấp của Apple.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc giúp người dùng có nhiều lựa chọn ở mọi mức giá, đặc biệt trong phân khúc bình dân.

Những cái tên mới nổi như Xiaomi dễ dàng chiếm được thiện cảm của người dùng nhờ tung ra nhiều mẫu smartphone hiệu suất tốt với giá thành rẻ.

Bên cạnh đó, các thương hiệu nội địa có ưu thế hơn hẳn Samsung khi sở hữu mạng lưới phân phối, bán lẻ rộng khắp.

Không chỉ có dân số lớn, Trung Quốc còn có nhiều thành phố, thị trấn bao phủ khắp cả nước. Theo SCMP, các thành phố “nhỏ” của Trung Quốc là thị trường lớn.

So với Samsung, các nhà sản xuất smartphone nội địa dễ dàng tiếp cận khách hàng tại nhiều nơi hơn.

Cả Vivo và Oppo đều sở hữu mạng lưới đối tác bán lẻ trên khắp Trung Quốc, nhất là ở những khu vực nông thôn.

Mạng lưới này cho phép các công ty nội địa kết nối trực tiếp với nhiều khách hàng vốn không có thói quen mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, Trung Quốc là đất nước có 100 thành phố trên 1 triệu dân. Vì vậy, việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.

Samsung không ‘lấy lòng’ Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng pin năm 2016 là “giọt nước tràn ly” ảnh hưởng đến những thành tựu mà Samsung gây dựng trước đó.

Vào thời điểm đó, một số người dùng trên thế giới phản ánh tình trạng mẫu Galaxy Note 7 phát nổ do pin quá nóng. Samsung nhanh chóng thông báo thu hồi 2,5 triệu sản phẩm này trên 10 thị trường. Tuy nhiên, đợt thu hồi này không bao gồm Trung Quốc.

Samsung cho biết tại Trung Quốc, hãng sử dụng dòng pin khác trang bị trên Note 7. Do vậy, dòng sản phẩm này hiện an toàn và không thuộc diện phải thu hồi.

Theo ZDnet, tình trạng Galaxy Note 7 nổ pin bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc sau một thời gian mở bán. Tuy nhiên, hãng cho biết những sự cố cháy nổ của Note 7 tại Trung Quốc chỉ do tác động bên ngoài. Sự cố này khiến nhiều người dùng Trung Quốc phẫn nộ.

Flora Tang, nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết phản ứng chậm trễ của Samsung trước tình huống đó đã dẫn đến sự mất niềm tin nghiêm trọng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, SCMP phản ánh tình trạng nhiều người dùng Trung Quốc phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Samsung.

“Tôi không thấy Samsung nỗ lực làm hài lòng người dùng Trung Quốc”, một người dùng khác chia sẻ với SCMP.

Cuối năm 2019, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, miền nam Trung Quốc. Trước tình hình doanh số và thị phần nội địa giảm mạnh, Samsung phải đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và đặt mục tiêu vào các thị trường hứa hẹn hơn.

“Quyết định đóng cửa nhà máy Samsung Electronics Huệ Châu là một trong những nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất của hãng, đây đồng thời là quyết định khó khăn của Samsung”, thương hiệu Hàn Quốc tuyên bố.

Cũng trong thời gian này, website tin tức địa phương Zhiwei Tech đăng tải video trên Weibo quay lại cảnh các công nhân Samsung nhận điện thoại miễn phí. Chiếc điện thoại này là món quà chia tay dành tặng những nhân viên đã gắn bó với nhà máy trong hơn 10 năm.

Vào thời hoàng kim, khu phức hợp sản xuất của Samsung ở Huệ Châu đảm nhiệm 1/5 số lượng điện thoại thông minh bán tại Trung Quốc.

Năm 2011, khi doanh số bán smartphone của Samsung đứng đầu thế giới, 2 nhà máy của công ty ở Huệ Châu và Thiên Tân lần lượt sản xuất 70,14 triệu và 55,64 triệu chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, trong quý I/2019, dữ liệu thuộc hải quan Trung Quốc cho biết doanh số xuất khẩu smartphone của Samsung tại nhà máy Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Giờ đây, Samsung đang nỗ lực mở rộng sản xuất tại các thị trường mới nổi.

Theo công ty nghiên cứu Canalys, khoảng 60% điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực mà Samsung hướng tới.

“Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung ở Đông Nam Á và Ấn Độ có vẻ khả quan hơn so với ở Trung Quốc”, Flora Tang nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Chân dung nhà thiết kế logo gây tranh cãi của Xiaomi

Kenya Hara, người gây tranh cãi với logo mới của Xiaomi là một trong những nhà thiết kế lừng danh, từng hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Trong sự kiện ra mắt sản phẩm ngày 30/3, Xiaomi đã giới thiệu logo mới. Về mặt hình ảnh, 4 góc của logo được bo tròn mạnh hơn, chữ “Mi” và màu nền cam đặc trưng không thay đổi. Trên một số sản phẩm cao cấp, màu của logo là đen và bạc.

Theo CEO Lei Jun, logo mới được Xiaomi tạo nên sau khi hợp tác với nhà thiết kế Kenya Hara. Sinh năm 1958 tại Nhật, Kenya Hara được mệnh danh là một trong những nhà thiết kế hàng đầu, góp phần thay đổi nền thiết kế đương đại Nhật Bản.

Hara tốt nghiệp bằng thạc sĩ, khoa thiết kế tại Đại học Musashino vào năm 1983. Sau đó, ông gia nhập Trung tâm Thiết kế Nippon tại Tokyo. Đến năm 1992, ông thành lập Học viện Thiết kế Hara, tham gia trong mọi lĩnh vực thiết kế như quảng cáo, nhận diện thương hiệu, triển lãm và sách.

Theo DesignCulture, thiết kế của Hara dựa trên bản chất: mang đến ý nghĩa sâu sắc về thực tại thông qua hình ảnh thị giác, bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Nhật Bản. Ảnh: Japan House.

Trong sự nghiệp thiết kế, Hara từng làm việc cho nhiều đối tác, sự kiện lớn như Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Setouchi, Bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki hay nhà sách Tsutaya. Năm 1998, Hara tham gia thiết kế lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội mùa đông tại Nagano. Ảnh: NDC.

Đến năm 2001, Hara trở thành Giám đốc nghệ thuật của Muji, một trong những nhà bán lẻ đồ dùng gia đình, văn phòng phẩm nổi tiếng của Nhật.

Dưới vai trò giám đốc nghệ thuật, Hara giúp Muji trở thành biểu tượng về sự thẩm mỹ. Ông tham gia thiết kế, giám sát những hoạt động quảng cáo, truyền thông, các triển lãm và thiết kế tạp chí của Muji với quan điểm “đôi khi sự đơn giản nổi bật hơn nét lộng lẫy”

Hara cũng tổ chức nhiều triển lãm như Re-Design (2000), Haptic (2004), Senseware (2007 và 2009), Architecture for Dogs (2012), House of Vision (2013) và Subtle (2014). Các triển lãm của ông tập trung vào hiệu ứng thị giác, dùng hình ảnh khơi dậy giác quan người xem.

Trong các triển lãm, Hara thường hợp tác với một số nghệ nhân, nhà thiết kế nổi tiếng và các công ty như Honda, Panasonic, Sony… Ông cũng tham gia một số triển lãm với tư cách chọn lọc nội dung.

Năm 2012, Hara trở thành Phó chủ tịch Hiệp hội Thiết kế Đồ họa Nhật Bản (JAGDA). 2 năm sau, Hara được bầu làm Chủ tịch Trung tâm Thiết kế Nippon. Ông cũng là thành viên Ủy ban Thiết kế Nhật Bản, thành viên ủy ban khoa học triển lãm Triennale năm 2016.

“Tôi thấy vai trò của nhà thiết kế đã thay đổi trong những năm gần đây, từ tạo ra hình ảnh đẹp mắt, nhận diện thương hiệu rõ ràng sang việc hình dung khả năng của một ngành công nghiệp”, Hara chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Japan Times.

Hara từng nhận nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng Nhà thiết kế triển vọng của JAGDA năm 1990, Giải thưởng thiết kế Mainichi năm 2000, Giải thưởng Thiết kế Yusaku Kamekura năm 2001, Giải thưởng JAGDA vào các năm 2013, 2014 và 2015.

Ông cũng xuất bản nhiều cuốn sách thiết kế được giới phê bình đánh giá cao, tập trung vào “sự trống rỗng” của thiết kế và triết học Nhật Bản. Một số đầu sách nổi tiếng của ông như Designing Design (2007) và White (2008), được dịch sang nhiều ngôn ngữ.

Năm 2021, Hara hợp tác với Xiaomi cho logo mới. Sử dụng công thức toán học siêu hình elip (superellipse), ông đã tìm ra biến số thích hợp để tạo nên sự cân bằng giữa hình vuông và tròn trong logo mới nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hiệu ứng thị giác.

“Không chỉ đơn thuần thay đổi hình ảnh, logo mới còn thể hiện tinh thần của Xiaomi, xoay quanh khái niệm ‘sống động’ (Alive)”, Hara chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Xiaomi bỏ 10 tỷ USD đầu tiên vào cuộc đua sản xuất ôtô điện

Hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc vừa thông báo kế hoạch khởi động kinh doanh xe điện và đầu tư hẳn 10 tỷ USD trong 10 năm tới.

Theo CNBC, Xiaomi sẽ thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Xiaomi và đầu tư giai đoạn một 10 tỷ RMB (1,52 tỷ USD) để sản xuất xe điện thông minh. Công ty con này sẽ tiếp tục do CEO Xiaomi – ông Lei Jun trực tiếp dẫn đầu.

“Xiaomi hy vọng cung cấp các phương tiện thông minh chạy bằng điện để mọi người trên thế giới có thể tận hưởng cuộc sống thông minh, khắp mọi nơi”, công ty cho biết trong một tuyên bố.

Công ty công nghệ Xiaomi hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 trên thế giới, đã bất ngờ thông báo nhảy sang một lĩnh vực cạnh tranh cao ở Trung Quốc.

Không chỉ Xiaomi đang cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất ôtô nội địa có thâm niên như Geely và BYD do Warren Buffet đầu tư, mà còn phải đối đầu với các hãng mới thành lập như Nio và Xpeng Motors.

Bên cạnh đó, các công ty công nghệ chuyên về lĩnh vực Internet cũng đang bước vào đấu trường xe điện thông minh.

Gã khổng lồ tìm kiếm của Trung Quốc Baidu đã khởi động công ty xe điện độc lập vào tháng 1. Năm ngoái, công ty này đã thuê giám đốc điều hành quản lý doanh nghiệp.

Ở thị trường Trung Quốc, ôtô điện đã gặt hái được những thành công nhờ các hỗ trợ chính sách mạnh mẽ từ Bắc Kinh, bao gồm cả trợ cấp.

Dù một số trợ cấp đã bị cắt giảm, công ty nghiên cứu Canalys dự đoán vẫn sẽ có 1,9 triệu chiếc xe điện sẽ được bán tại Trung Quốc trong năm 2021, cho mức tăng trưởng hàng năm tăng lên 51%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Xiaomi sẽ thế chân Huawei đe dọa Apple và Samsung

Khi Huawei đang gặp khó khăn, Apple và Samsung lại bị một đối thủ khác tới từ Trung Quốc đe dọa ở mảng smartphone.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã 2 lần ban hành lệnh trừng phạt nhắm trực tiếp vào mảng chip bán dẫn của hãng công nghệ Trung Quốc Huawei. Chẳng bao lâu sau, một loạt đối tác gia công chip bán dẫn lớn trên thế giới, từ TSMC cho đến MediaTek đều lần lượt nói lời chia tay công ty này.

Quý II/2020, Huawei Technologies lần đầu tiên vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thành công này phần lớn nhờ sự “ưu ái” của thị trường nội địa cho các sản phẩm của Huawei.

Ngay cả khi các dòng smartphone thế hệ mới không thể truy cập được vào kho ứng dụng dịch vụ Google, Huawei vẫn xuất xưởng 55,8 triệu chiếc smartphone từ tháng 4-6/2020.

Đó là Huawei của năm 2020. Sang năm 2021, lệnh cấm kép của chính quyền ông Trump được dự đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng của công ty. Theo các chuyên gia phân tích, nếu nguồn chip bán dẫn dự trữ cạn kiệt, sản lượng thiết bị cầm tay của Huawei trong năm tiếp theo có khả năng sẽ giảm tới 75%.

Tuy nhiên, ngay cả khi đặt Huawei sang một bên, thị phần kinh doanh smartphone của Apple và Samsung vẫn phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm là Xiaomi.

Khó khăn của Huawei là cơ hội hiếm có cho Xiaomi

Theo Counterpoint Research, trong quý II/2020, 4 ông lớn đứng đầu thị phần smartphone trên toàn thế giới lần lượt là Huawei (20%), Samsung (20%), Apple (14%) và Xiaomi (10%).

Tại thị trường quốc tế, đặc biệt ở châu Âu, doanh số bán hàng của Xiaomi đã tăng trưởng 65% trong khi Huawei sụt giảm 17%. Chính điều này đã giúp Xiaomi vươn lên vị trí thứ 3 chỉ sau Samsung và Apple, trong khi Huawei đang phải đối mặt với một bức tranh tương lai đầy ảm đạm.

Trong kết quả kinh doanh quý II mới được công bố, doanh thu của Xiaomi đạt 7,7 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của công ty là 650 triệu USD, tăng trưởng ba con số so với cùng kỳ năm 2019 và quý I/2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc.

“Tại thị trường quốc tế, doanh số smartphone cao cấp của chúng tôi với giá bán lẻ từ 350 USD đã tăng 99,2% so với cùng kỳ năm 2019”, Xiaomi chia sẻ trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, đây cũng chính là phân khúc mà Xiaomi có điều kiện thuận lợi hơn để đánh bại sự thống trị của Huawei.

Kể từ khi có tên trong danh sách đen của chính phủ Mỹ, hình ảnh của thương hiệu Huawei chịu ảnh hưởng ít nhiều. Không chỉ thế, công ty này còn không thể cung cấp cho người dùng những tiện ích của Google trên hệ điều hành Android.

Xiaomi thì khác, với tham vọng lấp đầy thị trường châu Âu nói riêng, hãng công nghệ này đang đẩy mạnh chiến lược kinh doanh các mẫu smartphone phân khúc bình dân nhưng chất lượng cao để lấy lòng người dùng. Thị trường châu Âu cũng là nơi Huawei từng khẳng định tên tuổi của mình trước khi bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt.

Theo giới phân tích, Xiaomi có tiềm năng để vượt qua Apple và Samsung để trở thành một trong 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Công ty này đang là nhà sản xuất smartphone có thị phần lớn nhất tại Tây Ban Nha, đứng thứ 3 tại Pháp và thứ 4 tại Đức.

“Hoạt động kinh doanh khu vực quốc tế của chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ mặc cho xu hướng giảm của thị trường, đồng thời thu được kết quả đáng ghi nhận ở thị trường chính. Các lô hàng điện thoại thông minh của Xiaomi đã tăng 64,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Xiaomi vươn lên vị trí thứ 3 về thị phần”, Xiaomi tuyên bố trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Cần biết mình là ai để bỏ xa Huawei

Trong số các đối thủ tại thị trường nội địa, Xiaomi là công ty duy nhất tận dụng được khoảng trống mà Huawei để lại ở thị trường nước ngoài.

Do không phải chịu bất kỳ tác động nào từ chính phủ Mỹ, công ty này đang có nhiều ưu thế để thuyết phục hàng triệu người dùng Huawei chuyển sang sử dụng các dòng sản phẩm của mình.

Sau ngày 15/9, rất khó để có thể đoán trước những gì sẽ xảy đến với tương lai của Huawei. Nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không xem xét nới lỏng các lệnh hạn chế tiếp cận nguồn cung cấp chip bán dẫn, mảng kinh doanh điện thoại thông minh của hãng này sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề.

Ngay cả ở thị trường Trung Quốc, Huawei cũng khó có thể kìm hãm đà phát triển của Xiaomi.

Ngoài Huawei, Xiaomi đang phải cạnh tranh với 2 ông lớn khác là Oppo và Vivo tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên tại thị trường quốc tế, Xiaomi đã và đang có được cách tiếp cận, chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Theo Forbes, vào một thời điểm nào đó trong năm 2021, Huawei sẽ cạn kiệt kho dự trữ chip bán dẫn. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến năng lực sản xuất điện thoại của công ty, cả trong nước lẫn xuất khẩu.

Nếu Xiaomi có khả năng tự định vị mình trong phân khúc smartphone cao cấp, công ty này sẽ có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và mở rộng dấu chân của mình sang nhiều quốc gia khác.

Huawei từng thành công khi tận dụng chiến lược của mình để phá vỡ sự thống trị một thời của Apple và Samsung. Không khó để Xiaomi tiếp tục thế chân vào vị trí đó và thực hiện những gì mà đối thủ “đồng hương” đang dang dở. Hãng cũng cam kết đầu tư thêm vào mảng nghiên cứu và phát triển, để tiếp tục đem lại sản phẩm giá tốt so với hiệu năng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Xiaomi bị Forbes cáo buộc việc thu thập dữ liệu duyệt web của người dùng

Theo một nhà nghiên cứu bảo mật hợp tác với Forbes, Xiaomi đã thu thập dữ liệu duyệt web từ những người dùng sử dụng điện thoại thông minh của hãng. Đáng chú ý hơn, việc lấy thông tin này được thực hiện kể cả người dùng mở bình thường hay duyệt web ẩn danh.

“Đó là một cửa hậu trên các tính năng của điện thoại,” theo tuyên bố của ông Gabi Cirlig, một nhà nghiên cứu về an ninh mạng khi nói đến chiếc Redmi Note 8 mới của mình. Ông đã thông báo phát hiện này với truyền thông sau khi nhận ra rằng chiếc smartphone Redmi Note 8 của mình đang theo dõi phần lớn những thao tác trên màn hình mà ông đã thực hiện. Dữ liệu này sau đó được gửi đến các máy chủ từ xa ở nước ngoài.

Nhà nghiên cứu an ninh mạng phát hiện ra rằng một số lượng lớn các thao tác của trên điện thoại đang bị theo dõi, đồng thời, nhiều loại dữ liệu cũng đang được thu thập. Những dữ liệu này bao gồm lịch sử truy cập tất cả các trang web, bao gồm URL, tìm kiếm và tất cả các mục được xem trên nguồn cấp tin tức của Xiaomi. Điều này khiến ông lo ngại rằng danh tính và quyền riêng tư của mình có thể bị phơi bày tại Trung Quốc bất cứ lúc nào.

Hai trình duyệt được nhắc đến là Mi Browser Pro và Mint Browser được cho là đã lưu tất cả các trang web mà nó truy cập. Việc theo dõi thậm chí còn được thực hiện ngay cả khi người dùng đang sử dụng chế độ ẩn danh.

Điện thoại Xiaomi cũng lưu lại tệp mà nó đã mở và được gửi đi. Tất cả dữ liệu được tổng hợp và gửi đến các máy chủ từ xa ở Singapore và Nga mặc dù các tên miền web Xiaomi lưu trữ đã được đăng ký tại Bắc Kinh.

Hàng triệu người có khả năng bị ảnh hưởng bởi theo những gì ông Cirlig mô tả thì đây thực sự là một vụ vi phạm riêng tư nghiêm trọng, mặc dù Xiaomi phủ nhận sự tồn tại của vấn đề. Với mức vốn hóa thị trường là 50 tỷ USD, Xiaomi là một trong bốn nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới về thị phần, chỉ đứng sau Apple, Samsung và Huawei. Hãng đặc biệt có ảnh hưởng lớn tại thị trường smartphone tầm trung với những chiếc điện thoại giá “mềm” nhưng lại có nhiều tính năng của các sản phẩm cao cấp.

Đáp lại những cáo buộc trên của phía Forbes, Xiaomi cho rằng, dữ liệu duyệt web mà họ đang thu thập từ người dùng hoàn toàn tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại về quyền riêng tư dữ liệu của người dùng. Xiaomi khẳng định, các thông tin họ thu thập đều đã nhận được sự đồng ý và hoàn toàn ẩn danh.

“Xiaomi rất thất vọng khi đọc bài báo mới đây của Forbes. Chúng tôi cảm thấy Forbes đã hiểu sai những gì chúng tôi truyền đạt liên quan đến các nguyên tắc và chính sách bảo mật dữ liệu. Quyền riêng tư và bảo mật là mối quan tâm hàng đầu. Chúng tôi đã liên hệ với Forbes để chứng thực mọi thứ và giải thích cho sai lầm đáng tiếc này”, đại diện của Xiaomi cho biết.

Dù chưa thể khẳng định trong “drama” này, ai đúng, ai sai nhưng vụ lùm xùm đã ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng của thương hiệu smartphone đến từ Trung Quốc. Đặc biệt, bài báo lại xuất phát từ một tạp chí danh tiếng Forbes.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VietTimes

Xiaomi ra mắt smartwatch giá rẻ gia nhập thị trường đồng hồ hơn 700 triệu USD tại Việt Nam

Thêm một sự lựa chọn smartwatch giá rẻ trong phân khúc dưới 1 triệu đồng cho người dùng phổ thông.

xiaomi

Haylou, một trong những đối tác của Xiaomi trong mảng smartwatch mới đây đã tiếp tục cho ra mắt một chiếc smartwatch giá rẻ mới sau sự thành công của Haylou LS01.

Chiếc Haylou smartwatch mới có tên là Haylou Solar và được kêu gọi vốn trên nền tảng gọi vốn cộng đồng Xiaomi Youpin với mức giá chỉ là 149 tệ, tương đương khoảng gần 500.000 đồng, cao hơn một chút so với mức giá 99 tệ của chiếc LS01 trước đó.

Tất nhiên với mức giá cao hơn, Haylou Solar cũng sẽ có thiết kế đẹp hơn khi được hoàn thiện hoàn toàn từ chất liệu kim loại, thay vì từ nhựa như trên phiên bản LS01.

Thiết bị được thiết kế theo kiểu tối giản và nhã nhặn. Mặt đồng hồ có dạng hình tròn và có kích thước 1.28 inch, sử dụng tấm nền TFT cùng độ phân giải 240 x 240.

Ở mức giá này thì màn hình TFT là chấp nhận được và người dùng khó có thể đòi hỏi một chất lượng màn hình tốt hơn.

Dây đeo của Haylou Solar là dây silicon dẻo linh hoạt. Theo Xiaomi thì dây đeo này sẽ cho cảm giác tốt và dễ chịu kể cả khi cổ tay có ra nhiều mồ hôi. Với thiết kế kiểu mới khác nhiều so với Haylou LS01 thì Haylou Solar có thể phù hợp với nhiều đối tượng người dùng hơn.

Dây đeo của Haylou Solar là dây silicon dẻo linh hoạt. Theo Xiaomi thì dây đeo này sẽ cho cảm giác tốt và dễ chịu kể cả khi cổ tay có ra nhiều mồ hôi. Với thiết kế kiểu mới khác nhiều so với Haylou LS01 thì Haylou Solar có thể phù hợp với nhiều đối tượng người dùng hơn.

Thiết bị cũng hỗ trợ tới 12 chế độ luyện tập thể dục thể thao, bao gồm chạy bộ ngoài trời, đi bộ, đạp xe, leo núi, yoga, gym, bóng đá… Chưa hết, Haylou Solar còn được tích hợp chuẩn kháng nước và bụi bẩn IP68, dễ dàng chống chịu với thời tiết cũng như thích hợp với các bộ môn có tiếp xúc với nước.

Mặc dù có tên gọi “Solar”, tuy nhiên chiếc đồng hồ thông minh này lại không hề hỗ trợ sạc pin bằng năng lượng mặt trời. Thay vào đó, Haylou trang bị cho máy một viên pin lithium có thể trụ được tới 30 ngày sử dụng.

Nếu sử dụng tính năng đo nhịp tim liên tục thì thời lượng pin giảm xuống một nửa chỉ còn 15 ngày, đây vẫn là một thời lượng pin ấn tượng khi so sánh với hầu hết những chiếc smartwatch trên thị trường.

xiaomi

Về giá bán, như đã đề cập ở trên, hiện Haylou Solar đang được Haylou kêu gọi vốn trên nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng Xiaomi Youpin. Chỉ với mức giá 149 tệ, tương đương 500.000 đồng, người dùng đã có thể sở hữu một chiếc smartwatch có thiết kế đẹp, nhiều tính năng và có hỗ trợ kháng nước IP68.

Hùng Lâm | MarketingTrips 

Theo GenK

Xiaomi vượt mặt Huawei trên cuộc đua dành thị phần

Xiaomi vượt Huawei và trở thành nhà sản xuất smartphone có thị phần lớn thứ ba thế giới trong tháng 2, bất chấp các ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Hầu hết nhà sản xuất smartphone lớn đều có doanh số sụt giảm trong tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên nhờ sự sụt giảm ít hơn Huawei, Xiaomi đã vươn lên vị trí thứ ba, đứng sau Samsung, Apple, và trên Huawei, Vivo, theo số liệu thống kê từ Strategy Analytics.

Tháng 1, Xiaomi bán ra 10 triệu máy trên toàn cầu, trong khi Huawei là 12,2 triệu. Đến tháng 2, doanh số của Xiaomi giảm xuống còn 6 triệu, nhưng vẫn cao hơn mức 5,5 triệu của Huawei.

Sự sụt giảm về doanh số mạnh của Huawei có thể do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 tại Trung Quốc, khiến nguồn cung bị ảnh hưởng và nhu cầu mua điện thoại mới của người dùng cũng không còn cao, trong khi Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của hãng điện thoại này.

Ở hướng ngược lại, smartphone của Xiaomi vẫn bán tốt tại nhiều thị trường, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Ngoài các nguyên nhân liên quan đến dịch bệnh, việc có dịch vụ Google cũng là lợi thế của Xiaomi so với Huawei. Trước đó, theo

The Information, một nguồn tin nội bộ của Huawei từng cho biết công ty này đã giảm kỳ vọng về doanh số smartphone trong năm nay, từ mức 240 triệu số của năm 2019, xuống còn khoảng 190 triệu trong năm 2020.

Sự giảm kỳ vọng này đến từ việc smartphone của Huawei thiếu dịch vụ Google nên “khó bán ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là châu Âu”.

Ba tháng đầu năm 2020 là thời điểm khó khăn với hầu hết các nhà sản xuất smartphone. Doanh số của Samsung cũng giảm từ 20,1 triệu máy trong tháng 1/2020, xuống 18,2 triệu máy trong tháng 2, còn Apple giảm từ 16 xuống còn 12 triệu máy.

Theo thống kê của Strategy Analytics, thị trường smartphone toàn cầu trong tháng 2/2020 đã giảm khoảng 38% so với cùng kỳ năm 2019.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo VnExpress