McKinsey công bố những kỹ năng làm việc hàng đầu cho tương lai
Nghiên cứu mới đây của McKinsey Global Institute đã khám phá chi tiết tương lai của thế giới công việc. Họ đã công bố các kỹ năng cần thiết hàng đầu cho công việc trong tương lai.
Nghiên cứu cũng bao gồm các loại công việc sẽ mất đi và được tạo ra khi các công nghệ như AI được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong khi nhu cầu về các kỹ năng chân tay sẽ giảm xuống, thì nhu cầu về các kỹ năng như kỹ năng tự nhân thức cao, kỹ năng xã hội và kỹ năng công nghệ sẽ tiếp tục tăng lên.
Dưới đây là 56 kỹ năng nền tảng liên quan đến khả năng những người lao động có việc làm, thu nhập và sự hài lòng với công việc cao hơn trong thế giới việc làm trong tương lai.
Để có được những số liệu này McKinsey đã thực hiện một cuộc khảo sát với 18.000 người ở 15 quốc gia khác nhau.
Chúng ta biết rằng công nghệ kỹ thuật số (digital technology) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm biến đổi từng ngày thế giới việc làm và lực lượng lao động ngày nay sẽ cần phải học các kỹ năng mới và học cách liên tục thích ứng với những thứ mới.
Chúng ta cũng biết rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã đẩy đi nhanh hơn quá trình chuyển đổi này. Tuy nhiên, chúng ta chưa nhận thức được các kỹ năng cụ thể nào mà người lao động trong tương lai sẽ được yêu cầu.
Nghiên cứu của McKinsey Global Institute đã xem xét các loại công việc sẽ mất đi, cũng như những công việc mới sẽ được tạo ra, khi tự động hóa, AI và robot bùng nổ.
Và kết quả là loại kỹ năng cấp cao (high-level skills) sẽ ngày càng trở nên quan trọng.
Nhu cầu về các kỹ năng chân tay và thể chất (manual and physical skills), cũng như các kỹ năng nhận thức cơ bản (basic cognitive skills) khác sẽ giảm xuống.
Và nhu cầu về các kỹ năng công nghệ, xã hội và tình cảm cũng như các kỹ năng nhận thức cao hơn (high cognitive skills) sẽ tăng lên.
Nghiên cứu đã xác định một bộ 56 kỹ năng nền tảng sẽ mang lại những lợi ích cho mọi người lao động và cho thấy rằng khả năng họ có được công việc, có thu thập cao, hài lòng với công việc cũng sẽ cao hơn.
Xác định các kỹ năng nền tảng.
Tất nhiên, vẫn sẽ có một số công việc được chuyên môn hóa. Nhưng trong một thị trường lao động tự động hóa, kỹ thuật số và năng động hơn, tất cả người lao động sẽ được hưởng lợi từ việc có một bộ kỹ năng nền tảng khi nó có thể giúp họ hoàn thành 03 tiêu chí sau đây, bất kể họ đang làm việc trong lĩnh vực hay nghề nghiệp nào:
- Tăng thêm giá trị ngoài những gì có thể được thực hiện bởi các hệ thống tự động và máy móc thông minh.
- Làm việc trong môi trường kỹ thuật số.
- Liên tục thích ứng với cách thức làm việc mới và nghề nghiệp mới.
56 kỹ năng được chia thành 4 danh mục với 13 nhóm kỹ năng.
1. Danh mục kỹ năng nhận thức – Cognitive.
Danh mục này có 4 nhóm kỹ năng đó là nhóm kỹ năng tư duy phản biện (critical thinking), nhóm kỹ năng hoạnh định và các cách thức làm việc (planning & ways of working), nhóm kỹ năng giao tiếp (communication) và nhóm kỹ năng tinh thần linh hoạt (mental flexibility).
Tư duy phản biện.
- Giải quyết vấn đề có cấu trúc.
- Lý luận logic.
- Hiểu các định kiến.
- Tìm kiếm những thông tin liên quan.
Hoạch định và các cách thức làm việc.
- Phát triển kế hoạch công việc.
- Sự ưu tiên và quản trị thời gian.
- Tư duy nhanh (agile thinking)
- Khả năng học hỏi.
Giao tiếp.
- Kể chuyện và nói chuyện trước công chúng.
- Biết cách đặt câu hỏi.
- Tổng hợp những thông điệp.
- Nghe chủ động.
Tinh thần linh hoạt.
- Sáng tạo và tưởng tượng.
- Dịch chuyển kiến thức thành các ngữ cảnh khác nhau.
- Tiếp nhận những góc nhìn cá nhân khác nhau.
- Khả năng thích nghi.
2. Danh mục kỹ năng xã hội (đa cá nhân) – Interpersonal.
Danh mục này có 3 nhóm kỹ năng chính gồm: nhóm kỹ năng hệ thống động viên (mobilizing systems), nhóm kỹ năng phát triển các mối quan hệ (developing relationships), nhóm kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả (teamwork effectiveness).
Hệ thống động viên.
- Hình mẫu (role modeling): Trở thành một hình tượng có thể truyển cảm hứng.
- Đàm phán đôi bên cùng có lợi (win-win).
- Nắm bắt được tầm nhìn có cảm hứng.
- Nhận thức có tổ chức.
Phát triển các mối quan hệ.
- Sự đồng cảm.
- Truyền cảm hứng tới các niềm tin.
- Tính nhân văn.
- Tính xã hội.
Làm việc nhóm hiệu quả.
- Bồi dưỡng sự toàn diện.
- Khích lệ những nhân cách, tính cách khác nhau.
- Giải quyết xung đột.
- Hợp tác.
- Huấn luyện.
- Trao quyền, trao sức mạnh.
3. Danh mục kỹ năng tự lãnh đạo bản thân – Self-leadership.
Danh mục này có 3 nhóm kỹ năng: nhóm kỹ năng tự nhận thức và tự quản trị (self-awareness & self-management), nhóm kỹ năng tinh thần doanh nhân (entrepreneurship) và nhóm kỹ năng đạt được mục tiêu (goals achievement).
Tự nhận thức và tự quản trị.
- Hiểu những khả năng kích hoạt và cảm xúc riêng.
- Tự kiểm soát và có quy tắc.
- Hiểu những điểm mạnh riêng.
- Tính chính trực.
- Tự hàn gắn và động viên.
- Tự tin.
Tinh thần doanh nhân.
- Khích lệ và nắm bắt rủi ro.
- Thúc đẩy sự thay đổi và đổi mới.
- Năng lượng, đam mê và lạc quan.
- Phá vỡ những thứ xưa cũ.
Đạt được mục tiêu.
- Quyền sở hũu và sự quyết đoán.
- Định hướng kết quả.
- Can đảm và kiên trì.
- Tự phát triển.
4. Danh mục kỹ năng kỹ thuật số – Digital.
Danh mục kỹ năng kỹ thuật số được chia thành 3 nhóm kỹ năng nhỏ: nhóm kỹ năng thành thạo về kỹ thuật số và quyền công dân (digital fluency & citizenship), nhóm kỹ năng phát triển và sử dụng phần mềm (software use & development), am hiểu hệ thống kỹ thuật số (digital systems).
Thành thạo về kỹ thuật số và quyền công dân.
- Trình độ học vấn về digital.
- Khả năng học hỏi về Digital.
- Sự hợp tác hay phối hợp với Digital.
- Đạo đức Digital.
Phát triển và sử dụng phần mềm.
- Trình độ học vấn về lập trình.
- Thống kê và phân tích dữ liệu.
- Tư duy tính toán.
Am hiểu hệ thống kỹ thuật số.
- Trình độ học vấn Digital.
- Hệ thống thông minh.
- Trình độ học vấn về an ninh mạng.
- Khả năng tiếp nhận và ứng dụng công nghệ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen