Skip to main content

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn

20 Tháng Mười Một, 2021

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Trước khi nói đến việc tạo nội dung hay tối ưu ý tưởng của nội dung, bạn cần hiểu Nội dung hay Content là gì?

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

1. Nó có phải là một thứ gì đó mà khách hàng của bạn muốn không?

Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất. Nếu bạn dành thời gian và tiền bạc để tổng hợp những nội dung mà không ai thực sự yêu cầu, thì nhiều khả năng nó sẽ không thành công.

Nó giống như việc bạn mất công nướng một chiếc bánh sô cô la, nhưng sau đó lại mời những người không thích đồ ngọt thưởng thức. Có thể bánh sẽ ngon nhưng người bạn mời sẽ không hề muốn nó.

Làm cách nào bạn có thể đảm bảo ý tưởng nội dung của mình phù hợp với mong muốn hoặc nhu cầu thực tế của khách hàng?

Trước tiên, bạn hãy thiết lập quy trình đồng bộ với bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng (nếu có) để tìm ra những gì khách hàng hiện tại đang muốn hoặc tò mò.

Ý tưởng của bạn có rơi vào những tò mò hay băn khoăn đó không?

Thứ hai, thực hiện nghiên cứu câu hỏi hoặc ý tưởng từ khoá của bạn để xem liệu những ý tưởng đó có nằm trong số những câu hỏi mà mọi người đang hỏi hay thông tin họ đang cố gắng để tìm kiếm hay không.

Khi bạn tìm thấy các từ khóa đó phù hợp với ý tưởng nội dung của mình, hãy kiểm tra khối lượng của các từ khóa là bao nhiêu?

Khối lượng thấp hơn cũng không sao nếu bạn đang tạo nội dung nhằm hướng tới nhóm khách hàng có khả năng chuyển đổi cao, nhưng nếu bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng chung hơn và lớn hơn, bạn có thể muốn có ý tưởng nội dung của mình khớp với từ khoá có dung lượng tìm kiếm lớn hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quy trình này không chỉ để xác minh ý tưởng của mình mà còn để cải thiện và củng cố ý tưởng dựa trên những góc độ mới mà bạn khám phá.

2. Ý tưởng của bạn đã được thực hiện trước đó chưa?

Bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn cho là tuyệt vời; nó phù hợp với thương hiệu, nó giúp ích cho đối tượng mục tiêu của bạn.

Nhưng hãy nhớ kiểm tra xem ý tưởng đó chưa từng được thực hiện trước đây. Thông thường, điều này đơn giản như việc tìm kiếm trên Google, nhưng bạn không chỉ tìm kiếm các kết quả phù hợp trực tiếp.

Ví dụ: giả sử ý tưởng là viết một bài đăng về kẹo Halloween đang rất được yêu thích. Bạn tìm kiếm nhanh về “kẹo Halloween ngon nhất” và nhận thấy có rất nhiều website đã xuất bản nội dung về ý tưởng này.

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng mọi người yêu thích loại nội dung này, đó là lý do tại sao rất nhiều website đang làm điều đó và bạn đang có một cách mới để viết về loại kẹo nào phổ biến nhất.

Nhưng nếu nội dung của bạn không thể cạnh tranh với các website đã quá phổ biến hiện tại thì bạn có thể không muốn tốn thời gian vào ý tưởng này.

Khách hàng của bạn đã xem cùng một ý tưởng nhiều lần và nó sẽ không có sức hấp dẫn giống như một ý tưởng mới.

Cách bạn có thể xoay chuyển.

Ngay cả khi ý tưởng của bạn đã được ai đó thực hiện trước đây, bạn cũng không cần phải từ bỏ nó ngay lập tức. Thường có nhiều cách để xoay chuyển và khám phá ra một khái niệm thậm chí còn thú vị hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi để hướng dẫn bạn xoay vòng ý tưởng đó:

  • Khi bạn xem các bài viết đã xuất bản của ý tưởng này, bạn sẽ nghĩ đến những câu hỏi và tò mò mới nào? (Ví dụ: Có bao nhiêu khu vực sẽ thích sô cô la hơn là kẹo dẻo?)
  • Mọi người đã bình luận hay nhận xét gì về nội dung được xuất bản đó? Họ có gợi ý hoặc xác định rõ ràng các góc độ mới để khám phá không?
  • Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một khái niệm khác không?
  • Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không?
  • Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới hơn không?

Bằng cách dành thời gian để hiểu những gì đã được xuất bản liên quan đến ý tưởng của bạn, bạn có thể trau dồi tốt hơn khái niệm của mình và đảm bảo nó luôn mới mẻ và thú vị.

3. Ý tưởng đó có phù hợp với mục tiêu của marketing không?

Hiếm khi một phần nội dung lại có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu tiếp thị nội dung của bạn. Nếu bạn cố gắng sử dụng nó để hoàn thành một số nhiệm vụ khác nhau, bạn có nhiều khả năng sẽ thất bại hoàn toàn.

Mỗi phần nội dung phải có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cao hơn cho các cụm từ tìm kiếm ở phần đầu của phễu bán hàng (top-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ ở giữa phễu bán hàng (middle-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.
  • Giúp khách hàng hay khách hàng tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm của bạn (hỗ trợ bán hàng)
  • Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung ở phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel).
  • Tạo tài nguyên để xây dựng các backlinks.

Các mục tiêu của bạn có thể trùng lặp, nhưng mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để định hình ý tưởng nội dung và quảng cáo.

Khi xây dựng lịch biên tập, bạn hãy liệt kê cả mục tiêu nội dung tổng thể của bạn ở trên cùng và ghi lại mục tiêu cho từng phần nội dung ở dưới để bạn và đội nhóm của bạn tập trung vào mục đích của nó khi lập kế hoạch và xây dựng nội dung.

4. Ý tưởng đó có gợi ra phản ứng hay tương tác không?

Để khách hàng quan tâm đến nội dung của bạn, nội dung đó phải khơi gợi một phản ứng hoặc cảm xúc nào đó.

Ý tưởng của bạn sẽ làm được điều đó chứ? Câu hỏi này mang tính đại diện để xác định xem nội dung của bạn có quan trọng hay không.

Phản ứng không cần phải là một phản ứng đầy “cảm xúc”. Nó thường đơn giản, nhưng khi hoàn thành tốt, nó để lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm.

Tự hỏi trước khi xây dựng.

Giá trị của nội dung của bạn nên có trước khi nó được tạo ra. Nó bắt đầu từ trong giai đoạn lên ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời 04 câu hỏi này, ý tưởng của bạn được phát triển tốt hơn từ đó có nhiều khả năng tạo ra thứ mà đọc giả và doanh nghiệp của bạn muốn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các ứng dụng hẹn hò như Tinder và Bumble có lượng người dùng giảm 2 năm liên tiếp

27 Tháng Mười Hai, 2024
Tập đoàn Match Group, chủ sở hữu của hơn 40 ứng dụng hẹn hò và là công ty dẫn đầu thị trường tron…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …