Skip to main content

Tác giả: Community

Donald Trump: Apple sẽ không lớn mạnh như hiện tại nếu Steve Jobs điều hành

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump khen ngợi CEO Apple, cho rằng những thành công của hãng thời gian qua là nhờ cách điều hành khác biệt của Tim Cook.

Trong podcast với Patrick Bet-David phát sóng ngày 17/10, ông Trump tiết lộ về cuộc đối thoại giữa ông và CEO Tim Cook ngay trước chương trình diễn ra.

“Cách đây khoảng hai tiếng, ông ấy gọi cho tôi”, ông kể. “Ông ấy nói muốn bàn về một số vấn đề, trong đó có việc Liên minh châu Âu phạt Apple 15 tỷ USD. Một con số rất lớn”.

Qua điện thoại, cựu tổng thống Mỹ cũng chúc mừng CEO Apple vì những thành công của hãng. “Tôi nghĩ, nếu không phải Tim Cook, mà là Steve Jobs điều hành Apple hiện tại, công ty này sẽ không thành công như bây giờ. Nói vậy không có nghĩa tôi hạ thấp Steve Jobs. Nhưng tôi nghĩ Cook đã làm được những việc tuyệt vời”, ông Trump cho hay.

Nhà sáng lập kiêm cựu CEO Apple Steve Jobs qua đời năm 2011 vì ung thư và Tim Cook lên kế nhiệm. Trước đó, cả hai làm việc cùng nhau từ 1998 – giai đoạn Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump khen ngợi CEO Apple, cho rằng những thành công của hãng thời gian qua là nhờ cách điều hành khác biệt của Tim Cook.Apple mới bước qua nguy cơ phá sản và còn gặp nhiều khó khăn.

Ngày 10/9, Tòa án Tối cao của Liên minh châu Âu (EU) ra phán quyết buộc Apple trả 13 tỷ euro (14,34 tỷ USD) tiền thuế truy thu cho Ireland. Khi đó, bà Margrethe Vestager, Ủy viên Chống độc quyền của EU, người dẫn dắt cuộc chiến pháp lý này, nói: “Hôm nay là ngày chiến thắng lớn cho người dân châu Âu và công lý thuế”.

Trước đó vào tháng 3, EU cũng phạt Apple hai tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền, cáo buộc Apple cản trở các đối thủ cạnh tranh với dịch vụ phát trực tuyến Apple Music trên cửa hàng ứng dụng App Store.

Cựu tổng thống Mỹ bày tỏ sự kinh ngạc trước số tiền Apple phải đóng. “Tôi thậm chí hỏi ngược lại rằng ông ấy có thể trả số tiền đó không? Ý tôi là con số quá lớn”, ông Trump cho biết.

Ông cũng so sánh sự việc của Apple với bản thân mình khi đang gặp rắc rối pháp lý và đang chờ các phiên xét xử. “Tôi hiểu cảm giác đó vì tôi cũng bị phạt và bị oan”, ông Trump nói thêm.

Ông cho biết mình có mối quan hệ rất tốt với Tim Cook. Năm 2019 khi còn đương nhiệm, ông đã ban hành một loạt thuế đối với các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc. Trong số đó có một số linh kiện quan trọng trong sản phẩm của Apple và CEO Tim Cook đã nhanh chóng tìm cách giải quyết.

CEO Apple trực tiếp đến gặp ông Trump và Apple được cấp đặc quyền với những linh kiện đó, với điều kiện hãng phải đầu tư sản xuất Mac Pro tại Mỹ. Apple đã sản xuất thiết bị này tại nhà máy ở Texas và gửi tặng cựu tổng thống một chiếc.

“Nhiều công ty phải trả hàng triệu USD cho bên vận động hành lang để thực hiện những việc thế này”, ông nói. “Còn Tim Cook gọi trực tiếp cho tôi. Ông ấy tự làm điều đó và tôi đã cho ông ấy 100% những gì ông ấy muốn. Đó là lý do ông ấy là một nhà điều hành tuyệt vời”.

Apple chưa bình luận về những nhận xét của Donald Trump.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Bối cảnh mới trong ngành thương mại điện tử tại Trung Quốc

“Double Eleven” hay “Ngày hội độc thân” hàng năm là lễ hội mua sắm lớn nhất tại Trung Quốc. Năm ngoái, tổng doanh thu dịp 11/11 lên tới 1.140 tỷ nhân dân tệ (tương đương 160 tỷ USD).

Tuy nhiên năm nay, các sàn thương mại điện tử (e commerce) nước này đã bắt đầu tung ra các chương trình giảm giá trước 1 tháng, thay vì chỉ tung độc quyền trong 24 giờ vào ngày 11/11 như thường lệ.

Theo SixthTone, nhu cầu thị trường giảm sút hơn mọi năm, trong khi số lượng đối thủ tham gia lại càng tăng. Đặc biệt, sự tham gia của những nền tảng livestream đang nổi lên như Douyin, Kuaishou, hay Xiaohongshu càng khiến cuộc cạnh tranh trong dịp lễ mua sắm năm nay khốc liệt hơn bao giờ hết.

Gắng gượng giành lại thị phần

Thực tế, tại Trung Quốc, đây không chỉ là thời điểm đóng góp lớn nhất cho doanh số bán hàng trong năm, mà còn là thước đo quan trọng để giới đầu tư đánh giá hiệu quả kinh doanh của một nền tảng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sức hút của “Ngày hội độc thân” không còn mạnh mẽ như trước và các sàn thương mại điện tử cũng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong thói quen tiêu dùng của người dân.

Ông Liu Bo, Phó chủ tịch Alibaba nhận định người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưu tiên mua sắm tiết kiệm. Họ chú trọng hơn đến giá trị nhận được cho từng khoản chi tiêu, đặc biệt khi có thể mua số lượng lớn sản phẩm với mức giá thấp.

“Do đó, việc nhấn mạnh vào chất lượng không còn phù hợp với xu hướng hiện tại, thay vào đó, phải đẩy mạnh giảm giá và khuyến mại liên tục”, ông Liu Bo đề xuất giải pháp.

Không chỉ “chiến đấu” với nhu cầu tiêu dùng ảm đạm, các nền tảng truyền thống như Alibaba và JD.com cũng đang chịu áp lực khi mất thị phần vào “tay chơi” mới Pinduoduo hay các nền tảng xã hội như Douyin, Kuaishou và Xiaohongshu, vốn đã tích hợp thương mại điện tử vào ứng dụng.

Việc ngày càng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc mua sắm dựa trên các gợi ý từ những người có ảnh hưởng trong các buổi livestream hoặc video ngắn trên Douyin đã khiến các nền tảng TMĐT truyền thống như Alibaba và JD phải vật lộn để theo kịp xu hướng.

Theo số liệu của Syntun, vào dịp Lễ độc thân 2023, JD.com và Alibaba (gồm Taobao và Tmall) đều mất thị phần đáng kể vào tay các nền tảng phát video và livestream.

Cụ thể, các nền tảng này đã đạt doanh thu 215 tỷ nhân dân tệ (gần 30 tỷ USD), tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các nền tảng TMĐT truyền thống dù vẫn hơn về doanh thu với 924 tỷ nhân dân tệ, song lại giảm 1% so với dịp lễ năm 2022.

Do đó, để kích cầu và giành lại thị phần từ các nền tảng TMĐT livestream trong mùa mua sắm năm nay, cả Alibaba, JD.com và Pinduoduo (công ty mẹ của Temu) đều bắt đầu giảm giá ngay từ giữa tháng 10, tức sớm hơn 1 tuần so với năm ngoái.

Thậm chí Taobao, nền tảng thương mại điện tử lớn nhất của Alibaba, đã bắt đầu đợt khuyến mại sớm hơn 10 ngày so với năm ngoái.

Ngoài ra, các sàn TMĐT truyền thống cũng đã khôi phục chương trình đặt hàng trước, cho phép khách hàng đặt cọc một khoản nhỏ để mua hàng. Chương trình này do JD.com khởi xướng nhưng đã bị hủy bỏ từ tháng 6.

Bên cạnh đó, các nền tảng còn triển khai nhiều chương trình giảm giá phức tạp, cho phép người tiêu dùng khấu trừ nhiều lần trên một đơn hàng – điều hiếm gặp so với trước đây.

Thậm chí, chính phủ Trung Quốc cũng vào cuộc khi triển khai các khoản trợ cấp để kích cầu. Cụ thể, người dùng khi mua một số thiết bị gia dụng hay thiết bị số sẽ được giảm giá tới 20%.

Tuy nhiên, hệ thống giá và các chương trình phức tạp đã nhận nhiều phản ứng tiêu cực trên mạng xã hội, khi người dùng cho rằng trải nghiệm mua sắm trở nên quá rắc rối.

Cú bắt tay lịch sử

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, lần đầu tiên Alibaba và JD.com – 2 đối thủ cạnh tranh khốc liệt trong mảng TMĐT – đã quyết định hợp tác để thúc đẩy doanh số.

Vào tháng 9, Alibaba đã đưa ra quyết định mang tính lịch sử khi tích hợp WeChat Pay – dịch vụ thanh toán kỹ thuật số thuộc sở hữu của đối thủ Tencent vào Taobao và Tmall.

Theo Wu Jia, một Phó chủ tịch khác của Alibaba, động thái này cho phép công ty tiếp cận nhiều người dùng trẻ hơn và các khách hàng ở thị trường cấp thấp, nơi WeChat Pay đặc biệt phổ biến.

Phó chủ tịch Wu cũng tiết lộ rằng Alibaba có kế hoạch tích hợp JD Logistics vào chuỗi cung ứng của mình trước mùa lễ 11/11, nhằm cung cấp nhiều tùy chọn giao hàng hơn.

Li Chengdong – chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT, từng làm việc cho Tencent – cho rằng hiện Alibaba và JD.com thậm chí không còn coi nhau là đối thủ nữa, bởi Douyin và Pinduoduo mới là mối đe dọa lớn nhất của họ.

Song theo vị chuyên gia, đây là dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng của các sàn TMĐT truyền thống trong việc thu hút người tiêu dùng dịp 11/11 năm nay.

Dù giảm giá sớm hay bắt tay hợp tác, họ cũng khó có thể ngăn được việc mất thêm thị phần trong những tuần tới

Li Chengdong, chuyên gia về TMĐT

“Các nền tảng đang tranh giành từng đơn hàng, điều này cũng phản ánh tâm lý bi quan về nhu cầu thị trường, khi hầu hết nền tảng đều chịu áp lực về doanh số”, ông Li chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Li nhận định rằng dù Alibaba và JD.com có nỗ lực làm gì thì cũng không thể theo theo kịp xu thế livestream và mua hàng qua video.

“Dù giảm giá sớm hay bắt tay hợp tác, họ cũng khó có thể ngăn được việc mất thêm thị phần trong những tuần tới”, vị chuyên gia bổ sung.

Ông Li kết luận: “Năm ngoái, các sàn thương mại điện tử truyền thống ghi nhận tăng trưởng âm trong Ngày lễ độc thân, và dự báo năm nay cũng không khả quan, thậm chí có thể tồi tệ hơn”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Chia sẻ 5 bí kíp làm marketing cho các thương hiệu thể thao

Marketing cho các thương hiệu thể thao không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn tạo ra sự kết nối bền chặt với người hâm mộ. Dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực cá cược, quần áo thể thao, hay phòng gym, việc triển khai chiến lược marketing đúng cách sẽ giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng và gia tăng doanh số. Dưới đây là 5 bí kíp marketing hiệu quả dành cho các thương hiệu thể thao.

Tận Dụng Sức Mạnh Của Video Marketing

Video là một trong những công cụ marketing mạnh mẽ nhất hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực thể thao. Các video hậu trường, buổi phát trực tiếp sự kiện, hoặc video hướng dẫn sử dụng sản phẩm không chỉ tạo ấn tượng mà còn thúc đẩy sự tương tác mạnh mẽ. Các trang cá cược bóng đá uy tín có thể chia sẻ dự đoán trận đấu, còn thương hiệu quần áo thể thao có thể quay video giới thiệu bộ sưu tập mới với vận động viên nổi tiếng.

  • Chia sẻ nội dung độc đáo và các chương trình khuyến mãi độc quyền

Mọi người thích cảm giác đặc biệt, và nội dung độc đáo không trùng lặp là một cách tuyệt vời thu hút người đọc đến với bạn. Cụ thể, bạn có thể chia sẻ các thông tin cá cược độc đáo chính xác và sớm cho các trận đấu lớn, ưu đãi mua sớm các bộ sưu tập thể thao mới, hay các buổi tập VIP tại phòng gym nổi tiếng, cung cấp trải nghiệm độc đáo sẽ giúp giữ chân khách hàng của bạn.

  • Tối Ưu Nội Dung chuẩn SEO

SEO là yếu tố quan trọng để tăng lưu lượng truy cập vào website của bạn. Đảm bảo rằng nội dung của bạn được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm bằng cách tối ưu hóa từ khóa liên quan đến lĩnh vực của bạn. Dù bạn đang quảng bá một trang cá độ online, quần áo thể thao, hay các gói tập tại phòng gym, hãy chắc chắn rằng bạn đang tối ưu các từ khóa phù hợp, và được khách hàng tiềm năng tìm kiếm nhiều nhất.

Tổ Chức Sự Kiện Thể Thao Hoặc Thử Thách Online

Các sự kiện thể thao hoặc thử thách online là cách tuyệt vời để thu hút người hâm mộ và tạo ra sự gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu. Điển hình, các trang cá cược thể thao có thể tổ chức các cuộc thi dự đoán tỷ số trận đấu và nhận quà khủng, hay tạo một bài viết phân tích kèo và bình chọn bài viết hay nhất, có lượt like và chia sẻ nhiều nhất… Phòng gym có thể tổ chức các thử thách thể lực hoặc sự kiện nâng cao sức khỏe cho cộng đồng trực tuyến. Điều này không chỉ thúc đẩy sự tương tác mà còn giúp tăng cường nhận diện thương hiệu.

Xây Dựng Cộng Đồng Vững Mạnh

Tạo ra một cộng đồng trung thành xung quanh thương hiệu của bạn là chìa khóa cho sự thành công lâu dài. Công ty cá cược có thể tạo ra các diễn đàn trực tuyến hoặc nhóm trên mạng xã hội nơi người dùng thảo luận về chiến lược hoặc kết quả. Chuỗi phòng gym và thương hiệu quần áo thể thao có thể xây dựng các cộng đồng tập trung vào sức khỏe, fitness hoặc phong cách.

Những Thách Thức Đối Với Các Startup Blockchain Tại Việt Nam

Hệ sinh thái startup blockchain tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nhờ vào một dân số trẻ và am hiểu công nghệ, cùng với sự quan tâm ngày càng tăng đến các công nghệ số. Nhiều ngành nghề và lĩnh vực tại Việt Nam đã bắt đầu tích hợp công nghệ blockchain, mặc dù việc áp dụng rộng rãi vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Sự thành công của trò chơi blockchain tại Việt Nam chủ yếu xoay quanh các trò chơi video, đặc biệt là những trò chơi tích hợp công nghệ blockchain, tiền điện tử và NFT.

Việt Nam đã phát triển một hệ sinh thái mạnh mẽ cho trò chơi blockchain, với nhiều nền tảng trò chơi dựa trên blockchain được ra mắt trong những năm gần đây. Ví dụ, các nền tảng casino trực tuyến đã áp dụng tiền điện tử và công nghệ blockchain để cung cấp cho người chơi những giao dịch an toàn, riêng tư và nhanh chóng. Sự chuyển mình này là một phần của xu hướng rộng lớn hơn.

trong lĩnh vực số, nơi nhiều ngành nghề, bao gồm cả trò chơi, đang tận dụng blockchain để nâng cao trải nghiệm người dùng và đảm bảo tính minh bạch và toàn vẹn của các giao dịch.

Mặc dù công nghệ blockchain đã thành công trong một số lĩnh vực nhất định, các startup vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức quan trọng khi điều hướng trong bối cảnh đổi mới blockchain phức tạp tại đất nước này.

Sự Không Chắc Chắn Về Quy Định.

Một trong những rào cản chính đối với các startup blockchain tại Việt Nam là thiếu một khuôn khổ quy định rõ ràng. Mặc dù chính phủ đã bày tỏ sự quan tâm đến công nghệ blockchain, vẫn chưa có luật pháp toàn diện nào đặc biệt giải quyết vấn đề blockchain và tiền điện tử. Sự không rõ ràng trong quy định này tạo ra một số vấn đề:

  • Rủi ro hoạt động: Các startup gặp khó khăn trong việc xác định những hoạt động nào là hợp pháp, có thể khiến họ đối mặt với các hành động pháp lý.
  • Do dự đầu tư: Môi trường pháp lý không chắc chắn có thể làm nản lòng cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, giới hạn cơ hội tài trợ cho các startup.
  • Thách thức tuân thủ: Thiếu hướng dẫn rõ ràng, các startup gặp khó khăn trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định tài chính hiện hành, đặc biệt là trong các lĩnh vực như chống rửa tiền (AML) và biết khách hàng của bạn (KYC).

Hạn Chế Trong Việc Tiếp Cận Tài Trợ.

Mặc dù hệ sinh thái startup tại Việt Nam đang phát triển, các startup blockchain thường gặp khó khăn trong việc huy động đủ vốn:

  • Nhận thức rủi ro: Nhiều nhà đầu tư truyền thống xem các dự án blockchain là có rủi ro cao do sự biến động của thị trường và những không chắc chắn về quy định.
  • Vốn đầu tư mạo hiểm địa phương hạn chế: Thị trường đầu tư mạo hiểm tập trung vào blockchain tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu, hạn chế các lựa chọn tài trợ địa phương.
  • Rào cản trong việc huy động vốn quốc tế: Sự không chắc chắn về quy định có thể khiến các startup khó thu hút các nhà đầu tư quốc tế, những người có thể e ngại các rắc rối pháp lý.

Thiếu Thốn Tài Năng.

Mặc dù Việt Nam có một nguồn nhân lực IT lớn, các startup blockchain vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài năng chuyên môn:

  • Chuyên môn blockchain hạn chế: Có rất ít lập trình viên có kiến thức sâu về công nghệ blockchain và phát triển hợp đồng thông minh.
  • Chảy máu chất xám: Các chuyên gia blockchain có kỹ năng thường tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài, nơi có mức lương và triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn hơn.
  • Khoảng cách giáo dục: Các cơ sở giáo dục tại Việt Nam vẫn đang nỗ lực để cung cấp chương trình giảng dạy tập trung vào blockchain một cách toàn diện.

Thách Thức Về Hạ Tầng Kỹ Thuật.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong hạ tầng số, các startup blockchain vẫn gặp một số khó khăn kỹ thuật:

  • Vấn đề khả năng mở rộng: Khi các ứng dụng blockchain phát triển, các startup phải giải quyết các thách thức về khả năng mở rộng để xử lý khối lượng giao dịch gia tăng.
  • Tính tương tác: Đảm bảo khả năng tương thích với các hệ thống hiện có và các mạng blockchain khác vẫn là một thách thức kỹ thuật đáng kể.
  • An ninh hợp đồng thông minh: Phát triển các hợp đồng thông minh an toàn là rất quan trọng nhưng đầy thách thức, vì những lỗ hổng có thể dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể.

Giáo Dục Thị Trường và Sự Chấp Nhận.

Công nghệ blockchain vẫn còn tương đối mới và thường bị hiểu lầm, tạo ra những thách thức trong việc chấp nhận:

  • Nhận thức hạn chế: Nhiều người dùng tiềm năng và doanh nghiệp thiếu hiểu biết về những lợi ích của blockchain ngoài tiền điện tử.
  • Vấn đề niềm tin: Sự liên kết của blockchain với các vụ lừa đảo tiền điện tử đã tạo ra sự hoài nghi trong một số phân khúc của dân số và doanh nghiệp.
  • Thách thức tích hợp: Thuyết phục các doanh nghiệp truyền thống áp dụng các giải pháp blockchain có thể khó khăn, đặc biệt là với những phức tạp và chi phí được cho là cao trong việc triển khai.

Cạnh Tranh và Bão Hòa Thị Trường

Khi sự quan tâm đến blockchain tăng lên, các startup phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng:

  • Cạnh tranh toàn cầu: Các startup Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh ở thị trường nội địa mà còn với các công ty blockchain quốc tế có nguồn vốn dồi dào đang thâm nhập vào thị trường.
  • Thách thức phân biệt: Với nhiều startup tập trung vào các trường hợp sử dụng tương tự (ví dụ: chuỗi cung ứng, fintech), việc nổi bật trên thị trường trở nên ngày càng khó khăn.

Hạn Chế Công Nghệ.

Công nghệ blockchain tự nó cũng đặt ra một số thách thức:

  • Vấn đề hiệu suất: Một số mạng blockchain vẫn gặp khó khăn với tốc độ và hiệu quả giao dịch, điều này có thể hạn chế ứng dụng thực tiễn của chúng.
  • Tiêu thụ năng lượng: Một số cơ chế đồng thuận blockchain, đặc biệt là Proof of Work, bị chỉ trích vì tiêu thụ năng lượng cao, điều này có thể mâu thuẫn với các mục tiêu bền vững.
  • Quan ngại về quyền riêng tư dữ liệu: Cân bằng tính minh bạch của blockchain với yêu cầu về quyền riêng tư dữ liệu, đặc biệt là khi xét đến các quy định bảo vệ dữ liệu toàn cầu, vẫn là một thách thức.

Các Yếu Tố Văn Hóa và Môi Trường Kinh Doanh.

Môi trường văn hóa và kinh doanh độc đáo của Việt Nam cũng tạo ra những thách thức:

  • Thực tiễn kinh doanh bảo thủ: Các doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam có thể ngần ngại trong việc áp dụng các công nghệ mới và đột phá như blockchain.
  • Rào cản hành chính: Việc điều hướng các quy trình của chính phủ và thu được các phê duyệt cần thiết có thể mất nhiều thời gian và phức tạp đối với các startup blockchain.
  • Thách thức mở rộng quốc tế: Các startup Việt Nam muốn mở rộng ra toàn cầu có thể gặp khó khăn do rào cản ngôn ngữ và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế hạn chế.

Kết Luận

Mặc dù hệ sinh thái startup blockchain tại Việt Nam cho thấy nhiều triển vọng, nhưng nó cũng đối mặt với một tập hợp các thách thức phức tạp. Sự không chắc chắn về quy định, hạn chế tài trợ, thiếu hụt tài năng và những khó khăn kỹ thuật là những vấn đề cấp bách nhất. Tuy nhiên, những thách thức này cũng mang lại cơ hội cho đổi mới và phát triển. 

Khi chính phủ tiếp tục phát triển cách tiếp cận đối với công nghệ blockchain và hệ sinh thái trưởng thành, nhiều rào cản này có thể được vượt qua, định vị Việt Nam như một người chơi quan trọng trong bối cảnh blockchain toàn cầu.

Để giải quyết những thách thức này, cần có sự hợp tác từ các startup, nhà đầu tư, các tổ chức giáo dục và các nhà hoạch định chính sách. Bằng cách xây dựng một môi trường hỗ trợ cho đổi mới blockchain, Việt Nam có thể khai thác tiềm năng của công nghệ chuyển đổi này và tạo ra một hệ sinh thái phát triển cho các startup blockchain.

Công ty mẹ Facebook sa thải nhiều nhân viên vì một lý do đơn giản

24 nhân viên của Meta ở văn phòng Los Angeles bị sa thải sau khi sử dụng các phiếu ăn miễn phí trị giá 25 USD cho mục đích khác.

Theo Guardian, sau một cuộc điều tra nội bộ tuần trước, nhiều nhân viên Meta bị phát hiện dùng phiếu ăn mua các mặt hàng như kem đánh răng, bột giặt, miếng dán trị mụn hay ly rượu.

Đáng chú ý, một số người bị sa thải có mức lương cao. Một người xác nhận trên nền tảng nhắn tin ẩn danh Blind rằng đã sử dụng tiền trợ cấp ăn uống để mua đồ gia dụng và hàng tạp hóa như kem đánh răng. Người này cho biết đang hưởng lương 400.000 USD mỗi năm (10 tỷ đồng).

“Vào những ngày không ăn ở văn phòng, như khi gia đình tổ chức tiệc hoặc đi với bạn bè, tôi nghĩ mình không nên lãng phí khoản miễn phí đó”, người này nói. “Tôi gần như không thể tin được việc này lại dẫn đến sa thải”.

Trong khi đó, một số nguồn tin nói với Financial Times rằng những người bị cho thôi việc cảm thấy bất ngờ. Thông thường, họ sẽ bị khiển trách, nhưng mức phạt của Meta “quá nặng”.

Bữa ăn miễn phí là một trong những lợi ích khi làm việc cho các công ty công nghệ lớn. Trong đó, Meta có bếp ăn cho nhân viên tại trụ sở ở Silicon Valley và văn phòng đại diện lớn. Ở những văn phòng nhỏ hơn, nhân viên được cấp phiếu ăn để đặt qua các dịch vụ giao hàng như UberEats và Grubhub với hạn mức 20 USD (500.000 đồng) cho bữa sáng và 25 USD (630.000 đồng) cho bữa trưa và bữa tối.

Công ty của Mark Zuckerberg vừa trải qua đợt cắt giảm quy mô lớn, với 21.000 người bị cho thôi việc năm 2022 và 2023. Meta có khoảng 70.799 nhân viên tính đến cuối tháng 6.

Kantar: 4 chiến lược tăng trưởng mà doanh nghiệp FMCG có thể ứng dụng 2024

Giá cả leo thang cùng mức độ lạc quan của người tiêu dùng về kinh tế nói chung còn thấp dự kiến sẽ tác động đến tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Kantar: 40% ngành hàng nhóm FMCG không thể giữ chân khách hàng

Triển vọng kinh tế, thay đổi nhân khẩu học và thay đổi trong hành vi mua sắm được Kantar chỉ ra là ba xu hướng vĩ mô chính đang định hình lại bối cảnh ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam trong năm nay và thời gian tới.

Trong Báo cáo triển vọng FMCG Việt Nam 2024 đưa ra mới đây, Kantar đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế tổng thể cho năm nay nhưng điều rõ nhận thấy là giá cả tăng cao đã và sẽ tiếp tục có tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Theo đó, người tiêu dùng đang đưa ra những lựa chọn kỹ lưỡng hơn về việc phân bổ ngân sách, chú trọng vào những sản phẩm mang lại giá trị xứng đáng với giá tiền bỏ ra.

Về thay đổi nhân khẩu học, Việt Nam hiện vẫn đang nằm trong nhóm dân số vàng nhưng trong tương lai, sự thay đổi về cấu trúc dân số là điều có thể dự đoán trước khi nhóm người ngoài độ tuổi lao động ngày càng nhiều hơn.

Sự thay đổi này mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp FMCG khi nhu cầu về các sản phẩm đa dạng hơn, chuyên biệt hơn ở các nhóm tuổi khác nhau.

Bên cạnh đó, thu nhập trung bình hộ gia đình tăng và quy mô hộ gia đình giảm cho thấy thông điệp về giá trị ngày càng phức tạp hơn khi sức mua của người tiêu dùng tăng lên.

Điều này dẫn tới những nhu cầu càng cần cá nhân hóa và giảm giá không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng với một số nhóm người mua.

Xét về thay đổi trong hành vi mua sắm, Kantar cho rằng giá cả leo thang đã tác động trực tiếp đến tăng trưởng FMCG, khi thay đổi trong khối lượng mua tỷ lệ nghịch với giá trung bình mà người tiêu dùng đang chi trả.

Câu hỏi đặt ra trong thời điểm này là liệu rằng nguyên nhân chỉ duy nhất lạm phát hay thực sự giỏ hàng FMCG của người tiêu dùng đã có sự thay đổi. Vậy nên, việc tìm ra động lực tăng trưởng chính là chìa khóa để chiến thắng niềm tin của người tiêu dùng, Kantar nhấn mạnh.

Trước đó, vào năm ngoái, người tiêu dùng Việt Nam đã phải vật lộn với giá cả hàng hóa tăng cao từ đầu năm và theo đó, không ngừng thay đổi hành vi mua sắm để vừa tiết kiệm nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình.

Trong khi một số ngành hàng chứng kiến sự sụt giảm về khối lượng, những ngành hàng khác lại thành công nhờ giải quyết sự cân bằng giữa nhu cầu và túi tiền của người mua hàng.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của “giá trị mà hàng hóa mang lại” so với giá tiền mà họ bỏ ra.

Trong đó, người tiêu dùng ưu tiên hàng hóa thiết yếu nhưng cũng sẵn sàng đầu tư vào các ngành hàng và sản phẩm mang lại giá trị gia tăng như sức khỏe, dinh dưỡng.

Đối nghịch với những năm trước, người mua hàng có xu hướng cắt giảm khối lượng hàng FMCG vào cuối năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết của các thương hiệu trong việc phải thích ứng với cả những biến động ngắn hạn bên cạnh chiến lược tăng trưởng dài hạn.

4 chiến lược tăng trưởng mà doanh nghiệp FMCG có thể ứng dụng.

Theo Kantar, có 4 chiến lược tăng trưởng mà các ngành hàng cần chú ý.

Thứ nhất là giải mã nguyên nhân đằng sau sự thay đổi trong hành vi mua sắm.

Dữ liệu của Kantar cho thấy, hơn một nửa các thương hiệu FMCG đang gặp khó khăn trong việc theo kịp đối thủ cạnh tranh trong năm ngoái.

Đặc biệt trong các ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, khoảng một phần ba các thương hiệu đã bắt đầu chững lại trong tăng trưởng.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, xác định động lực tăng trưởng của ngành hàng cũng như thương hiệu từ góc nhìn và suy nghĩ của người tiêu dùng là hoàn toàn cần thiết.

Điều này sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh, lấy lại thị phần và dẫn đầu trong công cuộc mở rộng ngành hàng.

Thứ hai là xây dựng chiến lược đa kênh hiệu quả.

Các loại hình bán lẻ ở Việt Nam đang dần trở nên hiện đại và đề cao tính thuận tiện hơn, nhưng không phải tất cả các kênh bán lẻ hiện đại đều đạt tăng trưởng tốt.

Kênh siêu thị và đại siêu thị đang dần mất thị phần, nhường chỗ cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của các kênh tiện lợi, siêu thị nhỏ và các chuỗi bán hàng chuyên biệt như chuỗi mẹ và bé, chuỗi nhà thuốc và dược mỹ phẩm.

Bằng cách giải mã hành trình mua sắm của người mua hàng cho từng kênh/nhà bán lẻ và điều chỉnh chiến lược phù hợp, các thương hiệu có thể đảm bảo sản phẩm của họ không chỉ được nhìn thấy mà còn được chọn mua ở đúng nơi, đúng thời điểm.

Thứ ba là tối ưu hóa danh mục sản phẩm.

Mỗi ngành hàng, mỗi phân khúc và chủng loại sản phẩm lại có những cách tiếp cận người mua khác nhau tại từng điểm bán khác nhau. Những nhà sản xuất FMCG có danh mục sản phẩm đa dạng cần xác định được các ngành hàng và các mã hàng then chốt để tối đa hóa nguồn lực, đạt được tăng trưởng cũng như mở rộng ngành hàng.

Thứ tư là tối đa hóa tác động của khuyến mãi nhờ chất lượng hơn số lượng.

Trong bối cảnh người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao và ưu tiên những lựa chọn mang lại giá trị, việc đưa ra ào ạt các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy tăng trưởng doanh số ngắn hạn không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả lâu dài cho thương hiệu.

Việc đo lường được hiệu quả của các loại hình khuyến mãi khác nhau sẽ cho phép các thương hiệu đánh giá tác động thực sự của chương trình định giá và khuyến mại của họ. Từ đó, tinh chỉnh chiến lược định giá và khuyến mãi phù hợp hơn.

Năm 2024 hứa hẹn mang đến nhiều tiềm năng cho ngành FMCG Việt Nam, với triển vọng về sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, những rào cản và thách thức về kích cầu tiêu dùng vẫn tồn tại do các yếu tố vĩ mô và kinh tế ngắn hạn.

Để thành công trong bối cảnh này, các thương hiệu và doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến trong nền kinh tế toàn cầu và địa phương, cũng như những thay đổi về nhân khẩu học và xu hướng tiêu dùng để thích ứng linh hoạt với những thách thức ngắn hạn và xây dựng chiến lược dài hạn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

[Full List] Tổng hợp các kênh làm Marketing (Marketing Channel) cho Marketers

[Full List] Tổng hợp các Marketing Channel (kênh làm Marketing) cho Marketers

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm và lý thuyết xoay quanh từ khoá kênh Marketing (Marketing Channel), kênh marketing là gì, có những kênh làm marketing nào mà marketer cần biết và hơn thế nữa.

[Full List] Tổng hợp các kênh làm Marketing (Marketing Channel) cho Marketers
[Full List] Tổng hợp các kênh làm Marketing (Marketing Channel) cho Marketers

Kênh làm Marketing (Marketing Channel) là gì?

Kênh Marketing (kênh tiếp thị) được định nghĩa là con đường hay cách mà doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp và tương tác với khách hàng hay đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Nói một cách đơn giản hơn, Marketing Channel hay Kênh Marketing là cách một doanh nghiệp kết nối với khách hàng.

Kênh Marketing có thể trực tuyến hoặc ngoại tuyến, có thể là miễn phí (ví dụ SEO) hoặc có trả phí (SEM).

Trong khi tuỳ thuộc vào các kênh marketing khác nhau, thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các chiến lược, chiến thuật và công cụ khác nhau, mục tiêu chính là chọn những nơi mà khách hàng mục tiêu hoạt động tích cực nhất.

Các loại kênh làm Marketing chính và phổ biến nhất.

Về tổng thể, có thể phân loại kênh marketing hay marketing channel thành 2 loại chính đó là:

  • Các kênh marketing kỹ thuật số (Digital Marketing Channel): Từ việc làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội, email marketing đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) hay quảng cáo hiển thị trên các nền tảng kỹ thuật số, tất cả các hoạt động này đều được xếp vào kênh marketing kỹ thuật số. Các kênh marketing kỹ thuật số cho phép thương hiệu tiếp cận đối tượng khách hàng mọi lúc, mọi nơi (chủ yếu là chỉ cần có kết nối internet). Cũng tương tự như cách định nghĩa Digital Marketing, Digital Marketing Channel là cách làm marketing thông qua các công cụ hay nền tảng kỹ thuật số.
  • Các kênh marketing truyền thống (Traditional Marketing Channel): Theo cách tiếp cận tương tự, các kênh marketing truyền thống bao gồm quảng cáo in, biển quảng cáo hay quảng cáo qua TV. Trong khi các kênh marketing truyền thống không được dễ dàng đo lường và tối ưu như các kênh marketing kỹ thuật số, lợi thế của kênh này là độ phủ rộng, đặc biệt là những nơi mà internet ít phát triển.

Bên dưới là chi tiết các kênh làm marketing (Marketing Channel), cũng như cách doanh nghiệp có thể tận dụng nó để tiếp cận và kết nối với khách hàng của mình.

1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

SEO là quá trình doanh nghiệp cải thiện thứ hạng của website hay các trang bài viết (webpage) trên các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (SERP), như Google hay Bing. Doanh nghiệp có thứ hạng SEO tốt có thể có nhiều cơ hội để tiếp cận với khách hàng từ việc khách hàng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ liên quan qua các từ khoá.

So với các kênh marketing khác (đặc biệt là khi so với SEM), SEO có thể mất nhiều thời gian hơn, tuy nhiên về dài hạn SEO lại bền vững và có thể tiết kiệm chi phí nhiều hơn.

Việc có được thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm liên quan đến hoạt động nghiên cứu từ khóa, chiến lược nội dung, tối ưu huá trên (onpage) và ngoài trang (offpage), xây dựng liên kết (backlink), và hơn thế nữa.

Ngoài ra, cấu trúc xây dựng trang bao gồm các chủ đề chính của website cũng ảnh hưởng lớn đến cách một website được đánh giá và xếp hạng.

2. Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Tiếp thị nội dung (Content Marketing) liên quan đến việc tạo và phân phối nội dung có giá trị và phù hợp để thu hút khách hàng, xây dựng uy tín thương hiệu và nuôi dưỡng các mối quan hệ thận thiết với khách hàng.

Nội dung có thể là blog, video hay các đồ họa thông tin (Infographics), v.v.

Mục đích của tiếp thị nội dung là phát triển và thu hút khách hàng mục tiêu bằng các tài nguyên hữu ích, trả lời cho các câu hỏi hay băn khoăn phổ biến của khách hàng. Điều này cũng giúp xây dựng niềm tin và uy tín của doanh nghiệp khi họ biết đến thương hiệu và nội dung của doanh nghiệp.

Về bản chất, khách hàng càng tin tưởng thương hiệu thì họ càng có nhiều khả năng muốn hợp tác hay mua hàng từ doanh nghiệp.

Một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả bao gồm việc nghiên cứu sâu về 5 yếu tố sau đây:

  • Chân dung khách hàng mục tiêu: Nội dung của bạn sẽ được dùng để nói chuyện với ai?
  • Câu chuyện thương hiệu: Tại sao bạn muốn tạo nội dung này? Nó kết nối với thương hiệu của bạn như thế nào?
  • Nhiệm vụ của tiếp thị nội dung: Bạn hy vọng sẽ giúp khách hàng của mình đạt được điều gì từ việc cung cấp nội dung?
  • Tình huống kinh doanh: Nội dung này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển như thế nào?
  • Kế hoạch hành động: Bạn cần thực hiện những bước nào để đạt được mục tiêu đó?

3. Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing)

Tiếp thị truyền thông xã hội hay còn được gọi là làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội là việc sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok hay X (trước đây là Twitter) cho mục tiêu marketing, nó chính là quá trinh doanh nghiệp quảng bá thương hiệu tới các nhóm khách hàng mục tiêu với mục tiêu cuối cùng là bán hàng.

Với hơn 5 tỷ người dùng hiện đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác nhau, đây thực sự là kênh marketing thiết yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng.

Về tổng thể, các marketer có thể sử dụng kênh marketing trên mạng xã hội để:

  • Quảng cáo các sản phẩm.
  • Hiển thị lời chứng thực của khách hàng (Social Proof).
  • Chia sẻ những gì xảy ra đằng sau hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ quá trình sản xuất sản phẩm).
  • Thông báo các tính năng mới của sản phẩm hay khuyến mãi.
  • Tất cả các hoạt động marketing trên mạng xã hội này có thể giúp thương hiệu ở nhiều giai đoạn khác nhau như nâng cao nhận thức về thương hiệu, thu hút khách tiềm năng, mua hàng hay nhắc nhở khách hàng tiếp tục mua hàng.

4. Tiếp thị qua email (Email Marketing)

Tiếp thị qua email hay còn được gọi là email marketing liên quan đến việc gửi các thông điệp được nhắm mục tiêu đến những người dùng đã đăng ký email để nhận các thông tin mới nhất từ doanh nghiệp. Thông điệp từ các chiến dịch email marketing có thể là thông tin về khuyến mãi hay các sự kiện của doanh nghiệp.

Vào năm 2023, các nghiên cứu cho thấy email marketing đã tạo ra doanh thu khoảng 10,89 tỷ USD.

Cách thiết lập một chiến dịch email marketing:

Để có thể bắt đầu một chiến dịch email marketing, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là có một danh sách các email của khách hàng. Để xây dựng danh sách này, thương hiệu cần cung cấp những nội dung có giá trị để trao đổi, chẳng hạn như một tài nguyên có giá trị hoặc một khuyến mãi hấp dẫn.

Dưới đây là các bước doanh nghiệp có thể bắt đầu với email marketing:

  • Xây dựng danh sách email: Cung cấp những nội dung hay thông tin có giá trị, thứ mà khách hàng sẵn sàng trao đổi email của họ. Thương hiệu cũng cần cho khách hàng biết được những gì mà họ sẽ nhận trong email cũng như tần suất họ có thể nhận email.
  • Chọn nhà cung cấp dịch vụ: Doanh nghiệp có thể sử dụng các hệ thống gửi email như Mailchimp, ActiveCampaign hay Constant Contact.
  • Xây dựng kế hoạch marketing: Tuỳ thuộc vào các tương tác trước đó của khách hàng mà doanh nghiệp có thể sử dụng các nội dung khác nhau có liên quan.
  • Thiết kế email: Hơn bao giờ hết, email cần bắt mắt, ngắn gọn và có nhận diện thương hiệu.
  • Kiểm tra hệ thống email: Vì các email mà doanh nghiệp gửi có thể được chuyển tới hộp thứ rác (Spam), doanh nghiệp cũng cần sử dụng các email thử nghiệm trên các thiết bị khác nhau để đảm bảo rằng email được gửi tới hộp thư đến của khách hàng.
  • Sử dụng tự động hóa email (email automation): Tùy thuộc vào từng hệ thống gửi email khác nhau, doanh nghiệp có thể thiết lập quá trình tự động theo các cách khác nhau. Doanh nghiệp có thể lên lịch gửi email, tự động hóa phân khúc email và tự động gửi email.

5. Quảng cáo có trả phí (Paid Ads/Paid Advertising) có thể nói là kênh làm marketing phổ biến và lớn nhất.

Quảng cáo có trả phí (Paid Ads) liên quan đến việc mua các không gian quảng cáo (Ad Inventory) trên các nền tảng như công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội hay các website khác. Với Paid Ads, thương hiệu sẽ trả tiền mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo (PPC).

Với một chiến dịch được xây dựng tốt, quảng cáo có trả phí có thể mang lại khả năng hiển thị ngay lập tức và kết quả nhanh chóng, chính điều này khiến nó trở thành kênh marketing then chốt trong bất kỳ bản kế hoạch hay chiến lược Digital Marketing nào.

Cách xây dựng một chiến dịch quảng cáo có trả phí hiệu quả.

Để hiển thị quảng cáo của bạn trước đúng đối tượng mục tiêu theo cách nhanh nhất có thể, dưới đây là 4 bước bạn có thể tham khảo:

  • Xác định ngân sách: Bạn phải chi bao nhiêu? Bạn thường sẽ điều chỉnh điều này dựa trên hiệu suất quảng cáo và mục tiêu kinh doanh.
  • Lập kế hoạch cho chiến dịch: Xác định mục tiêu chính của doanh nghiệp (nhận thức về thương hiệu, khách hàng tiềm năng, v.v.) dựa trên nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Quyết định nền tảng và loại quảng cáo nào bạn sẽ sử dụng cho chiến dịch của mình.
  • Xây dựng nội dung quảng cáo: Viết thông điệp rõ ràng, hấp dẫn, sử dụng hình ảnh chất lượng cao và bao gồm lời kêu gọi hành động (CTA) có khả năng nhận được tương tác (nhấp chuột).
  • Cài đặt và nhắm mục tiêu: Sử dụng tùy chọn nhắm mục tiêu (targeting) để tiếp cận đúng người, sau đó điều chỉnh các cài đặt như ngân sách, đặt giá giá thầu, lịch chạy và vị trí hiển thị quảng cáo để tối ưu hoá tối đa chiến dịch.

6. Tiếp thị bằng video (Video Marketing)

Tiếp thị video liên quan đến việc tạo và chia sẻ video lên các nền tảng video như YouTube hay TikTok, website của thương hiệu để xây dựng thương hiệu, bán hàng, và hơn thế nữa.

Video Marketing có thể nói là phần quan trọng nhất của Content Marketing khi các video thường có khả năng nhận được sự chú ý và tương tác cao hơn nhờ vào tính trực quan của nó.

7. Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) cũng là một kênh làm marketing hiệu quả.

Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) liên quan đến việc cộng tác với những cá nhân có lượng người theo dõi lớn chủ yếu trên mạng xã hội cho mục tiêu Marketing.

Về tổng thể, kênh Marketing này tận dụng niềm tin của những đối tượng theo dõi và tin tưởng những người có sức ảnh hưởng (Influencer) để tăng khả năng tiếp cận của thương hiệu, kết nối thương hiệu với khách hàng mục tiêu và hơn thế nữa.

Cách thức triển khai một chiến dịch Influencer Marketing khá đơn giản, thương hiệu chỉ cần lựa chọn những người có ảnh hưởng phù hợp với thương hiệu và sau đó xây dựng một kịch bản nội dung cho họ.

Mẹo tối ưu với hoạt động Influencer Marketing.

  • Influencer Marketing có thể mang lại tỷ lệ tương tác cao và tiếp cận được những đối tượng mà thương hiệu có thể không tiếp cận được (bằng các kênh Marketing khác).
  • Tuy nhiên, việc chọn đúng người có ảnh hưởng có giá trị và đối tượng phù hợp với thương hiệu là rất quan trọng, nếu không chiến dịch không chi không mang lại hiệu quả mà còn phản tác dụng.

Dưới đây là các bước đơn giản mà bạn có thể tham khảo để có một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả:

  • Đặt mục tiêu: Bạn muốn đạt được điều gì với hoạt động influencer marketing của mình?
  • Xác định đối tượng mục tiêu: Bạn muốn tiếp cận đối tượng nào?
  • Xác định thông điệp của chiến dịch: Dù mục tiêu của bạn là gì, hãy làm rõ chúng trong các bản tóm tắt chiến dịch (Campaign Brief) để người có ảnh hưởng có thể biết họ cần làm những gì.
  • Đặt ngân sách: Bạn phải chi bao nhiêu? Cho mỗi chiến dịch, mỗi người có ảnh hưởng, v.v.?
  • Tìm người có ảnh hưởng: Bạn muốn làm việc cùng ai? Hãy nghiên cứu những người có ảnh hưởng trong và xung quanh ngành của bạn.
  • Theo dõi hiệu suất chiến dịch: Bạn đã nhận được kết quả gì từ hoạt động Influencer Marketing của mình? Nhận thức về thương hiệu, tăng khách hàng tiềm năng hay tăng doanh số bán hàng, v.v.

8. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) liên quan đến việc hợp tác với các doanh nghiệp hoặc cá nhân khác để tăng khả năng tiếp cận của sản phẩm, các cá nhân hoặc tổ chức liên kết sẽ nhận được cái gọi là “hoa hồng” dựa trên các doanh số bán hàng có được.

Thay vì doanh nghiệp phải trả trước một khoản ngân sách cho các kênh quảng cáo khác, với tiếp thị liên kết doanh nghiệp chỉ cần trả khi bán được hàng.

Để bắt đầu với một chương trình tiếp thị liên kết, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Chọn một niche market: Xem xét ngành/đối tượng bạn muốn nhắm mục tiêu
  • Tìm các mạng lưới (Network) hoặc chương trình tiếp thị liên kết của các nền tảng để sử dụng.
  • Chọn sản phẩm để quảng cáo: Quyết định sản phẩm hoặc dịch vụ nào bạn sẽ quảng cáo bằng tiếp thị liên kểt.
  • Lập kế hoạch chiến lược để quảng bá những sản phẩm này: Chọn cách bạn sẽ quảng cáo các chương trình tiếp thị liên kết của mình.
  • Những người đăng ký chương trình sẽ quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?

9. Podcast Marketing

Podcasting Marketing là một hình thức tiếp thị nội dung liên quan đến việc tạo ra nội dung âm thanh để sau đó phát trực tuyến.

Vì nhiều người vẫn có thói quen nghe gì đó hàng ngày (thay vì đọc hay xem video) nên podcast marketing cũng là kênh marketing rất đáng tham khảo, Podcast Marketing cũng mang lại cảm giác cá nhân hơn, giúp họ gắn kết sâu sắc hơn với thương hiệu.

Một chương trình Podcast Marketing hiệu quả đòi hỏi các thiết bị ghi âm chuyên nghiệp và biên tập viên có kinh nghiệm (hiểu biết sâu về chủ đề được chia sẻ).

10. PR kỹ thuật số (Digital PR)

Quan hệ công chúng kỹ thuật số (Digital PR) là hoạt động quản lý danh tiếng và khả năng hiển thị trực tuyến của thương hiệu thông qua các hoạt động truyền thông có chiến lược.

Digital PR giúp các thương hiệu đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các liên kết (link) và backlink, đây là các yếu tố hàng đầu để có được thứ hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm như Google.

PR kỹ thuật số là một phần mở rộng của PR truyền thống, nhưng nó tập trung vào các nền tảng kỹ thuật số như các nền tảng mạng xã hội, blog hay các các ấn phẩm trực tuyến.

Mục tiêu của Digital PR là sử dụng các chiến lược PR truyền thống để tiếp cận nhiều người hơn. Cuối cùng, đó là việc xây dựng nên các mối quan hệ với cộng đồng trực tuyến, nhà báo và những người có ảnh hưởng.

11. Sự kiện (Event)

Sự kiện là các hoạt động mà thương hiệu có thể tổ chức ngoại tuyến hoặc trực tuyến.

Các sự kiện ngoại tuyến bao gồm từ các hội nghị và triển lãm quy mô lớn đến các sáng kiến quy mô nhỏ hơn như phân phát hàng mẫu.

Các sự kiện trực tuyến bao gồm hội thảo trên web (webinar) và chương trình phát sóng trực tiếp (live broadcasts).

12. Networking (Xây dựng mạng lưới).

Networking liên quan đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ để trao đổi thông tin, lời khuyên và lời giới thiệu (referrals).

Networking có thể là trực tuyến hoặc ngoại tuyến:

  • Mạng lưới trực tuyến có thể bao gồm các phương tiện truyền thông xã hội như LinkedIn và các cuộc gặp gỡ ảo.
  • Mạng ngoại tuyến thường liên quan đến việc tham dự các hội nghị và sự kiện chuyên biệt.

Câu hỏi thường gặp về kênh làm Marketing (Marketing Channel)?

Mục đích của kênh Marketing hay Marketing Channel là gì?

Một kênh marketing có mục đích chính là để kết nối doanh nghiệp với các nhóm đối tượng mục tiêu. Mục đích của nó là thúc đẩy thương hiệu và bán hàng, bao gồm nâng cao nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng mục tiêu và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng, tất cả đều là mục tiêu của Marketing.

Cách chọn một kênh làm Marketing hiệu quả?

Để chọn các kênh làm marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn, trước tiên, hãy phân tích hành vi của đối tượng mục tiêu, họ trực tuyến ở đâu và họ thường xem những nội dung gì?

Sau đó, hãy xem xét ngân sách Marketing của bạn và ROI mà mỗi kênh có thể mang lại. Bằng cách này, bạn sẽ đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu phù hợp với ngân sách và có tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa tiếp thị đa kênh (Multichannel Marketing) và tiếp thị liên kênh (Omnichannel Marketing) là gì?

Tiếp thị đa kênh liên quan đến việc sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận khách hàng, chẳng hạn như email, mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm hay các cửa hàng thực tế.

Tuy nhiên, các kênh này thường hoạt động độc lập và thiếu sự tích hợp.

Tiếp thị liên kênh hay Omnichannel Marketing là chiến lược tiến thêm một bước bằng cách sử dụng nhiều kênh phân phối nhưng đảm bảo chúng hoạt động liền mạch với nhau.

Ví dụ: khách hàng có thể duyệt qua sản phẩm trên ứng dụng di động, sau đó ghé thăm cửa hàng thực tế và cuối cùng là hoàn tất giao dịch mua trực tuyến, Omnichannel Marketing sẽ giúp thương hiệu nhận diện tất cả các điểm tiếp xúc này, điều mà Multichannel Marketing không thể làm được.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm

Một trong những tư duy thường thấy của người làm marketing nói chung khi nói đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) đó là đẩy mạnh các hoạt động Performance hay cụ thể là Performance Marketing, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây là một tư duy sai lầm.

Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm
Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm

Dù với tư cách là người làm marketing hay là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) hiển nhiên là nhiệm vụ sống còn, để làm điều này, các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

Trong khi có không ít các thương hiệu tiếp cận theo hướng bền vững dài hạn và toàn diện, một số khác lại giới hạn tiềm năng kinh doanh của chính họ trên thị trường bởi các tư duy ngắn hạn.

Tiếp cận theo hướng dài hạn nghĩa là doanh nghiệp không ngừng xây dựng các tài sản gắn liền với thương hiệu và ngược lại theo hướng ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ tập trung vào các hoạt động thúc đẩy bán hàng trực tiếp.

Một trong những tài sản được coi là nền tảng của các thương hiệu đó là mức độ nhận biết của thương hiệu hay nhận thức của khách hàng về thương hiệu trên thị trường.

Nhận thức về thương hiệu đề cập đến mức độ phổ biến (được biết và nhớ) của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Nó cũng có thể được hiểu là tần suất thương hiệu hoặc tên sản phẩm của doanh nghiệp xuất hiện trong các cuộc trò chuyện của khách hàng và người tiêu dùng.

Nhận thức về thương hiệu càng cao thì cơ hội tạo ra sự quan tâm và bán hàng của thương hiệu càng lớn. Nếu doanh nghiệp không ngừng đầu tư vào loại tài sản này, doanh số bán hàng sẽ ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Nhận thức về thương hiệu là gì?

Nhận thức về thương hiệu hay còn được gọi là Độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành marketing, được sử dụng để mô tả mức độ quen thuộc của một cá nhân (người tiêu dùng) với một thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp cụ thể.

Các nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ biết và tin tưởng.

Nói một cách đơn giản, nhận thức về thương hiệu là những gì bạn làm để tạo ra những kết nối cảm xúc với người tiêu dùng mục tiêu, tác động đến quyết định mua hàng, sở thích và lòng trung thành của họ.

Nằm trong hành trình mua hàng tổng thể, nhận thức về thương hiệu hay biết về thương hiệu là giai đoạn đầu tiên của mọi quyết định mua hàng.

Nhận thức về thương hiệu mạnh sẽ thúc đẩy hiệu suất bán hàng trong tương lai bằng cách đảm bảo rằng các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng sẽ luôn biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu trước khi họ tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu.

Khi nói đến giá trị hay sức ảnh hưởng của nhận thức về thương hiệu, bạn cần hiểu là nhận thức về thương hiệu chỉ thực sự có ý nghĩa (đặc biệt là vế khía cạnh bán hàng) khi áp dụng cho các nhóm khách hàng hay đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Bạn cứ hình dung là, nếu bạn là thương hiệu hàng xa xỉ thì việc người có thu nhập thấp có nhận thức tốt về nó cơ bản cũng không thể mang lại lợi nhuận cho bạn.

Điều cuối cùng cũng quan trọng không kém, nhận thức thương hiệu chỉ có chức năng hỗ trợ bán hàng chứ không phải là yếu tố quyết định.

Suy cho cùng, thương hiệu của bạn có phổ biến đến mức nào nhưng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng thì cũng khó mà tồn tại được.

Các thương hiệu như Mercedes hay BMW không chỉ có cái gọi là “thương hiệu“, sản phẩm của họ thực sự chất lượng.

Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu.

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng thương hiệu đó là trở thành một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh được bắt đầu từ sự nhận biết rộng rãi, không chỉ với các nhóm khách hàng mục tiêu, những người có nhiều khả năng mua sản phẩm, mà còn cả với những người dùng khác.

Nhận thức được giá trị này, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chỉ sử dụng chiến thuật Performance Marketing ngắn hạn để thúc đẩy doanh số, đã đến lúc bạn cần thay đổi.

Dưới đây là một số lợi ích chính khi doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện của thương hiệu:

Tăng doanh số bán hàng.

Như đã đề cập ở trên, doanh số bán hàng khó hoặc hiếm khi chỉ đến từ các chiến thuật ngắn hạn hoặc trực tiếp, đặc biệt với các sản phẩm B2B thì điều này càng bất khả thi hơn.

Người tiêu dùng về cơ bản là sẽ tìm hiểu và mua các sản phẩm ít nhất là họ đã biết hoặc cao hơn là tin tưởng về thương hiệu đó.

Khi sự phổ biến là nền tảng của niềm tin, thúc đẩy nhận biết về thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy doanh số bán hàng.

Hãy đầu tư nguồn lực để thiết lập một hình ảnh thương hiệu vững chắc.

Nhận thức về thương hiệu tốt có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Khi khách hàng trở nên trung thành hơn, họ có nhiều khả năng mua hàng lặp lại hơn, và như bạn đã biết chi phí để bạn có được một khách hàng cao hơn nhiều lần so với duy trì khách hàng cũ.

Tuy nhiên, là con người, lòng trung thành cũng bị thay đổi theo thời gian, điều này có nghĩa là, ở một thời điểm nào đó khách hàng mua hàng và trung thành với thương hiệu của bạn không có nghĩa họ cũng sẽ trung thành trong tương lai.

Khi hành vi và nhận thức của khách hàng thay đổi, cùng với đó là sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác trên thị trường, bạn cần liên tục xây dựng và củng cố mức độ nhận biết của thương hiệu hay cách khách hàng biết về thương hiệu.

Về bản chất, khi các khách hàng mới (khách hàng tiềm năng) nghe và biết càng nhiều về thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông, họ cũng có nhiều khả năng trở thành người mua trung thành trong tương lai.

Nhận thức về thương hiệu cũng có thể thúc đẩy nhận diện sản phẩm tốt hơn.

Khi mọi người quen thuộc với thương hiệu của bạn, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Nếu mọi người không nhận ra tên và logo công ty của bạn, họ sẽ khó mà nhớ đến điều gì đó khiến bạn trở nên độc đáo hoặc tại sao họ nên chọn sản phẩm của bạn thay vì một doanh nghiệp khác trên thị trường.

Khi khách hàng càng biết đến và tin tưởng thương hiệu của bạn, họ sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng của bạn.

Điều bạn cần làm là xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ của thương hiệu trong thị trường mục tiêu của mình thông qua các nỗ lực marketing và quảng cáo, bạn cần có được một mức độ nhận biết cao.

Kết luận.

Là người làm marketing, hơn ai hết bạn hiểu rằng người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc, thay vì logic. Với ý nghĩ đó, xây dựng nhận thức về thương hiệu hay các bản sắc của thương hiệu là một cách hiệu quả để tiếp cận người tiêu dùng ở cấp độ cảm xúc.

Nếu được thực hiện một cách chính xác, nó có thể thuyết phục người tiêu dùng rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp của bạn xứng đáng với số tiền mà họ phải bỏ ra.

Trong khi như MarketingTrips đã đề cập là có vô số cách để marketing một thương hiệu, xây dựng nhận thức về thương hiệu luôn là con đường đúng đắn và bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhà cung cấp của Nvidia chọn Thái Lan làm cứ điểm đầu tiên tại Đông Nam Á

Quyết định chọn Thái Lan và Ấn Độ làm cứ điểm sản xuất mới của Delta Electronics phản ánh xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, yếu tố năng lượng sẽ là thách thức lớn mà không chỉ Delta mà nhiều công ty công nghệ khác cũng phải đối mặt khi mở rộng sản xuất tại các thị trường mới nổi ở châu Á.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc, Delta Electronics – nhà cung cấp hàng đầu về giải pháp quản lý năng lượng, đang tập trung mở rộng sản xuất tại Thái Lan và Ấn Độ.

Yếu tố năng lượng đóng vai trò quyết định trong chiến lược này của Delta. Theo Nikkei Asia, Delta Electronics đang lên kế hoạch thiết lập các cơ sở năng lượng riêng tại Ấn Độ và Thái Lan như một phần trong cam kết giảm phát thải carbon trong chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.

Jesse Chou, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Phát triển bền vững của Delta, cho biết công ty đang phát triển công nghệ pin nhiên liệu hydro với mục tiêu bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2026. Delta Electronics không chỉ là nhà cung cấp hàng đầu về giải pháp quản lý năng lượng mà còn là đối tác quan trọng của Nvidia trong lĩnh vực hệ thống máy chủ GB200.

Công ty có trụ sở chính tại Đài Loan, với các cơ sở nghiên cứu và phát triển trải rộng khắp Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Mỹ. Doanh thu hợp nhất toàn cầu của Delta trong năm 2023 đạt 12,891 tỷ USD, cho thấy vị thế vững chắc của công ty trên thị trường toàn cầu.

Tại Thái Lan, Delta đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Theo thông tin từ website của Delta Electronics Thailand, công ty cung cấp các giải pháp như sạc xe điện, hệ thống lưu trữ năng lượng, năng lượng tái tạo và truyền động động cơ công suất cao. Những giải pháp này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng sạch mà còn phù hợp với xu hướng phát triển bền vững toàn cầu.

Victor Cheng, CEO của Delta Electronics Thailand, chia sẻ với Bangkok Post rằng công ty đang tập trung vào các giải pháp cho xu hướng như di động điện, mạng và trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng ICT và năng lượng, cũng như công nghệ tự động hóa cho ứng dụng công nghiệp và thành phố thông minh.

Ông Cheng nhấn mạnh: “Điều này định vị chúng tôi cho sự tăng trưởng bền vững, đặc biệt là trong các sản phẩm liên quan đến ICT và EV trong thời gian này.”

Delta đã đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng sản xuất tại Thái Lan. Công ty đã đầu tư gần 200 triệu USD vào năm 2022, tăng lên 345 triệu USD trong năm 2023. Dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục với ít nhất 500 triệu USD được lên kế hoạch đầu tư trong 3-5 năm tới.

Cụ thể, Delta đang xây dựng 4 nhà máy mới tại Thái Lan (hai ở khu công nghiệp Wellgrow và hai ở khu công nghiệp Bangpoo) để hỗ trợ các phân khúc tăng trưởng cao như EV và AI. Về chiến lược tài chính, Delta hướng tới sự cân bằng giữa các dòng sản phẩm có biên lợi nhuận cao và kiểm soát chi phí hoạt động.

Ông Cheng giải thích: “Chúng tôi đang chuyển đổi từ một nhà cung cấp linh kiện thành một nhà cung cấp giải pháp.” Điều này phản ánh xu hướng chung của ngành công nghiệp điện tử, nơi giá trị gia tăng ngày càng nằm ở các giải pháp tích hợp hơn là các linh kiện riêng lẻ.

Tại Ấn Độ, Delta đang đẩy nhanh sản xuất tại nhà máy ở Krishnagiri. Công ty cũng đang xây dựng trung tâm R&D tại Bangalore. Những động thái này nhằm tăng cường năng lực sản xuất và nghiên cứu phát triển của Delta tại thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng.

Ngoài ra, Delta cũng đang mở rộng nhà máy tại Slovakia, thể hiện chiến lược đa dạng hóa địa lý trong sản xuất của công ty. Chiến lược mở rộng sản xuất tại Thái Lan và Ấn Độ của Delta phản ánh xu hướng chung của ngành công nghiệp điện tử toàn cầu.

Theo Nikkei Asia, các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia và Thái Lan đang trở thành điểm đến sản xuất mới cho nhiều công ty công nghệ lớn như Apple, Samsung, Dell khi họ dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, những quốc gia này đang phải đối mặt với thách thức lớn về nguồn cung năng lượng, đặc biệt là năng lượng xanh.

Nhu cầu năng lượng từ ngành công nghệ đang tăng nhanh chóng. Theo dự báo của Boston Consulting Group (BCG), nhu cầu năng lượng cho trung tâm dữ liệu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng hơn 300% từ năm 2024 đến năm 2030, đạt tới 6,5 gigawatt.

Không chỉ trung tâm dữ liệu, việc sản xuất và kiểm tra các linh kiện như GPU hay máy chủ AI cũng tiêu tốn rất nhiều điện năng. Một ví dụ cụ thể được đề cập trong báo cáo của Nikkei Asia là quá trình kiểm tra “burn-in” cho các bảng mạch GPU và máy chủ AI. Một cuộc kiểm tra kéo dài 8 giờ đối với một giá đỡ máy chủ Nvidia GB200 NVL72 có thể tiêu thụ khoảng 1.000 kilowatt-giờ điện, gấp ba lần lượng điện tiêu thụ trung bình hàng tháng của một hộ gia đình Đài Loan.

Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường trở thành yếu tố quyết định khi các công ty công nghệ lên kế hoạch mở rộng. Marko Lackovic, một giám đốc điều hành và đối tác tại BCG, nhấn mạnh: “Các trung tâm dữ liệu xanh có những yêu cầu rất cụ thể. Họ cần nguồn cung năng lượng xanh liên tục 24/7, điều mà có thể khó tìm được ở một số quốc gia vì bạn cần nguồn cung xanh ổn định và trên hết, bạn cần cơ sở hạ tầng có thể đưa loại nguồn cung đó trực tiếp đến trung tâm dữ liệu.”

Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng năng lượng tại Thái Lan và Ấn Độ, Delta Electronics đang thể hiện tầm nhìn dài hạn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi hai quốc gia này vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Thái Lan và Ấn Độ lần lượt đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2065 và 2070, muộn hơn so với nhiều nền kinh tế phát triển khác. Theo thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Đông Nam Á chỉ chiếm 2% chi tiêu toàn cầu cho năng lượng sạch, mặc dù chiếm 6% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Điều này cho thấy khoảng cách lớn giữa nhu cầu và đầu tư vào năng lượng sạch trong khu vực.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Hiện tượng trà sữa Trung Quốc sắp tràn về Việt Nam, đối đầu KOI Thé và Gong Cha

Chagee vốn nổi tiếng nhờ cách làm marketing độc đáo có thể hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp như KOI Thé, Gong Cha,… tại Việt Nam.

Mới đây trên Linkedin xuất hiện thông tin tuyển dụng HR, marketing và quản lý dự án cho Chagee tại Việt Nam. Điều này cho thấy chuỗi trà sữa Trung Quốc đang tiến hành những bước đi để mở chuỗi tại thị trường này.

Chagee là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng tại Trung Quốc, ra đời năm 2017 ở Vân Nam. Theo giới thiệu, Chagee được thành lập bởi một nhóm những người đam mê trà và có thế mạnh kinh doanh, muốn thử sức với loại đồ uống đang có nhiều cạnh tranh. Trà sữa Chagee mang nét pha trộn giữa hương vị truyền thống và hiện đại mang đến cho người dùng những trải nghiệm độc đáo về hương vị.

Tại thị trường Trung Quốc, Chagee có mặt ở nhiều thành phố lớn và bắt đầu mở rộng sang Malaysia, Thái Lan và Singapore. Hiện nay, số lượng cửa hàng trên toàn cầu của hãng vượt 4.500 điểm bán.

Chagee có gì đặc biệt?

Sự cam kết về chất lượng, đổi mới trong trải nghiệm người dùng, ly trà ấn tượng từ bao bì tới hương vị,…Đó chưa phải là tất cả đưa Chagee thành một thương hiệu trà sữa “bá vương” tại Trung Quốc và nổi đình nổi đám trên toàn cầu

Định hướng phân khúc khách hàng và sản phẩm ở tầm cao cấp nên mỗi nguồn nguyên liệu đều được trà sữa Chagee chọn lọc kỹ càng. Thực đơn của thương hiệu trà sữa này đa dạng là sự kết hợp giữa các loại trà truyền thống của Trung Quốc và cách pha chế hiện đại với nhiều topping mới lạ đi kèm. Từ trà ô long đến trà lài và các loại trà trái cây khác đều đáp ứng được yêu cầu khó tính về khẩu vị của khách hàng.

Thương hiệu này rất chú trọng xây dựng hình ảnh, níu chân khách hàng bằng lối thiết kế cửa hàng hiện đại kết hợp với văn hóa trà Trung Quốc.

Một điểm đặc biệt hơn nữa của thương hiệu này là chiếc ly giấy trà sữa mang nét hoa văn rất giống với những thiết kế của chiếc túi xách mang thương hiệu Dior. Vì vậy chúng có vẻ ngoài bắt mắt và được nhiều người quan tâm.

Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của thương hiệu nằm ở khả năng mở rộng và thâm nhập thị trường. Chỉ một năm sau khi ra mắt cửa hàng đầu tiên ở Vân Nam, tháng 10/2018, công ty đã thành lập bộ phận kinh doanh ở nước ngoài, tập trung chủ yếu vào thị trường Đông Nam Á.

Tháng 8/2019, công ty mở cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài tại Kuala Lumpur, Malaysia. Thương hiệu này phát triển nhanh chóng và nhanh chóng có hơn 100 cửa hàng tại Malaysia.

Sau 5 năm, Chagee ra khỏi Vân Nam, tiếp tục hạ cánh ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Chiết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, An Huy, Quý Châu, Hà Nam, Thiểm Tây, Sơn Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Tây Tạng, Phúc Kiến và các khu vực khác. Đồng thời, thương hiệu mở hơn 70 cửa hàng tại các quốc gia như Malaysia, Thái Lan và Singapore.

Chuỗi luôn ưu tiên mở các cửa hàng tại các khu vực đô thị có mật độ giao thông cao để tận dụng lượng người qua lại và khả năng quảng cáo thương hiệu.

Mặt khác, tính nhất quán về chất lượng sản phẩm trên tất cả các cửa hàng, điều chỉnh thực đơn để đáp ứng sở thích của địa phương, bắt kịp xu hướng và sở thích người dùng, tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số trong tiếp thị và đặt hàng,…đều là những yếu tố quan trọng đưa Chagee trở thành thương hiệu trà hàng đầu trên thế giới.

Khả năng mở rộng thần tốc

Một trong những động lực cho Chagee mở rộng nhanh và tạo thành xu hướng đó là quản lý chuỗi cung ứng. Trong đó, Chagee ưu tiên mua nguyên liệu tại chính thị trường sở tại, giúp rút ngắn chuỗi cung ứng, giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo nguyên liệu luôn tươi ngon.

Chuỗi áp dụng mô hình bếp trung tâm để mua, chế biến và phân phối nguyên liệu theo cách thống nhất. Điều này đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều và tăng hiệu quả hoạt động.

Chageei sử dụng công nghệ số để quản lý chuỗi cung ứng theo thời gian thực, giúp tăng cường minh bạch và phản ứng nhanh với nhu cầu thị trường. Đồng thời xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài và ổn định với các nhà cung cấp, giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng tốt, đồng thời hỗ trợ phát triển sản phẩm mới.

Cuối cùng là kênh phân phối, Chagee phát triển nhiều kênh bán hàng, bao gồm cửa hàng trực tiếp, cửa hàng nhượng quyền và kênh bán hàng online, giúp mở rộng mạng lưới và đáp ứng nhu cầu đa dạng.

Để đáp ứng xu hướng tiêu dùng lành mạnh, Chagee Ji đã giới thiệu “thẻ ID sản phẩm” trong ứng dụng, cung cấp thông tin về thành phần của hơn 30 sản phẩm. Thương hiệu cũng ra mắt tính năng “kiểm soát đường” và “tính calo” để người tiêu dùng dễ dàng theo dõi lượng calo trong các loại trà sữa.

Những sáng kiến này giúp Chagee khác hẳn so với những tên tuổi trà sữa giá rẻ khác trên thị trường. Năm ngoái, họ đã bán hơn 230 triệu ly trà sữa, trung bình mỗi cửa hàng bán 24.000 ly trà mỗi tháng.

Dự kiến Chagee sẽ mua khoảng 15 triệu kg lá trà trong năm 2024. Trong ba tháng đầu năm, Chagee đã đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) lên đến 5,8 tỷ nhân dân tệ, và dự kiến cả năm sẽ vượt 20 tỷ nhân dân tệ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Hệ sinh thái truyền thông và quảng cáo của ông trùm đứng sau ‘Anh trai say hi’ và ‘Rap Việt’

DatViet VAC là một hệ sinh thái truyền thông, quảng cáo với nhiều công ty thành viên như Vie Channel, Đông Tây Promotion, Nomad MGMT Vietnam…

Dù đã kết thúc 1 tháng nhưng “Anh trai say hi” vẫn là chương trình thực tế giữ được sức hút trước thềm concert 2 diễn ra vào ngày 19/10 tới.

Thực tế, các chương trình truyền hình được quan tâm nhiều trong thời gian qua như “Anh trai say hi”, “Rap Việt”, “Ca sĩ mặt nạ”… đều được “nhào nặn” bởi DatViet VAC – một hệ sinh thái truyền thông, quảng cáo với lịch sử 30 năm.

Hệ sinh thái khủng của bộ 3 ông chủ

Năm 1994, ông Đinh Bá Thành sáng lập DatViet VAC với 3 trụ cột chính bao gồm DatVietMEDIA (công ty truyền thông), DatVietOOH (công ty quảng cáo ngoài trời) và DDB Việt Nam (công ty liên doanh về quảng cáo).

Sau 30 năm, nay DatVietVAC đã có thêm nhiều công ty thành viên, với hoạt động kinh doanh có thể chia thành 2 nhóm lớn.

Nhóm thứ nhất là DatViet VAC Media Entertaiment Group với 3 lĩnh vực chính là dịch vụ truyền thông, quyền sở hữu nền tảng truyền thông và cung cấp nội dung.

8 thành viên cốt lõi của nhóm này gồm DatViet OOH, TKL, Đông Tây Promotion, M&T Picture, DatViet Media, Vie Channel, TKL Media, Nomad MGMT Vietnam.

Nhóm thứ hai là DatViet Digital Ventures với 3 lĩnh vực chính là mạng xã hội, nền tảng kỹ thuật số và dịch vụ kỹ thuật số. 5 thành viên cốt lõi của nhóm này gồm VieNetwork, VieON, VieDigital, VieShop và VieZone.

Ngoài ông Đinh Bá Thành, 2 cái tên đáng chú ý khác tại DatViet VAC là ông Đào Văn Kính và ông Hoàng Trọng Khải. Bộ 3 này nắm giữ lượng cổ phần lớn tại tất cả công ty thành viên trong hệ sinh thái.

Đơn cử, danh sách cổ đông của DatViet VAC Group Holdings ghi nhận 3 cái tên: Ông Đinh Bá Thành (54,9% cổ phần), Đào Văn Kính (35,1% cổ phần), và ông Hoàng Trọng Khải (10% cổ phần).

Đại diện DatViet VAC Group Holdings từng chia sẻ với truyền thông rằng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn trong năm 2020 là 3.614 tỷ đồng. Trong đó, nhóm DatViet VAC Media Entertainment Group đóng góp 2.934 tỷ đồng, còn lại là DatViet VAC Digital Ventures.

Riêng với một số công ty thành viên, dữ liệu của Vietdata cho thấy kết quả kinh doanh của CTCP Vie Channel giảm nhẹ vào năm 2021 nhưng đã dần hồi phục vào năm sau đó.

Đây là pháp nhân đang sở hữu các kênh truyền hình hợp tác gồm HTV2 – Vie Channel (HTV), Vie Giải Trí và Vie Dramas (VTVCab), đồng thời là đơn vị sản xuất loạt chương trình truyền hình có lượt người xem cao như “Rap Việt”, “Siêu trí tuệ Việt Nam”, “Người ấy là ai”…

Dù vậy, doanh thu thuần năm 2022 của Vie Channel chỉ được ghi nhận gần 520 tỷ đồng, chưa về lại mức của năm 2020. Trong khi đó, lãi ròng đạt 140 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 25% so với năm 2020. Tuy nhiên, đây vẫn là công ty giải trí lãi lớn nhất thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022.

Còn tại Đông Tây Promotion – đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất các chương trình như “Ơn Giời cậu đây rồi”, “Ký ức vui vẻ”, “Nhanh như chớp”…, sau năm 2021 doanh thu khởi sắc lên gần 325 tỷ đồng, công ty ghi nhận đà giảm mạnh trong năm 2022, với doanh thu chưa đầy 260 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế thậm chí liên tục đi lùi, từ mức khoảng 13 tỷ đồng năm 2020 về còn hơn 1 tỷ đồng trong năm 2022.

Lấn sân làm bất động sản hạng sang

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, ông Đinh Bá Thành còn lấn sân sang đầu tư bất động sản. Năm 2007, ông thành lập CTCP The Nam Khang, trụ sở cùng với hệ sinh thái DatViet VAC trên đường Pasteur, quận 3, TP.HCM.

Hiện, CTCP The Nam Khang được biết đến là chủ đầu tư dự án Mandarin Oriental Đà Nẵng (còn có tên là The Nam Khang Resort Residences). Dự án này có quy mô gồm tổ hợp biệt thự 80 căn, 2 khối căn hộ cao 43 tầng, công suất 988 căn hộ và các khu vực dịch vụ, tiện ích, nhà hàng.

Được khởi công hồi tháng 3 sau 3 năm trì hoãn, Mandarin Oriental Đà Nẵng dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2026.

CTCP The Nam Khang đang có vốn điều lệ hơn 588 tỷ đồng, do bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp (vợ ông Thành) làm Giám đốc.

Bà Diệp còn là người đại diện của CTCP Nghệ thuật Song Minh, CTCP THI Nam Phương, Quỹ Nam Phương (Nam Phương Foundation).

Trong đó, THI Nam Phương được biết đến là chủ đầu tư của dự án cao ốc văn phòng và khách sạn Princess Nam Phương, cũng chính là “đại bản doanh” của DatViet VAC trên đường Pasteur, quận 3, TP.HCM.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Mức lương của các Marketers tại Apple, WPP, Netflix, Google hay Spotify

Nếu bạn là các marketers tại các thương hiệu hàng đầu như Apple, Netflix, Google hay thậm chí các Agency như WPP hay Edelman, mức lương có thể lên đến 500.000 USD mỗi năm. Hãy xem mức lương của các nhân viên marketing tại các tập đoàn lớn này là bao nhiêu nhé.

Ngay cả khi nhiều ngành nghề hay doanh nghiệp đã phải sa thải nhân sự vì đại dịch, các công ty lớn từ Apple đến WPP vẫn đang liên tục tuyển dụng những tài năng quảng cáomarketing để hoàn thiện bộ máy của mình.

Theo dữ liệu từ tổ chức BLS, ngành quảng cáo và các cộng việc liên quan đã tuyển dụng khoảng 447.300 nhân sự trong tháng 8, tăng 3,2% so với năm trước.

Dưới đây là mức thu nhập ước tính trong năm 2022 và 2023 của các marketers nói chung theo ghi nhận từ BusinessInsider.

Nhân viên marketing và bán hàng tại Snap (sở hữu Snapchat) có thể nhận mức lương lên tới 110.000 USD mỗi năm.

Snap Inc, doanh nghiệp đứng sau ứng dụng nhắn tin Snapchat, đã tăng cường lực lượng nhân sự khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trong các lĩnh vực như thực tế tăng cường (AR), video dạng ngắn và các chương trình gốc (original shows).

Mức lương cơ bản hàng năm mà các nhân viên marketing và bán hàng có thể nhận rơi vào mức từ 78,000 đến 110,000 USD.

Spotify trả cho các marketers từ 95.000 đến 190.000 USD tiền lương cơ bản.

Mức lương của các Marketer tại apple netflix google wpp spotify

Nền tảng podcast lớn nhất thế giới liên tục tuyển dụng nhân sự mới với tham vọng chiếm lĩnh và tăng trưởng trong lĩnh vực podcast của mình.

Spotify đưa ra mức lương cơ bản hàng năm cho các nhân viên marketing từ mức 94.000 đến 190.000 USD.

Marketers tại Netflix có thể kiếm được 330.000 USD.

Bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch, Netflix vẫn liên tục phát triển mạnh. Không giống như các công ty công nghệ khác, Netflix không trả thưởng theo hiệu suất đạt được mà thay vào đó trả lương cao.

Dựa trên dữ liệu có được, Netflix đưa ra mức lương cơ bản hàng năm từ 68.000 đến 850.000 USD, với mức trung bình là 330.000 USD cho các vai trò marketing và 345.000 cho trung bình các công việc khác.

Giám đốc sáng tạo là một trong những vị trí được trả lương cao nhất tại WPP, một trong những agency quảng cáo lớn nhất thế giới.

Khi chi tiêu quảng cáo phát triển trở lại, các agency toàn cầu đang tìm kiếm các vị trí điều hành cấp cao để lấp đầy các vị trí mới với mức lương rất ấn tượng.

Ví dụ, WPP đã trả cho các nhà lập kế hoạch quảng cáo (ad planners) mức lương lên tới 180.000 USD và các giám đốc sáng tạo (creative directors) là hơn 200.000 USD.

Các chuyên gia PR cũng được trả lương khá cao.

Quan hệ công chúng (PR) là một trong những vị trí được ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực nóng như dữ liệu (data), quản lý khủng hoảng (crisis management) và tư vấn chăm sóc sức khỏe (healthcare).

Tại Edelman, công ty PR lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã chi trả lên đến 280.000 USD cho các vị trí cấp cao, trong khi các vị trí điều hành tại các công ty thuộc sở hữu của công ty mẹ Ketchum có thể kiếm được tới 500.000 USD mỗi năm.

Các nhà tiếp thị của Apple có thể kiếm được tới 325.000 USD.

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta (Facebook), Google, Amazon, Uber và Airbnb đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, một phần điều này là nhờ vào các hoạt động marketing của họ.

Với vị trí chuyên viên marketing (marketing specialist) tại Amazon bạn có thể kiếm được 95.000 USD mỗi năm và 325.000 USD là con số cho vị trí giám đốc marketing cấp cao (senior marketing director) tại Apple.

Các công ty khởi nghiệp như Peloton, Grubhub…trả bao nhiêu cho các vị trí marketing.

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực DTC (bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng) vẫn là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia marketing, với mức lương từ 132.000 USD cho vị trí giám đốc marketing tại Grubhub và 231.000 USD cho giám đốc tiếp thị thương hiệu cấp cao (senior director of brand marketing) tại Peloton.

Về cơ bản, mức lương này sẽ không thay đổi nhiều qua các năm do đó bạn có thể cộng thêm từ 5-10% mỗi năm cho các vị trí với mức lương ở trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

ToCoToCo lỗ 3 năm liền, chật vật trước các chuỗi trà sữa Trung Quốc giá rẻ như Mixue hay Cotti

Nikkei Asia dẫn nguồn tin cho biết tính đến hết năm ngoái, chuỗi cửa hàng trà sữa ToCoToCo đã thua lỗ ba năm liên tiếp. Chuỗi này có mặt trên thị trường từ rất sớm (2013) tuy nhiên gần đây đã bị áp đảo bởi sự cạnh tranh từ các thương hiệu Trung Quốc giá rẻ.

Trong bối cảnh đó, ToCoToCo buộc phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh và mở rộng mạng lưới lên khoảng 700 cửa hàng. Tuy nhiên, thực tế vẫn khó thu hút khi người tiêu dùng trẻ ưu tiên lựa chọn những thương hiệu khác.

Các chuỗi đồ ăn và đồ uống giá rẻ đến từ Trung Quốc như Mixue hay Haidilao đang mở rộng mạnh mẽ tại Việt Nam. Những cửa hàng này thu hút giới trẻ nhờ giá cả phải chăng, tuy nhiên ngày càng xuất hiện những lo lắng về việc chuỗi Trung Quốc tác động tới việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

“Tôi đến đây thường xuyên vì giá rẻ”, một nữ sinh viên đại học chia sẻ tại một cửa hàng Mixue ở Hà Nội. Mixue đã trở thành điểm đến quen thuộc của học sinh, sinh viên sau mỗi giờ học.

Một nhân viên cho biết cửa hàng bán trung bình 500 ly mỗi ngày, và có khi hơn 1.000 ly vào những ngày đông khách. Món bán chạy nhất là trà chanh nha đam, có giá 17.000 đồng. Các món đồ uống tại Mixue thường rẻ hơn từ 30% đến 50% so với các chuỗi lớn trong nước như ToCoToCo.

Mixue vào Việt Nam từ năm 2018, bắt đầu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Nhờ mô hình nhượng quyền, đến năm 2023, số lượng cửa hàng của họ đã vượt 1.000.

Thành công tại Việt Nam tạo đà cho Mixue mở cửa hàng đầu tiên tại Indonesia hai năm sau đó. Hiện họ có hơn 2.400 cửa hàng tại xứ sở vạn đảo. Họ cũng có hơn 150 cửa hàng tại Malaysia và đang mở rộng ở Thái Lan và Philippines. Trên toàn cầu, Mixue đã vượt mốc 36.000 cửa hàng.

Bí quyết giá rẻ của Mixue là sản xuất hàng loạt nguyên liệu thô tại Trung Quốc. Một nhân viên Mixue cho biết các nguyên liệu như trà và kem sữa đều được sản xuất bởi một công ty con tại Trung Quốc và sau đó xuất khẩu .

Các chuỗi cửa hàng đến từ Trung Quốc khác cũng đang có những bước tiến tương tự. Cotti Coffee, một chuỗi cà phê  của Trung Quốc, đã vào Việt Nam vào tháng 12/2023. Một ly trà cỡ vừa có giá khoảng 30.000 đồng, rẻ hơn so với 50.000 đồng ở Cafe Amazon, chuỗi cà phê lớn nhất Thái Lan đã vào Việt Nam từ tháng 10/2020.

Cotti đã mở rộng nhanh chóng với khoảng 7.000 cửa hàng tại Trung Quốc kể từ khi ra mắt năm 2022 và đang là nhân tố chính trong cuộc cạnh tranh về giá cả.

Chuỗi lẩu Haidilao cũng đang phát triển mạnh. Đến cuối tháng 12, Haidilao đã có 70 cửa hàng tại Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Khách hàng còn được hưởng các dịch vụ miễn phí nổi tiếng của công ty trong khi chờ đợi, như đồ ăn nhẹ, kem và cả dịch vụ làm móng.

“Kinh tế Trung Quốc suy thoái sẽ tiếp tục thúc đẩy các chuỗi cửa hàng mở rộng sang Đông Nam Á”, ông Yuji Kato từ Viện Nghiên cứu Nomura Thái Lan cho biết.

Các thương hiệu thực phẩm và đồ uống Trung Quốc đang đối mặt với áp lực giảm phát trong nước, buộc họ phải giảm giá. Với dự báo thị trường trong nước sẽ thu hẹp trong tương lai do tỷ lệ sinh giảm, các công ty này ngày càng chú trọng đến thị trường Đông Nam Á đang phát triển.

Song song, một số người lo ngại rằng các thương hiệu Trung Quốc giá rẻ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) trong nước. Ông Charoen Kaowsuksai, Chủ tịch phân ngành thực phẩm và đồ uống tại Liên đoàn Các ngành công nghiệp Thái Lan, cho biết sự gia tăng nhanh chóng của các chuỗi cửa hàng Trung Quốc giá rẻ sẽ gây thiệt hại cho các nhà hàng địa phương.

Tại thị trường Đông Nam Á nói chung, mối lo ngại về việc Trung Quốc xuất khẩu giảm phát thông qua hàng hóa giá rẻ ngày càng gia tăng. Xe điện Trung Quốc đang tràn vào Thái Lan và thép cùng các mặt hàng tiêu dùng khác từ Trung Quốc cũng đang được xuất khẩu quá mức.

Tháng 8, Indonesia đã tăng thuế đối với các sản phẩm dệt may và một số hàng hóa khác, với đối tượng chính là các sản phẩm từ Trung Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh

Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ Uniqlo tăng cao kỷ lục

Nhu cầu tại thị trường quốc tế và đồng yen yếu giúp Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo) đạt lợi nhuận hoạt động 500 tỷ yen (3,55 tỷ USD) trong một năm. Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ Uniqlo tăng cao kỷ lục.

Fast Retailing – công ty mẹ thương hiệu bán lẻ thời trang Uniqlo – hôm 10/10 công bố doanh thu đạt 3.100 tỷ yen (20 tỷ USD) trong năm kết thúc vào tháng 8/2024. Số liệu này tăng 12% so với năm trước đó và lần đầu tiên vượt mốc 3.000 tỷ yen.

Lợi nhuận hoạt động là 500 tỷ yen (3,55 tỷ USD), tăng 31% so với năm trước đó. Con số này cao hơn dự báo của chính Fast Retailing và các nhà phân tích trong khảo sát của hãng dịch vụ tài chính LSEG. Đây là năm thứ 3 liên tiếp công ty Nhật Bản ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục.

CEO Tadashi Yanai cho biết công ty đặt mục tiêu thống trị các thị trường phương Tây, để nâng doanh thu lên trên 10.000 tỷ yen. “Nếu muốn là thương hiệu toàn cầu hàng đầu thực sự, chúng tôi sẽ phải trở thành cái tên số một ở cả Bắc Mỹ và châu Âu”, ông nói.

Yanai từ lâu đã muốn biến Fast Retailing thành chuỗi bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới. Ông cho biết sau đại dịch, người tiêu dùng hiện tập trung hơn vào sản phẩm có giá trị sử dụng, thay vì hàng xa xỉ. Xu hướng này đã hỗ trợ Uniqlo thời gian qua.

Vài năm gần đây, Fast Retailing cũng hưởng lợi từ đồng yen yếu. Sự bùng nổ của ngành du lịch Nhật Bản khiến doanh số Uniqlo trong nước tăng lên. Doanh thu của hãng tại các thị trường phương Tây cũng cao hơn khi đổi sang nội tệ. Biên lợi nhuận hoạt động cũng cải thiện, đạt ít nhất 15% tại tất cả thị trường quốc tế, nhờ thương hiệu có độ nhận diện cao hơn, Giám đốc Tài chính Takeshi Okazaki cho biết.

Doanh thu của Uniqlo tại Bắc Mỹ tăng 33%, tại châu Âu tăng 44,5%. Mức tăng ở châu Á chỉ là 20% và Trung Quốc là 9,2%.

Fast Retailing đang đóng bớt cửa hàng ở Trung Quốc – nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức thời gian qua. Đây là thị trường nước ngoài lớn nhất của họ. Với hơn 900 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục, kết quả kinh doanh của Fast Retailing từ lâu còn được coi là hàn thử biểu cho ngành bán lẻ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

YouTube nói nền tảng không cố tình ẩn nút bỏ qua quảng cáo

YouTube đang đối mặt với những cáo buộc từ một số người dùng khi cho rằng công ty này cố tình ẩn nút bỏ qua quảng cáo.

Theo Neowin, phản ánh từ một số người dùng cho biết YouTube đã chặn nút bỏ qua quảng cáo bằng các hình chữ nhật màu đen nhằm buộc họ phải xem toàn bộ nội dung quảng cáo. Điều này gây ra nhiều khó chịu cho những người dùng chấp nhận xem quảng cáo để được tiếp cận các nội dung miễn phí trên dịch vụ mà không cần phải đăng ký YouTube Premium với một khoản phí hằng tháng.

Phản ứng của YouTube

Trước những cáo buộc này, người phát ngôn của YouTube, Oluwa Falodun, đã lên tiếng phủ nhận khi khẳng định với The Verge rằng: “YouTube không ẩn nút bỏ qua quảng cáo. Đối với các quảng cáo có thể bỏ qua, nút này sẽ xuất hiện sau 5 giây phát lại giống như thường lệ”.

Phát ngôn viên này cũng cho biết YouTube đang thực hiện một số thay đổi trong cách hiển thị quảng cáo nhằm tạo điều kiện cho người xem tương tác tốt hơn. Ông nhấn mạnh rằng người dùng trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động sẽ thấy bộ đếm thời gian đếm ngược để bỏ qua quảng cáo được xuất hiện dưới dạng thanh tiến trình ở cuối màn hình.

Trong bối cảnh YouTube gia tăng số lượng quảng cáo, dịch vụ phát trực tuyến của Google cũng đang thực hiện những nỗ lực nhằm chống lại các trình chặn quảng cáo. Thậm chí nội dung quảng cáo cũng xuất hiện ngay cả khi video được người dùng tạm dừng. Dẫu vậy, công ty vẫn giữ nút bỏ qua quảng cáo sau một khoảng thời gian xuất hiện trên màn hình.

Nếu không muốn xem quảng cáo khi thưởng thức nội dung yêu thích trên YouTube, người dùng có thể xem xét việc đăng ký YouTube Premium. Tuy nhiên, công ty gần đây tăng giá gói đăng ký, có thể trở thành rào cản đối với nhiều người dùng thông thường không muốn chi tiền chỉ để tránh bị làm phiền bởi các quảng cáo.

Gen Z sợ mất việc

Trong bối cảnh thị trường lao động biến động, Gen Z (sinh năm 1997-2012) trở thành nhóm đối tượng lo lắng nhất về nguy cơ mất việc, theo báo cáo mới từ Hiệp hội Nhân sự Mỹ.

Khảo sát trên khoảng 2.000 lao động Mỹ cho thấy 37% người thuộc Gen Z lo sợ bị sa thải vào cuối năm nay, cao hơn đáng kể so với các thế hệ khác.

Cụ thể, tỷ lệ này ở thế hệ Millennials (sinh năm 1981-1996) và Gen X (sinh năm 1965-1980) gần bằng nhau là 35%, trong khi chỉ 11% thế hệ Baby Boomers (sinh năm 1946-1964) bày tỏ mối lo ngại tương tự.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng 40% người lao động cho biết các khoản nợ đang ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp, theo Newsweek.

Chuyên gia tài chính Kevin Thompson, nhà sáng lập kiêm CEO của 9i Capital Group, cho rằng Gen Z đang phải đối mặt với thách thức kép: nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và thị trường lao động biến động.

“Thế hệ này đã quen với sự linh hoạt trong công việc, họ có xu hướng ưu tiên làm việc từ xa và cân bằng giữa công việc, cuộc sống”, Thompson nói.

Theo ông, sự thay đổi trong chính sách tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp Mỹ khiến không ít người lao động, đặc biệt là Gen Z, phải đứng trước những quyết định khó khăn. Xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc trực tiếp sau thời gian dài làm việc từ xa có thể dẫn đến sóng sa thải nhân viên không sẵn sàng thích ứng.

Một số công ty đã tuyển dụng quá nhiều trong thời kỳ đại dịch và việc sa thải là điều khó tránh khỏi khi họ điều chỉnh lại hoạt động.

Tuy nhiên, Thompson nhận định nỗi sợ hãi của Gen Z có thể hơi quá mức.

“Nhiều công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp mới đang được tạo ra bởi chính những người đồng trang lứa của họ”, Thompson nói.

Ông cho rằng thách thức lớn nhất của Gen Z là định nghĩa lại cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Văn hoá “cày cuốc” nhiều năm nhưng không được công nhận từ thời cha mẹ không còn phù hợp với thế hệ này. Họ muốn công việc mang lại ý nghĩa và tạo ra sự khác biệt.

“Những lo ngại của Gen Z về nguy cơ mất việc hoàn toàn có cơ sở thực tế”, chuyên gia tư vấn nhân sự Bryan Driscoll khẳng định.

Khác với thế hệ Baby Boomers, những người được hưởng lợi từ thị trường việc làm ổn định và sự bảo vệ lao động mạnh mẽ, Gen Z gia nhập thị trường lao động trong bối cảnh bất ổn và thiếu những “bệ đỡ” cần thiết.

“Thế hệ này đang phải đối mặt với một hệ thống ưu tiên lợi nhuận hơn con người, nơi sa thải và tái cơ cấu là chuyện thường tình”, Driscoll nói.

Ngoài ra, Gen Z còn gánh áp lực lớn từ các khoản nợ, chủ yếu là nợ sinh viên. Gánh nặng tài chính khiến họ khó tích lũy, đầu tư và càng gia tăng cảm giác bất an.

“Nợ nần đang định hình cuộc sống và sự nghiệp của người lao động Mỹ… Mức nợ cá nhân cao dẫn đến căng thẳng, điểm tín dụng xấu, hạn chế khả năng phát triển và giảm chất lượng cuộc sống”, ông Richard Wahlquist, CEO Hiệp hội Nhân sự Mỹ, nhận định.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc mất việc làm càng đẩy Gen Z vào tình thế bấp bênh. Theo một nghiên cứu của Experian, trung bình mỗi người thuộc Gen Z tại Mỹ đang gánh khoản nợ khoảng 16.000 USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Người dùng Shorts hiện đã có thể đăng video dài tới 3 phút

Trong một động thái được cho là cạnh tranh trực tiếp với TikTok, YouTube vừa công bố tăng thời lượng cho YouTube Shorts.

Viết trên blog chính thức, YouTube thông báo một loạt cập nhật quan trọng cho định dạng video ngắn YouTube Shorts, nổi bật là tăng độ dài tối đa của video từ 60 giây lên 3 phút kể từ ngày 15.10.2024.

Ông Todd Sherman, Giám đốc quản lý sản phẩm YouTube Shorts nói tính năng này được nhiều nhà sáng tạo nội dung yêu cầu nhằm tạo ra những câu chuyện hấp dẫn và sâu sắc hơn trên nền tảng Shorts. Thay đổi này áp dụng cho các video có tỷ lệ khung hình vuông hoặc dọc, không ảnh hưởng đến các video được đăng trước thời điểm công bố.

Việc mở rộng độ dài video này cho phép YouTube cạnh tranh trực tiếp với TikTok, khi TikTok đã cho phép video dài tới 3 phút từ năm 2021 và hiện đã kéo dài đến 60 phút. YouTube cũng hứa hẹn sẽ cải thiện hệ thống gợi ý nội dung trong những tháng tới để tối ưu hóa việc hiển thị các video Shorts dài hơn.

Bên cạnh đó YouTube cũng giới thiệu tính năng bản mẫu (template), giúp các nhà sáng tạo nội dung có thể dễ dàng bắt kịp các xu hướng thịnh hành bằng cách nhấn vào nút ‘Remix’ trên video Shorts và chọn ‘Use this template’. Trong vài tháng tới, tính năng này sẽ cho phép người dùng lấy các đoạn video từ nhiều nguồn khác nhau trên YouTube để tạo ra nội dung sáng tạo hơn. YouTube cũng hứa hẹn tích hợp AI tạo sinh từ Google DeepMind vào Shorts để các nhà sáng tạo có thể thêm các phông nền và hiệu ứng độc đáo vào video.

YouTube cũng ra mắt trang xu hướng Shorts trên ứng dụng dành cho thiết bị di động giúp người xem dễ dàng khám phá các nội dung đang thịnh hành tại quốc gia của mình. Người xem video cũng sẽ sớm có thể xem trước các bình luận trực tiếp từ luồng Shorts mà không cần phải mở phần bình luận. Với người không thích nội dung Shorts, YouTube đưa ra tùy chọn “Hiển thị ít Shorts hơn” nằm trong biểu tượng ba chấm trên giao diện Shorts.

Theo ông Sundar Pichai – CEO Alphabet – YouTube Shorts đang có hơn 2 tỉ người dùng đăng nhập mỗi tháng, tăng mạnh so với 1,5 tỉ vào năm 2023. Những đổi mới này cho thấy YouTube không chỉ đẩy mạnh định dạng video ngắn mà còn tìm cách duy trì sự cạnh tranh với các đối thủ bằng cách hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung với nhiều công cụ sáng tạo mới.

Lợi nhuận của doanh nghiệp chuyên sản xuất bia 333 và Sài Gòn Lager giảm mạnh

CTCP Bia – Nước giải khát Sài Gòn – Tây Đô là đơn vị thành viên của Sabeco, chuyên sản xuất bia và mạch nha ủ men bia với các sản phẩm chủ lực là bia 333, Sài Gòn Export, Sài Gòn Lager.

CTCP Bia – Nước giải khát Sài Gòn – Tây Đô (Mã: STD) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III với doanh thu thuần hơn 70 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn, lãi gộp gần 5 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

Kỳ này, doanh thu tài chính của công ty giảm 40% xuống 3 tỷ đồng do lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm.

Bên cạnh đó, các chi phí hoạt động như quản lý doanh nghiệp, bán hàng đều tăng khiến lợi nhuận sau thuế của STD giảm 79% xuống 240 triệu đồng. 

Tính chung 9 tháng đầu năm, STD ghi nhận 221 tỷ đồng doanh thu thuần và 1,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 3%, 86% so với cùng kỳ.

Năm 2024, công ty lên kế hoạch 305 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2 tỷ đồng, lần lượt giảm 4% và 83% so với cùng kỳ. Như vậy, sau ba quý, STD thực hiện được 70% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của STD khoảng 394 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Chiếm phần lớn tài sản của công ty (58%) là khoản tiền, tiền gửi ngân hàng với 227 đồng. 9 tháng đầu năm nay, STD thu về hơn 8 tỷ đồng lãi tiền gửi.

Tính đến cuối quý III, tổng nợ vay của STD hơn 69 tỷ đồng, hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 271 tỷ đồng, trong đó có 8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

STD là đơn vị thành viên của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – Mã: SAB). Sabeco đang nắm 29,47% quyền sở hữu và 34,92% quyền biểu quyết tại đây.

Hiện tại, STD chuyên sản xuất bia và mạch nha ủ men bia với các sản phẩm chủ lực là bia 333, Sài Gòn Export, Sài Gòn Lager.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp và Kinh doanh

CEO Grab Việt Nam: Không đối thủ nào sao chép được Grab

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho biết đã tìm ra công thức để phát triển bền vững, đồng thời tự tin không đối thủ nào có thể sao chép siêu ứng dụng này.

Grab vừa kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam với tuyên bố đang có lượng người dùng lớn nhất từ trước đến nay.

Siêu ứng dụng này không đưa ra con số cụ thể, nhưng cho biết đang có hàng triệu người dùng, đối tác tài xế và thương nhân tại Việt Nam sử dụng nền tảng cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Động thái của Grab gây chú ý bởi ngành gọi xe công nghệ nói riêng và ứng dụng công nghệ nói chung đang đối diện nhiều thách thức. Trong khi người dùng vẫn mang tâm lý thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách báo cáo những kết quả kinh doanh tích cực để làm hài lòng giới đầu tư.

Grab đang có gì?

Thực tế, thị trường Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn đã chứng kiến sự rời đi của Baemin và Gojek, nhưng đồng thời lại ghi nhận sự nổi lên của các nền tảng nội địa như be và Xanh SM.

Đáng nói, các ứng dụng thuần Việt dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã dần lấy đi không ít thị phần của các tên tuổi quốc tế trong những năm qua.

Be và Xanh SM, dưới sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư lớn phía sau, đang được một bộ phận người tiêu dùng ủng hộ nhờ câu chuyện thương hiệu của người Việt Nam. Chưa kể, Xanh SM còn đi đầu trong việc sử dụng xe điện.

Về khả năng duy trì vị thế của Grab, ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam khẳng định sức cạnh tranh của một nền tảng được quyết định bởi nhiều yếu tố hơn là nguồn gốc, ví dụ như sứ mệnh, tầm nhìn, hay tính hiệu quả trong hoạt động…

Ông nói rằng doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường và sẽ tiếp tục phát triển một cách bền vững.

“Chúng tôi ngày càng có thêm người dùng mới. Ngay cả ở thời điểm hiện tại khi bối cảnh cạnh tranh thay đổi, chúng tôi vẫn ghi nhận tỷ lệ thâm nhập cao nhất từ cả góc độ người dùng lẫn đối tác”, ông Alejandro nhấn mạnh.

Theo ông Alejandro, dù các nền tảng đối thủ được tạo nên bởi người Việt, Grab vẫn tự tin về tính bản địa của mình.

“Tôi và đội ngũ đã đi khắp Việt Nam trong vài tháng qua để lắng nghe các đối tác tài xế và thương nhân. Họ phàn nàn với tôi về nhiều vấn đề khác nhau, đó là cơ sở để chúng tôi cải tiến các công nghệ và dịch vụ. Điều đó giúp chúng tôi luôn siêu bản địa và đáp ứng tối đa các nhu cầu của thị trường”, ông chia sẻ.

Bên cạnh đó, vị CEO cho rằng lợi thế riêng biệt nhất của Grab là hệ sinh thái siêu ứng dụng. Từ phía nền tảng, điều đó cho phép Grab tối ưu chi phí thu hút người dùng mới so với các đối thủ.

Trong khi đó, ở góc độ nguồn thu, ông cho rằng với hơn 15 dịch vụ Grab đang cung cấp, người dùng luôn có lý do để mở ứng dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Kể cả khi một người đang gọi xe qua Grab, ứng dụng cũng sẽ thông báo ưu đãi trên GrabFood để thúc đẩy người này đặt đồ ăn.

Và thực tế, ông Alejandro cho biết tần suất sử dụng Grab của người Việt Nam đang tăng dần theo thời gian.

Hiện tại, vị CEO cho hay nền tảng đang tiếp tục khai thác những lợi thế của hệ sinh thái và tìm những cách tốt hơn để liên kết tất cả dịch vụ. Ví dụ, thông qua việc cung cấp voucher ăn tại nhà hàng, Grab cũng cho người dùng thêm lý do để sử dụng GrabBike, GrabCar.

“Các tính năng này tận dụng rất nhiều thế mạnh của một siêu ứng dụng, khi các dịch vụ bổ trợ lẫn nhau. Đó là yếu tố thực sự quan trọng cho thành công của chúng tôi, cho dù đối thủ là một ứng dụng gọi đồ ăn, gọi xe công nghệ hay là một siêu ứng dụng đầy tham vọng khác”, CEO Grab Việt Nam chia sẻ.

Mặt khác, ông cũng khẳng định việc tích hợp tất cả dịch vụ trong một siêu ứng dụng không hề đơn giản. “Chúng tôi đã mất 10 năm, và thậm chí hơn thế nữa, để phát triển, đổi mới các công nghệ và nỗ lực cá nhân hóa. Bất kỳ ai cũng rất khó để sao chép”, ông nhấn mạnh.

Không còn ưu tiên “đốt tiền” để khuyến mại

Nói về việc nhiều ứng dụng phải rời thị trường Việt Nam, vị CEO cho biết thị trường sẽ luôn có những thương hiệu và nền tảng xuất hiện rồi lại biến mất. Đó là minh chứng cho thấy rất khó để một nền tảng công nghệ tăng trưởng bền vững trên quy mô lớn.

Nhiều đơn vị đã tham gia thị trường và “đốt tiền” để khuyến mại nhằm mở rộng quy mô, tuy nhiên ông cho biết đây không còn là định hướng của Grab.

Đốt tiền để khuyến mại đã không còn là ưu tiên của chúng tôi trong một thời gian dài, vì chúng tôi khá tự tin rằng mình đã xây dựng được đúng cỗ máy

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam

“Đốt tiền để khuyến mại đã không còn là ưu tiên của chúng tôi trong một thời gian dài, vì chúng tôi khá tự tin rằng mình đã xây dựng được đúng cỗ máy, mang đến giá trị cho các đối tác và người dùng ngoài việc khuyến mại”, ông Alejandro nói.

Theo ông, điều này không có nghĩa là Grab không khuyến mại nữa, mà nền tảng khuyến mại một cách thông minh hơn. Từ năm ngoái, Grab bắt đầu đưa ra chiến lược “giá hợp lý” với nhiều lựa chọn về giá cho người dùng, trong khi giúp tài xế cải thiện năng suất.

“Kể cả khi chúng tôi làm vậy, người dùng vẫn ở đó, chúng tôi đang có được tỷ lệ người dùng cao nhất từ trước đến nay. Đến cuối cùng, mọi người sẽ quan tâm đến giá trị của trải nghiệm, tức là chất lượng và giá cả. Đó cũng là công thức của chúng tôi để phát triển bền vững”, CEO Grab Việt Nam chia sẻ.

Dù liên tục nhấn mạnh “đã tìm ra công thức”, ông Alejandro vẫn từ chối trả lời về thời điểm Grab có thể báo lãi tại Việt Nam. Thay vào đó, ông nhấn mạnh mục tiêu là trở thành một doanh nghiệp “phát triển bền vững”, và đội ngũ của ông “luôn thực hiện điều đó một cách cẩn thận”.

Theo ông Alejandro, Việt Nam là thị trường rất quan trọng đối với Grab. Đây là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và Chính phủ cũng đang đặt nhiều mục tiêu tham vọng trong quá trình chuyển đổi số. Grab đồng thời nhìn thấy dư địa tăng trưởng ở các địa phương bên ngoài các thành phố lớn.

Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là những dự án lớn như các tuyến metro nội thành, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, hay các sân bay… ông cho rằng người Việt Nam sẽ thay đổi phương thức di chuyển hàng ngày. Khi đó, Grab có thể tham gia hỗ trợ nhu cầu di chuyển từ nhà đến các trạm giao thông này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Doanh nghiệp Việt ứng phó ra sao trước làn sóng thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh để tăng sức chống chịu trước sự đổ bộ của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc.

Đơn hàng từ nước ngoài chiếm 80% doanh thu hàng tháng của Poong Craft qua gian hàng trực tuyến Shopee. Chủ gian hàng, chị Trần Thị Tuyết Hoa nói nhờ thương mại điện tử, những bông hoa đan móc thủ công của chị đã được xuất khẩu sang Singapore, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc).

Theo Tech in Asia, nhờ các nền tảng thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada, những rào cản gia nhập cho người bán ở Đông Nam Á đã được giảm bớt. Điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực mở rộng ra thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, điều Hoa luôn lo ngại là sự cạnh tranh từ các sản phẩm Trung Quốc tương tự. “Chúng thường có giá thấp hơn rất nhiều, đôi khi chỉ bằng một nửa giá sản phẩm của tôi”, Hoa nói.

Báo cáo của Deloitte năm nay cho thấy, các nhà bán hàng trực tuyến xuyên biên giới trên toàn cầu đang coi các thị trường mới nổi như “mỏ vàng” mới, và Đông Nam Á là một trong những mục tiêu chính.

“Mỏ vàng” bị bỏ lỡ

Dù vậy, các chuyên gia trong ngành cho rằng, những người bán hàng ở Đông Nam Á khi vươn ra thị trường quốc tế vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các thách thức này bao gồm sự cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, quy định nghiêm ngặt từ các nước khác, chi phí vận hành tăng cao và các yêu cầu ngày càng khắt khe từ các nền tảng.

Theo Deloitte, 38,5% doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đã thâm nhập thị trường Đông Nam Á, trong đó có các tên tuổi lớn như TikTok Shop, Shein và Temu.

Những nền tảng lớn này, cùng với Shopee và Lazada, thường áp dụng mô hình quản lý toàn diện để hỗ trợ người bán trong các khâu như vận chuyển, thông quan và thanh toán.

“Phương pháp này giúp giảm thiểu rủi ro vận hành, cho phép người bán mở rộng quốc tế mà không cần lập văn phòng nước ngoài hay quản lý chuỗi cung ứng phức tạp,” Zhou Junjie, Giám đốc Thương mại Shopee, cho biết.

Shopee lần đầu tiên ra mắt nền tảng dành cho các nhà bán hàng xuyên biên giới tại Đông Nam Á vào năm 2019. Nền tảng này bắt đầu từ Malaysia và sau đó mở rộng sang Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Riêng tại Việt Nam, nền tảng này đã thúc đẩy doanh số bán hàng quốc tế tăng gấp 8 lần kể từ năm 2022, với hơn 350.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cùng 1.000 thương hiệu trong nước tiếp cận các thị trường ASEAN thông qua Shopee.

Từ tháng 8, nền tảng mua sắm Taobao của Trung Quốc đã cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế miễn phí đối với các đơn hàng quần áo cho người mua sắm tại Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Macau. Chương trình này cũng bao gồm chi phí trả hàng và hướng dẫn các mặt hàng trả về kho toàn cầu của Taobao, giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà bán hàng xuyên biên giới.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Đông Nam Á cũng đang mở rộng sự hiện diện trong khu vực. Crosify, một công ty Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ bán tại Mỹ, Canada và Australia, có kế hoạch đưa thương hiệu đồ chơi giáo dục Kalotoys trở lại Việt Nam và mở rộng sang Malaysia và Thái Lan trong vài năm tới.

“Tôi tin rằng Đông Nam Á sẽ là trung tâm tăng trưởng toàn cầu trong 10 năm tới nhờ cơ cấu dân số trẻ, thu nhập khả dụng tăng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế đáng kể”, ông Đồng Đức Thành, đồng sáng lập Crosify, chia sẻ. “Việc thiếu vắng các thương hiệu lớn trong lĩnh vực đồ chơi giáo dục cũng tạo ra cơ hội tốt để chúng tôi xâm nhập và xây dựng độ nhận diện cao trong thị trường này”.

Giống như ông Thành, 68% lãnh đạo doanh nghiệp cũng xác định Đông Nam Á là khu vực có tiềm năng tăng trưởng triển vọng nhất, theo một cuộc khảo sát khác được thực hiện bởi dịch vụ vận chuyển FedEx Express.

“Niềm lạc quan này được thúc đẩy bởi các hiệp định thương mại khu vực và song phương ngày càng gia tăng, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại xuyên biên giới,” bà Kawal Preet, Chủ tịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương của FedEx, nhận định.

Mải mê với Âu – Mỹ

Mặc dù Đông Nam Á mang lại nhiều cơ hội, các nhà bán hàng và nhà sản xuất trong khu vực vẫn có xu hướng tập trung vào các thị trường thương mại điện tử lớn tại Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á.

Ông Thành cho biết, trong vòng 5 năm tới, trọng tâm phát triển và nguồn thu chính của công ty vẫn sẽ là từ thị trường Mỹ, vì thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á vẫn chưa phát triển đến mức độ tương tự.

Theo ước tính của eMarketer vào năm 2023, mặc dù dẫn đầu thế giới về tăng trưởng bán lẻ và thương mại điện tử, Đông Nam Á chỉ đạt mức thâm nhập thương mại điện tử khoảng 10%, so với mức trung bình toàn cầu là 18,9% vào năm 2022.

Ông Roy Wan, Nhà sáng lập kiêm CEO Return Helper – một công ty cung cấp dịch vụ hậu cần và quản lý hàng trả trên toàn cầu, cho biết, các nhà bán hàng Đông Nam Á có thể dễ dàng bán hàng trong khu vực hơn. Tuy nhiên, “họ vẫn muốn nhắm đến thị trường Mỹ hoặc Trung Quốc” vì đây là những thị trường lớn hơn.

Ông cũng nhận xét rằng các thương hiệu Đông Nam Á thường gặp khó khăn với chi phí vận chuyển cao và thời gian giao hàng dài khi phục vụ khách hàng ở phương Tây. Trong khi đó, các đối thủ Trung Quốc có lợi thế nhờ hệ thống logistics hiệu quả, giúp giao hàng đến Mỹ nhanh hơn gấp ba lần so với các công ty từ Thái Lan hoặc Malaysia.

Nhiều nhà bán hàng trong khu vực vì vậy đã chọn cách nhập hàng từ Trung Quốc, đặt sản xuất tại đây và gửi trực tiếp đến khách hàng quốc tế, không cần vận chuyển hàng về nước.

Mối đe doạ lớn dần

Ông Damien Yeo, chuyên gia phân tích từ BMI thuộc Fitch Solutions, giải thích: “Hiện nay không có trung tâm sản xuất nào khác có thể cung cấp mức độ quy mô và chất lượng như Trung Quốc, từ giá cả, chất lượng đến sự đa dạng sản phẩm.”

Ông Li Jianggan, CEO Momentum Works nhận định rằng Đông Nam Á đã trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng tiêu dùng Trung Quốc nhờ vào khoảng cách gần.

Thương mại điện tử đã giúp tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, với các nền tảng như Shein, AliExpress, TikTok Shop và Temu đang mở rộng mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo hải quan Trung Quốc, giá trị xuất nhập khẩu qua các nền tảng kỹ thuật số của nước này đạt 2.400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 339 tỷ USD) trong năm 2023, tăng 15,6% so với năm trước.

Một khảo sát của Statista thực hiện tại 41 quốc gia trong năm 2023 cho thấy, 37% người tiêu dùng chọn các trang thương mại điện tử của Trung Quốc khi mua sắm trực tuyến từ nước ngoài. Trung Quốc cũng được xem là thị trường hàng đầu trong các giao dịch mua sắm xuyên biên giới tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh và Nhật Bản.

Ông Li cũng chia sẻ rằng các nhà bán hàng Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc bán các sản phẩm tiêu dùng tiêu chuẩn hóa cho thị trường phương Tây. Trong khi đó, các doanh nghiệp Đông Nam Á lại có lợi thế trong việc bán các sản phẩm ngách, dù hệ thống hỗ trợ của họ còn hạn chế.

Hướng đi cho nhà bán Việt

Tuy nhiên, lợi thế của Trung Quốc có thể gặp rủi ro nếu các mức thuế nhập khẩu bổ sung và các chính sách trả đũa khác được áp dụng trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài.

Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước Đông Nam Á, đang áp dụng hoặc cân nhắc áp thêm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ, như các đơn hàng từ thương mại điện tử. Biện pháp này chủ yếu nhằm giảm bớt sự xâm nhập của các sản phẩm kém chất lượng từ Trung Quốc và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà bán lẻ trực tuyến.

Ông Li nhận xét: “Đây là một xu hướng tích cực khi các nhà hoạch định chính sách đang hướng tới những quyết định chủ động và cân bằng hơn, thay vì phản ứng đơn thuần theo xu hướng”. Ông kỳ vọng các cơ quan chức năng sẽ dành thời gian để hiểu rõ hơn về sự vận hành của các phân khúc thị trường khác nhau và đưa ra các quyết định phù hợp hơn.

Ông nói thêm: “Điều này sẽ giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn với các mức giá khác nhau, đồng thời giúp các ngành công nghiệp trong nước trở nên cạnh tranh hơn, cả trong nước và trên thị trường quốc tế”.

Trong khi đó ông Thành – CEO Crosify, nhận thấy cần phải đầu tư thêm vào nghiên cứu, phát triển, kiểm tra và tùy chỉnh sản phẩm để có thể cạnh tranh với các đối thủ đến từ Trung Quốc, nơi có nhiều nhà sản xuất đồ chơi.

Ông tin rằng lợi thế của Crosify nằm ở khả năng tạo ra các sản phẩm chất lượng với giá hợp lý nhờ vào lực lượng lao động có tay nghề cao và chi phí sản xuất thủ công thấp hơn tại Việt Nam.

“Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là thay thế Trung Quốc trong việc sản xuất hàng hóa kém chất lượng. Giống như Nhật Bản và Hàn Quốc, chúng tôi phải hướng tới việc phát triển các sản phẩm ‘Made in Vietnam’ với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh”, ông Thành nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Thương hiệu nào đang thống lĩnh mảng thức ăn nhanh tại Việt Nam

Dù doanh thu các chuỗi đồ ăn nhanh đạt hàng trăm tỷ đồng và đi lên qua từng năm, nhiều “ông lớn” vẫn rơi vào cảnh lỗ nặng, hoặc có lãi thì biên lợi nhuận cũng rất thấp.

Gần đây, McDonald’s và Burger King lần lượt thông báo đóng cửa các chi nhánh lâu năm tại trung tâm quận 1, TP.HCM.

Màn “rút lui” của các chuỗi thức ăn nhanh khỏi các mặt bằng đắc địa không chỉ phản ánh sự thay đổi trong chiến lược phát triển, mà còn là minh chứng cho cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành F&B.

Doanh thu trăm, nghìn tỷ vẫn lỗ

Năm 2014, McDonald’s lần đầu hiện diện tại Việt Nam thông qua đơn vị nhượng quyền là CTCP Good Day Hospitality do ông Nguyễn Bảo Hoàng làm CEO.

Dù đã thành công tại Mỹ – cái nôi của ngành thức ăn nhanh, McDonald’s vẫn đang “đau đầu” giải quyết bài toán lợi nhuận sau gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam.

Đặt mục tiêu 100 cửa hàng trong 1 thập kỷ nhưng McDonald’s hiện chỉ sở hữu 35 chi nhánh, tập trung chủ yếu ở TP.HCM và Hà Nội. Theo dữ liệu của Vietdata, doanh thu năm 2022 của McDonald’s đạt hơn 650 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản lỗ ở mức cao nhất ngành, lên tới 100 tỷ đồng.

Dẫn đầu doanh thu ngành đồ ăn nhanh tại Việt Nam hiện nay là Lotteria, thương hiệu thuộc Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc).

Tham gia thị trường từ năm 1998, Lotteria đã phủ sóng 52 tỉnh thành với gần 250 cơ sở và ghi nhận doanh thu tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2020-2022, đạt hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Tuy nhiên, dù được hậu thuẫn bởi một trong những tập đoàn lớn nhất “xứ sở kim chi”, thương hiệu này vẫn phải đối mặt với khoản lỗ hơn 14 tỷ đồng. Dĩ nhiên, kết quả này đã cải thiện 90% so với cùng kỳ 2 năm trước đó.

Trong khi đó, các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng khác như Burger King, Domino’s Pizza và Gà rán Popeyes đang được Công ty TNHH DV Thực phẩm và Giải khát Việt Nam (VFBS) nhận quyền kinh doanh tại Việt Nam.

Đây là công ty thuộc Tập đoàn Imexpan Pacific của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Bên cạnh các thương hiệu kể trên, VFBS cũng tự xây dựng và phát triển một số thương hiệu riêng như Big Bowl, Saigon Café.Bar.Kitchen, HaNoi Café.Bar.Kitchen…

Dù vậy, Vietdata ghi nhận doanh thu của VFBS chỉ dao động nhẹ quanh mức 650 tỷ đồng trong 2 năm 2020 và 2021. Đến 2022, chỉ số này tăng mạnh lên gần 920 tỷ đồng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn trong tình trạng thua lỗ, dù khoản lỗ đã thu hẹp đáng kể từ mức 102 tỷ đồng năm 2021 về còn lỗ 19 tỷ đồng năm 2022.

Biên lợi nhuận vài phần trăm

Trên thị trường Việt Nam, KFC là một trong những cái tên hiếm hoi ghi nhận lợi nhuận dương trong giai đoạn 2020-2022.

Năm 2022, thương hiệu này của Mỹ đã phục hồi ấn tượng với doanh thu hơn 1.600 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 50 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ sau chuỗi thua lỗ trước đó. Dù vậy, biên lãi ròng chỉ hơn 3%.

KFC thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1997 qua liên doanh giữa doanh nhân Chew Leong Chee và Công ty KFCV. Khác với McDonald’s, KFC linh hoạt điều chỉnh thực đơn với gần 300 món toàn cầu để phù hợp với từng thị trường.

Hiện, thương hiệu này đã có hơn 210 chi nhánh trên cả nước, trở thành một trong những chuỗi đồ ăn nhanh phổ biến nhất tại Việt Nam.

Một đối thủ “nặng ký” khác – Jollibee cũng đang gia tăng độ phủ với tốc độ nhanh chóng. Nhờ thực đơn phù hợp khẩu vị người Việt, dù chỉ mới tham gia thị trường Việt Nam từ năm 2005, thương hiệu Philippines này hiện sở hữu hơn 190 cửa hàng toàn quốc.

Năm 2022, Jollibee ghi nhận doanh thu ấn tượng với gần 1.900 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước đó.

Đây cũng là thương hiệu có lợi nhuận sau thuế cao nhất ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022. Vietdata ghi nhận Jollibee lãi hơn 68 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận khoảng 3,6%.

Với mảng pizza, The Pizza Company cũng chứng kiến doanh thu dao động liên tục trong giai đoạn 2020-2022. Năm 2020, doanh thu của thương hiệu đạt hơn 580 tỷ đồng. Con số này giảm nhẹ vào năm 2021, rồi sau đó phục hồi và tăng 52% vào năm 2022, đạt gần 820 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế chuyển từ âm 100 tỷ đồng năm 2020 sang dương gần 40 tỷ năm 2022.

Không thu về doanh thu hay lợi nhuận “khủng”, song The Pizza Company lại là thương hiệu có biên lãi ròng cao nhất ngành, ở mức 4,9%. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của thương hiệu đã có sự cải thiện rõ rệt sau nhiều năm biến động.

Dù có mặt tại Việt Nam vào năm 2013, muộn hơn rất nhiều năm so với các chuỗi pizza khác, The Pizza Company – được quản lý bởi Công ty QSR Việt Nam – tự nhận đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, vượt mặt các đối thủ cạnh tranh để trở thành chuỗi nhà hàng pizza có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Hiện, thương hiệu đang sở hữu 78 chi nhánh tại Việt Nam, chiếm hơn 1/4 số cửa hàng của The Pizza Company trên toàn thế giới.

Bức tranh ảm đạm khắp toàn cầu

Không chỉ riêng Việt Nam, ngành F&B toàn cầu cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Theo CBS, nhiều nhà hàng buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh sang bán mang về và giao hàng. Sau đại dịch, lạm phát và chi phí nhân công tăng cao đã gây áp lực lên giá thành.

Đối với những người có thu nhập thấp – nhóm khách hàng cốt lõi của các chuỗi đồ ăn nhanh trên thế giới, giá cả tăng cao càng khiến họ giảm tần suất ăn ngoài hoặc chuyển sang nấu ăn tại nhà.

Trong bối cảnh này, các chuỗi lớn như McDonald’s và KFC ghi nhận lượng khách giảm đáng kể, trong khi một số thương hiệu như Popeyes và Harold’s Chicken thậm chí đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Theo The Street, tập đoàn EYM – chủ sở hữu nhiều thương hiệu lớn như Burger King, KFC và Pizza Hut, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản cho các chi nhánh Pizza Hut mà họ quản lý do tranh chấp với Yum Brands về vấn đề tiền bản quyền. Hiện, EYM cũng đã đóng cửa 25 trong số 47 cửa hàng KFC.

Công ty RRG – đơn vị điều hành 17 cửa hàng Popeyes tại Georgia, cũng đã nộp đơn phá sản vào tháng 2 do lỗ nặng từ 3 cửa hàng. Gần đây, Original Harold’s Chicken of Nevada, thương hiệu gà rán lâu đời từ năm 1950, cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cơ cấu hoạt động.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Mối liên hệ bất ngờ giữa GDP và mạng xã hội

Trong một cuốn sách, hai tác giả Abhijit V. Banerjee – nhà kinh tế học nổi tiếng xuất thân từ MIT và Esther Duflo đã đem đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều hơn về mối liên hệ giữa kinh tế và các vấn đề xã hội. Để giải quyết các vấn đề về kinh tế, các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh là chưa đủ, bên cạnh đó cần đẩy mạnh an sinh xã hội.

Mối liên hệ bất ngờ giữa GDP và mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội là kênh quảng cáo quen thuộc của các nhãn hàng, nhiều người coi đây là con “gà đẻ trứng vàng”. Thế nhưng, mạng xã hội cũng đem đến nhiều mặt trái.

Liệu phần giá trị bị bỏ sót của các phương tiện truyền thông xã hội có thể bù đắp cho sự suy giảm năng suất rõ rệt ở các nước giàu không? Cái khó dĩ nhiên nằm ở chỗ chúng tôi không biết phải gán bao nhiêu giá trị cho những sản phẩm miễn phí này. Nhưng chúng tôi có thể cố gắng ước tính mức giá mà mọi người sẵn lòng trả.

Đã có những nỗ lực nhằm thực hiện việc này bằng cách xem xét, chẳng hạn, lượng thời gian mọi người bỏ ra để lướt mạng, lấy đó làm đại lượng trung gian phản ánh giá trị của nó đối với họ. Ý tưởng là lẽ ra với thời gian đó, mọi người đã có thể làm việc và kiếm tiền.

Nếu chúng ta sử dụng cách tiếp cận này, giá trị trung bình hàng năm của Internet đối với một người Mỹ tăng từ 3000 USD vào năm 2004 lên 3900 USD vào năm 2015. Nếu đưa phần giá trị này vào GDP năm 2015, ta có thể giải thích chừng 1/3 của 3000 tỷ USD “sản lượng bị mất” trong năm đó (tức là so với mức GDP lẽ ra sẽ đạt được nếu đợt suy thoái hậu 2004 không xảy ra).

Cách lượng hóa hệ quả của Internet này có một vấn đề, đó là nó cho rằng mọi người có thể chọn làm việc nhiều giờ hơn để kiếm nhiều tiền hơn thay vì dành thời gian lang thang trên mạng.

Nhưng điều này không đúng với đa phần những người làm việc theo giờ hành chính; thay vào đó, họ cần phải tìm cách tự tiêu khiển (hoặc chí ít là không dính vào rắc rối) trong khoảng tám tiếng nữa mỗi ngày. Nếu họ dành thời gian lên mạng, nó chỉ có nghĩa là họ thích làm thế hơn là đọc sách hoặc chơi với bạn bè hoặc người thân.

Nếu họ không đặc biệt quảng giao và không thích sách, thì đó khó lòng là một sự chứng thực hùng hồn; giá trị của việc lên mạng có thể thấp hơn nhiều so với con số 3900 USD.

Tuy nhiên, còn có một vấn đề trái ngược nữa. Thử xét một người không thể tưởng tượng nổi cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu Internet, người cần một “liều” Twitter kéo dài một tiếng đồng hồ mỗi sáng. Một tiếng đầu tiên đó mang lại lạc thú gần như vô tận.

Nhưng khi gần hết một tiếng đó, khi tất cả kẻ thù đã bị sửa gáy, và mọi pha chơi chữ thông minh đã được lĩnh hội xong và bị bỏ qua, những gì còn lại cho giờ thứ hai chỉ là sự chán chường nhiều đến nỗi không bao giờ có tới giờ thứ ba nữa.

Thử so sánh người đó với một người cũng dành hai tiếng phản hồi nhát gừng các bài đăng Facebook do bạn bè đưa lên hoặc nói về các bạn bè mà anh ta/cô ta đã gần quên và các “bạn bè” anh ta/cô ta chỉ muốn quên phứt đi cho xong.

Trong dữ liệu, cả hai người đều sẽ xuất hiện ở cùng một chỗ, định giá internet ở mức giá của hai tiếng đồng hồ. Nhưng hiển nhiên là họ khác nhau, và xem họ như nhau có thể khiến chúng ta đánh giá thấp trầm trọng giá trị của internet.

Đứng trước khả năng chúng ta có thể định giá Internet cao quá đáng, hoặc ngược lại, các học giả đã tìm kiếm những cách khác để đo lường giá trị của nó đối với người dùng.

Cụ thể là, có một vài thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên về những gì xảy ra khi nhà thí nghiệm (được sự cho phép của người tham gia) chặn quyền truy cập Facebook (hoặc các phương tiện truyền thông xã hội nói chung) của một nhóm cá nhân được chọn ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Thí nghiệm có quy mô lớn nhất trong số này, với sự tham gia của hơn 2000 người được trả tiền để đóng Facebook trong một tháng, phát hiện ra rằng những người ngưng sử dụng Facebook hạnh phúc hơn xét theo một loạt thước đo hạnh phúc và phúc lợi tự báo cáo và, thú vị làm sao, không còn thấy buồn chán nữa (có lẽ là đỡ buồn chán hơn).

Dường như họ đã tìm ra những cách khác để tự tiêu khiển, bao gồm việc dành thêm thời gian với gia đình và bạn bè.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

TikTok biết thuật toán của nền tảng đang gây hại cho trẻ em

Tài liệu tòa án cho thấy thuật toán TikTok gây nghiện cho trẻ, còn tính năng giới hạn thời gian chỉ để cải thiện lòng tin của người dùng.

Theo tài liệu tòa án do kênh Kentucky Public Radio (KPR) thu thập và được NPR công bố liên quan đến vụ kiện tập thể từ 13 bang và một quận của Mỹ tuần trước, công cụ kiểm soát trên TikTok không hiệu quả trong việc giảm thời gian sử dụng của thanh thiếu niên. Các giám đốc TikTok cũng “nói về hàng loạt mối nguy đối với trẻ em” trên ứng dụng video ngắn nhưng không có biện pháp ngăn chặn triệt để.

Để hạn chế tác động của TikTok đối với sức khỏe tâm lý của thanh thiếu niên khi dành nhiều giờ lướt ứng dụng, nền tảng video của ByteDance đã tích hợp một số công cụ giới hạn thời gian đối với người dùng dưới 18 tuổi. Chẳng hạn, khi đạt 60 phút, người dùng ở nhóm tuổi này phải nhập mã mới có thể tiếp tục sử dụng ứng dụng.

Tuy nhiên, tài liệu nội bộ cho thấy một số giám đốc TikTok tự đánh giá vai trò của công cụ là “cải thiện lòng tin của công chúng vào nền tảng TikTok thông qua việc đưa tin truyền thông”, thay vì thực sự hướng đến mục tiêu giảm thời gian sử dụng. Tính năng chỉ làm giảm trung bình 1,5 phút sử dụng hàng ngày và công ty không có ý định khắc phục vấn đề.

Nền tảng cũng triển khai chiến dịch khuyến khích người dùng vị thành niên nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một giám đốc nói biện pháp này “chỉ hữu ích để nói chuyện với các nhà lập pháp”.

Ngoài ra, bang Kentucky đã tiến hành một loạt điều tra trong hai năm và kết luận một người có thể nghiện TikTok chỉ sau 260 video. Mỗi video dài vài giây khiến người dùng nhanh chóng bị cuốn theo nền tảng trong thời gian ngắn.

“Chỉ trong vòng chưa đầy 35 phút, một người dùng trung bình có thể đã nghiện nền tảng này”, các nhà điều tra của Kentucky kết luận.

Thuật toán TikTok cũng được cho là “khuếch đại nội dung về những người được coi là xinh đẹp”. Tài liệu cũng cho thấy TikTok nhận thức được ứng dụng “gây ảnh hưởng đến vấn đề cá nhân thiết yếu như ngủ đủ giấc, trách nhiệm công việc, học tập và kết nối với người thân yêu”.

“Đáng tiếc, đơn khiếu nại chọn lọc những câu chuyện gây hiểu lầm và lấy tài liệu lỗi thời ra khỏi ngữ cảnh để xuyên tạc cam kết của chúng tôi với sự an toàn cộng đồng”, phát ngôn viên TikTok nói với CNN. “Chúng tôi có những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ, trong đó chủ động loại bỏ người dùng dưới độ tuổi nếu đáng ngờ. Chúng tôi cam kết bảo vệ cộng đồng”.

Trong khi đó, nhiều tổ chức hoan nghênh việc tài liệu được công bố. Oversight Project, một nhóm chuyên giám sát mạng xã hội, cho biết TikTok đã không trung thực về mức độ an toàn đối với trẻ em trên ứng dụng.

“Những tài liệu này chứng minh TikTok biết chính xác những gì họ đang làm với trẻ em. Sự thối nát lan rộng đến tận cấp cao nhất”, nhóm này viết trên X cuối tuần qua.

Trong khi đó, hai thượng nghị sĩ Richard Blumenthal và Marsha Blackburn đã gửi thư cho TikTok, yêu cầu công ty giao nộp “tất cả tài liệu và thông tin” liên quan đến vấn đề an toàn trẻ em trên ứng dụng. Nền tảng video ngắn chưa đưa ra phản hồi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Doanh thu của ShopeeFood cao hơn cả tổng doanh thu các mảng của Grab Việt Nam

Sau cuộc đua “đốt tiền” giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần.

Ahamove cho ra đời Lala vào cuối năm 2017, cạnh tranh trực diện với GrabFood và Now nhưng đã đóng cửa sau hơn 1 năm ra mắt, khi không thể chịu nổi nhiệt từ cuộc đua “đốt tiền”.

Theo báo cáo của Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa (GMV) trên các nền tảng giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2023 đạt 1,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á với mức tăng 27%, trong khi các thị trường khác chỉ tăng trưởng một con số. Dữ liệu được tổng hợp từ 4 nền tảng Grab, ShopeeFood, Baemin và Gojek.

Màu mỡ là vậy, song đây cũng là cuộc chiến “đốt tiền” mà thậm chí ông Niklas Ostberg, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Delivery Hero – công ty mẹ của Baemin – từng nhận định sẽ “không bao giờ có lãi”.

Sau tuyên bố đó, Baemin cũng đã quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam dù đang chiếm 5% tổng GMV trên thị trường (năm 2023).

Gần nhất, Ahamove được biết đang làm lại cuộc chơi mới trong mảng Food – lĩnh vực doanh nghiệp này từng thất bại với dự án Lala 6 năm trước. Thậm chí, lần trở lại mới này Ahamove tuyên chiến với tham vọng 20% thị phần (Market Share).

Số liệu của Vietdata cho thấy đã có đơn vị “về đích” trong cuộc chiến tưởng chừng không có hồi kết đó. Năm 2023, doanh thu thuần ShopeeFood đạt 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với 2022.

Đối thủ trực tiếp của ShopeeFood là GrabFood – đơn vị của “gã khổng lồ” Grab. Nhưng con số doanh thu của ShopeeFood thậm chí đã ngang bằng với doanh thu của Grab Việt Nam (bao gồm cả giao hàng, giao thức ăn, vận chuyển hành khách…).

Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng mạnh đạt mức gần 850 tỷ đồng. Sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh doanh giúp cho ShopeeFood cải thiện rõ rệt tình hình tài chính, sau 4 năm về với Tập đoàn SEA.

ShopeeFood có tiền thân là Foody, sáng lập bởi ông Đặng Hoàng Minh năm 2012, là mạng xã hội chuyên cung cấp đánh giá về quán ăn ở thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Đến năm 2016, Foody ra mắt DeliveryNow.

Năm 2017, SEA mua lại Foody với giá khoảng 64 triệu USD và đổi tên Now thành ShopeeFood.

Bên cạnh ShopeeFood, sự mát tay của SEA còn thể hiện ở Shopee khi doanh thu đơn vị này nhảy vọt 70% lên 18.000 tỷ đồng, tiếp tục đứng đầu bảng trong năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt mức hơn 1.400 tỷ đồng, cao nhất trong nhóm dù giảm đi một nửa so với năm 2022.

Grab được mệnh danh là “gã khổng lồ”, một công ty công nghệ hàng đầu thế giới với trụ sở chính đặt tại Singapore. Tại Việt Nam, Grab sớm có mặt tại Việt Nam vào cuối năm 2014, hiện đang chiếm giữ thị phần lớn nhất về gọi xe công nghệ tại Việt Nam.

Năm 2018, Grab gây chú ý cực mạnh khi thâu tóm luôn đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình lúc bấy giờ là Uber vào cuối tháng 3 và trở thành “độc tôn” trong thị trường đầy tiềm năng này.

Để có được “ngôi vương”, Grab cũng phải trả giá bằng việc thua lỗ liên tục nhiều năm liền. Năm 2023, Grab lần đầu có lãi.

“Ahamove sẽ không lặp lại thất bại trước đây” , ông Phạm Hữu Ngôn – CEO Ahamove – chia sẻ. Được biết, Ahamove là một công ty của Scommerce (tên cũ là Giao Hàng Nhanh), thành lập từ năm 2015.

Trước sức nóng của thị trường Food Delivery thời điểm đó, Ahamove với thế mạnh giao hàng on-demand cho ra đời Lala vào cuối năm 2017, cạnh tranh trực diện với GrabFood và Now (tên ban đầu của ShopeeFood). Dù vậy, Lala đóng cửa sau hơn 1 năm ra mắt, khi không thể chịu nổi nhiệt từ cuộc đua “đốt tiền”.

Trong lần trở lại này, Ahamove chọn hướng đi thông qua ứng dụng AI trên các nền tảng thứ ba như Facebook Messenger. Theo giới thiệu, AI Chatbot sẽ được tích hợp vào trang Facebook của từng nhà hàng, hỗ trợ toàn bộ quá trình đặt đơn của người dùng tự động gồm gửi menu, tư vấn món, lấy thông tin địa chỉ/số điện thoại và tính tổng giá trị đơn hàng.

Sau khi người dùng xác nhận đặt đơn, Chatbot đồng thời thông báo cho nhà hàng để chuẩn bị đơn và thực hiện điều động tài xế Ahamove đi giao hàng. Ahamove dự tính quá trình tư vấn diễn ra trong 2 phút và giao hàng diễn ra trong khoảng 15 phút.

AhaFood đã triển khai tại Đà Nẵng với 500 nhà hàng, đang thử nghiệm tại Hà Nội và Tp.HCM để mở rộng thị trường. Sắp tới, merchants (bên bán hàng) theo đại diện còn có thể tạo video content, giúp họ tích hợp với các kênh như Facebook, Zalo, Telegram… Merchants chỉ cần tập trung vào khâu chế biến món.

Với hướng đi này, AhaFood định vị là bên cung cấp giải pháp AI cho merchants chứ không đảm nhiệm vai trò nền tảng thứ ba trong mảng Food. Ông Ngôn dự tính Ahamove có thể chiếm 20% thị phần mảng giao đồ ăn trong 2 – 3 năm tới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tri Túc | Nhịp sống thị trường

Indonesia không cho phép Apple bán iPhone vì không đầu tư như đã cam kết

Mới đây, việc Indonesia hoãn cấp phép bán iPhone 16 tại quốc gia này đang làm xôn xao dư luận.

Cụ thể Apple có kế hoạch mở bán iPhone 16 vào ngày 10/9/2024 nhưng bị buộc phải hoãn lại do chưa xin được giấy phép từ Bộ công nghiệp Indonesia.

Sự trì hoãn này chủ yếu đến từ việc Apple cần gia hạn giấy phép TKDN do Bộ công nghiệp Indonesia cấp, nhưng việc không đầu tư đủ 1,71 nghìn tỷ Rupiah, tương đương 109,5 triệu USD như đã hứa vào nền kinh tế này khiến nhà táo khuyết bị trì hoãn các thủ tục hành chính.

“Apple từng có giấy chứng nhận này nhưng giờ đã hết hạn”, Bộ trưởng bộ công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết khi nói thêm rằng bộ này đang chờ khoản đầu tư như đã hứa từ nhà táo khuyết.

Cho đến hiện tại, Apple mới giải ngân 1,48 nghìn tỷ Rupiah (94,53 triệu USD) và còn thiếu 240 tỷ Rupiah nữa mới đủ số tiền cam kết.

Bảo hộ hay quan liêu?

Việc iPhone 16 bị trì hoãn cấp phép ra mắt tại Indonesia đang tạo nên cuộc tranh cãi trên cộng đồng mạng.

Giấy phép TKDN của Indonesia chủ yếu nhắm đến các thành phần của một sản phẩm có được làm nội địa hay không. Theo quy định, các sản phẩm như của Apple muốn được cấp giấy chứng nhận này phải có đủ ít nhất 40% linh kiện sản xuất tại Indonesia.

Động thái này của Indonesia đang tạo nên những ý kiến trái chiều khi một số người cho rằng Apple sẽ không chấp nhận lỗ nếu đầu tư vào Indonesia và người chịu thiệt chỉ là khách hàng và người lao động.

Thay vì chờ đợi trong nước, các cửa hàng bán iPhone tại Malaysia và Singapore thường là điểm đến ưa thích của những người buôn hàng Apple tại Indonesia. Các sản phẩm nhà táo khuyết được ra mắt tại đây sớm hơn và thường có giá rẻ hơn so với việc chờ đợi tại Indonesia.

Theo tính toán, tổng chi phí để mang một chiếc iPhone 16 rẻ nhất từ Singapore về Indonesia kể cả tiền thuế và phí đăng ký nhận dạng thiết bị di động (IMEI) có thể lên đến 18 triệu Rupiah (1.155 USD).

Một chiếc iPhone 16 rẻ nhất cũng có giá 1.299 Dollar Singapore, tương đương 994 USD tại Singapore. Thế nhưng những người mua từ Indonesia sẽ phải trả thêm 155 USD phí nhập khẩu.

Ở phía ngược lại, nhiều người dân ủng hộ chính sách mạnh tay của chính phủ nhằm bảo hộ quyền lợi quốc gia.

Theo quy định, Apple có thể đạt đủ tiêu chuẩn được cấp phép TKDN tại Indonesia với 1 trong 3 phương án là sản xuất thiết bị tại địa phương, phát triển ứng dụng tại Indonesia hoặc phát triển đổi mới sáng tạo trong nước.

Phía Apple đã lựa chọn phương án thứ 3 bằng cách xây dựng các học viện cho nhà phát triển tại Tangerang, Sidoarjo và Batam.

Trong chuyến thăm Indonesia vào tháng 4 năm nay, CEO Tim Cook của Apple cho biết đang có kế hoạch mở học viện thứ 4 tại Bali.

Hãng tin CNBC cho hay Apple là hãng điện thoại di động lớn duy nhất chưa có nhà máy ở Indonesia trong khi các đối thủ như Samsung, Xiaomi, Oppo đều có nhà máy ở đây.

Chính điều này đã khiến chính phủ Indonesia không hài lòng khi Bộ trưởng Agus khuyến nghị Apple không chỉ nên xây học viện mà còn cần mở nhà máy hay các trung tâm nghiên cứu để có thể lấy được chứng nhận TKDN dài hạn.

Tuy nhiên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia, ông Budi Arie Setiadi cho biết Apple đòi được ưu đãi tương tự như ở các nước láng giềng Đông Nam Á khác, ví dụ như các ưu đãi thuế. Thế nhưng Bộ trưởng Budi cho biết điều này là không thể vì có thể khiến các hãng đối thủ đã mở nhà máy ở Indonesia đòi hỏi tương tự.

*Nguồn: CNBC

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Brand Finance: PNJ là thương hiệu trang sức giá trị nhất Việt Nam

PNJ xếp thứ 21 trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, tăng một bậc so với năm trước, với định giá thương hiệu đạt hơn 480 triệu USD.

Theo bảng xếp hạng mới của Brand Finance – tổ chức định giá thương hiệu toàn cầu có trụ sở tại Anh, giá trị thương hiệu PNJ hiện tại tăng 12% so với năm trước, lên 480 triệu USD, giữ vị thế thương hiệu bán lẻ trang sức giá trị nhất Việt Nam.

Bảng xếp hạng được Brand Finance công bố thường niên sau quá trình thu thập dữ liệu, đánh giá và phân tích các hoạt động xây dựng thương hiệu kéo dài từ đầu năm. Giá trị thương hiệu được xác định từ chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) và sức ảnh hưởng của thương hiệu. Theo đó, chỉ số BSI dựa trên 3 yếu tố gồm mức độ đầu tư vào tiếp thị để tạo ra lòng trung thành với thương hiệu, nhận thức của các bên liên quan về thương hiệu và hiệu suất kinh doanh.

Mỗi thương hiệu được Brand Finance ấn định chỉ số BSI trên thang điểm tối đa 100 và quy đổi xếp hạng tối đa AAA+, tương tự xếp hạng tín dụng. Năm nay, chỉ số BSI của PNJ tăng 0,5 điểm, lên 74,7 điểm và xếp hạng sức mạnh thương hiệu cũng cải thiện từ AA lên AA+.

Theo Brand Finance, giá trị thương hiệu của PNJ đã tăng 10 lần trong vòng một thập kỷ. Giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất được ghi nhận trong 2 năm trở lại đây khi định giá thương hiệu năm 2022 là 367 triệu USD thì nay lên đến 480 triệu USD, tức tăng hơn 30%.

“Trong vài năm tới, chúng tôi kỳ vọng giá trị thương hiệu sẽ lên mức 1 tỷ USD nhờ nỗ lực xây dựng mối liên kết và sự cộng hưởng giữa các thương hiệu trong hệ sinh thái. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực sáng tạo trong các hoạt động tiếp thị với tốc độ triển khai nhanh hơn, biến hóa hơn để xây đắp và củng cố niềm tin yêu từ khách hàng cũng góp phần không nhỏ vào tăng trưởng giá trị thương hiệu PNJ”, ông Lê Trí Thông – Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc PNJ – chia sẻ.

Hoạt động làm giàu tài sản thương hiệu được ban lãnh đạo PNJ chú trọng từ nhiều năm trước như một phần trong chiến lược tái tạo toàn diện, đổi mới cách nghĩ và cách làm để chuyển mình mạnh mẽ từ một nhà sản xuất kim hoàn truyền thống thành một nhà bán lẻ lifestyle chuyên nghiệp.

Công ty liên tục gia tăng sự hiện diện, mức độ gợi nhớ thương hiệu và tương tác với khách hàng thông qua việc mở rộng mạng lưới cửa hàng. Trong 8 tháng đầu năm nay, PNJ đã mở thêm 24 cửa hàng mới, nâng tổng số lên 414 cửa hàng phủ khắp 57 tỉnh thành.

Không dừng lại ở đó, PNJ cũng trình làng nhiều bộ sưu tập mới và đa dạng danh mục sản phẩm theo hướng may đo riêng cho từng phân khúc khách hàng tuỳ theo nhu cầu, phong cách, sở thích. Công ty không ngừng nâng cấp không gian và trải nghiệm mua sắm để xây dựng gắn kết bền chặt với nhóm khách hàng cũ, đồng thời thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.

Theo ông Lê Trí Thông, PNJ hiện không còn thuần tuý là một thương hiệu mang tính thương mại. Công ty đã và đang trở thành “thương hiệu đồng hành và đồng cảm với những tiến bộ xã hội, đề cao vẻ đẹp cuộc sống và con người”. Điều này thể hiện qua các chiến dịch tiếp thị sáng tạo như Hành trình trang sức xuyên Việt, Có nhau. Mình cưới! hay bộ sưu tập trang sức cưới Trầu Cau PNJ.

Thông qua các chiến dịch kể trên, PNJ lan tỏa cảm hứng làm đẹp đến mỗi người, truyền cảm hứng cho các cặp đôi luôn tin vào giá trị đích thực của tình yêu để vượt qua mọi thử thách và xây dựng hạnh phúc trọn vẹn.

Nhờ chiến lược xây dựng thương hiệu dựa trên sự thấu hiểu khách hàng, PNJ liên tiếp xác lập các kỷ lục kinh doanh mới. Năm ngoái, công ty ghi nhận doanh thu 33.137 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.971 tỷ đồng – mức cao nhất từ trước đến nay.

Công ty đặt mục tiêu năm nay chinh phục tiếp đỉnh cao doanh thu mới là 37.148 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.089 tỷ đồng. Sau 8 tháng, các chỉ tiêu này đều tăng trưởng ấn tượng với doanh thu thuần 26.866 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.281 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 72% và 61% mục tiêu.

Mức độ tin cậy của thương hiệu cũng góp phần giúp PNJ thu hút thêm sự quan tâm của cộng đồng nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, qua đó tạo động lực duy trì vị thế hệ thống bán lẻ lifestyle lớn nhất cả nước và vươn tầm thế giới.

Indonesia yêu cầu Apple và Google chặn Temu

Động thái mạnh mẽ của chính phủ Indonesia nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa giá rẻ của Temu tràn vào thị trường.

Ngày 11/10, Indonesia đã yêu cầu Alphabet (công ty quản lý Google) và Apple chặn ứng dụng thương mại điện tử Temu của Trung Quốc trên các cửa hàng ứng dụng tại nước này, theo Reuters.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông của Indonesia, Budi Arie Setiadi, cho biết động thái này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, trước “làn sóng” sản phẩm giá siêu rẻ của Temu thuộc PDD Holdings.

Song thực tế, đến hiện tại, Indonesia vẫn chưa ghi nhận bất kỳ giao dịch nào của người dân trên nền tảng này.

Nhận định về mô hình kinh doanh của Temu, Bộ trưởng Budi cho rằng việc nền tảng này cho phép người tiêu dùng kết nối trực tiếp với các nhà máy ở Trung Quốc để giảm mạnh giá thành là một dạng “cạnh tranh không lành mạnh”.

“Chúng tôi không bảo vệ ngành thương mại điện tử, mà đang bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có hàng triệu doanh nghiệp tại Indonesia cần được bảo vệ ngay lúc này”, ông nhấn mạnh trong chia sẻ với Reuters.

Ngoài ra, ông khẳng định chính phủ cũng sẽ chặn bất kỳ khoản đầu tư nào từ Temu vào thương mại điện tử trong nước nếu điều đó xảy ra. Trước đó, hôm 8/10, nền tảng thương mại điện tử nội địa Bukalapak.com của Indonesia đã phủ nhận tin đồn về kế hoạch thâu tóm của Temu.

Vị bộ trưởng cũng thông báo rằng chính phủ đang lên kế hoạch yêu cầu lệnh cấm tương tự đối với dịch vụ mua sắm Shein của Trung Quốc.

Hiện Temu, Shein, Apple và Google vẫn chưa có phản hồi trước các yêu cầu bình luận của Reuters. Đáng chú ý, ứng dụng Temu vẫn có thể được tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng tại Indonesia.

Năm ngoái, Indonesia đã buộc nền tảng mạng xã hội TikTok thuộc sở hữu của ByteDance phải ngừng dịch vụ thương mại điện tử để bảo vệ các tiểu thương và dữ liệu người dùng.

Vài tháng sau, TikTok mua phần lớn cổ phần của đơn vị thương mại điện tử thuộc tập đoàn công nghệ Indonesia GoTo để duy trì hoạt động tại thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Google, Temasek Holdings và Bain&Co, ngành thương mại điện tử Indonesia dự kiến mở rộng quy mô lên khoảng 160 tỷ USD vào năm 2030, từ mức 62 tỷ USD năm 2023.

Doanh thu của mạng xã hội Instagram của Trung Quốc Xiaohongshu chạm mốc 1 tỷ USD trong quý 1 năm 2024

Doanh thu của mạng xã hội Xiaohongshu đã tăng vọt lên mức 1 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2024 khi nền tảng này tăng cường quảng cáo từ các nhà bán lẻ nhắm mục tiêu đến phụ nữ thế hệ Z.

Theo các nguồn tin tin được tiết lộ, ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video được gọi là “Instagram của Trung Quốc” Xiaohongshu đã tạo ra 200 triệu USD lợi nhuận ròng trong 3 tháng đầu năm 2024 với doanh số hơn 1 tỷ USD. Con số này tăng khá mạnh so với mức 40 triệu USD trong cùng kỳ năm 2023 với doanh thu khoảng 600 triệu USD.

Xiaohongshu là mạng xã hội phát triển nhanh nhất của Trung Quốc, được phụ nữ trẻ ưa chuộng, nền tảng này cũng là một câu chuyện thành công hiếm hoi trong một lĩnh vực công nghệ vốn đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng phá sản và định giá giảm.

Theo một vòng đầu tư mới đây nhất từ công ty đầu tư mạo hiểm DST Global, Xiaohongshu được định giá ở mức 17 tỷ USD. Vào thời kỳ đỉnh cao của định giá khởi nghiệp internet Trung Quốc năm 2021, Xiaohongshu còn được định giá tới 20 tỷ USD trong vòng gọi vốn từ Temasek.

Vào năm 2023, công ty sở hữu Xiaohongshu đã kiếm được 500 triệu USD lợi nhuận ròng trên doanh thu 3,7 tỷ USD. Ngược lại, công ty đã lỗ 200 triệu USD trên doanh thu khoảng 2 tỷ USD vào năm 2022.

Xiaohongshu, có nghĩa là “cuốn sách nhỏ màu đỏ”, là một nền tảng quan trọng để các thương hiệu thời trang và làm đẹp tiếp cận những người tiêu dùng chi tiêu cao ở các thành phố thông qua các bài đăng được quảng cáo hoặc những người có sức ảnh hưởng có trả phí (KOL, Influencer…).

Mặc dù Xiaohongshu ra mắt tính năng thương mại điện tử vào năm 2021 nhằm thu hút doanh số, tuy nhiên quảng cáo vẫn là nguồn mang lại doanh thu chính cho nền tảng.

Các nhà đầu tư đang đặt cược rằng Xiaohongshu là một trong số ít các kỳ lân công nghệ Trung Quốc có thể đạt được đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) thành công sau khi đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Xiaohongshu vốn có sự hậu thuẫn của cả hai gã khổng lồ internet là Alibaba và Tencent, cũng như các công ty đầu tư mạo hiểm GSR Ventures, HongShan, nhóm cổ phần tư nhân Hillhouse và nhà đầu tư Temasek do nhà nước Singapore hậu thuẫn.

Các nhà đầu tư hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ bắt đầu có lập trường quản lý lỏng lẻo hơn đối với các đợt niêm yết ở nước ngoài sau đợt đàn áp của mình.

Tuy nhiên, con đường tiến tới IPO của Xiaohongshu trở nên phức tạp và khó khăn hơn do khối lượng dữ liệu khổng lồ mà công ty này nắm giữ về người tiêu dùng Trung Quốc, điều này có thể vi phạm các quy định của Bắc Kinh về kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới.

Kỳ lân này đã đạt 312 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) vào năm 2023, tăng 20%so với năm trước, trở thành nền tảng truyền thông xã hội lớn phát triển nhanh nhất tại Trung Quốc vào năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Shorts thử nghiệm thay vị trí nút Dislike bằng nút Save

YouTube đang thử nghiệm nút “Save” (Lưu) mới cho Shorts, đồng thời cũng sẽ di chuyển nút “Dislike” (Không thích) khỏi giao diện người dùng chính hiện có của Shorts.

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên, trình phát YouTube Shorts hiện tại bao gồm các biểu tượng “Thích” và “Không thích” ở bên phải màn hình chính.

Tuy nhiên, trong thử nghiệm mới, YouTube sẽ thay nút “Không thích” bằng nút “Lưu” đồng thời di chuyển nút “Không thích” vào một vị trí khác.

Theo giải thích của YouTube:

“Để giúp bạn dễ dàng đánh dấu các Shorts mà bạn yêu thích, muốn quay lại hoặc muốn xem lại sau, chúng tôi đang thử nghiệm nút “Lưu” trong trình phát Shorts. Nếu bạn là người xem trong nhóm thử nghiệm, bạn sẽ thấy biểu tượng “Lưu” mà bạn có thể sử dụng để lưu Shorts vào danh sách phát mới hoặc hiện có.

Để tạo chỗ cho nút Lưu mới, chúng tôi đã di chuyển menu trình phát Shorts của mình. Trong thử nghiệm này, nút “Không thích” sẽ được đặt trong biểu tượng menu 3 chấm. Để không thích một video ngắn và chia sẻ phản hồi, hãy nhấp vào biểu tượng 3 chấm ở góc trên bên phải của video ngắn mà bạn đang xem, sau đó chọn “Không thích” từ menu”.

Về cơ bản, người dùng vẫn có thể thích video ngắn trong giao diện người dùng chính, nhưng nếu muốn báo hiệu rằng bạn không thích một video nào đó, bạn sẽ cần phải di chuyển theo cách bất tiện và lâu hơn.

YouTube cho biết nền tảng đang triển khai thử nghiệm giao diện mới này “cho một số ít người xem trên thiết bị di động”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI chọn Singapore làm nơi đặt văn phòng đầu tiên tại Đông Nam Á

Trong kế hoạch mở rộng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một trong những thị trường AI phát triển nhanh nhất thế giới, OpenAI mới đây công bố đã đặt văn phòng đầu tiên tại Singapore…

CEO OpenAI, Sam Altman cho biết Singapore với lịch sử phát triển công nghệ lâu đời, hiện đang là một trong những trung tâm AI hàng đầu khu vực.

Văn phòng mới của OpenAI tại Singapore dự kiến sẽ mở cửa vào cuối năm 2024, đóng vai trò như cơ sở cho sự mở rộng của công ty trên khắp Đông Nam Á, nơi nhu cầu về các giải pháp AI đang tăng lên nhanh chóng.

Jacqueline Poh, Giám đốc điều hành của Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB), hoan nghênh động thái mới của một trong những nhà phát triển AI hàng đầu thế giới: “Sự hiện diện của OpenAI nhấn mạnh sức mạnh của hệ sinh thái AI Singapore và chúng tôi hy vọng nó sẽ khơi dậy sự hợp tác hơn nữa và thu hút nhiều công ty hàng đầu hơn đến khu vực của chúng tôi”.

Song song, OpenAI đã công bố hợp tác với phát triển AI với Singapore, cam kết lên đến 1 triệu USD để phát triển các nguồn lực nhằm đảm bảo các mô hình AI thích nghi tốt hơn với các ngôn ngữ và văn hóa đa dạng của Đông Nam Á.

Kế hoạch mở rộng này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với OpenAI. Gần đây, công ty đã huy động được 6,6 tỷ USD tài trợ mới, nâng mức định giá lên 157 tỷ USD – ngang hàng với các tập đoàn khổng lồ như Goldman Sachs và Uber.

Dẫn đầu bởi Thrive Capital, vòng tài trợ còn thu hút nhiều khoản đầu tư khác từ Microsoft, SoftBank và Nvidia. Tuy nhiên, công ty hiện cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Bên ngoài, OpenAI phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những gã khổng lồ công nghệ như Google và Meta, cũng như các công ty khởi nghiệp AI như Anthropic và xAI.

Trong khi mặc dù các dịch vụ của công ty có nhu cầu cao, song OpenAI vẫn đang hoạt động thua lỗ, dự kiến 5 tỷ USD trong năm nay.

Phát triển các mô hình AI và mở rộng cơ sở hạ tầng của công ty là những nỗ lực tốn kém, nhưng công ty đăt niềm tin vào sự tăng trưởng trong tương lai, với dự báo doanh thu đạt 11,6 tỷ USD vào năm 2025.

Trong nội bộ, OpenAI đang trải qua những thay đổi lãnh đạo đáng chú ý, bao gồm cả sự ra đi của CTO Mira Murati. Tuy nhiên, công ty vẫn hoạt động rất tích cực, liên tục tung ra các tính năng mới như chế độ giọng nói nâng cao, giao diện canvas cho mô hình GPT-4o để tăng cường cộng tác trong viết và mã hóa và gần đây nhất là phát hành mô hình o1 .

Thị phần quảng cáo tìm kiếm của Google tại Mỹ năm 2025 ước tính chưa đến 50%

Lĩnh vực kinh doanh quảng cáo tìm kiếm trị giá 300 tỷ USD chứng kiến nhiều đối thủ gia nhập, đe dọa vị thế độc tôn của Google.

Trong nhiều năm, Google gần như độc chiếm lĩnh vực quảng cáo tìm kiếm. Giờ đây, cuộc chơi dần thay đổi khi nhiều đối thủ thâm nhập thị trường bằng các dịch vụ mới, kết hợp cùng xu hướng trí tuệ nhân tạo (AI) và video ngắn.

Cuối tháng 9, TikTok triển khai Search Ads Campaign, công cụ cho phép các thương hiệu nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên từ khóa tìm kiếm của người dùng.

Perplexity, startup sở hữu công cụ tìm kiếm bằng AI do Jeff Bezos hậu thuẫn, cũng có kế hoạch chèn quảng cáo dưới câu trả lời do AI tạo ra. Hiện tại, doanh thu của Perplexity chủ yếu đến từ gói trả phí.

Động thái từ những công ty Internet cho thấy thị trường quảng cáo tìm kiếm mang đến cơ hội mới, làm lung lay vị trí độc tôn của Google.

Quảng cáo trong giao diện chatbot

Theo công ty nghiên cứu eMarketer, thị phần quảng cáo tìm kiếm của Google tại Mỹ năm 2025 ước tính chưa đến 50%, tình trạng lần đầu xảy ra sau hơn 10 năm.

Trong năm nay, Amazon có thể chiếm 22,3% thị phần, mức tăng trưởng đạt 17,6%. Để so sánh, thị phần của Google ước tính đạt 50,5%, tăng trưởng 7,6%.

Những con số cho thấy Google vẫn vượt xa đối thủ, chưa kể nguồn lực dồi dào. Tuy nhiên, các nhà quảng cáo mong muốn thị trường nhiều cạnh tranh hơn.

“Lần đầu tiên trong khoảng 15 năm, chúng ta sẽ có các giải pháp khả thi để thay thế Google”, Nii Ahene, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số, chia sẻ với WSJ.

Sự bùng nổ của AI tổng quát ảnh hưởng đến các công cụ tìm kiếm truyền thống, với khả năng cung cấp câu trả lời đầy đủ hoặc tóm tắt kết quả truy vấn.

Google mới đây đã triển khai quảng cáo trong bản tóm tắt viết bởi AI, được đặt đầu trang kết quả. Trong thời gian đầu, quảng cáo chỉ hiển thị trên thiết bị di động tại Mỹ.

“Chúng tôi tự tin cách tiếp cận này có thể kiếm tiền từ các trải nghiệm do AI cung cấp”, Brendon Kraham, Phó chủ tịch bộ phận kinh doanh quảng cáo tìm kiếm của Google, cho biết.

Đó cũng là chiến lược Perplexity đang hướng đến. Dmitry Shevelenko, Giám đốc Kinh doanh của công ty, nói rằng những “tên tuổi quen thuộc, hàng đầu” là một số doanh nghiệp đã đặt quảng cáo trên Perplexity.

Nói với nhà quảng cáo, Perplexity cho biết câu trả lời liên quan đến thương hiệu “được phê duyệt trước và có thể khóa, giúp bạn thoải mái về cách thương hiệu được mô tả trong câu trả lời”.

“Chúng tôi đang mở ra khả năng giúp thương hiệu được khơi dậy, hoặc thôi thúc ai đó đặt câu hỏi về họ”, Shevelenko nói.

Theo số liệu của Perplexity, khoảng 46% từ khoá tìm kiếm tại Mỹ dẫn đến câu hỏi tiếp theo. Công ty đã xử lý 340 triệu truy vấn trong tháng 9. Để so sánh, Google xử lý khoảng 2.000 tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm.

Các công cụ tìm kiếm đã thử nghiệm đặt quảng cáo (ads) vào câu trả lời tạo bởi AI. Tháng 9/2023, Microsoft giới thiệu liên kết tài trợ và bảng so sánh sản phẩm trong Bing Chat.

Theo khảo sát của New Street Research, gần 60% người tham gia tại Mỹ sử dụng chatbot để hỗ trợ tìm kiếm hoặc quyết định mua hàng trong 30 ngày gần nhất.

Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu quảng cáo trong chatbot có giá trị tương đương kết quả tìm kiếm truyền thống hay không, bởi mọi người có khả năng ít nhấn vào chúng hơn.

Tìm kiếm trên TikTok

Với TikTok, nền tảng này vẫn thu hút quảng cáo nhờ sự phổ biến với người dùng trẻ. Nói với nhà quảng cáo, TikTok cho biết “hành vi tìm kiếm đã phát triển”.

Trên toàn cầu, khối lượng tìm kiếm mỗi ngày trong TikTok đạt hơn 3 tỷ, với 23% người dùng tìm kiếm trong 30 giây sau khi mở app.

Theo WSJ, nhiều nhà quảng cáo đã thử nghiệm giải pháp mới của TikTok từ đầu năm. Một số thương hiệu được yêu cầu mua tối thiểu 10.000 USD/tháng trong ít nhất 2 tháng.

Công ty quảng cáo kỹ thuật số Tinuiti cho biết gần 20 khách hàng thuộc lĩnh vực đồ điện tử tiêu dùng, quần áo và làm đẹp đang mua quảng cáo tìm kiếm trên TikTok, phần lớn cho kết quả tích cực.

“Chúng tôi đang ghi nhận hiệu quả đôi khi ngang bằng Google”, Chủ tịch Jeremy Cornfeldt của Tinuiti cho biết.

Ông nhấn mạnh trong tương lai, thách thức sẽ xảy ra khi nhà quảng cáo cạnh tranh về từ khóa và tăng chi phí.

Một số nhà quảng cáo ngần ngại khi chuyển từ Google sang TikTok. Sara Young, trưởng nhóm tăng trưởng marketing tại công ty dịch vụ truyền thông Dept, cho biết lý do đến từ lượng tìm kiếm trên TikTok còn thấp.

Kết hợp áp lực pháp lý, sự cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo tìm kiếm dẫn đến giai đoạn căng thẳng với Google. Năm ngoái, công ty này đã thua cuộc trong vụ kiện chống độc quyền thị trường công cụ tìm kiếm tại Mỹ. Sau hơn một năm, Google có kế hoạch kháng cáo.

“Đây có phải thời điểm Google dễ tổn thương không? Chắc chắn rồi”, Cornfeldt nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Chủ của Uniqlo muốn vượt qua chủ sở hữu Zara và H&M để trở thành nhà bán lẻ quần áo phổ thông lớn nhất thế giới

Thương hiệu thời trang nổi tiếng Uniqlo của Nhật Bản đang cố gắng để vượt qua Inditex, chủ sở hữu Zara, và H&M để trở thành nhà bán lẻ quần áo phổ thông lớn nhất thế giới.

Các tập đoàn bán lẻ Fast Retailing Co. và Seven & i Holdings Co. của Nhật Bản đang tập trung thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận ở nước ngoài để bù đắp cho tiêu dùng trong nước yếu.

Lợi nhuận hoạt động của Seven & i, công ty vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, có thể gây thất vọng do lòng tin tiêu dùng yếu kém.

Báo cáo lợi nhuận của Seven & i sẽ ít được chú ý hơn so với thương vụ Alimentation Couche-Tard Inc. thâu tóm hệ thống 7-Eleven với giá 38,7 tỷ USD, điều có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của Seven & i, bao gồm cả việc niêm yết cổ phiếu của các công ty con hoặc bán tài sản. Công ty đang cân nhắc việc bán một phần cổ phần của mình tại Seven Bank Ltd.

Lợi nhuận hoạt động quý II/2024 (kết thúc tháng 8/2024) của Seven & i có thể giảm quý thứ hai liên tiếp. Hoạt động của cửa hàng tiện lợi ở nước ngoài tiếp tục là yếu tố thúc đẩy doanh thu, trong khi lợi nhuận hoạt động giảm ở tất cả các phân khúc, trừ các siêu thị.

Trong khi đó, Fast Retailing, chủ sở hữu Uniqlo Fast Retailing, có thể công bố lợi nhuận hoạt động tăng trưởng ổn định, chủ yếu nhờ hoạt động ở nước ngoài.

Các nhà phân tích Catherine Lim và Trini Tan của Bloomberg Intelligence cho rằng các sản phẩm quần áo chống nắng hàng đầu của hãng có thể nắm bắt được nhu cầu mạnh mẽ trong mùa Hè.

Tăng trưởng lợi nhuận hoạt động tài khóa 2024 của Fast Retailing (kết thúc cuối tháng 8/2024) có thể duy trì như năm trước, với mức tăng 25%, nhờ sự đóng góp từ các chuỗi Uniqlo ở nước ngoài.

Kế hoạch mở khoảng 80 cửa hàng mỗi năm tại Trung Quốc đại lục có thể giúp doanh số bán của Uniqlo trong khu vực tăng 13% hàng năm trong giai đoạn 2023-2026, vượt mức tăng trưởng 3% tại thị trường nội địa.

Đáng chú ý, Uniqlo đang cố gắng để vượt qua Inditex, chủ sở hữu Zara, và H&M để trở thành nhà bán lẻ quần áo phổ thông lớn nhất thế giới. Vấn đề đặt ra là liệu những mặt hàng giá rẻ của Uniqlo có thể chinh phục được tầng lớp trung lưu tiết kiệm hơn, có khả năng trở thành chỉ báo cho các công ty nước ngoài hướng đến người tiêu dùng khác.

Uniqlo ra đời vào thời kỳ đỉnh điểm của bong bóng tài sản Nhật Bản, mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1984, chỉ vài năm trước khi nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài. Các nhà phân tích nhận thấy những điểm tương đồng với Trung Quốc và cuộc khủng hoảng bất động sản của họ, vốn đã kích hoạt làn sóng vỡ nợ của các nhà phát triển và làm hạ nhiệt nền kinh tế.

Khi Uniqlo lần đầu tiên ra mắt thị trường Trung Quốc năm 2002, nhiều người lo ngại liệu doanh nghiệp này có thể thành công hay không. Một số nhà đầu tư và nhà phân tích dự đoán thương hiệu Nhật Bản này sẽ gặp khó khăn trong môi trường khắc nghiệt này.

Tuy nhiên, nhà bán lẻ này không chỉ vượt qua được những căng thẳng địa chính trị khiến các đối thủ của họ gặp khó khăn, mà các sản phẩm chức năng của họ cũng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhà phân tích cấp cao Takahiro Kazahaya tại UBS Securities Japan cho biết Fast Retailing đã tận hưởng sự gia tăng thu nhập ở Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát, và họ có thể tính giá cao hơn cho một chiếc quần jean so với ở Nhật Bản.

Theo Giám đốc tài chính Takeshi Okazaki của Fast Retailing, tình hình kinh doanh của Uniqlo tại Trung Quốc “một nửa do yếu tố bên trong, một nửa do yếu tố bên ngoài”. Ông thừa nhận tác động của môi trường vĩ mô nhưng cũng nhấn mạnh một số cửa hàng đang hoạt động kém hiệu quả.

Fast Retailing dự kiến công ty sẽ tiếp tục đạt mức lợi nhuận kỷ lục vào năm 2024, nhưng biến đổi khí hậu có thể gây trở ngại cho một công ty vốn nổi tiếng với việc tung ra nhanh chóng các mặt hàng theo mùa như áo khoác lông cừu và quần áo giữ nhiệt.

Ông Okazaki cho biết: “Ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng vậy, nhiệt độ có xu hướng biến đổi mạnh trong năm nay, vì vậy câu hỏi cơ bản là làm thế nào để cơ cấu các dòng sản phẩm”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

TikTok sa thải hàng loạt nhân viên kiểm duyệt nội dung trên nền tảng

Theo thông tin, mạng xã hội TikTok sắp sa thải nhân viên hàng loạt như một phần của quá trình cải tổ hoạt động kiểm duyệt nội dung của mình.

“Chúng tôi đang thực hiện những thay đổi này như một phần trong nỗ lực liên tục nhằm củng cố thêm mô hình hoạt động toàn cầu để kiểm duyệt nội dung”, một phát ngôn viên của TikTok cho biết vào thứ sáu.

Công ty này có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD trên toàn cầu vào các sáng kiến về lòng tin và an toàn vào năm 2024, nhằm mục đích cải thiện hiệu quả. Hiện 80% nội dung vi phạm quy định đã được xóa thông qua các công nghệ tự động.

Tin tức này xuất hiện sau các báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương tại Malaysia cho biết TikTok đã sa thải hàng trăm nhân viên, hầu hết trong số này làm việc trong bộ phận kiểm duyệt nội dung cho nền tảng này. Nguồn tin cho biết, việc cắt giảm ảnh hưởng đến cả nhân viên ở Đông Nam Á và các khu vực khác.

Hiện TikTok không tiết lộ số lượng nhân viên chính xác bị sa thải. Theo công ty, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến nhân viên ở nhiều địa điểm trên toàn thế giới.

Công ty cho biết: “Chúng tôi không thể đưa ra con số chính xác vào thời điểm này do các quy trình quản lý việc làm tại địa phương khác nhau”.

TikTok sa thải hơn 700 nhân viên tại Malaysia.

Cụ thể, một nguồn tin thân cận với chi nhánh Malaysia của ByteDance, công ty mẹ của TikTok, nói với The Malaysian Reserve rằng hơn 700 cá nhân đã bị sa thải sau khi nhận được email từ công ty.

ByteDance có ý định đầu hơn 2 tỷ USD vào Malaysia

Cũng liên quan đến ByteDance tại Malaysia, hồi tháng 6, công ty có kế hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ ringgit (2,13 tỷ USD) để thành lập một trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Malaysia, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết.

Là một phần của thỏa thuận, ByteDance sẽ mở rộng các cơ sở trung tâm dữ liệu của công ty tại tiểu bang Johor của Malaysia thông qua khoản đầu tư bổ sung 1,5 tỷ ringgit, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Tengku Zafrul Aziz cho biết.

“Khoản đầu tư bổ sung này của ByteDance chắc chắn sẽ giúp Malaysia đạt được mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế kỹ thuật số lên 22,6% tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia vào năm 2025”, ông Tengku Zafrul cho biết trong một bài đăng trên X.

Năm 2023, doanh thu hàng tháng của ứng dụng TikTok tại Malaysia đạt mức cao nhất vào tháng 5, ở mức hơn 2,68 triệu USD. Trong khi đó, tháng 2 năm 2023 chứng kiến doanh thu hàng tháng thấp nhất của ứng dụng tại thị trường này với khoảng 2,21 triệu USD.

TikTok có hơn 325 triệu người dùng tại Đông Nam Á

Theo website của ByteDance, hiện họ có hơn 110.000 nhân viên tại hơn 200 thành phố trên toàn cầu. ByteDance có 15 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu. Các ứng dụng hoạt động tại 150 thị trường và 35 ngôn ngữ.

Công ty có các văn phòng Đông Nam Á tại TP Hồ Chí Minh, Bangkok (Thái Lan), Singapore, Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia) và Kuala Lumpur (Malaysia).

Lợi nhuận của ByteDance tăng vọt khoảng 60% vào năm 2023, vượt xa tốc độ tăng trưởng của các công ty trực tuyến Tencent và Alibaba Group, cho thấy khả năng phục hồi của chủ sở hữu TikTok.

Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao tài sản cố định tăng vọt lên hơn 40 tỷ USD từ khoảng 25 tỷ USD vào năm 2022, tờ Straits Times (Singapore) cho biết. Công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới cũng tăng doanh số lên gần 120 tỷ USD từ 80 tỷ USD.

TikTok có hơn 325 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Đông Nam Á, bao phủ gần một nửa dân số của khu vực. Trong số đó, 125 triệu người đến từ Indonesia, nền kinh tế lớn nhất của khu vực, CEO TikTok Chew Shou Zi chia sẻ tại một sự kiện hồi tháng 6 năm ngoái, theo Caixin Global .

TikTok Shop, nhánh thương mại điện tử của ứng dụng, tự hào có Tổng lượng hàng hóa (GMV) gần 9 tỷ USD tại Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2023. Chỉ riêng tại Indonesia, TikTok đã hợp tác với hơn 2 triệu nhà bán nhỏ và tạo ra GMV gần 4 tỷ USD.

Đặt cược vào 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, trong những năm gần đây TikTok đã thúc đẩy thương mại hóa các dịch vụ video ngắn phổ biến của mình để tạo ra một nguồn doanh thu mới với hy vọng tiếp nối thành công thương mại điện tử của người anh em Douyin tại Trung Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

7-Eleven đóng cửa hàng loạt trong bối cảnh đang được công ty mẹ Circle K muốn mua lại

Hãng tin CNN cho hay công ty mẹ Seven & I Holdings của chuỗi siêu thị 7-Eleven trong báo cáo tài chính mới nhất đã tuyên bố đóng cửa 444 chi nhánh vì doanh số giảm, lượng khách đi xuống, áp lực lạm phát và đặc biệt là lượng người mua thuốc lá giảm.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, mô hình kinh doanh dần lỗi thời của 7-Eleven mới là nguyên nhân chính khi nhiều người đến đây không phải vì hết thứ gì hay cần mua gấp thực phẩm gì mà chỉ để giải trí, thư giãn trong lúc bơm xăng hoặc đơn giản là để mua thứ gì đó không quan trọng.

Điều này khiến chiến lược phủ sóng dọc các trạm xăng ở Bắc Mỹ hay len lỏi vào từng ngóc ngách ở các thị trường Châu Á trở nên bất hợp lý. Chi phí mặt bằng tăng cao cùng sự sụt giảm tiêu dùng khiến 7-Eleven hụt hơi trong cuộc đua cùng các siêu thị khác.

Hiện 7-Eleven có hơn 13.000 cửa hàng trên toàn nước Mỹ, Canada và Mexico, qua đó giữ ngôi vị chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới. Bởi vậy việc đóng cửa này chỉ chiếm 3% tổng số chi nhánh.

Tuy nhiên thông tin này cũng gây lo lắng cho thị trường bởi trong báo cáo tài chính, Seven & I Holdings thừa nhận nền kinh tế Mỹ dù đang phục hồi mạnh mẽ nhưng người tiêu dùng lại vẫn hạn chế chi tiêu do lạm phát dai dẳng, lãi suất cao còn cơ hội việc làm thì xấu đi.

Những yếu tố trên đã khiến lượng khách đến 7-Eleven giảm 7,3% vào tháng 8/2024, đánh dấu 6 tháng giảm lưu lượng khách liên tiếp.

Ngoài ra, doanh số thuốc lá vốn là mặt hàng bán chạy nhất của mảng siêu thị tiện lợi cũng đã giảm 26% kể từ năm 2019.

Đặc biệt việc Couche-Tard nâng giá đấu thầu thu mua lại 7-Eleven lên 47,2 tỷ USD càng khiến nhiều chuyên gia lo lắng hơn cho tình hình của chuỗi siêu thị này.

Xin được nhắc 7-Eleven không chỉ là chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới mà còn là một biểu tượng của Nhật Bản, tương tự như tượng đài Toshiba trong mảng điện tử. Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền Tokyo sẽ phải xem xét rất kỹ lưỡng tác động của việc bán 7-Eleven cho người nước ngoài.

Trước tình hình trên, phía 7-Eleven cho biết sẽ chuyển hướng kinh doanh, chuyển từ hợp tác với các trạm xăng để bán thuốc lá sang đầu tư cho thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi.

Thế nhưng, chiến lược này cũng vấp phải nhiều nghi vấn.

Định vị thương hiệu

Nói về định vị thương hiệu, “Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần thay đổi mô hình kinh doanh của mình từ dựa vào các trạm xăng và bán thuốc lá sang mô hình siêu thị mà khách hàng lựa chọn chúng tôi dựa trên sản phẩm khác. Chìa khóa cho sự thay đổi này là thực phẩm tươi”, giám đốc điều hành Ryuichi Isaka của Seven & I Holdings cho biết.

Ít ai ngờ rằng chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới với 72 tỷ USD doanh số năm 2023 lại đang phải tìm cách chuyển đổi mô hình kinh doanh sau nhiều năm thành công với chiến lược dựa vào các trạm xăng ở Mỹ.

Trên thực tế, doanh số bán thuốc lá đã giảm trong nhiều thập kỷ. Suốt 20 năm qua, doanh số mặt hàng này đã giảm hơn một nửa trong khi doanh số bán xăng chỉ giảm nhẹ. Dẫu vậy, quá trình chuyển đổi sang xe Hybrid và xe điện vẫn đang diễn ra nên mô hình dựa vào trạm xăng bán thuốc lá của 7-Eleven đã không còn hiệu quả.

Điều này cũng tương tự như ở các thị trường Châu Á khác. Thương hiệu 7-Eleven từng dùng chiến lược phủ sóng rộng khắp để tạo sự “tiện lợi” hết mức cho khách hàng ở bất kỳ đâu trong thành phố. Thế nhưng khi kinh tế dần khó khăn, mô hình kinh doanh này bắt đầu gặp vấn đề với chi phí mặt bằng tăng cao, giá sản phẩm không đủ thấp để cạnh tranh và dần mất khách.

Tại quê hương Nhật Bản, 7-Eleven thậm chí chỉ còn là biểu tượng và là điểm đến giải trí thay vì hoạt động như một siêu thị đúng nghĩa. Chuỗi bán lẻ này chỉ là lựa chọn cuối cùng trong danh sách cung ứng thực phẩm, đồ uống với giá cả phải chăng, đa dạng hàng hóa với dịch vụ giao hàng.

Tờ Inc nhận định người Nhật Bản giờ đây đến 7-Eleven không phải vì hết thứ đồ gì đó hay đang cần gấp loại thực phẩm nào mà chỉ đơn giản là đến giải trí, mua sắm những thứ không thực sự quan trọng.

Quay trở lại với chiến lược chuyển đổi tập trung đầu tư sang thực phẩm tươi tại Mỹ, nhiều chuyên gia lo ngại kế hoạch của 7-Eleven khó thành công bởi trên thực tế khó lòng khiến khách hàng mua nhiều thực phẩm hơn tại đây.

Định vị thương hiệu của 7-Eleven tại Mỹ không phải là một siêu thị để khách hàng mua thực phẩm với mức giá cạnh tranh hay tìm kiếm các món đồ nhu yếu phẩm như Walmart hay Costco. Do đó để tạo lý do cho người tiêu dùng mua thêm thực phẩm ở đây là điều khó làm.

7-Eleven đóng cửa 444 chi nhánh: Chuyện gì đang xảy ra với chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới?- Ảnh 4.

7-Eleven đóng góp doanh thu chính cho công ty mẹ Seven & I Holdings

Năm 2023, tổng doanh số của 7-Eleven tại Mỹ là 17 tỷ USD, trong đó gần ¼ đến từ 315 triệu tách cà phê, 153 triệu ly si rô đá bào, 99 triệu chiếc pizza, 100 triệu chiếc xúc xích. Bởi vậy chuỗi siêu thị này kỳ vọng sẽ bán được nhiều thực phẩm hơn nữa do nhu cầu của chúng không dễ giảm như xăng hay thuốc lá.

Đây là lý do 7-Eleven đang hợp tác với nhà cung cấp thực phẩm Warabeya nhằm tạo nên chuỗi cung ứng đồ tươi sống nhiều lần trong ngày.

Thế nhưng theo tờ Inc, nhận thức về định vị thương hiệu của khách hàng không dễ thay đổi. Mọi người sẽ dừng ở 7-Eleven để uống cà phê, mua đồ ăn vặt nhưng khi nói đến thực phẩm tươi, họ sẽ nghĩ đến những cái tên khác.

Cái giá của phủ sóng nhiều

Chiến lược phủ sóng nhiều của 7-Eleven từng đem lại thành công cho chuỗi siêu thị tiện lợi này, nhưng chính điều đó đang trở thành bất lợi khi hãng muốn chuyển đổi tập trung đầu tư.

Đầu tiên, thay đổi chuỗi cung ứng hậu cần là một khó khăn lớn khi 7-Eleven muốn tập trung nhiều hơn vào thực phẩm tươi. Dù hãng có bộ dữ liệu khổng lồ thông qua các chi nhánh và hơn 95 triệu khách hàng thành viên thì việc đảm bảo cân bằng được chuỗi cung ứng cho số lượng khổng lồ các siêu thị cũng là vấn đề không đơn giản.

Tiếp đó, vấn đề giao hàng là thách thức thứ 2. Mảng giao hàng đang phát triển nhanh nhờ có lợi nhuận cao hơn nhưng người tiêu dùng không định vị thương hiệu 7-Eleven như một nơi bán hàng trực tuyến. Thay vào đó, mọi người chỉ đơn giản đến thẳng siêu thị được phủ sóng rộng khắp của 7-Eleven hoặc trong lúc bơm xăng để mua đồ.

Một vấn đề nữa là khả năng bảo trì khi rất nhiều chi nhánh 7-Eleven xuống cấp hoặc không kham nổi tiền thuê mặt bằng trong bối cảnh hiện nay.

Rất rõ ràng khi số trạm xăng và doanh số bán thuốc lá giảm thì 7-Eleven cần một phương án thay thế, đó là thực phẩm. Thế nhưng liệu kế hoạch này có thành công hay không thì cần thời gian mới trả lời được.

*Nguồn: CNN, Inc

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công cụ tạo video Movie Gen của Meta AI sắp có mặt tại thị trường Việt Nam

Mới đây, Meta ra mắt công cụ AI mới hỗ trợ tạo video đơn giản với tên gọi Movie Gen.

Trí tuệ nhân tạo AI đang là cuộc đua được nhiều tập đoàn công nghệ quan tâm trong đó có Meta. Thời gian qua, Meta đã nỗ lực phát triển các công cụ AI của mình và gần đây họ đã giới thiệu công cụ tạo video Movie Gen.

Được biết, Movie Gen có thể cho phép người dùng tạo ra những video chất lượng cao với âm thanh tự nhiên bằng cách nhấp vào một vài từ đơn giản. Người dùng có thể biến ý tưởng của mình thành những nội dung dạng video chỉ sau một vài giây sau đó chia sẻ lên các trang mạng xã hội hoặc phục vụ công việc khi cần.

Ngoài ra, Movie Gen còn cho phép người dùng chỉnh sửa các video hiện có. Tận dụng sự hỗ trợ của AI để thêm vào các hiệu ứng âm thanh, nhạc nền cũng như hiệu ứng hình ảnh một cách dễ dàng, giúp người dùng cải thiện chất lượng nội dung theo ý muốn.

Ưu điểm nổi bật của Movie Gen là người dùng có thể dễ dàng tạo ra video ở nhiều kích thước và định dạng khác nhau, phù hợp với nền tảng truyền thông xã hội như Instagram, YouTube và Tik Tok.

Người dùng không cần sở hữu phần mềm riêng hay cần kiến thức chuyên môn để sử dụng Movie Gen. Công cụ này đã đơn giản hóa các quy trình để cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra video với chất lượng chuyên nghiệp một cách dễ dàng.

Việc Meta AI ra mắt Movie Gen đánh dấu bước tiến trong lĩnh vực nghiên cứu các công cụ AI của công ty.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các sàn thương mại điện tử Việt mất hút trong cuộc đua giành thị phần

Từng chiếm thị phần lớn nhưng Tiki, Sendo đã bị các “ông lớn” ngoại bỏ lại phía sau trong cuộc đua thương mại điện tử.

Kể từ khi Shopee xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2016, thị trường thương mại điện tử trong nước đã liên tục chứng kiến cuộc “thanh lọc” khắc nghiệt, giữa một bên là những tên tuổi ngoại và bên còn lại là những tay chơi trong nước.

Sendo không còn vận đỏ

Gia nhập thị trường từ rất sớm, thành lập năm 2012 và nằm trong hệ sinh thái của FPT, Sendo là một trong những trang thương mại điện tử nội địa đời đầu của Việt Nam. Sàn này được vận hành theo cả mô hình B2C lẫn C2C.

Điểm khác biệt của Sendo nằm ở chỗ thay vì chỉ tập trung vào các thành phố lớn như các nền tảng khác, 2/3 lượng đơn hàng mà sàn này bán ra nằm ở bên ngoài các vùng đô thị chẳng hạn Hà Nội hay TP HCM. Khác biệt rõ rệt này giúp Sendo nhanh chóng lọt top 4 các sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất Việt Nam năm 2018, theo iPrice và cán mốc 10 triệu khách hàng cùng thời điểm.

Điều này cũng giúp Sendo lọt vào “mắt xanh” các nhà đầu tư. Thời gian này, Sendo liên tục được rót vốn khủng. Chẳng hạn tháng 8/2018, Sendo công bố nhận được khoản đầu tư 51 triệu USD từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Tới tháng 11/2019, Sendo tiếp tục gọi vốn thành công 61 triệu USD trong vòng Series C, theo Deal Street Asia. Số tiền được đầu tư bởi các cổ đông hiện hữu cũng như hai nhà đầu tư mới EV Growth của Indonesia và Kasikornbank của Thái Lan.

Quý III cùng năm cũng là thời điểm tăng trưởng huy hoàng của Sendo trước khi “vụt tắt”. Bản đồ thương mại điện tử do iPrice Group thực hiện cho thấy Sendo tăng trưởng thần tốc trong kỳ, leo lên vị trí thứ hai toàn quốc về lượng truy cập, cán mốc gần 31 triệu lượt/tháng. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng chiếm giữ vị trí thứ hai toàn quốc về lượt ứng dụng tải xuống.

Tháng 6/2019, tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp Việt Nam 2019, khi đó ông Trần Hải Linh là Giám đốc điều hành Sendo, tiết lộ nếu tính vận hành thuần túy, sàn đã có lãi.

Tuy nhiên, vận đỏ của Sendo đã bị chặn đứng khi đại dịch COVID-19 ập tới. Tháng 7/2022, báo cáo từ Reputa cho thấy Sendo tuột khỏi top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội tại Việt Nam.

Theo cập nhật mới nhất từ Momentum Works trong báo cáo ra năm 2023 cho thấy Sendo đang đánh mất thị phần (Market Share) khi chỉ nắm vỏn vẹn 4%. Trong khi đó, với các báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường như Metric hay YouNet ECI, Sendo thậm chí còn không xuất hiện trong danh sách thị phần thương mại điện tử (ecommerce) tại Việt Nam.

Tiki xanh mãi không chín

Thời điểm trước năm 2016, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam chủ yếu là cuộc chiến giành thị phần giữa Lazada và Tiki. Khác với Sendo là tìm thị trường ngách, chiến lược cạnh tranh của Tiki tỏ ra rất sòng phẳng khi liên tục “đốt tiền” để đua với Lazada – nền tảng được hậu thuẫn tài chính bởi Alibaba (Trung Quốc) và sau này là Shopee thuộc SEA (Singapore).

Được thành lập từ năm 2010 chủ yếu bán sách tương tự Amazon, những năm sau đó Tiki đã mở rộng ra thành một sàn thương mại điện tử. Tới năm 2016, VNG của ông Lê Hồng Minh quyết định mua gần 4 triệu cổ phiếu, tương đương 38% cổ phần của Tiki. Thương vụ này hoàn tất vào tháng 2/2016 và Tiki bắt đầu được ghi nhận là một công ty liên kết của VNG.

Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, tới quý II/2019, khoản đầu tư hơn 506 tỷ đồng của VNG vào Tiki đã “bốc hơi” hết. Báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2019 của VNG cho biết công ty này đã lỗ lũy kế hết phần vốn đầu tư vào Tiki.

VNG cũng không tiếp tục tham gia vào các đợt tăng vốn của Tik diễn ra trước đó. Điều này khiến tỷ lệ sở hữu của VNG tại Tiki giảm xuống còn 24,6% năm 2019. Tới tháng 3/2021, VNG giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tiki xuống 20,18%. Trong báo cáo của VNG, giá trị đầu tư của họ vào Tiki Global đã về 0 tính đến cuối năm 2022.

Để tiếp tục đua đường dài với các “ông lớn” ngoại, Tiki liên tục huy động vốn từ bên ngoài. Năm 2020, Tiki tăng vốn điều lệ từ 190,9 tỷ đồng lên hơn 208,31 tỷ đồng qua đó cũng hé lộ cơ cấu cổ đông ngoại của sàn này. Theo đó, nguồn vốn tăng thêm chủ yếu đến từ dòng vốn nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông ngoại tại Tiki tăng từ 49,7% lên 54,5%.

Theo thống kê từ Tech in Asia, tính đến tháng 5/2022, Tiki tổng cộng đã gọi vốn thành công 468,7 triệu USD (chỉ tính đến các khoản đầu tư được công bố chính thức). Lần gọi vốn thành công gần nhất của Tiki là vào tháng 11/2021 với quy mô 258 triệu USD thuộc vòng Series E.

Trường vốn, Tiki liên tục đuổi kịp Lazada trong nhiều thời điểm về thị phần. Báo cáo do Q&Me công bố cho thấy năm 2018, thị phần Tiki gần như tương đương với Lazada (17% và 20%).

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Tiki không ghi nhận thêm khoản đầu tư chính thức nào, trong khi đó Lazada tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Alibaba. Lần gần đây nhất Lazada được Alibaba “bơm” 230 triệu USD vào tháng 5/2024, theo dữ liệu từ Alternatives.pe, một nền tảng theo dõi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Singapore.

Tính cả chi phí mua lại năm 2016, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã rót khoảng 7,7 tỷ USD vào Lazada. Trung bình mỗi năm Alibaba rót gần 1 tỷ USD cho Lazada.

Tháng 7 vừa qua, nguồn tin cho biết Lazada đã lần đầu có lãi. Trong khi đó, đối thủ từng cạnh tranh ngang hàng là Tiki vẫn chưa thấy đường tới lợi nhuận. Và kể từ khi Shopee rồi TikTok Shop vào Việt Nam, thị phần Tiki càng ngày càng bị thu hẹp.

Theo Metric, nửa đầu năm nay, doanh thu Shopee dẫn đầu với 53.740 tỷ đồng, đạt 67,9% thị phần; TikTok Shop có 18.360 tỷ đồng, chiếm 23,2% thị phần; Lazada và Tiki lần lượt đạt 6.030 tỷ đồng (chiếm 7,6% thị phần) và 997,06 tỷ đồng (chiếm 1,3%).

Còn theo thống kê của YouNet ECI, trong quý II, Shopee có 261.000 nhà bán, gấp hơn 2 lần TikTok Shop (113.000 nhà bán), Lazada (104.000 nhà bán), trong khi Tiki có 8.800 nhà bán, giảm đến 19,1%.

Đau đầu bài toán vốn

Thế khó của cả Tiki và Sendo là nguồn lực tài chính và khả năng gia tăng thị phần. Điểm cốt lõi của hai sàn này là đều tập trung vào người dùng cuối – thị trường vốn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các tay chơi ngoại.

Năm 2020, Sendo đã kêu gọi 56,7 triệu USD vốn đầu tư thông qua hình thức khoản vay chuyển đổi, theo DealStreetAsia. Năm 2021, nền tảng này phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư có thể kể đến Econtext Asia Limited, SBI E-Vietnam Pte Ltd và nhiều công ty con của FPT.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn Bloomberg năm 2021, CEO kiêm đồng sáng lập Tiki – ông Trần Ngọc Thái Sơn, nói công ty muốn IPO tại Mỹ vào năm 2025. Tuy nhiên, sàn này muốn đẩy sớm kế hoạch niêm yết thêm một năm.

CEO Tiki tin rằng việc niêm yết trên sàn Mỹ thành công của Tiki sẽ mở đường cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đợt IPO của Tiki có thể được thực hiện thông qua sáp nhập với một công ty thâu tóm, sáp nhập chuyên dụng (SPAC), dù vậy, kế hoạch cuối cùng vẫn chưa được “chốt”, theo ông Sơn.

Hồi năm 2020, dẫn nguồn tin thân cận DealStreetAsia cho biết Tiki và Sendo đã nộp hồ sơ đề nghị sáp nhập tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Việc hai công ty sáp nhập sẽ tạo thành sự kết hợp “hai tài sản có khả năng bổ sung lần nhau”, ông Akshay Jayaprakasan từ công ty nghiên cứu Redseer Consulting chia sẻ.

Dù vậy, đến tháng 7 cùng năm, DealStreetAsia cho biết thoả thuận sáp nhập giữa Tiki và Sendo đã bị hoãn lại vô thời hạn do hàng loạt cổ đông không tìm được tiếng nói chung với những điều khoản sáp nhập, một trong số đó là JD.com – cổ đông lớn tại Tiki.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh

Chủ sở hữu Circle K chưa từ bỏ ý định mua lại công ty mẹ 7-Eleven

Alimentation Couche-Tard đã tăng giá chào mua Seven & I Holdings thêm 22% so với đề xuất hồi tháng 8, nguồn tin của Reuters cho biết.

Seven & I Holdings (Nhật Bản) hôm 9/10 xác nhận Alimentation Couche-Tard (Canada), chủ sở hữu Circle K, đã điều chỉnh đề xuất mua lại. Nguồn tin của Reuters tiết lộ giá chào mua được nâng lên 47 tỷ USD, tăng 22% so với hồi tháng 8.

Nếu được thực hiện, đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất của một doanh nghiệp nước ngoài với công ty Nhật Bản. Đây cũng sẽ là thương vụ thâu tóm xuyên biên giới lớn nhất toàn cầu năm nay. Trong thông báo hôm qua, Seven & I cho biết theo yêu cầu của Couche-Tard, họ sẽ giữ bí mật về đề xuất mới.

“Mức giá mới hấp dẫn hơn nhiều mức cũ. Dù còn nhiều rào cản pháp lý, tôi cho rằng hội đồng quản trị Seven & I nên tham gia đàm phán xem liệu thương vụ có khả thi hay không”, Manoj Jain – đồng sáng lập quỹ đầu tư Maso Capital – cho biết.

Cổ phiếu Seven & I hôm qua tăng tới 12% sau thông tin trên, nhưng mức tăng chốt phiên chỉ còn 4%. Điều này cho thấy nhà đầu tư vẫn ngờ vực khả năng thương vụ diễn ra.

Hồi tháng 8, Alimentation Couche-Tard – công ty mẹ chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K đề xuất mua Seven & I Holdings với giá khoảng 38 tỷ USD. Một tháng sau đó, Seven & I từ chối với lý do “định giá thấp” công ty. “Chúng tôi sẽ từ chối những đề xuất không đánh giá đúng giá trị thực của công ty, hoặc không giải quyết được các lo ngại pháp lý”, thông báo khi đó viết.

Một số cổ đông của Seven & I, như quỹ đầu tư ValueAct Capital và Artisan Partners cho rằng công ty này nên tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là cửa hàng tiện lợi. Họ hiện có hơn 80.000 cửa hàng 7-Eleven trên toàn cầu. Seven & I còn sở hữu các siêu thị, một ngân hàng và chuỗi nhà hàng.

Alimentation Couche-Tard hiện có khoảng 17.000 cửa hàng tại 30 quốc gia, với các thương hiệu Couche-Tard và Circle K. Công ty này hiện niêm yết trên sàn chứng khoán Toronto với vốn hóa 70 tỷ đôla Canada (51 tỷ USD). Họ từng tiếp cận Seven & I và đặt vấn đề mua lại năm 2020.

Trong tài khóa kết thúc vào tháng 4/2024, Alimentation Couche-Tard đạt doanh thu 69,2 tỷ USD. Doanh thu của Seven & I trong tài khóa kết thúc vào tháng 2/2024 là 11.000 tỷ yen (75 tỷ USD).

Nhà đầu tư đang chờ báo cáo tài chính quý trước của Seven & I, sẽ công bố ngày 10/10. Nikkei dự báo lợi nhuận hoạt động của công ty này giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái, do lạm phát khiến tiêu dùng tại Mỹ chậm lại.

Quiddity Advisors cho rằng trong báo cáo này, công ty có thể thông báo bán cổ phần trong ngân hàng Seven Bank. Nguồn tin của Reuters cho biết Seven & I cũng đang cân nhắc bán cổ phần mảng siêu thị, mở đường cho mảng này làm IPO. TV Tokyo hôm 9/10 đưa tin Seven & I đang tính toán đổi tên công ty để phản ánh mục tiêu tập trung cho mảng cửa hàng tiện lợi.

Tháng trước, giới chức Nhật Bản xếp Seven & I vào nhóm “quan trọng với an ninh quốc gia”. Giới phân tích cho rằng động thái này sẽ nâng rào cản pháp lý với thương vụ mua lại. Dù vậy, quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản khẳng định việc phân loại không khiến thương vụ bị kiểm soát chặt hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thuật toán của Threads là lý do chính khiến người dùng tìm đến

Thuật toán của nền tảng Threads đề xuất các câu hỏi ngớ ngẩn, nội dung gây tranh cãi để đạt được mức độ tương tác lớn hơn và giữ chân người dùng.

Theo báo cáo cáo của công ty nghiên cứu Decision Lab, Threads ngày càng được sử dụng phổ biến, dành nhiều thời gian hơn từ người dùng trẻ Việt Nam. Các xu hướng, nội dung được quan tâm gần đây đều xuất phát từ sản phẩm mới của Meta.

Tuy nhiên, chính những người đứng sau mạng xã hội này xác nhận Threads đang có vấn đề thuật toán, khiến những bài đăng “mồi nhử” ngớ ngẩn, gây tranh cãi được xuất hiện nhiều hơn.

Thuật toán của Threads khiến nội dung dễ “viral” hơn.

Gần đây tại Việt Nam, Threads lan truyền nhiều nội dung dạng khoe lương cao bất thường, thành tích học tập, đáng ngưỡng mộ hay bóc mẽ hành vi giả mạo lịch sử công tác… Các bài đăng này thu về nhiều tương tác, bình luận khiến nó tiếp tục được lan truyền rộng rãi, bất chấp việc thông tin chưa được kiểm chứng.

Không chỉ ở phía tiêu thụ, những người tạo nội dung cũng đánh giá thuật toán của Threads có khả năng phân phối mạnh, giúp bất kỳ bài đăng nào tiếp cận đến hàng trăm nghìn tài khoản khác.

Bẫy câu tương tác

Theo The Verge, những nội dung câu tương tác đang trở thành vấn đề trên Threads, bất chấp nó giúp mạng xã hội này tăng trưởng. Chính lãnh đạo nền tảng xác nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

“Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của những bài đăng ‘mồi nhử’ trên Threads và đang nỗ lực kiểm soát nó”, Adam Mosseri, Giám đốc Instagram cho biết. Kiểu nội dung mà vị này nhắc đến là kiểu câu hỏi ngớ ngẩn hoặc lời mời thảo luận để khuyến khích người khác vào tương tác. Cách này sẽ giúp một bài đăng đơn giản được lan truyền không ngừng.

Phóng viên Katie Notopoulos của Business Insider gần đây đã thử đăng những nội dung được định hướng để khiến người khác phải trả lời. Việc này nhằm xác định thuật toán của Threads có khả năng bị lạm dụng hay không.

Kết quả cho thấy mọi người vẫn tiếp tục trả lời các bình luận 4 ngày sau khi bài đăng xuất hiện. Nó chứng tỏ giả thuyết Threads đang ưu tiên bài đăng có nhiều bình luận thay vì số lượt thích hoặc đăng lại. Điều này sẽ khiến người sáng tạo nội dung cố đi theo lối mòn, tạo nội dung câu dẫn các tài khoản khác vào trả lời, tranh luận để “viral”.

The Verge cho rằng nó khiến các nội dung vô nghĩa hoặc thông tin bịa đặt xuất hiện nhiều hơn.

Nguồn cấp tin của Threads được tập hợp tại mục Home (Trang chủ), không có tùy chọn khác. Nội dung người dùng nhìn thấy được tổng hợp từ tài khoản đã theo dõi và phân phối tự động của AI. Tương tự TikTok, thuật toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp bài đăng.

Để tìm hiểu sâu hơn về thuật toán của mạng xã hội Threads, bạn có thể đọc bài viết “thuật toán của Threads” trên MarketingTrips.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hàng triệu người truy cập 2 website Zalo giả mạo

Theo báo cáo của Bkav, hàng triệu người dùng Zalo đang đối mặt với nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến nghiêm trọng bởi hai trang web giả mạo tinh tinh vi, đang thu hút lượng truy cập khổng lồ, đe dọa an toàn thông tin cá nhân và an ninh mạng quốc gia.

Công ty an ninh mạng Bkav vừa phát hiện hai trang web giả mạo Zalo đang thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Hai địa chỉ zaloweb.me và zaloweb.vn luôn xuất hiện đầu danh sách kết quả tìm kiếm Google khi người dùng tìm “zalo web”.

Các trang giả mạo này được thiết kế tinh vi, gần như không thể phân biệt với trang chính thức của Zalo. Khi người dùng nhấp vào nút đăng nhập, họ có thể bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo cá độ bóng đá, nội dung người lớn hoặc trang chứa virus.

Ông Võ Duy Khánh, chuyên gia của Bkav, cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi một thời gian. Có lúc kẻ xấu cài cắm virus hoặc hiển thị nội dung không lành mạnh, có lúc lại chuyển về trang chủ Zalo thật.”

Theo ông Khánh, nhiều người dùng trong các cơ quan, công sở vẫn có nhu cầu sử dụng Zalo trên máy tính, dẫn đến việc vô tình truy cập nhầm trang giả mạo.

“Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia,” ông nhấn mạnh. Bkav đã báo cáo vấn đề này cho Bộ Thông tin và Truyền thông để chặn các website độc hại.

Công ty cũng khuyến cáo những người đã truy cập nhầm vào các trang giả mạo nên quét virus ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Người dùng cần cẩn trọng khi tìm kiếm và truy cập Zalo Web, chỉ sử dụng địa chỉ chính thức zalo.me để tránh rủi ro bị lừa đảo và đánh cắp thông tin.

Temu sắp vào Việt Nam và có thể thâu tóm một sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam

Temu – ứng dụng thương mại điện tử giá rẻ đình đám của Trung Quốc đang có động thái chuẩn bị cho sự ra mắt tại Việt Nam.

Temu sắp ra mắt tại Việt Nam và Brunei, nâng tổng số thị trường của nền tảng thương mại điện tử này tại Đông Nam Á lên 5 nước. Thông tin này vừa được The Momentum Works – công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Singapore tiết lộ.

Ngoài ra, có những tin đồn chưa được xác nhận rằng Temu đang đàm phán với một trong các nền tảng thương mại điện tử địa phương tại Việt Nam để có thể mua lại.

Nền tảng thương mại điện tử Temu đã bắt đầu hoạt động tại hai thị trường đầu tiên ở Đông Nam Á là Philippines và Malaysia cách đây hơn một năm. Vào tháng 7 năm nay, Temu bắt đầu giao hàng tại Thái Lan.

Dự kiến, với 5 thị trường ở Đông Nam Á, Temu hiện đang hoạt động tại tổng cộng 82 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến ngày 7/10/2024). Nhiều người trong ngành đã nghe về khả năng Temu sẽ gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 7. Khi đó, dự kiến việc ra mắt sẽ diễn ra vào tháng 10 – và có vẻ như Temu đã kịp thời thực hiện đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, phiên bản ra mắt của trang web Temu Việt Nam còn khá sơ khai: hiện tại chỉ có tiếng Anh (không có tiếng Việt); chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng (không có ví điện tử địa phương); và chỉ có hai đơn vị logistics (Ninja Van và Best Express) được kết nối.

Theo Momentum Works đánh giá, Temu có thể các tùy chọn ngôn ngữ, thanh toán và logistics bổ sung sẽ được thêm vào, nếu họ dành nhiều sự đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Trong khi nhiều người có thể quen thuộc với Ninja Van, nhưng không nhiều người biết đến đối tác logistics khác của Temu là Best Express.

Best, một công ty niêm yết trên NYSE, từng là một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất Trung Quốc. Năm 2021, công ty đã bán mảng kinh doanh chuyển phát nhanh trong nước cho J&T Express, và chuyển trọng tâm sang các giải pháp logistics khác cũng như mở rộng ra nước ngoài.

Công ty con của họ tại Việt Nam là một trong những đơn vị hoạt động tốt nhất, và xếp hạng trong số các công ty logistics thương mại điện tử hàng đầu. Best cũng mở một công ty con tại Indonesia cách đây khoảng sáu tuần.

Trong báo cáo “Thương mại điện tử tại Đông Nam Á 2024” của Momentum Works, đơn vị này đã nhấn mạnh rằng Việt Nam là thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GMV so với cùng kỳ năm trước gần 53%.

“Dữ liệu chúng tôi đã thu thập trong năm nay cho thấy đà tăng trưởng vẫn tiếp tục trong năm 2024. Mặc dù thương mại điện tử ở Indonesia không còn tăng trưởng nhanh như ở Việt Nam, nhưng quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á vẫn chiếm gần một nửa thị trường thương mại điện tử của khu vực. Đây là một miếng bánh mà Temu sẽ tiếp tục cố gắng giành lấy”, Momentum Works nhận định.

Chỉ mới tuần trước, chính quyền Indonesia đã nhắc lại rằng họ sẽ cấm Temu để bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của đất nước. Tuy nhiên, khoảng một năm trước, Indonesia cũng đã cấm TikTok Shop, chỉ để nền tảng thương mại điện tử dựa trên mạng xã hội này quay trở lại thông qua việc mua lại công ty địa phương Tokopedia sau chỉ hai tháng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer