Skip to main content

Top 10 mẹo nhỏ với chiến lược Content Marketing cho SMEs

18 Tháng Năm, 2022

Khi Content Marketing đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp từ quy mô lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), một chiến lược Content Marketing được thiết lập toàn diện ngay từ đầu là chìa chính để thành công.

chiến lược Content Marketing SMEs
Top 10 mẹo nhỏ với chiến lược Content Marketing cho SMEs

Trước khi tìm hiểu về các mẹo nhỏ khi xây dựng chiến lược Content Marketing cho SMEs, bạn cần tìm hiểu qua về khái niệm chiến lược Content Marketing.

Chiến lược Content Marketing là gì?

Cũng tương tự các chiến lược khác như chiến lược Marketing, chiến lược SEO, chiến lược Content Marketing là khái niệm đề cập đến tất cả các chiến lược sử dụng nội dung (Content) để làm Marketing.

Tuỳ thuộc vào từng đối tượng mục tiêu hay mục tiêu của doanh nghiệp là gì, chiến lược Content Marketing có thể tập trung vào những chỉ số cụ thể khác nhau và được thực thi theo những cách tiếp cận khác nhau.

Advertisement

Một chiến lược Content Marketing tốt cần chứa đựng cách nội dung marketing (Content Marketing) được xây dựng và phân phối đến các nhóm đối tượng mục tiêu (TA).

Content Marketing là gì?

Nếu hiểu một cách đơn giản nhất, Content Marketing hay Tiếp thị nội dung là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Top 10 mẹo nhỏ để xây dựng một bản chiến lược Content Marketing cho SMEs.

Content Marketing hay Tiếp thị nội dung đơn giản là việc xây dựng và phân phối những nội dung (Content) có giá trị dựa trên sự hiểu biết về khách hàng với mục tiêu là thúc đẩy các hành động có lợi cho thương hiệu.

Bạn càng tạo ra nhiều nội dung có giá trị, thì cơ hội thành công của bạn càng cao.

Advertisement
  • 60% Marketer báo cáo rằng tiếp thị nội dung giúp tạo ra nhu cầu và xây dựng lượng khách hàng tiềm năng hiệu quả.
  • 81% Marketer xem nội dung như một chiến lược kinh doanh cốt lõi của họ.

Dưới đây là Top 10 các mẹo nhỏ bạn có thể tham khảo khi xây dựng một chiến lược Content Marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

1. Sứ mệnh.

Cũng tương tự như các chiến lược Marketing hay SEO, các nội dung marketing cần được xây dựng dựa trên sứ mệnh chung của doanh nghiệp và các mục tiêu của nó cũng cần bám sát điều này.

Dưới đây là một số mục tiêu bạn có thể muốn đạt được.

  • Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện (Qualified Lead).
  • Xây dựng độ nhận biết về thương hiệu (Brand Awareness).
  • Tăng tỷ lệ giữ chân người dùng (Retention).
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
  • Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
  • Trở thành một “nhà tư tưởng lãnh đạo trong ngành“.

2. Đối tượng mục tiêu.

Bước tiếp theo là xác định ai là những người mà bạn đang xây dựng nội dung và muốn họ tương tác với nội dung đó.

Advertisement

Một sai lầm thường thấy với các bạn content marketer đó là xây dựng nội dung cho khách hàng nhưng lại chủ yếu dựa trên quan điểm hay thế giới quan cá nhân của chính họ.

Ngoài việc chạy các thử nghiệm để tìm hiểu về họ, bạn cũng cần liên tục trao đổi với các phòng ban khác như bán hàng, nghiên cứu thị trường hay thậm chí là gặp gỡ trực tiếp khách hàng để xem liệu họ đang cần gì.

3. Mục tiêu.

Đảm bảo rằng mục tiêu của bạn có thể đo lường được và khả thi. Bạn sẽ đo lường kết quả và hiệu suất của mình như thế nào?

  • Doanh thu: Là số lượt bán hàng, đăng ký hoặc tải xuống có trả phí (nếu có) mà website của bạn có được hàng tháng (MoM).
  • Khách hàng tiềm năng: Lượng khách hàng gửi biểu mẫu, đăng ký nhận bản tin, tỷ lệ chuyển đổi, chọn tham gia sự kiện…
  • Nhận thức về thương hiệu (Brand Awarensss): Chính là lượng khách hàng truy cập vào website, lượt xem video, mức độ tương tác trên các bài đăng của thương hiệu…
  • Mức độ trung thành (Brand Loyalty): Nếu sản phẩm của bạn là sản phẩm khách hàng có thể cần mua nhiều lần, liệu họ có đang quay lại?
  • Mức độ tương tác: Ngoài các chỉ số trực tiếp về bán hàng, lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội cũng quan trọng không kém.

4. Nguồn lực.

Những kết quả hiện có của bạn gắn liền với những nguồn lực hay tài nguyên khác nhau. Hãy cân nhắc xem với các mục tiêu hiện có thì bạn cần thêm nguồn lực nào mới hay không, đó có thể là con người hoặc ngân sách chẳng hạn.

Advertisement

5. Lập lịch xuất bản nội dung.

Lịch xuất bản nội dung là công cụ chính để giữ cho mọi thứ bạn đang làm được diễn ra liên tục và không bị dán đoạn. Bạn có thể theo dõi các nội dung như:

  • Chủ đề nội dung.
  • Ngày tháng
  • Nền tảng (Facebook, Instagram hay TikTok).
  • Từ khóa trọng tâm của bài đăng là gì?
  • Bạn nên bắt đầu với việc hiểu từng kiểu nội dung cho từng nền tảng nhất định.

6. Tối ưu hóa nội dung.

Nghiên cứu từ khóa là chìa khóa chính bạn có thể cân nhắc. Bạn có thể bắt đầu với những từ khoá có lượng truy cập nhỏ và sau đó mở rộng dần lên.

Nghiên cứu từ khoá giúp bạn biết được đâu là các chủ đề hay nội dung mà họ quan tâm nhiều nhất. Những công cụ như Google Keyword Planner sẽ hữu ích với bạn.

7. Nhân bản nội dung.

Bằng các công cụ phân tích như Google Analytics với sự hỗ trợ của Google Tag Manager, bạn có thể biết được những nội dung nào đang giúp bạn có nhiều khách hàng nhất hoặc có lượng tương tác cao nhất.

Advertisement

Bạn nên nhân bản nó thành các kiểu nội dung khác nhau để tiếp tục tái sử dụng.

8. Liên tục cập nhật nội dung.

Với hầu hết các ngành hàng, đặc biệt khi chúng ta đang sống trong thời kì VUCA, mọi thứ đều có thể thay đổi rất nhanh ngay cả hành vi của khách hàng.

Bằng cách liên tục cập nhật các xu hướng mới, cập nhật các nội dung cũ đã đăng trước đó, bạn không giúp cải thiện thứ hạng SEO của mình mà còn giúp khách hàng có được những giá trị mới từ nội dung.

9. Đừng quên quảng cáo cho nội dung của mình.

Với các website hay thương hiệu mới, sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn viết nội dung rất hay nhưng lại có rất ít người biết đến nó.

Advertisement

Hãy quảng cáo nội dung của bạn đến những người có khả năng cần nó nhất và đừng quên thử nghiệm xem ai mới là người cần đến nó.

10. Phân tích.

Bước cuối cùng khi xây dựng chiến lược Content Marketing cho SMEs là phân tích nội dung và các kết quả có được.

Một khi bạn đã xác định được mục tiêu của bạn khi sử dụng Content Marketing là gì, bạn có thể phân tích các hiệu suất có được và chi phí đã bỏ ra để có được nó.

Các chỉ số như ROAS (lợi nhuận có được dựa trên ngân sách quảng cáo), CAC (chi phí để có được một khách hàng mới), hay CPL (chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng) có thể là những gì bạn cần.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement