Skip to main content

4 động lực chính cho hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp

7 Tháng Chín, 2021

Câu chuyện trưởng thành của hoạt động Digital Marketing là câu chuyện của tốc độ. Dưới đây là những cách mà các doanh nghiệp cả Việt Nam và thế giới có thể gia nhập cuộc đua và tăng tốc.

Các nhà quảng cáo đã phải đối mặt với những sự thay đổi to lớn trong những năm vừa qua – và điều này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đã có thể phản ứng một cách nhanh nhạy với mọi thứ khi áp dụng kỹ thuật số, những doanh nghiệp khác lại phản ứng chậm hơn.

Advertisement

Nghiên cứu mới từ đơn vị tư vấn BCG và Google cho thấy rằng những doanh nghiệp trưởng thành nhất về mặt kỹ thuật số đã có thể có được những sự phục hồi nhất định.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà quảng cáo đã trưởng thành về mặt kỹ thuật số có khả năng tăng thị phần của họ cao hơn gấp 2 lần, đồng thời vượt trội hơn hẳn về hiệu quả chi phí và doanh thu so với các nhà quảng cáo chậm trưởng thành hơn.

Về mặt trưởng thành, theo nghiên cứu, hiện chỉ có khoảng 9% thương hiệu được phân loại là trưởng thành về kỹ thuật số, đây là một cơ hội rất lớn để các thương hiệu khác có thể nhanh chóng gia nhập cuộc đua và tiến lên phía trước.

Nghiên cứu cũng làm nổi bật 4 động lực chính mà các doanh nghiệp cần tập trung vào để có thể thúc đẩy sự trưởng thành trong các hoạt động digital marketing của họ.

Advertisement

Bằng cách đặt những điều này vào trọng tâm của chiến lược phát triển kỹ thuật số của họ, các nhà quảng cáo có thể tăng tốc và về đích một cách nhanh chóng hơn.

1. Xây dựng một vòng tròn đạo đức xung quanh dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data).

Sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất – những thông tin được chia sẻ trực tiếp bởi những người mà họ đã đồng ý – cung cấp cho các thương hiệu những thông tin chi tiết về khách hàng của họ và có thể dẫn đến một số lợi thế cạnh tranh nhất định.

Nó yêu cầu các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chất lượng và nguồn dữ liệu của họ, nhưng ngược lại, nó có thể giúp họ đáp ứng nhanh hơn các thay đổi hay quy định mới về quyền riêng tư của người dùng.

Một chiến lược sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất hiệu quả cần phải tuân theo các thực tiễn an toàn về quyền riêng tư và cần được xây dựng dựa trên sự tin tưởng.

Advertisement

Những người làm marketing chuyên nghiệp xây dựng lòng tin của khách hàng theo thời gian bằng cách tạo ra những sự trao đổi giá trị mang tính hai chiều hấp dẫn cho khách hàng của họ.

Điều này góp phần khuyến khích mọi người chia sẻ dữ liệu của họ để đổi lấy các tính năng hay giá trị mà họ đánh giá cao hơn, chẳng hạn như các ưu đãi độc quyền.

Quá trình thử nghiệm giúp xác định các loại trao đổi có giá trị và phù hợp hơn, điều có thể dẫn đến việc khách hàng sẽ chia sẻ dữ liệu nhiều hơn, giúp tạo ra một vòng tròn đạo đức xung quanh các dữ liệu của bên thứ nhất với khách hàng.

Nếu không có những sự trao đổi có giá trị, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn hơn trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng của họ – và điều này khiến việc phát triển dữ liệu của bên thứ nhất trở nên khó khăn hơn.

Advertisement

Nghiên cứu của Google và BCG cho thấy rằng các doanh nghiệp liên kết được tất cả các nguồn dữ liệu của bên thứ nhất có thể tạo ra mức doanh thu gia tăng gấp 1,5 lần so với những doanh nghiệp bị hạn chế về mặt tích hợp dữ liệu.

2. Đầu tư vào hoạt động đo lường từ đầu đến cuối (end-to-end).

Một trong những thách thức của ngành marketing nói chung là có thể đo lường tác động của các tương tác khác nhau của người tiêu dùng trong suốt hành trình mua hàng, bất kể là trên kênh nào.

Và điều này sẽ ngày càng trở nên thách thức hơn khi các quy định mới về quyền riêng tư và việc loại bỏ cookies của bên thứ ba có hiệu lực. Mặc dù việc có thể đo lường từ đầu đến cuối là một quá trình phức tạp, nhưng nó vẫn là một sự ưu tiên lớn.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu chung cho tất cả các kênh và liên kết chúng (trực tiếp hoặc gián tiếp) với kết quả kinh doanh cuối cùng.

Advertisement

Sau đó, họ có thể tập trung vào việc đo lường hiệu suất dựa trên mục tiêu của các kênh bằng cách tận dụng các thẻ điểm (scorecards) và bảng dữ liệu tổng quan trên các kênh đó.

Tuy nhiên, việc đo lường từ đầu đến cuối cũng yêu cầu triển khai các mô hình dự báo, những thứ có thể được sử dụng để đo lường mức độ phân bổ và chuyển đổi.

Ví dụ: chúng cho phép các doanh nghiệp có thể phân bổ giá trị của các điểm tiếp xúc với khách hàng bằng cách sử dụng các mô hình dự báo phức tạp dựa trên những chuyển đổi được mô hình hóa thay vì chỉ là những chuyển đổi đơn lẻ.

3. Ưu tiên sự nhanh nhạy.

Khi các nhà quảng cáo hiểu được sự nhanh nhạy, năng suất có thể cải thiện gấp ba lần và các tính năng mới của sản phẩm có thể được phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thay vì quý hoặc năm.

Advertisement

Tuy nhiên, việc tạo ra một vòng lặp nhanh nhạy là điều không hề dễ dàng. Và các giám đốc điều hành cấp cao phải sẵn sàng từ bỏ các cách làm cũ của họ.

Các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu bằng cách đảm bảo các đội nhóm chủ chốt của họ trong doanh nghiệp cần làm việc và phối hợp cùng nhau. Các doanh nghiệp nên tìm cách tập hợp các đội nhóm theo chức năng chéo (phối hợp xuyên các phòng ban).

Bạn có thể đọc thêm bài ‘No Silo’ – Quy tắc lãnh đạo mà những trí thông minh như Elon Musk và Steve Jobs đều áp dụng để hiểu rõ hơn về cách thiết lập tổ chức này.

Mô hình làm việc này khuyến khích các đội nhóm có thể phản ứng nhanh nhạy hơn đối với các hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.

Advertisement

Điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp nên tạo ra một nền văn hóa thử nghiệm và học hỏi mạnh mẽ dựa trên các xu hướng hiện tại và các giả thuyết dựa trên những insights mới.

4. Nắm bắt nhanh các kỹ năng mới.

Nhiều doanh nghiệp hiện đang thiếu các nhân lực có đủ kỹ năng kỹ thuật để bắt kịp với tốc độ thay đổi nhanh chóng của ngành.

Mặc dù một số thương hiệu đang hợp tác với các nhà cung cấp bên ngoài để có được những kỹ năng họ cần, nhưng điều này dẫn đến hai thách thức: Thứ nhất là thiếu đảm bảo về đội ngũ nhân tài trong tổ chức và thứ hai là thiếu sự cân bằng tối ưu giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.

Các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chuyên sâu để xác định sự cân bằng tốt nhất trong dài hạn giữa các năng lực bên trong và bên ngoài tổ chức.

Advertisement

Điều này vừa đảm bảo sự phát triển ổn định trong doanh nghiệp vừa mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.

Điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp phải thường xuyên phát triển các chương trình học tập và duy trì sự hấp dẫn để tránh việc nhân viên bỏ việc.

Các chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân viên chỉ trở nên thành công nhất khi doanh nghiệp có thể cung cấp một môi trường đủ tốt để học hỏi và phát triển.

Đã đến lúc doanh nghiệp cần bắt kịp tốc độ.

Cuộc đua để trở nên trưởng thành hơn về mặt kỹ thuật số luôn đòi hỏi yếu tố tốc độ – và các doanh nghiệp càng đang ít trưởng thành hơn thì càng cần phải tăng tốc nhanh hơn để có thể bắt kịp.

Advertisement

Khả năng lãnh đạo của các C-suite khi này là chìa khóa để thành công, nơi mà sự phối hợp có tổ chức là điều rất quan trọng.

Hơn 80% các thương hiệu trưởng thành nhất về mặt kỹ thuật số nói rằng họ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ CEO trong việc thực thi các sáng kiến tiếp thị theo hướng dữ liệu (data-driven marketing) so với chưa đến một nửa trong số các thương hiệu chưa trưởng thành.

Bằng cách liên kết và tập hợp các bên liên quan trong toàn bộ tổ chức và tập trung vào 4 chiến lược nói trên, các nhà quảng cáo có thể nhanh chóng trưởng thành và đạt được các mục tiêu của họ một cách nhanh nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement