Skip to main content

Marketing trong 2024: Top các chiến lược có thể thúc đẩy tăng trưởng

3 Tháng Ba, 2024

Vào năm 2024 và xa hơn nữa, để có thể xây dựng được các chiến lược marketing hiệu quả, các thương hiệu cần tập trung nhiều hơn trong dài hạn, liên tục sáng tạo, nhanh nhạy và thử nghiệm để dịch chuyển.

Marketing trong năm mới 2024: Cách các thương hiệu có thể thúc đẩy tăng trưởng
Marketing trong năm mới 2024: Cách các thương hiệu có thể thúc đẩy tăng trưởng

Vào năm 2024, những sự thay đổi lớn về kinh tế vĩ mô và hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ góp phần định hình lại các quyết định liên quan đến hoạt động marketing và quảng cáo tại các doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia marketing tin rằng sự phân mảnh của người dùng kỹ thuật số (digital user), đo lường hiệu quả của marketing và mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) sẽ là các ưu tiên hay mối quan tâm hàng đầu.

Trong một sự kiện mới đây do TikTok tổ chức về cách các thương hiệu có thể phát triển mạnh hơn vào năm 2024, nhiều chuyên gia trong ngành đã thảo luận về các xu hướng, cơ hội và thách thức mà các marketer sẽ phải đối mặt.

Advertisement

Mở đầu, Bà Sapna Nemani, giám đốc sản phẩm và giải pháp tại APAC của Publicis Groupe chia sẻ rằng các lựa chọn của người tiêu dùng đang thay đổi về cơ bản.

Cách người tiêu dùng xem các giỏ hàng của họ không nhất thiết phải là giá thấp hay chỉ quan tâm về giá mà đó còn là giá trị mà chính các sản phẩm đó có thể mang lại.

“Mua sắm giải trí (Shoppertainment) sẽ là xu hướng đi đầu trong cách mọi người khám phá các thương hiệu, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng.

Phễu bán hàng (Sales Funnel) phù hợp trong bối cảnh mới là Nội dung (Content), Giáo dục (Education), Giải trí (Entertainment) và mua sắm (Shopping/Purchase).

Advertisement

Hợp nhất hành trình khách hàng (Customer Journey) trong một thế giới đa kênh phân mãnh thực sự là thách thức lớn với những người làm marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng.

“Trong suốt thời kỳ đại dịch, mọi người đều sử dụng các nền tảng kỹ thuật số riêng của họ và đó là nơi thương hiệu có thể xuất hiện, tuy nhiên, khi người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang ngoại tuyến (offline), một sự phân mãnh lớn trong hành trình khám phá sản phẩm và mua hàng cũng bắt đầu nổi lên.

Đa kênh (Omni Channel) khi này chính là chìa khoá.”

Thương hiệu cần cân bằng giữa doanh thu trong ngắn hạn và tăng trưởng dài hạn.

Trong các bối cảnh suy thoái, những người làm marketing nói chung đang phải chịu rất nhiều áp lực để chứng minh được giá trị của các khoản đầu tư của họ.

Advertisement

Từ góc nhìn này, khi người tiêu dùng tỏ ra nhạy cảm hơn về giá, các marketer thường có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc bán hàng hơn là xây dựng thương hiệu, các khoản ngân sách marketing theo đó cũng chuyển sang chi tiêu chính cho quảng cáo hay tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) thay vì là tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).

Ông Abhinav Maheshwari, phó chủ tịch phụ trách hiệu quả marketing của Nielsen cho biết:

“Việc ưu tiên bán hàng và cắt giảm ngân sách xây dựng thương hiệu có thể là một giải pháp phù hợp trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, “sự tổn thương” về doanh số là rất lớn.”

Bước sang năm 2024, các thương hiệu cần chuyển từ “chủ nghĩa ngắn hạn” sang chiến lược tập trung xây dựng giá trị trong dài hạn và xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu để có thể có được các tác động bền vững.

Advertisement

Ông Pablo Gomez, trưởng bộ phận sáng tạo và truyền thông tại Kantar cho biết “có được sự cân bằng giữa các chiến lược ngắn hạn và dài hạn là ưu tiên hàng đầu.”

Ông nói: “Một trong những hiểu biết quan trọng mà chúng tôi nhận thấy là người tiêu dùng ngày càng không thích xem quảng cáo nói chung, họ không thích bị gián đoạn khi đang xem nội dung hay bị làm phiền bởi quảng cáo.

Thay vì chỉ đầu tư vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất thuần tuý, các thương hiệu nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu.”

Đo lường hiệu quả của Marketing là chìa khóa để xây dựng thương hiệu.

Vào năm 2024, việc đo lường hiệu quả marketing có thể là một thách thức lớn khi có nhiều điểm dữ liệu và số liệu khác nhau cần phải xem xét trong suốt quá trình khách hàng tìm hiểu về thương hiệu.

Advertisement

Nhiều chuyên gia về đo lường cho rằng, thay vì phải đo lường tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu (brand touchpoint), họ chỉ cần đánh giá một vài chỉ số quan trọng nhất.

Một lãnh đạo tại AppsFlyer cho rằng thương hiệu chỉ nên đo lường những thứ có thể giúp dẫn đến sự gia tăng về hiệu quả kinh doanh. Khi có quá nhiều thứ phải đo lường, mục tiêu này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Về tổng thể, người làm marketing cần tách biệt rõ các mục tiêu hay KPI (Key Performance Indicator) cho từng chiến dịch khác nhau, không thể gom tất cả các mục tiêu từ độ nhận biết về thương hiệu đến chuyển đổi trong cùng một chiến dịch hay trong cùng một khoảng thời gian ngắn.

Các thương hiệu phải linh hoạt trong việc xác định cách mình có thể thành công và có kế hoạch thành công trong dài hạn chứ không phải chỉ trong vài tháng hay vài quý.

Advertisement

Các thương hiệu cần tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness), các đội nhóm thương hiệu và hiệu suất nên làm việc sát cánh cùng nhau.

Theo số liệu của Nielsen, các chỉ số thương hiệu như mức độ nhận biết hay mức độ cân nhắc khi tăng 1 điểm sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng tăng thêm tương ứng 1%.

Nhà quảng cáo cần xác định rõ kênh nào là quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu và kênh nào ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng. Toàn bộ hoạt động phân bổ ngân sách cần được đầu tư vào cả việc xây dựng thương hiệu và các kênh bán hàng.

Thay vì chỉ đo lường quảng cáo dựa trên các chỉ số quảng cáo, các nhà làm quảng cáo hay marketing cần tập trung vào việc đo lường quảng cáo ở cấp độ chi tiết nhất, nơi các thương hiệu có thể xem xét tác động của hoạt động tài trợ, từ các nhà sáng tạo, người có ảnh hưởng (Influencer) hoặc các nội dung có thương hiệu.

Advertisement

Các giải pháp của TikTok giúp thương hiệu phát triển mạnh trên toàn bộ kênh.

Đại diện của TikTok cho biết:

“Ở Đông Nam Á, chúng tôi phát hiện ra rằng các thương hiệu đang sử dụng nhiều định dạng quảng cáo TikTok, chẳng hạn như sử dụng video hashtag, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu, thử thách hashtag trong video nguồn cấp dữ liệu cũng như các nội dung có thương hiệu (Branded Content) khác.

Thương hiệu có thể đạt được ROAS cao hơn 12% so với các thương hiệu chỉ tập trung vào một định dạng quảng cáo nhất định.

Và chúng tôi cũng nhận thấy rằng các thương hiệu thực hiện chiến dịch kéo dài hơn 7 tuần có ROAS cao hơn 14% so với các thương hiệu chỉ thực hiện chiến dịch trong một khoảng thời gian ngắn.

Advertisement

Bài học quan trọng cho các thương hiệu.

Nhiều chuyên gia khuyến nghị rằng các thương hiệu cần chuyển từ chủ nghĩa ngắn hạn sang tập trung vào việc xây dựng giá trị thương hiệu trong dài hạn, xây dựng niềm tin với thương hiệu và hơn thế nữa để có thể phát triển tốt hơn trong dài hạn.

Khi nói đến việc đo lường, các thương hiệu không thể quên rằng “Thương hiệu phải đo lường ở cấp độ chi tiết bất kể mục tiêu đó là ngắn hạn hay dài hạn.”.

Trong các bối cảnh suy thoái, mặc dù các thương hiệu thường tập trung ưu tiên nhiều hơn vào hoạt động bán hàng hay tiếp cận khách hàng ở các bước cuối cùng của phễu bán hàng, tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu chưa bao giờ mất đi.

Special Offer từ MarketingTrips:

Advertisement
  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement