Skip to main content

Ngành F&B: Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng mỗi ly đồ uống giảm mạnh

21 Tháng Tám, 2024

Theo iPOS, ít nhất 30.000 cửa hàng F&B đóng cửa trong 6 tháng đầu năm khi chi tiêu của thực khách biến động, nhất là nhu cầu đi cà phê.

Báo cáo thị trường nửa đầu năm của iPOS – nền tảng cung cấp giải pháp quản lý cho hơn 100.000 doanh nghiệp nhà hàng và quán cà phê – thống kê cả nước có khoảng 304.700 cửa hàng ăn uống (F&B), giảm 3,9% so với cuối năm ngoái. Ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, trong khi số lượng mở mới hạn chế.

Tổng giám đốc iPOS Vũ Thanh Hùng cho rằng con số hơn 30.000 cửa hàng đóng cửa trong thời gian vừa qua chứng minh mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Sự tăng trưởng chi tiêu của thực khách không đuổi kịp được tăng trưởng nóng cửa hàng F&B từ sau đại dịch.

Thêm nữa, số lượng cửa hàng với tuổi thọ ngắn (dưới 3 tháng hoạt động) đang xuất hiện nhiều hơn tại các thành phố lớn. Đồng thời, các thương hiệu có tính bền vững cũng không thoát khỏi sự tác động sâu của kinh tế dù có lượng khách hàng trung thành lớn và có thu nhập ổn định.

Advertisement

“Ngành F&B trải qua 6 tháng đầy khó khăn. Thời điểm này được coi là cuộc đại thanh lọc”, ông Hùng nhận định.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổng giá trị doanh thu ngành F&B đạt 403.900 tỷ đồng, tương đương 68,5% doanh thu của cả năm 2023. iPOS cho rằng đây là yếu tố bất ngờ trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Nguyên nhân một phần do lạm phát với CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Ngoài ra, các cửa hàng tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu, từ đó khách hàng cũng ra quyết định mua hàng nhiều hơn.

Tuy nhiên doanh thu của các doanh nghiệp chứng kiến sự biến động mạnh. Đầu năm, thị trường ghi nhận những tín hiệu tích cực, nhưng đến giữa năm, xu hướng giảm trở nên rõ rệt. iPOS khảo sát 951 cửa hàng chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp báo doanh thu giảm trong tháng 2 tới hơn 43%. Tháng 3 có tăng trưởng nhẹ và sau đó giảm đều tới giữa năm.

Advertisement

Do đó, các doanh nghiệp đang ngày càng dè chừng trong việc phát triển kinh doanh nửa cuối năm. Theo khảo sát, có 61,2% doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì quy mô hiện tại, trong khi đó chỉ hơn một phần ba dự kiến mở rộng thêm cơ sở mới. Ở cuộc khảo sát cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp F&B lạc quan lên tới 51,7%.

Tuy nhiên, khó khăn của nền kinh tế không làm giảm ngân sách của người tiêu dùng dành cho ẩm thực. Thay vì giảm chi tiêu, nhiều người cho biết vẫn giữ tần suất đi ăn bên ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể.

Khảo sát 2.360 người tiêu dùng chủ yếu ở hai thành phố lớn cho thấy, tần suất ăn bên ngoài ở mức cao (3-4 lần mỗi tuần và hàng ngày) gần như không thay đổi. Nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần mỗi tuần, có xu hướng tăng lên 4,1% so với năm trước. iPOS cho rằng các khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn lớn.

Trong nhu cầu ăn ở bên ngoài, các dịp đặc biệt vẫn được nhiều người dành ngân sách lớn. Có đến 88% người được khảo sát cho biết họ chọn đi ăn nhà hàng cùng gia đình và bạn bè dịp sinh nhật thay vì tổ chức tại nhà như trước đây.

Advertisement

Trong khi ăn bên ngoài vẫn ổn định, việc “đi cà phê” (đi quán nước, bao gồm cả trà sữa và các loại thức uống khác) lại giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm cả về chi tiêu lẫn tần suất. Mức giá 41.000-71.000 đồng mỗi ly trở nên phổ biến hơn với mức tăng 11,5%. Nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn.

Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng mỗi ly giảm từ 6% xuống còn 1,7%. Theo iPOS, tính sẵn sàng chi tiêu giảm mạnh ở phân khúc trên sẽ ảnh hưởng các thương hiệu như Starbucks, %Arabica, The Coffee Bean & Tea Leaf…

Đồng thời, người tiêu dùng cũng giảm tần suất đi cà phê do áp lực công việc tăng cao. Theo khảo sát, có 41,7% người được hỏi chỉ thỉnh thoảng đi quán nước và 32,3% đi với tần suất 1-2 lần mỗi tuần. Khi được hỏi lý do, phần đông đáp viên cho rằng họ đang phải làm việc với cường độ lớn hơn do khó khăn của nền kinh tế và nội tại doanh nghiệp.

Special Offer từ MarketingTrips:

Advertisement
  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement