Skip to main content

Đây là 6 điều mà Google dạy những nhà quản lý mới của mình

8 Tháng Tư, 2021

Theo Google, quá trình chuyển đổi sang tầm quản lý đòi hỏi một sự chuyển đổi lớn về tư tưởng từ phía nhân viên.

CEO Google – Sundar Pichai

Quá trình chuyển đổi từ một người đóng góp cá nhân thành nhà quản lý không phải là một việc dễ dàng.

Trong nhiều trường hợp, những kỹ năng giúp bạn thăng tiến với tư cách là một nhân viên sẽ không giống với những kỹ năng giúp bạn trở nên hiệu quả với tư cách là nhà quản lý.

May mắn thay, chúng ta có những tổ chức như Google đã dành nhiều năm để nghiên cứu về quá trình chuyển đổi này, từ đó giúp chúng ta khám phá ra những bí mật thành công của các nhà quản lý mới.

Thông qua một nghiên cứu nội bộ đã phân tích hơn 10.000 nhà quản lý bao gồm đánh giá hiệu suất, khảo sát, các giải thưởng nhận được và sự công nhận của những nhà quản lý cấp cao, Google đã xác định những thuộc tính của các nhà quản lý hiệu quả cao.

Những thuộc tính này giờ đây đã trở thành ‘kim chỉ nam’ để Google hướng dẫn và đạo tạo những nhà quản lý mới của mình.

Dưới đây là chi tiết từng thuộc tính.

1. Tư duy và giá trị.

Thực hiện nghiên cứu từ Bà Carol Dweck, giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford, Google khuyến khích các nhà quản lý của mình phát triển tư duy tăng trưởng (growth mindset).

Trái ngược với một tư duy cố định (fixed mindset), người vốn có niềm tin rằng các kỹ năng và khả năng là được xác định trước, những cá nhân có tư duy tăng trưởng tin rằng trí thông minh có thể được trau dồi.

Ý tưởng đơn giản này giúp các nhà lãnh đạo ham học hỏi, thử thách bản thân và thử nghiệm nhiều hơn, và từ đó giúp nâng cao hiệu suất của họ hơn.

Mặc dù thành công luôn đòi hỏi sự kiên trì, chăm chỉ và tập trung, nhưng nghiên cứu này cũng cho thấy giá trị ‘tiềm ẩn’ và cần thiết của sự lạc quan.

Ngoài ra, Google khuyến khích các nhà quản lý của mình xác định các giá trị và tận dụng chúng trong phong cách quản lý của họ.

Mục đích không phải là áp đặt các giá trị đã định sẵn, mà là để trao quyền cho các nhà lãnh đạo tận dụng đạo đức cá nhân của họ để thúc đẩy ý nghĩa và tác động sâu sắc hơn đến công việc của mình.

2. Trí tuệ cảm xúc (E.I.)

Theo Daniel Goleman và Richard Boyatzis (các chuyên gia về vấn đề này), “trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, đồng thời tận dụng nhận thức này để quản lý hành vi và các mối quan hệ của bạn”. Nói cách khác, đó là việc bạn có ý thức tự giác cao hơn.

Các nhà quản lý có khả năng tự nhận thức sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn, giao tiếp hiệu quả hơn và dễ gần gũi hơn.

Theo Goleman, lãnh đạo dựa trên trí thông minh cảm xúc là động lực quan có thể thúc đẩy 20 đến 30% hiệu suất của tổ chức.

3. Chuyển đổi nhà quản lý.

Khi những người hướng dẫn khuyến khích những người giám sát mới chia sẻ những thách thức và thất vọng trong quá trình chuyển đổi lên nhà quản lý của họ với các đồng nghiệp của mình, họ đồng thời dạy rằng việc dễ bị tổn thương và trung thực là điều nên có.

Khi các nhà quản lý cởi mở và kể câu chuyện của họ một cách chân thực, những người khác sẽ reo hò và sẵn sằng để hỗ trợ thực hiện những chiến lược mới.

4. Huấn luyện.

Thông qua một số nghiên cứu, người ta thấy rằng phẩm chất số một của những nhà quản lý hiệu quả là một huấn luyện viên giỏi. Google định nghĩa huấn luyện tốt là:

  • Đưa ra phản hồi kịp thời và cụ thể;
  • Cung cấp những phản hồi khó khăn một cách có động lực và chu đáo;
  • Điều chỉnh các phương pháp tiếp cận để đáp ứng các phong cách giao tiếp cá nhân trong các cuộc họp trực tiếp thông thường;
  • Thực hành lắng nghe “tích cực” đồng cảm;
  • Nhận thức được suy nghĩ của riêng bạn và của nhân viên; và
  • Đặt câu hỏi mở để khám phá sự nhạy bén của nhân viên.

5. Phản hồi.

Lời nói của nhà quản lý có sức mạnh hoặc là xây dựng hoặc là tàn phá. Google hiểu rõ sự nhạy cảm này và dạy những nhà quản lý của mình tính không thiên vị khi cung cấp phản hồi trong đội nhóm của họ, cân bằng phản hồi tích cực (động lực) và tiêu cực (phát triển), xác thực và đánh giá cao, đồng thời nêu rõ các cơ hội phát triển một cách vị tha.

6. Ra quyết định.

Để đảm bảo rằng các phán quyết không được đưa ra một cách chủ quan, Google đã thiết lập một quy trình để giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn.

  • Bạn đang giải quyết vấn đề gì? Nguyên nhân gốc rễ của nó là gì?
  • Tại sao nó lại quan trọng? (Nó có hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh khác không?)
  • Ai là người ra quyết định?
  • Quyết định sẽ được thực hiện như thế nào?
  • Khi nào mọi người có thể mong đợi một quyết định? (Các bên liên quan phải theo dõi và quản lý sự kỳ vọng.)

Ngoài ra, để đảm bảo đưa ra các quyết định sáng suốt, Google khuyến khích các nhà quản lý thử nghiệm ý tưởng của họ bằng cách thu thập ý kiến ​​phản hồi của nhân viên (nêu quan điểm, lập luận của cá nhân và cung cấp dữ liệu).

Theo Google, khoảng 75% những nhà quản lý kém hiệu quả đã được cải thiện sau khi triển khai chương trình này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các ứng dụng hẹn hò như Tinder và Bumble có lượng người dùng giảm 2 năm liên tiếp

27 Tháng Mười Hai, 2024
Tập đoàn Match Group, chủ sở hữu của hơn 40 ứng dụng hẹn hò và là công ty dẫn đầu thị trường tron…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …