Skip to main content

Hybrid Workplace: Top 3 kỹ năng mềm cần có trong các môi trường làm việc kết hợp

1 Tháng Tám, 2021

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) cho biết những năng lực này này sẽ trở nên quan trọng hơn trong những năm tới.

Với việc ngày càng có nhiều người lao động quay trở lại làm việc, mô hình làm việc kiểu kết hợp (hybrid) đang ngày càng chứng tỏ nhiều lợi thế của nó.

Nó sẽ cho phép người sử dụng lao động xoay sở nhanh chóng hơn, nếu chúng ta buộc phải quay trở lại chế độ ‘đóng cửa’ trong tương lai.

Hơn nữa, nó cũng phù hợp với những gì mà người lao động muốn. Giờ đây, sau nhiều lần trải nghiệm chế độ làm việc kết hợp, tính linh hoạt là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều người lao động.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thực tế và thừa nhận rằng việc hướng tới một phương thức làm việc mới đồng nghĩa với việc người lao động cần phát triển một bộ kỹ năng mới.

Vậy, những kỹ năng cốt lõi nào mà người lao động cần phát triển trong một môi trường làm việc kết hợp?

Trong báo cáo Future of Jobs 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, một loạt các kỹ năng được gọi là “kỹ năng hàng đầu” mà một nhân viên cần để thành công trong tương lai tại nơi làm việc đã được chỉ ra.

Dưới đây là một số kỹ năng mềm bạn cần để bước tiếp tới tương lai.

TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC.

Trí thông minh cảm xúc (EQ) không nhất thiết phải là thứ mà bạn sinh ra đã có. Đó là một kỹ năng có thể được phát triển với những nỗ lực nhất quán. EQ là một trong những kỹ năng tuyệt vời nếu bạn không phải đối mặt với ai đó.

Khi chúng ta nói chuyện qua môi trường ảo, chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến giọng điệu của mình, giải thích ngữ cảnh và phát triển nhận thức về cách chúng ta đang thể hiện.

Có một lý do tại sao văn bản (text) và email đôi khi bị hiểu sai. Đó là bởi vì ngữ cảnh và cách chúng ta trình bày điều gì đó thường quan trọng tương đương với những gì mà chúng ta muốn nói.

Phát triển EQ của chúng ta là điều quan trọng để hiểu các hành động và hành vi của chúng ta có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Nếu chúng ta học cách hiểu cảm xúc của mình tốt hơn, chúng ta sẽ ít có nguy cơ bị ‘chiếm đoạt’ cảm xúc hơn.

Chúng ta cũng có thể cân bằng tốt hơn giữa nhận thức xã hội với quản lý mối quan hệ.

Ví dụ, chúng ta bắt đầu hiểu cách đưa sự đồng cảm của mình vào những tình huống khó khăn và chúng ta tập trung vào sự rõ ràng của giao tiếp.

Để bắt đầu xây dựng EQ của bạn, hãy chú ý đến sự tự nhận thức của bạn (self-awareness).

Những người có khả năng tự nhận thức có thể hiểu được cảm xúc của họ tốt hơn và do đó, họ có thể hiểu và quản lý trạng thái cảm xúc của người khác tốt hơn.

LÃNH ĐẠO VÀ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI.

Khi bạn là một nhà lãnh đạo thành công, bạn vượt lên trên tất cả mọi thứ như quyền lực hay các chức danh trong công việc.

Hành trình để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại thường mang tính cá nhân rất cao, trong đó bạn phát triển những điểm mạnh cốt lõi, kiểm soát điểm yếu và học cách ảnh hưởng đến người khác theo cách của riêng bạn.

Nếu bạn nghĩ về những nhà lãnh đạo vĩ đại, hoặc những người mà bạn cảm thấy được truyền cảm hứng, một phần lý do khiến bạn ngưỡng mộ họ có thể là vì họ là những người thực sự muốn tạo ra sự thay đổi tích cực.

Bạn không thể học khả năng lãnh đạo chỉ từ sách giáo khoa hoặc bằng cách đạt được một danh hiệu hoặc một chức danh nào đó.

Khả năng lãnh đạo và khả năng ảnh hưởng đến người khác là kết quả của việc thấu hiểu người khác. Nếu chúng ta dành thời gian để phát triển điều này, thì việc ảnh hưởng đến người khác sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Đã đến lúc các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa lãnh đạo ở tất cả các cấp của tổ chức — từ nhân viên cấp dưới đến các CEO. Là một nhà lãnh đạo, bạn không thể tự mình làm mọi thứ trong một thế giới kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.

Bạn cần một đội nhóm tự nắm quyền làm chủ, huấn luyện và giúp đỡ nhau cùng nhau vượt qua những khó khăn, duy trì năng lượng của nhau.

PHÁT TRIỂN CÁC SÁNG KIẾN TỪ BÊN TRONG.

Trong tương lai của thế giới công việc, khi tốc độ phát triển của công nghệ mới ngày càng trở nên nhanh chóng, các doanh nghiệp có nguy cơ trở nên không còn phù hợp sẽ ngày càng nhiều hơn so với trước đây.

Chúng ta phải nhận ra rằng những cách làm việc cũ và với những tư duy cũ sẽ không còn hiệu quả. Các doanh nghiệp cần đội ngũ những người có thể suy nghĩ sáng tạo và luôn chủ động đổi mới trong vai trò của chính họ.

“Intrapreneurship” hay ‘Tinh thần doanh nhân” theo đó, là một trong những kỹ năng hàng đầu của một nhân viên mà tổ chức cần.

Intrapreneurship là hệ thống các nguyên tắc khởi nghiệp, trong đó một nhân viên suy nghĩ và hành động như một doanh nhân thực thụ.

Intrapreneur là người chịu trách nhiệm đổi mới ý tưởng, sản phẩm và quy trình mới hoặc bất kỳ phát minh mới nào trong tổ chức.

Để nhân viên cảm thấy thoải mái với điều này, các doanh nghiệp cần tạo ra môi trường, nơi bất kỳ người nào trong tổ chức đều cảm thấy rằng họ có thể, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong khuôn khổ và nhân viên sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm về phần mình.

Nếu bạn nỗ lực để phát triển tất cả những kỹ năng nói trên, bạn sẽ là một phần của tương lai, nơi các chủ doanh nghiệp luôn chào đón bạn.

Bạn trở nên giỏi hơn trong việc giải quyết các vấn đề và chủ động hơn trong việc học hỏi và phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …