Skip to main content

Tại sao nhân viên giỏi rời bỏ doanh nghiệp

13 Tháng Tám, 2023

Việc nhân viên giỏi nghỉ việc không đơn thuần xuất phát từ cá nhân họ mà còn có thể do bên trong công ty có điều gì đó khiến họ cảm thấy không hài lòng.

Tại sao những nhà lãnh đạo giỏi hiếm khi đưa ra các phản hồi tiêu cực

Đặc biệt sự ra đi của những người giỏi càng khiến doanh nghiệp và nhà quản lý cần nhìn nhận lại. Hãy cùng bài viết dưới đây chỉ ra những nguyên nhân khiến nhân viên giỏi muốn dứt áo ra đi.

1. Không có lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Trường hợp nhân viên giỏi nghỉ việc có thể do công ty không có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho họ khá phổ biến.

Advertisement

Nhân viên càng giỏi thì họ càng có nhiều đam mê và tham vọng, con đường sự nghiệp của họ còn rất dài và họ mong muốn có nhiều cơ hội để thử sức với nhiều công việc, nhiều môi trường làm việc khác nhau nên khi cảm thấy công ty mình làm việc không còn thể giúp họ học hỏi hay không có cơ hội thăng tiến thì họ sẵn sàng nhảy việc.

Chính vì vậy nhà quản lý nên tạo ra cho họ những ràng buộc nhất định khi làm việc tại công ty ngay từ vòng tuyển dụng, đặc biệt là hãy chú trọng đến việc đào tạo, phát triển nhân tài liên tục. Càng những người giỏi họ lại càng có chí tiến thủ lớn, vì vậy một lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ khiến họ cố gắng từng ngày để đạt được.

2. Người quản lý yếu kém.

Dấu hiệu của một nhân viên giỏi đã chán làm việc với công ty và đang có ý định nhảy việc rất dễ để có thể nhận ra: họ thường xuyên đi làm muộn hơn, thường xuyên chậm trễ những deadline và dùng những lời lẽ khéo léo để cho nhà quản lý biết công việc này khiến họ chán nản và không muốn tiếp tục làm việc ở đây nữa.

Nếu đấy là sự ra đi của một nhân viên giỏi đã từng cống hiến những thành tích đáng kể cho công ty thì nhà quản lí nên xem xét lại bộ máy quản lý của mình. Đó là dấu hiệu của sự quản lý yếu kém, không thể đáp ứng được những đòi hỏi xứng đáng cho nhân viên.

Advertisement

Nếu là một nhà quản lý giỏi thì họ nên chú ý với mong muốn và những vấn đề khiến nhân viên chán nản để nhanh chóng tìm ra những giải pháp phù hợp, kịp thời.

3. Sếp không được nhân viên tôn trọng.

Không có ai là hoàn hảo cả và không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người, đặc biệt trong công việc người sếp khó có thể  được lòng của tất cả các nhân viên.

Nhiệm vụ của nhà quản lý là dung hòa mối quan hệ giữa sếp và nhân viên giỏi, hãy lắng nghe nhân viên nhiều hơn để hiểu được họ đang cần gì, mong muốn gì và có những vấn đề gì khiến họ gặp khó khăn trong công việc.

Khi nhân viên giỏi cảm thấy họ được chia sẻ, được đồng cảm thì kéo theo họ sẽ có những nhìn nhận khác về sếp. Ai cũng có những sai lầm trong tính cách nhưng quan trọng là phải hiểu và biết cảm thông cho nhau để đạt được lợi ích và mục tiêu cho cả hai bên.

Advertisement

4. Chế độ đãi ngộ và lương không tương xứng.

Đây là nguyên nhân nhạy cảm nhất khiến nhiều nhân viên giỏi từ bỏ công ty để tìm một công ty trả lương cao hơn phù hợp với năng lực của họ hơn.

Mục tiêu cuối cùng khi nhân viên giỏi đi làm là để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, khi tất cả những cố gắng và công sức của họ bỏ ra làm việc không được đáp trả bằng số tiến xứng đáng thì đương nhiên họ sẽ chẳng còn động lực gì để làm việc nữa.

Một mức lương tương xứng cùng với chế độ đãi ngộ thưởng, phạt xứng đáng với những gì nhân viên giỏi làm việc và cống hiến cho công ty chính là phương pháp giữ chân nhân tài phổ biến nhất.

Hi vọng với những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp nhà quản lý giữ được các nhân viên giỏi ở lại và cống hiến cho công ty, giúp doanh nghiệp phát triển ngày một lớn mạnh hơn.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VietnamWorks

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement