Skip to main content

Thẻ: An Khang

An Khang Pharma của MWG đang ở đâu trong cuộc đua giành thị phần

Thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam được nhận định là “miếng bánh” ngon với nhiều doanh nghiệp. Điều này đã thu hút nhiều “đại gia” trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ gia nhập thị trường như CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã: FRT) và CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG).

Tuy dư địa tăng trưởng lớn, nhưng cuộc cạnh tranh giành giật thị phần vẫn rất khốc liệt và trong “chặng đua” về đích, Thế Giới Di Động (MWG) đang có dấu hiệu chững lại.

Thế Giới Di Động mua lại cổ phần chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang vào năm 2017 và sau đó đổi tên thương hiệu thành An Khang. Tuy nhiên, tập đoàn bán lẻ này chỉ thăm dò thị trường dược phẩm trong thời gian đầu khi chỉ sở hữu 49% cổ phần chuỗi nhà thuốc thay vì nắm tỷ lệ chi phối tuyệt đối.

Đến cuối năm 2021, tập đoàn mới chính thức nâng tỷ lệ nắm giữ tại An Khang lên 100% và đặt ra những mục tiêu tăng tốc cho hệ thống này.

Thị trường bán lẻ thuốc tân dược được nhận định có nhiều dư địa tăng trưởng. Theo một nghiên cứu về chi tiêu tiêu dùng cho các sản phẩm y tế của Vietdata, số tiền chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2025, chi tiêu cho các sản phẩm y tế có thể đạt hơn 23 tỷ USD.

Đến nay, Việt Nam có hơn 60.000 nhà thuốc bán lẻ. Doanh thu của thị trường này đang tiệm cận con số 10 tỷ USD, dự kiến đến năm 2026 tổng doanh thu sẽ đạt 16 tỷ USD.

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường IMARC Group, với sự ảnh hưởng của làn sóng công nghệ số, các chuỗi nhà thuốc hiện đại đang phát triển nhanh chóng.

Số lượng ngày càng tăng của các cửa hàng và nền tảng bán lẻ dược phẩm trực tuyến đã cung cấp nhiều loại thuốc và việc giao thuốc đến tận tay người tiêu dùng đúng thời gian là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Tuy nhiên, các chuỗi nhà thuốc hiện đại này mới chỉ chiếm khoảng 15% thị trường ở thời điểm hiện tại. Do vậy, dự kiến con số này sẽ tăng lên đáng kể và các chuỗi nhà thuốc hiện đại sẽ là mục tiêu mà các doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm hướng tới.

Tuy nhiên, cơ hội lớn sẽ tạo ra cạnh tranh nhiều. Thực tế, việc kinh doanh chuỗi nhà thuốc là không hề dễ dàng. Chuỗi An Khang của Thế Giới Di Động được dự báo đến 2025 cũng chưa thoát lỗ.

Cụ thể, mới đây Công ty Chứng khoán SSI dự báo chuỗi nhà thuốc An Khang tiếp tục lỗ lần lượt 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng năm 2024 – 2025. Trước đó, An Khang đã ghi nhận lỗ 306 tỷ đồng và 343 tỷ đồng trong các năm 2022 và 2023.

Theo SSI, các nhà thuốc thương mại hiện đại ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn để giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ lẻ và nhà thuốc bệnh viện, chiếm khoảng 85% tổng giá trị thị trường trong năm 2023.

Do An Khang không tập trung nhiều vào mảng thuốc kê đơn cho các bệnh mãn tính như đối thủ Long Châu nên An Khang sẽ khó giành được thị phần từ nhà thuốc bệnh viện.

Mặc dù vậy, An Khang vẫn có cơ hội giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ hơn này trong dài hạn nhờ yếu tố có hóa đơn điện tử, giúp bệnh nhân có thể làm đơn bồi thường từ bảo hiểm y tế tư nhân và thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

SSI cho rằng trong ngắn hạn nhà thuốc An Khang vẫn cần tinh chỉnh lại danh mục sản phẩm. Không giống như sản phẩm điện thoại điện máy, cơ cấu sản phẩm thuốc đa dạng hơn. Do đó, việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Công ty chứng khoán này dự báo chuỗi nhà thuốc vẫn có thể chưa có lãi trong năm 2024 và 2025.

SSI ước tính chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ đạt 2.500 tỷ đồng doanh thu (tăng 16% so với cùng kỳ) và 2.900 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ), nhưng lỗ 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025 (so với khoản lỗ 343 tỷ đồng trong năm 2023), tương ứng với biên lợi nhuận trước thuế giảm 16%, 13%, 8% trong các năm 2023, 2024, 2025.

Năm 2024, Thế Giới Di Động đưa ra kế hoạch phát triển cho từng chuỗi bán lẻ; trong đó, chuỗi Nhà thuốc An Khang đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần, và mang lại lợi nhuận từ năm nay. Chuỗi Nhà thuốc An Khang dự kiến đạt điểm hoàn vốn trước 31/12/2024.

Thực tế, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động đã tăng trưởng doanh thu hai chữ số vào năm ngoái, nhưng vẫn chưa đạt điểm hoà vốn bởi tốn nhiều chi phí nâng cấp cửa hàng và thử nghiệm để tìm “công thức thành công”.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Nhà thuốc An Khang, Thành viên Hội đồng quản trị Đầu tư Thế giới Di động, từng chia sẻ vào hồi giữa năm 2022 rằng ước tính thị trường bán lẻ dược phẩm ở Việt Nam có quy mô 7 – 8 tỷ USD và số lượng điểm bán khoảng 60.000. Kênh bệnh viện và nhà thuốc nhỏ có số lượng áp đảo, trong khi chuỗi nhà thuốc hiện đại mới chiếm khoảng 5% nên dư địa phát triển còn rất lớn.

Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng mạng lưới An Khang không thuận lợi như dự tính. Theo báo cáo kinh doanh cuối năm 2023, chuỗi này hiện có 527 nhà thuốc, tăng 27 điểm bán với thời điểm đầu năm.

Dù vậy, đây chưa phải là con số cao nhất trong năm bởi có những tháng công ty ghi nhận mạng lưới lên đến 540 cửa hàng, nhưng sau đó phải tạm ngưng mở rộng và đóng cửa những nơi kinh doanh không hiệu quả để tập trung tăng doanh thu và cải thiện hiệu quả hoạt động trên mỗi cửa hàng nhằm đạt mục tiêu hoà vốn.

Vào năm 2023, ông Hiểu Em cho biết doanh thu tăng trưởng ổn định nhưng chuỗi này vẫn lỗ, do công ty không mở mới cửa hàng nhưng gần đây đã nâng cấp về danh mục sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, đội ngũ dược sĩ, hàng tồn kho…

Việc nâng cấp cộng thêm thực hiện nhiều chương trình để thu hút khách hàng trở lại mua sắm làm tăng đáng kể chi phí hoạt động của chuỗi nhà thuốc An Khang.

Trong định hướng kinh doanh năm 2024, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động xác định mô hình kinh doanh của An Khang là chuỗi nhà thuốc ở những vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận, có diện tích nhỏ gọn trong khoảng 30 – 40 m2, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố trưng bày và đủ thuốc để phục vụ hầu hết nhu cầu của khách hàng. Ước tính, thuốc sẽ chiếm khoảng 65 – 70% danh mục sản phẩm kinh doanh.

Ban lãnh đạo công ty kỳ vọng chuỗi nhà thuốc này sẽ tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn trước cuối năm nay.

Công ty cho biết sẽ đầu tư theo chiều sâu để biến An Khang trở thành chuỗi dược phẩm hàng đầu về chăm sóc sức khoẻ, đa dạng hoá danh mục sản phẩm.

“Năm nay, An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công”, lãnh đạo công ty nói.

Đối thủ của An Khang, chuỗi nhà thuốc Long Châu đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới để củng cố vị thế là nhà bán lẻ thuốc lớn nhất Việt Nam trong khi các đối thủ khác đang thu hẹp quy mô hoạt động hoặc tạm ngừng mở rộng. Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2023, trong khi đại gia bán lẻ FPT Retail (Mã: FRT) đã mở mới 560 nhà thuốc để nâng tổng số cửa hàng Long Châu lên con số 1.497, vượt qua Pharmacity để trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 cả nước.

Pharmacity từng là nhà bán lẻ thuốc lớn nhất tính đến giữa năm 2022 với hơn 1.100 cửa hàng, đã giảm mạnh chuỗi cửa hàng xuống dưới 1.000 cửa hàng tính đến cuối năm 2023. Cùng đó, sự biến động về cổ đông lớn và nhân sự cấp cao vào hồi cuối năm 2022 cũng cho thấy tụt lại của Pharmacity trong cuộc đua mở rộng chuỗi nhà thuốc với Long Châu.

Tương tự, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động cũng có dấu hiệu chững lại, hết năm 2023 chuỗi chỉ có 527 cửa hàng sau khi nhanh chóng mở rộng mạng lưới lên 500 cửa hàng vào năm 2022.

Như vậy, thay vì tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô để đạt mục tiêu 800 cửa hàng vào cuối năm 2022, Thế Giới Di Động đã chậm lại, trước khi đưa ra quyết định tạm ngừng mở mới vào năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của Nhà thuốc An Khang trong năm 2024

Năm ngoái, chuỗi nhà thuốc An Khang ghi nhận doanh thu 2.200 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Năm 2023, doanh thu trung bình chuỗi bán lẻ dược phẩm này rơi vào khoảng 450 triệu đồng/cửa hàng/tháng. Tính đến hết năm, An Khang có 527 nhà thuốc, gần như đi ngang so với 500 cửa hàng hồi 2022.

Tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, Đầu tư Thế Giới Di Động – đơn vị sở hữu An Khang, đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu hai chữ số, tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn vào cuối năm nay.

An Khang được tập đoàn của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài xây dựng theo mô hình chuỗi bán lẻ dược phẩm. Cửa hàng hiện diện tại những vị trí dễ tiếp cận, có diện tích nhỏ gọn 30 – 40 m2. Thuốc chiếm 65 – 70% danh mục sản phẩm kinh doanh.

Đầu tư Thế Giới Di Động dự kiến nếu mục tiêu hoà vốn đạt được trong năm nay, công ty sẽ tính chuyện mở rộng trong năm 2025.

Tại cuộc gặp gỡ, nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu Đầu tư Thế Giới Di Động có sẵn sàng bắt tay với một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tiếp tục chạy đua với Long Châu của FPT Retail?

Trước câu hỏi này, ông Nguyễn Đức Tài thừa nhận công ty sẵn sàng mở rộng hợp tác với những đơn vị tên tuổi, đang vận hành thành công chuỗi dược phẩm ở nước ngoài.

“Về lâu dài, chúng tôi có ý định mở cửa hợp tác với đối tác nước ngoài, phát triển thị trường”, ông Tài nói.

Tuy vậy, vị chủ tịch nói rằng An Khang không chủ động tìm kiếm những cơ hội hợp tác như vậy, mục tiêu quan trọng của An Khang vẫn là tập trung xây dựng hệ thống, cải thiện chất lượng dịch vụ.

“Thị trường dược phẩm của Việt Nam vẫn chưa được phát triển ngon lành như nước ngoài, còn lạc hậu với thế giới”, ông Nguyễn Đức Tài nói về tiềm năng thị trường mà An Khang có thể khai thác.

Trước đó, Đầu tư Thế Giới Di Động đã tỏ ra rất lạc quan về triển vọng của chuỗi An Khang, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Khi ấy, CEO chuỗi là ông Đoàn Văn Hiểu Em đặt mục tiêu táo bạo cho An Khang là 800 cửa hàng, doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng và sẽ có lãi trong năm 2022.

Tuy nhiên, cả năm 2022, An Khang chỉ vận hành khoảng 500 của hàng, doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng và ghi nhận khoản lỗ 306 tỷ đồng. Mục tiêu mở rộng của chuỗi nhà thuốc này đã dừng từ tháng 10 với lý do thị trường “quá nhiều biến đổi và khó khăn”.

Dễ hiểu khi nhà đầu tư đặt câu hỏi về việc An Khang có kế hoạch bắt tay với ông lớn ngoại hay không, khi bối cảnh kinh doanh chuỗi này tương tự Bách Hoá Xanh – hệ thống bán lẻ tạp hoá cũng thuộc Đầu tư Thế Giới Di Động.

Sau nhiều năm loay hoay với bài toán tăng trưởng và đi sau so với đối thủ, Bách Hoá Xanh đã có sự cải thiện về tình hình kinh doanh trong năm qua và bắt đầu đặt mục tiêu có lãi trong năm nay. Đúng thời điểm này xuất hiện thông tin Đầu tư Thế Giới Di Động muốn bán cổ phần trong chuỗi tạp hoá.

Đơn vị đối tác tiềm năng được Reuters dẫn nguồn tin cho hay là quỹ đầu tư thay thếCDH Investments của Trung Quốc. Công ty Trung Quốc muốn mua số cổ phần thiểu số từ 5% đến 10% của chuỗi tạp hoá này với mức định giá Bách Hoá Xanh là 1,7 tỷ đồng.

Trước đó, quỹ đầu tư quốc gia GIC (Singapore) và một số nhà đầu tư Thái Lan được cho là muốn mua 20% cổ phần của chuỗi Bách Hóa Xanh.

Trở lại với An Khang, dù tham gia thị trường trước Long Châu của FPT Retail, song đơn vị này lại đang chậm chân hơn so với đối thủ. Long Châu đã có lãi và là động lực tăng trưởng chính cho FPT Retail trong năm qua.

Thành công trong bán lẻ dược phẩm giúp Long Châu tự tin tiến thêm một bước vào thị trường tiêm chủng, khi thiết lập các trung tâm tiêm chủng bám vào các chuỗi nhà thuốc hiện hữu. Bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail không giấu tham vọng sẽ trở thành thế lực trong ngành chăm sóc sức khoẻ rộng lớn.

Rõ ràng với những bước tiến nhanh của đối thủ đã khiến An Khang không thể đứng yên. Dự báo cuộc đua trong ngành bán lẻ dược phẩm thời gian tới sẽ còn hấp dẫn hơn nữa.

Năm nay,  An Khang cho biết sẽ tập trung nâng cao chất lượng tay nghề của dược sĩ, cải thiện phong cách phục vụ, đa dạng nguồn cung hàng hoá. Ngoài ra, nhà thuốc này sẽ thường xuyên tổ chức hoạt động thăm khám trực tiếp tại cửa hàng ở các tỉnh thành nhằm tăng cường hình ảnh cho chuỗi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Nhà thuốc An Khang: Từ lạc quan mở rộng thần tốc đến bi quan dừng đột ngột và lỗ hơn 300 tỷ đồng mỗi năm

Năm 2022, Thế Giới Di Động lỗ 306 tỷ đồng sau khi triển khai chiến lược mở rộng ồ ạt. Năm 2023, công ty tạm ngưng mở rộng để tập trung tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chi phí để hướng đến vận hành có lợi nhuận nhưng kết quả lỗ tiếp 343 tỷ đồng.

Nhà thuốc An Khang: Từ lạc quan mở rộng thần tốc đến bi quan dừng đột ngột và lỗ hơn 300 tỷ đồng mỗi năm
Nhà thuốc An Khang: Từ lạc quan mở rộng thần tốc đến bi quan dừng đột ngột và lỗ hơn 300 tỷ đồng mỗi năm

Hồi năm 2022, chuỗi nhà thuốc An Khang từng liên tục thay đổi về chiến lược. Trong nửa đầu năm đó, An Khang mở rộng mạnh mẽ, tăng từ 178 cửa hàng lên 510 cửa hàng chỉ trong 6 tháng.

Đây là giai đoạn mà ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động cho rằng, muốn kiếm lợi nhuận trong ngành thuốc thì thời điểm này là phù hợp để tăng trưởng mô hình chuỗi nhà thuốc.

Đến tháng 7/2022, An Khang bổ nhiệm ông Đoàn Văn Hiểu Em làm Tổng giám đốc. Khi đó, ông Hiểu Em cho biết, tốc độ mở chuỗi của An Khang đang vượt qua kỳ vọng ban đầu của Ban giám đốc và có thể hoàn thành sớm kế hoạch 800 cửa hàng trong năm 2022. Ông cũng tự tin cuối năm 2022 An Khang sẽ có lãi và doanh thu là 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 3 tháng sau đó An Khang chỉ nâng được số cửa hàng lên 529 vào cuối tháng 10/2022 và ông Hiểu Em cho biết công ty sẽ dừng mở rộng chuỗi An Khang vì thị trường “quá nhiều biến đổi và khó khăn”.

Đến cuối năm 2022, số nhà thuốc An Khang giảm xuống chỉ còn 500. Đồng thời, báo cáo tài chính của Thế Giới Di Động cũng cho biết An Khang ghi nhận lỗ 306 tỷ đồng năm 2022.

Bước sang năm 2023, ban lãnh đạo công ty cho biết, chỉ có những cửa hàng có biên lợi nhuận dương được giữ lại. Mục tiêu tối thượng năm nay của An Khang là có lợi nhuận.

Trong thông điệp gửi cổ đông Thế Giới Di Động năm 2023, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng cho biết, sau khi đạt quy mô 500 nhà thuốc vào cuối năm 2022, công ty đã tạm ngưng mở rộng để tập trung tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chi phí để hướng đến vận hành có lợi nhuận.

Tuy nhiên, theo số liệu thực tế của năm nay, An Khang chịu lỗ tiếp 343 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ trong 2 năm trở lại đây lên gần 650 tỷ đồng. Số lượng cửa hàng tăng nhẹ trong nửa đầu năm, sau đó đóng bớt vào những tháng cuối năm.

Theo “Định hướng kinh doanh năm 2024” của Thế Giới Di Động, công ty đã không còn nhắc đến hai từ “lợi nhuận” khi nói về mục tiêu của An Khang. Thay vào đó, Thế Giới Di Động muốn tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước 31/12/2024.

Cụ thể, Thế Giới Di Động sẽ đầu tư chiều sâu để biến An Khang thành chuỗi dược phẩm hàng đầu về chăm sóc sức khỏe: Đa dạng hóa danh mục sản phẩm; đảm bảo đủ thuốc; nâng cao chất lượng đội ngũ dược sĩ; áp dụng công nghệ để mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe thuận tiện và tốt nhất cho khách hàng.

Năm 2024, An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà My | Markettimes

Chuỗi nhà thuốc An Khang liên tiếp thua lỗ kể từ khi Thế Giới Di Động đầu tư

Chủ tịch HĐQT Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài cho biết dược phẩm vẫn là lĩnh vực thú vị nhưng có nhiều “rào cản kỳ cục” khiến Thế giới Di động chưa sẵn sàng đầu tư lớn, bài bản.

Trong buổi chia sẻ với nhà đầu tư mới đây, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài cho biết chưa có ý định đầu tư lớn vào chuỗi nhà thuốc An Khang vì môi trường kinh doanh ngành bán lẻ dược phẩm theo ông chưa thuận lợi.

Đầu năm 2018, Thế giới Di động mua 49% cổ phần Công ty Cổ phần Bán lẻ An Khang, doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà thuốc cùng tên. Đây là công ty liên kết duy nhất của tập đoàn này.

An Khang thua lỗ

Trên báo cáo tài chính, giá trị khoản đầu tư vào An Khang được doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam hạch toán 62 tỷ đồng. Chuỗi nhà thuốc của Thế giới Di động hiện có 20 cửa hàng tại TP.HCM.

Đến cuối 2019, Thế giới Di động cho biết phần lỗ lũy kế từ công ty liên kết là 5,6 tỷ đồng. Trong quý I, phần lỗ từ công ty An Khang trên báo cáo tài chính của Thế giới Di động tăng thêm 1,4 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 7 tỷ đồng.

Do đó, giá trị còn lại của khoản đầu tư từ Thế giới Di động vào công ty An Khang được cấn trừ còn lại 55 tỷ đồng.

Một cổ đông đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo Thế giới Di động liệu doanh nghiệp có tính đến việc thoái vốn tại An Khang khi chuỗi nhà thuốc này hoạt động chưa hiệu quả. Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài khẳng định Thế giới Di động không phải là tổ chức tài chính để mua các công ty khác rồi bán kiếm lời.

Dược phẩm vẫn là lĩnh vực thú vị nhưng có nhiều rào cản kỳ cục khiến Thế giới Di động chưa sẵn sàng đầu tư lớn, bài bản“, ông Tài cho biết.

Ông lấy ví dụ các nhà thuốc khi thành lập mang cùng một bảng hiệu của công ty nhưng người đứng tên đăng ký kinh doanh là cá nhân, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Đây là lý do tập đoàn không sẵn sàng lao vào một cuộc chơi “lùng bùng” khi quy định pháp lý liên quan chặt chẽ nhưng việc thực thi chưa nhất quán.

Ông Tài cho biết nếu trong tương lai, khung pháp lý trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm nới lỏng, rõ ràng hơn, Thế giới Di động sẵn sàng tham gia mạnh mẽ hơn.

Điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận

Trước thắc mắc của cổ đông về khả năng thua lỗ của Thế giới Di động trong năm nay, ông Nguyễn Đức Tài nhắc lại viễn cảnh này không thể xảy ra.

Theo ông Tài, nhờ thói quen tích lũy một phần đáng kể thu nhập, tác động của dịch bệnh đến sức mua của người tiêu dùng Việt Nam sẽ xuất hiện chậm hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh sức mua sẽ giảm trong tương lai và công ty đang điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2020 theo hướng giảm.

Chủ tịch Thế giới Di động cho biết chưa thể công bố kế hoạch kinh doanh mới cụ thể vì ban điều hành chưa trình HĐQT. Tuy nhiên, công ty sẽ nỗ lực giữ lợi nhuận tối thiểu bằng 80% của năm trước.

Sau giai đoạn dịch bệnh, ông Tài đánh giá thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn. Dù vậy, các kênh bán hàng trực tuyến tăng trưởng nhưng quy mô so với ngành bán lẻ vẫn còn thấp.

Ông cho rằng thị phần của mua sắm trực tuyến với ngành hàng điện thoại, điện máy có thể sẽ chiếm tới 30% toàn thị trường nhưng chưa thể đạt đến mức 50%. Lý do là một trong những rào cản với người tiêu dùng khi mua sắm hàng công nghệ, điện tử trực tuyến vẫn là các chính sách hậu mãi, bảo hành, sửa chữa.

Chủ tịch Thế giới Di động nói thêm kênh bán hàng online của Bách Hóa Xanh đang phát triển tốt và không chạy theo mô hình “đốt tiền”. Các sản phẩm trên website của Bách Hóa Xanh có lợi nhuận gộp tương tự tại cửa hàng với giá bán tương đương. Công ty dự định sẽ mở thêm nhiều trung tâm phân phối phục vụ kênh bán hàng online tại TP.HCM để rút ngắn quãng đường giao hàng, qua đó giảm chi phí.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips  via Zing