Skip to main content

Thẻ: Career Path

Career Path: Lời khuyên nghề nghiệp từ những người cực kỳ thành công

Những lời khuyên tuyệt vời về nghề nghiệp có thể giúp bạn chuyển đổi. Nó có thể đưa bạn đến một quỹ đạo hoàn toàn mới, một vai trò mới hoặc thậm chí là thúc đẩy bạn thực hiện một thay đổi lớn.

Career Path: Lời khuyên nghề nghiệp từ những người cực kỳ thành công

Tôi đã từng ngồi đối diện với một ông chủ và lắng nghe ông ấy đọc bản đánh giá hiệu suất  công việc của tôi trung thực đến mức tàn nhẫn.

Vào thời điểm đó, tôi đang làm việc với tư cách là nhà tâm lý học người tiêu dùng cho một công ty quảng cáo đa quốc gia.

Công việc của tôi liên quan đến việc tư vấn cho các thương hiệu lớn về cách thuyết phục khách hàng tương tác với sản phẩm và dịch vụ của họ một cách tốt nhất.

Mặc dù tôi không nhớ gì về những phản hồi tích cực mà tôi đã nhận được vào ngày hôm đó, nhưng có một phần phản hồi mang tính xây dựng thì nó đã ở lại với tôi.

Ông ấy nói với tôi: “Vấn đề đối với anh là, anh thích đúng hơn là được yêu thích.”

Những gì ông ấy muốn là cam kết kiên định của tôi về việc hãy nói với khách hàng của tôi rằng họ đã sai nếu họ đề xuất bất kỳ điều gì mâu thuẫn với những insights mà tôi đã có được thông qua nghiên cứu của mình.

Tôi thì không quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ. Tôi chỉ quan tâm đến việc báo cáo về các dữ kiện và đảm bảo mọi người khác làm việc dựa trên các dữ kiện đó.

Nhưng hóa ra, đây không phải là một cách tốt nhất để thuyết phục mọi người – mà trớ trêu thay, đó lại chính là công việc của chính tôi.

Trong khi, lúc đầu tôi đã chống lại lời khuyên của sếp mình, tôi đã dần dần bắt đầu nỗ lực để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của mình và hiểu rằng mối quan hệ giữa các cá nhân cũng quan trọng như một phương pháp thuyết phục khác.

Đối với tôi, bài học đó đã thay đổi cơ bản cách tôi nghĩ về giao tiếp và tôi vẫn sử dụng nó để thuyết phục mọi người rằng những ý tưởng của tôi là những ý tưởng tuyệt vời.

Tất cả những người thành công mà tôi từng gặp đều đồng ý rằng những lời khuyên công việc tuyệt vời có thể tạo ra sự chuyển đổi. Nó có thể đưa bạn đến một quỹ đạo hoàn toàn mới, một vai trò mới hoặc thậm chí là thúc đẩy bạn thực hiện một thay đổi lớn.

Dưới đây là danh sách những lời khuyên đã được sử dụng để thúc đẩy sự nghiệp của họ về phía trước. Có lẽ bạn cũng sẽ thấy nó hữu ích.

Không phải tất cả các phản hồi đều khách quan.

Alison Watkins, giám đốc điều hành của tập đoàn của Coca-Cola Amatil, bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một người được mô tả là “người quá mức không an toàn”.

Do tính chất công việc, cô rất dễ bị tổn thương bởi những phán xét của người khác.

Tuy nhiên, cuối cùng cô nhận ra rằng những người đưa ra các phán xét có thể không thực sự có khả năng nhận định đặc biệt tốt.

Trải qua nhiều năm trong những vai trò cấp cao, Watkins đã học cách chấp nhận một quan điểm khác khi cô nhận ra rằng việc chấp nhận những đánh giá hay phán xét của mọi người không có lợi cho cô.

“Tôi đã trở nên tốt hơn rất nhiều khi chấp nhận rằng không phải ai cũng sẽ đồng ý với những lựa chọn mà tôi đưa ra hoặc những điều tôi nói hoặc làm,” Watkins nói.

“Tôi đã học được giá trị của những đánh giá từ những người được cho là thông thái hoặc được cân nhắc, và phản hồi của họ thực sự rất quan trọng đối với tôi. Tôi cố gắng không để mình bị tổn thương trước những đánh giá của những người ít hiểu biết hơn.”

Mẹo chuyên nghiệp: Thay vì phản ứng lại tất cả các phản hồi ngay lập tức, hãy dành một chút thời gian cho những người đưa ra phản hồi.

Hãy tự hỏi bản thân: Họ có nghĩ đến lợi ích tốt nhất của bạn không? Họ có kinh nghiệm hoặc chuyên môn về chủ đề mà họ đã phản hồi cho bạn không? Nếu câu trả lời là không cho cả hai câu hỏi, bạn nên cân nhắc về việc tiếp nhận phản hồi.

Thử thách “tôi của tương lai”.

Việc bản thân có được cảm giác thôi thúc để thử các vai trò hoặc con đường sự nghiệp khác nhau là điều hết sức bình thường.

Scott D. Anthony, một nhà lãnh đạo tư tưởng đổi mới toàn cầu cũng là một ‘người hâm mộ’ với quan điểm thử thách này.

Ông nói:

“Ý tưởng là bạn thử nghiệm một cách có ý thức với các vai trò khác nhau, làm việc với phong cách của môt nhà lãnh đạo thực thụ, để xem điều gì là phù hợp nhất.

Ví dụ, tôi nghĩ rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành một giáo viên. Nhưng liệu tôi có thực sự yêu thích công việc dạy học không?

Có những thử nghiệm nhỏ mà tôi có thể thực hiện trong vai trò hiện tại của mình để giúp tôi hiểu điều đó tốt hơn, bao gồm việc trò chuyện với những người đã thực hiện được chuyển đổi tương tự để xem điều gì đã xảy ra với họ.”

Mẹo chuyên nghiệp: Hãy cố gắng thoát ra khỏi chế độ làm việc và rơi vào chế độ chơi thường xuyên hơn. Như Anthony gợi ý, hãy coi nó như là một thử nghiệm nhỏ.

Hãy khơi dậy sự tò mò của bạn, lập danh sách những điều bạn muốn biết và những câu hỏi bạn có thể hỏi. Đây chính là lúc bạn tiến lên.

Lên lịch kiểm tra thường xuyên.

Nhà tâm lý học Adam Grant nói rằng tất cả chúng ta nên lên lịch kiểm tra cuộc sống của mình hai lần một năm.

Kiểm tra cuộc sống bao gồm việc tự hỏi bản thân xem bạn đang theo dõi sự nghiệp và công việc của mình như thế nào. Nó giúp bạn đảm bảo rằng bạn không mù quáng đi theo con đường sự nghiệp mà bạn sẽ phải hối tiếc nhiều năm sau đó.

Nếu bạn đang dự tính chuyển sang một công ty mới, thì điều đáng để suy nghĩ nhất đó là xem điều gì đã thu hút bạn đến với công việc và tổ chức hiện tại của mình, sau đó suy nghĩ xem liệu bạn có thực sự cần thiết phải rời đi để hoàn thành mục tiêu của mình hay không.

Khi mọi thứ đã rõ ràng, bạn có thể dành thời gian trò chuyện với sếp để chia sẻ mục tiêu của mình và hỏi xem họ có thấy bất kỳ cơ hội nào cho bạn ở tổ chức của họ không.

Làm tốt công việc hiện tại của bạn – ngay cả những công việc nhàm chán.

Millennials (Gen Y) nổi tiếng là thế hệ có kỳ vọng cao về công việc của họ. Đó là một điều thực sự tốt. Nhưng cũng nên chấp nhận rằng không có công việc nào là thú vị hoặc thách thức tại tất cả mọi thời điểm.

Đối với Wendy Stops, giám đốc hội đồng quản trị của Commonwealth Bank of Australia, ngân hàng lớn nhất ở Úc, lời khuyên cơ bản nhất về nghề nghiệp mà bà dành cho mọi người là hãy làm tốt công việc của mình.

Stops thừa nhận rằng phản ứng đầu tiên của mọi người đối với lời khuyên này là, “Đó là điều hiển nhiên.” Nhưng bà cho rằng không phải vậy.

Stops đã quan sát những người trẻ tuổi, những người có tham vọng trong sự nghiệp của họ đã cố gắng né tránh những công việc mà họ cho là khó hơn hoặc phàn nàn về những công việc mà họ cho là nhàm chán.

Nhưng bà khuyên rằng khi bạn làm tốt công việc cơ bản của mình, nó sẽ cho phép bạn sáng tạo hơn khi bạn làm những công việc lớn lao hơn.

Nếu mọi người tin tưởng rằng bạn có thể làm những việc nhỏ, họ có nhiều khả năng tin tưởng rằng bạn cũng có thể làm được những việc lớn.

Mẹo chuyên nghiệp: Đừng phàn nàn về những phần công việc nhàm chán hoặc tẻ nhạt của bạn. Mỗi công việc đều là sự pha trộn của những điểm tốt và xấu. Làm tất cả chúng thật tốt là điều bạn nên làm để toả sáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Cách đây mấy ngày, mạng xã hội chuyên nghiệp này đã báo cáo rằng hiện lượng người dùng đã lên tới 722 triệu thành viên và đồng thời chứng kiến mức độ tương tác kỷ lục trong suốt vài tháng qua.

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Cũng chính điều này đã đặt LinkedIn vào vị trí duy nhất để giúp kết nối mọi người với những vai trò mới – và tuần này, nền tảng này đã công bố một loạt công cụ mới để hỗ trợ người tìm việc được đào tạo và khám phá trực tiếp trong ứng dụng.

Phần bổ sung chính là một công cụ mới có tên gọi LinkedIn Career Explorer sẽ chỉ cho bạn những con đường sự nghiệp tiềm năng dựa trên những kỹ năng bạn có.

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Theo giải thích của LinkedIn:

“Đôi khi sẽ không có một con đường rõ ràng nào ở phía trước. Công cụ Career Explorer mới của chúng tôi có thể khám phá những nghề nghiệp mà bạn có thể chuyển đổi và có thể không cân nhắc bằng cách đối chiếu các kỹ năng bạn có với hàng nghìn chức danh công việc hiện tại.

Explorer sẽ nêu bật các kỹ năng bổ sung mà bạn có thể cần và các khóa học trên LinkedIn Learning sẽ giúp bạn có được chúng”.

Công cụ này tham chiếu đến hơn 36.000 kỹ năng nghề nghiệp và 6.000 chức danh công việc khác nhau để cung cấp các kết quả phù hợp chéo có liên quan dựa trên dữ liệu hồ sơ.

Những công cụ như thế này là nơi mà tập dữ liệu chuyên nghiệp của LinkedIn thực sự trở thành một sức mạnh riêng biệt – không có nền tảng hoặc công ty nào khác có thể cung cấp cùng mức độ sâu sắc và thông tin chi tiết về tiến trình sự nghiệp dựa trên trải nghiệm và hồ sơ của người thực.

Thông tin chi tiết được cung cấp phản ánh chính xác cách mọi người phát triển sự nghiệp của họ và điều đó có thể cực kỳ có giá trị trong quá trình tìm kiếm việc làm của chính bạn – hoặc thậm chí chỉ để có được một số góc nhìn về vị trí của bạn và cách các kỹ năng của bạn liên quan đến các vai trò khác.

Nó thậm chí có thể giúp bạn trong các nỗ lực Marketing – ví dụ: nếu bạn muốn nhắm mục tiêu các chuyên gia nhân sự bằng quảng cáo của mình, bạn có thể nhập một vai trò liên quan, sau đó để công cụ hiển thị cho bạn các vai trò tương tự khác mà bạn cũng có thể thêm vào mục tiêu của mình, điều mà bạn có thể đã không xem xét đến.

Trình khám phá hướng nghiệp hay Career Explorer của LinkedIn hiện đã có trong bản thử nghiệm, bạn có thể kiểm tra nó cho chính mình ở đây: Link

Ngoài ra, LinkedIn cũng đã xuất bản một báo cáo mới về các kỹ năng đang thịnh hành nhất của các chuyên gia:

Danh sách dựa trên các kỹ năng được thêm vào hồ sơ thành viên trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 – vì vậy nó không dựa trên danh sách việc làm.

Nhưng nó cũng cung cấp một số thông tin chi tiết về nơi mọi người đang tìm cách xây dựng kỹ năng của họ để đạt được các vai trò mới trong sự nghiệp.

Theo dữ liệu của LinkedIn, 05 kỹ năng phát triển nhanh nhất hiện tại là:

  • Lập trình – Programming
  • Tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing
  • Dự báo tài chính – Financial Forecasting
  • Phân tích dữ liệu – Data Analysis
  • Quản lý dự án – Project Management

Ngoài trọng tâm về kỹ năng, LinkedIn cũng đã thêm nhiều đánh giá kỹ năng hơn để người dùng có thể thể hiện mức độ thành thạo của họ trong nhiều yếu tố hơn trên hồ sơ LinkedIn của họ.

LinkedIn đã bổ sung các bài đánh giá kỹ năng vào tháng 9 năm ngoái – quy trình kiểm tra kiến thức của bạn trong một lĩnh vực cụ thể, sau đó cung cấp cho bạn huy hiệu hồ sơ để thể hiện sự hiểu biết đã được chứng minh của bạn.

LinkedIn nói rằng các bài đánh giá kỹ năng đã được chứng minh có giá trị là:

“Những ứng viên hoàn thành đánh giá kỹ năng LinkedIn và hiển thị huy hiệu trên hồ sơ của họ có khả năng được tuyển dụng cao hơn tới 20% so với những người không làm.”

Giờ đây, có nhiều huy hiệu kỹ năng hơn được cung cấp, đây có thể là một lựa chọn khác cho những người tìm việc.

LinkedIn cũng đang tìm cách thêm nhiều tùy chọn kết nối hơn với khung hồ sơ mới sẽ cho phép các nhà tuyển dụng giới thiệu rằng họ đang tuyển dụng cho một vai trò mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Career Path: Steve Jobs và Elon Musk bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những “Cold Calls”

‘Cold Calls’ và ‘Cold Email’ hay còn được gọi là các cuộc gọi, email ngẫu nhiên/bất ngờ hoặc cuộc gọi, email ‘lạnh’ đã trở thành một cách ngày càng phổ biến để kết nối, kể cả việc kết nối với các giám đốc điều hành cấp cao của các tập đoàn toàn cầu.

Ảnh: CNBC

Nhà đầu tư tỷ phú Mark Cuban gần đây đã đầu tư vào hai công ty khởi nghiệp khác nhau được điều hành bởi 20 người vốn đã gửi cho ông những email ‘lạnh’ – Cold Email.

Bạn cũng có thể nhìn vào đồng sáng lập Apple, Steve Jobs hay cả Giám đốc điều hành của Tesla, Elon Musk đều là những người đã từng sử dụng phương pháp này để tìm kiếm những cơ hội thực tập sinh đầu tiên của mình.

“Tôi đã không bao giờ tìm thấy bất kì ai không giúp đỡ tôi nếu tôi nhờ họ giúp đỡ”, đây là câu đầu tiên mà Steve Jobs đã nói về những ‘cold-calls’ trong một cuộc phỏng vấn năm 1994 do Hiệp hội lịch sử Thung lũng Silicon tổ chức.

Và đây cũng là cách mà cả Steve Jobs và Elon Musk đều sử dụng để bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của họ.

Ảnh: CNBC

Steve Jobs

Năm 12 tuổi, Steve Jobs đã thực hiện cuộc gọi ‘lạnh’ đầu tiên cho Bill Hewlett, người đồng sáng lập của Tập đoàn HP (Hewlett-Packard) để yêu cầu một số bộ phận điện tử còn sót lại và thật ngạc nhiên, Hewlett đã bắt máy.

Lúc đầu, Hewlett khá thích thú bởi một học sinh trung học như Steve Jobs, và ngay sau đó, Ông đã nói chuyện nghiêm túc hơn đồng thời đề nghị một cơ hội thực tập sinh tại HP cho Steve Jobs.

Steve Jobs nhớ lại: “Ông ấy đã cười và đưa cho tôi phụ tùng để xây dựng bộ đếm tần số và Ông đã cho tôi một công việc vào mùa hè tại HP (Hewlett-Packard), tôi làm việc trên dây chuyền lắp ráp các đai ốc và bu loong với nhau trên các máy đếm tần số. Ông ấy đã cho tôi một công việc ở chính nơi đã xây dựng nên đế chế HP và tôi thì như đang ở trên thiên đường vậy”.

“Sẵn sàng tiếp cận và ‘từ chối’ những nguy cơ là những gì ngăn cách những ‘người làm việc’ với những ‘người chỉ mơ’ về họ” Steve Jobs nói. Ông đã vượt qua nỗi sợ thất bại để đến với các cơ hội thành công.

“Bạn phải sẵn sàng để gặp sự cố, với những người trên điện thoại, với việc bắt đầu một công ty và với bất cứ điều gì. Nếu bạn là người sợ thất bại, bạn sẽ không bao giờ có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình”. Steve Jobs nói thêm.

Elon Musk

Khi đang học vật lý tại Đại học Queen, Canada, Canada vào đầu những năm 1990, Elon Musk và anh trai Kimbal đã thực hiện các cuộc gọi ‘lạnh’ tới rất nhiều người mà Ông muốn gặp, bao gồm Peter Nicholson, một giám đốc điều cấp cao tại Bank of Nova Scotia.

Nicholson đã rất ấn tượng với quyết tâm gặp gỡ mình của Elon Musk và cuối cùng đã cho Elon Musk một kỳ thực tập mùa hè tại ngân hàng của ông, nơi Elon Musk có thể kiếm được khoảng 14 đô la một giờ và đưa ra những ý tưởng mới cho ngân hàng này.

Trong một dự án mà Elon Musk thực hiện, ông đã viết một đề xuất về giao dịch trái phiếu mà ông ước tính có thể là cơ hội lớn nhất từ ​​trước đến nay, và dường như không ai có thể nhận ra cơ hội này. Mặc dù sau đó CEO của ngân hàng từ chối đề xuất này, nhưng trải nghiệm này đã để lại ấn tượng lâu dài không thể nào quên đối với cá nhân Elon Musk.

“Sau này trong cuộc đời, khi tôi cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng, tôi sẽ nghĩ lại thời điểm này, và nó đã cho tôi niềm tin. Tất cả những gì mà các nhân viên ngân hàng đã làm là sao chép những gì mọi người khác cũng đã làm”. “Nếu có một đống vàng khổng lồ nằm giữa phòng và không ai nhặt được, họ cũng sẽ không nhặt được”. Elon Musk nói thêm.

Một trong những điểm đáng ghi nhớ của Elon Musk là “Ông chủ ngân hàng thật giàu có và ngu ngốc”. Ông nói ra những điều này năm 1999. Elon Musk đã ra mắt startup tài chính của mình với tên gọi X.com. Website sau này đã hợp nhất với Confinity vào năm 2000 và trở thành PayPal như ngày hôm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC