Skip to main content

Thẻ: Cold Email

Một vài chiến lược Cold Email Marketing đơn giản mà hiệu quả

Nếu được thực hiện đúng, Cold Email Marketing cũng là một phương pháp hiệu quả để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng (Lead), xây dựng lòng trung thành của khách hàng và hơn thế nữa.

Một vài chiến lược Cold Email Marketing đơn giản mà hiệu quả
Một vài chiến lược Cold Email Marketing đơn giản mà hiệu quả

Nếu bạn là người làm marketing, hay đơn giản là người thích tìm hiểu về ngành marketing, bạn có thể biết đến khái niệm “cold email”.

Cũng tương tự như “cold call”, cold email dùng để mô tả những email marketing mang tính chất tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng theo kiểu ngẫu nhiên (chủ động một chiều từ phía doanh nghiệp) với mục tiêu là khiến khách hàng thực hiện một hành động gì đó ví dụ như đăng ký, đặt lịch tư vấn, hay thậm chí là mua hàng.

Nếu được thực hiện đúng cách, gửi email ngẫu nhiên có thể là một cách hiệu quả để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng mới, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhà tài trợ, v.v.

Dưới đây là một số chiến lược Cold Email Marketing bạn có thể tham khảo:

1. Nghiên cứu kỹ phân khúc thị trường.

Trong marketing, đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp, chọn thị trường ngách (Niche Market) luôn là một chiến lược khôn ngoan.

Tuy nhiên, chọn gia nhập thị trường này không đồng nghĩa là bạn sẽ dễ thành công, điều quan trọng là bạn cần nghiên cứu kỹ về nó.

Có một nguyên tắc là, thị trường ngách của bạn càng nhỏ thì bạn càng có nhiều khả năng cạnh tranh để khiến những khách hàng mục tiêu trong thị trường đó chú ý đến bạn.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, độ lớn của cái gọi là Ngách có thể khác nhau, bạn cần phân chia tệp khách hàng của mình thành các nhóm nhỏ hơn, các nhóm nhỏ hơn sẽ quan tâm đến các vấn đề khác nhau, cũng từ đây bạn sẽ dễ dàng thử nghiệm và tối ưu hiệu suất của email.

2. Nếu đưa ra ưu đãi – Hãy khiến nó dễ hiểu.

Đối với email marketing nói chung và cold email marketing nói riêng, vì bản chất là khách hàng tiềm năng chỉ có vài giây để xem email nếu có, đây là phần quan trọng nhất!

Ưu đãi hay Lời đề nghị của bạn phải tốt đến mức mọi người sẽ cảm thấy tiếc nuối nếu từ chối nó.

Những đề nghị không phù hợp như:

  • Quảng cáo Facebook.
  • Chiến lược SEO.
  • Xây dựng kế hoạch PR.
  • Dịch vụ Digital Marketing.

Và đây là một ví dụ về lời đề nghị có giá trị:

  • Đạt mức lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo gấp 4 lần trong 30 ngày hoặc chúng tôi sẽ hoàn lại phí dịch vụ + chi tiêu quảng cáo.
  • Nhận thêm 15 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mỗi ngày mà bạn không phải làm bất cứ điều gì khác.

Hãy lưu ý về sức mạnh của các con số trong tiêu đề.

3. Nghiên cứu điển hình (Case Study).

Trong vô số các định dạng làm nội dung (Content Format), Case Study được xem là một trong những phương thức có tính thuyết phục cao nhất vì đơn giản nó hoạt động như PR trong Marketing, thay vì thương hiệu tự nói về mình, hãy để các khách hàng (các bên thứ 3) nói về mình.

Case Stuy đơn giản có thể là: “Hãy khám phá xem cách ABC (tên khách hàng) đã tăng 30% doanh số chỉ sau 60 ngày…”

4. Thiết kế Landing Page đơn giản và tập trung

Nếu bạn chưa từng nghe qua về thuật ngữ Landing Page thì bạn có thể tìm hiểu tại landing page là gì, nó là khái niệm đề cập đến nơi mà khách hàng tiềm năng sẽ được chuyển tới nếu họ nhấp vào email.

Như đã phân tích ở trên, để cold email marketing mang lại hiệu quả cao, bạn cần tập trung vào các thị trường ngách khác nhau, mỗi thị trường ngách đều yêu cầu các thông tin khác nhau trong Landing Page.

Landing Page nên có hình ảnh hay các video giải thích rõ về những gì bạn cung cấp, nó cũng cần có các bằng chứng xã hội (Social Proof) chứng minh rằng thương hiệu của bạn đủ độ tin cậy.

Cấu trúc của một Landing Page hiệu quả có thể là: Kéo (sử dụng các câu từ có khả năng thu hút khách hàng, đặt vấn đề với khách hàng), Giới thiệu (cho khách hàng biết bạn là ai), Case study (Bạn đã làm được gì cho khách hàng của mình), Đưa ra thêm lý do nếu có, và Lời kêu gọi hành động (CTA).

Lời kêu gọi hành động của bạn phải rất ngắn gọn. Đừng sử dụng CTA với các động từ hành động yêu cầu khách hàng làm nhiều việc hơn, ví dụ: “điền vào biểu mẫu”, thay vào đó bạn phải luôn khiến khách hàng của mình làm ít hơn, ví dụ: “Yêu cầu tư vấn”.

5. Sử dụng các câu từ có khả năng “thôi miên” cao.

Nếu bạn làm email marketing, bạn hiểu rằng, dòng tiêu đề của email đóng góp tới 60% tỷ lệ mở mail. Khi viết các dòng tiêu đề, bạn nên tránh viết những dòng tiêu đề bán hàng hoặc chung chung, ví dụ: “Xin chào ABC (tên khách hàng), doanh nghiệp của bạn có muốn có thêm khách hàng tiềm năng không?” Thay vào đó, bạn nên viết như thể bạn biết rõ về họ, ví dụ: “Các doanh nghiệp bán lẻ đang coi tính bền vững là chiến lược ưu tiên hàng đầu để tăng trưởng, doanh nghiệp của bạn thì sao, liệu có bỏ lỡ? !”
Tiếp theo, bạn cũng nên mô tả một dòng về các nghiên cứu điển hình của bạn với một khách hàng mà bạn đã làm việc gần đây trong cùng ngành, ví dụ: “Gần đây, chúng tôi đã giúp công ty ABC cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng thêm 19% chỉ trong 2 tháng, và chúng tôi rất muốn giúp bạn làm điều tương tự.”
Cuối cùng, vì là Cold Email, đừng bao giờ yêu cầu được gặp khách hàng ngay hay yêu cầu họ hành động tức thì (kiểu mua hàng)! Thay vào đó, bạn nên có một CTA mềm hơn ví dụ như “Tham khảo thêm tại đây…?” hoặc “Tìm hiểu thêm về câu chuyện tại…?”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Career Path: Steve Jobs và Elon Musk bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những “Cold Calls”

‘Cold Calls’ và ‘Cold Email’ hay còn được gọi là các cuộc gọi, email ngẫu nhiên/bất ngờ hoặc cuộc gọi, email ‘lạnh’ đã trở thành một cách ngày càng phổ biến để kết nối, kể cả việc kết nối với các giám đốc điều hành cấp cao của các tập đoàn toàn cầu.

Ảnh: CNBC

Nhà đầu tư tỷ phú Mark Cuban gần đây đã đầu tư vào hai công ty khởi nghiệp khác nhau được điều hành bởi 20 người vốn đã gửi cho ông những email ‘lạnh’ – Cold Email.

Bạn cũng có thể nhìn vào đồng sáng lập Apple, Steve Jobs hay cả Giám đốc điều hành của Tesla, Elon Musk đều là những người đã từng sử dụng phương pháp này để tìm kiếm những cơ hội thực tập sinh đầu tiên của mình.

“Tôi đã không bao giờ tìm thấy bất kì ai không giúp đỡ tôi nếu tôi nhờ họ giúp đỡ”, đây là câu đầu tiên mà Steve Jobs đã nói về những ‘cold-calls’ trong một cuộc phỏng vấn năm 1994 do Hiệp hội lịch sử Thung lũng Silicon tổ chức.

Và đây cũng là cách mà cả Steve Jobs và Elon Musk đều sử dụng để bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của họ.

Ảnh: CNBC

Steve Jobs

Năm 12 tuổi, Steve Jobs đã thực hiện cuộc gọi ‘lạnh’ đầu tiên cho Bill Hewlett, người đồng sáng lập của Tập đoàn HP (Hewlett-Packard) để yêu cầu một số bộ phận điện tử còn sót lại và thật ngạc nhiên, Hewlett đã bắt máy.

Lúc đầu, Hewlett khá thích thú bởi một học sinh trung học như Steve Jobs, và ngay sau đó, Ông đã nói chuyện nghiêm túc hơn đồng thời đề nghị một cơ hội thực tập sinh tại HP cho Steve Jobs.

Steve Jobs nhớ lại: “Ông ấy đã cười và đưa cho tôi phụ tùng để xây dựng bộ đếm tần số và Ông đã cho tôi một công việc vào mùa hè tại HP (Hewlett-Packard), tôi làm việc trên dây chuyền lắp ráp các đai ốc và bu loong với nhau trên các máy đếm tần số. Ông ấy đã cho tôi một công việc ở chính nơi đã xây dựng nên đế chế HP và tôi thì như đang ở trên thiên đường vậy”.

“Sẵn sàng tiếp cận và ‘từ chối’ những nguy cơ là những gì ngăn cách những ‘người làm việc’ với những ‘người chỉ mơ’ về họ” Steve Jobs nói. Ông đã vượt qua nỗi sợ thất bại để đến với các cơ hội thành công.

“Bạn phải sẵn sàng để gặp sự cố, với những người trên điện thoại, với việc bắt đầu một công ty và với bất cứ điều gì. Nếu bạn là người sợ thất bại, bạn sẽ không bao giờ có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình”. Steve Jobs nói thêm.

Elon Musk

Khi đang học vật lý tại Đại học Queen, Canada, Canada vào đầu những năm 1990, Elon Musk và anh trai Kimbal đã thực hiện các cuộc gọi ‘lạnh’ tới rất nhiều người mà Ông muốn gặp, bao gồm Peter Nicholson, một giám đốc điều cấp cao tại Bank of Nova Scotia.

Nicholson đã rất ấn tượng với quyết tâm gặp gỡ mình của Elon Musk và cuối cùng đã cho Elon Musk một kỳ thực tập mùa hè tại ngân hàng của ông, nơi Elon Musk có thể kiếm được khoảng 14 đô la một giờ và đưa ra những ý tưởng mới cho ngân hàng này.

Trong một dự án mà Elon Musk thực hiện, ông đã viết một đề xuất về giao dịch trái phiếu mà ông ước tính có thể là cơ hội lớn nhất từ ​​trước đến nay, và dường như không ai có thể nhận ra cơ hội này. Mặc dù sau đó CEO của ngân hàng từ chối đề xuất này, nhưng trải nghiệm này đã để lại ấn tượng lâu dài không thể nào quên đối với cá nhân Elon Musk.

“Sau này trong cuộc đời, khi tôi cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng, tôi sẽ nghĩ lại thời điểm này, và nó đã cho tôi niềm tin. Tất cả những gì mà các nhân viên ngân hàng đã làm là sao chép những gì mọi người khác cũng đã làm”. “Nếu có một đống vàng khổng lồ nằm giữa phòng và không ai nhặt được, họ cũng sẽ không nhặt được”. Elon Musk nói thêm.

Một trong những điểm đáng ghi nhớ của Elon Musk là “Ông chủ ngân hàng thật giàu có và ngu ngốc”. Ông nói ra những điều này năm 1999. Elon Musk đã ra mắt startup tài chính của mình với tên gọi X.com. Website sau này đã hợp nhất với Confinity vào năm 2000 và trở thành PayPal như ngày hôm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC