Skip to main content

Thẻ: Đam mê

Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này

Dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp, nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bán những gì bạn muốn bằng tầm nhìn, đam mê hay những thứ bạn sẽ xây dựng trong tương lai thì có lẽ bạn đã nhầm.

Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này
Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này. Adam Grant. Photo: Getty Images

Tầm nhìn, Niềm đam mê hay Sự tự tin là thứ mà hầu hết mọi người – thậm chí là các công ty khởi nghiệp cho rằng chúng là điều kiện căn bản cần thiết để thành công.

Cho dù bạn là nhà sáng lập đang tìm cách để thuyết phục một nhà đầu tư tiềm năng, là người làm marketing đang nỗ lực bán một sản phẩm nào đó cho khách hàng hay đơn giản là bạn đang ứng tuyển cho một công việc mơ ước, bạn càng có nhiều thứ trong 3 thứ nói trên thì bạn càng dễ thành công, tuy nhiên mọi thứ lại không phải như vậy.

Theo Adam Grant, một nhà tâm lý học và cũng là diễn giả của TED (Một chương trình Talk Show nổi tiếng toàn cầu), những tư duy nói trên là sai lầm.

Thông qua các trải nghiệm thực tế, dưới đây là 3 lý do tại sao bạn không thể sử dụng đam mê, tầm nhìn hay chỉ đơn giản là sự tự tin để bán hàng hay để thành công.

1. Đừng bắt đầu bằng việc nói về tầm nhìn (của cá nhân hay doanh nghiệp).

Bạn đang có những ý tưởng vĩ đại về việc thay đổi thế giới, cái thế giới mà bạn miêu tả sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều nếu mọi người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của bạn. Hãy nghĩ về ví dụ rằng, một ai đó nói với bạn “mục tiêu của chúng tôi là tạo nên một cách mạng về sức khoẻ”.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao vấn đề về sức khoẻ cần phải có một cách mạng?, Đâu là những bằng chứng cho thấy các vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người đang ở mức báo động? Rằng mọi người đang đau đớn? Rằng họ đang vật lộn với mọi thứ? Rằng họ cần một giải pháp mới? thứ mà “cuộc cách mạng sức khoẻ” của doanh nghiệp sẽ trở nên có ý nghĩa.

Sự thật là dù cho ý tưởng hay niềm đam mê của bạn là gì, không ai quan tâm đến những gì bạn sẽ tạo ra trong tương lai hay những gì bạn sẽ làm cho đến khi bạn thuyết phục được họ rằng “có một điều gì đó không ổn ở hiện tại”, “có một nỗi đau thường trực nào đó” đang tồn tại và cần được giải quyết.

Nhiều người vì quá đề cao những gì họ đang làm mà quên mất nó thực sự có ý nghĩa như thế nào với người khác.

2. Sự chuẩn bị quan trọng hơn nhiều so với cái gọi là niềm đam mê.

Theo nhà tâm lý học, một lầm tưởng thứ hai mà nhiều người thường mắc phải đó là họ cần có một niềm đam mê lớn để có thể bán mọi thứ, hay để thuyết phục người khác.

Thông qua các cuộc nghiên cứu về kinh doanh và đầu tư, mức độ đam mê mà những người sáng lập doanh nghiệp thể hiện không ảnh hưởng đến việc các nhà đầu tư có quyết định đầu tư cho dự án của họ hay không. Những người sáng lập được chọn là những người được đánh giá là chu đáo, logic, kiên trì và sát với thực tế.

Niềm đam mê là một điều tuyệt vời – không ai khuyên bạn là không nên đam mê với những gì bạn làm, tuy nhiên nó không quan trọng đến mức là yếu tố quyết định.

3. Đừng hành động giống như thể bạn đã có tất cả mọi câu trả lời.

Trong một phần giới thiệu về dự án khởi nghiệp, một nhà sáng lập viết: “Chúng tôi có một đội ngũ tốt nhất trên thế giới để xây dựng nên một thương hiệu…”.

Câu nói này khiến cho những người nghe hay cụ thể là các nhà đầu tư nghi ngờ về sự quá đề cao bản thân, thứ thường sẽ dẫn đến thất bại trong một thế giới bất ổn và không ngừng thay đổi (thế giới VUCA).

Điều này đưa chúng ta đến một sai lầm thứ 3 đó là quá tự tin.

Bằng chứng cho thấy rằng khi mọi người cân nhắc làm việc hay hợp tác với bạn, ít nhất họ cần quan tâm đến việc bạn có sẵn sàng hợp tác hay không.

Và một trong những cách để báo hiệu rằng bạn đang hợp tác đó là nói về một số thiếu sót của bạn hay doanh nghiệp của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên nhớ rằng khi bạn bán hay giới thiệu một thứ gì đó, một phần của những gì bạn đang bán là mối quan hệ (của bạn với người đối diện).

Khi một nhà đầu tư đồng ý đầu tư hay một khách hàng đồng ý mua hàng, tiếp theo sau đó là một chuỗi các liên kết hay mối quan hệ, những lần tiếp xúc.

Nếu bạn thể hiện dấu hiệu là bạn sẵn sàng học hỏi và ghi nhận ý kiến từ họ (thay vì tự coi mình là hoàn hảo và không cần thứ gì khác), bạn khiến cho người khác hiểu rằng làm việc hay hợp tác với bạn sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Nhà tâm lý học cũng nói thêm, yêu cầu sự giúp đỡ hoặc lời khuyên khi bạn cần là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối. Quá tự tin mới là điều đáng sợ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Làm sao để biết bản thân thực sự thích hay đam mê điều gì?

Làm sao để biết bản thân thực sự thích gì? Bài viết dưới đây đề cập đến một vài câu hỏi mà bạn có thể tự hỏi chính mình, góp phần giúp bạn nhận ra bản chất của vấn đề, thấu hiểu đam mê, niềm yêu thích của bản thân.

Làm sao để biết bản thân thực sự thích hay đam mê điều gì?
Source: HBR

Hiện nay, ở một bộ phận giới trẻ Việt Nam đang rơi vào tình trạng không biết và không xác định được đam mê của bản thân.

Bởi càng đứng trước nhiều lựa chọn, chúng ta càng bối rối và mất định hướng không biết đâu mới là hướng đi phù hợp với đam mê cũng như năng lực của chính mình.

Chính điều đó đã đặt ra rất nhiều thách thức đối với những bạn trẻ sắp bước vào giảng đường đại học, những sinh viên sắp bước vào thị trường lao động và cả những người lao động đang hằng ngày xoay sở trong vòng quay tấp nập của cuộc sống.

Xác định sở thích, đam mê của bạn?

Đây là một câu hỏi rất quen thuộc mà có thể bạn đã nghe rất nhiều trong cuộc sống hay trong những buổi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, nhưng chúng ta ở đây sẽ không nói về vai trò, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa khi trả lời câu hỏi này.

Thay vào đó, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách trả lời thành thật nhất với bản thân về đam mê và niềm yêu thích thực sự.

Có thể thấy không phải ai trong chúng ta cũng có thể xác định ngay từ đầu bản thân mình thích gì, có những người phát hiện ra đam mê từ rất sớm và sống cuộc đời huy hoàng với nó, có thể kể đến những ngôi sao thể thao như Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo.

Thế nhưng cũng có những người phải mất rất nhiều năm để tìm ra đam mê của bản thân như nhà sáng lập của thương hiệu gà rán nổi tiếng KFC, Harland Sanders, phải khi đến tuổi goá bụa về già ông mới tìm ra được con đường của đời mình.

Vì vậy, nếu chúng ta sinh ra đã không sở hữu những năng khiếu, tài năng bẩm sinh, không thể định hướng trước được đam mê của bản thân trong tương lai, thì việc của chúng ta cần làm là không ngừng cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm nhiều hơn để khám phá bản thân.

Vậy trong trường hợp ngược lại thì sao? Nếu bạn có quá nhiều đam mê để theo đuổi và gặp khó khăn trong việc lựa chọn.

Khi ấy hãy đi chậm lại, đừng cố gắng theo đuổi tất cả vì thời gian của chúng ta có giới hạn, hãy xem xét đến những lời khuyên, tư vấn từ những người đi trước đã có kinh nghiệm cũng như đánh giá lại sự phù hợp của khả năng bản thân với những đam mê đó và chọn ra một đam mê thực sự để có thể dành thời gian và sức lực để theo đuổi.

Xác định khoảng cách giữa đam mê và năng lực.

Không phải lúc nào đam mê cũng đi kèm với năng lực, hiểu rõ bản thân là điều kiện cần và nắm bắt được khả năng bản thân là điều kiện đủ để biến niềm yêu thích, đam mê đó trở nên có ích và có ý nghĩa. Chúng ta cần lường trước được tiềm lực, lượng kiến thức kỹ năng vốn có sao cho phù hợp với đam mê mà mình theo đuổi.

Vậy làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa đam mê và năng lực vốn có của bản thân? Câu trả lời đó chính là không ngừng phấn đấu, nỗ lực mở rộng năng lực, tiềm năng vốn có.

Bạn hãy cởi mở hơn trong những lựa chọn và cho phép bản thân thật nhiều cơ hội để trải nghiệm. Khả năng không phải là điều tự nhiên sinh ra đã có, thậm chí những thiên tài hiếm có cũng phải dành rất nhiều thời gian để trau dồi mới có thể đạt được thành công.

Bạn nên tập trung vào những việc mình đang làm, cố gắng thật tốt, hãy cân nhắc và lựa chọn thêm những chứng chỉ, khóa học cần thiết để bồi đắp thêm kiến thức.

Có những mục tiêu hiện tại là quá xa vời với bạn, nhưng sự nỗ lực và tinh thần cầu tiến sẽ kéo bạn đến gần với mục tiêu ấy qua từng ngày. Hơn thế nữa, nếu bạn gặp được những cơ hội khả thi và thú vị hãy đừng ngại ngần mà cho bản thân cơ hội trải nghiệm và cũng đừng sợ thất bại bởi chúng ta đôi lúc học được nhiều từ thất bại hơn là thành công.

Những giá trị đích thực mà niềm đam mê mang lại cho bạn.

Khám phá ra đam mê của bản thân và có lộ trình đúng đắn để phát triển là một điều mọi người đều hướng đến.

Thế nhưng,  chúng ta không chỉ cần phải trả lời cho câu hỏi về đam mê và sự phù hợp của nó đối với chúng ta mà còn phải hiểu được những giá trị mà đam mê đó mang lại.

Đích đến của mỗi chúng ta đều không giống nhau. Có  những người mục tiêu của họ trong cuộc sống là giàu có, thành công vang dội, trở thành một người lỗi lạc được xã hội công nhận.

Có những người lại chỉ muốn một  cuộc sống ấm áp, bình yên bên những người thân yêu. Khi ấy, chúng ta cần  xem xét liệu đam mê ấy có thực sự mang lại những giá trị như chúng ta kỳ vọng, có phù hợp với đích đến trong cuộc sống của chính mình?

Lựa chọn sự nghiệp đúng đắn để theo đuổi sẽ mang lại cho chúng ta những niềm vui về thắng bại, vinh quang rực rỡ. Thế nhưng nếu điều đó không thể cân bằng với những giá trị khác của cuộc sống thì sẽ khó để chúng ta có được một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn.

Vai trò của người thầy trong quá trình khai phá bản thân.

Bất kì ai cũng có thể trở thành thầy của chúng ta, từ thầy cô trên giảng đường, giám đốc, quản lý cấp trên cho đến những người bạn đồng nghiệp, khách hàng,… Họ là những người thầy sẽ dạy chúng ta về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng sống và cả đam mê. Học hỏi và lắng nghe là bí quyết quan trọng nhất để phát triển bản thân.

Đừng lo ngại vì sự thiếu sót của bản thân, hãy cởi mở và năng động hơn để tiếp nhận và cải thiện những điều mình làm sai và tiếp thu được thêm nhiều điều bổ ích.

Câu hỏi: Làm sao để biết bản thân thực sự thích gì? quả thực rất khó trả lời và vô cùng nan giải. Vậy nên bạn hãy từ những câu hỏi nhỏ đã đề cập ở trên kết hợp cùng với sự nỗ lực và tinh thần cầu tiến để hiểu rõ bản thân, khai phá mọi khả năng tiềm ẩn để có thể sống với đam mê, làm việc với những niềm vui, đồng thời cân bằng được cuộc sống, chăm sóc cho những điều mà bạn trân quý.

Thành công đến với mỗi người có thể sớm hoặc muộn nhưng có một điều chắc chắn đó là nó sẽ chỉ đến với người biết cố gắng và thực sự nghiêm túc theo đuổi đam mê.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tại sao bạn nên làm việc ít hơn và dành nhiều thời gian hơn cho sở thích

Khi các chuyên gia trên khắp thế giới ngày càng cảm thấy bị đè ép về thời gian, họ đang từ bỏ những thứ quan trọng đối với họ. Một báo cáo gần đây của Harvard Business Review cho thấy rằng hầu hết mọi người muốn có thêm thời gian cho những sở thích cá nhân của họ.

Tại sao bạn nên làm việc ít hơn và dành nhiều thời gian hơn cho sở thích

Điều này trong thực tế có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với những gì mà bạn có thể nghe thấy, bởi vì không chỉ có những cá nhân đang bỏ lỡ.

Khi mọi người không có thời gian cho các sở thích hay đam mê cá nhân của họ, các doanh nghiệp sẽ phải trả giá. Sở thích có thể khiến người lao động hoàn thành công việc của họ tốt hơn đáng kể. Tôi biết điều này từ kinh nghiệm cá nhân.

Tôi luôn thích chơi guitar và sáng tác nhạc. Nhưng cũng giống như những người lao động khác ở khắp mọi nơi, tôi có thể rơi vào bẫy của thứ cảm giác rằng tôi không có thời gian để thực hiện nó.

Là người đứng đầu bộ phận xây dựng nhu cầu của Nextiva, tôi có đủ lý do để khiến mình bận rộn suốt ngày đêm.

Nhưng bằng cách dành thời gian cho âm nhạc, tôi nâng cao một số kỹ năng quan trọng nhất tại nơi làm việc của mình.

Sáng tạo.

Để có thể trở nên nổi bật và cạnh tranh hơn trong môi trường kinh doanh đầy bất ổn và liên tục thay đổi ngày nay, các tổ chức hay doanh nghiệp cần có những ý tưởng mới, sáng tạo mới để vươn lên và thể hiện sự khác biệt.

Tôi được giao nhiệm vụ liên tục tìm kiếm những cách mới để thu hút sự chú ý từ những khách hàng tiềm năng. Nhưng việc nảy ra một ý tưởng hoàn toàn mới có thể rất khó khăn khi tâm trí của bạn đang tràn ngập các mục tiêu, chỉ số và thời gian.

Sở thích sáng tạo có thể kéo bạn ra khỏi tất cả những điều đó. Cho dù bạn là nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà văn hay người làm marketing, đôi lúc bạn nên bắt đầu với một bức tranh trống rỗng trong tâm trí.

Bạn chỉ cần đơn giản nghĩ rằng: Tôi sẽ tạo ra một thứ gì đó mới mà tôi đang hướng tới?

Không có gì ngạc nhiên khi việc tạo cho mình một không gian tinh thần sảng khoái và tập trung vào cảm xúc, lại có thể đánh thức khả năng sáng tạo của mình.

Các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện ra rằng suy nghĩ lý trí và cảm xúc liên quan đến hai phần của bán cầu não. Để sự sáng tạo được mở cửa, cả hai phải cùng phát triển.

Góc nhìn cá nhân.

Một trong những nhiệm vụ khó nhất trong quá trình sáng tạo là hình dung xem người khác sẽ trải nghiệm ý tưởng mới của bạn như thế nào. Nhưng khi thực hiện sở thích sáng tạo, mọi người luôn luôn nghĩ như vậy.

Một người thợ gốm đang tưởng tượng xem người nhận chiếc bình của mình sẽ phản ứng như thế nào với nó.

Một tiểu thuyết gia bí ẩn đang hình dung liệu một độc giả có hào hứng với các tình tiết trong tác phẩm của mình hay không.

Họ làm tất cả những gì có thể để nhìn (hoặc nghe) thế giới qua đôi mắt (hoặc đôi tai) của người khác. Sau đó, với tâm trí đó, họ lại tiếp tục sáng tạo một cách hiệu quả.

Sự tự tin.

Khi đối mặt với một thử thách khó khăn trong công việc và cảm thấy bị cản trở, tôi có thể bắt đầu tự hỏi liệu mình có thể tìm ra giải pháp nào thành công hay không.

Rất dễ mất tự tin khi sáng tạo. Nhưng sau vài giờ gõ guitar, đánh nốt một cách hoàn hảo, tôi cảm thấy mọi thứ tốt dần lên.

Tôi có thể nói rằng bộ não của tôi đang khao khát cảm giác được thỏa mãn đó. Và khi tôi đối mặt với dự án công việc đó một lần nữa, tôi luôn cảm thấy sự tự tin bên trong mình.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “hoạt động sáng tạo có liên quan một cách tích cực với trải nghiệm phục hồi (tức là làm chủ, kiểm soát và thư giãn) và yếu tố hiệu suất.”

Nếu bạn nhìn vào thực tế, có không ít các CEO, thậm chí là CEO của các tập đoàn lớn trên thế giới đều đang dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích riêng của họ.

Và bạn, cũng hoàn toàn có thể làm điều tương tự !.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Phỏng vấn: Bạn làm công việc này vì ĐAM MÊ hay vì LƯƠNG?

Ai đi làm cũng vì đồng tiền! Nhưng đứng trước sự cám dỗ của đồng tiền, bạn sẽ hành xử như thế nào, đó là điều mà nhà tuyển dụng thật sự quan tâm đấy!

Nhà tuyển dụng ngày càng có xu hướng gắt gao hơn trong việc tuyển chọn ứng viên do chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân sự ngày càng tăng cao.

Do đó, buổi phỏng vấn ngày càng trở nên đánh đố hơn với các câu hỏi “gắt” từ phía nhà tuyển dụng. Và một trong các câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng loại trừ được nhiều ứng viên nhất chính là: “Liệu bạn làm công việc này vì ĐAM MÊ hay vì LƯƠNG ?”.

Nhà tuyển dụng sẽ mong chờ câu trả lời phỏng vấn như thế nào? Mơ mộng, bay bổng hay chân thành, thực tế?

Nhà tuyển dụng muốn khai thác điều gì khi hỏi về đam mê của ứng viên?

Câu hỏi về đam mê giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được bạn ở cả 2 góc độ: đam mê trong công việc và đam mê ngoài công việc.

Trước hết, bạn phải thực sự yêu thích công việc ấy mới có thể gắn bó lâu dài và đó là yếu tố khiến người đối diện ưu tiên lựa chọn bạn.

Khi hiểu rõ điều gì khiến bạn hứng thú, yêu thích và hào hứng khi tiếp nhận, họ sẽ biết cách để thúc đẩy tinh thần của bạn.

Ngoài ra, họ cũng biết được bạn mạnh ở điểm nào để giao công việc chính xác và phù hợp hơn, từ đó bạn sẽ có cảm hứng làm việc và cảm nhận được sự gắn kết giữa mình với công việc hơn, từ đó làm việc có hiệu quả hơn.

Đối với những đam mê ngoài công việc, điều đó thuộc về yếu tố văn hóa. Bởi như tất cả chúng ta đều hiểu, việc một ứng viên có được nhận hay không hoặc có gắn bó lâu dài hay không phụ thuộc không ít vào yếu tố phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, nếu bạn có đam mê với việc thuyết trình hoặc làm các chương trình ngoại khóa, bạn có thể sẽ là người rất quảng giao và giỏi về các kỹ năng mềm.

Việc bạn phù hợp với văn hóa công ty hoặc những sở thích của bạn có thể đóng góp vào sự phát triển văn hóa nội bộ của công ty sẽ là một điểm cộng mà các đơn vị tuyển dụng thường chú ý.

Làm thế nào nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn “Làm công việc vì đam mê hay vì lương”? 

Nếu người phỏng vấn chỉ hỏi bạn về đam mê và thương lượng lương thì điều ấy có vẻ như không ảnh hưởng gì đến tâm lý của bạn.

Song, không ít nhà tuyển dụng lại đặt 2 yếu tố này vào thế đối sánh và đặt câu hỏi này cho bạn. Vậy nên trả lời như thế nào?

Lẽ dĩ nhiên, lương rất quan trọng. Thậm chí nhiều người còn lựa chọn công ty có chế độ về lương và phúc lợi tốt hơn nếu có lời mời từ 2 công ty trở lên.

Song, trả lời đi làm về lương chắc chắn sẽ chưa phải là một câu trả lời khiến người nghe cảm thấy thực sự hài lòng.

Bởi, nếu bạn không có chút cảm hứng nào với công việc thì bạn sẽ rất khó để họ tin rằng bạn luôn tận tụy với công việc, sẵn sàng hy sinh thậm chí là thời gian và một số công việc cá nhân để giải quyết khi có phát sinh cần xử lý.

Để trả lời câu hỏi này, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy thành ý của mình, rằng bạn yêu thích và hứng thú với vị trí đang trao đổi nên mới tham gia buổi phỏng vấn và thực sự nghiêm túc với những gì đang thảo luận.

Sau đó, hãy nêu thêm một vài lý do dẫn bạn đến bạn việc “bén duyên” với nghề, những cảm xúc khi được làm công việc này, những bài học bạn nhận được từ nó và cả những định hướng, những dự định mà bạn sẽ làm để phát triển bản thân đối với công việc này trong tương lai.

Sau đó, chúng ta sẽ nhắc đến vấn đề lương bổng. Trong đó, hãy khẳng định được 2 điều:

Thứ nhất, là bạn là một người tự chủ về kinh tế và bạn dành phần lớn thời gian, tâm huyết của mình cho công việc, vì thế lương là nguồn thu nhập quan trọng đối với bạn.

Thứ hai, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực và những giá trị mà bạn có thể tạo ra cho công ty để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng nhận được những gì tương xứng với giá trị mà mình cống hiến.

Tổng quan lại, để thật sự làm một công việc một cách tận tâm và gắn bó được lâu dài thì đam mê và giá trị về vật chất như lương đều là những yếu tố quan trọng.

Cả 2 đều là mục tiêu và là cả động lực để bạn có đủ sức mạnh, kiên trì theo đuổi.

Mong rằng dù ở đâu và ở thời điểm nào, bạn cũng sẽ cân bằng được 2 yếu tố này để làm việc với thái độ tích cực nhất và tạo nên được những giá trị xứng đáng được mọi người ghi nhận.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng muốn thông qua câu hỏi phỏng vấn này để nhận định xem khi đứng trước cám dỗ của đồng tiền, ứng viên sẽ như thế nào?

Đương nhiên, việc này chỉ là đánh giá tạm thời vì không ai dám nói trước điều gì trong tương lai.

Nhưng với một nhà tuyển dụng kinh nghiệm, việc chia sẻ về quan điểm “đồng tiền là quan trọng nhất” một cách quá thẳng thắn cũng sẽ dẫn dến nhiều nhận định tiêu cực.

Vì thế, đứng trước những câu hỏi mang tính hai chiều, bạn hãy chia sẻ thẳng thắn nhưng có chừng mực, tránh mang tai tiếng không đáng có cho bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Mark Cuban & Steve Jobs: Tất cả những gì bạn biết về ‘tìm kiếm đam mê’ đều sai

Niềm đam mê có thể khơi dậy sự nỗ lực. Nhưng sự nỗ lực cũng có thể khơi dậy niềm đam mê – đặc biệt là ở các doanh nhân.

đam mê

Steve Jobs tỏ ra tin tưởng vào việc tìm thấy niềm đam mê của bạn như ông đã từng nói, “Bạn phải tìm thấy những gì bạn yêu thích. Cách duy nhất để làm những công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm.”

Mark Cuban lại không đồng ý với quan điểm này.

Ông nói: “Một trong những lời nói dối tuyệt vời nhất của cuộc sống này là ‘hãy theo đuổi đam mê của bạn. Và đây cũng là lời khuyên tồi tệ nhất mà bạn có thể đưa ra hoặc nhận được.”

Vậy đâu mới là quan điểm đúng đắn bạn nên học hỏi? Nhưng có một điều chắc chắn, cả hai đều là những người làm kinh doanh rất thành công.

Đối với Steve Jobs, niềm đam mê dường như là yếu tố đi đầu:

“Bạn phải có rất nhiều niềm đam mê cho những gì bạn làm, và lý do là nếu bạn không có, bạn sẽ rất dễ dàng khi từ bỏ nó.”

Bạn phải làm điều đó (xây dựng công ty chẳng hạn) trong một khoảng thời gian dài. Nếu bạn không thực sự yêu thích nó, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra.”

Đối với Cuban, niềm đam mê là thứ đến sau:

“Rất nhiều người nói về đam mê, nhưng đó thực sự không phải là điều bạn cần tập trung.

Khi bạn nhìn vào nơi bạn bỏ ra rất nhiều thời gian, nơi bạn bỏ ra rất nhiều sự nỗ lực, nó chính là nơi bạn có xu hướng trở nên giỏi nhất. Và nếu bạn dành đủ thời gian, bạn có xu hướng trở nên thực sự giỏi.

Và khi bạn thực sự giỏi, tôi sẽ bật mí cho bạn một bí mật nhỏ: Không ai từ bỏ bất cứ điều gì họ giỏi cả, bởi vì nó là niềm vui bất tận khi được trở nên tốt.

Không có gì tốt bằng khi trở thành một trong những người giỏi nhất. Nhưng để trở thành một trong những người giỏi nhất, bạn phải nỗ lực.

Vì vậy, đừng theo đuổi những đam mê của bạn. Hãy theo đuổi sự nỗ lực.”

Mặc dù phát biểu của Steve Jobs và Mark Cuban thoạt nhìn có thể khác nhau, tuy nhiên, trên thực tế, cách tiếp cận của họ lại rất giống nhau.

Trước khi thành lập Apple, Steve Jobs rất đam mê những thứ như huyền bí học Phương Đông (Eastern mysticism), thư pháp và khiêu vũ. Tất cả đều không phải là công nghệ.

Vậy nên, khi ông hợp tác với Woz để bán bộ mạch máy tính cho những người có sở thích, công việc kinh doanh của ông lúc này chỉ như là một ‘cơ hội kiếm thêm’.

Khi một doanh nhân địa phương tên là Paul Terrell nói với Steve Jobs rằng ông ta sẽ mua 50 chiếc máy tính được lắp ráp hoàn chỉnh với giá 500 USD mỗi chiếc, Steve Jobs cũng chỉ đơn giản là đang chớp lấy cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn nữa.

Steve Jobs đã phát hiện ra cơ hội, theo đuổi cơ hội đó và trong quá trình này, ông đã tìm thấy ‘công việc kinh doanh để đời’ của mình chứ không còn là ‘việc kiếm thêm’ như trước.

Và đây cũng là những gì Mark Cuban đã làm. Sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học.

Theo Cuban, “Những tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới đến từ một người nào đó thành thạo A.I. và tất cả các công cụ liên quan của nó, và áp dụng nó theo những cách mà chúng ta chưa từng nghĩ tới.”

Đó là lý do tại sao ông đã hoàn thành các hướng dẫn máy học của Amazon. Đó là lý do tại sao ông đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống của riêng mình.

Đó là lý do tại sao, có thời điểm, ông đã giữ cuốn sách Machine Learning for Dummies trong phòng tắm của mình.

“Càng hiểu về A.I., tôi càng thấy hứng thú với nó”, Cuban nói.

Cả Jobs và Cuban đều không đợi cho đến khi họ khám phá ra niềm đam mê của mình.

Thay vào đó, họ đã phát triển chúng.

Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Academy of Management Journal, quy trình phát triển tương tự cũng thường xảy ra ở các doanh nhân.

Trong khi hầu hết mọi người, và hầu hết các khuôn khổ lý thuyết khác đều cho rằng niềm đam mê kinh doanh thúc đẩy mọi nỗ lực kinh doanh, nghiên cứu mới này lại cho thấy điều ngược lại: ‘Niềm đam mê kinh doanh sẽ tăng lên cùng với sự nỗ lực.’

Các nhiều công việc các doanh nhân phải làm khi phát triển doanh nghiệp của họ thì họ càng trở nên hăng hái hơn với công việc kinh doanh của mình.

Khi họ có động lực, có kỹ năng và tận hưởng những thành công nhỏ thì niềm đam mê của họ sẽ lớn dần lên.

Niềm đam mê có thể khơi dậy sự nỗ lực. Nhưng ngược lại, sự nỗ lực có thể khơi dậy niềm đam mê bất tận.

Và đến một ngày bạn thức dậy và nhận ra rằng bạn đang làm những gì bạn yêu thích.

Mặc dù bạn không bắt đầu với nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công

Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng “cần cù” là yếu tố quyết định, một mindset tốt mới là điều kiện giúp bạn vượt qua những ngày tháng khó khăn.

Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công
Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công

Không ai sinh ra đã là doanh nhân.

Nhưng điều đó cũng không xảy ra một cách tình cờ, thay vào đó là họ bị thúc đẩy. Đó là tất cả về việc bạn có được sự bắt buộc trở thành một phần của điều gì đó lớn hơn và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục tiêu.

Cách bạn trở thành một doanh nhân “vượt trội” phụ thuộc vào quan điểm hay tư duy của bạn hơn bất cứ điều gì khác.

Những quan điểm sau đây sẽ giúp bạn có được một khuôn khổ tâm trí hay tư duy mà cuối cùng chúng sẽ giải phóng bạn, giúp bạn tìm kiếm những thành công cho riêng mình.

Họ biết điểm “why” của chính họ.

Điều quan trọng là phải nắm chắc điều gì đang thúc đẩy nỗ lực của bạn. Mục đích của bạn, theo nhiều cách, là nền tảng để bạn thành công.

Vì vậy, hãy dành thời gian để xác định lý do đằng sau những gì bạn đang làm: Động lực nào khiến bạn bắt đầu kinh doanh của riêng mình?

Điều gì đang thúc đẩy bạn? Lý do bạn thức dậy vào buổi sáng là gì? Bạn có muốn thay đổi thế giới? Tạo thu nhập? Cả hai? Đối với hầu hết, điều này không hoàn toàn là về tiền bạc, mà thường đi xa hơn.

Bạn muốn tiền để làm gì? Đó có phải là sự tự do và những cơ hội mà nó có thể mua bạn? Nó có đảm bảo tài chính cho gia đình bạn không? Tại sao bạn lại có niềm đam mê giúp đỡ người khác thành công?

Đó có phải là sử dụng kỹ năng của bạn để tạo ra thứ gì đó độc đáo mà mọi người sẽ yêu thích không? Đó có phải là tìm cách để tạo ra 80 nghìn mỗi năm để bạn có thể có một lối sống không căng thẳng?

Dù nó là gì, hãy nắm lấy nó. Niềm đam mê là thứ sẽ thổi bùng lên ước mơ của bạn. Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn động lực để tiếp tục khi mọi thứ trở nên khó khăn.

Họ nhận ra rằng ‘sự sẵn sàng’ là một lời nói dối.

Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng để trở thành một doanh nhân. Bạn thấy điều đó mọi lúc: Các chủ doanh nghiệp mới chớm nở đã tối tàn. Họ đã sẵn sàng để cất cánh, nhưng rồi lại không hoàn toàn có thể.

Điều này là do họ đang chờ đợi một số cơ hội lý tưởng hoặc mức độ hoàn hảo không thể đạt được trước khi ra mắt. Nhưng với suy nghĩ này, họ sẽ chờ đợi rất lâu.

Angie Lee, một chuyên gia marketing, diễn giả và người sáng lập của The Angie Lee Show giải thích “Sẵn sàng là sự dối trá”.

“Bạn có thể có tất cả các kỹ năng, tất cả các khóa đào tạo, bạn có thể có một bằng kép về kinh doanh, nhưng nếu bạn ngại bắt đầu và sợ lộn xộn và sợ nhảy việc, thì chẳng có gì là tốt cả xảy ra.

”Cuộc hành trình đầy rẫy cạm bẫy, trở ngại và thất bại. Đừng để bị lừa: Bạn không cần phải cân nhắc mọi khía cạnh của cuộc sống trước khi có thể bắt đầu. Sự hoàn hảo, cả trong cuộc sống cá nhân của bạn và trong kinh doanh, là một huyền thoại.

Để tìm kiếm thành công, bạn phải chuyển ra khỏi tư duy cầu toàn. Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo. Tương tự như vậy, khi nói đến xác thực ý tưởng, các khái niệm tương tự cũng được áp dụng.

Tất cả chúng ta đều biết việc xác thực một ý tưởng trước khi chạy với nó quan trọng như thế nào, nhưng chỉ cần bao nhiêu xác thực là đủ? Jake Clarke, người sáng lập For The Love of Craft Beer giải thích:

“Nếu bạn đợi cho đến khi bạn chắc chắn 100%, thì bạn đã đợi quá lâu. “Thoải mái với việc chấp nhận những rủi ro được tính toán và thông tin đầy đủ là yếu tố quan trọng để thành công.

Họ hướng tới kết quả.

Bạn được định hướng như thế nào để thành công? Các CEO khác đã không ngừng theo đuổi thành công. Bất kể trở ngại nào xuất hiện, họ vẫn tiếp tục.

Chắc chắn, đôi khi họ sẽ phải thay đổi hoặc xoay chuyển từ ý tưởng ban đầu của họ và đôi khi họ sẽ bị loại khỏi thị trường. Nhưng đây là điều phân biệt những người thành công với những người khác: Họ liên tục làm lại và nỗ lực.

Điều này là do họ hướng tới kết quả. Những người thành công rất rõ ràng về mục tiêu của họ. Họ đã xác định những gì họ muốn làm, biết những gì họ đang tìm kiếm và có thể theo đuổi những cơ hội đó với tính kỷ luật cao.

Bởi vì điều này, họ có động lực để xem các nhiệm vụ của họ là tất cả.

Họ coi những điều bất khả thi là cơ hội.

“Tư duy kinh doanh có nghĩa là bây giờ tôi nhìn thấy những cơ hội mà tôi thấy bất khả thi và tôi tin rằng theo đuổi những cơ hội đó sẽ mang lại chiến thắng cho dù thế nào đi nữa – ngay cả khi chiến thắng đó là bài học thất bại” , Theo Natalie Davison, nhà marketer, diễn giả và đồng sáng lập Marrow Marketing.

“Khi đến đó, bạn sẽ thấy rằng nỗi sợ hãi có thể biến thành khả năng xảy ra và đó là nơi thực sự mạnh mẽ để tâm trí bạn tồn tại”.

Thay vì xem những rào cản như một dấu hiệu cho thấy bạn không đủ khả năng để trở thành một doanh nhân hoặc một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, chỉ cần xem chúng là gì: Những thất bại tạm thời trong suốt chặng đường.

Tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải chúng, nhưng đó là cách chúng ta phản ứng với chúng.

Khả năng nhìn xa hơn những rào cản này và định hướng vượt qua chúng như một người giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công.

Họ nhận ra thói quen là tất cả.

Một phần lớn thành công của chủ doanh nghiệp có thể nhờ trực tiếp vào thói quen hàng ngày của họ.

Tính nhất quán là đơn vị tiền tệ của bạn. Bạn càng nỗ lực nhiều, càng vượt qua những ngày tháng khó khăn, những quyết định khó khăn, và sự mài dũa hàng ngày, bạn sẽ càng trở nên kiên cường hơn.

Bạn cần hành động để đặt ra các mục tiêu có tầm ảnh hưởng lớn, sau đó chia nhỏ các mục tiêu đó thành các bước nhỏ hơn, có thể thực hiện được – và nhất quán sẽ giúp bạn đạt được chúng.

Điều này có nghĩa là chuyển sang chế độ hành động để xây dựng thói quen mới của bạn và tìm ra một thói quen phù hợp với bạn.

Những hành động nhất quán hàng ngày là những gì sẽ giúp bạn tiến lên mỗi ngày. Không nhất thiết phải có những thay đổi lớn cùng một lúc, nhưng theo thời gian, những thói quen tốt sẽ bắt đầu hình thành nên con người bạn muốn trở thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Elon Musk: “Muốn thành công bạn cần có được cảm hứng mạnh”

Mỗi người trong chúng ta đều thành công dựa trên những con đường khác nhau, những thứ năng lực và kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên với Elon Musk, thành công chỉ xảy ra khi bạn có cảm hứng đủ mạnh với những gì bạn làm.

Khi nhà thám hiểm nổi tiếng Ernest Shackleton đang tuyển dụng những người đàn ông đi cùng trong chuyến thám hiểm hoàng gia xuyên Nam Cực năm 1914 của mình, câu chuyện kể rằng ông đã xuất bản quảng cáo này cho việc tìm ứng viên: “Những người đàn ông muốn có những hành trình nguy hiểm. Lương ít, giá lạnh cay đắng, hàng tháng dài chìm trong bóng tối, nguy hiểm triền miên, không mấy an toàn.

“Mặt Trăng và Sao Hỏa thường được coi là ‘lối thoát’ cho những người giàu có, nhưng hoàn toàn không phải như vậy”, ông nói tại hội nghị âm nhạc và công nghệ South by Southwest.

“Đối với những người đầu tiên lên sao Hỏa, điều đó sẽ nguy hiểm hơn nhiều,

Nó giống như quảng cáo của Shackleton dành cho những người muốn khám phá Bắc Cực: khó khăn, nguy hiểm, khốc liệt, sự phấn khích cho những người sống sót”.

Nhưng điều này đối với nhiều người lại là cơ hội đang chờ đợi. Elon Musk nói: “Sẽ có một sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh, bởi vì Sao Hỏa sẽ cần mọi thứ, từ xưởng đúc sắt đến bánh pizza”.

Đối với bản thân tỷ phú này, tầm nhìn về việc tạo ra một biên giới mới với tư cách là một nhà thám hiểm là một phần trong tư duy đã thúc đẩy thành công của ông: tập trung vào sự lạc quan và từ chối những hạn chế.

“Bạn muốn thức dậy vào buổi sáng và nghĩ rằng tương lai sẽ trở nên tuyệt vời, và đó là tất cả những gì của một nền văn minh du hành vũ trụ,” Musk nói tại Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế năm 2017.

“Đó là về việc tin tưởng vào tương lai và suy nghĩ rằng tương lai sẽ tốt hơn quá khứ. Và tôi không thể nghĩ ra điều gì thú vị hơn việc được ra ngoài đó và trở thành một trong những ngôi sao của vũ trụ”.

Cuộc sống trên sao Hỏa là mục tiêu của SpaceX và Elon Musk, nhằm mục đích sử dụng tên lửa tái sử dụng để cuối cùng tạo ra “một nền văn minh tự duy trì” ở đó. Tại South by Southwest vào năm 2013, Musk cho biết ông sẽ đích thân lên Sao Hỏa khi công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi ông vắng mặt.

“Tôi sẽ đi nếu tôi có thể yên tâm rằng SpaceX sẽ tiếp tục mà không có tôi,” Ông nói. “Tôi đã nói rằng tôi muốn chết trên Sao Hỏa, chỉ cần không bị va chạm.”

Mặc dù Elon Musk có rất nhiều điều để nói về ngày tận thế trên Trái đất – dự đoán trí thông minh nhân tạo và chiến tranh thế giới thứ 3 sắp xảy ra có thể hủy diệt nền văn minh – việc tập trung vào cải tiến chính là động lực chính cho Ông.

“Có rất nhiều điều tiêu cực trên thế giới. Có rất nhiều điều khủng khiếp đang xảy ra khắp nơi trên thế giới” Musk nói trong lần xuất hiện tại South by Southwest. “Có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, có rất nhiều thứ đau khổ và khiến bạn thất vọng.”

Elon Musk khuyên bạn nên tìm công việc có mục đích và tập trung vào những thay đổi tích cực mà bạn có thể có sức ảnh hưởng.

“Cuộc sống không thể chỉ là giải quyết hết những vấn đề đau khổ này đến vấn đề khác, đó không thể là điều duy nhất,” Ông nói. “Cần có những thứ truyền cảm hứng cho bạn, khiến bạn vui khi thức dậy vào buổi sáng và trở thành một phần của nhân loại”.

Đối với Ông, đó là những gì làm cho việc giải quyết những chuyến bay xuyên vũ trụ, xe điện, đường hầm, trí tuệ nhân tạo và có lẽ là một dự án truyền thông mới, là những mục tiêu đáng giá.

“Điều thúc đẩy tôi là tôi muốn có thể suy nghĩ về tương lai và cảm thấy hài lòng về điều đó” Musk nói vào năm 2017 với Hiệp hội Thống đốc Quốc gia.

“Rằng chúng tôi đang làm những gì có thể để có một tương lai tốt nhất có thể, được truyền cảm hứng từ những gì có thể xảy ra và hướng tới những ngày tiếp theo của nhân loại”.

“Đó là điều thực sự đã thúc đẩy tôi, tôi đang cố gắng tìm ra các cách để đảm bảo mọi thứ trở nên tuyệt vời”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cẩm Tú | MarketingTrips 

Làm thế nào để tìm ra ‘sứ mệnh của đời mình’

Đây là một trăn trở mà rất nhiều các bạn trẻ, các bạn sinh viên thường đặt ra.

Thật ra ngay cả nhiều bạn bè đã là các doanh chủ hay đã trải nhiều kinh nghiệm sống, đôi khi nửa đùa nửa thật, cũng nói “làm gì có cái gọi là sứ mệnh trong đời. Kiếm tiền sống tốt cho mình và cho gia đình, không hại mình hại người, thế là đủ rồi”.

Cách đây 24 năm, ngày tôi tốt nghiệp đại học ra trường, chẳng được tiếp cận với thông tin gì, nhưng thế hệ tuổi trẻ ngày đó, cũng có 1 trăn trở tương tự: “Sống có lý tưởng nghĩa là gì? Có nên chọn cuộc đời dấn thân cho việc sống theo lý tưởng không, hay là chỉ cần sống tốt là đủ?”.

Thật ra, việc đi tìm kiếm lý tưởng hay sứ mệnh, là một mệnh đề lớn trong sự phát triển tư tưởng của loài người. Không phải đến khi các chuyên gia về phát triển bản thân hướng dẫn mới xuất hiện. Bản chất câu hỏi này nằm gọn trong 3 mệnh đề vĩnh hằng: “Tôi là ai? Tôi sinh ra để làm gì? Tôi sẽ đi về đâu”. Thật may mắn nếu trong đời này bạn tìm được đáp án.

Quay trở lại với câu hỏi dành cho các bạn trẻ. Làm thế nào để tìm ra sứ mệnh của cá nhân? Điều này thật ra giống như một trò chơi may rủi: có người ngay từ lúc trưởng thành đã tìm thấy sứ mệnh, có người cả đời không chạm đến hoặc tìm mãi mà không thấy.

Thực ra sứ mệnh, lý tưởng hay đam mê, nó là một thứ ánh sáng mà nếu bạn cứ mong đợi, tìm mọi cách đuổi theo nó, nó sẽ vẫn chạy trước bạn, không có cách nào bắt được. Bởi ánh sáng đó giống như ánh mặt trời, vốn ở rất xa, rất cao và “vô hình” trong mắt ta.

Cũng giống như ánh mặt trời. Chói lọi, ấm áp. Nếu bạn dùng tâm thức để cảm nhận một cách tĩnh lặng, bạn sẽ có thể cảm thấy dường như ánh sáng len lỏi vào từng tế bào. Hãy thử ngồi ở sân nhà, trên thảm cỏ, ngoài bờ biển hay ở quảng trường, bạn sẽ thấy điều tôi nói.

Đuổi theo, mong muốn tóm được sứ mệnh, sứ mệnh càng rời xa. Bình lặng, yên tĩnh cảm nhận, sứ mệnh sẽ lắng đọng ngay trong tâm thức.

Bởi vì sứ mệnh không phải là một thứ gì đó vĩ đại mà bạn phải gồng mình để trở thành. Sứ mệnh là điều khiến bạn thấy cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày, là điều khiến bạn có động lực rời giường ấm êm mỗi sáng.

Sứ mệnh có thể chỉ giản dị là đem lại nụ cười và niềm vui cho gia đình, bạn đời, cha mẹ, con cái. Sứ mệnh cũng có thể là việc làm ra nhiều tiền hơn để có một cuộc sống tốt hơn cho mình và người thân.

Chẳng sao cả. Miễn là mình thấy đủ.

Nhưng nếu những điều tôi vừa nói khiến bạn thấy “không đủ”, “không thấy vui”, nhất là khi nghĩ đến viễn cảnh có thật nhiều tiền, được sống sung sướng và “muốn gì được nấy”, bạn vẫn không thấy tim mình đập nhanh hơn, nụ cười rạng rỡ hơn, hào hứng làm việc hơn… thì bạn đã thuộc nhóm <10% nhân loại.

Vì sứ mệnh, lý tưởng của bạn lớn hơn so với bản thân đời sống của một cá nhân.

Trong trường hợp này, kinh nghiệm làm việc với hàng chục ngàn học viên, hàng ngàn chủ DN cho thấy, bạn đừng vội vã và trăn trở ngày đêm “tìm kiếm”.

Hãy chọn một công việc, hành động khiến bạn cảm thấy hào hứng mỗi sáng sớm và suy nghĩ không ngủ được mỗi đêm. Nên lưu ý “hành động/ công việc” chứ không phải là một “ý tưởng”.

Nhiều bạn trẻ chỉ miên man chìm đắm trong ý tưởng, vui sướng với ý tưởng mà không hành động. Điều này sẽ khiến bạn ngày càng đi xa khỏi ánh sáng dẫn đường.

Cá nhân tôi, trong gần 8 năm đầu đời sau khi tốt nghiệp đại học (1996), đến tận 2002, sau khi đã xây và vận hành công ty Thanhs 2 năm mới thực sự nhận ra công việc và hành động khiến mình vui thích và không thấy nhàm chán, không “sợ ngày Thứ 2 đầu tuần”.

Một mô hình rất phù hợp để ứng dụng cho bạn trong trường hợp này, là #ikigai. Công việc/hành động có thể khiến bạn đắm chìm niềm vui mỗi ngày một cách lâu dài, thường phải là sự giao thoa của tối thiểu 3 thành phần:

#No1

Sở trường, sở thích. VD như tôi là người thích đọc sách, chia sẻ kiến thức, thích viết, thích cafe, trà, thích suy ngẫm, thích đi bộ hơn chạy, thích leo núi hơn nhảy sóng… Vì thế công việc ban đầu “đàm phán chốt hợp đồng”, “thiết kế” ” và “quản trị mô hình KD” không phải là điều mình cảm thấy “happy” dù nó tạo ra tiền và là công việc phù hợp. Chỉ đến khi chọn làm “tư vấn” thì mới thấy “wow”.

#No2

Đem lại lợi ích, giá trị cho nhiều người. Điều này rất tuyệt vời. Nếu bạn đem lại giá trị cho càng nhiều người, niềm vui trong tim bạn càng lớn. Vì đây là một quy luật tồn tại của con người, loài người vốn có mối dây liên hệ với nhau mỏng nhẹ như tơ nhện, chỉ cần sóng rung động đúng tần số là ta sẽ cảm được.

Nhiều người nhận được giá trị, thì niềm vui trong lòng họ sẽ thông qua sợi tơ nhện mảnh mai kia tác động đến tâm thức của ta. Càng nhiều thì ta càng dễ cảm nhận được.

#No3

Tạo ra tiền để có thể thoả mãn nhu cầu, tái tạo năng lượng, giải quyết các vấn đề của bản thân và gia đình. Đừng coi thường điều này khi lựa chọn hành động. Vì đây là “tử huyệt” quyết định việc bạn sẽ gắn mình bền vững với hành động đã chọn hay không.

Nếu bạn đã tìm ra được công việc / hành động đáp ứng 3 điều trên. Xin chúc mừng bạn. Bạn đã đi đúng đường rồi, đừng ngần ngại đi tiếp.

Nếu bạn mới chỉ thấy 2/3 điều trên. Nhất là thành tố thứ 3 (tạo ra thu nhập đủ giải quyết nhu cầu cá nhân) – nếu không tạo ra, chắc chắn bạn sẽ phải từ bỏ dù say mê.

Lời khuyên của tôi là: Đừng bao giờ dấn thân quá lâu (trên 6tháng or 1 năm) vào công việc hay hành động không tạo ra thu nhập (trừ phi làm từ thiện hoặc nuông chiều sở thích).

Vậy thì điều quan trọng của bạn lúc này là tìm cho mình 1 Mentor (người dẫn dắt, hướng dẫn, có thể là sếp, thầy cô giáo, cha mẹ, chuyên gia cố vấn, người có kinh nghiệm tại công sở…) để cùng tìm ra công việc có thể dung hoà được 3 thành tố trên.

Trong trường hợp chỉ mới chọn được 1/3 thứ. Tôi khuyên bạn nên chọn tiêu chí số 2 “đem lại nhiều giá trị hơn cho nhiều người”, bạn sẽ sớm được tưởng thưởng bằng niềm vui, thành công, sự giúp đỡ và cả tiền bạc trong tương lai gần.

Điều thực sự không nên dấn thân: công việc chỉ thoả mãn thành tố 1 mà không thoả mãn 2 và/hoặc 3. Bạn sẽ “mất tất cả” nếu dấn thân vào con đường này.

Nếu chỉ được chọn 2/3 điều. Nên chọn 1 vs 3 hoặc 2 vs 3.

Chúc các bạn sớm tìm thấy công việc 3in1 và “sống trọn vẹn với niềm hạnh phúc tự thân mỗi ngày”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Đặng Thanh Vân – Gumac

Muốn thành công vượt trội – Đừng chỉ biết tập trung vào đam mê hoặc chăm chỉ

Có đam mê, sự tập trung và làm việc chăm chỉ thường được cho là những phẩm chất giúp một cá nhân vươn tới thành công. Tuy nhiên, đối với những nhà sáng lập thành công nhất, yếu tố đóng vai trò quyết định không hoàn toàn nằm trong đó.

Nhận định trên đến từ Robert Frank – một nhà báo kỳ cựu chuyên về mảng doanh nhân, tài chính, đã từng có 18 năm làm việc tại tờ Wall Street Journal và hiện là biên tập viên của đài CNBC.

Đồng thời, bản thân Frank là tác giả của Richistan – một trong những cuốn sách được liệt vào hàng best-seller của tờ New York Times.

Trang blog của anh – The Wealth Report, được được tạp chí Time đánh giá là một trong số những trang blog về tài chính có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ.

Trong gần 20 năm quan sát và làm việc với vô số doanh nhân thành đạt, Frank cho biết, các nhà sáng lập thành công nhất, điển hình như Jeff Bezos hay Elon Musk, đều sở hữu một số đặc điểm khác biệt so với những “công thức thành công” thường được nhiều người nhắc đến.

Và, dưới đây là 3 phẩm chất của các nhà sáng lập thành công, được Frank chia sẻ trên CNBC.

1. Không đi theo lối mòn.

Đầu tiên, khi tìm cách giải quyết một vấn đề nào đó, các nhà sáng lập hàng đầu là những người không bao giờ đi theo lối mòn.

Điều này đồng nghĩa với việc họ thường sở hữu tư duy vượt ra ngoài khuôn khổ của những gì đã có sẵn, và không hề nao núng trước thất bại của những người đi trước.

Frank chia sẻ: “Lý do mà Jeff Bezos (Ông chủ Amazon) có thể mang đến sự đổi mới trong ngành bán lẻ là vì anh ta đã không làm việc tại chuỗi cửa hàng Macy’s từ trước.

Và, lý do mà Elon Musk có thể mang đến sự đổi mới trong ngành xe hơi là vì anh ta đã không làm việc tại hãng General Motors từ trước”.

“Tất cả các nhà sáng lập thành công khiến tôi nhận ra rằng, lý do họ có thể thay đổi bộ mặt của cả một ngành công nghiệp hay tạo ra bước đột phá đến từ việc họ không hề hay biết gì về ‘những điều không thể và không nên làm’ được vẽ ra bởi nhiều người đi trước”.

2. Ám ảnh với ý tưởng của bản thân.

Tiếp theo, họ luôn theo đuổi và trung thành với ý tưởng của mình, bất luận người khác có nói gì đi nữa. Frank nói: “Phần lớn thời gian, khi bạn nảy ra ý tưởng và thấy được đích đến của ý tưởng đó, mọi người xung quanh sẽ bảo rằng nó không đúng.

Đặc biệt là vào lúc ban đầu, người ta sẽ nói nó không khả thi, không thực hiện được, nó ngu ngốc v.v..

Tuy nhiên, vấn đề là, nếu như họ không nói như vậy, thì ý tưởng của bạn lại chẳng thành công. Bởi vì, nếu muốn gặt hái thành công rực rỡ, bạn phải là người mang đến sự thay đổi cho cả một ngành công nghiệp”.

Do đó, việc một ý tưởng không được đón nhận vào lúc ban đầu là điều hết sức dễ hiểu. Chính sự theo đuổi và trung thành với ý tưởng của mình, bất chấp mọi hoàn cảnh và khó khăn, là yếu tố giúp họ đạt được mục đích.

“Những nhà sáng lập nổi tiếng là những cá nhân có sự ám ảnh với ý tưởng của bản thân giống như đó là một phần của con người họ. Một khi đã theo đuổi điều gì rồi, họ sẽ không bao giờ từ bỏ”.

3. Khát khao tạo nên điều khác biệt.

Phẩm chất cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là khát khao làm mọi thứ một cách khác biệt, Frank chia sẻ.

Anh nói: “Khi nhìn vào một vật gì đó, nhiều trong số các nhà sáng lập thành công sẽ nghĩ về việc vật đó vốn đã có thể được làm khác đi như thế nào. Dù nó có thể chỉ là một chiếc tách cà phê hay bất cứ thứ gì, họ sẽ luôn tìm kiếm một cách làm khác”.

Khi nói về sự khác biệt không thể nghĩ về câu slogan huyền thoại của đế chế Apple – “Think Different”. Kể từ những năm 1980, thương hiệu Apple đã sử dụng thành công sự chiến lược khác biệt sản phẩm để tách các sản phẩm của mình ra khỏi các sản phẩm của các nhà sản xuất thiết bị điện tử khác.

Từ các máy tính Macbook đến các máy nghe nhạc iPod, các thiết bị di động iPhone và iPad, Apple đã sử dụng một chiến lược phân biệt để nhắm mục tiêu một phần của thị trường tiêu dùng và gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng các sản phẩm của hãng vượt trội hơn hẳn trên thị trường.

Và, điều này không đơn giản giống như một kỹ năng mà bạn có thể học hay rèn luyện được theo thời gian. “Nhiều người sinh ra vốn đã như vậy. Giống như là, họ luôn thắc mắc xem còn cách nào khác để làm một việc gì đó hay không?”, Frank nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips