Tìm hiểu cách các thương hiệu có thể kết nối nội dung, trải nghiệm khách hàng và dữ liệu để tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
Ông Gene De Libero, Giám đốc Chiến lược và Trưởng bộ phận tư vấn tại công ty tư vấn công nghệ Marketing (Martech) GeekHive cho biết:
“Cách duy nhất để thúc đẩy doanh thu, thúc đẩy chuyển đổi và giữ chân người dùng là thông qua những trải nghiệm khách hàng có ý nghĩa.
Khi khách hàng tham gia vào phễu bán hàng, trước khi doanh nghiệp có thể chuyển đổi họ và xây dựng lòng trung thành, có vô số các điểm ngắt kết nối trong quá trình trải nghiệm.
Giải quyết các điểm ngắt kết nối đó là một phần của chiến lược trải nghiệm khách hàng (CX) và nội dung (content) được liên kết với nhau thông qua dữ liệu.
Nội dung và trải nghiệm.
Nội dung (content) và trải nghiệm (experience) được thúc đẩy bởi dữ liệu (data) và công nghệ marketing (martech), vì vậy những người làm marketing cần cố gắng quản lý và tích hợp cả 4 yếu tố này nếu muốn thúc đẩy những trải nghiệm và nội dung chất lượng cao.
Ông De Libero chia sẻ:
“Bạn phải thực sự hiểu nội dung và tất cả những ý nghĩa của nó đối với khách hàng của bạn. Bạn cần có một lượng kiến thức thực sự vững chắc về quản lý dữ liệu.
Bạn cũng nên hiểu sức mạnh kích hoạt của yếu tố công nghệ marketing và cách nó có thể giúp bạn thúc đẩy doanh nghiệp tiến về phía trước.
Khi bạn hợp nhất 4 yếu tố này – trải nghiệm khách hàng, nội dung, dữ liệu và công nghệ tiếp thị, bạn đã có cho mình một chiến lược toàn diện thực sự vững chắc.”
Mục tiêu và công nghệ.
Khi nói đến sự phát triển doanh nghiệp, họ cần đạt được các mục tiêu kinh doanh, marketing và cả yếu tố công nghệ.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần tạo ra những trải nghiệm khách hàng có ý nghĩa nhằm mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi và giữ chân khách hàng, họ cần bắt đầu với các hoạt động phân tích, thấu hiểu khách hàng, và hiểu các mục tiêu kinh doanh của họ.
Ông De Libero chia sẻ:
“Đối với yếu tố công nghệ, nó cho phép bạn sử dụng để tạo ra giá trị không chỉ cho khách hàng mà còn cho những người bên trong doanh nghiệp của bạn, những công nghệ có thể giúp doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru hơn.”
Khi nói đến việc vận hành và tổ chức doanh nghiệp, một thách thức đang đặt ra là cả nội dung, trải nghiệm và các hoạt động khác hiện đang nằm rời rạc trong tổ chức.
Dữ liệu cần được thống nhất, phân tích một cách một cách liền mạch và đồng bộ, vì nó sẽ mang lại đầy đủ những thông tin chi tiết về khách hàng và trải nghiệm của họ trên nhiều điểm tiếp xúc khác nhau.
Dữ liệu khách hàng, hoạt động phân tích và thương mại điện tử.
Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là nơi tốt để lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng. Cũng từ đây, tất cả các bộ phận khác nhau trong tổ chức có thể truy cập vào những hạng mục dữ liệu cần thiết của họ.
Các hoạt động thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ chiến lược đồng bộ hoá dữ liệu này. Thương mại điện tử vốn không phải là một mối quan hệ giao dịch bán hàng đơn thuần. Nó còn bao gồm nhiều hoạt động diễn ra trước và sau đó. Vì vậy, doanh nghiệp phải nhìn nhận thương mại điện tử hay dữ liệu từ một góc nhìn toàn diện.
Sau đại dịch, khi mà người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các hoạt động mua hàng trực tuyến, yếu tố nội dung và trải nghiệm được hỗ trợ bởi dữ liệu sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Dữ liệu khách hàng là chìa khoá để xây dựng các chiến lược cạnh tranh được hỗ trợ bởi yếu tố kỹ thuật số. Cùng khám phá cách doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng khách hàng kỹ thuật số với mục tiêu là thúc đẩy doanh thu.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi doanh nghiệp đang phải hình dung lại cách các sản phẩm và dịch vụ của họ có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong thế giới kỹ thuật số, dữ liệu khách hàng (customer data) là chìa khoá chính để tối ưu các luồng doanh thu đồng thời thiết kế các đề xuất giá trị mới (value proposition).
Để thu hút và giữ chân khách hàng kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp đang phải cân nhắc lại các ưu tiên chiến lược mới, phát triển các mô hình marketing mới, cũng như các mô hình thúc đẩy lợi nhuận mới.
Các cấu trúc chiến lược cạnh tranh truyền thống sẽ không còn phù hợp khi xây dựng mô hình kinh doanh xoay quanh dữ liệu và hệ sinh thái kỹ thuật số.
Theo một bài đăng được công bố bởi Trường quản trị MIT, Ông Subramaniam, Giáo sư tại Trường Kinh doanh IMD ở Lausanne, Thụy Sĩ, cho biết:
“Đây là tương lai của chiến lược cạnh tranh. Một câu hỏi đặt ra là làm cách nào để doanh nghiệp có thể chuyển trọng tâm của họ từ sản phẩm sang dữ liệu mà không làm mất đi thế mạnh truyền thống của mình.”
4 cấp độ của chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp ngày nay không chỉ chuyển đổi từ các mô hình kinh doanh kiểu cũ sang hệ sinh thái dữ liệu và kỹ thuật số.
Thay vào đó, Ông Subramaniam đã xác định 4 cấp độ của chuyển đổi số, cho rằng dựa trên từng chiến lược kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp cần những mức độ tương tác kỹ thuật số khác nhau với người tiêu dùng.
Dưới đây là các ví dụ cụ thể cho từng cấp độ.
Cấp độ một – Hãng xe hơi lâu đời Ford tận dụng dữ liệu thực tế ảo và tăng cường (VR và AR) để kiểm tra dây chuyền lắp ráp của họ. Quá trình thay thế này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và năng suất cao hơn.
Cấp độ hai – Caterpillar, một trong những nhà sản xuất thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới thu thập dữ liệu viễn thông và cảm biến từ các thiết bị xây dựng được sử dụng bởi hàng nghìn khách hàng tại các công trường xây dựng khác nhau. Khi dữ liệu thu thập được cho thấy rằng một phần thiết bị cụ thể không được sử dụng như dự kiến, công ty này có thêm cơ hội mới để phát triển sản phẩm, phù hợp hơn với nhu cầu (thực tế) của khách hàng.
Cấp độ ba – Hãng GE (General Electric) thu thập dữ liệu tương tác theo thời gian thực từ những tương tác giữa phi công với máy bay để tìm cách tối ưu hóa kiểu bay và từ đó có thể tiết kiệm được nhiều nhiên liệu hơn. GE sau đó cũng tìm cách kiếm tiền từ dịch vụ này, giúp tạo nên một luồng doanh thu bổ sung cho doanh nghiệp.
Cấp độ bốn – Peloton, đơn vị chuyên về thiết bị tập thể dục, thu thập dữ liệu về cách người dùng tương tác với các máy tập của mình và chia sẻ dữ liệu đó với các đối tác bên thứ ba và các cộng đồng người dùng khác nhau.
Điểm chung của từng cấp độ chuyển đổi số này là nhu cầu về dữ liệu tương tác (interactive data). Các doanh nghiệp đều nên quan tâm đến nó.
Cách nuôi dưỡng khách hàng dựa trên dữ liệu (Data driven Customer).
Về tổng thể, có 4 bước mà doanh nghiệp có thể làm để thu hút và giữ chân khách hàng kỹ thuật số.
1 – Nhận ra vai trò mới của khách hàng.
Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải mở rộng tư duy chiến lược của mình ra khỏi việc chỉ sử dụng dữ liệu để hỗ trợ sản phẩm. Trong bối cảnh mới, các sản phẩm nên đóng vai trò hỗ trợ dữ liệu và giúp khám phá ra các mô hình kinh doanh mới.
Hãy bắt đầu suy nghĩ khác về khái niệm khách hàng. Họ không chỉ là những người mua sản phẩm của doanh nghiệp mà còn là người cung cấp cho doanh nghiệp những dữ liệu rất có giá trị và doanh nghiệp từ đây cũng nên đối xử với khách hàng theo cách tương tự.
2 – Phát triển các đề xuất giá trị mới dựa trên dữ liệu.
Cũng giống như với hầu hết các nền tảng mạng xã hội hay các nền tảng kỹ thuật số khác, các chủ sở hữu nền tảng hay doanh nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào tính mạng lưới của dữ liệu, nơi giá trị sẽ tăng lên khi có nhiều người dùng hơn kết nối với nền tảng và tạo ra nhiều dữ liệu (tương tác).
Từ góc nhìn này, vì giá trị đã hứa (giá trị đề xuất cho khách hàng) sẽ không xuất hiện cho đến khi doanh nghiệp có được dữ liệu, các doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch truyền thông, marketing và bán hàng để có thể thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.
Cách để doanh nghiệp đạt được mục tiêu này là “bán kết quả” chứ không phải là “bán sản phẩm”.
3 – Nuôi dưỡng hệ sinh thái kỹ thuật số bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng.
Về mặt sản xuất, các doanh nghiệp cần xác định chính xác các đơn vị có trong mạng lưới chuỗi giá trị, những dữ liệu có được từ những nơi này là cơ sở để thúc đẩy các luồng doanh thu hoặc mô hình kinh doanh mới.
Về phía người tiêu dùng, doanh nghiệp phải xác định và hợp tác với các đơn vị bên ngoài, họ sẽ tham gia vào quá trình tận dụng dữ liệu để đề xuất các giá trị hay dịch vụ mới cho người tiêu dùng.
4 – Tạo ra luồng doanh thu mới và các mô hình kinh doanh hiệu quả.
Khi nói đến việc tối ưu luồng doanh thu, các doanh nghiệp không chỉ nên nghĩ về các mô hình định giá dựa trên chuỗi giá trị truyền thống (traditional value chain-based pricing models), chẳng hạn như việc dựa trên các thông số là chi phí nguyên liệu thô hoặc biên lợi nhuận (margins).
Thay vào đó, doanh nghiệp nên xem xét đến các mô hình kiếm tiền mới từ chính người tiêu dùng, đồng thời cũng có thể hỗ trợ cho một số nhóm người tiêu dùng khác dựa trên các giá trị mà họ có thể tạo ra.
Trong bối cảnh mới, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp nên lựa chọn là “người dẫn đầu” hay “kẻ theo sau” để hạn chế rủi ro.
Tuy nhiên, dù cho con đường mà doanh nghiệp lựa chọn là gì, hãy nhớ rằng dữ liệu khách hàng kỹ thuật số chính là chìa khóa thành công cho tương lai của doanh nghiệp trong thế giới kỹ thuật số.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thay vì đưa ra các quyết định một cách chủ quan, nghiên cứu người dùng (user research) có thể thúc đẩy các quyết định một cách hiệu quả thông qua dữ liệu và sự am hiểu về bối cảnh của thị trường.
Nghiên cứu người dùng (user research) là hoạt động thường được sử dụng bởi các nhóm sản phẩm với mục tiêu chính là tìm hiểu về các vấn đề, nhu cầu, hành vi và động cơ mua hàng của khách hàng.
Các thông tin có được sau nghiên cứu sẽ được gửi đến các bộ phận có liên quan như bán hàng, marketing hay phát triển sản phẩm (R&D) để giúp họ đưa ra quyết định.
Các bước thực hiện các nghiên cứu này thường là, các nhóm nghiên cứu sẽ thiết lập các giả định và giả thuyết về người dùng của họ, xác định các mục tiêu nghiên cứu và cách thức tiến hành nghiên cứu.
Sau đó, các giả định sẽ được thử nghiệm và xác nhận thông qua nhiều lần khác nhau với các phương pháp thử nghiệm và xác nhận khác nhau.
Một trong những phương pháp phổ biến nhất là phỏng vấn và khảo sát người dùng, thử nghiệm mẫu (prototypes testing), nghiên cứu khả năng sử dụng và thử nghiệm A/B hoặc nghiên cứu thực địa trong môi trường làm việc thực tế của người dùng.
Các hoạt động nghiên cứu người dùng có thể được hỗ trợ bởi nhóm nghiên cứu UX (trải nghiệm người dùng), phân tích hay nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đi sâu vào việc phân tích sản phẩm và website.
Cuối cùng, nghiên cứu phải là công cụ chính để mọi doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data driven) và lấy khách hàng làm trung tâm (customer centric).
Với tư cách là một marketer, nghiên cứu người dùng hay khách hàng mục tiêu nên được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu trước bất kỳ chiến lược marketing nào.
Dưới đây là một số lý do cho điều này.
1. Phát triển MVP theo hướng dữ liệu (Data-driven MVP).
Nếu bạn từng làm việc trong các công ty khởi nghiệp, bạn sẽ thấy rằng, các sản phẩm mới thường rất hay bị lỗi. Đó là lý do tại sao các công ty này thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm hay tuyên bố định vị giá trị của sản phẩm (value proposition) để từ đó xây dựng các chiến lược định vị thương hiệu phù hợp.
Quá trình này được gọi là MVP (minimum viable product), khái niệm đề cập đến các bước thử nghiệm sản phẩm ở quy mô nhỏ và thường được sử dụng ở các công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới.
Và bước đầu tiên của bất cứ MVP nào đó là nghiên cứu.
Nếu được thực hiện đúng, các nghiên cứu về người dùng cho phép doanh nghiệp xây dựng các giả thuyết một cách đúng đắn về định vị giá trị, lợi ích của sản phẩm, các tính năng chính của sản phẩm, điểm khác biệt hoá (USP), mô hình kinh doanh hay chiến lược giá phù hợp, và hơn thế nữa.
Trong khi các công ty khởi nghiệp thường vốn bị giới hạn về mặt nguồn lực (tài chính, con người, thời gian…), MVP (minimum viable product) và nghiên cứu người dùng chính là chìa khoá.
2. Nghiên cứu người dùng giúp doanh nghiệp tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với thị trường một cách nhanh chóng hơn.
Khái niệm product-market fit (PMF) thường được các công ty khởi nghiệp sử dụng để chứng minh rằng một sản phẩm nào đó được khách hàng cần.
Các tín hiệu liên quan có thể là lưu lượng truy cập website (website traffic), số lượng người dùng đã đăng ký, doanh thu quay vòng hàng tháng hoặc các số liệu về sản phẩm, chẳng hạn như thời gian dành cho sản phẩm hoặc mức độ sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của khách hàng (NPS).
Đôi khi, việc tìm kiếm PMF chính là việc lựa chọn các phân khúc thị trường có tiềm năng cao nhất, những đối tượng mà sản phẩm có thể qiair quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất và có tác động cao nhất.
Nghiên cứu người dùng, đặc biệt là phỏng vấn người dùng, giúp doanh nghiệp xác định phân khúc khách hàng nào có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ sản phẩm.
Sau khi xây dựng các giả thuyết về giá trị sản phẩm và trao đổi nó với người dùng, các nhà sáng lập doanh nghiệp hay người làm marketing có thể khám phá được các insights mới về khách hàng của mình và hơn thế nữa.
3. Ưu tiên các tính năng quan trọng nhất.
Có rất nhiều các nghiên cứu về lý do khiến các công ty khởi nghiệp thất bại cho thấy rằng, các tính năng của sản phẩm không phù hợp với người dùng là một trong số đó.
Thông thường, điều này xảy ra là bởi vì, nhóm phát triển sản phẩm hay marketing thường “đóng cửa” và “tự nghiên cứu và dự đoán” về nhu cầu của khách hàng của họ.
Bằng cách thực hiện các nghiên cứu về người dùng, những người sáng lập có thể ưu tiên những tính năng nào nên được phát triển trước (bắt buộc phải có) và tính năng nào họ có thể từ từ phát triển thêm sau.
4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi có hàng tá sản phẩm tương tự nhau trên thị trường đều cùng đang muốn tiếp cận một phân khúc khách hàng giống nhau, vậy điều gì sẽ quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp? Điều gì có thể giúp sản phẩm được khách hàng lựa chọn và doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị phần của mình?
Trong khi tuỳ vào từng điều kiện và ngành hàng khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau, những bản phân tích thị trường toàn diện kết hợp với nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và người dùng nên được xem là ưu tiên hàng đầu.
Một phần quan trọng của quá trình này là phân tích khoảng trống đề xuất (Offerings Gaps) của đối thủ cạnh tranh và tìm cách “lấp đầy” nó bằng những giải pháp tốt hơn.
Nghiên cứu người dùng với khách hàng của đối thủ cạnh tranh có thể trở thành nguồn thông tin chi tiết có giá trị để tạo ra các chiến lược khác biệt hóa mạnh mẽ.
Dữ liệu có được sau nghiên cứu cung cấp cho các công ty khởi nghiệp một bản tóm tắt về những gì họ có thể làm tốt hơn và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.
5. Làm marketing dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về người dùng (Insights-driven marketing) và văn hóa tập trung vào khách hàng.
Tất cả hoạt động marketing trong doanh nghiệp phải luôn tập trung vào cộng đồng (chính) mà nó muốn phục vụ.
Nghiên cứu người dùng là cách tốt nhất để xác định chân dung của khách hàng và nhu cầu của họ, biến các kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm marketing có thể hành động.
Nghiên cứu người dùng nên đóng vai trò giúp hướng dẫn quá trình xây dựng các thông điệp, chiến lược tiếp cận thị trường và giúp bộ phận marketing kể những câu chuyện (Storytelling) hấp dẫn nhất về sản phẩm theo góc nhìn của người dùng.
Hầu hết các đội nhóm Marketing có hiệu suất cao đều có khả năng thấu hiểu và đồng cảm với người dùng của họ.
Sự đồng cảm của người dùng là nền tảng của văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm, không chỉ trong bộ phận marketing mà còn trên toàn bộ doanh nghiệp.
Sự đồng cảm đến từ việc nói chuyện (thường xuyên) với người dùng, xem cách họ sử dụng sản phẩm và hiểu những cung bậc cảm xúc mà họ có được trong quá trình sử dụng.
Tóm lại, nghiên cứu người dùng là một công cụ đắc lực trong việc thúc đẩy các quyết định hiệu quả dựa trên dữ liệu có định lượng từ người dùng. Nó mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho thương hiệu, các chiến lược data driven marketing là ưu tiên hàng đầu. Cùng MarketingTrips tham khảo ngay.
Nhiều digital marketer đã nỗ lực hết mình để thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) vào website của thương hiệu. Tuy nhiên, tất cả những người truy cập này liệu sẽ có ý nghĩa gì nếu họ không mua những gì mà website đang muốn bán (cả online lẫn offline) hoặc làm theo những gì website mong muốn họ làm?
Thu hút lưu lượng truy cập không phải là tất cả, cũng không phải là mục tiêu cuối cùng. Nó chỉ là phương tiện trung gian để kết nối với khách hàng, thúc đẩy bán hàng và khách hàng sẽ quay lại mua hàng nhiều hơn nữa.
Để chuyển đổi lưu lượng truy cập website thành khách hàng tiềm năng (lead) và từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng (customer), bạn cần tối ưu hóa phễu bán hàng (sales funnel) của mình. Nói cách khác, bạn cần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO).
Trong bối cảnh khi mà nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của các yếu tố công nghệ, những người làm marketing nói chung cần thúc đẩy CRO của mình bằng những hiểu biết sâu sắc về khách hàng (customer insight) theo hướng dữ liệu.
Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích một số chiến lược data driven marketing nhằm tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi theo hướng dữ liệu mà bạn có thể tham khảo.
Tầm quan trọng của CRO và chiến lược Data Driven Marketing.
CRO được xem là nền tảng của sự ổn định với các thương hiệu trực tuyến. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, CRO ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hay doanh số của bạn.
Khi được thực hiện đúng, nó có thể giúp tăng doanh số bán hàng đồng thời giảm chi phí thu hút khách hàng. Hoặc chỉ cần bạn giảm chi phí thu hút khách hàng (CAC) thì doanh số cũng đã tăng lên đáng kể.
Thứ hai, CRO tiết lộ những dữ liệu ở cấp độ sâu hơn. Điều này có nghĩa là, khi bạn thực hiện đúng quy trình tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ có được những thông tin chi tiết vô giá về khách hàng của mình, thứ mà bạn có thể sử dụng để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và định hướng các chiến lược marketing, tức chuyển đổi theo hướng dữ liệu (data-driven conversions).
Cuối cùng, CRO cũng giúp SEO. Mặc dù CRO không liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy lưu lượng truy cập vào một website, nhưng nó lại mang những lợi ích tiềm ẩn về SEO.
CRO cải thiện trải nghiệm của khách hàng (CX), đây là một yếu tố xếp hạng quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: trong quá trình tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website, bạn thấy rằng một pop-up hiển thị không đúng lúc đã khiến khách hàng của mình khó chịu và do đó họ thoát nhanh hơn (bounce), từ thông tin này bạn rõ ràng là có thể có được cách để giữ khách hàng ở lại lâu hơn (giúp SEO) và cải thiện CRO tốt hơn.
Một số chiến lược Data Driven Marketing để tối ưu hoá chuyển đổi.
Dữ liệu (data) đang được xem là “một loại tiền tệ kiểu mới” trong thế giới công nghệ. Và nhiệm vụ tiên quyết của các marketer là phải làm quen với nó.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để tối ưu hoá hiệu suất của mình.
1. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu.
Các hoạt động phân tích đối tượng mục tiêu tiết lộ các dữ liệu có thể chuyển đổi quy trình CRO của bạn và định hình những kết quả mới. Nó có thể giúp bạn cá nhân hóa các điểm tiếp xúc với khách hàng theo những cách phù hợp hơn.
Việc tìm kiếm các yếu tố như sở thích hay nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu cũng có thể giúp bạn vận hành các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu sâu hơn và giảm thiểu chi tiêu quảng cáo trong khi vẫn có thể tối đa hóa doanh thu từ quảng cáo.
Bạn cũng có thể dõi hành vi của khách hàng để tìm hiểu xem họ quan tâm đến điều gì, nền tảng mạng xã hội nào họ thường lui tới nhiều nhất, blogs nào họ theo dõi thường xuyên nhất hay điều gì thu hút sự chú ý của họ tốt nhất, tất cả những dữ liệu này đều có thể giúp bạn thúc đẩy các hiệu suất marketing và tỷ lệ chuyển đổi.
Nếu sau khi nghiên cứu, bạn nhận thấy rằng khách hàng của mình là người nhạy cảm về giá, tại sao bạn không thử các nội dung quảng cáo kiểu như: …giá tốt nhất thị trường…chỉ từ…, hay khuyến mãi ngay…từ ngày…đến…
2. Thực hiện phân tích dữ liệu để tìm ra những cách thức hứa hẹn nhất tới việc đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội.
Mạng xã hội có thể tiết lộ nhiều dữ liệu về khách hàng của bạn đến mức các chỉ số của bạn có thể tăng vọt nếu bạn sử dụng chúng một cách chính xác.
Dưới đây là một số điểm dữ liệu bạn có thể cân nhắc:
Hình ảnh hay kiểu hiển thị (visual) nào thu hút đối tượng mục tiêu của bạn nhiều nhất.
Loại nội dung nào nhận được nhiều tương tác nhất.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để đăng trên mạng xã hội.
Đâu là yếu tố cảm xúc hay nhận diện mà đối tượng mục tiêu muốn có ở thương hiệu.
Những CTA nào đang hoạt động hiệu quả nhất.
Và nhiều thứ khác.
Ví dụ: nếu dữ liệu cho thấy rằng khách hàng của bạn có xu hướng tương tác nhiều hơn với hình ảnh hơn là các liên kết, văn bản hay video. Bạn có thể cân nhắc việc thử chạy nhiều hơn các hình ảnh khác.
Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ phương tiện truyền thông mạng xã hội để chạy các quảng cáo video được cá nhân hóa, theo số liệu từ convertrank, các quảng cáo video được cá nhân hoá có thể thúc đẩy chuyển đổi cao hơn đến 184%. Do đó khi nghĩ đến các chiến lược marketing được thúc đẩy bởi dữ liệu (data-driven), video nên là ưu tiên hàng đầu.
3. Tận dụng sức mạnh của các tiêu đề (headlines).
Chuyển đổi vốn bắt đầu bằng một cú nhấp chuột. Và các lần nhấp chuôt đó chỉ đến khi bạn thu hút thành công sự chú ý của người dùng.
Các dòng tiêu đề thường là thứ đầu tiên mà người dùng của bạn để mắt tới và do đó, nó nên được cân nhắc trước tiên khi nói đến việc thu hút khách hàng. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, khi tỉ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn (từ các tiêu đề thu hút), tỷ lệ chuyển đổi theo đó cũng tăng lên.
Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là, các tiêu đề hấp dẫn không phải là các tiêu đề chỉ cần khiến khách hàng nhấp vào, mà còn là tiêu đề liên quan mật thiết đến những gì khách hàng sẽ được xem sau đó.
Thay vì cố gắng để “lừa dối” khách hàng, bạn nên coi giá trị là yếu tố hàng đầu khi tạo ra các tiêu đề cho bài viết.
Theo nghiên cứu từ CXL, các tiêu đề có chứa số (ví dụ: 35, 40%…) có thể thúc đẩy nhiều hơn đến 30% tỷ lệ chuyển đổi so với các tiêu đề không có số.
4. Thử nghiệm phân tách quảng cáo là một chiến lược Data Driven Marketing thông minh (A/B Testing).
A/B Testing hay kỹ thuật thử nghiệm phân tách quảng cáo có thể tiết lộ các điểm dữ liệu giúp mang lại hiệu quả cho hầu hết các chiến dịch.
Nó có thể tiết lộ cả những điểm yếu và điểm mạnh của quảng cáo của bạn, vì vậy bạn có thể biết những gì cần thay đổi và những gì cần tối ưu để từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể sử dụng các dữ liệu từ việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu ở trên để tạo ra các quảng cáo khác nhau. Sau đó, nhắm mục tiêu đến những người dùng khác nhau với các mẫu quảng cáo đó. Cuối cùng, hãy phân tích xem đâu mới là mẫu quảng cáo tối ưu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thay đổi các yếu khác trong quảng cáo như nội dung quảng cáo, dòng tiêu đề, hình ảnh, CTA, vị trí của CTA, v.v. và tiếp tục quá trình phân tích.
Ví dụ: Sau phân tích bạn thấy rằng các tiêu đề ngắn hơn mang lại chuyển đổi cao hơn, bạn có thể nhân rộng nó ở các chiến dịch khác.
Chỉ thông qua việc tối ưu và thử nghiệm CTA (lời kêu gọi hành động), Sony đã có thể tăng lên đến 6% tỉ lệ nhấp chuột và tỷ lệ thêm vào giỏ hàng tăng lên 21,3%.
5. Sử dụng dữ liệu từ Google Analytics để tối ưu hóa các thành tố khác nhau của website.
Phần lớn các nỗ lực CRO của bạn liên quan đến việc website của bạn đang được tối ưu hóa đến mức nào. Bạn có thể có một tiêu đề hay, một quảng cáo hấp dẫn, nhưng nếu website của bạn không được thiết kế để tối ưu hóa chuyển đổi, kết quả có thể không tốt như bạn mong muốn.
Bạn cần thực hiện nhiều các thử nghiệm với các phần tử khác nhau trên website của bạn để xem phần tử nào đang tỏ ra hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu của Similarweb, màu sắc ảnh hưởng đến 85% các quyết định mua hàng và việc điều chỉnh yếu tố này có thể giúp tăng đến 24% tỷ lệ chuyển đổi.
Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và tuỳ theo từng ngành hàng khác nhau, do đó, điều quan trọng cuối cùng vẫn phụ thuộc vào cách bạn thử nghiệm trên website cụ thể của doanh nghiệp mình.
Chẳng hạn như việc giảm số lượng trường thông tin bắt buộc trong biểu mẫu đăng ký có thể giúp tăng đến 26% số lượt chuyển đổi.
6. Tối ưu trang đích (landing page) cũng nên là chiến lược Data Driven Marketing bạn cần ưu tiên.
Đầu tiên, bạn nên sử dụng các dữ liệu khách hàng đã có được ở các bước đầu tiên để xây dựng những nội dung có liên quan và hấp dẫn nhất với đối tượng mục tiêu. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng các bản đồ nhiệt (heatmaps) để tìm ra nơi họ quan tâm nhiều nhất. Sử dụng thông tin này để viết và thiết kế một trang đích có thể chuyển đổi.
7. Sử dụng CTA để tối ưu hóa chuyển đổi từ các blogs.
Blogs là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của một doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến. Chúng có thể thu hút thêm 67% lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn gấp 6 lần (theo fitsmallbusisness).
Một bài viết hay blogs nên kết thúc bằng một CTA. Và cách các CTA này được sử dụng sẽ xác định liệu bạn có nhận được khách hàng tiềm năng hoặc chuyển đổi hay không.
Thông thường, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các banner làm CTA, tuy nhiên theo nghiên cứu của Mention, các CTA được thiết kế bằng text (Anchor text) có thể giúp tăng đến 121% tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể sử dụng các Anchor text CTA bằng cách chèn nó vào các nội dung có liên quan vì nó có tính ngữ cảnh (contexual) cao hơn.
8. Sử dụng các dữ liệu từ thương mại điện tử để tối ưu hóa chuyển đổi trên website.
Bạn có thể sử dụng Google Analytics trên website của mình để phát hiện ra các lỗ hỏng trong phễu bán hàng của bạn và tối ưu hóa chúng để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: nếu phần lớn lưu lượng truy cập vào website của bạn rời khỏi trang sau khi xem trang sản phẩm, thì đã đến lúc bạn nên tối ưu hóa trang này.
Hoặc, nếu bạn đang gặp phải tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng (cart abandonment) cao, bạn có thể sử dụng các pop-up được kích hoạt bởi các ý định thoát (exit intent) để cung cấp các chương trình giảm giá hoặc quà tặng nào đó chẳng hạn.
61% khách hàng tin rằng các quà tặng bất ngờ là cách tuyệt vời để giữ chân họ.
Để duy trì khả năng cạnh tranh, sử dụng chiến lược Data Driven Marketing để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là chìa khóa chính.
Bất kể bạn đang kinh doanh trong ngành hàng nào, là mô hình B2B, B2C hay C2C, nếu bạn muốn duy trì tính cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số, bạn phải thực hiện tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Trong khi tối ưu hóa website của bạn để có nhiều lượt chuyển đổi hơn, bạn phải đảm bảo thực hiện các bước tối ưu dựa trên dữ liệu để tránh việc phỏng đoán các kết quả sai lệch.
Hãy nhớ rằng, CRO không phải là một sự kiện mà là một quá trình thực hiện và duy trì lâu dài. Do đó, bằng cách tạo ra các thói quen thử nghiệm liên tục (thậm chí là xây dựng thành văn hoá thử nghiệm và học hỏi trên toàn bộ tổ chức), bạn có thể thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi hơn và bán hàng nhiều hơn.
Kết luận.
Trong bối cảnh khi Digital Marketing tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đồng thời, dữ liệu (Data) được xem là tài sản vô giá của doanh nghiệp, việc áp dụng chiến lược Data Driven Marketing sớm vào các hoạt động Marketing có thể giúp thương hiệu có nhiều lợi thế bán hàng hơn nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tại hội nghị trong ngành quảng cáo và marketing DPAA Submit vừa qua được tổ chức tại New York, nhiều nội dung về quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (Digital OOH) đã được thảo luận.
Ông Connor Burden, đồng sáng lập của nền tảng quảng cáo ngoài trời (OOH) AdQuick cho biết: “Nhìn chung, các rào cản cũ đối với quảng cáo OOH đang giảm xuống.
Qua thời gian, OOH vẫn thể hiện được giá trị của nó, chúng ta biết rằng đại dịch sẽ không kéo dài mãi mãi và mọi người sẽ sớm ra đường đông trở lại.”
Khi toàn thế giới đang tiến hành chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực, các quảng cáo OOH cũng đang dần được chuyển đổi và theo hướng tự động (Programmatic) nhiều hơn, các quảng cáo được triển khai theo hướng dữ liệu (data-driven) và được tích hợp vào các chiến dịch đa kênh để từ đó mang lại hiệu quả cao hơn cho các nhà tiếp thị lẫn các nhà xuất bản.
Về cơ bản, giờ đây với OOH, các nhà tiếp thị có đủ các công cụ để thúc đẩy kết quả cũng như hiệu suất quảng cáo như các kênh khác.
Khi nhiều không gian công cộng hiện được đưa vào sử dụng hơn, các nhà quảng cáo có nhiều cách hơn để tận dụng OOH trong tương lai, ngành công nghiệp quảng cáo OOH đang chứng kiến một sự bùng nổ chưa từng có.
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi công ty nghiên cứu Advertiser Perceptions, có 2/3 các nhà ra quyết định truyền thông đã kích hoạt các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH) mới trong 18 tháng qua và 81% nhà quảng cáo sẽ tiếp tục sử dụng D-OOH trong kế hoạch truyền thông của họ trong 12 tháng tới.
Trực tiếp và phục hồi.
Khi thế giới trở lại bình thường và ngày càng có nhiều người tiêu dùng quay trở lại các hoạt động ngoài trời, các nhà quảng cáo đang điều chỉnh lại kế hoạch của họ nhằm tận dụng lợi thế của bối cảnh D-OOH đang bùng nổ.
Đây cũng là chủ đề chính được thảo luận tại hội nghị DPAA Submit được tổ chức vào tháng 10 vừa qua tại New York. “Phục hồi, đổi mới và hồi sinh” là 3 từ khoá chính của hội nghị.
Hội nghị quy tụ hơn 650 nhà hoạch định truyền thông và quảng cáo trên toàn cầu.
Tại sự kiện, Ông Frey, Chủ tịch và giám đốc điều hành của DPAA chia sẻ thông điệp: Khả năng phục hồi và chuyển đổi trong ngành sẽ bảo vệ doanh nghiệp và ngành trước những thách thức không thể nhìn thấy trong tương lai.
Các thương hiệu đang thử nghiệm và học hỏi.
Tại hội nghị, các thương hiệu lớn đã nói về hành trình kỹ thuật số của chính họ và vai trò của OOH trong đại dịch.
Bà Shenan Reed, Phó Chủ tịch cấp cao về truyền thông tại L’Oreal, cho biết: “Thế giới bây giờ tươi sáng hơn. Đó là ‘Aha moment’ (khoảng khắc bất ngờ, mới mẻ) sau khi chúng ta rời khỏi căn phòng này, ngẩng đầu lên khỏi các thiết bị của mình. Không có một phương tiện nào mà chúng ta bỏ qua cả.”
“Mọi thứ vẫn ổn nhưng đang trở nên phức tạp hơn. Nó làm cho công việc của chúng ta sẽ giống như các nhà phân tích dữ liệu hơn là nhà hoạch định hay nhà chiến lược truyền thông.
Thách thức lớn nhất đối với các chiến dịch đa kênh (omni/cross-channel) là lấy tất cả các dữ liệu ở cùng một nơi. Và quảng cáo theo ngữ cảnh (contextual ads) hiện hoàn toàn hiệu quả trên các kênh như OOH.
Bà cho biết thêm: “Chúng tôi đang tìm cách thử nghiệm và học hỏi, đồng thời biến điều này thành KPIs mới. Chúng tôi muốn mua những quảng cáo có thể nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.”
Kết nối các điểm chiến lược.
Các thương hiệu hiện có thể thử nghiệm nhiều hơn và kết hợp OOH vào chiến dịch đa kênh vì những thay đổi của nó, đặc biệt là nhờ tính năng tự động (Programmatic).
Ví dụ: nền tảng OOH AdQuick gần đây đã hợp tác với VIOOH, một nền tảng quảng cáo kỹ thuật số. Kết quả là khả năng truy cập tự động vào không gian quảng cáo (Inventory) D-OOH trở nên hiệu quả hơn, bao gồm các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài đường.
Ông Connor Burden từ AdQuick cho biết: “Chưa bao giờ chúng tôi mong đợi rằng ngành công nghiệp OOH sẽ thay đổi như nó đã xảy ra vào năm 2020.
Đại dịch có tác động đáng kể đến ngành và chúng tôi đã phản ứng đến điều này bằng cách đi sâu hơn vào dữ liệu để đảm bảo các chiến dịch của khách hàng của chúng tôi có hiệu quả về mặt hiệu suất và chiến lược.”
Ông nói tiếp: “Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các đối tác đo lường của chúng tôi, cũng như những hiểu biết mang tính địa phương của các đơn vị sở hữu phương tiện truyền thông, chúng tôi có thể biết người tiêu dùng hiện đang ở đâu vào thời điểm đó – và đề xuất các chiến lược truyền thông OOH có nhiều khả năng tiếp cận đúng người tiêu dùng nhất.”
Khả năng đo lường của các phương tiện OOH đặc biệt hữu ích đối với các thương hiệu CPGs (hàng đóng gói tiêu dùng) khi ngành hàng này chủ yếu tập trung vào các phần đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel), tuy nhiên các nền tảng OOH cũng cần kết nối nhiều hơn với các dữ liệu mua hàng cuối cùng nếu muốn thể hiện rõ tính hiệu quả của nó.
Các nhà quảng cáo giờ đây không còn chỉ phụ thuộc vào việc ghé thăm cửa hàng như là một tín hiệu đại diện để bán hàng nữa – họ có thể tận dụng tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo của các nền tảng OOH và đo lường mức tăng doanh số bán hàng cuối cùng dựa trên các giao dịch thực tế tại các cửa hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Ads Data Hub là một chương trình cho phép các doanh nghiệp truy cập dữ liệu ở cấp độ hiển thị trên các chiến dịch quảng cáo có trả phí (PPC) của họ.
Nó cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận dữ liệu của các chiến dịch truyền thông trên nhiều thiết bị khác nhau. Khi Google phát triển Ads Data Hub, nó đã trở thành một nền tảng dựa trên quyền riêng tư thay thế cho DoubleClick.
Google Ads Data Hub là gì?
Google Ads Data Hub hay trung tâm dữ liệu quảng cáo của Google cho phép nhà quảng cáo phân tích tùy chỉnh với các mục tiêu kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và duy trì các tiêu chuẩn cao về mặt bảo mật dữ liệu của Google.
Bằng cách kết hợp dữ liệu của bạn với các dữ liệu ở cấp độ sự kiện (event-level data) từ các chiến dịch quảng cáo của Google, bạn có thể mở khóa những insights, cải thiện hiệu suất quảng cáo, từ đó giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh theo hướng dữ liệu (data-driven) và tối ưu hóa các chiến dịch một cách hiệu quả hơn, v.v.
Kết quả từ các truy vấn mà bạn đã chạy bằng Ads Data Hub được ghi vào tập dữ liệu BigQuery trong Cloud project (“your Cloud project”) mà bạn sở hữu.
Bạn có thể kết hợp dữ liệu của mình trong Cloud project với dữ liệu của Google để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và nhiều hơn thế nữa.
Ads Data Hub đảm bảo quyền riêng tư của người dùng cuối bằng cách thực thi kiểm tra quyền riêng tư và tổng hợp dữ liệu của Google trước khi nó rời khỏi Cloud project do Google sở hữu.
Google Ads Data Hub hoạt động như thế nào?
Google Ads Data Hub đọc dữ liệu từ ‘Đám mây’ (Cloud project) do Google sở hữu và ghi dữ liệu của các chiến dịch mà Google đã tổng hợp vào Cloud project của bạn:
Đọc dữ liệu: Những ‘Đám mây’ do Google sở hữu, chứa dữ liệu quảng cáo của Google từ các chiến dịch của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau chẳng hạn như Display & Video 360, Google Ads, Campaign Manager 360 và YouTube. Ads Data Hub có thể đọc dữ liệu từ ‘Đám mây’ của bạn khi bạn cấp quyền cho dự án đám mây đó. Đây là những gì được liên kết từ dữ liệu của Google với dữ liệu của bạn.
Viết dữ liệu: “Dự án Đám mây của bạn” (“Your Cloud project”) là kết quả của các truy vấn mà bạn đã chạy trong Ads Data Hub, được xuất ra dưới dạng tập dữ liệu chiến dịch tổng hợp của Google, đưa vào ‘Dự án Đám mây của bạn’ và được lưu trữ ở đó.
Hệ sinh thái xung quanh Ads Data Hub được hiển thị trong sơ đồ dưới đây.
Google Ads Data Hub và liên kết dữ liệu.
Bạn có thể cấu hình Google Ads Data Hub thành các dữ liệu ở cấp độ sự kiện quan trọng tới những yếu tố định danh người dùng duy nhất. Những yếu tố định danh này được gửi đến Google khi người dùng tương tác với quảng cáo của bạn.
Sau khi làm việc với Google để thiết lập điều này, bạn có thể viết các truy vấn kết hợp dữ liệu trong các dự án Đám mây do Google sở hữu (Google-owned Cloud project) với dữ liệu mà bạn lưu trữ trong dự án Đám mây của mình (“your Cloud project”).
Bạn có thể tham khảo và cấu hình Google Ads Data Hub tại: Ads Data Hub
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hãy xem các thương hiệu có thể học hỏi được gì từ mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.
Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer – D2C) đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Đại dịch đã thúc đẩy nhanh chóng mô hình này tại các doanh nghiệp: từ việc sở hữu các kênh của riêng họ, đến việc xây dựng các cộng đồng riêng biệt được siêu cá nhân hoá.
Vẫn là một điều dễ hiểu, Trung Quốc là thị trường trọng tâm của những sự thay đổi này.
Điều này được thể hiện rõ trong sự tiên phong của các doanh nghiệp tại thị trường này đối với các đối tác bán lẻ điện tử, vốn là tiền thân của thị trường D2C toàn cầu ngày nay.
Quan hệ đối tác nhà bán lẻ điện tử (E-retailerer Partnerships) ở thị trường Trung Quốc.
Năm 2014, Nike là một trong những thương hiệu toàn cầu đầu tiên tạo ra ‘khu vực thương hiệu’ (brand zone) với TMall của Alibaba – điều mà Nike muốn chứng minh rằng họ có thể kiểm soát mọi hình ảnh của mình trong một thị trường thương mại điện tử quá đông đúc và phức tạp, khi mà hàng giả vẫn chưa được kiểm soát trên nền tảng.
Ngày nay, thành công của Nike tại Trung Quốc phần lớn là nhờ vào mối quan hệ đối tác liên tục của họ với Tmall, với danh mục sản phẩm ngày càng phát triển được hỗ trợ bởi hơn 5000 video nhỏ mỗi năm.
TMall Global và JD.com đang trong một “cuộc chiến giữa các thương hiệu” khốc liệt nhằm tạo ra các không gian độc quyền, tối đa hóa dữ liệu hành vi và chiến lược định giá.
Từ các thương hiệu Huggies và Head & Shoulders đến Louis Vuitton, JD.com cung cấp các trang tùy chỉnh để chuyển hướng đến, các chương trình nhỏ của WeChat và các trang chính thức khác để hoàn tất giao dịch.
Trong khi đó, chương trình Luxury Pavillion của Tmall (được xây dựng từ năm 2017) cung cấp một thị trường xa xỉ phẩm (luxury marketplace) nơi họ chỉ chia sẻ dữ liệu về hành vi và lối sống của người tiêu dùng với các thương hiệu của họ, chẳng hạn như Bang & Olufsen, Burberry và Maserati.
Sự thích nghi ở thị trường Đông Nam Á.
Các nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã trở thành một phương tiện giúp các thương hiệu thu hút khách hàng trực tiếp hơn chỉ là gián tiếp.
Trước khi đóng cửa do đại dịch, BMW đã xây dựng một mối quan hệ đối tác độc quyền để tung ra dòng xe 1 Series của mình trên Lazada thuộc sở hữu của Alibaba ở Đông Nam Á.
Ngày nay, bạn có thể lái thử và thuê trọn dòng BMW trong một môi trường nhập vai hoàn toàn — tất cả đều có trên nền tảng Lazada.sg, nền tảng thường được biết đến với hàng tạp hóa và điện tử.
Thay vì hoàn toàn nâng cấp và chuyển đổi “những gì đang hoạt động hiệu quả” ở Trung Quốc, các nền tảng ở thị trường Đông Nam Á (SEA) đang làm theo cách riêng của họ.
Shopee có trụ sở tại Singapore (được ra mắt năm 2015) với đội ngũ siêu bản địa hóa, ưu tiên hàng đầu trên thiết bị di động, tập trung vào cấu trúc và nội dung, hiện đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.
Shopee đã đưa ra hai chương trình để tối đa hóa sự phát triển trực tuyến của họ.
Đầu tiên, là chương trình ‘Regional Champion Brands’ (tạm dịch: những thương hiệu quán quân theo khu vực) đã được khởi động vào đầu năm nay cho 16 thương hiệu đang nhận được sự hỗ trợ ưu tiên (marketing, đổi mới và insights), bao gồm cả Adidas, Amorepacific và P&G.
Thứ hai, là chương trình ‘100 Million Dollar Club’ (tạm dịch: câu lạc bộ 100 triệu đô la).
Shopee sẽ thưởng cho 10 thương hiệu đầu tiên đạt được 100 triệu USD tổng giá trị hàng hóa (Gross merchandise value- GMV) trong vòng một năm với nhiều đặc quyền kinh doanh.
Với AliExpress, thị trường trực tuyến dành cho người mua sắm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc của Alibaba, thì có kế hoạch tuyển dụng một ‘đội quân khổng lồ’ gồm 1 triệu người có ảnh hưởng toàn cầu (global influencers) vào năm 2023 để mở rộng tham vọng toàn cầu của mình.
Những người có ảnh hưởng (influencer) sẽ giúp các thương hiệu trên AliExpress quảng bá thông qua YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và các nền tảng phổ biến khác.
Sở hữu kênh riêng của bạn.
Điểm hay của việc sử dụng mô hình bán hàng D2C là bất kể quy mô thương hiệu của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn có được phần lớn quyền kiểm soát.
Nike và Louis Vuitton (LV) đã áp dụng chiến lược D2C ở Trung Quốc trong cả phân phối lẫn truyền thông trên các kênh do thương hiệu của họ sở hữu. Michael Kors đã chọn con đường này thông qua WeChat và Weibo.
Các chương trình nhỏ của WeChat (WeChat Mini Programs) rất dễ tiếp cận, có thể chia sẻ liên tục và được nhắm mục tiêu cao. Thực tế là chúng có tính chất ‘xuyên lục địa’, với ít hạn chế hơn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng cả bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Thương hiệu Selfridges của Vương quốc Anh và cửa hàng thuốc Tsuruha của Nhật Bản là những ví dụ tuyệt vời về điều này.
Mua sắm qua video cũng đang đạt được sức hút rất lớn. Các ứng dụng video dạng ngắn như TikTok hay Instagram Reels đã bắt đầu tích hợp các tính năng thương mại điện tử để kết nối tốt hơn giữa thương hiệu với những nhà sáng tạo nội dung trên tền tảng.
Người tiêu dùng có thể sử dụng video trực tiếp để xem và mua sản phẩm cũng như việc đặt câu hỏi trực tiếp cho chủ sở hữu của thương hiệu.
Sự gia tăng của các nền tảng và thương hiệu riêng của người có ảnh hưởng.
Những thương hiệu riêng của những người có ảnh hưởng hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.
Ava Foo và Nikki Min, những người mẫu thời trang đã ra mắt dòng quần áo ‘Ava & Nikki’ và bán độc quyền trên Taobao.
Dòng quần áo và sản phẩm của họ đã bán hết nhanh chóng, vượt quá mong đợi.
Và những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã phát triển từ việc tạo ra các thương hiệu của riêng họ đến việc tạo ra các studio sáng tạo hoàn chỉnh của riêng mình.
Hãy lấy ví dụ về người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang Peter Xu, người đã khai trương studio sáng tạo của riêng mình vào năm 2016.
Ông cung cấp tất cả các dịch vụ mà một thương hiệu cần để kết nối với khách hàng của mình, bao gồm sản xuất ảnh và video cho các thương hiệu, các chương trình thương mại và nhãn thời trang riêng cho những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng khác.
Những người có ảnh hưởng này đang ‘phá vỡ’ thị trường nói chung thông qua việc tung ra thị trường các sản phẩm của riêng họ.
Melissa Koh, một blogger về phong cách sống và người mẫu thương hiệu thời trang ở Đông Nam Á, đã ra mắt hai cửa hàng trực tuyến của riêng mình.
Run After, một dòng quần áo và Some Days At Home, một thị trường thương mại điện tử cho các thương hiệu có quy mô nhỏ trong khu vực.
Một số thương hiệu đã làm được tất cả những điều trên.
Perfect Diary là một ví dụ hoàn hảo về sự hoàn thiện của mô hình D2C ở Trung Quốc để vươn ra toàn cầu: Trong 5 năm, thương hiệu này đã chuyển từ việc bắt đầu kinh doanh trực tuyến trên Taobao & Tmall sang WeChat, Pop-up, và với kế hoạch hiện tại là có 600 cửa hàng ngoại tuyến (offline) trong vòng ba năm tới.
Sau khi ra mắt trên Sở giao dịch chứng khoán New York (thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Trung Quốc), doanh thu đã tăng 72% và lợi nhuận gộp tăng lên 199 + triệu USD.
Thành công này được hình thành thông qua việc áp dụng mô hình D2C theo hướng dữ liệu của họ (data-driven D2C).
Vào tháng 10 năm 2020, Perfect Diary đã bổ nhiệm Troye Sivan (một YouTuber) làm đại sứ thương hiệu mới nhất của mình.
Mặc dù chiến dịch này chính thức được quảng bá ở Trung Quốc, tuy nhiên các video của chiến dịch đã được tải lên khắp các nền tảng trực tuyến khác như Twitter, YouTube và Instagram.
Những ví dụ ở trên phản ánh một thế giới kinh doanh màu mỡ đáng kể ở Trung Quốc tiếp tục truyền cảm hứng cho các chủ sở hữu thương hiệu khác trên toàn thế giới. D2C vẫn đang là mô hình tăng trưởng đầy ấn tượng, cả Trung Quốc lẫn thị trường toàn cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các khái niệm về Data Driven Marketing (làm marketing được định hướng bởi dữ liệu) như: Data Driven Marketing là gì? Các chiến lược data driven marketing có thể thúc đẩy lượng khách hàng? Cách ứng dụng data driven marketing? và hơn thế nữa.
Data driven Marketing hiểu đơn giản là các chiến lược làm marketing được định hướng bởi dữ liệu. Nhờ sức ảnh hưởng ngày càng tăng của công nghệ đối, việc thu thập dữ liệu về thói quen, mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thay vì làm marketing dựa trên các ý định chủ quan của marketer, các doanh nghiệp xây dựng và thực thi chiến lược dựa trên các dữ liệu có được từ khách hàng. Ứng dụng Data Driven vào Marketing nên là ưu tiên hàng đầu của thương hiệu.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Các chiến lược ứng dụng Data Driven Marketing mà Marketer có thể sử dụng để có được nhiều khách hàng hơn.
Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Data Driven Marketing là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Data Driven Marketing là gì?
Data Driven Marketing hiểu đơn giản là việc ứng dụng các dữ liệu vào hoạt động marketing để từ đó có thể ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng hơn.
Data Driven Marketing lấy khách hàng làm trung tâm và được đo bằng khả năng kết nối của thương hiệu với đối tượng mục tiêu, nhiều nhà marketer đang chuyển sang chiến lược dựa trên dữ liệu để giúp hiểu khách hàng của họ một cách đầy đủ và chi tiết hơn.
Data driven là gì?
Data driven là “được định hướng bởi dữ liệu”. Vốn là thuật ngữ có thể được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, khái niệm Data driven đề cập đến cách tiếp cận theo hướng tận dụng dữ liệu (Data) để tối đa hoá các hiệu suất có được.
Cách ứng dụng chiến lược Data Driven Marketing.
1. Ứng dụng Data Driven Marketing để xây dựng chân dung khách hàng.
Công nghệ dữ liệu lớn hay Big-data cho phép người làm marketing thu thập thông tin một cách dễ dàng hơn để tạo ra các “chân dung” thuộc các phân khúc khác nhau trong nền tảng khách hàng của họ.
Sử dụng chân dung khách hàng để làm marketing đã làm cho các website đạt được hiệu quả hơn từ 2 đến 5 lần trong việc đạt được chuyển đổi; thành công đó đã khiến chiến lược này trở thành một cách tuyệt vời để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Vì vậy, hãy tự mình làm điều này: Sử dụng dữ liệu về thói quen và đặc điểm của các phân khúc đối tượng khác nhau để nhắm mục tiêu marketing hiệu quả hơn. Nếu khách hàng của bạn tin rằng bạn đang hướng thông điệp đến họ, họ sẽ chú ý hơn đến những gì bạn nói.
2. Ứng dụng Data Driven Marketing để tối ưu trang đích – Landing Page.
Data Driven Marketing đang được áp dụng đối với khoảng 78% marketers. Sử dụng các phương pháp theo hướng dữ liệu có thể tối ưu hóa những thứ như trang đích để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Trang đích cho phép các công ty tiếp cận nhiều khách hàng hơn thông qua các cụm từ tìm kiếm khác nhau liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Bạn có thể sử dụng dữ liệu lớn (big-data) trong việc nhắm mục tiêu các trang đích (Landing Page) của mình để các trang đó sẽ phản ánh tới những phân khúc đối tượng mục tiêu đúng những gì mà họ muốn thấy.
Bằng cách này, những chân dung khách hàng có liên quan nhất sẽ được nhắm mục tiêu cho mỗi trang đích, khiến trang đích có nhiều khả năng thu hút sự chú ý của họ hơn.
3. Ứng dụng Data Driven Marketing để xây dựng tệp đối tượng tuỳ chỉnh.
Facebook hiện có hơn 1,9 tỷ người dùng hàng tháng, làm cho nó trở thành một nền tảng tuyệt vời để thu hút khách hàng.
Một điều tuyệt vời khác về Facebook là nó cung cấp cho các công ty các công cụ dựa trên dữ liệu để cải thiện hoạt động marketing và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Ví dụ: bạn có thể sử dụng ‘Đối tượng tùy chỉnh’ của Facebook để nhắm mục tiêu những người dùng tương tự như những khách hàng đã có của bạn.
Bằng cách này, bạn sẽ nhận được khách hàng tiềm năng chất lượng cao hơn – và do đó, doanh số bán hàng nhiều hơn.
4. Hãy cho khách hàng một thoả thuận.
Khoảng 85% người tiêu dùng tìm kiếm phiếu giảm giá trước khi đến thăm một cửa hàng bán lẻ. Bạn có thể tận dụng thực tế này bằng cách sử dụng dữ liệu để nhắm mục tiêu phiếu thưởng đến đúng phân khúc đối tượng.
Sử dụng dữ liệu bạn có về hành vi của khách hàng trong quá khứ để gửi cho những người mua đó các phiếu giảm giá tùy chỉnh hoặc các ưu đãi khác.
Bạn thậm chí có thể đo lường hiệu quả của các phiếu giảm giá (coupons) của mình bằng cách theo dõi tỷ lệ đổi quà thông qua các cửa hàng thực và thương mại điện tử.
5. Ứng dụng Data Driven Marketing cho re-marketing.
Nhắm mục tiêu tiếp thị lại liên quan đến việc tiếp cận những người trước đây đã từng thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu của bạn bằng cách truy cập website của bạn hoặc nhập một cụm từ tìm kiếm nhất định.
Bạn có thể sử dụng tiếp thị lại để duy trì kết nối với những người ít nhất cũng quan tâm đến những gì bạn đang bán.
Cụ thể, bạn có thể hiển thị cho khách hàng các quảng cáo tùy chỉnh phù hợp với hành vi của họ trên website của bạn khi họ duyệt web, để thu hút sự quan tâm của họ và hướng dẫn họ quay lại doanh nghiệp của bạn.
Tốt hơn nữa, bạn sẽ thấy rằng hầu hết khách hàng không bận tâm đến phương pháp này. Khoảng 30% người tiêu dùng có phản ứng tích cực hoặc rất tích cực với các quảng cáo được nhắm mục tiêu lại, so với 11% cảm thấy tiêu cực về chúng.
Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm lớn nhất (59%) có phản ứng trung tính.
6. Tăng cường các chiến dịch email.
Phân tích tính cách người mua và phân khúc khách hàng thông qua dữ liệu khách hàng cũng có thể giúp bạn tạo các chiến dịch email hiệu quả hơn.
Bằng cách tạo ra các email được kích hoạt và nhắm mục tiêu đến hành vi trực tuyến của họ, bạn có thể thu hút lại từ 10% đến 20% khách hàng từng không yêu thích thương hiệu của bạn.
Trong trường hợp này, Data Driven Marketing là sử dụng dữ liệu về khách hàng của bạn để tạo ra các chiến dịch email được cá nhân hóa phù hợp với sở thích riêng của họ. Bằng cách này, nhiều khả năng họ sẽ quay lại để mua hàng.
7. Hãy chú ý thời gian tương tác.
Lời khuyên này có vẻ không đáng kể nhưng có thể có tác động đến số lượng khách hàng đang xem – và tương tác với – quảng cáo của bạn.
Chẳng hạn, các công cụ truyền thông xã hội như Hootsuite có thể giúp bạn tìm thời điểm tốt nhất để đăng bài từ đó nhận được ROI tốt nhất có thể.
Khi bạn sử dụng dữ liệu hành vi của khách hàng để tìm ra thời điểm tốt nhất để đăng một bài đăng trên các trang mạng xã hội, bạn sẽ nhận được mức độ phù hợp tối ưu và tăng doanh số bán hàng của mình.
Tỷ lệ tương tác trên Facebook cao hơn 18% vào các ngày Thứ Năm và Thứ Sáu. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn nữa bằng cách thực hiện một số thao tác phân tích dữ liệu.
8. Ứng dụng Data Driven Marketing vào quảng cáo hiển thị – Display Ads.
Bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo hiển thị hình ảnh (Display Advertising) hoặc quảng cáo biểu ngữ để làm lợi thế của mình, bằng cách tận dụng các phương pháp theo hướng dữ liệu.
Chỉ 2,8% người tiêu dùng cảm thấy rằng quảng cáo trên các website có liên quan đến họ, vì vậy bạn phải nhắm mục tiêu quảng cáo của mình để thu hút sự chú ý của họ.
Bạn có thể để quảng cáo hiển thị hình ảnh xuất hiện bên cạnh nội dung trên các website, mạng xã hội và cả email.
Bằng cách thu thập dữ liệu về hiệu quả hoạt động của từng loại quảng cáo, bạn có thể tiếp tục cải thiện và làm cho chúng hiệu quả hơn trong việc thu hút khách hàng.
9. Ứng dụng Data Driven Marketing để tối ưu quảng cáo tìm tiếm có trả phí.
Ngày nay, người dùng internet có thể nhanh chóng truy cập thông tin về bất cứ điều gì họ cần.
Bằng cách biết những gì khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm và tối ưu hóa các tìm kiếm có trả phí, người làm marketing có thể hiểu khách hàng đang sử dụng những từ khóa nào để từ đó có thể sử dụng nó cho các quảng cáo của mình.
Trong một nghiên cứu gần đây, có đến 50% người dùng không thể xác định được quảng cáo trả phí với kết quả tự nhiên trên các trang kết quả tìm kiếm. Điều này có nghĩa là họ có nhiều khả năng sẽ nhấp vào chúng và có khả năng mua một thứ gì đó.
Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Data Driven Marketing là gì?
Data Driven là gì?
Data Driven được hiểu đơn giản là được định hướng bởi dữ liệu, theo đó, thay vì người ra quyết định đưa ra hành động một cách chủ quan, họ dựa vào dữ liệu hay các chỉ số có được để đưa ra quyết định.
Data Driven Marketing Strategy là gì?
Data Driven Marketing Strategy là chiến lược marketing được định hướng bởi dữ liệu. Cũng như các khái niệm chiến lược khác, chiến lược marketing kiểu này dựa vào các dữ liệu người dùng đã thu thập được để đưa ra các định hướng hành động marketing chung.
Ví dụ, nếu dữ liệu (data) cho thấy rằng khách hàng đến từ nguồn tìm kiếm hiện đang mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, chiến lược marketing khi này có thể là đầu tư và khai thác nhiều hơn kênh tìm kiếm trong khi có thể giảm bớt các kênh khác (ít hiệu quả hơn).
Kết luận.
Trong bối cảnh khi Digital Marketing phát triển mạnh mẽ, đồng thời, dữ liệu (Data) được xem là tài sản vô giá của doanh nghiệp, việc hiểu data driven marketinglà gì và cách áp dụng nó vào các chiến lược Marketing tổng thể có thể giúp thương hiệu có nhiều lợi thế bán hàng và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link