Skip to main content

Thẻ: Đồng nghiệp

4 kiểu truyền tải thông tin bạn nên biết trong giao tiếp và truyền thông

Sử dụng những hướng dẫn này để khiến bạn được lắng nghe hơn tại nơi làm việc, bất kể bạn đang nói chuyện với ai.

[Source illustration: Lidiia Moor/iStock]
Có bao giờ bạn đã rời khỏi một cuộc họp, một cuộc gọi hoặc một cuộc trao đổi với khách hàng và tự nghĩ: “Họ đang nói về cái quái gì vậy?”

Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là một trong những cách dễ nhất để làm giảm sự căng thẳng tại nơi làm việc, tăng năng suất và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Nhưng đôi khi, đối phó với những phong cách giao tiếp khác với phong cách của bạn đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy áp lực vô cùng.

Tất cả chúng ta đều có lợi khi làm việc với nhiều người có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng để tận dụng mọi thứ họ cung cấp, chúng ta phải bắt đầu nói cùng một ngôn ngữ.

Dưới đây là những gì mà bạn có thể tham khảo.

Đâu là điểm nổi bật giữa các kiểu giao tiếp khác nhau đó?

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy chúng ta đang dành tới 80% thời gian trong ngày làm việc cho các cuộc họp, nghe điện thoại và trả lời email, giao tiếp ở nơi làm việc không phải lúc nào cũng dễ dàng hay thú vị.

Trên thực tế, theo một bài đăng trên Harvard Business Review năm 2016 cho thấy có đến 69% các nhà quản lý nói rằng họ không thoải mái khi giao tiếp với nhân viên. (Và một con số cao hơn đáng kể trong chiều ngược lại.)

Phần lớn nỗi đau của các cuộc gặp gỡ hay giao tiếp tại nơi làm việc là do đối mặt với việc ‘giải mã’ các phong cách giao tiếp khác nhau của những người khác nhau.

Đối phó với những người nói khác với bạn là một điều hết sức căng thẳng. Nó không chỉ lãng phí thời gian mà còn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, tức giận và kiệt sức.

Vì vậy, làm thế nào để chúng ta có thể sắp xếp lại mớ hỗn độn của các phong cách giao tiếp hay truyền thông tại nơi làm việc?

Trong khi mọi người giao tiếp theo những cách khác nhau, hầu hết chúng ta rơi vào một số khó khăn khác nhau khi nói đến các phong cách giao tiếp ưa thích của mình.

Có một số phong cách giao tiếp cổ điển như: quyết đoán, hung hăng, bị động-hung hăng và bị động. Tuy nhiên, thường thì người khác không cho chúng ta biết nhiều về cách chúng ta nên giao tiếp với họ. Đặc biệt nếu bản thân chúng ta hoàn toàn khác với họ.

Một cách mới để bạn suy nghĩ về các phong cách giao tiếp tại nơi làm việc.

Một cách tiếp cận mới tốt hơn mà chúng ta có thể sử dụng là các phong cách giao tiếp được xác định bởi nhà huấn luyện lãnh đạo Mark Murphy với 4 kiểu giao tiếp hay truyền thông chính: Phân tích (Analytical), Trực giác (Intuitive), Chức năng (Functional) và Cá nhân (Personal).

Cách tiếp cận của Murphy tập trung vào những thông tin chính mà mỗi phong cách đang tìm kiếm trong một cuộc trò chuyện và cách bạn có thể giao tiếp tốt nhất với họ.

Như ông giải thích: “Không có phong cách giao tiếp nào là tốt hơn khi các phong cách giao tiếp tiếp xúc với nhau. Việc chọn sai phong cách giao tiếp cho một đối tượng cụ thể, cho dù đó là một người hay một nghìn người, sẽ khiến việc giao tiếp có nhiều rắc rối lớn.”

Học cách xây dựng sự linh hoạt xung quanh các phong cách ưa thích của bạn cho phép người khác có thể lắng nghe bạn, đó là điều quan trọng mà bạn cần trong giao tiếp.”

Sau đây là 4 kiểu giao tiếp chính bạn có thể tiếp cận:

Kiểu phân tích: Những người yêu thích dữ liệu và xác định các nhiệm vụ một cách rõ ràng.

Là một người giao tiếp theo kiểu phân tích, bạn là người yêu thích dữ liệu, những con số và cả những ngôn ngữ rất cụ thể.

Do đó, bạn thường cảnh giác với những người nói bằng kiểu ngôn ngữ mơ hồ với những ý tưởng bay bổng và bạn thường nhanh chóng bị kiệt sức khi các cuộc trò chuyện này chuyển từ hướng logic sang cảm xúc.

Một ví dụ mà Murphy đưa ra là khi bạn tham gia một cuộc họp và nghe nói rằng “doanh số bán hàng của chúng ta đang rất tích cực.” Theo ông, một nhà giao tiếp kiểu phân tích có thể sẽ nghĩ, “Tích cực nghĩa là gì? là 5,2% hay 8,9%? Hãy cho tôi một con số cụ thể!”

Một lợi thế rõ ràng của việc phân tích là giao tiếp chủ yếu theo hướng logic và không có yếu tố cảm xúc, điều này có thể thúc đẩy công việc trở nên hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mặt trái của nó là có thể khiến bạn trở nên lạnh lùng và trầm trọng hơn là khi ai đó đang muốn nói về những thứ gì đó khác, ngoài các con số.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp kiểu phân tích.

Hãy cố gắng:

  • Cung cấp trước càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt.
  • Đặt kỳ vọng hay mục tiêu rõ ràng.
  • Cho họ không gian để họ làm việc độc lập.

Hãy tránh:

  • Biến các cuộc trò chuyện mang nặng yếu tố cảm xúc (tức là tránh sử dụng các từ như: “Tôi nghĩ” hay “Tôi cảm thấy”…)

Kiểu trực giác: Những người suy nghĩ về những bức tranh lớn.

Những người giao tiếp theo kiểu trực giác là những người đứng ở phía đối diện với những người theo kiểu phân tích.

Thay vì đặt nặng yếu tố dữ liệu, chi tiết và các bước cụ thể, phong cách giao tiếp trực giác phát triển mạnh dựa trên các ý tưởng về các bức tranh lớn.

Với họ, việc đi sâu vào chi tiết không quan trọng. Thay vào đó, họ quan tâm hơn đến những cái nhìn tổng quan rộng rãi hơn, điều này cho phép họ trực tiếp bỏ qua những gì chi tiết hay cụ thể ở hiện tại để đi thẳng đến những điều quan trọng nhất.

Điều này có thể tuyệt vời nếu bạn đang ở trong một cuộc trò chuyện cần câu trả lời nhanh.

Hoặc nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp tiếp cận tối ưu hơn cho các vấn đề hiện tại.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp kiểu trực giác:

Hãy cố gắng:

  • Bám sát vào chủ đề chính và giữ nó ở mức độ ưu tiên cao.
  • Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi tiếp theo.
  • Giữ thông tin chi tiết ở mức tối thiểu.

Hãy tránh:

  • Quá nhiều chi tiết (rõ ràng).
  • Thực hiện phương pháp tiếp cận một cách cá nhân.
  • Đưa ra những lời hứa quá lớn.

Kiểu chức năng: Đàm phán với mọi thứ từng bước một.

Là một người có phong cách giao tiếp chức năng, bạn yêu thích quá trình này.

Bạn yêu thích những hướng dẫn từng bước, cụ thể và chi tiết, tiến trình và kế hoạch được suy nghĩ một cách thấu đáo.

Khi nói chuyện với người khác, bạn muốn xem xét từng chi tiết từ đầu đến cuối để đảm bảo bạn đang không bỏ sót bất cứ sai lầm hay thiết sót nào.

Rõ ràng, ở nơi làm việc, một phong cách giao tiếp chức năng có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích to lớn.

Đối với các nhà lãnh đạo hoặc quản lý dự án, việc biết tất cả các bước cần thiết trong quá trình thực thi đặt bạn vào vị trí để hướng dẫn và dẫn dắt.

Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn trở nên nhàm chán. Không có gì khiến đối tượng mục tiêu của bạn buồn ngủ hơn bằng việc liên tục tìm hiểu các vấn đề chi tiết.

Làm thế nào để làm việc với một phong cách giao tiếp kiểu chức năng:

Hãy cố gắng:

  • Thực hành “lắng nghe tích cực” bằng cách lặp lại những gì họ đã nói và đặt các câu hỏi tiếp theo.
  • Mong đợi họ hỏi chi tiết, ngay cả khi bạn chưa có đủ các câu trả lời cụ thể.

Hãy tránh:

  • Vội vàng để họ đi đến bước cuối cùng hoặc đưa ra quyết định.
  • Kỳ vọng họ sẽ ủng hộ một ý tưởng nào đó 100% (vì những lời phê bình hoặc phản hồi của họ thường sẽ nằm ở các bước chi tiết chứ không phải ở chiến lược tổng thể)

Kiểu cá nhân: Những mối quan hệ về việc trao đổi thông tin.

Cuối cùng, với kiểu giao tiếp cá nhân. Bạn coi trọng sự kết nối, các mối quan hệ và đặt ngôn ngữ tình cảm lên trên tất cả.

Khi bạn tìm hiểu kỹ một điều gì đó, bạn quan tâm nhiều (hoặc nhiều hơn) về việc người đó đang nói điều đó trong trạng thái như thế nào, họ có đang nói những gì mà họ muốn và thích được nói hay không.

Bạn là một người rất biết cách lắng nghe. Một nhà ngoại giao tài ba. Và thường có thể giúp giải quyết các vấn đề mà các phong cách giao tiếp cứng nhắc khác gây ra.

Bạn thường được coi là “chất keo” làm gắn kết mọi người lại với nhau. Bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt và xem giao tiếp là cơ hội để làm quen với mọi người hơn là chỉ để thực hiện một dự án hay công việc nào đó đơn thuần.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp cá nhân:

Hãy cố gắng:

  • Giữ cho các cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và bình thường.
  • Cảm thấy bình thường nếu họ hỏi điều gì đó mang tính cá nhân.
  • Theo dõi các chi tiết và thông tin quan trọng qua email sau cuộc họp (có thể họ sẽ không tập trung vào nó quá nhiều trong cuộc trò chuyện đầu tiên với bạn)

Hãy tránh:

  • Các cuộc trò chuyện chỉ có số liệu thống kê và dữ liệu.
  • Gây áp lực buộc họ phải đi sâu để tìm hiểu chi tiết hơn với bạn.

Khi việc giao tiếp (với đồng nghiệp hoặc cả khách hàng) của chúng ta đang quyết định nhiều thứ liên quan đến thành công, việc hiểu rõ các phong cách giao tiếp và được lắng nghe là điều hết sức quan trọng.

Mặc dù điều này không mấy dễ dàng. Nhưng bằng cách hiểu phong cách giao tiếp của chính mình và của những người xung quanh, chúng ta rõ ràng là sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Bạn càng có thể nói cùng một ngôn ngữ với nhiều người, cho dù họ là ai, đang ở vị trí nào, thì mọi thứ càng trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Nhà tâm lý học: “Tại sao những đồng nghiệp độc hại lại có thể leo lên cao trong công việc?”

Có một đồng nghiệp độc hại? Bạn không hề đơn độc bởi vì Google đã liệt kê hơn 231 triệu trang kết quả về chủ đề này.

Nhà tâm lý học: "Tại sao những đồng nghiệp độc hại lại có thể leo lên cao trong công việc?"
Nhà tâm lý học: “Tại sao những đồng nghiệp độc hại lại có thể leo lên cao trong công việc?”

Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bonn (University of Bonn) cuối cùng đã đặt ra câu hỏi làm nhức nhối bấy lâu cho nhân loại: Làm thế quái nào mà những người lao động vì lòng tham, sự không công bằng, thiếu lịch sự và không trung thực lại có thể thành công?

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 203 bộ ba gồm: nhân viên – đồng nghiệp – người quản lý để thu thập các bản đánh giá đồng nghiệp và tự đánh giá của chính họ.

Thành công của những người độc hại phổ biến đến mức có một cụm từ dành riêng cho nó: “mô hình nghề nghiệp độc hại” (toxic career model).

Nó được diễn ra như thế này…

Một nhân viên độc hại thích ‘mê hoặc’, ‘quyến rũ’ và ‘chính trị hoá’, điều này dẫn đến họ được đánh giá hiệu quả cao trong công việc từ cấp trên. Trong khi đó, những người ngang hàng với họ thường biết rất rõ ‘sự thật xấu xí’ này.

Tất cả thành công của họ đều xoay quanh các kỹ năng xã hội (social skills).

Và bởi vì cách giao tiếp xã hội vốn có thể thúc đẩy các mối quan hệ công việc trở nên bền vững và lành mạnh hơn nên nó cũng có thể được sử dụng để lừa dối người khác, các đồng nghiệp độc hại thường sử dụng các kỹ năng xã hội này của họ để ‘tư lợi riêng’.

Nhà tâm lý học tại Đại học Bonn và cũng là người đồng nghiên cứu của đề tài này, Ông Gerhard Blickle cho biết:

“Mánh khóe, ngụy trang và sự lừa dối là những mặt tối của các kỹ năng xã hội.”

Về mặt tâm lý, nhân cách độc hại được thể hiện bởi tính trung thực thấp và tính khiêm tốn thấp. Nhà tâm lý học này gọi những người độc hại là “những nhân cách đen tối”.

Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng bạn cũng có thể giúp ngăn chặn những sự nghiệp độc hại từ những người này.

Nếu bạn là một nhà quản lý, mẹo dành cho bạn là hãy chú ý đến hiệu suất chung của nhóm thay vì chỉ là hiệu suất theo từng nhiệm vụ.

Bạn nên tách biệt khái niệm ‘hiệu suất công việc’ với cái được gọi là ‘ấn tượng tốt’, đặc biệt là trong những công việc liên quan đến lãnh đạo và bán hàng, nơi những ‘nhân cách độc hại’ có thể phát triển rất mạnh.

Những lời lẽ “ngọt ngào” trong cả cách giao tiếp lẫn CV xin việc cũng là dấu hiệu để nhận diện các đồng nghiệp độc hại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Đừng chỉ mãi vui vẻ nơi công sở

Bạn đã từng trải qua những cảm xúc tiêu cực trong ngày chưa? – bắt đầu từ việc bạn thức dậy và bước ra khỏi giường sai phía, cho đến cảm giác thất vọng trong suốt quá trình giao tiếp cùng đồng nghiệp, cũng như là cảm giác bị làm phiền bởi “hàng tá” email đang chờ bạn giải quyết.

Nhưng rồi, bạn quyết định sẽ không bộc lộ mớ cảm xúc hỗn độn này khi bước chân vào văn phòng.

Ảnh: MHAS

Rốt cuộc, có những chuẩn mực ngầm nào quy định về việc đối xử với mọi người xung quanh một cách tôn trọng và lịch sự không?

Tại sao bạn không muốn cho người khác thấy rằng mình đang bực bội và khó chịu. Có phải vì duy trì cảm xúc lạc quan sẽ có lợi hơn cho bạn trong công việc không?

Nhưng, sẽ có lợi gì khi cứ cố tỏ ra lạc quan xung quanh đồng nghiệp? Và đâu là cách hiệu quả nhất để biểu lộ sự lạc quan ấy?

Để có được đáp án của câu hỏi này, một cuộc khảo sát được mở ra với 2,500 nhân viên toàn thời gian trong những mảng khác nhau từ tài chính đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục.

Nghiên cứu đó chỉ ra rằng giữ lạc quan sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải lúc nào việc tỏ ra tích cực cũng mang lại kết quả như mong đợi.

Những quy định về cảm xúc đặc biệt phổ biến trong một số lĩnh vực nhất định như dịch vụ khách hàng, trong đó có các quy tắc rõ ràng quy định về “dịch vụ đi cùng với nụ cười”.

Nhưng trong tình huống này, một nghiên cứu khác sẽ được diễn ra giữa các đồng nghiệp về việc điều chỉnh cảm xúc khi giao tiếp.

Liệu “dịch vụ đi cùng với nụ cười” có thật sự mang lợi hiệu quả trong các mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau không?

Biểu hiện cảm xúc và điều tiết cảm xúc

Nghiên cứu dành cho những người tham gia để đánh giá mức độ mà họ điều chỉnh cảm xúc với đồng nghiệp bằng hai chiến lược là –biểu hiện cảm xúc và điều tiết cảm xúc.

Khi bạn cảm nhận được một loại cảm xúc nào đó và cố gắng bày tỏ với người khác, thì bạn đang biểu hiện cảm xúc.

Tưởng tượng rằng bạn đang mang cảm giác bực bội đến chỗ làm; bạn có nên cố nở một nụ cười “giả tạo” khi gặp đồng nghiệp trong lúc đang chuẩn bị cà phê sáng, cho dù bạn không cảm nhận được một chút năng lực tích cực nào từ bên trong.

Khi bạn điều tiết cảm xúc, mặt khác là bạn cố gắng thay đổi những cảm nhận bên trong và biểu hiện những cảm xúc tích cực ra bên ngoài nhiều hơn.

Mặc dù đôi khi nó sẽ làm bạn thấy khó chịu. Sau khi cảm giác bực bội đó trong bạn vơi dần, hãy nhớ lại những điều tốt đẹp trong ngày hôm đó, cũng như những gì bạn thích về công việc. Những điều đó sẽ giúp bạn nở một nụ cười.

Kết quả chỉ ra rằng những người tham gia vào cuộc nghiên cứu này thường là những người điều tiết cảm xúc. Những người này sẽ gặt hái nhiều lợi ích hơn vì khả năng “diễn sâu” của mình.

Mặc dù, những cá nhân hay biểu hiện ra bên ngoài sẽ cảm thấy tâm trạng tốt hơn trong công việc và biểu hiện mức độ mệt mỏi thấp hơn. Tuy nhiên, điều đó đôi khi ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.

Việc biểu hiện cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến những lợi ích của như: không nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn từ đồng nghiệp – kể cả giúp đỡ cá nhân (như có ai đó lắng nghe vấn đề của họ) và trợ giúp thêm từ việc (có thêm trợ giúp khi khối lượng công việc quá nhiều).

Đồng nghiệp có vẻ để ý về những nỗ lực tích cực của người khác và khiến cho tinh thần họ cảm thấy tốt hơn khi giao tiếp cùng. Dường như, những người điều tiết cảm xúc thường gây được mức độ tin cậy cao trong mắt đồng nghiệp của mình.

Vậy đối với những người hay biểu hiện cảm xúc ra ngoài thì sao? Trong nghiên cứu vừa rồi không có một số liệu nào được thu thập về số người hay biểu hiện cảm xúc.

Điều đó có nghĩa là mọi người thường không bộc lộ hết các mặt cảm xúc của mình khi giao tiếp cùng đồng nghiệp. Một nhóm người mà được coi là thể hiện cảm xúc một cách tốt nhất – bao gồm biểu hiện cảm xúc và điều tiết cảm xúc đó là những người thuộc cơ quan quản lý.

Họ trải qua nhiều chông gai trong cuộc sống hơn nên khả năng cân bằng cảm xúc giữa biểu hiện bên ngoài và kìm nén bên trong của họ tốt hơn. Tuy nhiên, khi bộc lộ quá nhiều cảm xúc ra bên ngoài sẽ khiến cho mối quan hệ cùng các đồng nghiệp trở nên khó khăn.

Nhận được ít sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, công việc quá tải và cảm thấy không đáng tin cậy là những điều mà những người này sẽ nhận được trực tiếp từ đồng nghiệp mình khi biểu hiện quá nhiều cảm xúc. Mặc khác nó sẽ gây hại đến chính người đó cũng như các mối quan hệ xung quanh.

Vì sao bạn nên cười?

Tại sao một nhân viên lại chọn việc tỏ ra lạc quan để bắt chuyện cùng đồng nghiệp mặc dù không có quy tắc chính thức nào quy định điều đó?

Mỗi cá nhân sẽ có lý do riêng trong việc điều tiết cảm xúc cá nhân, nhưng hầu hết vì họ coi trọng mối quan hệ với những người đồng nghiệp của mình.

Về phía cấp bậc quản lý, việc kiểm soát cảm xúc tốt giúp họ gây ấn tượng và tránh cái nhìn tiêu cực từ cấp dưới.

Điều đó có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Nó sẽ giúp cho họ có được sự giúp đỡ cũng như ủng hộ từ các đồng nghiệp.

Kết quả của cuộc khảo sát đã cho thấy rằng, việc nỗ lực thay đổi cảm xúc từ bên trong thay vì “diễn một cách giả tạo” sẽ mang đến lợi ích nhiều hơn.

Lần tới, khi bạn đang trong tâm trạng tồi tệ, hãy lùi lại một bước và nhớ rằng: Những kết nối mà bạn tạo ra với đồng nghiệp không chỉ có giá trị với chính bạn mà còn tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn.

Và điều đó sẽ giúp bạn có một nụ cười đúng nghĩa thay vì gắng gượng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Gián điệp chốn công sở: Khi cáo già đội lớp nai tơ

Chốn công sở, đừng bao giờ trông mặt mà bắt hình dong. Có những đồng nghiệp rất tốt bụng, luôn sẵn sàng ở bên bạn khi khó khăn nhưng có thể, chính họ là người khiến bạn rơi vào những rắc rối đó đấy!

Công sở được nhiều người ví von như chốn thâm cung đầy rẫy thị phi khi mà mỗi ngày bạn có thể tiếp xúc với vô vàn kiểu đồng nghiệp.

Bên cạnh đồng nghiệp tốt, bạn cũng không thể tránh khỏi những lần đụng mặt với những gián điệp công sở hay sử dụng chiêu trò hạ bệ đồng nghiệp khác. Hãy cùng nhận diện xem 3 tuýp đồng nghiệp này là ai nhé!

Bà tám công sở hay “ngồi lê đôi mách”

Những “thím bà tám” dường như không thể thiếu tại nơi công sở mà bạn không ít lần là nạn nhân trong câu chuyện được thêu dệt bởi chính họ. Đây là kiểu người mà không chỉ cái gì cũng muốn biết mà còn muốn cho cả thế giới biết điều họ biết.

Khi buôn chuyện với một người, họ tỏ ra kín tiếng tuyệt đối nhưng khi con số từ 2 trở lên thì hí hửng kể hết mọi thứ mình biết, thậm chí còn phóng đại để gây kích thích cho câu chuyện.

Mới đầu tiếp xúc, bạn có thể sẽ thấy họ khá thú vị khi mỗi lần nói chuyện được biết thêm chuyện mình từng biết và có thể dễ dàng chia sẻ những nỗi niềm trong công việc  lẫn chuyện gia đình.

Nhưng dần dà, bạn sẽ nhận ra sự tò mò của họ phiền phức và những câu chuyện của bạn không hiểu vì sao lại lọt đến tai người thứ 3, thứ thứ 4 và rồi thứ n.

Đối với những đồng nghiệp này, bạn nên cẩn thận và kín tiếng hơn. Nếu được, hãy chỉ dừng mối quan hệ ở mức xã giao và chào hỏi lịch sự nơi công sở. Vì biết đâu một lúc nào đó họ sẽ biến những chuyện của bạn thành chuyện của công chúng.

Chuyên gia “nói xấu sau lưng”

Đồng nghiệp hai mặt thường có xu hướng nói xấu sau lưng người khác, nhất là những đối tượng được sếp đánh giá cao hoặc sở hữu nhiều ưu điểm nào hơn hẳn các đồng nghiệp khác.

Tuy nhiên, khi đứng trước mặt bạn, họ lại tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ và thân thiện như chưa có bất kỳ điều tiếng nào xảy ra. Nếu bạn không may rơi vào “miệng lưỡi” của tuýp đồng nghiệp này, hãy kiềm chế cơn nóng giận của mình và hành xử khôn ngoan.

Cách tốt nhất để trừng trị kiểu đồng nghiệp này đó chính là nhắc khéo như một cách dằn mặt đầy uy nghiêm. Bạn có thể tìm đến, giả vờ kể với đồng nghiệp về tin đồn thất thiệt mà bạn vừa nghe rằng họ chính là nhân vật chính trong câu chuyện đó và tuyệt đối đừng nói thêm gì nữa. Họ có thể sẽ giải thích rất nhiều để khiến bạn tin tưởng.

Hãy nhấn mạnh với họ rằng bạn chỉ muốn chia sẻ một cách đơn thuần chứ không hề có ý định phân rõ đúng sai. Đây là phương pháp “nhắc khéo”, khiến người đồng nghiệp xấu tính phải giật mình và nó còn là một lời cảnh báo ngầm rằng bạn có tai mắt ở khắp nơi, tốt nhất họ nên biết giữ miệng.

Thích đùn đẩy trách nhiệm nhưng vơ hết công lao

Đồng nghiệp hai mặt còn thể hiện khi cộng tác làm việc nhóm cùng nhau. Đó là khi bạn tham gia một dự án cùng họ và mỗi một thành viên có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ vì mục tiêu chúng.

Người đồng nghiệp này lại đùn đẩy mọi trách nhiệm, chỉ nhận những công việc đơn giản, dễ dàng. Nếu dự án thành công, họ lại nhận hết công lao về mình và thể hiện với lãnh đạo rằng bản thân có năng lực. Còn nếu dự án thất bại, họ lại đẩy mọi lỗi lầm cho bạn vì đã không thực hiện được hạng mục ABCD…

Làm việc với kiểu đồng nghiệp này, bạn nên thiết lập rõ ràng chi tiết bản kế hoạch bao gồm những công việc cần phải làm, sau đó chia đều và cụ thể cho từng người.

Hãy đảm bảo mọi người đã nắm rõ nhiệm vụ của mình và cam kết làm tròn công việc được giao. Đặc biệt, luôn có bên thứ ba xác nhận điều này.

Nếu cần thiết, bạn cũng có thể đưa giấy tờ vào để đảm bảo mọi thứ. Điều này sẽ chứng tỏ mọi thứ trong dự án được rõ ràng, ý tưởng của ai, thành quả của ai sẽ là của người đó, tránh cảnh tranh giành công lao.

Cuộc sống có muôn vàn kiểu người và chốn công sở cũng như vậy. Khi đối mặt với đồng nghiệp hai mặt, việc đầu tiên bạn cần làm chính là giữ bình tĩnh và tìm cách phòng bị.

Hy vọng bài viết chia sẻ về 3 tuýp đồng nghiệp hai mặt nơi công sở sẽ giúp bạn có sự phòng bị tốt nhất và tìm ra hướng phản kháng hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền – Bạn phải làm sao?

Nếu đồng nghiệp của bạn lúc nào cũng phàn nàn và hay than vãn về mọi chuyện, hãy áp dụng những bí quyết đơn giản dưới đây.

Cảm xúc có tính lây lan, và cảm xúc tiêu cực là loại lây lan nhanh hơn cả. Thế nên, những cá nhân thường xuyên phàn nàn, than vãn sẽ dễ khiến mọi người xung quanh phát sinh thái độ tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần cũng như năng suất làm việc của tập thể.

Tuy nhiên, cần biết rằng, không phải kiểu phàn nàn hay than phiền nào cũng xấu. Theo các chuyên gia nghiên cứu tâm lý, có hai loại hình phàn nàn cơ bản là “phàn nàn công cụ” và “phàn nàn cảm xúc”. Trong đó, loại hình thứ nhất có tính xây dựng hơn, thường được dùng với mục đích giải quyết một vấn đề nào đó.

Còn với loại hình thứ hai, lời than phiền được đưa ra như một hình thức để giải tỏa cảm xúc hay xả stress, và đưa ra quá nhiều lời phàn nàn kiểu này có thể làm phát sinh cảm xúc tiêu cực.

“Lời than phiền sẽ bòn rút tinh thần của người khác và hút mất niềm vui thích trong khi làm việc”, chuyên gia tư vấn sự nghiệp Marie McIntyre cho biết. Và, nếu bạn đang phải đối mặt với những đồng nghiệp thuộc loại hình phàn nàn thứ hai, hãy áp dụng ngay 5 bí quyết đơn giản dưới đây:

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Nếu phải làm việc chung với một người thường xuyên phàn nàn, hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến họ làm như vậy, chuyên gia tư vấn làm việc công sở Lynn Taylor khuyên.

“Hãy tìm hiểu xem họ có đang phàn nàn do cảm thấy cô đơn, sợ hãi, mệt mỏi hay thiếu thốn điều gì hay không? Họ có than phiền vào một khung thời gian cụ thể nào đó mỗi ngày hay không? Biết được căn nguyên của vấn đề sẽ giúp bạn triệt tiêu những lời than phiền ngay từ trong trứng nước”, bà Taylor cho biết.

Thông thường, khi sợ hãi một vấn đề gì đó, người ta sẽ đối phó với nó bằng cách than phiền; thế nên, việc tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và giúp họ chấm dứt nỗi sợ là một phương án hữu hiệu để ngăn chặn lời than phiền.

2. Phân tán sự chú ý

Có một điều chắc chắn là những người thường xuyên than phiền rất cần… khán giả; do đó, nếu bạn không cho họ cơ hội thể hiện, họ sẽ đi nơi khác. “Để ai đó giải tỏa cảm xúc tiêu cực thông qua lời than phiền không giúp giải quyết vấn đề, mà chỉ càng củng cố cho hành động đó thôi”, bà McIntyre nói.

Thay đổi chủ đề nói chuyện để hướng sự chú ý của đối phương vào một vấn đề khác là một cách hay để giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Và, khi muốn cùng than phiền với ai đó, hãy nhớ hành động này chỉ làm tình hình tệ hơn và khiến đối phương cho rằng, bạn sẵn lòng tiếp nhận những cuộc trò chuyện như vậy.

3. Vạch ra ranh giới rõ ràng

Nếu phải làm việc gần một người lúc nào cũng “cất bài ca thán”, hãy đặt ra cho bản thân những ranh giới rõ ràng.

“Đừng để bản thân bị cuốn theo một cuộc nói chuyện, mà hãy dẫn dắt nó. Hãy để đối phương hiểu rằng, bạn chỉ có đúng 30 phút thôi và cố gắng bẻ cuộc nói chuyện theo cách mà mình muốn nhiều nhất có thể”, chuyên gia tư vấn sự nghiệp Hallie Crawford nói.

Một trong những cách hay để giới hạn cuộc nói chuyện khi ai đó bước vào phòng của bạn là đứng dậy. Ngoài ra, một cách khác để chấm dứt tình trạng thường xuyên bị làm phiền bởi những lời phàn nàn là cho đối phương biết, kể từ giờ, bạn sẽ tiếp cận mọi chuyện liên quan đến công việc theo hướng khác.

“Hãy tuyên bố với họ rằng, bạn đang quyết tâm thay đổi và sẽ tập thói quen không than phiền về bất cứ việc gì cả, vì chúng chỉ khiến bản thân xuống tinh thần mà thôi, trong khi bạn lại đang phải tập trung cho điều khác”, bà McIntyre gợi ý.

4. Hãy tế nhị

Nói cho ai đó biết thái độ tiêu cực của họ đang gây ảnh hưởng xấu đến công việc của bạn không hề là chuyện dễ dàng. Do đó, trước khi đề cập đến vấn đề này, hãy gợi mở trước rằng, bạn sắp sửa nói về một vấn đề nhạy cảm và hỏi xem họ có sẵn sàng lắng nghe hay không, bà Crawford khuyên.

“Đừng giấu giếm việc bản thân sắp sửa nói điều gì đó không thoải mái cho họ nghe mà hãy báo trước. Điều này sẽ giúp họ không rơi vào thế thủ, mà thay vào đó là có sự chuẩn bị tinh thần để đón nhận thông tin”.

5. Kéo sếp vào cuộc

Nếu tình huống vượt quá tầm kiểm soát, và gây ảnh hưởng lớn tới năng suất làm việc của bạn, hãy cân nhắc kéo sếp của mình vào cuộc. Dẫu vậy, cần nhớ rằng, đây là một bước đi rủi ro, vì nó có thể biến bạn trở thành một người than phiền với sếp. Do đó, hãy suy nghĩ và cân nhắc kỹ càng trước khi hành động.

“Hãy trình bày nó như một vấn đề liên quan đến công việc, chứ không phải vấn đề liên quan đến cá nhân. Vì chẳng có người quản lý nào lại thích nghe những vấn đề cá nhân cả”, bà McIntyre khuyên.

Hãy đề cập đến việc bạn lo rằng thói quen than phiền sẽ ảnh hưởng đến văn hoá, tinh thần làm việc của công ty và bạn cũng đang gặp phải vấn đề với công việc của mình do phải giao tiếp với đồng nghiệp thường xuyên than phiền. Đồng thời, hãy đề xuất phương án giải quyết khả thi hoặc những ý tưởng có thể giúp khắc phục tình hình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips