Skip to main content

Thẻ: Giá trị thương hiệu

Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rằng để thành công, họ và thương hiệu của họ cần phải đại diện cho điều gì đó.

Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững
Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững

Việc thương hiệu đại diện cho điều gì thường là kết quả của một quá trình xác định mục đích của doanh nghiệp. Điều này nghe qua tưởng chừng như khá đơn giản, kiểu như một lời tuyên bố chung chung nào đó của doanh nghiệp, sự thật là nó sâu xa và phức tạp hơn nhiều.

Với những người làm marketing có kinh nghiệm, câu nói “Nếu bạn thực sự muốn cho thế giới thấy những gì bạn tin tưởng và ủng hộ, hãy cho chúng tôi biết bạn đã và đang bảo vệ và đại diện cho điều gì?” đã như là một phần mang tính định hướng chiến lược cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là, để xây dựng cái gọi là mục đích của doanh nghiệp hay thương hiệu, vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp không phải là tuyên bố cho người tiêu dùng của họ thấy họ đang cố gắng truyền tải điều gì, thay vào đó, thứ thực sự nên làm đó là hãy nỗ lực để chứng minh cách thương hiệu đang bảo vệ những giá trị mang tính đại diện cho thương hiệu, đồng thời chống lại những thứ đi ngược lại với giá trị này.

Hành động là quan trọng hơn cả.

Trong khi có không ít các marketer đã bắt đầu nhận ra được điều này và cũng đã bắt đầu thực hiện nó, sự thật là đa phần họ thực hiện nó một cách miễn cưỡng hơn là đi từ sự nỗ lực từ nội tại của thương hiệu.

Hãy nghĩ đến Volkswagen khi thâm nhập thị trường ô tô Mỹ, hoặc Apple, trong những ngày đầu thành lập đã luôn chứng minh rằng họ đại diện cho sự chuẩn mực, hay cả Nike luôn đồng hành cùng ý chí vươn lên của các vận động viên.

Để có thể thực sự tạo ra sự ảnh hưởng, thương hiệu nên tìm cách tạo ra các phong trào hay làn sóng mạnh mẽ hơn chỉ là các chiến dịch quảng cáo thông thường.

Mọi người (khách hàng) luôn muốn trở thành một phần của điều gì đó lớn lao hơn và các thương hiệu có thể sử dụng các nguyên tắc của các phong trào mang tính xã hội để tạo ra một khuôn khổ trong đó mọi người cảm thấy có động lực để làm điều gì đó cùng với các thương hiệu có cùng hệ giá trị (chia sẻ giá trị).

Ở khía cạnh tổng thể, khi xem đây là chiến lược mà thương hiệu cần triển khai, các marketer không chỉ nên nỗ lực để chứng minh những giá trị họ đang hướng tới, thay vào đó, điều mà họ đang đại diện và chống lại cũng quan trọng không kém.

Có một điều quan trọng và cũng là thứ làm không ít người làm marketing phải đắn đo đó là họ hay thương hiệu của họ nên “đối xử” với các đối thủ của họ như thế nào.

Trong khi theo lối suy nghĩ thông thường, họ sẽ tìm cách để đánh đổ và nói xấu đối thủ, sự thật là hiếm có thương hiệu nào có được thành công khi cố gắng để chơi xấu đối thủ, thậm chí các nghiên cứu còn chứng minh điều ngược lại, khen ngợi đối thủ có thể làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu.

Ở khía cạnh người tiêu dùng, điều họ quan tâm nhất không phải là bạn đã đánh bại đối thủ của mình ra sao (và họ cũng sẽ phản đối các hành vi gian lận và chơi xấu của thương hiệu), mà là các giá trị mà thương hiệu của bạn luôn tìm cách xây dựng và bảo vệ, và trong đó có cả họ.

Trong khi các chiến lược marketing kiểu cũ (và dường như hiện không còn nhiều giá trị) luôn tìm cách để làm nổi bật một vấn đề (nỗi đau) mà sản phẩm hay dịch vụ của họ có thể giải quyết được (tốt hơn cả đối thủ cạnh tranh của họ), các chiến lược marketing mới ngày nay cần hướng tới một mục tiêu xa và rộng hơn, xây dựng giá trị mà thương hiệu đang đại diện (có lợi cho khách hàng và xã hội) và không ngừng chống lại những thứ làm suy giảm đi các giá trị đó.

Nói tóm lại, việc xác định thứ mà doanh nghiệp đang đại diện và tích cực chống lại sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn là các chiến dịch quảng cáo và marketing đơn thuần. Nhờ vào sự phát triển của mạng xã hội, và doanh nghiệp hiện có vô số cách để trò chuyện (trực tiếp) với khách hàng của mình, hãy bắt đầu hướng họ vào các kết nối liên tục của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Giá trị của các thương hiệu lớn nhất thế giới giảm mạnh trong 2023

Theo số liệu được công bố mới đây trong “Top 100 thương hiệu lớn nhất toàn cầu 2023” bởi BrandZ của Kantar, giá trị của các thương hiệu lớn nhất toàn cầu đã giảm khá mạnh.

Giá trị của các thương hiệu lớn nhất thế giới giảm mạnh trong 2023
Giá trị của các thương hiệu lớn nhất thế giới giảm mạnh trong 2023

Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu lớn nhất toàn cầu 2023 của BrandZ, Kantar, Apple tiếp tục là thương hiệu có giá trị (Brand Value) nhất thế giới năm thứ hai liên tiếp.

Trong khi các thương hiệu khác đã phải vật lộn trong bối cảnh lạm phátsuy thoái kinh tế toàn cầu, Apple vẫn giữ vững vị thế trên thị trường.

Tính đến 2023, giá thị thương hiệu của Apple là 880 tỷ USD.

Về tổng thể, giá trị của toàn bộ bảng xếp hạng thương hiệu đã giảm 20% trong năm nay. Tổng giá trị của 100 thương hiệu lớn nhất thế giới theo đó đạt 6.900 tỷ USD, giảm từ mức gần 9000 tỷ USD vào năm 2022.

Trưởng bộ phận tư vấn Thương hiệuInsights tại Kantar, cho biết.

“Thành công không chỉ là việc liệu thương hiệu của bạn có giá đắt nhất trên thị trường hay không. Đây là mức giá bạn muốn có thể tính so với mức giá trung bình của các sản phẩm cùng danh mục. Nhận thức của bạn và thái độ của mọi người đối với thương hiệu của bạn phải phù hợp với điều đó.”

Google đứng ở vị trí thứ 2 trong trong bảng xếp hạng năm nay, với giá trị thương hiệu là 558 tỷ USD, giảm so với mức 820 tỷ USD của năm ngoái (giảm 30%).

Microsoft đứng thứ 4 vào năm ngoái thì nay đã vượt qua đế chế thương mại điện tử Amazon để trở thành thương hiệu có giá trị lớn thứ 3 với mức 502 tỷ USD, giảm 18% so với con số 611 tỷ vào năm 2022.

Với nhóm sản phẩm ngoài công nghệ, McDonald’s (ngành F&B) là thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2023 với 191 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2022.

Tiếp theo là Visa có giá trị thương hiệu 169 tỷ USD, giảm 11% so với năm 2022, Tencent là 141 tỷ USD, giảm 34%, Louis Vuitton 125 tỷ USD, và MasterCard với 111 tỷ USD, cũng giảm khoảng 6%.

Coca-Cola đứng ở vị trí thứ 10 và đây là lần đầu tiên gã khổng lồ nước giải khát trở lại top đầu (Top 10) kể từ năm 2015 với giá trị thương hiệu là 106 tỷ USD, tăng 8% so với mức 98 tỷ USD của năm 2022.

Về cơ bản, Truyền thông và giải trí (Media, Entertainment) là lĩnh vực có mức sụt giảm giá trị thương hiệu lớn nhất vào năm 2023, với mức giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo sát là lĩnh vực bán lẻ, giảm 27%, công nghệ và dịch vụ kinh doanh, giảm 24%. May mặc giảm 21%, ô tô và rượu đều giảm 13%, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông giảm 10%.

Tiếp đó, Pepsi cũng đã trở lại Top 100 năm nay ở vị trí thứ 91 với giá trị thương hiệu là 18,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Colgate cũng gia nhập Top 100 ở vị trí 95 với giá trị thương hiệu là 18,3 tỷ USD, tăng 1% so với 2022, Sony ở vị trí 99 với 17,8 tỷ USD, và cuối cùng là thương hiệu tã cho trẻ em Pampers ở vị trí 100 với giá trị 17,3 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá trị của các thương hiệu lớn nhất thế giới giảm mạnh trong 2023

Shein, nhà bán lẻ thời trang nhanh trực tuyến của Trung Quốc, cũng lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng, nhảy thẳng lên vị trí thứ 70.

Đại diện Kantar nói thêm:

“Từ những gì chúng tôi nhận thấy, việc xây dựng thương hiệu đang mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ thị phần, gia tăng giá trị, mà còn tạo ra những tấm lá chắn giúp doanh nghiệp vượt qua những thời điểm khi nền kinh tế thực sự khó khăn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Giá trị thương hiệu (Brand Value ) là gì? Cách xác định giá trị thương hiệu

Cùng tìm hiểu các khái niệm như Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì, các thành phần của Brand Value và hơn thế nữa.
Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?
Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị của thương hiệu hay Brand Value là một khái niệm đa thành phần bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Ý nghĩa của thuật ngữ này được bàn luận dưới các góc độ khác nhau theo những mục đích khác nhau. Brand Value là một phần của Brand.

Brand Value hay Giá trị của thương hiệu là gì?

Trên thế giới hiện nay, có nhiều quan điểm về giá trị của thương hiệu.

  • Keller (1993, 1998) cho rằng Giá trị của thương hiệu chính là kiến thức của khách hàng (brand knowledge) về thương hiệu đó.

Kiến thức của khách hàng này bao gồm hai thành phần chính: Nhận biết thương hiệu (brand awareness) – Ấn tượng về thương hiệu (brand image).

  • Aaker (1996) đề nghị bốn thành phần của giá trị tài sản thương hiệu. Bốn thành phần này bao gồm:

Lòng trung thành (brand loyalty)

Nhận biết thương hiệu (brand awareness)

Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

Các thuộc tính đồng hành của thương hiệu (brand associations) như tên một địa phương, một nhân vật gắn liền với thương hiệu, bằng sáng chế (patents), nhãn hiệu cầu chứng (trademarks), mối quan hệ với kênh phân phối.

  • Lassar (1995) đề nghị năm thành phần của giá trị tài sản thương hiệu:

Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

Giá trị cảm nhận (perceived value)

Ấn tượng thương hiệu (brand image

Lòng tin về thương hiệu của khách hàng (trustworthiness)

Cảm tưởng khách hàng về thương hiệu (commitment)

Các quan điểm trên đây có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có một số khác biệt. Điều này cho thấy giá trị thương hiệu là một khái niệm đa thành phần (multidimensional) bao gồm nhiều thành phần. Ý nghĩa của thuật ngữ này được bàn luận dưới các góc độ khác nhau cho những mục đích khác nhau.

Các thành phần chính của Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?

Có 4 thành phần chính của Brand Value hay Giá trị thương hiệu bao gồm:

Nhận biết thương hiệu – Brand Awareness.

Là một thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu. Nó đề cập đến khả năng của một người tiêu dùng có thể nhận dạng hoặc nhớ đến thương hiệu như một yếu tố cấu thành của một sản phẩm nhất định (Asker, 1991; Keller, 1998).

Lòng ham muốn về thương hiệu – Brand Desire

Một người tiêu dùng ham muốn sỡ hữu một thương hiệu khi họ thích thú về nó và muốn tiêu dùng nó. Vì vậy, lòng ham muốn về thương hiệu nói lên mức độ thích thú và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đó.

Chất lượng cảm nhận – Brand Perception.

Chất lượng cảm nhận (PQ) là thành phần thứ ba của giá trị thương hiệu (Asker, 1991; Keller, 1998).

Đây chính là nhận thức của người tiêu dùng về toàn bộ chất lượng sản phẩm, là sự chênh lệch giữa tổng giá trị người tiêu dùng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm (Zeithaml, 1988).

Lòng trung thành thương hiệu – Brand loyalty.

Lòng trung thành của người tiêu dùng nói lên xu hướng của người tiêu dùng mua và sử dụng thương hiệu nào trong một dòng sản phẩm và lặp lại hành vi này (Chaudhuri, 1999).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips