Skip to main content

Thẻ: McKinsey

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan trọng xác định lại cách người tiêu dùng mua sắm và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2024.

xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2024
McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Tại Việt Nam, thị trường tiêu dùng đã chứng kiến những thay đổi đáng kể, được thúc đẩy bởi sự mở rộng và đa dạng hóa đáng kể của tầng lớp trung lưu trong những năm gần đây.

Trải rộng về mặt địa lý và ngày càng đa dạng, nhóm nhân khẩu học này đã tăng trưởng cả về số lượng và kỳ vọng. Các dự báo cho thấy đến năm 2035, hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu, dẫn đến thu nhập khả dụng tăng và tiêu dùng tăng đáng kể.

Theo phân tích của McKinsey, triển vọng lạc quan của người tiêu dùng trung lưu ở Việt Nam vẫn vững vàng, ngay cả khi đối mặt với những thách thức kinh tế và thời kỳ hậu suy thoái. Tương lai nền kinh tế Việt Nam có vẻ đầy hứa hẹn trong thập kỷ tới, với mức tăng trưởng GDP dự kiến dao động từ 2% đến 7% trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến 2030.

Sự tăng trưởng kinh tế này chủ yếu được thúc đẩy bởi lĩnh vực sản xuất đang phát triển mạnh của Việt Nam, được hưởng lợi từ một trong những mức lương thấp nhất khu vực. Ngoài ra, lực lượng lao động được giáo dục tốt của đất nước đóng góp đáng kể vào sức mạnh kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến sức mua của người dân. Đáng chú ý, nhu cầu từ các thị trường quan trọng như Mỹ và Liên minh châu Âu sụt giảm, dẫn đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam dự kiến giảm 9-10% trong năm 2023, trái ngược với mức 14% ghi nhận vào năm 2022.

Đồng thời, với lạm phát duy trì ở mức khoảng 3,8% trong suốt năm 2023, có thể gây gánh nặng đáng kể cho những người có thu nhập thấp. Do đó, người dân có thể cảm nhận được những tác động bất lợi của lạm phát, làm giảm khả năng mua hàng của họ và gây căng thẳng cho thị trường thế chấp.

Theo khảo sát của McKinsey, người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên sáng suốt hơn và có ý thức hơn về chi phí. Họ dự kiến sẽ sửa đổi mô hình chi tiêu của mình để ứng phó với những thách thức kinh tế và cảm giác bất ổn.

Hơn 90% người tiêu dùng bày tỏ lo lắng về giá cả leo thang, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát, thiếu hụt nhiên liệu, chi phí nhiên liệu tăng và lãi suất cao hơn.

Căng thẳng tài chính gia tăng và sự không chắc chắn này cũng đang thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra các quyết định mua sắm cẩn thận và được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, báo hiệu sự thay đổi trong hành vi mua hàng của họ.

Các xu hướng tiêu dùng đáng chú ý tại Việt Nam năm 2024.

Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam năm 2024 có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, như được nhấn mạnh trong Báo cáo Xu hướng Tiêu dùng Toàn cầu năm 2023 của Qualtricss.

Theo đó, người tiêu dùng Việt Nam đang tích hợp công nghệ thông minh vào cuộc sống hàng ngày, không chỉ sử dụng điện thoại thông minh để liên lạc, làm việc và giải trí mà còn kết hợp các thiết bị thông minh khác như đồng hồ, tai nghe, loa, máy ảnh và TV thông minh.

Cách tiếp cận am hiểu công nghệ này nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung. Ngoài ra, xu hướng sử dụng các ứng dụng thông minh để giao dịch, đặt chỗ và thanh toán nhanh chóng và thuận tiện đang ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, mua sắm trực tuyến ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ sự tiện lợi, sản phẩm đa dạng và giá cả cạnh tranh. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, doanh thu bán lẻ và dịch vụ đã tăng khoảng 19,8% vào năm 2022 so với năm 2019.

Nền kinh tế internet tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 23 tỷ USD năm 2022 lên ước tính 52 tỷ USD vào năm 2025. Người tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang tìm kiếm trải nghiệm đa kênh, mong muốn tích hợp liền mạch cả kênh mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến.

Ngoài ra, với nhận thức ngày càng cao về các vấn đề môi trường, xã hội và sức khỏe, người tiêu dùng Việt Nam đang ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc minh bạch, thân thiện với môi trường và an toàn. Xu hướng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ có tác động tiêu cực tối thiểu đến môi trường và sức khỏe con người ngày càng tăng.

Sự thay đổi này được thể hiện qua hành vi người tiêu dùng Việt Nam, trong đó 80% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cam kết giá trị “xanh” và “sạch”, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu thô thân thiện với môi trường.

Vào năm 2024, kỳ vọng sẽ có một thị trường phát triển mạnh cho các sản phẩm xanh như trái cây và rau hữu cơ, thực phẩm chay, nước lọc, bảo quản sinh học và năng lượng tái tạo. Những sản phẩm này có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng lựa chọn bền vững.

Theo báo cáo của UNFPA, Việt Nam đang trải qua một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên toàn cầu. Tỷ lệ người cao tuổi (60 tuổi trở lên) trong tổng dân số đã tăng từ 9,9% năm 2011 lên 12% vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng lên 17,9% vào năm 2030.

Sự thay đổi nhân khẩu học này đặt ra những thách thức nhưng nó cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người già. Nhóm người cao tuổi đại diện cho phân khúc khách hàng tiềm năng có thu nhập ổn định, có nhiều thời gian rảnh rỗi và nhận thức về tiêu dùng được nâng cao.

Vào năm 2024, dự đoán thị trường sản phẩm và dịch vụ phục vụ người cao tuổi sẽ chứng kiến sự đổi mới và đa dạng ngày càng tăng. Xu hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi, tập trung vào chăm sóc sức khỏe, an toàn và tiện lợi, dự kiến sẽ tiếp tục đi lên. Các doanh nghiệp có thể khai thác thị trường đang phát triển này bằng cách giải quyết các yêu cầu đặc biệt của dân số già.

Nhìn chung, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, để thành công tại thị trường này, doanh nghiệp cần nắm bắt và đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới của người Việt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

McKinsey: Top 8 ưu tiên hàng đầu của các CEO trong năm 2024

Theo công ty tư vấn quản trị McKinsey, trở thành CEO là “một công việc khó khăn và ngày càng khó khăn hơn”. Trong khi các khó khăn từ đại dịch toàn cầu, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, chiến tranh, lạm phát dai dẳng và nhiều thách thức khác vẫn còn đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải hướng tới các chiến lược cho năm mới 2024 và xa hơn thế nữa.

McKinsey: Top 8 ưu tiên hàng đầu của các CEO trong năm 2024
McKinsey: Top 8 ưu tiên hàng đầu của các CEO trong năm 2024

Theo đó, để có thể bắt kịp các xu hướng cạnh tranh mới, dưới đây là 8 ưu tiên hàng đầu mà các giám đốc điều hành (CEO) cần trang bị khi bước sang năm mới 2024.

Tận dụng tối đa sức mạnh của Generative AI.

Kể từ khi được ra mắt và trở nên phổ biến khắp toàn cầu, các chatbot AI như ChatGPT chính là ngòi nổ châm lên làn sóng AI trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù vào năm 2023, các chatbot này hay nói rộng hơn là công nghệ AI tổng quát (Generative AI) đã được ứng dụng trong nhiều khía cạnh như sáng tạo nội dung, tự động hoá trong thương mại điện tử và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, trong năm tới, McKinsey nhận thấy rằng các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào cách sử dụng công nghệ này một cách tốt nhất, cách mở rộng quy mô và ý nghĩa của nó đối với ngành của họ.

McKinsey ước tính rằng AI có thể mang lại thêm hàng nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế mỗi năm.

Trở thành một “nhà lãnh đạo kỹ thuật số” chứ không phải “kẻ lạc hậu về kỹ thuật số”.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo trong kỷ nguyên của công nghệ, các CEO cần tìm ra cách thực sự có thể thúc đẩy sự đổi mới, cho dù đó là bằng việc tận dụng AI hay các nền tảng công nghệ mới.

Nghiên cứu của McKinsey đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp chỉ thu được ít hơn 1/3 lợi ích doanh thu mà họ mong đợi sau khi triển khai một số loại “chuyển đổi số”. Yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công nằm ở sự cam kết của nhà lãnh đạo đối với thời gian và tiền bạc, những thứ cần thiết để thực hiện công việc này.

Đầu tư nhiều hơn vào làn sóng Xanh.

Nói một cách đơn giản, hành tinh mà con người chúng ta đang sống ngày càng trở nên nóng hơn. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc trở nên bền vững hơn (Sustainability) và hướng tới một nền kinh tế có lượng phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).

McKinsey cho biết, các nhà đầu tư “đã ngần ngại cam kết nguồn vốn của mình” trong bối cảnh kinh tế bất ổn. “Điều cần xảy ra là tạo ra hàng nghìn doanh nghiệp phát triển dựa trên công nghệ xanh mới, ở mọi bộ phận của hệ thống kinh doanh mới nổi.”

Xác định “siêu năng lực” của doanh nghiệp.

McKinsey gợi ý, để nổi bật hơn trước sự cạnh tranh trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp nên tập trung vào một loại năng lực đặc biệt hay siêu năng lực để có thể duy trì sự phát triển hay ít nhất là không bị đào thải khỏi thị trường.

Hãy nghĩ đến việc đế chế thời trang xa xỉ LVMH chỉ tập trung vào các sản phẩm xa xỉ chất lượng cao hoặc thành tích vượt trội của Disney trong việc tạo ra những “trải nghiệm khách hàng giàu trí tưởng tượng”.

Đánh giá lại các nhà quản lý cấp trung.

Đối với nhiều tập đoàn lớn hiện nay, một vấn đề có thể nói là nhức nhối đó là: “có quá nhiều nhà quản lý quản lý người quản lý”. Điều này cũng từng được CEO Meta nhấn mạnh trong một bài phát biểu, CEO này nhắn gửi tới các nhân viên quản lý cấp trung của mình rằng “hoặc là đóng góp cá nhân, hoặc là bị sa thải”.

Theo McKinsey, các nhà quản lý cấp trung không phải chỉ ở đó để đảm bảo cái gọi là cấp bậc, doanh nghiệp chỉ thực sự có thể hưởng lợi khi họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong mọi hành động.

Lập kế hoạch cho những thứ không thể đoán trước.

Trong thế giới VUCA này, khó có thể dự đoán chính xác điều gì có thể xảy ra, tuy nhiên không phải vì điều này mà doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo thờ ơ với các bản kế hoạch hay chiến lược của mình.

Vào năm 2024, một số sự kiện có thể xảy ra là, một là “thiên nga đen”, những sự kiện khó lường có khả năng gây tác động lớn đến doanh nghiệp (ví dụ như việc Nga xâm chiếm Ukraine). Thứ hai là “tê giác xám”, những sự kiện có thể xảy ra và có tác động lớn (ví dụ như nguy cơ xung đột khu vực leo thang). Và thứ ba là “những cơ hội” mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình.

Tập trung vào các quy tắc tăng trưởng của McKinsey.

McKinsey cho biết, công việc của CEO là cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng trong thập kỷ trước đại dịch, một doanh nghiệp điển hình chỉ tăng trưởng với tốc độ dưới 3% và chỉ 1/8 doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10% mỗi năm.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nên tập trung vào các bước bao gồm ưu tiên các thị trường đang phát triển nhanh và ngược lại, đôi khi doanh nghiệp phải cắt giảm để đạt được tăng trưởng lâu dài.

Và cuối cùng, chấp nhận sự không chắc chắn về nền kinh tế vĩ mô.

McKinsey cho biết: “Gần 4 năm sau khi COVID-19 xảy ra, một số CEO vẫn đang chờ đợi sự chắc chắn về nền kinh tế vĩ mô.

Điều này mặc dù khó có thể xảy ra – nhưng cũng không sao cả.

Doanh nghiệp thay vì chờ đợi sự ổn định, hãy dựa vào sự bất ổn để tìm kiếm cơ hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

McKinsey “3x3x3”: Chiến lược mới để học hỏi, tăng trưởng và đạt được mục tiêu

Học tập có thể được mài dũa thông qua thực hành. “3x3x3” là một chiến lược hiệu quả để liên tục học hỏi, tăng trưởng và đạt được các mục tiêu phát triển.

"3x3x3": Chiến lược mới để học hỏi, tăng trưởng và đạt được mục tiêu

Điều có thể thúc đẩy hầu hết chúng ta tìm hiểu những điều gì đó mới chính là sự tò mò và khao khát tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, việc biến những mong muốn hay khao khát đó thành những năng lực mới đòi hỏi một kế hoạch bền vững và rõ ràng.

Trong các nghiên cứu về phương pháp học tập có chủ đích (intentional learning), điều cần thiết là bạn phải trau dồi cả những tư duy đúng đắn và kỹ năng phù hợp để tiếp tục học tập trong suốt cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp chuyên nghiệp.

Đặt ra những mục tiêu phát triển nhỏ và rõ ràng là một trong năm phương pháp cốt lõi của một người học hiệu quả và đóng vai trò như một giao điểm để tìm kiếm và hưởng lợi từ các cơ hội học tập mới.

Một chiến lược học tập hiệu quả nhất bao gồm 3 yếu tố chính:

  • Một số mục tiêu được xác định rõ ràng. Bạn có thể có nhiều nguyện vọng để tiếp tục phát triển. Hầu hết những người học hiệu quả đều làm như vậy. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đạt được chúng là tập trung vào một vài mục tiêu cụ thể trong cùng một thời điểm.
  • Một khoảng thời gian được xác định để đạt được những mục tiêu đó. Thời hạn có thể là yếu tố giúp bạn trở nên tập trung hơn. Mặc dù thời gian để đạt được mục tiêu phụ thuộc vào bản chất của mục tiêu, nhưng theo các nghiên cứu của McKinsey, họ phát hiện ra rằng khoảng thời gian tối ưu phải đủ dài để thiết lập hành vi mới và đủ ngắn để tạo ra cảm giác cấp bách và có động lực.
  • Một nhóm người được xác định để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu. Mọi người có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn khi họ có được sự hỗ trợ hay góp sức từ những người khác.

Để đạt được các mục tiêu đó, McKinsey đã giới thiệu một chiến lược mới với tên gọi “3x3x3” – là một phương pháp cơ bản để thiết kế các mục tiêu phát triển nghề nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu, mô hình “3x3x3” khuyến khích bạn xác định 3 mục tiêu phát triển, trong khoảng thời gian 3 tháng, thu hút tối thiểu 3 người khác hỗ trợ bạn và bạn phải chịu trách nhiệm với họ.

3 mục tiêu.

Khi đề cập đến việc thiết lập mục tiêu phát triển, bạn nên tập trung vào không quá ba mục tiêu tại cùng một thời điểm.

Bất cứ điều gì nhiều hơn thế đều có khả năng phản tác dụng, buộc bạn phải phân chia sự tập trung, sức lực và luyện tập cho quá nhiều thứ.

Việc xây dựng một năng lực mới rất khó và đòi hỏi sự có chủ ý và tập trung cao. Khi mọi người đặt ra quá nhiều mục tiêu, họ thường không đạt được bất cứ sự tiến bộ thực sự nào cho các mục tiêu trong số đó.

Trên thực tế, họ thường khó nhớ tới những gì họ đang cố gắng để đạt được. Việc có ít mục tiêu cụ thể hơn cho phép bạn phát triển các thói quen mới và mang lại mức độ có chủ ý phù hợp để cải thiện hiệu suất của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể có nguy cơ đặt ra quá ít mục tiêu. Khi mọi người tập trung vào việc đạt được một mục tiêu phát triển duy nhất trong bất kỳ giai đoạn cụ thể nào, họ có thể bỏ lỡ các cơ hội khác để mở rộng sức ảnh hưởng và thúc đẩy hiệu suất của bản thân.

Hầu hết chúng ta có nhiều hơn một chuyên môn mà chúng ta muốn – hoặc cần – để cải thiện hiệu suất của mình.

Khi tốc độ phát triển của các kỹ năng và vai trò đang ngày càng bùng nổ, việc chỉ theo đuổi một mục tiêu cụ thể là không đủ để đáp ứng các kỳ vọng ngày càng tăng mà nhiều tổ chức đang thực sự cần.

Hơn nữa, có một số mục tiêu để phát triển cho phép chúng ta tận dụng tốt hơn toàn bộ những kinh nghiệm mà chúng ta muốn học hỏi.

3 tháng.

Bạn hãy nghĩ đến khoảng thời gian ba tháng như một chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch và quy trình để đạt được các mục tiêu bạn đã đặt ra.

Khoảng thời gian tối ưu có thể được thay đổi (một ít) tùy thuộc vào bản chất của các mục tiêu. Tuy nhiên khoảng thời gian ba tháng thường là khoảng thời gian trung bình để các mục tiêu bắt đầu có được sự hiệu quả.

Ba tháng cung cấp đủ thời gian để bạn đạt được những sự tiến bộ rõ ràng trong các mục tiêu thông qua các chu kỳ thực hành, phản hồi và (nếu cần) các chương trình đào tạo chính thức.

Đồng thời, khoảng thời gian ba tháng cũng buộc chúng ta phải cụ thể hóa các mục tiêu của mình, điều mà nhiều nghiên cứu về việc thiết lập mục tiêu cho thấy là rất quan trọng để đạt được mục tiêu.

Đặt ra thời hạn ba tháng buộc chúng ta phải chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành các phần nhỏ có thể đạt được trong ngắn hạn, điều này cho phép chúng ta chủ động hiệu chỉnh lại hoặc chuyển hướng năng lượng của mình một cách linh hoạt trên suốt chặng đường.

3 người.

Số 3 cuối cùng đề cập đến những người sẽ giúp hoặc hỗ trợ bạn thực hiện các mục tiêu phát triển của mình.

Thông thường, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi liên hệ với ai đó để yêu cầu hoặc nhận được giúp đỡ từ họ.

Tuy nhiên, việc kêu gọi những người khác tham gia vào việc học của chúng ta lại là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện việc đạt được mục tiêu. Đơn giản là vì nó tạo ra các áp lực xã hội lành mạnh.

Xã hội hóa một mục tiêu cũng cho phép tạo ra những cơ hội để củng cố sự phát triển với những người khác.

Đó là lý do tại sao mọi người thường sẽ thấy dễ dàng giảm cân hơn hoặc tập thể dục thường xuyên hơn khi họ là một phần của một mạng lưới hỗ trợ nào đó thay vì chỉ là việc tự cố gắng để thay đổi các thói quen. Họ chia sẻ thách thức và trách nhiệm cùng nhau để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ.

Khi mỗi người ý thức được việc chia sẻ các mục tiêu để phát triển cá nhân, kết quả thường là họ có thể tạo ra một hệ sinh thái phong phú để học hỏi và phát triển, nơi mà tất cả các thành viên đều giúp đỡ lẫn nhau.

Khi nói đến số người bạn cần. Không có một giới hạn thực sự nào về số lượng người bạn có thể cần để hoàn thành các mục tiêu phát triển; trên thực tế, bạn có thể có nhiều hơn ba người nếu bạn đang ở trong một đội nhóm lớn hơn.

Tuy nhiên, việc buộc bản thân phải luyện tập với tối thiểu ba người sẽ tạo ra một kỷ luật lành mạnh trong việc hiểu rõ các kiểu hỗ trợ mà bạn thực sự cần.

Học tập có chủ đích là để tận dụng nhiều hơn những khoảnh khắc trong ngày của chúng ta.

Mọi dự án, mọi cuộc họp, mọi cuộc trò chuyện đều có thể trở thành các cơ hội để học hỏi và phát triển. Mặc dù việc học có chủ đích có thể là tự phát, nhưng nó cũng có chủ ý.

Những người học hiệu quả nhất biết họ muốn học gì và tại sao. Họ luôn tìm kiếm các cơ hội để nắm bắt và có khuynh hướng hành động. Mặc dù có thể tò mò về nhiều thứ, nhưng họ cũng biết cách tập trung để hoàn thành những công việc cụ thể.

Học tập có thể được mài dũa thông qua việc thực hành. Khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược 3x3x3 không phải là các con số mục tiêu, số tháng hoặc số người chính xác, mà là ý tưởng về một quy trình đơn giản và nhất quán để thiết lập và đạt được các mục tiêu, điều mà chúng ta có thể lặp lại trong suốt sự nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

McKinsey công bố những kỹ năng làm việc hàng đầu cho tương lai

Nghiên cứu mới đây của McKinsey Global Institute đã khám phá chi tiết tương lai của thế giới công việc. Họ đã công bố các kỹ năng cần thiết hàng đầu cho công việc trong tương lai.

McKinsey công bố những kỹ năng làm việc hàng đầu cho tương lai

Nghiên cứu cũng bao gồm các loại công việc sẽ mất đi và được tạo ra khi các công nghệ như AI được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ hơn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong khi nhu cầu về các kỹ năng chân tay sẽ giảm xuống, thì nhu cầu về các kỹ năng như kỹ năng tự nhân thức cao, kỹ năng xã hội và kỹ năng công nghệ sẽ tiếp tục tăng lên.

Dưới đây là 56 kỹ năng nền tảng liên quan đến khả năng những người lao động có việc làm, thu nhập và sự hài lòng với công việc cao hơn trong thế giới việc làm trong tương lai.

Để có được những số liệu này McKinsey đã thực hiện một cuộc khảo sát với 18.000 người ở 15 quốc gia khác nhau.

Chúng ta biết rằng công nghệ kỹ thuật số (digital technology) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm biến đổi từng ngày thế giới việc làm và lực lượng lao động ngày nay sẽ cần phải học các kỹ năng mới và học cách liên tục thích ứng với những thứ mới.

Chúng ta cũng biết rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã đẩy đi nhanh hơn quá trình chuyển đổi này. Tuy nhiên, chúng ta chưa nhận thức được các kỹ năng cụ thể nào mà người lao động trong tương lai sẽ được yêu cầu.

Nghiên cứu của McKinsey Global Institute đã xem xét các loại công việc sẽ mất đi, cũng như những công việc mới sẽ được tạo ra, khi tự động hóa, AI và robot bùng nổ.

Và kết quả là loại kỹ năng cấp cao (high-level skills) sẽ ngày càng trở nên quan trọng.

Nhu cầu về các kỹ năng chân tay và thể chất (manual and physical skills), cũng như các kỹ năng nhận thức cơ bản (basic cognitive skills) khác sẽ giảm xuống.

Và nhu cầu về các kỹ năng công nghệ, xã hội và tình cảm cũng như các kỹ năng nhận thức cao hơn (high cognitive skills) sẽ tăng lên.

Nghiên cứu đã xác định một bộ 56 kỹ năng nền tảng sẽ mang lại những lợi ích cho mọi người lao động và cho thấy rằng khả năng họ có được công việc, có thu thập cao, hài lòng với công việc cũng sẽ cao hơn.

Xác định các kỹ năng nền tảng.

Tất nhiên, vẫn sẽ có một số công việc được chuyên môn hóa. Nhưng trong một thị trường lao động tự động hóa, kỹ thuật số và năng động hơn, tất cả người lao động sẽ được hưởng lợi từ việc có một bộ kỹ năng nền tảng khi nó có thể giúp họ hoàn thành 03 tiêu chí sau đây, bất kể họ đang làm việc trong lĩnh vực hay nghề nghiệp nào:

  • Tăng thêm giá trị ngoài những gì có thể được thực hiện bởi các hệ thống tự động và máy móc thông minh.
  • Làm việc trong môi trường kỹ thuật số.
  • Liên tục thích ứng với cách thức làm việc mới và nghề nghiệp mới.

56 kỹ năng được chia thành 4 danh mục với 13 nhóm kỹ năng.

1. Danh mục kỹ năng nhận thức – Cognitive.

Danh mục này có 4 nhóm kỹ năng đó là nhóm kỹ năng tư duy phản biện (critical thinking), nhóm kỹ năng hoạnh định và các cách thức làm việc (planning & ways of working), nhóm kỹ năng giao tiếp (communication) và nhóm kỹ năng tinh thần linh hoạt (mental flexibility).

Tư duy phản biện. 

  • Giải quyết vấn đề có cấu trúc.
  • Lý luận logic.
  • Hiểu các định kiến.
  • Tìm kiếm những thông tin liên quan.

Hoạch định và các cách thức làm việc. 

  • Phát triển kế hoạch công việc.
  • Sự ưu tiên và quản trị thời gian.
  • Tư duy nhanh (agile thinking)
  • Khả năng học hỏi.

Giao tiếp.

  • Kể chuyện và nói chuyện trước công chúng.
  • Biết cách đặt câu hỏi.
  • Tổng hợp những thông điệp.
  • Nghe chủ động.

Tinh thần linh hoạt.

  • Sáng tạo và tưởng tượng.
  • Dịch chuyển kiến thức thành các ngữ cảnh khác nhau.
  • Tiếp nhận những góc nhìn cá nhân khác nhau.
  • Khả năng thích nghi.

2. Danh mục kỹ năng xã hội (đa cá nhân) – Interpersonal.

Danh mục này có 3 nhóm kỹ năng chính gồm: nhóm kỹ năng hệ thống động viên (mobilizing systems), nhóm kỹ năng phát triển các mối quan hệ (developing relationships), nhóm kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả (teamwork effectiveness).

Hệ thống động viên.

  • Hình mẫu (role modeling): Trở thành một hình tượng có thể truyển cảm hứng.
  • Đàm phán đôi bên cùng có lợi (win-win).
  • Nắm bắt được tầm nhìn có cảm hứng.
  • Nhận thức có tổ chức.

Phát triển các mối quan hệ.

  • Sự đồng cảm.
  • Truyền cảm hứng tới các niềm tin.
  • Tính nhân văn.
  • Tính xã hội.

Làm việc nhóm hiệu quả.

  • Bồi dưỡng sự toàn diện.
  • Khích lệ những nhân cách, tính cách khác nhau.
  • Giải quyết xung đột.
  • Hợp tác.
  • Huấn luyện.
  • Trao quyền, trao sức mạnh.

3. Danh mục kỹ năng tự lãnh đạo bản thân – Self-leadership.

Danh mục này có 3 nhóm kỹ năng: nhóm kỹ năng tự nhận thức và tự quản trị (self-awareness & self-management), nhóm kỹ năng tinh thần doanh nhân (entrepreneurship) và nhóm kỹ năng đạt được mục tiêu (goals achievement).

Tự nhận thức và tự quản trị.

  • Hiểu những khả năng kích hoạt và cảm xúc riêng.
  • Tự kiểm soát và có quy tắc.
  • Hiểu những điểm mạnh riêng.
  • Tính chính trực.
  • Tự hàn gắn và động viên.
  • Tự tin.

Tinh thần doanh nhân.

  • Khích lệ và nắm bắt rủi ro.
  • Thúc đẩy sự thay đổi và đổi mới.
  • Năng lượng, đam mê và lạc quan.
  • Phá vỡ những thứ xưa cũ.

Đạt được mục tiêu.

  • Quyền sở hũu và sự quyết đoán.
  • Định hướng kết quả.
  • Can đảm và kiên trì.
  • Tự phát triển.

4. Danh mục kỹ năng kỹ thuật số – Digital.

Danh mục kỹ năng kỹ thuật số được chia thành 3 nhóm kỹ năng nhỏ: nhóm kỹ năng thành thạo về kỹ thuật số và quyền công dân (digital fluency & citizenship), nhóm kỹ năng phát triển và sử dụng phần mềm (software use & development), am hiểu hệ thống kỹ thuật số (digital systems).

Thành thạo về kỹ thuật số và quyền công dân.

  • Trình độ học vấn về digital.
  • Khả năng học hỏi về Digital.
  • Sự hợp tác hay phối hợp với Digital.
  • Đạo đức Digital.

Phát triển và sử dụng phần mềm.

  • Trình độ học vấn về lập trình.
  • Thống kê và phân tích dữ liệu.
  • Tư duy tính toán.

Am hiểu hệ thống kỹ thuật số.

  • Trình độ học vấn Digital.
  • Hệ thống thông minh.
  • Trình độ học vấn về an ninh mạng.
  • Khả năng tiếp nhận và ứng dụng công nghệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google: Đầu tư vào sáng tạo – Điểm mấu chốt để chuyển đổi doanh nghiệp

Bà Susie Walker, hiện là trưởng ban giải thưởng của ‘Liên hoan Sáng tạo Quốc tế LIONS’ chia sẻ sự cần thiết của chuyển đổi sáng tạo cho sự tăng trưởng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong thời kỳ số.

sáng tạo

Khi chúng ta nghĩ về sự chuyển đổi kinh doanh, chúng ta có thể không liên hệ ngay nó với sự sáng tạo.

Trong khi thế giới marketing và quảng cáo đang thích nghi dần với martech (marketing technology) và adtech (advertising technology), ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên hệ nội tại giữa sự sáng tạo và thành công trong kinh doanh.

Trong một nghiên cứu của Forrester nhằm mục tiêu kiểm tra ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) của sự sáng tạo so với việc áp dụng martech và adtech, họ phát hiện ra rằng việc chuyển 19 tỷ USD đầu tư từ công nghệ sang sáng tạo trong sáu năm sẽ làm tăng ROI lên đến 18% – lợi nhuận tiềm năng là 66 tỷ USD.

Mặc dù nghiên cứu được thực hiện ở thị trường Mỹ, tuy nhiên, xét về mặt logic thì kết quả này có thể được kỳ vọng tương tự ở những nơi khác trên thế giới.

Sự sáng tạo là động lực lớn nhất của sự phát triển không ngừng nghĩ. Khi được thực hiện tốt, tác động của nó đối với doanh nghiệp có thể được cảm nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau;

Nó cải thiện sức khỏe thương hiệu về lâu dài, hỗ trợ tăng doanh số bán hàng, thay đổi hành vi của người tiêu dùng hoặc nhận thức về thương hiệu.

Sáng tạo và hiệu quả marketing.

Vài năm trước, McKinsey đã cùng với Cannes LIONS thực hiện nghiên cứu mối liên hệ giữa sự sáng tạo và kết quả kinh doanh.

Cùng với nhau, họ đã phát triển chỉ số ACS (Awards Creativity Score – tạm dịch là chỉ số sáng tạo được công nhận và trao giải), như một cách để hiểu các doanh nghiệp đoạt giải thưởng hoạt động như thế nào ở các thị trường khác nhau.

Tóm lại, nhóm nghiên cứu sẽ cho điểm một thương hiệu dựa trên sự sáng tạo của họ.

Khi McKinsey xem xét kết quả tài chính của các công ty có điểm ACS cao, họ nhận thấy những công ty này vượt trội hơn hẳn so với các công ty cùng ngành về mức độ tăng trưởng doanh thu hữu cơ và biên lợi nhuận.

Điều này có thể rút ra kết luận rằng đầu tư vào sáng tạo chất lượng cao có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận của một doanh nghiệp nhất định.

Hãy hình dung lại vai trò của sự sáng tạo.

Chuyển đổi kinh doanh sáng tạo là sự sáng tạo thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên – tư duy sáng tạo làm thay đổi cách doanh nghiệp tổ chức, cách mọi người làm việc và cách khách hàng tương tác với họ.

Chúng ta đang nhận thấy rằng các doanh nghiệp đang trải qua quá trình thay đổi và sáng tạo lại các hoạt động nội bộ để tạo ra hiệu quả và cải thiện năng suất.

Họ tăng cường sự trung thành và kết nối với người tiêu dùng theo những cách mà chúng ta có thể chưa từng thấy trước đây.

Họ đang đầu tư vào những cách làm việc mới để chứng minh cho sự phù hợp của doanh nghiệp của họ trong tương lai – từ dịch vụ khách hàng, trải nghiệm của nhân viên, đến mô hình kinh doanh đều đang được tái cơ cấu lại để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.

Quay trở lại vào năm 2018, Giám đốc điều hành của WPP, Mark Read, đã chia sẻ rằng họ “về cơ bản định vị lại WPP như một công ty chuyển đổi sáng tạo”, trong khi Accenture Interactive (một công ty tư vấn thuộc Top Fortune Global 500) tuyên bố rằng họ đang “hình dung lại hoạt động kinh doanh thông qua trải nghiệm”.

Sự sáng tạo thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Trong vài năm qua, chúng ta đã bắt đầu thấy những tác phẩm xuất hiện tại Cannes LIONS thể hiện sự thay đổi kinh doanh hữu hình này.

Chẳng hạn như tác phẩm Today at Apple, công ty đã nhận được giải Titanium Lion và giải Brand Experience & Activation Grand Prix vào năm 2018, hay Volts by Volvo, đều là những ví dụ tuyệt vời về việc các thương hiệu đang thực hiện chuyển đổi bền vững các chức năng kinh doanh cốt lõi của họ.

Để khuyến khích cách tiếp cận này, Cannes LIONS cũng sẽ trao giải LIONS cho việc chuyển đổi kinh doanh sáng tạo lần đầu tiên trong các liên hoan của mình.

Tại LIONS Live, Giám đốc sáng tạo của DDB, Ari Weiss cho biết, “Tôi nghĩ rằng sự hỗn loạn là cách thế giới giữ cho chúng ta trung thực và buộc chúng ta sử dụng sự sáng tạo để phát triển. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trên đà chứng kiến ​​một số giải pháp sáng tạo nhất mà thế giới chưa từng thấy trước đây ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách thúc đẩy sự đa dạng hoá doanh nghiệp của bạn từ các thương hiệu lớn (P1)

Tất cả chúng ta đều biết: sự đa dạng trong các tổ chức dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, ý tưởng mạnh mẽ hơn, mức độ tương tác của khách hàng lớn hơn và hiệu quả tài chính cao hơn.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty nằm trong top đầu về tính đa dạng giới tính hoặc chủng tộc hay sắc tộc đều có nhiều khả năng có lợi nhuận tài chính cao hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia của họ.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các công ty có sự bình đẳng cao hơn ở nơi làm việc của họ có tư duy kinh doanh sáng tạo và phát triển hơn đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo xem xét các bước để thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức của họ, điều quan trọng là họ phải biết rằng có vô số công ty khác đang vật lộn với những quyết định tương tự.

Tại Google và các công ty toàn cầu lớn khác như Amazon, Ford, Omnicom, Nestlé, Accenture và GSK cũng không là ngoại lệ.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu từ các thương hiệu toàn cầu được chia sẻ bởi Google có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng đó mà bạn có thể tham khảo:

Tip #1: Hãy khen ngợi.

Để đạt được những sự thay đổi thực sự, chúng ta phải khuyến khích các cá nhân tự thúc đẩy bản thân và nói chuyện cởi mở về những thành tựu của họ.

Bà Koro Castellano, CEO của Prime Video chia sẻ: “Nếu chúng ta không tự lên tiếng, những thành tích của chúng ta sẽ hầu như không được chú ý.”

“Chúng ta với tư cách là những nhà lãnh đạo thì cần phải đi đầu làm gương. Nếu chúng ta có thể nói một cách cởi mở về những thành tích của mình ở nơi làm việc, các nhóm của chúng ta sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng và được trao quyền để làm chính xác những điều tương tự.”

Các chuẩn mực về văn hóa hay sự khiêm tốn về giới thường ngăn cản mọi người thừa nhận và thể hiện những thành tựu của chính họ. Và chính điều này đã kìm hãm các cá nhân và công ty ở khắp mọi nơi.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phải khuyến khích các thành viên trong đội nhóm của họ lên tiếng.

Bà Rekha Menon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành cấp cao của Accenture tại Ấn Độ cho biết bà muốn “chú ý” đến các cá nhân trong tổ chức, những người đang do dự và họ biết rằng họ có thể tự tin và nói về kỹ năng của mình.

Một mẹo thiết thực nhất cho các nhà quản lý là: Khuyến khích các thành viên trong đội nhóm thảo luận về các thành tích của họ với một đồng nghiệp mà họ tin tưởng.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ‘nhóm ít được đại diện’ trong tổ chức của bạn. Chỉ một hành động đơn giản này thôi cũng có thể thúc đẩy sự tự tin đáng kể của các cá nhân từ đó giúp hiệu suất làm việc của họ cũng sẽ tăng lên.

Tip #2: Không phải là khoe khoang nếu nó dựa trên sự thật.

Bà Castellano đến từ Amazon cho biết bà đã có một khoảnh khắc tuyệt vời khi nghe lời khuyên: “Không phải là khoe khoang nếu nó dựa trên sự thật”.

Cái nhìn sâu sắc này từ phong trào #IamRemarkable có thể dẫn đến sự thay đổi tư duy ở cấp độ cá nhân lẫn tổ chức.

Bà Castellano nói:

“Điều đó đã ảnh hưởng đến tôi. Chúng ta quen dựa vào dữ liệu và sự thật khi chúng ta bảo vệ các dự án và sáng kiến của mình.

Nhưng, thật kỳ lạ, chúng ta đã không làm như vậy khi nói về bản thân hoặc về thành tích của chính mình. Chúng ta có xu hướng ‘phớt lờ’ đi điều đó. Chúng ta đã mắt kẹt với những quy tắc khiêm tốn đầy sai lầm này.”

Các nhà lãnh đạo nên khuyến khích đội nhóm của họ nói về thành tích của họ dựa trên sự thật và điều này nên được thực hiện thường xuyên.

Bà Castellano nói thêm: “Tự quảng cáo bản thân nên trở thành một thói quen thay vì đó chỉ là một hành động nhất thời.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips