Skip to main content

Thẻ: Nielsen

Nielsen: 78% người mua hàng trên các nền tảng số tại Việt Nam là nhân viên văn phòng

Theo báo cáo mới đây của Nielsen, có đến 78% người mua hàng trên các nền tảng số tại Việt Nam là nhân viên văn phòng và trong đó đa số là nữ.

Tại sự kiện thương mại điện tử do TikTok tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, bà Lê Minh Trang, đại diện công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, đánh giá nền kinh tế số có thể coi là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam.

Trong số này, thương mại điện tử (eCommerce) là một trong những mảng lớn nhất. Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2023 của Bộ Công Thương, từ 2018 đến 2023, tăng trưởng của quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử liên tục ở mức hai con số, từ 16% đến 25%, trong đó năm 2023 có thể đạt quy mô 20,5 tỷ USD.

Để làm rõ hơn chân dung người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam, Nielsen năm 2023 cũng đã khảo sát người tiêu dùng tại bốn thành phố lớn gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng. Kết quả cho thấy, người mua hàng online đa phần là người trẻ, tuổi trung bình 31, trong đó 58% là nữ, 83% có trình độ đại học trở lên.

Về nghề nghiệp, 78% người mua hàng trực tuyến là nhân viên văn phòng, trong khi chỉ 12% là lao động  tự do, 6% là sinh viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn người mua hàng online đã kết hôn, với tỷ lên 71%, và 68% có thu nhập hộ gia đình trên 15 triệu đồng.

Một xu hướng lớn cũng được Nielsen chỉ ra là Shoppertainment, tức giải trí kết hợp mua sắm, điển hình là phát trực tiếp (livestream) trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Hình thức này nở rộ thời gian qua, thu hút người dùng bởi khả năng dễ tương tác với bên bán, xem sản phẩm chi tiết và có nhiều phiên mang tính giải trí cao. 64% người được hỏi nói đã mua hàng “vô thức” khi xem livestream.

Tại sự kiện, đại diện TikTok đánh giá xu hướng mua sắm kết hợp giải trí, cùng video ngắn có tác động đến hành vi mua hàng của người dùng. Theo thống kê của đơn vị này đến hết tháng 11/2023, có hơn 2,8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam đang hoạt động trên nền tảng.

Dc dù sự tiện lợi khi mua sắm cùng sự phong phú của sản phẩm là yếu tố chính thúc đẩy mua hàng trực tuyến, người dùng trong nước cũng có nhiều lo ngại, đặc biệt về chất lượng sản phẩm.

84% người được khảo sát lo ngại chất lượng hàng hóa cũng như việc không thể kiểm tra sản phẩm, trong khi 68% lo ngại yếu tố về giao hàng như chi phí cao, thời gian kéo dài. 59% cho biết họ không tin tưởng người bán hàng trực tuyến hoặc từng có trải nghiệm không tốt.

Ngành hàng công nghệ là một trong những ngành có mức giảm lớn nhất, do người dùng hiện có thể dễ dàng ra cửa hàng để trải nghiệm thực tế và xem kỹ hơn sản phẩm trước khi mua.

Xem thêm:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnExpress

YouTube hợp tác với Nielsen để mở rộng khả năng đo lường trên CTV

Khi thời gian xem video trên các TV được kết nối (CTV) tiếp tục tăng lên, YouTube vừa thông báo hợp tác với Nielsen nhằm mục tiêu mở rộng khả năng đo lường quảng cáo.

YouTube hợp tác với Nielsen
YouTube hợp tác với Nielsen để mở rộng việc đo lường trên CTV

Mặc dù các số liệu cho thấy người dùng đang dành nhiều thời hơn để tiêu thụ video kỹ thuật số trên những chiếc TV được kết nối, YouTube cũng đang xây dựng nhiều cách thức hơn để chứng minh tính minh bạch cho các nhà quảng cáo.

Bằng cách hợp tác với Nielsen, YouTube sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà quảng cáo để đo lường tổng số đối tượng mục tiêu được tiếp cận thông qua các chiến dịch YouTube trên CTV.

Theo giải thích của YouTube:

“Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt công cụ xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số (Nielsen Digital Ad Ratings) và xếp hạng chiến dịch (Comscore Campaign Ratings) để giúp bạn dễ dàng đo lường các chiến dịch YouTube trên CTV của mình. Năm nay, YouTube CTV và YouTube TV sẽ có mặt trong Nielsen Total Ad Ratings (TAR) tại Mỹ.

Bản cập nhật mới sẽ bao gồm việc loại bỏ sự trùng lặp trong không gian quảng cáo YouTube (Inventory) trên tất cả các nền tảng như CTV, máy tính, thiết bị di động và TV tuyến tính (TV truyền thống không được kểt nối internet).”

Nói một cách dễ hiểu hơn, YouTube sẽ cung cấp các so sánh trực tiếp về phạm vi tiếp cận quảng cáo của nhà quảng cáo trên các chiến dịch TV truyền thống với YouTube CTV, số liệu được xác minh độc lập bởi Nielsen.

“Bạn cũng sẽ thấy các chỉ số của thiết bị CTV trong nguồn cấp dữ liệu của mô hình truyền thông kết hợp (MMM), thứ có thể giúp bạn đo lường kết quả bán hàng từ các tác động của các chiến dịch YouTube CTV.

Để làm cho quá trình phân tích dữ liệu được nhanh hơn cho khách hàng và dễ dàng hơn cho các đối tác đo lường của chúng tôi, chúng tôi đã khởi chạy một nền tảng dữ liệu mới cho các nhà cung cấp và nhà quảng cáo MMM để họ có thể yêu cầu dữ liệu, theo dõi trạng thái của các yêu cầu và lấy dữ liệu trực tiếp.”

Theo YouTube, vào năm 2021, YouTube CTV ghi nhận hơn 120 triệu người dùng hiện đang sử dụng nội dung của họ hàng tháng (MAU), và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

YouTube hợp tác với Nielsen
Source: eMarketer.

Ngoài ra, phạm vi tiếp cận thực tế của YouTube CTV có thể cao hơn khi các số liệu của Nielsen cho thấy hiện có khoảng 26% người dùng trên 18 tuổi đang xem YouTube cùng nhau trên màn hình TV.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nielsen & TikTok SEA Report: Định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok trong 2022

Nielsen vừa kết hợp với TikTok cho ra mắt báo cáo định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok trong 2022 và hơn thế nữa.

Nielsen & TikTok SEA Report: Định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok 2022
ShutterStock

Theo số liệu từ TikTok và Nielsen, vào năm 2021, TikTok có hơn 240 triệu người dùng tại khu vực Đông Nam Á (SEA), tạo ra hơn 800 triệu video và hơn một nghìn tỷ lượt xem trên nền tảng mỗi tháng.

Nắm bắt được điều này, những người làm marketing đã bắt đầu tận dụng được các cơ hội để nâng cao nhận thức về thương hiệu cũng như mức độ tương tác với người tiêu dùng của họ.

Bằng cách sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) và phân tích theo hướng dữ liệu (data-driven insights), TikTok đã kết hợp với Nielsen nhằm mục tiêu khám phá ra cách các thương hiệu có thể tối ưu hoá tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên chi tiêu quảng cáo (ROAS).

Tại sao ROAS lại quan trọng.

ROAS (return-on-advertising spend) là thước đo hiệu quả truyền thông cho biết mức doanh thu tăng thêm có được trên mỗi đơn vị ngân sách quảng cáo đã được chi tiêu.

ROAS là chỉ số chính mà người làm marketing hay quảng cáo sử dụng để đo lường tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) cho các chiến dịch quảng cáo, họ sử dụng chỉ số này để xem liệu các chiến dịch hay ngân sách mà họ đã chi tiêu có thực sự mang lại doanh số bán hàng cho doanh nghiệp hay không.

Theo báo cáo “Dự báo các xu hướng tiêu dùng chính trong năm 2022” của GWI, một trong những thách thức lớn nhất của các marketer trong năm 2022 là dành được sự chú ý ngày càng giảm của người tiêu dùng trong bối cảnh mới.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số hay số hoá doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh này sẽ ngày càng gay gắt hơn, và khi này, doanh nghiệp sẽ tập trung theo dõi ROAS nhiều hơn để đảm bảo các chiến lược truyền thông của họ đang được triển khai một cách hiệu quả.

Những mẹo nhỏ mà các nhà quảng cáo hay nhà tiếp thị có thể sử dụng để tối đa hóa ROAS trên TikTok.

Theo dữ liệu báo cáo của Nielsen, các thương hiệu có thể khám phá nhiều giá trị mới trên TikTok để thúc đẩy tăng trưởng vào năm mới 2022.

Cụ thể, các hình thức quảng cáo có trả phí (paid media) trên TikTok mang lại ROAS cao hơn 1,6 lần so với các nền tảng khác. Điều quan trọng ở đây là hãy nghĩ về TikTok như một nền tảng có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh thông qua phương thức tiếp cận toàn kênh (full funnel marketing).

Các nhà quảng cáo hay thương hiệu cần nhìn xa hơn các chỉ số như nhận thức về thương hiệu (brand awareness) hay mức độ tương tác, đồng thời lập chiến lược cho các hoạt động marketing tại các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng như ‘Cân nhắc’, ‘Mua hàng’ và cả ‘Ủng hộ’ (sau mua hàng), với các chiến dịch quảng cáo đa định dạng.

Trên thực tế, số liệu phân tích của Nielsen cũng chỉ ra rằng ROAS của các thương hiệu có thể tăng gấp đôi từ các chiến dịch quảng cáo có trả phí với định dạng ‘Thử thách gắn hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge – HTC).

HTC là một trong những định dạng quảng cáo đã thúc đẩy ROAS tốt nhất tại khu vực Đông Nam Á trong những năm vừa qua và khiến nó trở thành tùy chọn quảng cáo được ưu tiên số một khi nói đến các mục tiêu gia tăng doanh số bán hàng.

Các mẹo chính mà nhà quảng cáo có thể sử dụng:

Bằng cách kết hợp nhiều định dạng quảng cáo trong chiến dịch, các thương hiệu có thể chứng kiến mức tăng ROAS lên tới 12%.

Để có thể tận dụng được sức mạnh tổng hợp của phương pháp tiếp cận “đa sắc thái quảng cáo”, nhà quảng cáo thể kết hợp các chiến dịch HTC với các quảng cáo hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) để tối đa hóa khả năng tiếp cận và tương tác với người dùng.

Vào năm 2021, TikTok đã ra mắt một loạt các định dạng quảng cáo mới như quảng cáo bộ sưu tập (Collection Ads) hay quảng cáo động (Dynamic Showcase Ads), bạn có thể xem thêm tại Link.

Tiếp đó, cũng theo dữ liệu phân tích, Nielsen nhận thấy rằng các chiến dịch quảng cáo kéo dài hơn 7 tuần đã có thể thúc đẩy ROAS cao hơn đến 14%, đồng thời, các thương hiệu chạy ít nhất từ 2 đến 3 chiến dịch HTC trong 1 năm có ROAS cao hơn 20% so với các thương hiệu chỉ chạy một chiến dịch (hoặc không chạy).

Bạn có thể tải đầy đủ bản báo cáo tại: Nielsen & TikTok SEA Report 2022

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Đường đến doanh số tỷ USD của Con Cưng

Sau khoảng 10 năm tăng trưởng mạnh về số cửa hàng và doanh thu, Con Cưng tiếp tục đặt mục tiêu đạt doanh số 1 tỷ USD năm 2023 và chiếm 30% thị phần vào năm 2025.

Khi tầng lớp trung lưu tăng nhanh kéo theo yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, những nhà bán lẻ như Con Cưng cần nhiều cơ sở để đáp ứng cũng như hoàn thành tham vọng chiếm lĩnh thị trường.

Tiềm năng ngành hàng tiêu dùng mẹ và bé.

Với quan niệm “con cái là của để dành”, người châu Á thường dùng phần nhiều tài sản đầu tư vào việc nuôi dạy trẻ.

Họ dành những điều tốt nhất trong khả năng, thậm chí chuẩn bị tài sản cho con khi trưởng thành. Ngay cả thời điểm nhiều khó khăn và biến động như dịch Covid-19, không ít gia đình vẫn cố gắng tìm kiếm sản phẩm chất lượng cao.

Chị Hà Minh (29 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) vốn không mấy để tâm đến nguồn gốc thực phẩm hay chất liệu vật dụng hàng ngày. Tuy nhiên từ khi sinh con gái đầu lòng cuối năm 2020, chị bỏ ra phần lớn thời gian để tìm hiểu và tham khảo những sản phẩm tốt cho bé.

“Tôi luôn ưu tiên thực phẩm hữu cơ và đồ dùng, quần áo nguồn gốc rõ ràng, làm từ chất liệu thân thiện, không gây kích ứng da.

Những năm đầu đời của con rất quan trọng, vợ chồng tôi không ngại đầu tư để bé phát triển tốt nhất. Cả khi dịch bệnh bùng phát khiến nguồn hàng hạn chế, tôi cũng cố gắng tìm kiếm địa chỉ uy tín chứ không mua đại”, chị Hà Minh chia sẻ.

Chị Hà Minh là một trong nhiều bà mẹ Việt sẵn sàng đầu tư sản phẩm chất lượng cho con. Truyền thống này kết hợp số lượng trẻ sinh ra hàng năm tăng tạo động lực cho ngành hàng tiêu dùng mẹ và bé tăng trưởng.

Theo BSC, dân số Việt Nam hơn 98 triệu và dự báo đạt 106 triệu năm 2050, với tốc độ tăng trưởng 1-2%/năm. Đây là dấu hiệu tốt cho các nhà bán lẻ khi tổng thị trường mở rộng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Thị trường tiêu dùng bán lẻ sôi động.

Ngành tiêu dùng bán lẻ Việt được dự báo ngày càng sôi động khi thu nhập người dân dần ổn định và tăng mức chi tiêu.

Số liệu từ BSC cho thấy, doanh thu bán lẻ quý III/2020 phục hồi tốt và kỳ vọng về mức 10,2%-10,5% năm nay. Cũng theo BMI, tăng trưởng chi tiêu hộ gia đình sẽ phục hồi mạnh lên 9.69% YoY (chỉ số đo lường qua từng năm).

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm do Bộ Công thương công bố đạt 1.985 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nielsen ước tính, doanh thu thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho mẹ và bé tại Việt Nam có thể đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 30-40%. Nhu cầu lớn trở thành động lực cho ngành tiêu dùng bán lẻ.

Đường đua tiêu dùng bán lẻ tại Việt Nam ngày càng tăng nhiệt khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy tiềm năng và gia nhập cuộc chơi. Điển hình, chuỗi Con Cưng nhận vốn lần đầu của Quỹ Daiwa-SSIAM II, trợ lực cho thương hiệu này vào top dẫn đầu quy mô.

Theo kết quả khảo sát của Nielsen tháng 7/2019, Con Cưng trở thành Chuỗi cửa hàng mẹ và bé được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Đến nay, doanh nghiệp này có gần 500 cửa hàng trên cả nước, phục vụ hơn 6 triệu phụ huynh. Trung bình mỗi tháng, chuỗi bán lẻ cung cấp gần 400.000 gói tã; hơn 2,5 triệu sản phẩm sữa và dinh dưỡng các loại cho mẹ bầu, trẻ nhỏ.

Với thế mạnh sẵn có, Con Cưng có nhiều cơ hội mở rộng thị phần khi người Việt ngày càng chuộng hàng nội địa uy tín.

Nghiên cứu của Nielsen cho thấy, người tiêu dùng Việt ưu tiên hơn với sản phẩm địa phương. Cụ thể, 17% người cho biết chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% chia sẻ đa phần mua của nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%).

Nền móng cho đích đến doanh số tỷ USD.

Con Cưng ra đời năm 2011 – giai đoạn ngành bán lẻ và thương mại điện tử bắt đầu lên ngôi. Dù chịu tác động không nhỏ từ suy thoái kinh tế thế giới, thị trường Việt Nam thời điểm này được đánh giá phát triển ổn định và đầy hấp dẫn với nhà bán lẻ nước ngoài.

Sau khi nhận khoản đầu tư năm 2016, chuỗi bán lẻ đẩy mạnh mở rộng thị trường và ghi nhận mức tăng trưởng phi mã.

Số cửa hàng tăng từ 100 năm 2016 lên 400 năm 2020, với hơn 2.000 mặt hàng tại 45 tỉnh của Việt Nam. Cũng giai đoạn này, tổng tài sản Con Cưng tăng 9 lần, đạt 1.610 tỷ đồng.

Từ người tiên phong cung cấp sản phẩm cho mẹ và bé tại Việt Nam, chuỗi bán lẻ nhanh chóng được biết đến và trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình.

Khi dịch bùng phát, nền kinh tế lao đao, nhưng Con Cưng vẫn tăng trưởng với doanh số 3.812 tỷ và lợi nhuận trước thuế đạt 86 tỷ trong năm 2020, tăng hơn 4 lần so với năm trước. Dự kiến, năm nay doanh nghiệp đạt mức doanh số 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 250 tỷ đồng.

Lời giải đầu tiên cho hành trình hơn 10 năm phát triển và vượt thăng trầm của Con Cưng là không ngừng đổi mới, ứng biến linh hoạt và áp dụng công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh hoạt động mua sắm trực tuyến lên ngôi, chuỗi bán lẻ đầu tư mạnh cho mảng online.

Đồng thời, trải nghiệm tiêu dùng được chú trọng với dịch vụ giao nhanh trong 30 phút. Chiến lược thức thời giúp doanh thu online toàn chuỗi đạt gần 200 tỷ đồng/tháng trong giai đoạn giãn cách.

Một trong những điều doanh nghiệp này làm tốt, thu hút người dùng nằm ở việc hợp tác thương hiệu uy tín trong và ngoài nước mà không phải qua đơn vị phân phối trung gian, đảm bảo chất lượng sản phẩm chính hãng đến tay khách hàng.

Con Cưng cũng ngày càng tạo uy tín với các dòng cao cấp, đáp ứng nhu cầu khắt khe. Trong bối cảnh tỷ lệ người thuộc giới trung lưu Việt tăng nhanh, thu nhập và chất lượng sống cải thiện, đây được xem như chìa khóa mở cánh cửa thành công.

Nhìn lại chặng đường 10 năm, ông Lưu Anh Tiến – đồng sáng lập kiêm CEO Con Cưng – chia sẻ: “Một thập kỷ đã khép lại và Con Cưng đã sẵn sàng cho hành trình 10 năm phía trước với những bước đi mới tràn ngập sáng tạo, mở rộng mạnh mẽ.”

Doanh nghiệp này thể hiện tham vọng lớn với kế hoạch đạt doanh số 1 tỷ USD vào 2023; chiếm 30% thị phần để đạt doanh số 2 tỷ USD năm 2025, trong đó ít nhất 30% đến từ thương mại điện tử.

Con số này không nhỏ so với doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng cho mẹ và bé tại Việt Nam. Thế nhưng với nền tảng xây dựng từ khi thành lập và không ngừng củng cố, nhiều nhà đầu tư đánh giá tham vọng của Con Cưng hoàn toàn khả thi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

5 cách thương hiệu có thể thúc đẩy sự tăng trưởng thông qua video

2020 là năm đã đánh dấu tốc độ tăng trưởng kỷ lục của lượng người xem video.

Hơn bao giờ hết, mọi người trên khắp thế giới đang sử dụng các nền tảng phát trực tuyến làm kênh chính để xem video.

Chúng ta với tư cách là những người làm marketing, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Có lẽ, một trong những cách ‘khôn ngoan’ nhất mà chúng ta có thể làm đó là học hỏi từ chính các thương hiệu đã chuyển đổi thành công cách tiếp cận video của họ để thúc đẩy kết quả hay sự tăng trưởng.

Và dưới đây là 05 cách mà các nhà quảng cáo đang điều chỉnh để thúc đẩy kết quả:

1. Tiếp cận người tiêu dùng đúng vị trí: phát trực tuyến.

Mọi người đang xem video kỹ thuật số ở một con số kỷ lục.

Theo một nghiên cứu của Nielsen do Google ủy quyền, YouTube đã tiếp cận những người lớn từ 18 đến 49 tuổi ở Mỹ nhiều hơn nhiều lần so với tất cả các mạng lưới truyền hình tuyến tính khác cộng lại vào tháng 3 năm 2020.

Cũng cùng tháng đó, thời gian xem YouTube và YouTube TV trên màn hình TV đã tăng 80% so với năm ngoái.

Nhìn chung, các thương hiệu đang hướng tới việc tận dụng tối đa cách tiếp cận những đối tượng mục tiêu trên các màn hình lớn hơn.

Ví dụ: khi COVID-19 buộc phải đóng cửa các đại lý xe hơi trên khắp Canada, Kia đã nhận ra quy mô và sức ảnh hưởng mà họ có thể đạt được thông qua TV được kết nối trên YouTube, kết quả là, lượng khách hàng tiềm năng kỹ thuật số (digital lead) của họ tăng 16% và thị phần tăng 15%.

Cũng tương tự, khi thể thao trực tiếp ‘nở rộ’ vào mùa hè tại thị trường Mỹ, Sonos đã đầu tư vào YouTube TV để tiếp cận người hâm mộ thể thao trong các trận đấu trực tiếp và kết nối khi mọi người đang xem nội dung trên YouTube.

Chiến dịch này đã giúp Sonos đạt được tăng trưởng doanh thu ở mức hai con số trong quý với + 16% và tăng 67% doanh thu trực tiếp từ người tiêu dùng so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Tập trung vào thương mại điện tử.

Để đáp ứng với những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi mua sắm, các thương hiệu đã nhanh chóng chuyển sang thương mại điện tử để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng trong suốt hành trình mua hàng.

Từ khắp nơi trên thế giới, video trực tuyến đang chứng tỏ khả năng thúc đẩy hiệu suất của mình. Một nghiên cứu mới cho thấy 70% người xem video ở Mỹ, Mexico và Colombia nói rằng họ đã mua một thương hiệu do nhìn thấy nó trên YouTube.

Khi đối mặt với việc đóng cửa các cửa hàng, thương hiệu Kiehl’s của L’Oréal USA đã tái sử dụng những quảng cáo video hiện có, kết hợp với các thông điệp kịp thời và chạy chiến dịch TrueView trên YouTube, kết quả là tỷ lệ chuyển đổi của họ đã tăng hơn 4 lần so với các chiến thuật khác.

Gucci đã thu hút 45.000 lượt truy cập vào website của mình nhờ sự kết hợp thông minh giữa các định dạng quảng cáo mang tính hành động. quảng cáo video theo trình tự, bao gồm ‘TrueView for shopping’.

3. Kết hợp các nguyên tắc cơ bản của sáng tạo với các định dạng quảng cáo mang tính đổi mới.

Trong những ngày đầu của đại dịch, các thương hiệu đã có rất nhiều câu hỏi về việc làm thế nào để xây dựng những mẫu quảng cáo phù hợp nhất, hiệu quả nhất trong những thời điểm đầy bất ổn này.

Mặc dù các thương hiệu không nhất thiết phải tạo ra các quảng cáo liên quan trực tiếp đến Covid-19 để thúc đẩy kết quả, nhưng hầu hết các thương hiệu đều nhận ra nhu cầu về sự nhanh nhạy và sáng tạo để trở nên phù hợp hơn với nhu cầu và suy nghĩ của mọi người.

Các thương hiệu đã thúc đẩy sức ảnh hưởng bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo, các định dạng quảng cáo có liên quan để phản hồi và tiếp cận một cách gần gũi và nhanh nhất với khách hàng của họ.

4.Tăng cường xây dựng thương hiệu.

Thông thường, các khoản đầu tư xây dựng thương hiệu dài hạn sẽ bị cắt giảm đầu tiên trong những thời kỳ khủng hoảng, ngay cả khi chúng rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong một nghiên cứu do Nielsen và YouGov thực hiện dưới sự uỷ quyền của Google bằng cách phân tích dữ liệu bán hàng và thương hiệu trên 20 thương hiệu CPG (Consumer Package Goods) khác nhau.

Google nhận thấy rằng quảng cáo mang lại ROI cao hơn 84% khi tính đến các tác động lâu dài của chỉ số Brand Lift (sức ảnh hưởng của các chiến dịch truyền thông lên sức khoẻ của thương hiệu) lên doanh số bán hàng.

Nói cách khác , đối với mỗi đô la lợi tức ngắn hạn trên chi tiêu quảng cáo (ROAS), những thay đổi trong giá trị tài sản thương hiệu mang lại thêm 0,84 đô la.

5. Mở rộng phương thức đo lường của bạn để nâng cao kết quả.

Cho dù mục tiêu của bạn là bán hàng trong ngắn hạn hay xây dựng thương hiệu trong dài hạn, việc đo lường chưa bao giờ quan trọng hơn thế.

Một chỉ số sẽ không bao giờ phù hợp với tất cả hay trong mọi giai đoạn, đặc biệt là trong một năm mà sự thay đổi và bất ổn đã tác động đến mỗi thị trường theo một cách khác nhau.

Tuy nhiên, một điều may mắn là các nhà tiếp thị đang trở nên tốt hơn trong việc đánh giá những gì hay chỉ số nào đang hoạt động và nhanh hơn trong việc tối ưu hóa một cách nhanh chóng.

PepsiCo đã chấp nhận một cách tiếp cận toàn cầu mới trong việc đo lường, thay đổi cách họ sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp (MMM – Marketing Mix Modelling) và làm nhiều việc hơn nữa với các nghiên cứu quảng cáo của Nielsen để có được cái nhìn rõ ràng hơn về kết quả mang lại của video cũng như xác định mức độ không hiệu quả của một số phương tiện truyền thông nhất định. (media buying).

Tại Pakistan, Nestlé đã sử dụng MMM để làm rõ một số giả định lâu nay trong khu vực, họ phát hiện ra mức tăng 67% doanh thu trên mỗi đô la trên YouTube TV.

Giờ đây, các thương hiệu không chỉ hiểu rõ hơn về các chiến thuật của chiến dịch, họ đã chuyển sang phương pháp tiếp cận thực sự tập trung vào dữ liệu thay vì dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để thúc đẩy các quyết định của phương tiện truyền thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bảng xếp hạng quảng cáo số của Nielsen bắt đầu triển khai cho YouTube CTV

YouTube và Nielsen triển khai các phương pháp đo quảng cáo mới khi lượng người xem YouTube CTV  tiếp tục tăng trưởng.

Vào năm 2020, nhiều người hơn bao giờ hết đã phát trực tuyến YouTube trên TV (CTV).

Điều này một phần là do mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà do đại dịch, dẫn đến nhiều người hơn chọn xem YouTube trên màn hình TV.

Theo dữ liệu nội bộ của YouTube, vào tháng 12 năm 2020, có 1/4 số người xem YouTube trên màn hình TV.

Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây của Google cũng đã chỉ ra rằng các chiến dịch trên YouTube CTV đang thúc đẩy ngày càng nhiều lượng người xem hơn so với máy tính để bàn và thiết bị di động.

Sau khi tận dụng YouTube CTV cho một chiến dịch gần đây, Bà Christina Seidner, Giám đốc thương hiệu cấp cao (Senior Brand Manager) của Kimberly-Clark lưu ý:

“Chúng tôi tin rằng YouTube CTV sẽ thúc đẩy chiến dịch ‘Pull-Up’ của chúng tôi theo cách tiết kiệm chi phí khi khách hàng của chúng tôi ngày càng chuyển sự quan tâm từ TV truyền thống sang các nền tảng phát trực tuyến.

Những gì chúng tôi nhận thấy đúng cho YouTube nói chung và đúng cho YouTube CTV nói riêng – điều này cũng mang đến một phạm vi tiếp cận độc đáo hơn cho TV.”

Lượng người xem ngày càng tăng của CTV tạo cơ hội mới cho các nhà quảng cáo.

Tuy nhiên, chũng ta có thể hiểu được rằng, nhiều nhà quảng cáo vẫn còn sự lưỡng lự về quảng cáo trên CTV do những khó khăn trong việc đo lường và phân bổ.

YouTube đã thừa nhận tầm quan trọng của việc đo lường trên CTV và do đó, giờ đây đã cho phép các nhà quảng cáo có thể tận dụng bảng số liệu xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen để đo lường các chiến dịch trên YouTube CTV của họ.

Điều này xảy ra sau thông báo của Nielsen vào tháng 10 năm 2020 rằng họ sẽ bắt đầu đo lường YouTube CTV vào đầu năm 2021.

Bảng xếp hạng quảng cáo Nielsen là gì?:

“Xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen cung cấp cái nhìn toàn diện về đối tượng của quảng cáo trên máy tính, thiết bị di động cũng như các thiết bị được kết nối theo cách có thể so sánh với bảng xếp hạng TV của Nielsen.

Được hỗ trợ bởi bộ dữ liệu người tiêu dùng lớn nhất trên thế giới, bảng xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen là tiêu chuẩn ngành mới để đo lường những đối tượng kỹ thuật số.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips