Skip to main content

Thẻ: phân tích

Phân tích kinh doanh là gì? Lợi ích của phân tích kinh doanh

Cùng tìm hiểu các khái niệm như phân tích kinh doanh là gì, các lợi ích của việc phân tích kinh doanh, những loại hình phân tích kinh doanh và hơn thế nữa.

phân tích kinh doanh là gì
Phân tích kinh doanh là gì? Lợi ích của phân tích kinh doanh

Biến dữ liệu thành doanh thu giờ đây không phải là điều chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Nhờ có các phần mềm và các công cụ phân tích kinh doanh dễ sử dụng, quá trình phân tích và xử lý dữ liệu hiện đang trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Phân tích kinh doanh là gì?
  • Những lợi ích của việc phân tích kinh doanh là gì?
  • Có những loại hình phân tích kinh doanh nào?
  • Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Phân tích kinh doanh là gì? 

Phân tích kinh doanh là quá trình xem xét và đánh giá khối tài sản dữ liệu mà một doanh nghiệp đã có được và tùy ý sử dụng, đồng thời tận dụng nó để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.

Phân tích kinh doanh không chỉ đơn thuần là xem xét các số liệu để hiểu được điều gì đã và đang diễn ra.

Các bản phân tích kinh doanh còn giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về lý do dẫn đến những sự việc đó và đề xuất các bước cần thực hiện tiếp theo.

Những lợi ích của việc phân tích kinh doanh là gì?

Chỉ trong vòng vài năm, hoạt động triển khai phân tích dữ liệu đã tăng vọt. Việc tiếp nhận dữ liệu lớn đã nhảy vọt từ 17% trong năm 2015 lên 59% trong năm 2018, một mức tăng đầy ấn tượng 42%.

Tuy nhiên, một khảo sát gần đây cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa tận dụng dữ liệu mà họ có toàn quyền sử dụng.

Có tới 60% đến 73% tổng số dữ liệu trong một doanh nghiệp chưa được dùng cho phân tích. Nếu nghĩ tới những lợi ích mà các doanh nghiệp nhỏ có thể đạt được, thì đây thực sự là một con số rất đáng ngạc nhiên.

Dưới đây là một vài lợi ích dễ nhận thấy nhất khi tiến hành phân tích kinh doanh.

Phân tích kinh doanh giúp bạn kiểm soát ngân sách tốt hơn.

Nếu giống như hầu hết các công ty nhỏ khác thì ngân sách bạn dành cho marketing sẽ rất hạn hẹp.

Việc sử dụng các bản phân tích kinh doanh sẽ giúp bạn tăng tối đa hoá hiệu quả sử dụng của từng khoản ngân sách bằng cách giúp bạn hiểu khách hàng rõ hơn, dự đoán được nhu cầu không ngừng thay đổi của họ, đạt được lợi thế cạnh tranh và đưa các ý tưởng cải tiến cũng như sản phẩm ra thị trường.

Phân tích kinh doanh giúp ra quyết định sáng suốt hơn.

Nếu bạn không biết cách phải làm sao để sử dụng ngân sách marketing một cách hiệu quả?

Hay những từ khóa nào có hiệu quả cao nhất? Còn việc dự đoán những sản phẩm bạn sẽ bán chạy nhất trong các mùa lễ hội thì sao?

Phân tích kinh doanh sử dụng dữ liệu để hình thành quyết định đồng thời cải thiện độ chính xác, hiệu quả hoạt động và thời gian phản hồi.

Phân tích kinh doanh giúp đánh giá thành tích so với các mục tiêu chung một cách hiệu quả.

Các bản phân tích kinh doanh mang đến cho bạn hình ảnh rõ nét hơn về các mục tiêu và mục đích. Bằng việc sử dụng tính năng trực quan hóa dữ liệu, các doanh nghiệp có thể theo dõi hiệu quả hoạt động hiện tại và trước đây của mình dựa trên các chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI, Benchmark), mục tiêu và mục đích.

Phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp luôn nắm bắt thông tin.

Các chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị có thể sử dụng dữ liệu phân tích để theo dõi xu hướng, hành vi của khách hàng và sự chuyển dịch thị trường.

Dữ liệu này sẽ cho phép bạn nắm rõ tình hình và thay đổi theo cơ chế động khi và trong trường hợp dữ liệu hỗ trợ cho biết đã đến thời điểm hợp lý.

Phân tích kinh doanh giúp xử lý vấn đề trong thời gian thực.

Ngày nay, các doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu ở tốc độ cực nhanh. Nhờ có phân tích kinh doanh, bạn có thể xác định mọi sự cố trong quy trình hoặc hiệu quả hoạt động gần như là ở thời gian thực, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên.

Có những loại hình phân tích kinh doanh nào? 

Trong khi có nhiều cách tiếp cận phân tích kinh doanh khác nhau, dưới đây là các mô hình phân tích kinh doanh phổ biến nhất.

Phân tích kinh doanh mô tả.

Nghiên cứu kỹ dữ liệu của bạn và sử dụng KPI để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp mình. Ví dụ như thông tin trong thời gian thực về nhân khẩu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng.

Đó có thể là các con số hoặc số liệu tài chính. Có thể là các số liệu xã hội như số lượt thích, số lượng bình luận hay số người theo dõi mà bạn có trên Facebook.

Phân tích mô tả không cố gắng thiết lập các mối quan hệ nhân quả. Đó là những con số cứng nhắc, lạnh lùng nhưng thiết yếu.

Phân tích kinh doanh dự đoán.

Loại hình phân tích này tiến thêm một bước xa hơn. Nó cố gắng dự đoán các hành động trong tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử đang thịnh hành. Sau đây là một vài ví dụ:

Sử dụng thông tin có từ trước để dự đoán các loại sản phẩm mà khách hàng của bạn có thể quan tâm dựa trên số liệu gần đây, và khả năng họ sẽ mua tiếp.

Nếu bạn có ngân sách hạn hẹp cho chiến dịch marketing và không đủ khả năng đưa ra ưu đãi giảm giá cho tất cả mọi người, dựa trên phân tích mô tả, phân tích dự đoán có thể thông báo cho bạn về những khách hàng có nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn nhất.

Phân tích kinh doanh đề xuất.

Những gì mà loại hình phân tích kinh doanh này có thể mang lại cho doanh nghiệp đó là cho phép doanh nghiệp nhận thấy và đưa ra các hành động cho các tình huống cụ thể.

Trong khi phân tích mô tả cho biết điều gì đã xảy ra, và phân tích dự đoán cố gắng dự báo sự việc có thể xảy ra tiếp theo, phân tích đề xuất sử dụng thông tin đó để mang đến cho thương hiệu các giải pháp tiềm năng dựa trên những tình huống tương tự (Dữ liệu so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu về tính thời vụ, dữ liệu về việc ra mắt sản phẩm).

Ví dụ như hoạt động bán vé cho một chương trình lễ hội đang chậm trễ hơn so với cùng kỳ năm trước. Phân tích đề xuất có thể gợi ý cần phải hạ giá vé hoặc bổ sung thêm một buổi biểu diễn buổi chiều để ứng phó.

Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?

Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?
Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?

Khi nói tới việc phân tích thế giới trực tuyến của bạn, cho dù đó là trang web hay sự hiện diện trên mạng xã hội, khó hãng nào có thể sánh kịp Google.

Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy chỉ chưa đầy 30% số doanh nghiệp nhỏ sử dụng tính năng phân tích trang web, theo dõi cuộc gọi hay mã phiếu giảm giá.

Khoảng 18% số doanh nghiệp nhỏ thừa nhận không hề theo dõi bất kỳ thông tin nào. Đó chính là nơi Google Analytics có thể phát huy tác dụng.

Bạn có thể đồng bộ hóa các tài khoản Google của mình (bao gồm cả AdSense) để nhận thông tin chi tiết về ROI đối với marketing, các chiến dịch quảng cáo và nhiều nội dung khác.

Tuyệt vời nhất là, bạn có thể dùng thử miễn phí phiên bản cơ bản, phiên bản này có thể đủ mạnh đối với doanh nghiệp nhỏ của bạn. Nếu cần thông tin phân tích chuyên sâu hơn, bạn có thể nâng cấp sau.

  • Phần mềm dễ sử dụng.

Với các công cụ trực quan hiện nay, phân tích kinh doanh chưa bao giờ tự nhiên đến vậy.

Ngày nay, có vô số ứng dụng có giá thành phù hợp — như Power BI — cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi dữ liệu thành hình ảnh trực quan, sau đó phân tích và chia sẻ chúng với đồng nghiệp trên bất kỳ thiết bị nào, mang đến cho bạn những thông tin chi tiết có một không hai.

Ngoài ra, các phần mềm như Visio cho phép bạn trình bày ý tưởng của mình theo cách thật sinh động với các biểu đồ dễ đọc được tạo từ các nguồn khác nhau, kể cả dữ liệu Excel hiện có của bạn.

  • Công cụ email và bảng tính tích hợp sẵn.

Rất có thể bạn sẽ có được một số tính năng thu thập dữ liệu cơ bản sẵn dùng. Nhiều bảng tính có sẵn các biểu đồ và đồ thị dễ đọc, sẽ giúp bạn hiểu (và trình bày) dữ liệu của mình rõ hơn, thông qua tính năng định dạng, đường xu hướng và bảng biểu, cùng các tính năng giúp tạo dự báo chỉ bằng một vài cú nhấp chuột.

Điều này cũng tương tự đối với email. Hãy tìm một bảng tính bằng công cụ quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) nhẹ cài sẵn, và bạn có thể dễ dàng quản lý dữ liệu khách hàng, bao gồm email, cuộc họp, cuộc gọi, ghi chú, nhiệm vụ, ưu đãi và hạn chót ở cùng một nơi.

Dữ liệu CRM có thể lưu giữ một kho tàng thông tin quý giá về khách hàng, doanh số và hoạt động marketing của doạnh nghiệp của bạn.

Mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng phân tích kinh doanh.

Cho dù cuối cùng bạn chọn công cụ nào, thì việc tìm hiểu sâu hơn về dữ liệu sẽ giúp bạn luôn kiểm soát tốt ngân sách của mình, theo kịp tiến độ và nắm bắt thông tin.

Kết luận.

Khi bối cảnh kinh tế ngày càng trở nên mơ hồ và khó dự đoán hơn (VUCA), nhu cầu của khách hàng theo đõ cũng biến đổi nhanh hơn, bằng cách thấu hiểu được vai trò của các hoạt động phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp có thể sửa đổi, thích ứng và thay đổi nhanh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing với 6 yếu tố cốt lõi

Phân tích đối thủ cạnh tranh là yếu tố chính trong bất kỳ chiến lược Marketing hay Digital Marketing hiệu quả nào, nó cung cấp thông tin chi tiết về cách đối thủ cạnh tranh của bạn đã giải quyết những thách thức của thị trường, những gì đã hiệu quả, những gì chưa và hơn thế nữa.

phân tích đối thủ cạnh tranh
6 yếu tố cốt lõi của việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing

Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn định vị tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ của mình trong một thị trường ngách cụ thể hoặc cạnh tranh trực tiếp với những thông điệp phù hợp với thế mạnh của bạn.

Nếu bạn muốn tối đa hóa hoạt động marketing của mình, thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là khi bạn sắp tung ra một sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào một thị trường mới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 06 yếu tố chính của hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing.

Một vài thông tin và các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing mà bạn có thể tham khảo.

Để phân tích hiệu quả hoạt động marketing của đối thủ cạnh tranh, bạn cần có các công cụ phù hợp.

Các công cụ đó sẽ phải:

  • Kiểm tra lưu lượng truy cập website, mức tăng trưởng lưu lượng truy cập, backlinks và trang nào được xem nhiều nhất.
  • Phân tích nội dung trên website, blog của họ cũng như những gì họ xuất bản trên các kênh mạng xã hội.
  • Xem xét tổng quan về nội dung quảng cáo của họ trên cả công cụ tìm kiếm lẫn các trang mạng xã hội.
  • Kiểm tra các từ khoá chính trên website của họ, nội dung và các chiến dịch của họ

Một số công cụ bạn có thể tham khảo:

SEMRush.

Để kiểm tra SEO và website, backlinks và nghiên cứu từ khóa.

SEMRush cũng cung cấp phân tích lưu lượng truy cập và các tiện ích bổ sung thông minh cho phép bạn thực hiện các nghiên cứu sâu hơn nhiều.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng Ahrefs và Raven Tools.

BuzzSumo.

Công cụ này dùng để nghiên cứu nội dung. BuzzSumo có thể giúp bạn xác định nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn đã hoạt động như thế nào và hơn thế nữa.

FanPage Karma.

Để tìm kiếm nội dung và thông tin về lượng tương tác của đối thủ cạnh tranh của bạn, bao gồm nội dung nào phổ biến nhất với đối tượng mục tiêu của họ, kênh và thời gian đăng bài nào nhận được nhiều tương tác nhất, chủ đề nào phổ biến nhất và vấn đề nào đang được đối tượng mục tiêu của họ quan tâm nhất.

6 yếu tố lõi của hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.

1. Insights từ phân tích lưu lượng truy cập (traffic).

Yếu tố đầu tiên bạn cần nghiên cứu là lưu lượng truy cập website và cách mọi người khám phá các website của đối thủ cạnh tranh của bạn – SEMRush có thể giúp bạn điều này.

Bạn nên phân tích lưu lượng truy cập đến các website của đối thủ cạnh tranh để khám phá xem họ có bao nhiêu khách truy cập, số trang trên mỗi lượt truy cập, thời lượng truy cập và cả tỷ lệ thoát.

Bạn cũng có thể xem nguồn khách hàng truy cập các website của đối thủ cạnh tranh.

phân tích đối thủ cạnh tranh

MẸO HAY DÀNH CHO BẠN: Xác định nguồn truy cập là để cung cấp thông tin cho các quyết định về việc đầu tư vào công cụ tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, cũng như tiếp cận những người ảnh hưởng dựa trên những gì đang hiệu quả với đối thủ của bạn.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể nghiên cứu ở đây là trang nào trong số các trang của website của đối thủ cạnh tranh của bạn được xem nhiều nhất.

Việc xem trang đích (landing page) nào đang hoạt động tốt nhất của đối thủ cạnh tranh có thể cho bạn biết sản phẩm và dịch vụ nào của họ đang có sự hiện diện trực tuyến thành công nhất và ngược lại.

2. Backlink.

Backlinks giúp bạn xây dựng điểm uy tín của tên miền (domain authority – DA) và cải thiện thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm cho các chủ đề mà các website khác liên kết đến bạn.

Các nỗ lực SEO cho thương hiệu của bạn nên bao gồm số liệu về backlink và các công cụ như SEMRush và Ahrefs sẽ cho phép bạn thực hiện phân tích các hoạt động liên quan đến backlinks của đối thủ cạnh tranh của bạn.

3. Truyền thông mạng xã hội.

Phân tích các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của đối thủ có thể cho bạn biết họ đang sử dụng những kênh nào để quảng cáo, cách họ định vị sản phẩm và dịch vụ của mình trên các kênh đó cũng như nội dung và thông điệp nào đã nhận được sự đón nhận tốt nhất từ phía khách hàng mục tiêu.

Nó cũng có thể giúp bạn tìm ra những lỗ hổng trong chiến lược quảng cáo của đối thủ, từ đó bạn có thể tạo ra các cơ hội mới cho thương hiệu của bạn.

FanPage Karma có lẽ là công cụ bạn không thể bỏ qua trong việc phân tích cạnh tranh và khám phá các nội dung của đối thủ trên mạng xã hội.

Bạn có thể xem các kênh mà họ đang sử dụng để quảng cáo, mức độ hiệu quả của chúng và mức độ tương tác của khách hàng đối với các kênh đó.

MẸO: Nếu bạn đang nhắm mục tiêu cùng một đối tượng như đối thủ cạnh tranh của mình, hãy cân nhắc tập trung các hoạt động của bạn vào các kênh đã hoạt động tốt với họ.

Bạn cũng có thể xem những nội dung họ đang xuất bản, chủ đề họ đang nói và chủ đề nào trong số đó được khách hàng mục tiêu quan tâm nhất.

4. Phân tích từ khoá cũng rất quan trọng trong các bản phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể học hỏi từ đối thủ cạnh tranh của mình thông qua phân tích từ khoá là họ đang sử dụng những từ khóa nào và họ đang được xếp hạng cao cho từ khóa nào.

phân tích đối thủ cạnh tranh
6 yếu tố cốt lõi của việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing – Phân tích từ khoá.

Nội dung website và chiến dịch của bạn nên tập trung vào một bộ từ khóa cốt lõi nhất định, điều sẽ giúp khách hàng mục tiêu tìm thấy website và nội dung của bạn khi tìm kiếm các giải pháp mà bạn đang cung cấp.

Đối thủ cạnh tranh của bạn cũng sẽ làm tương tự, họ sử dụng và cố gắng xếp hạng cao cho các từ khóa có liên quan đó.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Kiểm tra các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng để tìm kiếm các từ khóa theo ngành cụ thể khác mà bạn có thể xếp hạng cao hơn trong nội dung website và chiến dịch của mình.

Đồng thời để hình thành các biến thể từ khóa dài (long-tail keyword) mà bạn có thể xếp hạng cao hơn, phân biệt sản phẩm và các dịch vụ của bạn so với đối thủ.

SEMRush có thể là công cụ tuyệt vời để giúp bạn thực hiện những điều này.

5. Thông tin quảng cáo.

Phân tích thông tin quảng cáo của đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian nghiên cứu và xây dựng các yếu tố quan trọng của chiến dịch như từ khóa và nội dung quảng cáo, đồng thời giúp bạn định vị sản phẩm và dịch vụ của mình hiệu quả hơn.

SEMRush có thể hiển thị cho bạn ước tính lưu lượng truy cập, từ khóa và ước tính chi phí cho lưu lượng truy cập tìm kiếm có trả phí đó.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Các từ khóa được đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng là điểm khởi đầu tuyệt vời cho các từ khóa bạn có thể sử dụng cho thương hiệu và chiến dịch của mình.

Ngoài việc bạn có thể cạnh tranh trực tiếp với các từ khóa chính, bạn chắc chắn có thể sử dụng những thông tin này để lựa chọn các biến thể từ khóa dài phù hợp với giá trị của thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn.

6. Phân tích nội dung.

Khi phân tích những mẫu nội dung (Content) tốt nhất của đối thủ, bạn có thể xem xét liệu các chủ đề tương tự có phù hợp với thương hiệu của mình hay không và đánh giá loại nội dung nào mà đối tượng mục tiêu của họ thích sử dụng nhất.

Bạn cũng có thể phát hiện ra những lỗ hổng trong nội dung của đối thủ, điều mà sau đó thương hiệu của bạn có thể giải quyết một cách tốt hơn trong các chiến dịch nội dung của mình.

Hãy xem xét những nội dung hiệu quả và kém hiệu quả của họ và thử xác định lý do tại sao điều đó lại xảy ra.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Khi phân tích nội dung của đối thủ, bạn nên đặt ra mục tiêu là tìm kiếm sự khác biệt trong nội dung và thông điệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh, điều cuối cùng sẽ là khiến khách hàng mục tiêu của bạn muốn ‘đứng về phía bạn’ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips