Skip to main content

Thẻ: SERPs

7 bài học về content marketing chưa từng được ‘hé lộ’ từ Ahrefs (P2)

Với hơn 50 triệu USD doanh thu hằng năm, 0 USD từ quỹ đầu tư, tăng trưởng hàng năm 65% (YoY), 3200+ khách hàng mới mỗi tuần, 695.000+ người ghé thăm website hàng tháng qua công cụ tìm kiếm, hơn 50 nhân sự với 10 nhân sự làm Marketing, 0 nhân viên sales. Ahrefs là một trong những mô hình SaaS ‘đáng ngưỡng mộ’ của nhiều Startup khác.

Tại sao Ahrefs lại có được những sự tăng trưởng đầy mạnh mẽ đó, sau đây là những gì mà Giám đốc Marketing (CMO) Tim Soulo của Ahrefs chia sẻ. Hai ‘từ khoá’ lớn nhất đóng góp đến thành công này của Ahrefs là Content Marketing và SEO.

Bài học số 4: Hãy quyên phễu bán hàng đi.

Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ những điều cơ bản ở những bài học trước, đã đến lúc chúng ta đi đến phần hấp dẫn hơn: cách Ahrefs thực sự thực hiện content marketing và SEO.

Những lý thuyết hay ho về B2B marketing thông thường sẽ quy định rằng bạn phải phân chia nội dung của mình thành 3 phần: phần trên cùng (ToFu), phần giữa (MoFu) và phần cuối cùng (BoFu).

Trên thực tế, hầu hết các content marketers đều nghĩ rằng phần nội dung trên cùng của kênh là những nội dung vui nhộn, thú vị và thân thiện với đối tượng mục tiêu, trong khi phần cuối cùng của kênh thì dành riêng cho những nội dung khô khan vì chúng liên quan nhiều đến bán hàng.

Nhưng điều mà những logic này không tính đến là trong một công ty dẫn dắt bởi sản phẩm (product-led company), bạn thậm chí không nhất thiết phải bận tâm đến những thuật ngữ như ToFu, MoFu và BoFu.

Trích dẫn từ một phát biểu nổi tiếng của Tim: “Lưu lượng truy cập (traffic) sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không thể chuyển nó thành doanh số bán hàng và khách hàng cho doanh nghiệp của mình”.

Trên thực tế, blog của Ahrefs chứa đầy các bài đăng có liên quan chặt chẽ đến sản phẩm của công ty mình chẳng hạn như những bài sau:

  • Cách tạo URLs thân thiện với SEO.
  • Viết bài quảng cáo SEO: 12 mẹo đơn giản để có nội dung tốt hơn và xếp hạng cao hơn.
  • Cách cải thiện tốc độ trang toàn tập (hướng dẫn nâng cao).

Hay các video liên quan chặt chẽ đến sản phẩm như những video sau:

  • Cách xếp hạng cao hơn trên Google (hướng dẫn từng bước).
  • Mẹo SEO để cải thiện xếp hạng tự nhiên trong vòng chưa đầy 15 phút.
  • Bạn có thể xếp hạng nội dung mà không cần xây dựng backlink?

Bạn thấy đó.

Nếu tôi phải mô tả về sứ mệnh của phòng biên tập của Ahrefs trong một câu thì đó sẽ là: hướng dẫn người dùng (đọc giả) về cách làm SEO với Ahrefs.

Tim giải thích, “Chúng tôi không quan tâm đến Sales Funnel, TOFU / MOFU / BOFU. Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh.

Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là Điểm tiềm năng kinh doanh (Business Potential Score).

Và chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu vào các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho các vấn đề đó”.

Bonus: Nếu bạn đang kinh doanh mô hình SaaS (software-as-a-service) và có một số lượng tìm kiếm nhất định cho loại truy vấn tìm kiếm mà sản phẩm của bạn có thể giúp giải quyết, bạn có thể nói lời tạm biệt với TOFU, MOFU và BOFU và thay vào đó, hãy tập trung vào việc sản xuất nội dung có tiềm năng kinh doanh thực sự của mình.

Bài học số 5: Tập trung vào các chỉ số kinh doanh thay vì chỉ là marketing.

Mặc dù Ahrefs chỉ yêu cầu 7 USD cho bản dùng thử 7 ngày, nhưng điều này vẫn khá khác thường trong lĩnh vực SaaS, nơi mà các nhà làm marketing đang tìm mọi cách để có được khách hàng đăng ký dùng thử bản miễn phí.

Ahrefs có thể nói là công ty SaaS hiếm hoi nghĩ đến việc khuyến khích mọi người không nên bắt đầu bản dùng thử cho đến khi họ hiểu sản phẩm của Ahrefs có thể giúp ích cho doanh nghiệp của họ như thế nào.

Đây là ảnh chụp màn hình được lấy từ trang chủ của website của Ahrefs.

Mặc dù việc yêu cầu mọi người đợi cho đến khi họ bắt đầu dùng thử có vẻ khó hiểu nếu không muốn nói là Ahrefs đang cố tình chơi chữ, nhưng thực ra lại có một logic kinh doanh rất thú vị đằng sau điều này.

Ông Tim đã nói trong một cuộc phỏng vấn:

“Lý thuyết của tôi là mọi người không đăng ký công cụ của bạn và sau đó học cách sử dụng nó. Lý thuyết của tôi là mọi người trước tiên là học cách sử dụng các công cụ của bạn và sau đó họ đăng ký vì họ biết cách sử dụng nó.”

Xét cho cùng, với tư cách là những nhà marketers trong một công ty SaaS như Ahrefs, việc tối ưu hóa để đạt được số lượng người dùng thử nhiều nhất có thể không phải là mục tiêu chính của họ.

Tim chia sẻ tiếp: “Đăng ký dùng thử ư? Con số đó không có nhiều ý nghĩa lắm trừ khi họ trở thành khách hàng có trả phí của chúng tôi.”

Thật vậy, bạn nên tối ưu hóa doanh thu, hay còn gọi là khách hàng có trả phí. Và theo ông Tim, “cách tốt nhất để làm điều đó là giáo dục khách hàng tiềm năng của bạn trước khi họ dùng thử phần mềm của bạn”.

Mục tiêu tối đa hóa doanh thu và giá trị lâu dài của khách hàng cũng rất thú vị từ góc độ làm content marketing.

Như đã chia sẻ ở trên, việc chia sẻ nhiều bài viết và video liên quan đến sản phẩm mà Ahrefs đã làm không chỉ là một trò chơi chuyển đổi.

Bằng cách sản xuất nội dung hữu ích giúp giáo dục cả những người dùng đang không phải là khách hàng, nhóm marketing của Ahrefs đã tạo ra một công cụ content marketing được tối ưu hóa chất lượng từ người dùng thử và khách hàng mới, đồng thời giúp cải thiện khả năng giữ chân khách hàng được tốt hơn.

Theo Ông Tim, mục tiêu là “giáo dục thị trường về những gì công cụ có thể làm cho họ, và sau đó để họ quyết định thử nó. Điều cuối cùng chúng tôi muốn làm là thu hút mọi người bằng những lời hứa, sau đó để họ tự kiểm nghiệm khi sử dụng sản phẩm.”

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google thao túng tìm kiếm: Gần 2/3 người tìm kiếm không ‘click’ bất cứ đường dẫn nào trong 2020

Google ngày càng giữ lưu lượng truy cập cho riêng mình, theo dữ liệu cho thấy, phần lớn người dùng tìm kiếm không nhấp vào bất cứ website nào sau kết quả tìm kiếm được trả về.

Theo phân tích mới, gần 2/3 số truy vấn tìm kiếm của Google kết thúc mà người dùng không nhấp vào bất cứ một kết quả nào.

Cụ thể, với dữ liệu do Rand Fishkin, Giám đốc điều hành của nền tảng trí tuệ đối tượng (audience intelligence) SparkToro tổng hợp, 65% tìm kiếm của Google trên điện thoại di động và máy tính xách tay đã kết thúc mà không có người dùng nhấp vào.

Google, cùng với Facebook đã thống trị thị trường quảng cáo số và trong quý 4 năm 2020, Google đã thu về 32 tỷ USD doanh thu chủ yếu từ mảng tìm kiếm.

Ông Fishkin đã xuất bản nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 2019 cho thấy hơn 50% truy vấn của Google kết thúc mà không có bất cứ lần nhấp chuột nào.

Fishkin cũng lưu ý rằng số lượng tìm kiếm về tổng thể đang tăng lên – có thể là do nhiều người trong chúng ta đã bị mắc kẹt sau đại dịch.

Mối quan ngại lớn nhất với Google hiện tại là gã khổng lồ tìm kiếm này đang tìm cách giữ mọi người ở lại với nền tảng của riêng mình.

Fishkin cho biết thêm: “Trong ba năm qua, Google là người hưởng lợi lớn nhất từ ​​việc tăng số lượng tìm kiếm trên toàn thế giới.”

Và khi đại dịch khiến nhiều người rời khỏi máy tính xách tay và máy tính để bàn của họ để đến với thiết bị di động, vấn đề tìm kiếm mà không nhấp chuột lại tăng cao hơn.

Tuy nhiên, trong một bài đăng trên blog được xuất bản hôm 24/3, Google đã bác bỏ nghiên cứu này, đồng thời Google cũng nêu bật một số lý do khiến các truy vấn tìm kiếm không dẫn đến việc nhấp chuột, bao gồm:

“Mọi người tìm kiếm nhanh những thông tin, mọi người đang thay đổi truy vấn của họ và mọi người điều hướng trực tiếp đến các ứng dụng (app) thay vì chỉ là website.

Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến việc người dùng nhấp chuột hay mở một website nào đó và đã liên tục cải tiến Google Tìm kiếm trong những năm qua nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp, nhà xuất bản và người sáng tạo phát triển hơn.”

Mặc dù ngày nay chúng tôi hiển thị các liên kết trang web cho nhiều truy vấn hơn khi chúng là những phản hồi hữu ích nhất, nhưng chúng tôi cũng muốn xây dựng các tính năng mới để tổ chức thông tin theo những cách hữu ích, hơn là việc chúng chỉ là một danh sách các liên kết.”

Google đang chịu áp lực về cách thể hiện kết quả tìm kiếm ở Mỹ và Liên minh Châu Âu, cụ thể là tính năng “Google OneBox”, chúng là các ô vuông văn bản hoặc hình ảnh nổi bật được bật lên khi bạn tìm kiếm, chẳng hạn như các điểm đến vào các kỳ nghỉ hoặc tình hình thời tiết ở một thành phố cụ thể nào đó.

Một loạt các công ty việc làm và du lịch đã cáo buộc rằng gã khổng lồ công nghệ này sử dụng sự thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm để mở rộng sang các dịch vụ tìm kiếm chuyên biệt khác, như Google Flights hoặc Google Travel.

Trong một bức thư có chữ ký của những công ty như TripAdvisor, Expedia và Trivago, hơn 130 công ty cung cấp dịch vụ lưu trú, du lịch và tuyển dụng việc làm trên khắp thế giới tuyên bố rằng Google đã và đang “tận dụng sự thống trị của mình trong tìm kiếm trên Internet nói chung để khởi đầu một sự cạnh tranh mới.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Tham khảo: BusinessInsider

Tại sao Google đồng ý trả phí nội dung cho Pháp nhưng lại khước từ Úc

Google đang chống lại luật pháp của Úc để không trả phí cho các nhà xuất bản tin tức trong khi lại ký một thỏa thuận khác đồng ý trả phí cho các nhà xuất bản Pháp. Đâu là sự khác biệt ở đây.

Sự nhầm lẫn xảy ra sau đó khi Google tiếp tục không đồng ý với bộ luật đang chờ xử lý buộc họ phải trả phí cho các nhà xuất bản Úc để được giới thiệu nội dung của họ trong SERPs, đồng thời ký một thỏa thuận đồng ý thanh toán cho các nhà xuất bản Pháp cho nội dung của họ.

Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào hai bản thoả thuận, có một sự khác biệt rõ ràng.

Câu chuyện đằng sau thoả thuận với Pháp

Vào năm 2020, độc giả Pháp đã thấy kết quả tin tức từ các nhà xuất bản châu Âu được lấy từ SERPs (trang kết quả tìm kiếm trên Google) để đáp trả lại luật bản quyền đã được thông qua.

Vào tháng 10, Google thông báo rằng họ đang đầu tư 1 tỷ USD trong ba năm để trả phí cho các nhà xuất bản cho nội dung được giới thiệu trên Google News Showcase.

Thỏa thuận với Pháp cho phép Google đàm phán các giấy phép riêng lẻ, theo đó khoản thanh toán sẽ dựa trên các chỉ số cụ thể và có thể đo lường được.

Điều này bao gồm việc Google thay mặt người đọc thanh toán cho bất kỳ nội dung nào được xuất bản, cho phép người dùng truy cập vào nội dung mà họ sẽ không thể xem trừ khi họ thanh toán.

Câu chuyện đằng sau thoả thuận với Úc

Sự khác biệt chính giữa thỏa thuận với Pháp và xung đột của Úc là thỏa thuận này không chỉ liên quan đến việc Google sẽ phải trả phí liên kết đến nội dung của họ trong SERPs mà còn yêu cầu phía Google phải thông báo về “những thay đổi thuật toán có chủ ý” sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh truyền thông cho các nhà xuất bản và chính phủ Úc.

Trong phiên điều trần tại Thượng viện diễn ra vào thứ Sáu ngày 22 tháng 1, Giám đốc điều hành của Google Australia, Bà Mel Silva, đã nêu ra các vấn đề với Bộ luật thương lượng trên phương tiện truyền thông tin tức (News Media Bargaining Code) và đưa ra ba sửa đổi kỹ thuật giúp Bộ luật này “khả thi” hơn đối với họ.

“Đầu tiên, thay vì thanh toán cho các liên kết và trích dẫn, Bộ quy tắc có thể chỉ định News Showcase và cho phép Google đạt được các thỏa thuận thương mại để trả giá trị cho các nhà xuất bản tin tức của Úc các lưu lượng truy cập có giá trị mà chúng tôi đã cung cấp thông qua công cụ tìm kiếm.”

Về cơ bản, Bà Mel Silva đã cung cấp cùng một thỏa thuận đã được ký kết với Pháp, theo đó khoản thanh toán sẽ được thực hiện cho các nhà xuất bản đồng ý hoạt động thông qua ứng dụng News Showcase của Google.

Điều này sẽ mang lại cho Úc hai miếng bánh, một là nội dung của họ sẽ có sẵn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên và hai là xuất hiện trong Google News Showcase.

Tuy nhiên, sẽ không có khoản thanh toán nào được thực hiện cho nội dung hiển thị trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, chỉ những tin tức xuất hiện trong News Showcase mới nhận được khoản thanh toán.

“Thứ hai, các điều khoản trong Bộ luật hiện có mang lại rủi ro hoạt động và tài chính không thể quản lý được cho Google. Nếu điều này được thay thế bằng trọng tài thương mại tiêu chuẩn, điều này sẽ khuyến khích các cuộc đàm phán thiện chí và đảm bảo chúng tôi phải chịu trách nhiệm bằng cách giải quyết tranh chấp mạnh mẽ.”

Điểm này cũng đã được thảo luận trong một bài đăng trên blog do Google xuất bản, trong đó nêu ra 08 lý do khiến Bộ luật thương lượng này của Úc không thể thực hiện được.

“Cuối cùng, điều khoản thông báo thuật toán cần được điều chỉnh để Google chỉ thông báo về những thay đổi quan trọng có thể hành động đối với thuật toán của Google, để đảm bảo nhà xuất bản có thể phản hồi với những thay đổi ảnh hưởng đến họ. Còn lại những thứ về thuật toán chuyên sâu thì chúng tôi không thể chia sẻ”.

Tại sao Google tranh chấp với bộ luật

Ngoài ba điểm được nêu trong tuyên bố mở đầu của Bà Mel Silva tại phiên điều trần tại Thượng viện, Google tiếp tục giải thích lý do tại sao họ phản đối bộ luật đang đàm phán nhưng lại ủng hộ một bộ luật công bằng trong một bài đăng trên blog.

Các điểm bổ sung chỉ rõ rằng bộ luật về cơ bản sẽ phá vỡ ‘Google Tìm kiếm’ và dẫn đến việc Google không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút các dịch vụ của họ khỏi Úc.

Google cũng đã tham khảo những người dùng cùng các đơn vị khác và cũng được đồng ý rằng tìm kiếm tự nhiên vẫn nên là một tính năng miễn phí, nơi mà không có bên nào yêu cầu phải thanh toán mới được cấp quyền tìm kiếm.

Gã khổng lồ công nghệ nhắc lại rằng họ sẵn sàng trả phí cho các nhà xuất bản tin tức nhưng chỉ khi họ hoạt động thông qua Google News Showcase và thực hiện ‘các sửa đổi hợp lý đối với bộ luật; còn lại, các nội dung nếu có được xuất hiện trong các trang tìm kiếm tự nhiên thì sẽ không được trả phí vì bản thân Google cũng không tính phí cho người dùng những tính năng này.

Cuối cùng, Google chỉ ra rằng họ không hiển thị các bài báo đầy đủ mà sử dụng thuật toán để liên kết người dùng với các bài báo, họ không chịu trách nhiệm về việc sụt giảm doanh thu của tờ báo và việc công cụ tìm kiếm phải đóng góp cho Úc hàng năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

05 cách sử dụng LinkedIn để ‘nạp năng lượng’ cho doanh nghiệp

LinkedIn chắc chắn phải là một phần trong hỗn hợp marketing truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn. Khám phá ngay 05 cách sử dụng LinkedIn cho công việc kinh doanh của bạn ngay bây giờ.

LinkedIn mang đến cơ hội quý giá để kết nối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người ra quyết định và những người có thu nhập cao.

LinkedIn chắc chắn phải là một phần trong hỗn hợp marketing truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn. Khám phá 05 cách sử dụng LinkedIn cho công việc kinh doanh.

1. Sử dụng LinkedIn như một công cụ để kết nối

LinkedIn là một công cụ kết nối tuyệt vời. Để tận dụng hết khả năng kết nối của LinkedIn, bạn cần thực hiện ba điều:

  • Kết nối với mọi người
  • Xây dựng hồ sơ ‘All Star’
  • Tương tác với những người khác

Kết nối với mọi người

Kết nối với đồng nghiệp và bạn bè mà bạn biết, ngay cả với những người khác mà bạn không biết. Không có giới hạn cho những người bạn nên kết nối với.

Theo dõi blog của ai đó? Kết nối với họ trên LinkedIn. Bạn có một công ty mơ ước mà bạn muốn làm việc? Bắt đầu kết nối và tương tác với những người từ công ty đó.

Tìm kiếm cơ hội việc làm mới hoặc muốn tạo khách hàng tiềm năng? Chấp nhận bất kỳ và tất cả các yêu cầu kết nối mới.

Đặt hồ sơ của bạn ở chế độ công khai và luôn sẵn sàng kết nối – bạn không bao giờ biết được mạng LinkedIn của mình sẽ tạo ra những cơ hội nào đâu.

Xây dựng một hồ sơ ‘All-Star’ và Trang doanh nghiệp

Chỉ kết nối thôi là chưa đủ. Bạn cũng nên đầu tư thời gian vào việc xây dựng hồ sơ cá nhân và / hoặc trang doanh nghiệp của mình. Thực tế, điều đó có nghĩa là:

  • Viết phần giới thiệu ngắn gọn, không dùng biệt ngữ để phân biệt bạn hoặc doanh nghiệp của bạn.
  • Sử dụng ảnh chụp chính xác trông chuyên nghiệp cho ảnh hồ sơ cá nhân của bạn và biểu trưng dễ đọc cho trang doanh nghiệp của bạn.
  • Nếu bạn sử dụng ảnh tiêu đề, hãy giữ cho nó có kích thước phù hợp và hình ảnh ‘sạch sẽ’.
  • Điền vào mọi trường thích hợp.
  • Đính kèm phương tiện, bao gồm các bài đăng trên blog, video, đồ họa thông tin, v.v.

Xây dựng một hồ sơ đầy sức mạnh giúp người đọc hiểu rõ bạn là ai, đầy đủ thông tin liên hệ và các bước tiếp theo, chẳng hạn như dẫn người đọc đến trang web của bạn.

Tương tác với nội dung của người khác

Chỉ sử dụng LinkedIn làm nền tảng để xuất bản nội dung là chưa đủ – điều cần thiết là phải tương tác với những người khác và xây dựng các kết nối có ý nghĩa nếu bạn muốn tận dụng tối đa tiềm năng mạng của LinkedIn.

Ngoài việc chia sẻ nội dung của riêng bạn, hãy cẩn thận nhận xét về nội dung của người khác. Khi bạn đăng nội dung của riêng mình, hãy đảm bảo trả lời các nhận xét.

2. Sử dụng LinkedIn như một nền tảng để xuất bản

LinkedIn là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho những người sáng tạo nội dung.

Bạn không chỉ có thể đăng các cập nhật trạng thái và liên kết trở lại nội dung trên trang web của mình, bạn còn có thể sử dụng LinkedIn làm nền tảng xuất bản gốc và tạo nội dung độc quyền cho đối tượng LinkedIn của mình.

LinkedIn là mạng truyền thông xã hội duy nhất mà bạn có thể sử dụng làm nền tảng xuất bản cho các bài báo.

Bạn có thể tự hỏi: tại sao lại xuất bản trên LinkedIn thay vì xuất bản trực tiếp lên blog hoặc trang web của tôi?

Một câu hỏi khá hay. Xuất bản một bài báo trên LinkedIn là về việc thúc đẩy tương tác xã hội trên LinkedIn và tạo nhận thức về thương hiệu, thay vì hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn một cách cụ thể.

Bất cứ khi nào bạn xuất bản một bài báo trên LinkedIn, tất cả các kết nối của bạn đều được thông báo – đó là một lợi thế lớn. Cũng cần xem xét điều này: 45% người đọc bài viết trên LinkedIn ở các vị trí cấp cao (quản lý, VP, giám đốc, C-suite).

3. Sử dụng LinkedIn để quản trị danh tiếng của doanh nghiệp hay thương hiệu

Quy tắc đầu tiên của quản lý danh tiếng trực tuyến là có quyền kiểm soát tất cả các kết quả xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google khi ai đó tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn.

Rõ ràng là bạn muốn nội dung từ trang web của mình được xếp hạng, nhưng đây cũng là phương pháp hay nhất để xác nhận tất cả các hồ sơ xã hội mà bạn có thể mang tên doanh nghiệp của mình – ngay cả khi bạn không có kế hoạch hoạt động tích cực trên chúng.

Điều này là do các hồ sơ trên mạng xã hội, bao gồm cả hồ sơ LinkedIn, hầu như luôn hiển thị trên trang đầu tiên của kết quả công cụ tìm kiếm cho tên của một doanh nghiệp (hoặc cá nhân).

Để đạt được điều đó, hãy đảm bảo bạn tạo một trang kinh doanh cho công ty của bạn, nếu chỉ để xác nhận vị trí có giá trị đó trên SERP. Bạn càng thu thập được nhiều vị trí trên SERP thì càng tốt.

4. Sử dụng LinkedIn để tăng khách hàng tiềm năng

Cho dù doanh nghiệp của bạn là B2B hay B2C, bạn có thể tạo khách hàng tiềm năng và thúc đẩy chuyển đổi trên LinkedIn.

Hãy xem xét những điều sau:

  • Người dùng LinkedIn có sức mua: 44% kiếm được hơn 75.000 USD trong một năm. Nếu bạn có một sản phẩm để bán, bạn sẽ tìm thấy những người có thể mua trên LinkedIn.
  • Bạn có thể tìm khách hàng mới qua LinkedIn: 40 triệu người dùng LinkedIn đang ở các vị trí ra quyết định và do đó có quyền thuê Agency của bạn, cấp phép phần mềm của bạn hoặc đặt hàng sản phẩm của bạn trên toàn công ty.
  • Bạn có thể hình thành quan hệ đối tác chiến lược: 61 triệu người dùng LinkedIn được coi là những người có ảnh hưởng cấp cao. Tất nhiên, bạn có thể thực hiện điều này một cách tự nhiên.

5. Sử dụng LinkedIn để tìm kiếm nhân tài

LinkedIn cung cấp các gói đăng ký cao cấp giúp bạn dễ dàng tìm kiếm nhân tài.

Với gói Recruiter Lite, bạn có thể:

  • Đăng tin tuyển dụng.
  • Gửi 30 tin nhắn LinkedIn trực tiếp đến nhân tài mà bạn quan tâm.
  • Sử dụng các tùy chọn tìm kiếm nâng cao để tìm chính xác những gì bạn đang tìm kiếm.
  • Sắp xếp và quản lý nhóm ứng viên của bạn.
  • Dễ dàng theo dõi các ứng viên và các vai trò mở.

Recruiter Lite có thể là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn mới bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh và chưa có người quản lý tuyển dụng hoặc bộ phận nhân sự.

Ngay cả khi bạn có một người quản lý tuyển dụng, Recruiter Lite có thể là một công cụ hữu ích để giúp họ kiểm tra ứng viên. Nó cũng có thể tiết kiệm hàng ngàn USD nếu bạn hiện đang sử dụng một Agency tuyển dụng để giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Twitter đã ‘quay lại’ trên kết quả tìm kiếm của Google

Sau khi Twitter bị hack, Google đã gỡ bỏ ‘Twitter carousel’ ra khỏi trang kết quả tìm kiếm – hiện tại nó đã hoạt động trở lại.

Ảnh: The Verge

Sau một vài vụ hack trên các tài khoản Twitter vào tuần trước, Google đã loại bỏ Twitter carousel ra khỏi phần hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên chỉ sau 4 ngày, nó đã được Google cho quay trở lại.

Dưới đây là ảnh chụp màn hình của Twitter carousel đã hiển thị lại trong trang kết quả tìm kiếm của Google:

Nội dung này của Twitter đã được gỡ bỏ vào ngày 16 tháng 7 và đã trở lại bốn ngày sau đó tức vào vào ngày 20 tháng 7 năm 2020.

Tuyên bố từ Google.

Phát ngôn viên của Google cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã tạm thời xóa Twitter Carousel khỏi kết quả tìm kiếm sau các vấn đề bảo mật của Twitter. Trước khi khôi phục đầy đủ các tính năng, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá cẩn thận”.

Có vẻ như Google đã thực hiện đánh giá cẩn thận và đã khôi phục cho Twitter.

Mặc dù bị Google chặn một phần có thể ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập vào nền tảng này, tuy nhiên theo số liệu từ SimilarWeb thì có vẻ như điều này đã không xảy ra.

Tại sao chúng ta phải quan tâm.

Đây là một vấn đề khá lớn đối với Google để loại bỏ một tính năng trong kết quả tìm kiếm vì bị hack. Rất hiếm khi Google thực hiện những động thái này mặc dù đó là động thái đúng đắn và nên làm.

Thật khó để có thể nói điều này có thể đã ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập hoặc danh tiếng thương hiệu của bạn. Nhưng điều quan trọng bạn cần biết là bây giờ bạn có thể tận dụng Twitter Carousel này từ các trang trong kết quả tìm kiếm của Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Trải nghiệm người dùng sẽ ‘quyết định’ xếp hạng của Google trên công cụ tìm kiếm

Từ năm 2021, trải nghiệm người dùng sẽ là một yếu tố xếp hạng quan trọng của Google khi quyết định các kết quả trên công cụ tìm kiếm.

Google vừa thông báo rằng họ sẽ giới thiệu một thuật toán xếp hạng mới. Mặc dù điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì Google thường xuyên thay đổi các yếu tố xếp hạng của mình, nhưng điều đáng ngạc nhiên ở đây là những xem xét liên quan đến trải nghiệm của người dùng (UX).

Điều này có nghĩa là nếu Google nghĩ rằng người dùng của bạn có trải nghiệm kém trong khi sử dụng website của bạn, thì website của bạn sẽ không được xếp hạng cao.

Bản cập nhật mới này được gọi là ‘Trải nghiệm trang của Google’ (Google Page Experience) và dự kiến ​​sẽ ra mắt trong năm 2021. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, nhưng thiết nghĩ, bạn hãy nên bắt đầu ngay bây giờ.

Trải nghiệm trang hay Page Experience là gì

Google đã tạo những tài liệu chi tiết về các tiêu chí của trải nghiệm trang bạn có thể tham khảo tại Link. Nói một cách đơn giản, đây là những số liệu được sử dụng để tìm hiểu cách người dùng sẽ cảm nhận trải nghiệm trên một trang hay một website cụ thể. Điều này bao gồm những thứ như:

  • Nó có thân thiện với thiết bị di động không?
  • Có tải nhanh không?
  • Nó có chạy trên HTTPS không?
  • Có quảng cáo xâm nhập hiện tại không?
  • Nội dung có nhảy xung quanh khi trang đang được tải không?

Trải nghiệm trang tổng thể bao gồm một số yếu tố xếp hạng tìm kiếm hiện có, bao gồm các hình phạt, tăng thứ hạng HTTPS, hình phạt duyệt an toàn, cập nhật tốc độ trang và cập nhật thân thiện với thiết bị di động.

Các trang web cốt lõi là gì?

Các trang web cốt lõi hay Core Web Vitals bao gồm các số liệu thực, tập trung vào người dùng, gán điểm số cho các khía cạnh khác nhau của trang web của bạn, bao gồm những thứ như tính ổn định của nội dung, tốc độ load, tương tác và thời gian xem trang.

Các số liệu thuộc các điều sau đây:

  • LCP – Largest Contentful Paint: Đo hiệu suất tải để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và LCP nên chỉ trong khoảng 2.5 giây khi trang đầu tiên bắt đầu tải.
  • FID – First Input Delay: Điều này đo lường sự không hoạt động của trang và để cung cấp UX (trải nghiệm người dùng) tốt, tất cả các trang cần phải có FID dưới 100 mili giây.
  • CLS – Cumulative Layout Shift: Được thiết kế để đo độ ổn định về mặt thị giác. Cung cấp UX tốt có nghĩa là các trang có thể giữ CLS dưới 0,1.

Khi bạn nhóm tất cả những yếu tố này, bạn sẽ có được khái niệm ‘trải nghiệm trang’ cho tất cả các yếu tố.

Mặc dù Google tuyên bố rằng trải nghiệm trang cụ thể không phải là điểm xếp hạng, nhưng mỗi mục trong đó có thứ hạng và trọng số riêng cho thuật toán xếp hạng chung của các từ khoá Google.

Bạn nên chuẩn bị ngay từ bây giờ

Mặc dù Google không có kế hoạch cho bản cập nhật này sẽ ra mắt trong năm nay, nhưng đây là điều mà các doanh nghiệp và thương hiệu nên chuẩn bị ngay bây giờ. Một cách để chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới là sử dụng báo cáo Core Web Vitals mới được cập nhật trong Google Search Console.

Một cách khác để chuẩn bị cho sự thay đổi này là bạn nên làm việc với các chuyên gia như SEO, Developer, Digital Marketer… để đảm bảo rằng tất cả website của bạn đã sẵn sàng cho những gì sắp diễn ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Google tìm thấy hơn 25 tỷ trang spam mỗi ngày

Google đã xuất bản báo cáo webspam định kì hàng năm để định lượng kết quả của các nỗ lực chống spam của Google vào năm 2019.

Google tìm thấy hơn 25 tỷ trang spam mỗi ngày
Ảnh: Google

Theo báo cáo, hơn 99% kết quả tìm kiếm của Google là không có spam và công ty đã nỗ lực hết sức để giữ nguyên như vậy.

Chẳng hạn, nhóm webspam của Google phát hiện 25 tỷ trang spam mỗi ngày được lọc ra khỏi chỉ mục kết quả tìm kiếm của Google.

Dưới đây là những điểm nổi bật hơn từ báo cáo webspam của Google, trong đó cho thấy các nỗ lực của công ty về việc luôn hướng tới những kẻ chuyên đi spam (spammers) năm 2019.

Cách mà Google chống lại nạn Webspam vào năm 2019

Google đã nhận được gần 230.000 báo cáo về spam tìm kiếm trong năm 2019 và có thể thực hiện hành động đối với khoảng 82% các báo cáo mà họ đã xử lý.

“Các giải pháp học máy (machine learning) của chúng tôi, kết hợp với khả năng thực thi thủ công đã được kiểm chứng tính hiệu quả qua nhiều thời gian, là công cụ để xác định và ngăn chặn các kết quả spam cho người dùng”. Phía Google cho biết.

Thành quả của các cuộc chiến chống spam của Google

Các nỗ lực chống spam của Google đã quản lý để ngăn chặn spam cho người dùng đã giảm 80% trong năm 2018 và không tăng trong năm 2019.

Liên kết spam vẫn phổ biến, nhưng Google đang trở nên ‘tinh ranh hơn’ trong việc phát hiện ra nó. Hơn nữa, Google xác nhận các liên kết trả tiền và trao đổi liên kết không còn là phương án hiệu quả lúc bấy giờ.

“Các hệ thống của chúng tôi đã ‘bắt’ được hơn 90% liên kết spam và các kỹ thuật như liên kết trả phí hoặc trao đổi liên kết đã trở nên kém hiệu quả”. Google cho biết.

Google lưu ý tiến trình mà Google đã thực hiện để chống lại các trang web spam với nội dung được tạo tự động và nội dung copy (scraped content). Các trang web này thường tham gia vào các hành vi gây phiền nhiễu hoặc gây hại cho người tìm kiếm.

Ví dụ bao gồm các trang web có các yếu tố lừa đảo như nút giả, chuyển hướng thiếu tin cậy và các phần mềm độc hại.

Tiếp cận webmaster Tools và xử lý kịp thời

Cuối cùng, Google khuyến khích các nỗ lực để tiếp cận trình quản trị trang web (webmaster Tools) của mình vì nó liên quan đến việc chống spam.

Khi Google phát hiện spam, nó sẽ thông báo cho chủ sở hữu trang web thông qua Google Search Console. Năm 2019, Google đã gửi hơn 90 triệu tin nhắn cho chủ sở hữu trang web.

Các tin nhắn đó đã được gửi để cho chủ sở hữu trang web biết về bất kỳ vấn đề hoặc sự cố nào có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của trang web của họ trong kết quả tìm kiếm.

Trong tất cả 90 triệu tin nhắn, khoảng 4,3 triệu tin nhắn có liên quan đến các hành động thủ công do vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google (Google’s Webmaster Guidelines).

Tầm quan trọng của việc chống spam

Để trùng khớp với báo cáo này, ông Richard Sullivan từ Google đã viết một bài đăng trên blog riêng về các lý do tại sao việc ngăn chặn spam khỏi các kết quả tìm kiếm lại rất quan trọng.

“Nếu không có các hệ thống và đội nhóm chống spam của chúng tôi, chất lượng tìm kiếm sẽ bị giảm rõ rệt, việc tìm kiếm thông tin hữu ích mà bạn có thể tin tưởng được sẽ khó hơn rất nhiều”. Ông cho biết thêm.

“Với các trang web chất lượng thấp đang cố tình spam để vào các kết quả tìm kiếm hàng đầu (Top), càng có nhiều khả năng mọi người có thể bị lừa bởi các trang web giả mạo khi họ đang cố để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc lây nhiễm máy tính của bạn bằng các phần mềm độc hại”. Phía Google cảnh báo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via SearchEngineLand