Skip to main content

Thẻ: tiếp thị người có ảnh hưởng

[Download] Báo cáo Influencer Marketing Benchmark 2022

Influencer Marketing Benchmark 2022 là báo cáo toàn cảnh về thị trường tiếp thị người có ảnh hưởng, các số liệu quan trọng cùng nhiều các chỉ số đánh giá tiêu chuẩn khác về ngành Influencer Marketing.

Influencer Marketing 2022
[Download] Báo cáo Influencer Marketing Benchmark 2022
Influencer Marketing Benchmark là báo cáo thường niên về ngành tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) do InfluencerMarketingHub phát hành. Báo cáo là bức tranh toàn cảnh về thị trường Influencer Marketing toàn cầu, các chỉ số đánh giá tiêu chuẩn (Benchmark) của ngành và hơn thế nữa.

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng là sự kết hợp giữa các công cụ marketing truyền thống và hiện đại.

Influencer Marketing lấy ý tưởng từ sự chứng thực hay đáng tin cậy của những người nổi tiếng hay những người có ảnh hưởng và đưa nó vào một chiến dịch marketing theo hướng nội dung hiện đại (modern content-driven marketing).

Điểm khác biệt chính giữa Influencer Marketing với các cách thức tiếp cận người có ảnh hưởng truyền thống đó là: kết quả của chiến dịch là sự hợp tác hài hoà giữa thương hiệu và người có ảnh hưởng (Influencer).

Những nội dung chính được liệt kê trong Influencer Marketing Benchmark 2022.

Influencer Marketing.

  • Ngành công nghiệp tiếp thị người có ảnh hưởng được dự báo sẽ có giá trị khoảng hơn 16 tỷ USD năm 2022.
  • Những nền tảng tập trung vào Influencer Marketing được đầu tư hơn 800 triệu USD vào năm 2021.
  • Tổng số các doanh nghiệp liên quan đến Influencer Marketing tăng trưởng 26% vào năm 2021, và đạt khoảng hơn 18.000 doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ gian lận của những người có ảnh hưởng trên Instagram đã giảm dần trong những năm gần đây. Khoảng 49% tài khoản Instagram Influencer có liên quan đến hành vi gian lận vào năm 2021.
  • Hơn 75% Brand Marketer có ý định sử dụng Influencer Marketing vào năm 2022.
  • 54% doanh nghiệp hợp tác với người có ảnh hưởng để phát triển thương mại điện tử (eCommerce).
  • Netflix là thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trên TikTok năm 2021.

Social Commerce.

  • Doanh số bán hàng thương mại xã hội (Social Commerce) được dự báo có giá trị khoảng 958 tỷ USD vào năm 2022.
  • Vào năm 2025, Social Commerce sẽ chiếm khoảng 17% tổng chi tiêu dành cho thương mại điện tử.

Creator Economy.

Nền kinh tế dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 2022 và những năm tới.

  • Thị trường nền kinh tế nhà sáng tạo sẽ có giá trị khoảng 104 tỷ USD vào năm 2022.
  • Hơn 50 triệu người trên toàn cầu hiện đang hoạt động với tư cách là những nhà sáng tạo nội dung.

Bạn có thể tải xuống chi tiết báo cáo tại: Influencer Marketing Benchmark 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Influencer Marketing là gì? Ví dụ về Influencer Marketing

Tìm hiểu các nội dung về Influencer Marketing như: Influencer Marketing là gì? Influencer là ai? Ví dụ về Influencer Marketing? Chiến dịch Influencer Marketing là gì? và hơn thế nữa.

Influencer Marketing là gì
Influencer Marketing là gì? Ví dụ về Influencer Marketing

Khi tính xác thực ngày càng được quan tâm nhiều hơn, các nền tảng tập trung vào yếu tố tự nhiên (native) nhiều hơn, thương hiệu ngày càng có xu hướng dựa vào những người có ảnh hưởng (influencer) để kết nối với các nhóm đối tượng mục tiêu mới. Influencer trở thành một mắt xích quan trọng trong hoạt động Marketing. Khái niệm Influencer Marketing cũng phát triển từ đây.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Influencer Marketing là gì?
  • Vai trò của Influencer Marketing đối với thương hiệu.
  • Influencer là gì?
  • Marketing là gì?
  • Các bước triển khai một chiến dịch Influencer Marketing toàn diện.
  • Các xu hướng Influencer Marketing chính trong năm 2023.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là khái niệm đề cập đến các cách thức sử dụng Influencer, tức những người có ảnh hưởng vào các hoạt động Marketing (tiếp thị) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu.

Theo Statista, thị trường Influencer Marketing có giá trị khoảng 13.8 tỷ USD vào năm 2021 và tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) khoảng 40%, tức vào năm 2022, con số này ước tính sẽ chạm mốc khoảng gần 20 tỷ USD.

Chiến dịch Influencer Marketing là gì?

Chiến dịch Influencer Marketing là khái niệm đề cập đến một chương trình, sự kiện thường là ngắn hạn bao gồm nhiều hoạt động marketing khác nhau có sử dụng người có ảnh hưởng, tức các influencer.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu và ngành hàng khác nhau, các chiến dịch Influencer Marketing có thể được triển khai trên các kênh khác nhau như Social Media, công cụ tìm kiếm, trên các trang báo chí và hơn thế nữa.

Vai trò của Influencer Marketing đối với thương hiệu.

Tuỳ vào từng kiểu Influencer khác nhau hay mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng Influencer Marketing là gì mà các giá trị mang lại có thể khác nhau, dưới đây là những giá trị chính mà nó có thể mang lại cho thương hiệu hay doanh nghiệp.

  • Xây dựng nhận thức thương hiệu.

Một trong những giá trị rõ ràng nhất mà các chiến dịch Influencer Marketing có thể mang lại cho thương hiệu đó là xây dựng nhận thức thương hiệu.

Thông qua các tệp đối tượng mục tiêu rộng lớn của những người có ảnh hưởng, các thương hiệu có thể truyền tải những thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả hơn, giúp họ biết và tìm hiểu hơn về thương hiệu.

  • Xây dựng lòng trung thành hay mức độ tin tưởng với thương hiệu.

Về bản chất, mặc dù những nội dung được các Influencer chia sẻ gắn liền với yếu tố thương hiệu, tuy nhiên, vì nó được chia sẻ bởi một người có ảnh hưởng, nó cũng có phần phản ánh giá trị của người có ảnh hưởng.

Vì các nhóm đối tượng mục tiêu tin tưởng người có ảnh hưởng, họ cũng có xu hướng tin những gì mà người đó chia sẻ.

Từ góc nhìn này, nếu thương hiệu có thể kết hợp được giá trị của thương hiệu với người có ảnh hưởng, khách hàng sẽ tin tưởng thương hiệu (và cả người có ảnh hưởng) nhiều hơn.

  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Khi phần lớn các chiến dịch Influencer Marketing đều có thể giúp thương hiệu tiếp cận rộng hơn đến một nhóm đối tượng lớn hơn, về lâu dài doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên.

Đặc biệt, nếu thương hiệu chọn các Influencer nhỏ hơn (Micro Influencer/Nano Influener…) trong chiến lược marketing của mình, doanh số bán hàng có thể tích cực hơn khi những Influencer này thường có mức độ tương tác sâu hơn với người theo dõi họ.

Influencer là gì?

Influencer (trong tiếng Anh có nghĩa là người ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influenecer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.

Marketing là gì?

Trong khi có vô số các thuật ngữ hay định nghĩa đề cập đến marketing, không có bất cứ một định nghĩa nào đến thời điểm hiện tại được cho là toàn diện và “đúng đắn” nhất.

Cho dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, nhu cầu về marketing ra sao, tuỳ thuộc vào từng góc nhìn và cách tiếp cận, marketing được hiểu theo những cách tương đối khác nhau.

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

5 xu hướng Influencer Marketing chính trong năm 2023.

5 xu hướng Influencer Marketing chính trong năm 2023
5 xu hướng Influencer Marketing chính trong năm 2023

1. TikTok tiếp tục giữ vị trí xu hướng trong miếng bánh influencer Marketing trong 2023.

2022 là năm của TikTok khi nền tảng video dạng ngắn này vượt qua cả đế chế Google để trở thành ứng dụng được truy cập nhiều nhất (traffic) toàn cầu.

86.5% người có ảnh hưởng trên nền tảng cho biết mức độ sử dụng TikTok của họ đã tăng lên đáng kể từ khi đại dịch xảy ra và 87% người dùng cho rằng TikTok tạo ra nhiều lượng tương tác nhất so với các nền tảng mạng xã hội khác.

Khi người có ảnh hưởng có xu hướng tiếp tục ủng hộ và dành nhiều thời gian hơn trên ứng dụng, những người làm marketing sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các nhóm đối tượng mới.

2. Những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencer) và siêu nhỏ (nano-influencer) ngày càng trở nên có “quyền lực” hơn.

Vào năm 2023, những người có ảnh hưởng nhỏ (có khoảng từ 10.000 đến 50.000 người theo dõi) và siêu nhỏ (có từ 1.000 đến 10.000 người theo dõi) sẽ có xu hướng ngày càng được các thương hiệu quan tâm nhiều hơn khi tính đa dạng và có thẩm quyền trở thành yếu tố then chốt trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo nhiều số liệu khác nhau, những người có ảnh hưởng ở cấp độ nhỏ hơn mang lại tỉ lệ tương tác tốt hơn và có sức ảnh hưởng cao hơn trên các nền như Instagram (3.86%), YouTube (1.63%) và TikTok (17.96%.

3. Video được ưu tiên nhiều hơn cũng là xu hướng Influencer Marketing trong 2023.

Khi khoảng thời gian tương tác với các nội dung trên các nền tảng mạng xã hội tiếp tục bị thu hẹp theo thời gian (12 giây với Gen Y và 8 giây với Gen Z), người dùng đang ngày ưu tiên các video ngắn hơn bao giờ hết.

Theo số liệu từ TikTok, người dùng sử dụng trung bình 89 phút mỗi ngày để xem các video ngắn trên ứng dụng.

Nếu bạn là người làm marketing và đang chuẩn bị cho kế hoạch của mình trong năm mới 2022, việc ứng dụng các video dạng ngắn kết hợp với người có ảnh hưởng là chiến lược rất đáng để cân nhắc.

4. Thương mại xã hội được dẫn dắt bởi người có ảnh hưởng (influencer-led social commerce) sẽ tiếp tục bùng nổ.

Vào năm 2021, khi các nền tảng như TikTok, Instagram hay Facebook tiếp tục hoàn thiện tính năng mua sắm trong ứng dụng với hàng hoạt các hợp tác chiến lược mới, các hoạt động mua sắm trong ứng dụng sẽ ngày càng trở nên dễ dàng và tăng trưởng mạnh hơn.

Vào năm 2023, riêng tại thị trường Mỹ, doanh số ước tính của mảng thương mại xã hội sẽ đạt mức hơn 100 triệu USD.

Với sự tăng trưởng đầy cảm hứng này, nhiều thương hiệu đang kỳ vọng sẽ có thể thúc đẩy mạnh hơn nữa doanh số bán hàng thông qua các chiến lược influencer marketing.

5. Các influencer sẽ có nhiều cách kiếm tiền hơn.

Từ các chương trình hỗ trợ mới của các ứng dụng đến các hợp tác với các nền tảng “ủng hộ” tiền trực tiếp từ phía người dùng, người có ảnh hưởng sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để gia tăng thu nhập của họ.

Người có ảnh hưởng sẽ không phải phụ thuộc vào các nội dung được tài trợ từ các thương hiệu, họ còn có thể được “donate” trực tiếp từ những Fans hâm mộ vốn yêu thích họ.

FAQ – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Influencer Marketing.

  • Influencer Marketing Agency là gì?

influencer marketing agency là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến influencer marketing chẳng hạn như booking những người có ảnh hưởng (influencer), lên chiến lược tiếp cận và chạy các chiến dịch influencer marketing, và hơn thế nữa.

Kết luận.

Khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tin tưởng hơn đến những người mà họ theo dõi và ủng hộ, đồng thời hạn chế các nội dung quảng cáo trực tiếp từ thương hiệu, Influencer Marketing nên là một chiến lược ưu tiên của thương hiệu.

Bằng cách hiểu rõ influencer marketing là gì cũng như các cách thức để triển khai một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả, bạn đang đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch

Cuộc chiến thương hiệu trên nền tảng số chưa bao giờ khốc liệt đến thế. Làm sao để nhãn hàng không bị “nhấn chìm” trước hàng vạn chiến dịch khác?

Source: Forbes

Triển khai marketing mùa lễ hội càng sớm càng tốt.

Việt Nam vừa trải qua một năm khó khăn với nhiều đợt giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của nhiều nhãn hàng, đẩy họ rơi vào trạng thái “ngủ đông”, phải giảm thiểu tối đa chi phí để duy trì sự sống còn của thương hiệu.

Thời điểm mùa lễ hội năm nay chính là cơ hội để các doanh nghiệp “thu gặt” doanh thu, kích thích người tiêu dùng mua sắm.

Chính vì vậy, việc đẩy sớm hoạt động marketing sẽ giúp nhãn hàng dễ dàng “xâm chiếm “thị phần tâm trí” người tiêu dùng trong lúc đối thủ còn chưa kịp “rã đông”.

Bên cạnh đó, Covid-19 khiến người tiêu dùng nảy sinh tâm lý “phòng thủ” và “tích trữ” hàng hóa. Họ có xu hướng mua sắm đồ dùng cần thiết cho các ngày lễ, tết sớm hơn so với mọi năm bởi nỗi lo hàng hóa thiếu hụt và vận chuyển có thể bị gián đoạn.

Vì vậy, nhãn hàng cần bắt đầu các hoạt động marketing ngay bây giờ để kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa lễ hội năm nay.

Tiếp cận khách hàng bằng các thông điệp chạm tới trái tim.

Năm nay khác với năm ngoái, người dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều “cú sốc” lớn không chỉ về tài chính mà còn cả về tinh thần.

Nhiều sự mất mát từ việc làm, đến mất kết nối gia đình, người thân, không thể ra ngoài,… tạo ra một môi trường tâm lý tiêu cực, tác động lớn tới suy nghĩ và hành vi tiêu dùng.

Vì vậy, nên tiếp cận người tiêu dùng bằng sự cảm thông sâu sắc, đồng thời truyền tải năng lượng tươi sáng tới họ bằng những thông điệp tích cực.

Một số thông điệp mùa lễ hội được các nhãn hàng áp dụng năm ngoái tới nay vẫn hiệu quả phải kể tới Homing (Về nhà), Appreciation (Sự biết ơn), New Beginning (Khởi đầu mới) và Celebration (Ăn mừng).

Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng năm nay có nhiều sự thay đổi. Họ mong muốn được “vỗ về”, sẻ chia đồng thời cũng hy vọng về một tương lai tươi sáng, lạc quan.

Vì vậy, nhãn hàng có thể triển khai các thông điệp mang tính gắn kết như: “Kết nối”, “Sum họp”, “Gắn kết yêu thương”, “Sẻ chia”, hay những thông điệp tích cực như “Tái sinh”, “Sức sống mới”.

Khai thác nội dung Video trực tuyến và Gaming.

Xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ offline sang online của người tiêu dùng năm qua đã thúc đẩy các dạng nội dung mới mẻ phát triển bùng nổ, đặc biệt là dạng nội dung video trực tuyến và gaming.

Báo cáo của Adsota cho thấy tỷ lệ người xem nội dung video trực tuyến mỗi lần online lên tới 97,6%. Còn đối với gaming, lượng người chơi game tại nước ta đã tăng đột biến hơn 30% năm qua, chiếm tới hai phần ba dân số trẻ với độ tuổi từ 18 – 30.

Cả 2 dạng nội dung này đều giúp người dùng có thể tương tác và kết nối với người khác trong thời gian thực một cách chân thực gần như miễn phí.

Chính vì vậy, chúng nhanh chóng trở thành hình thức giải trí và “sinh hoạt số” mới, được ưa chuộng nhất kể từ khi Covid-19 bùng nổ tại Việt Nam.

Ứng dụng tính mới và độ phủ cao của 2 dạng nội dung trên, nhãn hàng sẽ dễ dàng trở nên nổi bật, thu hút người tiêu dùng trên nền tảng số.

Cụ thể, đối với nội dung Video trực tuyến, nhãn hàng có thể tập trung sản xuất video ngắn/dài, Webinar hay Livestream trực tuyến để tạo ra sự mới mẻ và thu hút trong cách truyền tải thông điệp tới khách hàng tiềm năng.

Còn đối với nội dung gaming, dạng nội dung sở hữu người theo dõi chủ yếu là giới trẻ, nhãn hàng có thể kết hợp cùng gaming Influencer trong các chiến dịch truyền thông nhằm phủ sóng tới nhóm đối tượng này hiệu quả, từ đó tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt với sản phẩm/dịch vụ trong mùa lễ hội tới đây.

Khác biệt hóa thương hiệu với gaming influencer marketing.

Trong nhiều cách làm marketing, nhãn hàng nên chọn những con đường mới để tạo sự nổi bật, những thế mạnh truyền tải thông điệp, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho dịch vụ/sản phẩm của mình.

Gaming Influencer Marketing là một trong những “mỏ vàng” mà nhiều thương hiệu chưa khai thác. Đây là con đường được đánh giá là hình thức marketing mới mẻ và đủ sức giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật trong cuộc chiến nhận diện khốc liệt năm nay.

Khác với KOL/Influencer thông thường, nhãn hàng khi kết hợp với gaming influencer sẽ dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng chất lượng mà họ “nuôi dưỡng” hàng ngày.

Đồng thời, khi kết hợp với Gaming Influencer, điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng sẽ đa dạng hơn bởi Gaming Influencer không chỉ hoạt động trên các kênh online thông thường, mà còn cả các kênh liên quan tới Livestream và Gaming.

Bên cạnh đó, nhãn hàng còn có thể kết hợp với Gaming Influencer bằng rất nhiều hình thức như: Quảng cáo hiển thị chủ động, Quảng cáo Instream Banner, Video review sản phẩm/dịch vụ,… đây đều là những hình thức có tỷ lệ chuyển đổi rất cao hiện nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader