Skip to main content

Thẻ: Việc làm

Chuyện nghỉ việc: Cái giá của nghỉ việc không tử tế

Thôi việc không chỉ đơn thuần là chấm dứt quan hệ lao động với công ty mà còn thể hiện hành vi ứng xử, dù ra đi vì bất cứ lý do gì, bạn cũng nên để lại ấn tượng tốt với công ty cũ. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn ứng xử tốt khi thôi việc.

Chuyện nghỉ việc: Cái giá của nghỉ việc không tử tế

Hầu hết, nhân viên sau khi nộp đơn nghỉ việc cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc. Một số nhân viên cố gắng chuyên nghiệp đến cuối cùng, hoàn thành và bàn giao công việc tốt đẹp.

Ngược lại, một số nhân viên làm việc chểnh mảng và có thái độ không tốt với đồng nghiệp. Thái độ luôn được đánh giá cao dù bạn làm công việc gì hay làm ở đâu.

Cùng đọc qua mẫu chuyện dưới đây để xem những “rắc rối” mà bạn có thể gặp phải nếu thái độ không tốt nhé!

“Trời ơi, không hiểu sao con bé mắt cận, mặt mày u ám ấy lại pass phỏng vấn còn tao thì không? Chắc chắn có nhầm lẫn gì rồi, tao phải gọi ngay cho bên nhân sự mới được.”

Buổi tối cuối tuần yên bình của cả phòng nhanh chóng rơi vào xôn xao, ồn ào bởi sự “trượt” phỏng vấn công việc trong mơ đầy bất ngờ của H – sinh viên tốt nghiệp thủ khoa ngành tôi.

H – bạn đại học kiêm bạn chung phòng của tôi từ khi còn là sinh viên đã nổi bật lên như một viên ngọc trai giữa đám sỏi đá bởi sự tài giỏi và vẻ ngoài xinh như hoa hậu.

Cô nàng liên tiếp “hốt trọn” mọi học bổng của khoa, của trường và như chưa đủ cô còn qua tận các trường khác để hốt luôn giải thưởng cuộc thi này, thi kia.

Thế nên, trong suy nghĩ của tụi tôi, chắc chắn kết quả phỏng vấn có vấn đề.

Nếu không nhầm lẫn ở điểm số thì cô bạn “mặt mày u ám” như miêu tả của H cũng phải thuộc dạng “hậu duệ” nhà ai to lắm mới có thể vượt mặt niềm tự nào của cả khóa tôi mà ngồi êm xuống cái ghế vốn ấn định sẽ thuộc về đương kim thủ khoa đầu ra của cả một ngành.

Ấy thế mà sau 7749 bước liên hệ hỗ trợ, khiếu nại và thậm chí là kiện cáo vì muốn kiểm tra lại kết quả cuộc phỏng vấn, H bỗng dưng im bặt.

Cô bạn không còn bức xúc kể tội nhà tuyển dụng mỗi ngày cả trên mạng xã hội lẫn với hội chị em cây khế như bọn tôi nữa. Mọi thứ có lẽ chỉ nằm yên trong im lặng đợi chờ rơi vào quên lãng, cho đến một ngày….

Thưa thì thưa không thưa cũng phải thưa.

Một ngày như mọi ngày, sau buổi tụ họp với bạn bè và trở về phòng trong trạng thái “chân nọ đá chân kia”, H quyết định vén màn bí mật pha “trượt” phỏng vấn đắng chát của mình cho tụi tôi.

Chuyện là trong khoảng thời gian đợi bằng tốt nghiệp, H có nhận thực tập ở một công ty không lớn lắm.

Với khả năng của mình và yêu cầu khá nhẹ nhàng trong công việc, cô nhanh chóng nhận được thư bổ nhiệm lên làm nhân viên chính thức.

Vậy mà, chỉ ít ngày sau khi H nhận lời tiến bước xa hơn với công ty, một tập đoàn A lại mở tuyển dụng ở Việt Nam.

Tự mãn về màn thể hiện xuất sắc cùng những phản hồi “chưa chính thức” về khả năng cao pass qua các round sau khi dự tuyển ở A, cô bạn vội vàng “đáp ứng trước thời gian làm việc” của họ bằng cách đột ngột biến mất khỏi vị trí ở công ty cũ.

H ra đi, để lại ngổn ngang công việc chưa được giải quyết xong mà không cho bất kỳ ai một lời tạm biệt hay một lý do chính đáng.

Bức thư phản hồi cuối cùng của A về vấn đề của H đến từ chính trưởng bộ phận cô apply chỉ vỏn vẹn vài dòng: “Em rất có tài nhưng người trẻ đi làm cần nhất là thái độ, em không cho tụi anh thấy điều ấy.

Việc nghỉ việc không thưa gửi và vô trách nhiệm của em chính là nguyên nhân duy nhất khiến tụi anh có cơ sở đánh trượt em.”

Hoá ra công ty cũ của H bao năm qua vẫn là ‘sân sau” cho tập đoàn A kia, chỉ là H làm việc ở đây chưa đủ lâu và chưa đủ sâu để hiểu rõ về mối quan hệ ấy mà thôi.

Sự vội vàng rời đi khi chưa kịp xin nghỉ việc đúng thủ tục của H cuối cùng không đưa cô đến với ước mơ đời mình, ngược lại còn khiến cô mang theo một “vết nhơ” khó lòng xóa sạch trong khoảng thời gian gần.

Đấy cũng là một bài học cho bất cứ ai có ý định rời đi khi chưa xin phép. Xin việc văn minh thì rời đi cũng phải văn minh.

Nghỉ việc cần nhất là thưa gửi đàng hoàng, rõ ràng lý do và thời gian. Nếu không, không ai biết trước hành động bộc phát của bạn lúc nghỉ, có thể dẫn sự nghiệp của bạn tới đâu cả.

“Sắp nghỉ rồi, chăm chỉ chi vậy?”

Không rơi khỏi giấc mộng êm như H, D lại là một trường hợp “30 không phải là Tết” đúng nghĩa.

Vốn là nhân viên gương mẫu và luôn hết lòng cống hiến như một chú “ong thợ” chăm chỉ, D thường xuyên nhận được sự khích lệ của cấp trên bởi hiệu suất công việc đứng top đầu bộ phận.

Siêu năng lực của cậu trai là khả năng không ăn không ngủ liên tục cả tuần trời theo cho kịp tiến độ dự án.

Sau nhiều năm cần mẫn, D nhận được lời mời từ một công ty khác với những phúc lợi cao hơn hẳn so với nơi chốn hiện tại. Tất nhiên là D đồng ý nhảy việc và chỉ còn đợi đến ngày đến tháng đúng hợp đồng sau khi xin nghỉ ở công ty cũ để đến với “miền đất hứa”.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đợi chờ chuyển giao, D bắt đầu có suy nghĩ “Ôi dào, đằng nào cũng sắp đi, xõa thôi” và làm việc với thái độ chểnh mảng, qua loa khiến hiệu suất công việc giảm sút.

Cấp trên lẫn đồng nghiệp đều tặc lưỡi cho qua bởi cậu ở đây cũng chẳng mấy ngày nữa. Thế nhưng người tính không bằng trời tính, sự bất cẩn của D khi chuyển giao công việc đã gây ra rắc rối, thiệt hại cho công ty.

May mắn nhờ cấp trên xử lý khéo léo, D không phải hầu tòa mà chỉ phải bồi thường một số tiền cho công ty cũ.

Chẳng còn tấm “thảm đỏ” nào trải ra đợi chờ D bước đến nữa, công ty “hứa hẹn” kia sau sự cố ấy cũng đã lặn mất tăm, đồng thời các công ty cùng lĩnh vực cũng đã nhanh chóng thêm tên D vào blacklist bởi sự cố sai lầm ngay nghiệp vụ cơ bản nhất của cậu.

Thế nên, để tránh trường hợp như D, hãy chăm chỉ và giữ thái độ chuyên nghiệp đến tận ngày cuối cùng.

Cả đời làm “ong thợ” chưa chắc sẽ đem lại “mật ngọt” nhưng chỉ cần một lần chểnh mảng, rất có thể sẽ chẳng còn sót lại dù chỉ chút ít phấn hoa nào cho lần sau nữa.

“Đại hội kể xấu công ty cũ” và cái kết đắng chát.

Thực tế cuộc sống là có những người bạn thích và những người bạn không ưa nổi, nhưng dù sao bạn vẫn phải duy trì công việc của mình.

Thế nên nghỉ việc được nhiều người xem như cơ hội “một lần nói hết” ra những bức xúc về những người đồng hành đã cũ hay công ty cũ đã giữ kín trong lòng từ lâu.

Một phần lý do rời xa khỏi công việc mình đã gắn bó từ lâu của V là do những mâu thuẫn của cô nàng với đồng nghiệp trong cạnh tranh công việc.

Thế nên sau khi nghỉ việc, V như cá gặp nước, mở ngay “đại hội nói xấu” để rêu rao về đồng nghiệp và mâu thuẫn của mình khắp nơi.

Thậm chí để câu chuyện thêm sinh động, cô còn lôi cả cấp trên của mình vào vai trò “do có cảm tình với đồng nghiệp” nên đã xử ép cô trong các dự án như thế nào.

“Bệnh tật đến từ miệng, họa cũng từ miệng mà ra”, không biết những lời nói của V đã truyền đi tới đâu, chỉ biết trong một buổi ăn cưới người chị em thân thiết ở công ty cũ, V đã phải nhận hậu quả từ những phút giây “nói cho sướng miệng” của mình.

Không tới nỗi mất cả cơ hội việc làm hay khó khăn trong sự nghiệp về sau như H và D, bài học V nhận được có phần nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Số là khi gặp lại cấp trên cũ, mặc cho V thân thiệt chào hỏi, cấp trên chỉ nhỏ nhẹ nhắc lại những tiếng xấu mà cô gán cho sau khi rời khỏi công ty.

Giây phút đó, dưới rất nhiều con mắt chứng kiến, “mồm năm miệng mười” của V biến đâu mất, chỉ để lại bẽ bàng và xấu hổ trước tất cả mọi người.

Sau ngày hôm đó, rất nhiều những người thân quen dần tảng lờ V. Bởi, chẳng ai dám tin tưởng qua lại với một người có tài năng “thêm mắm dặm muối” hình tượng của người khác như V nữa rồi.

Nghỉ việc không phải là cơ hội để nói xấu về công ty hãy đồng nghiệp cũ. Những câu chuyện phần nào giải quyết bức xúc hiện tại của bạn một ngày nào đó có thể quay ngược lại, đem theo cho bạn muôn ngàn rắc rối đè nặng gấp ngàn lần.

Và chắc rằng, chẳng ai muốn làm việc với một người đã có danh tiếng thích “bóc phốt” những điều xưa cũ đâu.

Không ai ép bạn phải trở thành con người hoàn hảo không chút lầm lỗi nhưng cũng không ai muốn trao cơ hội cho những người đã có “dư âm” xấu khi nghỉ việc.

Đột ngột rời đi, chểnh mảng công việc vào những ngày cuối cùng hay tích cực nói xấu công ty cũ và những thành viên trong đó có thể khiến hình tượng của bạn sụp đổ rất nhanh.

Thái độ và cách hành xử kém thông minh khi nghỉ việc có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của chính bạn những ngày sau này.

Tuổi trẻ đương nhiên cần nhiều cơ hội để thử sức và khám phá năng lực của bản thân. Việc nhảy việc để tiếp cận những cơ hội mới chưa bao giờ là xấu.

Nhưng lúc đến bạn được mời chào tử tế, thì khi ra đi cũng hãy làm điều tương tự. Vì chẳng có gì thiệt thòi ở đây khi nghỉ việc trong văn minh đâu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

LinkedIn thêm ‘Con đường kỹ năng’ mới nhằm tạo cơ hội tốt hơn cho việc tuyển dụng

LinkedIn đang tìm cách tạo điều kiện nhiều hơn cho việc tuyển dụng bằng một quy trình mới có tên là ‘Con đường kỹ năng’. Về cơ bản, nó cho phép nhà tuyển dụng thêm các bài kiểm tra bổ sung để giúp ứng viên thể hiện sự phù hợp của họ cho một vị trí nhất định nào đó.

LinkedIn cho biết, ý tưởng này xuất hiện vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng COVID-19 vào năm ngoái, khiến nhiều người bị sa thải hoặc tạm nghỉ việc ở một số ngành, trong khi các ngành khác lại tích cực tìm kiếm ứng viên mới để đáp ứng nhu cầu của họ.

Tuy nhiên, hai nhóm này thường không kết nối được với nhau.

Theo giải thích từ LinkedIn:

“Chúng tôi có thể nhìn thấy những cơ hội tuyển dụng sẵn có, nhưng những người lao động đầy động lực và tài năng đã mất việc mà không thể tìm thấy chúng.

Người lao động thường không nhận ra rằng những kỹ năng họ có cho một công việc này có thể dễ dàng chuyển sang một công việc khác.

Nhưng thực tế là, ngay cả khi họ nhận ra điều đó, họ cũng không thể được tuyển dụng cho đến khi nhà tuyển dụng nhận ra điều đó.

Nhiều quy trình tuyển dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc bằng cấp liên quan để tìm ứng viên, nhưng đôi khi người phù hợp nhất cho vị trí đó lại là từ một cộng đồng mà nhà tuyển dụng chưa từng xem xét trước đây.”

Vì vậy, trong khi mọi người có thể hoàn toàn phù hợp cho một vai trò hay vị trí khác, rào cản của sự kết nối là quá cao, bởi vì họ không có kinh nghiệm cần thiết trong vị trí hoặc lĩnh vực cụ thể đó. Và đây chính là nơi mà ‘Con đường kỹ năng’ xuất hiện.

“Skills Path hay ‘Con đường kỹ năng’ tập hợp các khóa học từ LinkedIn Learning với những đánh giá kỹ năng nhất định để giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên theo những cách công bằng hơn – dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ.

Các phương thức tuyển dụng truyền thống từ lâu đã phụ thuộc quá nhiều vào các chứng nhận của ứng viên như bằng cấp, chức danh và mạng lưới mối quan hệ xã hội của họ để khám phá ứng viên. Tuy nhiên, với ‘Con đường kỹ năng’, điều đó sẽ thay đổi.”

Quy trình này cho phép nhà tuyển dụng đưa các khóa học LinkedIn Learning có liên quan vào các quảng cáo việc làm hoặc đánh giá kỹ năng, điều này vừa có thể hỗ trợ xác định ứng viên tốt hơn dựa trên khả năng thực tế của họ, vừa giúp ứng viên ứng tuyển vào nhiều vị trí hơn.

Như LinkedIn lưu ý, điều đó có thể mở ra nhiều cơ hội hơn cho những người có hoàn cảnh khác nhau, những người có thể không có kỹ năng trên giấy tờ.

LinkedIn nói rằng:

“Chúng tôi đã chính thức đưa ‘Con đường kỹ năng’ vào các nhóm dịch vụ khách hàng của mình.

Chúng tôi đã loại bỏ các yêu cầu truyền thống như bằng cấp hoặc kinh nghiệm 1-2 năm trước đó trong bản mô tả công việc của mình đồng thời đánh giá mọi người dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ là cần thiết cho công việc bằng cách kết hợp đánh giá kỹ năng vào quy trình ứng tuyển.

Với cách làm này, chúng ta có thể mở rộng đội ngũ nhân tài của mình từ các công ty hay cộng đồng mà chúng ta thường không tuyển hoặc dễ dàng bị bỏ qua.”

Đó là một sự phát triển thú vị của quy trình tuyển dụng, sử dụng những lợi ích của kết nối hiện đại để thêm yếu tố tương tác, đáp ứng nhiều hơn, có thể mang lại những lợi ích đáng kể về quy trình.

LinkedIn nói rằng họ cũng đang thử nghiệm quy trình này với một loạt các doanh nghiệp đối tác bao gồm Citrix, Gap, Ralph Lauren và Wayfair, bên cạnh những doanh nghiệp khác.

Và khi LinkedIn tiếp tục cải tiến các công cụ tuyển dụng của mình, nền tảng này cũng tự định vị mình tốt hơn với tư cách là một nền tảng quan trọng cho các chuyên gia nhân sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

“Chung thủy” với một công việc suốt nhiều năm liệu có đem lại “trái ngọt” cho sự nghiệp?

Lựa chọn gắn bó với một công ty suốt nhiều năm liền với hy vọng ngày nào đó sẽ nhận lại “trái ngọt” liệu có thật sự là quyết định đúng đắn, hay chỉ mang lại cho bạn kết quả không mong muốn sau nhiều năm đợi chờ lãng phí?

Việc trung thành với một công ty, đặc biệt trong thời đại “nhảy việc” ngày nay, hoàn toàn không phải là một điều dễ dàng.

Chỉ có một số ít ỏi cá nhân vẫn còn gắn bó với duy nhất một công ty ngay từ khi tốt nghiệp đại học.

Tuy nhiên, để lựa chọn cho mình một bước đi an toàn và nhẹ nhàng, họ chấp nhận “chung thủy” với một nơi làm việc duy nhất trong khi bạn bè xung quanh liên tục nhảy sang nhiều môi trường mới chỉ sau hai, ba năm ngắn ngủi.

Việc đánh đổi “tuổi xuân” cho một công ty là điều hiếm hoi hiện nay, thế nhưng, liệu đó có phải là bước đi đúng đắn hay là lựa chọn sai lầm trong con đường sự nghiệp?

Được gì khi trở thành “lão làng” nơi công sở?

Để trả lời cho câu hỏi liệu chung thủy với một công ty là đúng hay sai, hãy bắt đầu từ việc cân nhắc đến những lợi ích nếu như bạn trở thành một “cây đại thụ” của công ty.

Việc gắn bó 10 năm, 20 năm với một môi trường làm việc không có nghĩa là bạn mãi “ôm” chiếc bàn giấy để làm suốt một vị trí hay công việc.

Ngay cả trong nội bộ một công ty, bạn cũng có thể phát triển ở nhiều mảng khác nhau, nhiều phòng, ban và nhiều vị trí thăng tiến nếu như bạn đủ nhanh nhẹn, linh hoạt và biết nắm bắt cơ hội.

Không nhiều bạn trẻ hiện nay nhận ra ưu thế vàng của việc lựa chọn làm việc trọn đời: bạn thành công bởi công sức bỏ ra cũng nhiều như thành quả bạn đạt được.

Nếu bạn cố gắng đủ lâu, khi các lãnh đạo đều nhận ra bạn là nhân viên thâm niên duy nhất phù hợp cho vị trí cấp cao, bạn sẽ được cất nhắc để ngồi vào “ngai vàng”.

Có không ít những CEO nổi tiếng hiện nay đã từng đi lên từ vị trí nhỏ nhoi trong công ty. Một ví dụ tiêu biểu là Tổng giám đốc CTCP Sữa Vinamilk Mai Kiều Liên.

Gia nhập từ năm 1976 với vị trí là Kỹ sư công nghệ, hiện giờ nữ CEO đã trở thành 1 trong 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất Châu Á (Theo Forbes).

Tận tụy cống hiến với một công ty hàng chục năm trời không có nghĩa là bạn sẽ không nhận lại được gì. Đôi khi, những gì bạn cần đó là sự kiên nhẫn và thời cơ thích hợp để hưởng “trái ngọt” mà thôi.

Khi nào thì sự “chung thủy” sẽ trở mặt với bạn?

Tuy nhiên, việc chung thủy với một công việc đôi khi lại đâm ra phản tác dụng khiến bạn lãng phí cả thời gian và tiềm lực bản thân.

Quá trình này sẽ ăn mòn bạn từ từ cho đến một ngày, bạn nhận ra mình không thể tiếp tục cố gắng nữa vì chẳng có thành quả nào đạt được. Sự cố chấp với một nơi làm việc, đặc biệt khi nơi ấy không phù hợp với bản thân, sẽ kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển cũng như năng lực cá nhân.

Đừng tự hỏi vì sao bạn đã cống hiến gần chục năm tuổi xuân cho công ty nhưng vẫn là “người thua cuộc” so với những cá nhân chỉ mới nhảy vào làm được hai, ba năm. Cái bạn thua không phải là thời gian mà là những yếu tố khác như sự phù hợp, khả năng hay thậm chí là cơ hội.

Theo nghiên cứu, những nhân viên ở lại lâu hơn 02 năm được trả ít hơn 50% so với những người rời đi và bắt đầu làm việc ở nơi khác.

Không chỉ vậy, khi gắn bó quá lâu, nhân viên thường mất đi sự nhiệt huyết và sáng tạo ban đầu. Họ thiếu đi tính mới mẻ khi phải lặp đi lặp lại một công việc nhiều năm.

Một môi trường không thể gắn bó lâu thường bao hàm nhiều nguyên nhân. Cơ bản nhất chính là hai yếu tố: Sự phù hợp và cơ hội thăng tiến.

Khi cất nhắc một nơi không hội tụ được cả hai vấn đề này, bạn cần suy nghĩ lại về việc tiếp tục “chung thủy” với công ty ấy. Bạn đang lãng phí không chỉ thời gian mà cả năng lực của chính bản thân mình nếu như vẫn tiếp tục “đâm đầu” vào một lựa chọn sai lầm.

Bao nhiêu năm là đủ lâu để gắn bó với một công ty?

Thông thường, thời hạn 03 – 05 năm là đủ lâu để gắn bó với một nơi làm việc nếu bạn đặt mục tiêu học hỏi và thăng tiến lên những vị trí cao hơn ở công ty ấy.

Tuy nhiên, sau 01 năm mà bạn vẫn ở cùng một vị trí như khi bạn bắt đầu ở 01 năm trước thì nguy cơ con đường sự nghiệp phía trước của bạn trở nên tăm tối là vô cùng cao.

Do đó, nếu đã cán mốc 05 năm ở một công ty nhưng bạn mãi vẫn “dậm chân tại chỗ”, cánh cửa sự nghiệp có thể đóng sập ngay trước mắt bạn nếu bạn tiếp tục ở mãi một công ty.

Vì vậy, đừng tự “buộc đá vào chân” mình khi bạn không thật sự sẵn sàng và không có kế hoạch phát triển dài hạn ở một nơi làm việc duy nhất.

Làm sao để gắn bó lâu dài với một công việc?

Nếu bạn đang gắn bó và có suy nghĩ sẽ ở lại lâu trong công ty, việc đầu tiên bạn cần làm đó là xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng lớn.

Trong tương lai, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ từ nhiều cá nhân, nhiều phòng ban khác nhau. Đừng chỉ mãi tập trung ở một phòng ban bạn đang làm việc nếu bạn có kế hoạch thăng tiến lâu dài.

Đôi khi, những mối quan hệ từ những vị trí khác trong công ty chính là cánh cửa cơ hội để bạn đi xa và nhanh hơn trong công ty.

Ngoài ra, khi bạn đã gắn bó lâu với công ty nhưng mãi vẫn không thể thăng tiến, nhưng công ty lại là môi trường làm việc bạn yêu thích và cảm thấy phù hợp.

Khi gặp trường hợp này, đừng vội nản lòng. Hãy vạch ra kế hoạch phát triển cụ thể cho bản thân. Chủ động liên hệ với cấp trên hoặc nắm bắt cơ hội để được đảm nhận những dự án quan trọng hoặc nhiệm vụ có thể giúp bạn học hỏi kinh nghiệm, phát huy năng lực bản thân.

Khi đạt được những thành tích cụ thể, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc trao đổi với cấp trên về vấn đề tăng lương và thăng chức cho mình.

Cuối cùng, đừng tự biến bản thân mình trở thành một người nhàm chán và tẻ nhạt ở công ty nhiều năm liền. Hãy luôn tự làm mới và tìm kiếm động lực sáng tạo ở những công việc bạn đang làm.

Khi bạn không lặp lại mọi trình tự như một chiếc máy tự động, bạn sẽ cảm thấy bản thân có ích hơn, đam mê hơn và quan trọng hơn hết, bạn sẽ tỏa sáng trong mắt cấp trên và có được nhiều cơ hội chứng tỏ bản thân sau một thời gian dài gắn bó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Tôi ngộp thở trong cái tôi của Gen Z khi đi làm

Bật sếp, đồng nghiệp tanh tách, ngạo mạn thái quá rồi tự cho mình cá tính?

Dạo này đi làm, tôi sững người vì mình bắt đầu luống tuổi và trở thành nhân viên khá “dừ” dù có nhảy việc ở đâu. Mấy cô cậu Gen Z ngày nào mà mình nghĩ sẽ có khoảng cách về thế hệ cũng đã bắt đầu trưởng thành và đi làm như tôi rồi.

Nhưng có điều lạ là, do tôi già, không còn bắt kịp được cuộc sống ngày càng hiện đại hay do điều gì khác mà tôi thấy Gen Z ngày nay vào công sở sao mà khác quá.

Tôi biết là thế hệ sau này ai cũng tự tin, ai cũng năng động, ai cũng có chính kiến riêng nhưng những điều này dường như trở nên quá dư thừa đến nỗi tôi cảm thấy ngộp thở với thứ gọi là “cái tôi” của họ.

Đốp chát với sếp từng lời một, không bao giờ cho rằng mình sai

Sau khi tôi đi làm ở công ty A được một thời gian chuyên về lĩnh vực tổ chức sự kiện với vị trí marketing, không lâu sau, công ty tuyển thêm vị trí account, người này tên Q, 23 tuổi.

Nhiệm vụ của anh ta là tìm kiếm, tư vấn khách hàng để đem job về cho công ty, ngoài ra còn giữ liên hệ, tạo kết nối với tệp khách hàng cũ.

Ấn tượng đầu tiên mà Q có trong mắt mọi người là giọng nói “oang oang”, có khi cách xa cả trăm mét cũng nghe thấy. Anh hòa nhập rất nhanh, chưa bao lâu đã kịp nói chuyện với tất cả những nhân viên khác.

Nhưng cũng vì cách nói chuyện bỗ bã, lớn giọng của mình mà Q. không nhận được nhiều thiện cảm từ người khác.

Trong cuộc họp đầu tiên của Q với công ty, anh làm người khác sửng sốt vì hẳn là chưa bước chân vào ngành event lần nào nhưng đã vội lên tiếng bác bỏ những ý kiến của nhân viên có kinh nghiệm khác.

Thậm chí, trong một phút chốc, Q lớn tiếng: “Anh sai rồi!” để nhận xét về một phương án mà sếp lớn đưa ra. Mặt của sếp lúc đó biến sắc hẳn, sếp chỉ cười trừ vì trước đến giờ đám nhân viên cũ không ai dám lên mặt với mình như vậy.

Sau đó, Q được đà gây hấn với giám đốc kinh doanh, rồi giám đốc sản xuất, nhảy cả sang kế toán đến các nhân viên bộ phận design.

Anh luôn cho mình là đúng mà vội bác bỏ bất cứ ý kiến nào mình nghe không lọt tai. Không bao lâu sau, người này nghỉ việc vì tìm được một “bến đỗ” mới với mức lương ổn hơn. Tôi hi vọng Q gắn bó được lâu dài với bên đấy.

Chẳng biết kinh nghiệm thế nào nhưng cứ “xẵng giọng” với người khác

Tôi gặp C, một nhân viên mới nữa với profile đỉnh cao vừa được sếp tuyển vào.

Dù mới ra trường nhưng bởi thành tích của mình mà cậu được giao cho hẳn vị trí leader của một team.

Mọi người đều chờ xem cậu sẽ làm được gì, cậu có tài cán như thế nào mà lại được tin tưởng đến thế.

Nhưng ngay hôm đầu, C đã có màn “thị uy quyền lực” khiến người khác không thể có cảm tình nổi. C đã nhận được bản kế hoạch của những dự án mà các team cùng nhau phối hợp thực hiện.

Nhưng với vai trò của mình, C cho phép mình tự hủy bỏ những nỗ lực của các team khác và bảo với những thành viên team mình phải sửa lại những thứ mà anh cho là lỗ hổng, không cần câu nệ hay hỏi han ai trước.

Tất nhiên, chẳng ai đồng ý với việc làm này, C. bắt đầu có mâu thuẫn với các trưởng bộ phận khác và dù chỉ mới ra trường nhưng C có thái độ ngang hàng với các nhân viên, leader đã từng làm lâu năm. Điều này khiến anh mất điểm ban đầu với đồng nghiệp.

Đôi lần, C cũng góp ý cách làm việc của người này chưa ổn, cách làm việc của người kia không tốt ngay trước mặt họ dù C không có bất cứ chuyên môn gì về lĩnh vực của team đó.

C cho rằng, khi đã làm leader thì có quyền “góp ý chân thành” như thế với nhân viên trong công ty. Điều này của C có lẽ đã đi vượt quá giới hạn, vì những người cần nghe những lời đó chỉ nên thuộc phạm vi quản lý nhân sự của anh ta.

Lâu dần, C không thể hòa hợp được với ai khác vì tính ngạo mạn của mình ngoài người chung team.

Tự tin quá đà vào thực lực bản thân

Lần này là M., người được sếp tuyển dụng và đặt niềm tin tưởng rằng anh có thể giúp công ty có nhiều sáng kiến hay ho vì được tiếng đi du học từ nước ngoài về.

Tất nhiên, ai cũng xem cái mác du học luôn luôn “ăn đứt” những người chỉ có bằng cử nhân trong nước. M. tự tin rằng những gì mình đã trải nghiệm suốt vài năm du học sẽ có ích cho công việc.

M bắt đầu công việc với hàng loạt những màn khoe khoang về cuộc sống trời Tây, về phong cách sống của người nước ngoài, về môi trường học tập hiện đại mà mình đã từng có.

M tự tin rằng, với những gì mình có và với kiến thức mình mang về sẽ thay thế được những nền tảng mà anh cho là lạc hậu, xưa cũ, chỉ có người Việt mới xài.

Trong các cuộc họp, anh lên tiếng phủ nhận kế hoạch của công ty, dù gần như bản này là bản mà mọi người định chốt.

Anh cho rằng, tại sao đến giờ vẫn còn áp dụng những cách làm này, anh đề xuất những hướng đi mới sặc mùi Tây phương cho cả công ty cùng nghe.

Nhưng cuối cùng, ban lãnh đạo lên tiếng: “Nếu em bắt người Việt Nam hằng ngày ăn cơm mà lập tức đòi họ ăn sandwich, phô mai mỗi ngày thì họ có chịu không? Mỗi nơi có 1 văn hóa khác nhau, đừng áp dụng quá nhiều kiến thức mang tính lý thuyết của em vào đây mà phải biết linh hoạt.”

Ngay từ giây phút này, M. nín thinh suốt cuộc họp vì không còn gì để tranh biện. Đúng thật, lần này M. quá háo thắng và muốn thể hiện mình nhưng lại sai thời điểm.

Không thể phủ nhận, có thể du học cho bạn một nền tảng kiến thức tốt hơn, nhưng phải biết áp dụng đúng nơi, đúng chỗ sao cho người Việt có thể tiếp nhận được và không cảm thấy quá xa lạ.

Tạm kết.

Đó là những mẩu chuyện vụn vặt mà tôi đã gặp trong vài năm đi làm của mình, dù không nhiều nhưng đủ cho tôi có những nhìn nhận, đúc kết.

Tôi nể thế hệ Gen Z bây giờ vì họ tự tin quá, họ sẵn sàng thể hiện cá tính ở bất cứ đâu, không ngại có những tuyên ngôn để đánh dấu sự khác biệt của chính mình.

3 câu chuyện trên không đủ để đánh giá cả một thế hệ, nhưng nó cho thấy vẫn còn có nhiều bạn trẻ mới đi làm đã có cách hành xử thiếu tôn trọng người khác đến nỗi điều đó được xem là ngạo mạn, hống hách.

Chưa biết tài cán, thực lực thế nào nhưng nếu có thái độ tồi thì bạn chính là một nhân viên tồi. Kiến thức, năng lực có thể cải thiện qua từng ngày nếu biết tiếp thu, học hỏi, còn nếu mãi chỉ biết ngạo mạn bởi những thứ hiện tại thì bạn sẽ tự đánh mất đi cơ hội của chính mình.

Một nhân viên kiêu ngạo sẽ thích đứng ở vị trí cao hơn người khác và… đứng yên ở đó. Họ luôn nghĩ mình đã đủ tài giỏi nên chẳng ai có thể đứng ở vị trí này ngoài mình.

Nhưng rồi, đến một ngày không ngờ tới, sẽ có người vượt qua họ và vươn lên dẫn trước. Người đến sau không thể chỉ mãi ở sau nếu biết cố gắng, người ngỡ đang ở trước vạch đích nếu chủ quan sẽ tự đánh mất vị trí của mình.

Thế nên Gen Z ơi, nếu có đi làm thì làm ơn hãy biết tiết chế lại cảm xúc và cái tôi cá nhân. Thêm nữa, đã lỡ mở miệng nói thì cũng xin mở cả đôi tai để lắng nghe, mở trí óc để học hỏi thêm chứ đừng mãi ngồi ở đáy giếng rồi xem như mình đã thấu được cả trời cả đất!

Chỉ thế thôi bạn cũng đã có cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp rồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Những nguyên tắc thương lượng lương mà bạn nên biết (P1)

Bất kể mức lương gần đây nhất của bạn có cao đến bao nhiêu đi chăng nữa thì khi đến một thời điểm nhất định bạn cần nhìn nhận và đánh giá lại năng lực bản thân so với giá trị mức lương hiện tại đã phù hợp hay chưa. Nếu chưa thỏa mãn, đây chính là lúc bạn cần thương lượng lượng với công ty.

Thương lượng lương là điều cần thiết bạn nên làm để làm việc tốt hơn và xứng đáng với giá trị bản thân tạo ra hơn.

Bài viết hướng dẫn này sẽ bao gồm những kiến thức cơ bản về đàm phán lương, cách tìm ra giá trị khách quan của bạn từ dữ liệu thị trường việc làm, các phương pháp hay nhất để đàm phán lương, cách đàm phán tăng lương và những việc bạn nên làm sau khi đàm phán lương.

Thương lượng lương là gì?

Thương lượng lương hay đàm phán lương là cuộc thảo luận giữa bạn và đại diện của công ty hiện tại hoặc công ty tương lai nhằm giúp bạn có được mức lương cao hơn.

Không quan trọng bạn là nhân viên lâu năm hay mới được tuyển dụng, nếu bạn cảm thấy mức lương của mình không đủ thì bạn có quyền thương lượng để nhận được mức lương xứng đáng.

Khi bạn quyết định rằng bạn muốn thương lượng để có mức lương cao hơn, bạn cần biết trước những điều sau.

Thứ nhất, bạn cần chứng minh rằng bạn đáng để đầu tư, bằng các ví dụ cụ thể về giá trị mà bạn đã mang lại cho nhà tuyển dụng trong sự nghiệp của mình.

Thứ hai, bạn sẽ có thể đối diện với một số phản bác và hãy chuẩn bị trả lời các câu hỏi mang tính chất dò xét từ nhà tuyển dụng, đặc biệt là “Tại sao bạn xứng đáng nhận được mức lương này?”.

Thứ ba, việc đàm phán lương này thường sẽ không mấy suôn sẻ nên bạn phải chuẩn bị tinh thần thép nếu kiên định với mức lương đàm phán mong muốn.

Tại sao việc thương lượng lương thì quan trọng?

Điều quan trọng là phải hiểu rằng thương lượng mức lương của bạn là một phần hoàn toàn bình thường của quy trình tuyển dụng và nhận được mức lương xứng đáng là một phần của sự thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

Tiền lương của bạn không chỉ là một khoản tiền gửi vào tài khoản ngân hàng mà đó còn là cách công ty của bạn cho bạn thấy rằng họ đánh giá cao công việc của bạn và đánh giá cao bạn cũng như các kỹ năng của bạn.

Tiền lương của bạn cũng là cách công ty hỗ trợ bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống, với sự phát triển nghề nghiệp, tính linh hoạt trong công việc và các đặc quyền liên quan đến sức khỏe.

Nguyên tắc đầu tiên cần biết khi thương lượng lương

Trước khi bắt đầu thương lượng lương, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu một cách khách quan, một nhân sự khác ở vị trí của bạn, với kinh nghiệm và vị trí của bạn sẽ được trả bao nhiêu. Mức lương dao động rất nhiều theo ngành nghề, thâm niên và địa lý.

Ví dụ, trở thành giám đốc văn phòng ở Topeka, Kansas, có mức lương trung bình khác với việc trở thành giám đốc văn phòng ở San Francisco do sự khác nhau về tính chất địa lý chẳng hạn.

Sau khi nghiên cứu phạm vi lương thưởng cho công việc thuộc ngành nghề của mình, bước tiếp theo là bạn cần so sánh mức lương thưởng trung bình với giá trị thị trường.

Glassdoor là công cụ cung cấp cho bạn giá trị thị trường ước tính được cá nhân hóa, những gì những người khác trong lĩnh vực của bạn đang được trả và danh sách công việc hiện có.

Sau khi biết được giá trị thị trường của mình, bạn sẽ có thể so sánh với mức lương trung bình cho vị trí mà bạn đang cạnh tranh.

Ví dụ: nếu bạn thấy mức thù lao cho các nhà phát triển web trong khu vực của bạn là 67.000-114.000 đô và ước tính cá nhân hóa của bạn là 75.000 đô, thì mức lương thực tế của bạn là từ 70.000 đến 80.000 đô.

Làm thế nào để sự cạnh tranh được gia tăng?

Ngay cả khi người quản lý của bạn hiểu giá trị mà bạn đang tạo ra cho công ty của mình, điều đó không có nghĩa là họ sẽ chủ động đề nghị tăng lương cho bạn.

Thay vào đó, bạn phải chứng minh mình xứng đáng được tăng lương cũng như bạn phải chứng minh rằng bản thân xứng đáng với mức lương khởi điểm cao hơn ở công việc mới. Hãy thử áp dụng một số cách sau đây:

  • Tận dụng các động thái nội bộ: Một vai trò mới trong công ty sẽ mang lại cơ hội đàm phán lương tuyệt vời. Nếu công ty bạn đang cần tuyển dụng một vị trí nào đó chức vụ cao hơn, thì hãy tận dụng thời cơ này. Còn nếu ứng tuyển công ty mới, bạn cần offer những vị trí cao hơn và điều này đòi hỏi năng lực cũng cao hơn.
  • Lựa chọn thời điểm để thương lượng: Đã rất lâu kể từ lần tăng lương cuối cùng của bạn nhưng bạn vẫn cần chọn một thời điểm thích hợp để trao đổi với công ty về việc tăng lương. Thời điểm tuyệt vời để đưa ra chủ đề tăng lương là khi bạn biết người quản lý của mình đang ấn tượng với hiệu suất công việc của bạn.
  • Sự tự tin và khả năng thuyết phục: Đây là 02 yếu tố cần thiết để đàm phán tăng lương thành công. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ phần nội dung thương lượng của mình với những bằng chứng chứng minh bạn xứng đáng được cao hơn giá trị lương đang nhận được. Đừng quên bày tỏ mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp để được đánh giá cao về sự trung thành.

Nếu việc tăng lương của bạn cũng đi kèm với một chức danh mới thì đó chính không đơn thuần chỉ là tăng lương hay thu nhập mà còn là sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Điều này đồng nghĩa với việc sếp của bạn mong đợi nhiều hơn ở bạn từ bây giờ và bạn sẽ phải chứng minh rằng bạn xứng đáng được trả lương như đã thương lượng.

Khi quay lại công việc sau đàm phán, bạn có thể thấy sếp tin tưởng bạn hơn hoặc yêu cầu bạn đóng góp ý kiến cho những quyết định lớn hơn.

Hơn nữa, sau khi họ thấy được sự tự tin của bạn và cách bạn xem hiệu quả công việc của mình tại công ty, họ có thể sẽ có sự tôn trọng lớn hơn đối với bạn.

Đàm phán lương có thể khó khăn và căng thẳng nhưng khi bạn có một cuộc thảo luận thành công, nó sẽ gửi ít nhất hai thông điệp tích cực đến sếp của bạn.

Đầu tiên là bạn có kế hoạch gắn bó với công ty trong một thời gian, đó là một dấu hiệu tốt đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Thứ hai là bạn là người tập trung vào giá trị của công việc mà họ làm và sếp của bạn sẽ tôn trọng sự thẳng thắn và năng lực đàm phán đó.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Chán việc VS Muốn nghỉ việc: Đừng nhầm lẫn hai khái niệm

Có những lúc, chỉ cần nhầm lẫn một chút cũng khiến bạn phải trả giá đắt!

Không cần phải là những nhân viên “lão làng” với thâm niên hàng chục năm trời, ngay cả các bạn trẻ chỉ vừa đi làm vài năm cũng thường có biểu hiện than vãn, chán nản.

Nhưng chán việc và muốn nghỉ việc lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đừng nhầm lẫn dẫn đến quyết định sai lầm và kết cục là sự nghiệp lao dốc không phanh.

Chán việc – Biểu hiện dễ gây “ngộ nhận” nhất

Nói như thế là bởi có không ít nhân viên cảm thấy chán nản, không còn hứng thú trong công việc nữa và thế là nộp đơn xin nghỉ. Không phải là người trong cuộc thì không thể phán xét đúng – sai.

Thế nhưng nếu đến một ngày nào đó, bạn cũng cảm thấy chán ngán nơi mình ngồi, việc mình làm và cả những người bạn gặp nơi công sở… thì khoan hãy nghĩ đến việc nộp đơn xin nghỉ.

Khi mỗi ngày đều phải đối diện với những công việc lặp đi lặp lại, tất nhiên nhàm chán là cảm giác khó tránh khỏi. Ngay cả những công việc phải sáng tạo cái mới liên tục, tiếp xúc với điều mới mẻ mỗi ngày cũng có khi gây ra sự chán và nản vì áp lực, vì cạn kiệt khả năng tạo ra cái mới ở một lĩnh vực đã rất quen thuộc.

Bạn ơi, bạn không phải là người duy nhất như thế. Chán ở công ty này, sang công ty khác một thời gian bạn cũng sẽ lặp lại cảm xúc như thế.

Vậy thì vấn đề ở đây là làm sao để vượt qua điều đó, lấy lại hứng khởi làm việc chứ không phải là dễ dàng xin nghỉ để rồi phải làm quen lại ở môi trường mới, bắt đầu lại thâm niên ở một công ty mới.

Giải pháp trước mắt là hãy xin phép nghỉ một vài ngày để du lịch. Học những khóa học theo sở thích như nấu ăn, âm nhạc, cắm hoa, học nhảy… cũng là một gợi ý hay. Để khắc phục bệnh “chán” lâu dài hơn, hãy lấy độc trị độc bằng cách tìm niềm vui trong chính công việc của mình. Sắp xếp lại chỗ ngồi và trang trí theo cách mới.

Đề xuất với sếp cho bạn được học thêm kỹ năng và chuyên môn ở một mảng nào đó có liên quan để cảm thấy mới mẻ hơn.

Ngồi lại để nghĩ về những ngày tháng vui vẻ mà bạn đã có cùng cái nghề mà mình đã chọn, đặt ra những mục tiêu thậm chí hơi quá sức một chút để làm động lực.

Hoặc tự treo thưởng cho bản thân như cuối năm sẽ đi du lịch ở đâu, 1 vài năm nữa sẽ mua sắm thứ gì giá trị lớn… Nỗ lực tìm lại niềm vui và động lực trong công việc, cố gắng kìm nén cảm xúc tiêu cực và bạn sẽ lại tiếp tục được với công việc của mình.

Nhưng nếu đã làm mọi cách mà bạn vẫn cảm thấy quá chán ngán, thậm chí bức xúc, ngộp thở, không muốn phấn đấu thêm gì nữa, không còn thấy tương lai nào với vị trí và môi trường đó nữa. Vậy thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nghiêm túc với đơn xin nghỉ việc.

Nghỉ việc – Quyết định cần “cái đầu lạnh” hơn là “trái tim nóng”

Nghỉ việc là một việc quan trọng bởi không thể biết trước được môi trường sau có tốt hơn môi trường trước hay không. Do đó, bạn cần tỉnh táo và lý trí để kìm nén những quyết định nóng vội.

Chán việc là nguy cơ cao nhất dẫn đến nghỉ việc. Nhưng môi trường nào và công việc nào cũng sẽ có thời điểm khiến bạn mất đi niềm đam mê, yêu thích theo thời gian. Điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được.

Do đó, ngoài cảm xúc chán nản, bạn chỉ nên thực sự nghiêm túc với vấn đề xin nghỉ nếu cảm thấy các biểu hiện như: bị đối xử bất công, lương bổng và phúc lợi không tương xứng như thỏa thuận hoặc không rõ ràng, quá nhiều văn hóa đồng nghiệp và văn hóa công ty mà dù có cố gắng thế nào bạn cũng không thể hòa nhập được.

Tất cả những yếu tố trên cộng lại, thêm vào đó là yếu tố bản thân bạn cũng không cảm nhận mình tiến bộ nhiều ở môi trường ấy. Vậy thì nghỉ việc rõ ràng là quyết định rất đáng xem xét.

Tuy nhiên trước khi quyết định nghỉ việc, bạn cũng cần có một buổi trò chuyện thẳng thắn cùng cấp trên của mình. Những trao đổi có thể sẽ giúp giải quyết được vấn đề của bạn thay vì lẳng lặng xin nghỉ mà trong lòng vẫn còn nhiều nỗi bực tức và bức xúc.

Dù là chán việc hay nghỉ việc cũng đừng để cảm xúc lấn át lý trí, ảnh hưởng sự nghiệp

Mỗi lần stress hoặc chán việc, bạn lại mất thời gian để phục hồi lại. Mỗi lần nghỉ việc, lại lại mất thời gian để làm quen với nếp làm việc, đồng nghiệp, cường độ công việc ở môi trường mới. Nếu tần suất của cả chán việc và nghỉ việc diễn ra quá nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc.

Bên cạnh đó, những quyết định nghỉ việc vội vàng đôi khi còn dẫn đến sai lầm khi tìm việc sau không phù hợp bằng công việc trước, môi trường làm việc cũng xảy ra nhiều điểm bất cập.

Công việc và môi trường là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp, vì thế đừng để những cảm xúc tiêu cực nhất thời dẫn lối hành động để rồi sự nghiệp có phần đình trệ, không như mong muốn.

Có câu nói vốn đã rất quen nhưng rất phù hợp trong hoàn cảnh này, đại ý: Mỗi khi muốn từ bỏ, hãy nhớ lại lý do bắt đầu. Công việc chắc chắn không tránh khỏi những ngày mỏi mệt. Nhưng hãy cố gắng tạo niềm vui, động lực để sự nghiệp phát triển hơn mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

3 câu hỏi cần tự vấn trước khi quyết định nhảy việc

Dù bạn nhảy việc vì lý do gì cũng hãy cân nhắc đến những câu hỏi sau đây nhé!

Câu 1: Tại sao bản thân nên nhảy việc vào thời điểm này?

Khi đã trưởng thành, bạn không thể quyết định một vấn đề chỉ bằng cảm tính mà thiếu đi sự suy xét, nhảy việc cũng vậy. Bạn đừng vì chỉ “không ưa cấp trên, ghét đồng nghiệp” hay “chán việc, tự nhiên thấy lương ở đây thấp” mà lựa chọn nhảy việc để rồi không biết bản thân sẽ phải làm gì tiếp theo.

Hãy tự hỏi chính mình rằng, nếu nhảy việc vào thời điểm này, bản thân sẽ được gì, có lợi ích gì? Liệu sự ra đi này có giúp bạn đạt được mục tiêu của mình hay không?

Bạn có được thăng chức – tăng lương hay được học hỏi nhiều hơn, phát triển trong lĩnh vực mình muốn hay không? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể tự tin hơn với quyết định của bản thân.

Nhưng nếu câu trả lời của bạn là không hay thậm chí bạn còn chưa biết bản thân sẽ làm gì tiếp theo thì bạn hãy khoan nghĩ đến chuyện nhảy việc. Vì một khi không chuẩn bị trước, bạn hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái thất nghiệp lâu dài và khiến sự nghiệp bản thân có một khoảng trống vô nghĩa.

Câu 2: Thời gian qua, bản thân đã học hỏi được những gì?

Một điều mà bạn cần cân nhắc trước khi nhảy việc chính là bản thân đã tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức gì trong thời gian làm việc vừa qua.

Những điều bạn học có giúp ích gì cho việc bạn thăng tiến trong tương lai hay không? Hãy liệt kê những điều này ra giấy và cân nhắc lại một lần nữa, liệu những kiến thức, kinh nghiệm này có đủ để bạn tìm được công việc mới tốt hơn hay không?

Và đừng quên hỏi bản thân rằng, tại sao lúc ban đầu mình lại chọn công việc này? Liệu những gì bản thân mong muốn trước lúc làm việc tại đây đã đạt được chưa? Nếu chưa đạt thì nguyên nhân là do đâu?

Hãy suy xét vấn đề này một cách khách quan nhất để chính bản thân bạn hiểu được mình cần phải làm gì tiếp theo, ra đi hay ở lại? Lựa chọn nào sẽ giúp bạn thực hiện được các mong muốn của mình.

Câu 3: Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có thu nhập trong ít nhất là 6 tuần?

Một điều vô cùng quan trọng mà hầu hết các bạn trẻ đều quên cân nhắc khi nhảy việc chính là vấn đề thu nhập. Khi trưởng thành, bạn không thể tiếp tục “sống bám” vào cha mẹ mà phải tự chi trả các khoản chi phí trong cuộc sống.

Vì vậy, trước khi nhảy việc bạn hãy đặt câu hỏi và nghiêm túc suy nghĩ về việc cuộc sống của bản thân sẽ ra sao nếu hoàn toàn không có thu nhập trong ít nhất là 6 tuần? Lúc này, bạn sẽ biết rõ nhất bản thân mình cần làm gì tiếp theo và có sự chuẩn bị tốt nhất nếu muốn nghỉ việc.

Để nhảy việc không phải là một “ván bạc” hên xui may rủi, bạn hãy cân nhắc thật nghiêm túc trước khi ra quyết định.

Tuyệt đối đừng chỉ vì những cảm xúc nhất thời mà nhảy việc để rồi khiến sự nghiệp rơi vào khoảng thời gian khó khăn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Hãy tìm việc mới khi đang… hạnh phúc trong công việc

Lời khuyên tham gia phỏng vấn xin việc mới khi đang… hạnh phúc với công việc hiện tại nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng đôi khi đây lại là lựa chọn hiệu quả nhất.

Jack Kelly – chuyên gia tư vấn về các vấn đề tuyển dụng, nghề nghiệp và lương bổng, nhà sáng lập và CEO của Compliance Search Group – đã đưa ra lời khuyên đó trong một bài viết trên Forbes.

Thông thường, chúng ta luôn tin rằng một nhân viên chỉ tìm kiếm công việc mới khi họ cảm thấy thất vọng với công việc mình đang làm, sợ bị giáng chức, lo lắng về những sự thay đổi nào đó trong nội bộ công ty sẽ ảnh hưởng đến mình, hoặc lo lắng về việc phải chuyển công tác ra nước ngoài, hoặc phải làm việc chung với một “nhà lãnh đạo kinh khủng”.

Tuy nhiên, khi những dấu hiệu đáng ngại này bắt đầu trở nên rõ ràng, nhiều người vẫn gợi ý bạn nên dành thêm cho nó một chút thời gian nữa, và rồi có thể mọi thứ sẽ được cải thiện. Nhưng thường là, tình huống xấu sẽ ngày một xấu hơn. Bạn bắt đầu cảm thấy mọi thứ đang xuống dốc. Sự tự tin của bạn bị xói mòn, và bạn sợ hãi một tương lai u ám.

Khi tình hình trở nên tệ hơn, bạn sẽ rất khó suy nghĩ rõ ràng bởi vì bạn đã bị quá tải và sợ hãi những điều sẽ xảy ra tiếp theo.

Lời giải đáp cho những tình huống này là: hãy đi tìm công việc mới khi mọi thứ chưa đi xuống dốc, và đừng chờ đợi cho đến khi bạn bị rơi vào vòng nguy hiểm thì mới đi tìm công việc mới.

“Chiến lược ngược đời” Jack Kelly đề ra rất đơn giản: khi bạn đang hạnh phúc với công việc, bạn sẽ có nhiều lợi thế để tỏa sáng và thành công trong buổi phỏng vấn xin việc, chẳng hạn như:

  • Bạn sẽ linh hoạt và tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn, vì bạn biết rằng vẫn đang có một công việc tuyệt vời chờ đợi mình khi bạn quay về. Nếu bạn làm tốt trong buổi phỏng vấn, điều đó thật tuyệt vời. Nếu ngược lại, đó cũng không phải là vấn đề quá lớn.
  • Nếu bạn được đánh giá cao với công việc đang làm, điều đó sẽ càng làm tăng độ hấp dẫn nơi bạn. Công ty bạn định phỏng vấn sẽ rất hào hứng khi “cướp” được một nhân tài từ công ty đối thủ của họ.
  • Vì đã có sẵn một vị trí vững chắc, bạn sẽ có được sự tự tin khi yêu cầu một mức lương cao hơn, vị trí công việc và chế độ phúc lợi tốt hơn.
  • Không chịu áp lực phải lập tức tìm việc, bạn sẽ khá thảnh thơi chờ đợi cho đến khi tìm được một vị trí tuyệt vời mà mình thực sự yêu thích.

Ngược lại, khi bạn đang thất vọng hoặc lo lắng về sự an toàn của mình trong công việc, đây là những điều sẽ xảy ra:

  • Sự lo lắng về công việc hiện tại sẽ khiến bạn căng thẳng hơn trong quá trình phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ nhận ra điều này và cảm thấy không thoải mái. Họ sẽ không chắc về việc bạn có thể đảm nhận vai trò mới hay không.
  • Bạn sẽ e sợ việc hỏi về vấn đề tiền bạc vì sợ đánh mất cơ hội ở công việc này.
  • Vì sự tự tin đã bị bào mòn, bạn thậm chí không cảm thấy muốn tìm việc mới. Một số người cần nhiều tháng trời để chữa lành “vết thương” từ những tình huống tồi tệ trong công việc. Mà bạn tìm việc mới càng trễ sau khi ngưng công việc cũ, nhà tuyển dụng càng dễ đặt vấn đề rằng có thể bạn có vấn đề gì đó ở công việc cũ.
  • Bạn sẽ có xu hướng hy sinh tiền bạc, vị trí công việc, các quyền lợi… để đổi lấy sự an toàn.
  • Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy tuyệt vọng, hoặc quá háo hức để nỗ lực tìm kiếm một chiếc bè cứu sinh để thoát khỏi con tàu đang chìm của mình. Người đối diện sẽ “ngửi thấy” cái “mùi tuyệt vọng” của bạn, và điều này sẽ tác động tiêu cực đến họ.
  • Sự lo lắng càng nhiều thì càng cản trở bạn đạt được hiệu suất cao trong buổi phỏng vấn.
  • Bạn sẽ có rất ít cơ hội để đạt được một mức lương tốt hơn.

Vì vậy, lời khuyên của tôi ở đây là: hãy theo đuổi một cách tiếp cận “ngược đời” đối với vấn đề tham gia phỏng vấn xin việc. Hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội việc làm mới khi bạn đang hạnh phúc và tự tin với vị trí hiện tại.

Điều này sẽ làm tăng độ hấp dẫn, tăng mức độ tiềm năng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Và nhờ đó, bạn sẽ có thể có được một vị trí cao hơn với mức lương tốt hơn ở công ty mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Khi không thể từ bỏ công việc tệ hại ngay lập tức – Hãy khiến nó trở nên tốt đẹp hơn

Lấy cảm hứng từ cuốn sách “Designing Your Life”, Dave Evans và Bill Burnett – hai nhà sáng lập của dự án “Stanford Life Design Lab” đã cho ra đời cuốn sách “Designing Your Work Life”.

Quyển sách giúp nhân viên văn phòng – những người đang mắc kẹt trong công việc của mình tìm ra giải pháp thiết lập và biến cuộc sống chốn công sở trở nên tốt đẹp hơn. Và câu chuyện của Angel – nữ nhân viên công sở đã ngoài 30 nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người.

Câu chuyện của Angel và của rất nhiều người khác

Angel là nhân viên kế toán, đang tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác vì công ty khi đó khá tệ hại. Những cuộc đấu đá nội bộ vô nghĩa, cấp trên gần như bất lực trước mọi vấn đề. Nhưng sự chào đời của đứa con gái thứ hai tại thời điểm đó khiến áp lực tài chính của Angel nặng thêm, cô không thể tùy tiện nghỉ việc trong thời điểm đó.

Các khoản nợ tín dụng, chi phí chăm lo cho hai đứa bé,… Bên cạnh đó, thời gian chăm lo cho gia đình đã lấy hết toàn bộ năng lượng của Angel, cô không thể tìm kiếm hay tập trung toàn bộ sức lực của mình vào công việc. Chính vì thế, Angel dù chán ngán vẫn không thể nghỉ việc được.

Thời điểm ấy, Angel như bị mắc kẹt trong một mớ hỗn độn. 

Trong một báo cáo về thị trường lao động tại Mỹ, cứ 3 người thì có đến 2 người đang chán công việc hiện tại. Vì thế, Angel không phải là trường hợp duy nhất. Nhưng trường hợp của Angel lại đại diện cho rất nhiều người đi làm khác.

Tất cả đều muốn nghỉ việc và tìm một công ty khác tốt hơn nhưng lại không thể vì nhiều lý do bất khả kháng khác nhau.

Dave Evans và Bill Burnett đã lắng nghe vấn đề của Angel và đề xuất 4 chiến lược giúp thiết lập lại cuộc sống tốt đẹp chốn công sở như sau:

  • Nhìn nhận lại công việc hiện tại, nhưng với một tư duy mới sẽ hướng sự chú ý của bạn ra khỏi những gì mà không thể giải quyết được và đối với những rắc rối nói chung.
  • Thiết lập lại công việc của bạn bằng cách thêm mới các nhiệm vụ bổ sung và sử dụng điểm mạnh của mình để mang lợi ích chung cho cá nhân lẫn công ty.
  • Chuyển đến một bộ phận mới trong công ty mà có thể sử dụng kỹ năng mà bạn có vì khi đó bạn có thể thay đổi một môi trường mới với những con người mới.
  • Tái tạo sự nghiệp bằng cách tham gia đào chuyên sâu một mảng trong công việc sau đó tận dụng các liên hệ nội bộ và danh tiếng của bạn để tạo ra một bước tiến lớn trong công ty.

Sau 20 năm phát triển công cụ giúp mọi mọi thiết kế lại cuộc sống và sự nghiệp bằng phương pháp “Design Thinking” – phương pháp đổi mới tập trung vào việc lặp lại nguyên mẫu mà đã thúc đẩy nhiều bước đột phá của Thung lũng Silicon – chúng tôi đã có thể chắt lọc quá trình thành bốn bước có thể thực hiện được.

Các bước này có vẻ đơn giản, nhưng chúng có hiệu quả rõ rệt trong việc xây dựng con đường phía trước của bạn để thiết kế một sự nghiệp và cuộc sống tốt hơn.

  • Tò mò
  • Trò chuyện với mọi người
  • Thử nghiệm
  • Kể câu chuyện của bạn

Đầu tiên, Dave Evans và Bill Burnett đề xuất cho Angel bắt đầu tò mò về những gì đang xảy ra ở chỗ làm và vì sao mọi thứ trở nên khó khăn.

Sau khi Angel tóm lược về mọi chuyện xảy tại văn phòng đặc biệt là những cuộc đấu đá nội bộ, Dave Evans và Bill Burnett  nói với cô những điều mà mọi người thường không muốn nghe: “Có vẻ như bạn đang chuẩn bị tham gia vào chính trị của công ty”

“Không đời nào” – Angel đáp lại. Cô ấy tự hào vì chưa bao giờ dính líu những vấn đề chính trị trong công ty và cô ấy cũng không muốn nói về chuyện đó. Sau đó Dave Evans và Bill Burnett đề cập đến vấn đề sức mạnh. Họ giải thích cho cô ấy về sức ảnh hưởng của chính trị có thể mang lại cho công việc có thể tại điều kiện cho sự thay đổi.

Hai mẫu cơ bản của sức mạnh trong công ty là Thẩm quyền – sức mạnh trực tiếp đến quyết định có thể thay đổi được tình hình, và Sự ảnh hưởng – sức mạnh gián tiếp được áp dụng để hình thành tư duy cho những người ra quyết định có thẩm quyền.

“Chính trị” đơn giản nắm giữ sức mạnh ảnh hưởng. Nó xuất hiện bí ẩn bởi vì nó không được ghi lại rõ ràng như quyền lực trong biểu đồ tổ chức điển hình, nhưng nó dễ dàng phát hiện ra một khi bạn hiểu nguyên tắc sức mạnh

Giá trị + Sự Công nhận = Sức ảnh hưởng

Có sức ảnh hưởng có nghĩa là bạn có thẩm quyền khi mọi người lắng nghe bạn. Vậy, họ nghe ai? Những người mà họ công nhận đã góp phần làm tăng thêm giá trị cho công ty. Có hai hệ thống sức mạnh hoạt động trong công ty; một giá trị trung thành để giữ cho công ty ổn định và một giá trị đóng góp để giữ cho công ty cạnh tranh.

Sự trung thành và đóng góp thường tương thích, nhưng khi những giá trị đó bị xung đột, kết quả là “một sự xô xát”. Tại nơi làm việc của Angel, giờ đây, việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng sẽ mang lại những sản phẩm đột phá. Tuy nhiên việc liên tục tuyển nhân viên mới sẽ khiến cho những người làm lâu năm tin tưởng và sợ rằng những người mới sẽ làm suy yếu văn hóa công ty.

Angel có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh, cô đã làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao và có hai năm làm tại công ty. Cô rõ ràng đánh giá cao sự đóng góp hơn lòng trung thành, nhưng vị sếp của cô, Kayla đã làm việc được 14 năm và là một người trung thành tận tụy làm việc để chống lại việc ứng tuyển nhân viên mới.

Đó là thời gian cho một quá trình tái điều chinh. Dave Evans và Bill Burnett đã giúp Angel nhận ra rằng cô ấy không có ảnh hưởng gì đến Kayla vì Angel không phải là người trung thành. Mặc dù có nhiều lý lẽ cho khả năng cạnh tranh tăng lên do việc thu phục nhân tài có thể mang lại, Kayla sẽ không bao giờ nghĩ rằng đó là rủi ro của tất cả những nhân viên.

Một khi Angel nhìn thấy và chấp nhận thực tế chính trị, mọi thứ ngay lập tức trở nên tốt hơn. Cô ngừng tham gia vào những cuộc cãi vã vô ích với sếp và tập trung vào công việc mà cô có thể làm để thực sự đóng góp.

Cô vẫn có cùng một ông chủ và công việc, nhưng kinh nghiệm của cô về nó đã được cải thiện đáng kể bằng cách chỉnh sửa lại cách cô nghĩ về nó và những gì cô tập trung vào.

Nhưng Angel đã không dừng lại ở đó. Chúng tôi quyết định thử và sửa sang lại con đường sự nghiệp của cô ấy để làm cho nó thậm chí còn tốt hơn.

Tôi đề nghị cô ấy nên tò mò và bắt đầu nói chuyện với những người trong các phòng ban khác, những người thực sự thích công việc của họ để xem những gì cô ấy có thể khám phá từ câu chuyện của họ. Angel đã nhận thấy có một vài người mang lại hiệu suất cao trong bộ phận Tài chính và Nhân sự của cô đang thực hiện các dự án thử nghiệm thú vị.

Cô mời họ ăn trưa để nghe thêm về những gì họ đang làm. Điều thú vị ở đây là những dự án đó cũng liên quan đến những gì cô đang làm.

Một ngày nọ sau khi rời khỏi cuộc họp về dự án cô đang làm, Ellery đã giữ cửa ch Angel. Cô nhanh chóng nắm bắt khoảnh khắc và nói cảm ơn Ellery. “ Gần đây đã nói chuyện với một số người được giao dự án đặc biệt của bạn. Họ làm rất tốt. Tôi rất thích nghe thêm về ý tưởng của bạn. Ellery đồng ý gặp nhau để uống cà phê.”

Trong cuộc họp, Angel đã học được điều quan trọng nhất từ Ellery là hiệu suất. Ông là người cải tiến hiệu suất cao trong văn hóa, quy trình làm việc, hệ thống. Angel đang làm Kế toán nhân sự làm báo cáo bồi thường, nhưng cô cũng là một át chủ bài trong phân tích định lượng.

Trong một buổi cà phê với Ellery, cô đã cho anh xem bản phác thảo bảng điều khiển hiệu suất của nhân viên mà cô nghĩ rằng mình có thể sản xuất từ ​​cơ sở dữ liệu nhân sự hiện có. Ellery cầm lấy một cây bút, đánh dấu nó lên, sau đó đưa nó lại bản nguyên mẫu”

“Không vấn đề gì, hãy gặp nhau trong tuần tới và tôi sẽ mang bản thảo đến cho ông” Angel nói. Tất cả những nỗ lực của Angel đã được đền đáp khi tò mò mọi việc và giao tiếp với mọi người xung quanh.

Cô đã có buổi gặp gỡ với Ellery về dự án đã bàn lần trước và ông rất thích các cách cô phát triển dự án. Hơn thế nữa trong lúc này Kayla cũng giao cho Angel rất nhiều việc như là một bài kiểm tra về mức độ trung thành với công việc.

Tuy vậy, cô vẫn hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Sau dự án lần 1 cùng Ellery, Angel đã được đề xuất tham gia một dự án đặc biệt hơn với một vị trí mới bên nhóm của Ellery.

Phải mất sáu tháng nữa để công việc mới được phê duyệt. Ellery đề nghị Kayla chấp nhận việc rời nhóm của Angel, tuy mất nhiều thời gian. Ông là một trong số rất ít người trong công ty được đánh giá cao trong cả hệ thống quyền lực trung thành và đóng góp và ông tôn trọng cả hai.

Anh ấy muốn Angel cảm chuyển sang một bộ phận mới để thành công trong hoạt động và được hỗ trợ về mặt chính trị. Khi Angel bắt đầu công việc mới, ngay sau sinh nhật thứ hai của cô bé, cô đã hoàn toàn chuyển vào mảng khác của công ty.

Cô ấy yêu công việc mới của mình, và mọi thứ ở nơi làm việc của Angel tốt hơn nhiều so với một năm trước, nhưng chúng không hoàn hảo, và trong khi mọi thứ đã đủ tốt cho đến bây giờ, cô ấy biết rằng cuối cùng cô ấy sẽ phải thiết kế lại công việc của mình.

Sau khi những đứa trẻ bắt đầu đi học mầm non, cô ấy đang cân nhắc việc lấy chứng chỉ huấn luyện và chuyển sang quản lý tài năng để tái tạo sự nghiệp thứ hai tại công ty.

Nếu không có bắt đầu cho một sự thay đổi khác, Angel sẽ bỏ cuộc. Trong 12 tháng, Angel đã thiết kế lại thành công công việc của mình ba lần bằng cách chỉnh sửa và cuối cùng chuyển sang các công việc tốt hơn.

Trên quá trình chuyển giao, cô trở nên hiểu biết hơn về chính trị, xây dựng mạng lưới nội bộ của mình và đóng góp vững chắc, tất cả mà không ảnh hưởng đến giá trị của cô hoặc không ảnh hưởng đến tiền lương. Đó là 12 tháng khó khăn vào buổi sáng sớm và làm thêm bài tập về nhà, nhưng nó đáng giá, dẫn đến chiến thắng cho cô ấy, công ty và gia đình cô ấy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

HR Insider/Theo fastcompany

6 nguyên tắc vàng trước khi quyết định nhảy việc

Đối với những nhân sự trẻ, nhảy việc dường như là “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi hiếm có ai lại tìm được công việc như ý ngay từ lần đầu tiên.

Ở lứa tuổi mà bạn còn nhiều tiềm năng để khai phá, nhiều cơ hội để học hỏi, nhiều đỉnh cao muốn chinh phục, bạn thường rất dễ đi đến quyết định “nhảy việc” để tìm kiếm những thử thách mới cho bản thân.

Tuy nhiên, “nhảy việc” như thế nào cho khôn ngoan? Hãy lưu ý 5 điều dưới đây để đảm bảo bạn sẽ không hối hận về quyết định của mình nhé.

1. Giữ vững chuyên môn

Trên thực tế, nhiều người khi nhảy việc không chỉ thay đổi về chức vụ mà còn thay đổi về chuyên môn nghề nghiệp. Chẳng hạn: bạn chán làm sale ở công ty A, bạn apply vào công ty B để thử sức với vị trí marketing, sau một thời gian, bạn lại muốn thử “lấn sân” sang mảng nhân sự với công ty C,…

Bạn cho rằng bạn còn trẻ, bạn muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, và làm như vậy thì bạn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay trở thành một người “đa di năng” trong mắt Nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, một ứng viên với lịch sử làm việc “loạn xì ngầu” như vậy chưa chắc đã được đánh giá cao.

Người ta nói, “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, cách tốt nhất để phát triển sự nghiệp là bạn hãy trung thành với những kỹ năng chuyên môn, định rõ phương hướng nghề nghiệp, kiên trì “nhất nghệ tinh” để trở thành chính chuyên gia giỏi trong chuyên ngành của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội thăng tiến trong công việc.

2. Đừng nhảy việc chỉ vì lương thấp

Dù cho bạn đang phải đối mặt với sức ép về kinh tế, khi muốn thay đổi công việc; bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về những cái được và mất cho công việc mới, ngoài việc đơn thuần chỉ xem xét mức lương.

Nếu chỉ coi trọng đến tiền lương, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và thường xuyên phải nhảy việc.

Ngoài tiền lương, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về thực lực của công ty, cơ hội học hỏi, thăng tiến, môi trường làm việc,… Bởi chính những nhân tố này sẽ quyết định mức lương của bạn trong tương lai.

3. Không nên nhảy việc vì bất mãn, đố kỵ cá nhân

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định; do vậy; dù có đi đến đâu, bạn cũng sẽ vấp phải những vấn đề chung đó.

Nhiều người chỉ vì lý do không hài lòng với công việc đang làm hoặc đồng nghiệp trong công ty mà nhanh chóng nhảy việc. Họ không biết rằng, đến nơi làm mới, tình cảnh tương tự rất có thể xảy ra. Lẽ nào lúc ấy họ lại nhảy việc?

Trong tình huống này, hãy bình tĩnh đối mặt và tìm cách giải quyết triệt để những bất mãn còn tồn đọng. Đó cũng là cách chứng tỏ năng lực xử lý vấn đề thông minh và nhanh nhạy của bạn.

4. Thời gian chuyển việc tốt nhất là 2 – 3 năm trở lên

Ít nhất cần thử sức với công việc khoảng 2 – 3 năm, có như vậy bạn mới có thời gian và khả năng tích lũy những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng và cả năng lực cạnh tranh.

Hơn thế nữa, CV của bạn cũng sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều, so với 1 CV mà kinh nghiệm làm việc thì dài, trải nghiệm ở rất nhiều công ty, nhưng không có nơi nào ở lại được quá 1 năm.

5. Trường hợp nên nhảy việc: không có cơ hội phát triển, nâng cao kỹ năng, công ty đang trên bờ vực phá sản.

Khi thực sự nhận thấy những “nguy cơ” không lành có thể xảy ra; bạn cũng có thể chủ động đề nghị thôi việc. Đặc biệt khi công ty đó không có đủ không gian phát triển; không thể giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc hay cơ cấu quản lý quá lạc hậu; đứng trên bờ vực phá sản.

6. Nên biết điểm dừng khi nhảy việc

Mục đích của bạn là tìm được một công việc tốt tại một công ty có môi trường phát triển tốt, có mức lương cao, giờ giấc linh động và phù hợp với năng lực.

Một khi bạn đã tìm được công việc mới có những điều kiện giống và tương tự điều kiện đã đề ra thì nên chấp nhận và gắn bó lâu dài với công việc đó.

Bạn biết đấy, cơ hội không phải lúc nào cũng đến và chúng ta không thể nào biết đâu là cơ hội lớn nhất, hãy tận dụng mọi cơ hội và hạn chế suy nghĩ đến hai từ “nhảy việc”.

Cho dù quyết tâm thay đổi nhưng bạn cũng không nên cố chấp kiên định thời gian nhảy việc. Trước khi đưa đơn xin thôi việc hãy đảm bảo rằng bạn đã phân tích kỹ càng tình hình tài chính, khả năng tìm việc mới để không bị động trong khoảng thời gian chưa có việc làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

10 câu hỏi phỏng vấn ‘ngớ ngẩn’ nhất và cách trả lời

Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng tham dự những buổi phỏng vấn, mong chờ được hỏi những câu hỏi giúp bạn phô diễn những kỹ năng và kiến thức đã chuẩn bị trước thế nhưng đôi khi lại không may gặp phải tình huống phỏng vấn viên đưa ra những thắc mắc hết sức “ngớ ngẩn”.

1. NẾU LÀ MỘT SIÊU ANH HÙNG, KHẢ NĂNG SIÊU NHIÊN CỦA BẠN SẼ LÀ GÌ?

Khi gặp phải câu hỏi này, khoan hãy nhăn mặt hay tỏ thái độ nhé. Thay vào đó, hãy cố gắng nghĩ về những thế mạnh có liên quan đến công việc đang ứng tuyển.

Ví dụ như, bạn có thể hóm hỉnh chia sẻ rằng, bạn nghĩ mình có khả năng bám dính như người nhện bởi lẽ khả năng này giúp bạn thích nghi và dễ dàng vượt qua bất kỳ “tường thành thử thách” nào. Hãy xem đây là một câu hỏi vui và trả lời một cách thoải mái, pha chút hài hước nhất có thể.

2. NẾU PHẢI CHIA SẺ VỀ CHUYỆN RIÊNG TƯ, BẠN CÓ NGẠI NÓI VỀ TÌNH ĐẦU CỦA MÌNH?

Có thể bạn cảm thấy câu hỏi này vi phạm giới hạn cá nhân và không được tế nhị cho lắm nhưng nhiều phỏng vấn viên lại cho rằng nó có thể khiến họ nhận biết đam mê của bạn dành cho một điều gì đó lớn đến đâu.

Vì vậy, đừng bao giờ kể lể những vấn đề bi kịch trong tình yêu, dù gì bạn vẫn cần tỏ ra chuyên nghiệp. Bạn có thể xoay chuyển tình thế bằng cách nói về mối tình đầu của mình chính là đam mê dành cho nghề nghiệp hiện tại.

Ví dụ, bạn đang dự tuyển một vị trí trong một công ty thời trang, bạn có thể trả lời rằng “Tôi ngay lập tức trúng tiếng sét ái tình với thời trang ngay khi nhìn thấy hình ảnh một người mẫu diện chiếc váy tuyệt đẹp trong tạp chí Vogue mà mẹ tôi để quên trên bàn nước. Và kể từ khoảnh khắc ấu thơ đó, tôi vẫn luôn dành trọn tình yêu và sự đam mê của mình cho sự nghiệp thiết kế, những đường kim và mũi chỉ”.

3. BẠN CÓ KẾ HOẠCH SINH CON CHƯA?

Câu hỏi này thật sự khiến nhiều ứng viên cảm thấy bực mình bởi họ không muốn chia sẻ quá nhiều về những vấn đề riêng tư trong cuộc sống.

Thế nhưng với nhà tuyển dụng, họ lại nhiều khả năng đang đánh giá bạn khá cao và mong muốn bạn sẽ làm việc lâu dài với công ty. Vì vậy, họ cần biết rõ nếu bạn lập gia đình hay có kế hoạch sinh con, mức độ gắn bó của bạn với công việc sẽ ra sao.

Vì vậy, hãy cứ bày tỏ rõ quan điểm của bạn một cách trung thực. Nếu bạn chưa có kế hoạch gì, hãy thẳng thắn rằng bạn vẫn chưa nghĩ đến điều đó lúc này.

Nếu ngược lại, bạn hãy chia sẻ rằng mình không bao giờ muốn con cái trở thành cú phạt đền trong sự nghiệp nên đã có những phương án chăm sóc gia đình nhỏ mà không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của mình.

4. NGƯỜI YÊU/VỢ/CHỒNG CỦA BẠN ĐANG LÀM CÔNG VIỆC GÌ?

Lại là một câu hỏi khá riêng tư! Nhà tuyển dụng không hẳn là muốn tọc mạch vào đời sống của bạn nhưng họ lại có những suy nghĩ thực tế khác như liệu bạn có khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân; liệu gia đình bạn có thể hỗ trợ bạn khi khó khăn hay bạn sẽ cần nguồn thu nhập tăng gấp 2, 3 lần trong vài năm tới.

Do đó, nếu không muốn phải trả lời trực tiếp câu hỏi này, bạn có thể đặt vấn đề ngược lại như “Có phải anh/chị hỏi tôi điều này vì lo lắng không biết tôi sẽ sắp xếp việc đi lại thường ngày như thế nào hoặc liệu vị trí này có khả năng sẽ phải thay đổi thành phố làm việc trong thời gian tới?”.

Bằng cách đưa ra câu hỏi, bạn sẽ hiểu rõ hơn mục đích của nhà tuyển dụng và có thể tuỳ cơ ứng biến sau đó.

5. BẠN TƯỞNG TƯỢNG XEM MÀU SẮC CỦA SỰ THÀNH CÔNG LÀ MÀU GÌ?

Nhiều người cảm thấy ko thể tin được khi nghe câu hỏi này từ phỏng vấn viên nhưng sự thật đây là một trong nhiều cách để kiểm tra khả năng tưởng tượng và cách một ứng viên tự suy luận vấn đề.

Bạn có thể tham khảo tư vấn từ chuyên gia như sau: hãy nói rằng bạn nghĩ sự thành công có màu xanh lá của tờ tiền bởi nó gợi lên vấn đề lợi nhuận của công ty, chứng tỏ công ty đang làm ăn phát đạt; hoặc giả dụ bạn ứng tuyển vào một tổ chức phi lợi nhuận, hãy chia sẻ rằng màu thành công là màu đỏ bởi màu đỏ tượng trưng cho khả năng tạo ra được những ảnh hưởng tích cực.

6. GIẢ SỬ BẠN LẠC TRÊN ĐẢO HOANG, BẠN SẼ MANG THEO BA VẬT DỤNG GÌ?

Bạn cảm giác như mình đang trong một buổi casting lựa chọn diễn viên cho phim “Robinson ngoài đảo hoang” hay “Những tên cướp biển vùng Caribbean”?.

Thực tế là nhiều nhà tuyển dụng sẽ lồng ghép câu hỏi này vào buổi phỏng vấn nhằm đoán biết tính cách của bạn trong đời sống thật như thế nào. Để vượt qua câu hỏi này, hãy trả lời một cách căn bản nhất: “Tôi muốn mang theo máy lọc nước sạch, rất nhiều diêm hoặc bật lửa và một quyển bách khoa toàn thư”.

Và tất nhiên đừng quên pha sự dí dỏm của mình trong lời nói. Bạn cũng có thể đưa ra những phương án vui nhộn khác như túi thần kỳ của Doremon hoặc thảm bay của Aladdin để tránh tạo ra cảm giác sáo rỗng hay quá nghiêm trọng trong câu trả lời của mình.

7. BẠN CÓ MUỐN CHIA SẺ THÊM ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG CV?

Bạn chắc đang nghĩ còn gì ngớ ngẩn hơn câu hỏi này bởi điều gì cần thiết thì bạn đã phải trình bày hết trong CV rồi chứ đâu đợi hỏi thêm! Thế nhưng, phỏng vấn viên lại đang thực sự cho bạn thêm cơ hội phô diễn những khả năng của mình mà trong khuôn khổ một bản CV ngắn gọn có thể chưa diễn đạt được hết.

Vậy nên bạn hãy chia sẻ một câu chuyện của bản thân về khả năng gắn kết với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc, sự tích cực của bạn trong những thách thức trước đây, bất cứ điều gì bạn nghĩ có thể truyền cảm hứng cho người đang lắng nghe.

8. BẠN NGHĨ MÌNH THẬT SỰ KHAO KHÁT CÔNG VIỆC ĐANG ỨNG TUYỂN RA SAO?

Đừng bao giờ cảm thấy liệu nhà tuyển dụng có đang tỏ vẻ ở thế thượng phong với mình hoặc trở nên lắp bắp trình bày bạn đang quá thích vị trí này cho dù bạn có cảm thấy như thế thật đi chăng nữa.

Buổi phỏng vấn là một hình thức để thương lượng về giá trị của ứng viên, vì vậy hãy chứng minh bản thân bạn xứng đáng có công việc này bởi chính những kỹ năng bạn sẽ mang đến đóng góp cho công ty.

Bạn chỉ cần đơn giản trả lời rằng: “Tôi đương nhiên cảm thấy hứng thú với vị trí ứng tuyển nhưng tôi mong muốn đôi bên sẽ cảm nhận được nhiều hơn sự phù hợp với nhau và tôi đã rất sẵn sàng cho những bước tiếp theo của quy trình phỏng vấn”.

9. TẠI SAO CHÚNG TÔI NÊN CHỌN BẠN THAY VÌ NHỮNG ỨNG VIÊN KHÁC?

Đây quả là một trong những câu hỏi kỳ cục nhất bạn có thể từng nghe bởi những ứng viên khác có phải là bạn thân của bạn đâu để bạn có thể so sánh xem thế mạnh của bạn so với họ như thế nào.

Nhưng nhiều phỏng vấn viên tin rằng câu hỏi này có thể là cách để xem liệu ứng viên có thể “sell” bản thân mình (đưa ra được những lý do chứng minh mình là ứng viên phù hợp nhất) tốt ra sao.

Để tránh lọt vào cái bẫy tự ca tụng bản thân mình hơn những người khác, hãy thành thật nói với phỏng vấn viên rằng “Theo những gì tìm hiểu thì tôi biết công ty đang cần một người đáp ứng được các vấn đề như vấn đề A, vấn đề B.

Cá nhân tôi không quen biết hay từng tiếp xúc các ứng viên khác nên tôi không thể đánh giá về sự hơn thua nào nhưng tôi cho rằng những kỹ năng mà mình sở hữu và khả năng đóng góp của mình đối với công ty là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu được đưa ra”.

10. BẠN NGHĨ MÌNH THÀNH THẬT ĐẾN ĐÂU?

Đương nhiên là đâu có ai thừa nhận thỉnh thoảng mình vẫn sẽ có những câu nói dối vô hại đúng không nào, do đó câu hỏi này khiến bạn cảm thấy liệu phỏng vấn viên có đang cố tình trêu chọc mình chăng?

Thật bình tĩnh và chia sẻ lại rằng trung thực là một đức tính tốt cũng như là tiêu chuẩn cần có trong nhiều tình huống cả ở công việc lẫn cuộc sống, bạn luôn tin vào điều này và có thể đưa ra một vài ví dụ người tham khảo chứng minh bạn là người thành thật như thế nào trong những lần hợp tác làm việc trước đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CareerBuilder

Tránh ‘nỗi lo’ thất nghiệp sau đại dịch với 4 bước đơn giản sau đây

Có thể bạn cũng đang như tôi, chúng ta đang trong một thời kì thực sự khó khăn khi mà nhiều doanh nghiệp đang tiến hành cắt giảm bớt nhân sự sau khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa thậm chí còn phá sản.

Điều này có thể làm cho rất khó để xác định xem công việc của bạn có ‘an toàn’ không, hoặc nếu bạn may mắn và đã có công việc trở lại, bạn có cảm thấy xáo trộn không.

Đối với một số người, những mất mát về công việc này sẽ là vĩnh viễn. Theo nghiên cứu gần đây của Viện Chính sách kinh tế Mỹ, khoảng 11% người Mỹ không có việc làm vì đại dịch Covid-19.

Với rất nhiều sự không chắc chắn hiện có, có thể đây là khoảng thời gian hợp lý để bạn nên suy nghĩ về tương lai phía trước của mình. Nếu bạn lo lắng rằng công việc của bạn có thể gặp rủi ro, hãy xem ngay 4 ‘bí kíp’ sau đây, nó có thể giúp bạn !

1. Chấp nhận thực tế

Ngay bây giờ, một trong những nguyên tắc quan trọng đối với việc làm của bạn là chấp nhận thực tế. Bạn không thể tự tin rằng điều không may sẽ không thể đến với bạn. Thay vào đó hãy tự hỏi bản thân mình một cách trung thực: ngành của tôi có nguy cơ không?

Nếu bạn nghi ngờ rằng câu trả lời là có, hãy xem xét kỹ hơn về công ty và công việc của bạn một cách cụ thể. Điều gì làm cho công ty có tình hình tài chính tốt hơn? Có bao nhiêu người khác làm công việc của bạn?

Nếu bạn cảm thấy rằng công việc của bạn đang gặp rủi ro, điều đầu tiên cần làm chỉ là thừa nhận nó sẽ không mạng lại cảm xúc tốt. Nếu cần buồn, bạn hãy buồn một tí !

Nhưng hãy nhớ rằng trong khi bạn không thể thay đổi những gì mà xảy ra bên ngoài, thì bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình với nó.

2. Chủ động

Tỷ lệ lao động thất nghiệp so với cơ hội việc làm tính đến giữa tháng 6 là khoảng 3,6 người cho mỗi vị trí có sẵn, theo EPI.

Điều đó có nghĩa là sẽ rất quan trọng để vượt lên trước bất kỳ cơ hội mất việc tiềm ẩn nào, trái ngược với việc chờ đợi cho đến khi bạn thất nghiệp thì hãy cố gắng tìm thứ gì đó để giữ cho bạn có tài chính ổn định hơn.

Đừng chỉ biết dựa lưng vào tường; đừng chỉ biết chờ đợi. Hãy lập kế hoạch ngay khi bạn có thể bao gồm các cách bạn sẽ điều chỉnh chi tiêu của mình và người mà bạn có thể tiếp cận để có được khách hàng tiềm năng trong các công việc có sẵn.

Thất nghiệp thường gây ra tổn thất về tình cảm, tinh thần và tài chính cho mọi người. Nhưng hãy nhớ rằng rất nhiều người đang trải qua điều này và nó không phải là một điều đáng xấu hổ, đặc biệt là nếu bạn có kế hoạch trước.

Tất cả mọi người đều biết ai đó sẽ bị sa thải, thế nên nếu bạn có kế hoạch tốt hơn trước khi nó xảy ra, bạn sẽ càng có lợi hơn.

3. Bắt đầu thắt chặt ngân sách chi tiêu của bạn

Nếu bạn hoàn toàn lo lắng về khả năng bị sa thải, bạn nên cắt giảm chi tiêu của mình một cách quyết liệt – và làm điều đó càng sớm càng tốt.

Hãy đánh giá những gì bạn chi cho ăn uống, cửa hàng tạp hóa và giải trí, cũng như các chi phí định kỳ khác như: phòng tập thể dục, dịch vụ trực tuyến, quần áo và các sản phẩm làm đẹp chẳng hạn.

Một khi bạn có một ước tính tốt về chi tiêu của mình, hãy quyết định những gì cần thiết và những gì bạn có thể sống mà không cần nó cho đến khi bạn ‘trở lại bình thường’ về mặt tài chính.

4. Hãy tăng cường kết nối

Khi tiếp cận mọi người, hãy chắc chắn rằng bạn rất rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm trong một công việc. Hỏi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp cũ và thậm chí là người quen.\

Biết đâu sau những lời giới thiệu hay cuôc gặp gỡ đó bạn có thể tìm kiếm được thêm cho mình nhiều cơ hội tốt hiếm có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

8 bài học nghề nghiệp bạn nên ‘nằm lòng’ trước năm 30 tuổi

Trong tất cả những tháng năm mà bạn làm việc, bạn có thể chuyển sự nghiệp một lần, hai lần hoặc vài lần qua các doanh nghiệp khác nhau.

Những sai lầm đã được tạo ra, và đôi khi bạn mong muốn được làm lại, nhưng cuối cùng, tất cả những gì bạn đã trải qua đã biến bạn trở thành ‘bạn của ngày hôm nay’.

Bây giờ bạn đã ở độ tuổi 30, bạn ít nhiều đã biết những thứ nên làm hoặc không. Sau đây là một vài bài học tại nơi làm việc mà bạn nên thuộc nằm lòng:

1. Đừng bị mắc kẹt ở một nơi mà bạn không hài lòng chỉ vì sự quen thuộc cảm thấy an toàn.

Bạn thực sự không có thời gian để ở một nơi mà bạn cảm thấy không phải là dành cho bạn. Nếu bạn không thích công việc của bạn, những người bạn làm việc cùng và bạn biết rằng bạn đã cố gắng hết sức để thích nghi với văn hóa công sở. Hãy cho mình một cơ hội mới.

Không có gì phải lo lắng về việc ‘ảnh hưởng’ người khác hoặc sợ không tìm được việc làm mới. Bạn sẽ ổn nếu bạn lập kế hoạch ‘thoát hiểm’ tốt. Rời khỏi một nơi không cho phép bạn phát triển là quyết định tốt nhất mà bạn đã đưa ra cho sự nghiệp của mình.

2. “Ổn định’ thực sự không tốt cho dài hạn.

Nếu bạn cứ mãi làm những thứ bạn vẫn làm. Chắc chắn, bạn sẽ sớm bị đào thải. Thay vì an toàn và ổn định hãy tìm lấy những thách thức và tìm cách vượt qua nó. Nếu làm được điều đó, cho dù công ty hiện tại không ‘welcome’ bạn thì ở ngoài kia cũng vô số công ty khác đang chờ đón bạn.

3. Là người biết quan sát khác với ‘nhiều chuyện’.

Ở đây là câu chuyện về thứ gọi là ‘ngồi lê mách lẻo’ chốn văn phòng: biết những gì nên biết qua những ‘tin đồn’ và giữ bí mật với một số loại thông tin nhất định thực sự có thể giúp bạn trở nên khác biệt.

Nếu ai đó chia sẻ ‘tin đồn’ với bạn, hãy lắng nghe với một tâm thế cởi mở và không sằn sàng ‘thêm mắm thêm muối’ dưới mọi tình huống. Hãy quan sát, kiểu ‘hoà nhập chứ không hoà tan’.

4. Xã hội hóa thực sự được đền đáp.

Ăn trưa với đội nhóm của bạn hoặc có thể uống một hoặc hai cốc bia với sếp của bạn có thể giúp bạn thúc đẩy các mối quan hệ tốt tại nơi làm việc.

Điều quan trọng là tạo ra các kết nối thực sự, bởi vì sự chân thành trong giao tiếp của bạn cả trong và ngoài văn phòng sẽ không chỉ làm cho thành công dễ đạt được hơn mà còn sẽ cho phép bạn tận hưởng trải nghiệm làm việc tích cực hơn.

5. Ưu tiên bản thân.

Bận rộn không bao giờ là một cái cớ để quên đi sức khỏe của bạn. Hãy luôn có thời gian chăm sóc bản thân: đi chơi cùng gia đình và bạn bè, thường xuyên tập gym, ăn uống lành mạnh, đặt chuyến bay đến một điểm đến mới và đắm chìm trong sở thích của bạn.

Sẽ không bao giờ là một tội lỗi về việc tận hưởng những thành quả lao động do chính bạn tạo ra. Bạn càng ưu tiên sức khỏe tổng thể của mình, bạn càng làm việc hiệu quả hơn.

6. Thất bại ư? Không sao cả.

Thất bại xảy ra với tất cả mọi người, cho dù đó là do chấp nhận rủi ro có ý thức hoặc vô thức. Đôi khi, những ý tưởng đến từ thất bại thực sự mang lại kết quả tốt hơn. Miễn là bạn chịu trách nhiệm cho hành động của mình, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn.

7. Học tập liên tục sẽ luôn mang lại cho bạn nhiều lợi thế.

Luôn cởi mở với các công nghệ và thực hành mới. Tham gia vào các hoạt động cho phép bạn phát triển bản thân cho dù họ có thuộc phạm vi công việc của bạn hay không. Từ việc đọc sách đến đăng ký tham dự các hội thảo bổ sung, khát kiến ​​thức có thể mở ra nhiều cánh cửa hơn cho bạn và mở rộng thế giới của bạn hơn.

8. Thành công không xảy ‘sau một đêm’.

Thành công đi kèm với mỗi bước bạn thực hiện, mọi dự án bạn đã hoàn thành và mọi mối quan hệ chuyên nghiệp mà bạn đã có được.

Thành công xảy ra khi bạn xây dựng một thứ gì đó không chỉ vì tiền (mặc dù có, tiền luôn tốt), mà còn khi bạn tin chắc rằng mục tiêu của mình thực sự có thể làm thay đổi cuộc sống.

Khi bạn đánh giá cao công việc của mình và tôn trọng nghề của bạn, tất cả mọi thứ sẽ theo sau bạn như môt quy luật hấp dẫn. Và một ngày, bạn sẽ thức dậy và sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng cuối cùng bạn đã thực hiện được nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: femalenetwork

Ứng viên có nên ‘tiết lộ’ điểm yếu với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Khi tôi bắt đầu tìm việc trước khi tốt nghiệp trường đại học Luật, một câu hỏi trên ứng dụng khiến tôi cảm thấy đặc biệt lo lắng là: Bạn có phải là người khuyết tật không? Tôi sinh ra với căn bệnh tự kỷ, vì vậy câu trả lời là khá rõ ràng.

Mặc dù vậy, tôi luôn bị “sượng” khi thấy câu hỏi này trong lúc điền các mẫu đơn ứng tuyển.

ung-vien-co-nen-tiet-lo-diem-yeu-marketingtrips

Nếu sự lựa chọn là “Có” – nghĩa là tôi hoàn toàn trung thực. Tôi không xấu hổ về chứng tự kỷ của mình.

Bệnh tự kỷ là một phần của con người tôi, giống như thực tế tôi là nữ. Nhưng lựa chọn câu trả lời này có nghĩa là tôi có thể bị phân biệt đối xử hoặc sẽ khiến tôi bị từ chối cho một vị trí nào đó (mặc dù tôi đủ khả năng). Nhưng trả lời là “Không” – đồng nghĩa với việc tôi là một kẻ nói dối.

Nói thật hay nói dối: Điều gì sẽ có lợi hơn cho sự nghiệp

Một lựa chọn khác của tôi là: Từ chối tiết lộ. Tôi thường nói đùa với bạn bè và đồng nghiệp rằng tôi mắc chứng bệnh tự kỷ như một sự tiết lộ rằng tôi bị có khiếm khuyết. Đôi khi tôi không muốn đề cập đến vấn đề này bởi vì đôi khi điều đó khiến tôi đánh mất cơ hội việc làm của chính mình.

Mỗi khi gặp câu hỏi này, những người có khiếm khuyết như tôi sẽ tự vấn rằng: Có nên nói thật không? Có nên tiết lộ không, khi nào là thời điểm thích hợp để nói? Tiết lộ với ai trong công ty thì được: nhà tuyển dụng, trưởng phòng, đồng nghiệp hay nhân sự?

Về mặt pháp lý, không có câu trả lời nào phù hợp cho tất cả mọi người. Luật pháp không yêu cầu bạn tiết lộ khi bạn ứng tuyển hay trong quá trình phỏng vấn.

Khi vừa tốt nghiệp đại học Luật, tôi nghĩ rằng khiếm khuyết của bản thân sẽ khó mà giấu được bởi lý lịch hay các thứ tương tự sẽ tiết lộ với nhà tuyển dụng.

Nhưng thay vì chia sẻ điều này khi nộp hồ sơ, tôi chọn chia sẻ nó ở buổi phỏng vấn. Việc trò chuyện và chia sẻ trực tiếp về khiếm khuyết của bản thân sẽ giúp tôi thoải mái cũng như được trao cơ hội trao đổi về năng lực nhiều hơn.

Trong các cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, tôi đề cập đến khiếm khuyết của bản thân song song với năng lực, khả năng làm việc của mình.

Tôi thường dùng khiếm khuyết ấy để làm nổi bật điểm mạnh của mình, nhấn mạnh những gì tôi có thể làm tốt mà không bị ảnh hưởng bởi các khiếm khuyết này.

Tiết lộ khiếm khuyết: Chú trọng đến bối cảnh và người nghe 

Nhưng đôi khi, việc tiết lộ khiếm khuyết của bản thân quá sớm không thật sự đúng đắn. Tôi đã nói chuyện với một người mắc chứng động kinh, anh ấy chia sẻ rằng: tiết lộ là một quyết định cực kỳ quan trọng, bối cảnh và người nghe là hai yếu tố bạn cần phải cân nhắc khi chia sẻ khiếm khuyết của mình.

Cá nhân, tôi thấy điều này khá đúng đắn. Tôi đã chia sẻ về tình trạng khiếm khuyết của mình với tất cả các đồng nghiệp.

Tôi tin tưởng và chia sẻ về căn bệnh tự kỷ của mình và cách mà căn bệnh ảnh hưởng đến công việc của tôi.

Tôi đã tiết lộ điều này với trưởng phòng trước về căn bệnh của mình và sau đó sẽ nói với đồng nghiệp vì tôi để được đối xử  bình đẳng trong công sở.

Việc tiết lộ bản thân khuyết tật giúp tôi nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để được làm việc bình đẳng như mọi người. Và việc tiết lộ đúng thời điểm, đúng người sẽ không làm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm cũng như con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Đối với tôi, tiết lộ về căn bệnh tự kỷ giúp bản thân có thể đeo tai nghe khi làm việc, hạn chế phải lắng nghe các cuộc trò chuyện trong văn phòng và những tiếng ồn xung quanh. Những điều nhỏ nhặt này giúp tôi không bị áp lực và đạt được hiệu suất công việc cao hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

HR Insider/Theo fastcompany

Tips phỏng vấn: Đừng nói rằng mức lương không quan trọng với nhà tuyển dụng

Lương thưởng luôn là một trong những vấn đề được đưa lên bàn cân trong những cuộc phỏng vấn, dẫu không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định đến việc nhận hay không công việc của ứng viên.

Tuy nhiên, với rất nhiều người, lương không chỉ được hiểu thuần theo nghĩa đen là mức thu nhập mà nó còn là thước đo để đánh giá năng lực của mỗi người, là sự chi trả công bằng cho những đóng góp trong công việc và cũng là sự ghi nhận của công ty đối với nhân viên của mình. Vì vậy, thật hiếm để tìm ra ai đó chấp nhận việc đi làm mà chẳng hề mảy may quan tâm đến vấn đề lương thưởng.

Trong một số trường hợp, ứng viên có thể đồng ý với mức lương khởi đầu thấp hơn ở công ty cũ để đổi lại cơ hội được học tập hoặc chuyển đổi ngành nghề nhưng rồi theo thời gian, lương vẫn sẽ là cơ sở để đánh giá sự tiến bộ và khả năng thể hiện ở vị trí mà mình đã ứng tuyển.

Do đó, nếu bạn cố gắng gây ấn tượng với phỏng vấn viên bằng những câu nói đại loại như “Mức lương với tôi lúc này thật sự không quan trọng”, bạn có thể phạm phải sai lầm không nên mắc phải trong buổi thảo luận.

ĐỪNG CỐ GẮNG ĐÁNH LỪA BẢN THÂN VÀ PHỎNG VẤN VIÊN

Rất nhiều người đã từng ngại ngùng hoặc vì một lý do nào đó cố gắng lảng tránh vấn đề lương bổng khi được đặt câu hỏi “Bạn kỳ vọng mức lương bao nhiêu?”.

Họ thường tìm cách chuyển đổi câu trả lời theo một hướng mà họ nghĩ là tích cực hơn như “Tôi không quá xem trọng yếu tố lương thưởng mà hiện tại tôi đang muốn được làm một công việc mà mình thật sự đam mê cũng như muốn được cống hiến hết mình”.

Mặc dù bạn có thể nghĩ câu trả lời này sẽ dễ dàng ghi điểm và làm hài lòng phỏng vấn viên nhưng trên thực tế hầu hết nhà tuyển dụng đều không nghĩ như bạn. Họ cho rằng cách trả lời này quá khuôn mẫu và sáo rỗng, thậm chí nhà tuyển dụng còn có cảm giác ứng viên đang nói dối quanh co hay tệ hơn là ứng viên không có khả năng tự đánh giá năng lực của chính mình.

Liệu có ai đó sẽ chịu tin rằng khi bạn không xem trọng việc mình được chi trả bao nhiêu sẽ thật sự xem trọng công việc của mình? Do đó, tốt nhất là đừng tự đánh lừa bản thân và phỏng vấn viên nữa!

CẦN ĐÁNH GIÁ ĐÚNG TẦM QUAN TRỌNG CỦA LƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN

Những vấn đề thực tế cần được suy nghĩ một cách thực tế! Hãy tự hỏi bản thân bạn rằng mức lương quan trọng như thế nào đối với bạn khi nhận một công việc. Bạn nên chuẩn bị trước tinh thần để trả lời câu hỏi này trước khi bước vào vòng phỏng vấn bởi ngại đàm phán lương chính là trở ngại sự nghiệp cho chính bạn về sau.

Có thể một trong những lý do nhiều ứng viên muốn lảng tránh câu hỏi này là bởi vì họ cũng không nắm rõ vị trí mình đang ứng tuyển đang được chi trả bao nhiêu trong mặt bằng thị trường lao động chung. Nếu nói một mức quá cao, họ e rằng sẽ đánh mất cơ hội được làm công việc yêu thích.

Nếu nói một mức quá thấp, nhà tuyển dụng có thể sẽ có đánh giá sai lệch về những thế mạnh và khả năng của ứng viên khi làm việc. Và cũng vì luôn cho rằng lương thưởng là vấn đề nhạy cảm, rất ít người muốn tham khảo bạn bè hay người quen đang làm việc trong lĩnh vực hoặc thậm chí là trong công ty mình đang ứng tuyển.

Thế nhưng, bạn không hẳn là sỗ sàng khi bạn ngỏ lời nhờ tư vấn trước khi đàm phán lương đâu. Thay vì hỏi một con số chính xác, bạn có thể nhờ bạn bè và người quen cho mình biết một khoảng dao động nào đấy để tự ước lượng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm ở những báo cáo về thu nhập theo ngành hàng năm hoặc tự tìm hiểu mức chi trả của thị trường ở các cổng thông tin uy tín về lương thưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CareerBuilder