Kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng mềm là gì? – Phân biệt kỹ năng cứng với kỹ năng mềm
Trong khi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều là những cụm từ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên cũng có không ít những sự nhầm lẫn giữa 2 loại kỹ năng này.
Khi nhà tuyển dụng tìm kiếm các vai trò mới hoặc bạn đang được cân nhắc lên một vị trí mới, có một số kỹ năng mà vai trò đó sẽ yêu cầu. Một số kỹ năng mọi người sẽ có như một phần bản chất của họ, trong khi những kỹ năng khác thì họ cần được dạy.
Các kỹ năng cứng có thể được định nghĩa như là một phần của việc đặc tả vai trò. Trong khi các kỹ năng mềm được xem là một phần của việc mô tả yếu tố con người.
Kỹ năng cứng (hard skills) là gì?
Kỹ năng cứng là các năng lực cụ thể, các kỹ năng, kiến thức và khả năng cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ hoặc một vai trò cụ thể.
Kỹ năng cứng có thể được học thông qua quá trình giáo dục và phát triển nghề nghiệp.
Thông thường, các kỹ năng này mang tính kỹ thuật (nhưng không phải lúc nào cũng vậy) và có thể đo lường một cách dễ dàng.
Kỹ năng cứng có thể được chứng minh thông qua các chứng chỉ giáo dục hoặc các minh chứng thực tế.
Ví dụ, việc phát triển phần mềm đòi hỏi các kiến thức về một số loại ngôn ngữ lập trình và có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng mục tiêu chính là viết một chương trình máy tính. Mức độ thành thạo của điều này có thể được đo lường rất dễ dàng.
Một ví dụ khác về kỹ năng cứng là khả năng thiết kế, đó có thể là thiết kế nội thất, thiết kế web… nhưng nói chung, khả năng này cần một bộ kỹ năng cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ một cách chính xác.
Tóm lại, mỗi vai trò sẽ có các yêu cầu kỹ năng khác nhau nhưng chúng được sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
Kỹ năng mềm (soft skills) là gì?
Kỹ năng mềm là những đặc điểm tính cách, kỹ năng và năng lực xã hội, những kiến thức và khả năng được sử dụng để thực hiện các hoạt động giữa các cá nhân với nhau và cho các nhiệm vụ duy nhất. Đôi khi chúng còn được gọi là các kỹ năng con người.
Thông thường, các kỹ năng mềm có mối liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm tính cách của con người, nơi mà chúng được sinh ra và các kỹ năng xã hội (social skills). Nhưng chúng cũng có thể được đào tạo và phát triển thông qua việc thực hành và phát triển chuyên môn.
Khác với các kỹ năng cứng vốn rất dễ đo lường, rất khó để đánh giá xem liệu ai đó có kỹ năng mềm phù hợp hay không. Điều này đặc biệt đúng khi tuyển dụng nhân viên mới vì các kỹ năng mềm chỉ được thể hiện rõ nét khi để họ tương tác trong thực tế.
Mặc dù, có những kỹ thuật và bài kiểm tra cụ thể được sử dụng để đo lường các kỹ năng mềm, nhưng lưu ý rằng các kết quả đó sẽ khá mơ hồ và không chính xác. Chỉ những tình huống thực tế mới có thể hiểu họ thực sự giỏi như thế nào.
Một số kỹ năng mềm lý tưởng mà các chủ doanh nghiệp thường muốn ở tất cả nhân viên của họ là đúng giờ và hợp tác. Các kỹ năng khác có thể chỉ cần thiết cho các vai trò cụ thể như lãnh đạo, giao tiếp, tư duy chiến lược và giải quyết vấn đề.
Kỹ năng mềm không đi kèm với các chứng chỉ nhưng chúng dễ dàng được xác định khi làm việc với một ai đó. Những người có kỹ năng lãnh đạo đương nhiên sẽ làm chủ và từng bước vươn lên dẫn đầu.
Đâu là sự khác biệt giữa các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm?
Sự khác biệt chính là các kỹ năng mềm có liên quan nhiều hơn đến tính cách của một cá nhân và không phải là thứ luôn có thể dạy được.
Tất nhiên, có những khóa học bạn có thể tham gia để phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm khác. Tuy nhiên, luôn có một yếu tố được gọi là tố chất hay tự nhiên ở đây.
Một số người chỉ đơn giản là có khả năng lãnh đạo tốt hơn những người khác.
Mặt khác, kỹ năng cứng dựa trên những gì mọi người học được, chúng tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể và có thể học được một cách dễ dàng hơn.
Trong suốt quá trình phát triển nghề nghiệp, mọi người có thể, hoặc thậm chí sẽ phải thay đổi bộ kỹ năng của họ và phát triển thêm các kỹ năng mềm, đặc biệt nếu họ đang đảm nhận các vị trí lãnh đạo.
Điều quan trọng bạn nên nhớ là: Những nhân viên giỏi nhất có thể không nhất thiết phải là những người có cả hai nhóm kỹ năng này. Tất nhiên, nếu có thì đó sẽ là một điểm cộng, nhưng không phải tất cả các vai trò hay vị trí đều yêu cầu cả hai bộ kỹ năng.
Dưới đây là danh sách một số kỹ năng cứng và kỹ năng mềm bạn có thể tham khảo.
Kỹ năng cứng:
- Phát triển web.
- Copywriting.
- Quản trị dự án.
- Social Media Marketing.
- Thiết kế.
- Google Analytics.
- Storytelling.
- Nghiên cứu thị trường.
- Quảng cáo.
- Quản trị hệ thống
- Coding.
- Lập trình.
- Lập chiến lược Marketing.
- Kiểm toán.
- …
Kỹ năng mềm:
- Giao tiếp.
- Thuyết phục.
- Lãnh đạo.
- Động viên.
- Tư duy chiến lược.
- Tư duy phản biện.
- Làm việc nhóm.
- Giải quyết vấn đề.
- Tự tin.
- Đồng cảm.
- Hợp tác.
- Tự nhận thức.
- …
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh